Thực trạng tình hình huy động vốn:

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (Trang 36 - 46)

Huy động vốn là 1 nghiệp vụ chính, không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội nói riêng vì hoạt động của ngân hàng chủ yếu hình thành từ nguồn vốn huy động. Hiện nay, công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn đang là một bài toán khó đối với các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại phải có các biện pháp hữu hiệu, có chiến lược huy động vốn đúng đắn, hợp lý để thu hút được nguồn vốn, đảm bảo cho đầu ra của ngân hàng. Chỉ trên cơ sở có 1 nguồn vốn ổn định, giá cả hợp lý, các ngân hàng thương mại mới thực hiện được mục tiêu lợi nhuận của mình.

Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là nguồn vốn rẻ nhất, nhưng không có tính ổn định. Đó là những nguồn thu từ kết quả hoạt động kinh doanh, liên doanh, liên kết... các nguồn vốn này phần lớn vẫn được chu chuyển vào các tổ chức kinh tế thông qua tài khoản thanh toán tại các ngân hàng, một số nguồn của tổ chức kinh tế không qua ngân hàng để tạo khả năng thanh toán cho chính tổ chức đó. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có chính sách hợp lý, mềm dẻo để thu hút nguồn vốn này. Trong thời gian qua, mặc dù cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng ngân hàng ngoại thương Hà Nội luôn bám sát mục tiêu kinh doanh, thực hiện tốt chính sách khách hàng, từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, tín dụng, cải tiến phong cách làm việc, mở rộng các dịch vụ của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chuyển tiền kiều hối, kết quả huy động vốn đạt được qua các năm được thể hiện qua :

2.2.1.1. Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động:

Trong huy động vốn, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng dần qua từng năm làm nguồn vốn huy động tăng, giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo nhu cầu đối với mở rộng cho vay.

Tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % 1. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 2. Tiền gửi của dân cư 2.415 7.257 24,97 75,03 2.134 4.136 34,04 65,96 2.119,5 5.055,5 29,54 70,46 Tổng 9.672 100 6.270 100 7175 100

Tính đến thời điểm 31/12/2006, tổng số vốn huy động của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội đạt 9.673 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2005. Tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2006 đạt 10.830 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2005 và vượt 12% kế hoạch mà ngân hàng ngoại thương Việt Nam giao cả năm 2006 cho chi nhánh. Hiện nay, nguồn vốn huy động của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội chủ yếu từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi của dân cư. Trong đó, tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn 75,03%. Từ đó, ta thấy rằng nguồn lực trong dân cư là rất lớn. Ngân hàng ngoại thương Hà Nội huy động được nguồn vốn của dân cư lơn như vậy là do chi nhánh nằm ở vị trí trung tâm của thủ đô, nơi mà có rất nhiều các hộ buôn bán nên nguồn vốn huy động từ nguồn này là rất lớn. Tiền gửi của các tổ chức tuy chỉ chiếm 24,97% nhưng về con số tuyệt đối cũng lên đến 2.415 tỷ đồng.Có được kết quả này là do Vietcombank Hà Nội đã chú trọng tập trung vào nhiều doanh nghiệp chủ chốt của Nhà Nước. Đặc biệt, chi nhánh có thế mạnh về thanh toán xuất nhập khẩu nên huy động vốn cũng gặp tương đối

thuận lợi. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường thanh toán qua chi nhánh nên Vietcombank Hà Nội cũng có điều kiện tiếp cận được nguồn vốn tương đối lớn từ nguồn này. Đây là một nguồn tương đối ổn định.

Hiện tại, các hình thức huy động đang được ban hành rộng rãi, thu hút được khá nhiều đối tượng khách hàng đến với ngân hàng. Nếu như trước đây chỉ huy động loại tiết kiệm dưới 12 tháng và trả lãi sau, thì nay ngân hàng ngoại thương Hà Nội đã huy động các loại kỳ hạn khá phong phú như: 01 tháng, 02 tháng, 03 tháng... đến 60 tháng. Đa dạng hoá các hình thức trả lãi như: trả lãi hàng tháng, trả lãi trước, trả lãi hàng quý, trả lãi theo thời gian thực gửi....

Sang năm 2007, do chủ trương của ngân hàng ngoại thương Việt Nam tách các chi nhánh cấp 2 của ngân hàng ngoại thương Hà Nội thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng ngoại thương Việt Nam nên nguồn vốn huy động của chi nhánh cũng có sự sụt giảm. Tổng nguồn vốn của chi nhánh tính đến 31/12/2007 đạt 7.088 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2006, trong đó nguồn vốn huy động được đạt 6.270 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2006, đạt kế hoạch của ngân hàng ngoại thương Việt Nam giao cho chi nhánh. Tuy đã tách 2 chi nhánh cấp 2 làm ăn tương đối hiệu quả như vậy nhưng nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội cũng không bị sụt giảm quá nhiều. Năm 2007, nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 4.136 tỷ đồng, chiếm 65,96%. Nguyên nhân tỷ trọng tiền gửi của dân cư giảm là do các chi nhánh tách ra. Tuy nhiên, bên cạnh tỷ trọng tiền gửi của dân cư giảm thì tiền gửi các các tổ chức lại tăng lên đáng kể, đạt 2.134 tỷ đồng, chiếm 34,04%. Đây là nguồn ổn định vì thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của chi nhánh.

Năm 2008 là 1 năm đầy khó khăn và biến động của ngành ngân hàng-tài chính nói chung và chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội nói riêng. Sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng

cổ phần làm cho cơn khát vốn trở nên rất gay gắt, hầu hết tất cả các ngân hàng đã phải áp dụng hình thức trả lãi gần như vay nóng: kỳ hạn càng ngắn, lãi suất càng cao. Và để lôi kéo khách hàng về phía mình, các ngân hàng đã không ngại tạo ra các cuộc đua lãi suất trên thị trường. Chạy theo mặt bằng lãi suất chung cũng là cách đảm bảo quyền lợi của khách hàng, không để khách hàng thiệt thòi nhưng các ngân hàng không nên lạm dụng thái quá hình thức này vì ngoài lãi suất thì uy tín, sự tin cậy, chất lượng phục vụ… cũng góp phần thu hút khách hàng. Nguyên nhân của cơn khát vốn này là nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát cao. Để giảm lạm phát thì NHNN đã phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc bằng đồng Việt Nam với lãi suất 7,8%/năm (thấp hơn lãi suất huy động vốn hiện nay tại các ngân hàng) đối với các tổ chức tín dụng. Số tín phiếu trên sẽ được phân bổ cho 41 tổ chức tín dụng theo quy mô, tỷ trọng huy động vốn bằng đồng VN, trong đó có nhiều ngân hàng thương mại cổ phần. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam phải mua 3000 tỷ đồng. Lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2008 giảm đi, giá cổ phiếu của các ngân hàng cũng có nguy cơ giảm theo, nhất là trong bối cảnh hiện nay các ngân hàng phải “đua” nhau tăng lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội vẫn đạt được kết quả khá tốt. Tính đến ngày 31/12/2008, tổng nguồn vốn của Vietcombank Hà Nội đạt 7.553 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2007. Trong đó nguồn vốn huy động của dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 7.175 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2007. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư là 5055,5 tỷ đồng chiếm 70,46%. Như vậy về quy mô thì tiền gửi của dân cư đã tăng 919,5 tỷ đồng và tăng 22,23% so với năm 2007. Để phân tích nguyên nhân tại sao lại có một sự gia tăng đột biến như vậy. Đó là do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, do tình hình lạm phát quá cao, ngân hàng Nhà Nước áp dụng mức lãi suất cơ bản quá cao làm lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại tăng theo làm cho dân cư gửi tiền vào ngân hàng để hương mức lãi suất cao đó. Tuy nhiên, tiền gửi của các tổ chức trong năm 2008 lại

có xu hướng giảm cả về số lươngj và tỷ trọng. Trong năm 2008, tiền gửi của các tổ chức giảm 14,5 tỷ đồng và giảm 0,68% so với năm 2007. Như vậy, ta có thể thấy khủng hoảng kinh tế đã làm tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, dẫn đến doanh thu giảm và lợi nhuận giảm.

2.2.1.2. Cơ cấu vốn theo kỳ hạn:

Kỳ hạn của nguồn vốn luôn là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn vốn của ngân hàng. Cơ cấu vốn theo kỳ hạn sẽ cho biết mức độ cao hay thấp khả năng xảy ra rủi ro thanh toán. Hơn nữa, một cơ cấu vốn theo kỳ hạn phù hợp sẽ quyết định trực tiếp đến lãi suất đầu ra của ngân hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.

Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % 1. Tiền gửi không kỳ hạn 2. Tiền gửi có kỳ hạn 2.149,12 7.522,8 8 22,22 77,78 1.680,1 4.589 26,81 72,19 1.808,1 5.366,9 25,2 74,8 Tổng 9.672 100 6.270 100 7175 100

Ta thấy, nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tiền gửi có kỳ hạn. Như vậy, nguồn vốn của chi nhánh là tương đối ổn định.

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn tăng trưởng qua các năm. Năm 2007, tiền gửi có kỳ hạn là 4.589 tỷ đồng. Năm 2008, tiền gửi có kỳ hạn là 5.366,9 tỷ đồng chiếm 74,8% tổng nguồn vốn huy động. Như vậy, năm 2008, tiền gửi có kỳ hạn đã tăng lên thêm là 777,9 tỷ đồng và tăng 16,95% so với cùng kỳ năm 2007. Kết quả này đạt được nguyên nhân cũng là do người dân gửi tiền vào ngân hàng để được hưởng lãi suất cao. Đây là một nguồn tiền quan trọng trong công tác sử dụng vốn dài hạn.

Tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng cũng tăng. Năm 2008 so với năm 2007 thì lượng tiền gửi không kỳ hạn đã tăng 128 tỷ đồng, tăng 7,62% so với năm 2007. Nguyên nhân này là do các cá nhân gửi lãi theo tuần để hưởng lãi suất. Đồng thời, số lượng thẻ ATM phát hành cũng tăng rõ rệt. Đây là nguyên nhân chính khiến lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng lên. Năm 2006 của ngân hàng ngoại thương Hà Nội đạt 35.139 thẻ, tăng 44% so với năm 2005 và vượt 32% kế hoạch năm 2006,

nâng tổng số thẻ phát hành tại chi nhánh lên 93.556 thẻ. Với năm 2007, số lượng thẻ ATM phát hành là 27.155 thẻ, nâng tổng số thẻ ATM tại chi nhánh lên 73.029 thẻ. Đây là một sự cố gắng đáng khích lệ. Trong năm 2008, tiền gửi có kỳ hạn tăng mạnh vì do lãi suất tăng mạnh. Do đó, người dân rút tiền gửi không kỳ hạn chuyển sang có kỳ hạn để hưởng lãi. Nhìn chung, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng còn thấp so với tổng vốn huy động. Đây cũng là 1 lợi thế cho ngân hàng có một nguồn vốn ổn định cho đầu tư và cho vay.

2.2.1.3. Cơ cấu huy động vốn theo nội tệ và ngoại tệ:

Ngoại tệ và nội tệ đều rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối

với hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng. Như chung ta đã biết, đất nước ta chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng thô, gia công, nông hải sản… Giá trị của các mặt hàng này là tương đối thấp. Xuất khẩu thì có giá trị thấp như vậy nhưng nhập khẩu chúng ta lại nhập khẩu máy móc trang thiết bị có giá trị lớn như: máy móc, ôtô, các dây chuyền công nghệ… Vì thế, nhu cầu về ngoại tệ của nước ta trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong hệ thống các ngân hàng thì ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam mạnh nhất về xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế. Do đó, nhu cầu về ngoại tệ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam nói chung và ngân hàng ngoại thương Hà Nội nói riêng là hết sức bức thiết. Bởi vì chi nhánh Vietcombank Hà Nội là đầu mối thanh toán hộ qua L/C của rất nhiều các doanh nghiệp, các doanh nghiệp mua và bán USD cho chi nhánh rất nhiều. Dó đó, kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đạt những kết quả rất đáng khích lệ.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội tệ và ngoại tệ Đơn vị: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % 1. Tiền gửi nội tệ

2. Tiền gửi ngoại tệ

4.987,4 4.685,6 51,56 48,44 3.433 2.837 54,7 45,3 3.919 3.256 54,6 45,4 Tổng 9.673 100 6.270 100 7175 100

Từ biểu đồ, ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi nội tệ luôn cao hơn tiền gửi bằng ngoại tệ và tăng trưởng huy động vốn cả nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, sự tăng lên không quá nhiều. Điều này là hợp lý vì phần lớn các tổ chức kinh tế, dân cư đều vay vốn nội tệ để sản xuất, kinh doanh là chủ yếu, còn ngoại tệ chủ yếu để thanh toán quốc tế. Trong năm 2008, huy động vốn bằng tiền đồng tăng mạnh. Tổng vốn huy động bằng tiền đồng của chi nhánh ngân hàng ngoại

thương Hà Nội là 3.919 tỷ đồng, tăng 14,16% so với năm 2007. Nguyên nhân là các ngân hàng đã tập trung huy động tiền gửi, nhất là nguồn tiền tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư, thông qua việc tăng lãi suất huy động và các chương trình khuyến mại. Bên cạnh việc tăng lãi suất huy động đồng Việt Nam thì các ngân hàng cũng tăng lãi suất huy động với tiền ngoại tệ. Năm 2008, tiền gửi ngoại tệ của chi nhánh đạt 3.256 tỷ đồng, chiếm 45,4%. So về tỷ trọng so với năm 2007 thì có giảm nhưng so về lượng tuyệt đối thì con số này tăng 419 tỷ đồng, và tăng 14,77% so với năm 2007. Các chuyên gia cho biết tuy lãi suất huy động vẫn thấp hơn so với chỉ số giá tiêu dùng CPI nhưng trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, đầu tư vàng và bất động sản có rủi ro cao nên đa số dân cư vẫn chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Bên cạnh việc tăng huy động vốn băng nội tệ, chi nhánh cũng cần gia tăng huy động vốn bằng ngoại tệ để làm cân bằng nhu cầu ngoại tệ trong dân cư. Từ đó, chi nhánh có một nguồn ngoại tệ dồi dào để bán cho các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu, tránh tình trạng căng thẳng về ngoại tệ như hiện nay, đồng USD lên giá quá cao so với VND. Điều này ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế của đất nước, đặc biệt là nhập khẩu.

2.2.1.4. . Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn:

Nguồn vốn huy động tăng lên chưa đủ để đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn. Nếu nguồn vốn huy động lớn trong khi lượng vốn đầu tư thấp thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, vì dù cho vay được hay không ngân hàng vẫn phải trả lãi cho khách hàng. Nếu huy động vốn ít mà nhu cầu xin vay nhiều thì ngân hàng sẽ không đáp ứng được vốn cho khách hàng, do đó khách hàng sẽ đi tìm nguồn vốn khác, ngân hàng sẽ bị mất khách hàng, uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Xuất phát từ lý do đó, song song với công tác huy động vốn thì ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội luôn coi trọng công tác sử dụng vốn. Mà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (Trang 36 - 46)