1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II

256 584 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH häc viÖn tµi chÝnh  LÊ THỊ HẠNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN BASEL II CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 PGS.TS Lê Văn Luyện 2 TS Vũ Quốc Dũng HÀ NỘI - 2017 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và tài liệu trong Luận án là trung thực Tất cả những nội dung tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ Hà Nội, ngày tháng Tác giả Lê Thị Hạnh năm 2017 3 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Lê Văn Luyện và TS Vũ Quốc Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo của Học Viện Tài Chính đặc biệt là các thầy cô giáo của Khoa Tài chính- ngân hàng, Khoa sau đại học đã hỗ trợ cho tác giả trong việc tìm kiếm tài liệu, góp ý chỉnh sửa luận án Xin chân thành cảm ơn các Quý Ông/Bà lãnh đạo, các chuyên gia, nhân viên ngân hàng nhà nước, ngân hàng Vietcombank, đã có hỗ trợ hữu ích trong việc thu thập dữ liệu, thông tin và hoàn thành bảng hỏi phục vụ Luận án Cuối cùng, Tác giả xin được gửi lòng tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và khích lệ Tác giả để hoàn thành Luận án này Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Lê Thị Hạnh 4 MỤC LỤC 5 DANH MỤC VIẾT TẮT AIRB Phương pháp đánh giá nội bộ nâng cao CBRC Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc CIC Trung tâm thông tin tín dụng EAD Rủi ro vỡ nợ EL Tổn thất dự kiến FIRB Phương pháp đánh giá nội bộ cơ bản FSA Cơ quan giám sát ngân hàng Nhật Bản IRB Phương pháp đánh giá nội bộ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước OECD Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế PD Xác suất vỡ nợ RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng UL Tổn thất ngoài dự kiến 6 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH 1 Bảng: Biểu đồ: 3 Hình: 7 LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và đang trong tiến trình hội nhập quốc tế Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ này, hoạt động kinh doanh Ngân hàng được xem là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, phải mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết quốc tế Trong bối cảnh chung đó,việc các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào, tận dụng cơ hội ra sao và bằng cách nào để có thể biến thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế của bản thân, muốn thế thì toàn bộ các thành viên trong hệ thống NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức để tham gia vào quá trình hội nhập Một trong những điều ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm chính là hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng – còn được biết thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel Ra đời cách đây hơn 20 năm, hiệp ước này được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nước mình Hiệp ước này hiện nay đã có phiên bản mới với tên gọi The New Basel Capital Accord, cập nhật, đổi mới một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất trước đó Riêng đối với Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ước Basel này trong công tác giám sát và quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc, nên vẫn chỉ mới dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản trong phiên bản thứ nhất để vận dụng và vẫn chưa tiếp cận nhiều với phiên bản hai Điều này thực tế cũng gây khó khăn ít nhiều cho quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên được NHNN lựa chọn triển khai Basel II tại Việt Nam Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã chủ động phân tích và xây dưng lộ trình tổng thể triển khai Basel II Tuy nhiên, với những khó khăn về việc thay đổi phương thức và cơ chế quản lý hình thành từ lâu để có thể áp dụng hiệp ước trong hoạt động của mình, Vietcombank vẫn chưa thể hoàn thiện được việc áp dụng hiệp ước Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng 8 Xuất phát từ thực tế về yêu cầu ứng dụng hiệp ước Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng như từ thực tế hiệu quả còn hạn chế của công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan Quản trị rủi ro tín dụng đã có nhiều công trình, đề tài ở nước ngoài và trong nước dưới dạng bài nghiên cứu trên tạp chí, luận văn, luận án dưới những hướng khác nhau như: *Hướng thứ nhất là nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng ngân hàng (Das and Ghosh (2007), Zribi and Boujelbène (2011), Funda (2014), Trần Chí Chinh (2012), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) ) Các nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính, phân tích dữ liệu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng Các nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô (sự tăng trưởng GDP) có ảnh hưởng tới RRTD (Das and Ghosh, 2007; Funda , 2014; Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014) Ngoài ra nhân tố quy mô của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, chi phí hoạt động của ngân hàng (Das and Ghosh, 2007), nhân tố rủi ro tín dụng trong quá khứ có độ trễ 1 năm ( Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014), nhân tố tỷ lệ lạm phát, lãi suất, chỉ số ISE-100, tỷ giá ngoại tệ, cung tiền M2, tỷ lệ thất nghiệp (Funda, 2014) đều có ảnh hưởng tới RRTD của ngân hàng Hay Zribi and Boujelbène (2011) nghiên cứu trường hợp Tunisia, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sở hữu công làm tăng rủi ro tín dụng ngân hàng và việc tuân thủ quy định bảo đảm an toàn về vốn làm giảm rủi ro tín dụng Một nghiên cứu thực nghiệm ở Trung Quốc chỉ ra rằng sự tụt giảm mạnh của tài sản không sinh lời có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ tới nợ xấu của ngân hàng (Thiagarajan và cộng sự, 2011) Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) xem xét các yếu tố tác động đến RRTD thông qua tỷ lệ nợ xấu của 26 NHTM Việt Nam từ năm 2003-2015 kết quả đã chỉ ra tỷ lệ nợ xấu năm trước cao có ảnh hưởng 9 nghịch chiều tới tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại, ROE quan hệ nghịch chiều với nợ xấu, ngân hàng có quy mô lớn có nguy cơ rủi ro tín dụng cao hơn Hướng nghiên cứu này chủ yếu là sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng số liệu sơ cấp thu thập từ khảo sát phân tích để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới RRTD của ngân hàng mà không kết hợp với số liệu thứ cấp thu thập từ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang áp dụng Các nhân tố ảnh hưởng RRTD được chỉ ra ở mỗi nghiên cứu cũng có sự khác nhau và ngoài ra trên thực tế còn có các nhân tố khác ảnh hưởng tới RRTD Mặt khác nữa mỗi ngân hàng lại có đặc thù riêng, có chính sách quản trị rủi ro tín dụng riêng *Hướng nghiên cứu thứ hai là mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại (Li and Zou (2014), Aduda and Gitonga (2011), ) Berger and DeYoung (1997) nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng dư nợ xấu có ảnh hưởng tới chi phí, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khi dư nợ xấu tăng thì làm cho chi phí xử lý dư nợ xấu tăng, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng và ngược lại khi ngân hàng dành ít chi phí cho việc kiểm tra, giám sát thu hồi nợ thì sẽ làm dư nợ xấu tăng Aduda and Gitonga (2011) ở Kenya chỉ ra tỷ lệ nợ xấu- NPLR có ảnh hưởng tới khả năng sinh lời (ROE) của ngân hàng Hay Gizaw và cộng sự (2015) kết quả nghiên cứu chỉ ra nợ xấu (NPLR), tỷ lệ trích lập dự phòng (LLPR), hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) có ảnh hưởng tích cực tới khả năng sinh lời của ngân hàng (ROE, ROA) Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Sabeza và cộng sự (2015) ở Rwanda khi cho rằng quản trị rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lời của ngân hàng Có một sự khác biệt so với nghiên cứu trước trong nghiên cứu của Li and Zou (2014) là quản trị rủi ro tín dụng không có ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng, hệ số CAR có ảnh hưởng không đáng kể với ROE và ROA Hướng nghiên cứu này bằng việc sử dụng dữ liệu sơ cấp, thứ cấp đã phân tích dữ liệu chỉ ra có mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của ngân hàng Tuy nhiên các tiêu chí để đo lường rủi ro tín dụng, khả năng sinh lời của các ngân hàng cũng có sự khác nhau trong mỗi nghiên cứu Mặt khác nữa 10 để quản trị rủi ro hạn chế được những tổn thất về lợi nhuận cho ngân hàng thì đòi hỏi các ngân hàng phải căn cứ vào điều kiện, đặc thù của mỗi ngân hàng để xây dựng các chính sách quản trị rủi ro tín dụng tuân thủ theo các tiêu chuẩn Basel phù hợp *Hướng nghiên cứu thứ ba là quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại (Wang (2013), Afande (2014), Jonathan (2012) ) Theo Wang (2013) đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ở Trung Quốc tiếp cận từ phía khách hàng bằng việc phân tích chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của khách hàng, tìm nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trong kinh doanh của khách hàng từ đó ngân hàng đưa ra chính sách hạn chế rủi ro tín dụng Bằng việc phân tích chính sách tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng ở NHTM Kenya, Afande (2014) đã chỉ ra rằng để hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng có hiệu quả là việc ngân hàng phải thiết lập một chính sách tín dụng cụ thể, rõ ràng, thực hiện thống nhất từ trên xuống dưới tới các phòng giao dịch tới từng cán bộ tín dụng; hỗ trợ quản lý; thông tin về chính sách tín dụng được hướng dẫn tới từng cán bộ tín dụng, sàng lọc các khách hàng tiềm năng, sử dụng đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt, đánh giá liên tục tính thanh khoản của khách hàng vay và sử dụng các công nghệ hỗ trợ trong phân tích tín dụng và ngoài ra các ngân hàng phải tuân thủ tiêu chuẩn Basel II Bekhet and Eletter (2014) chỉ ra rằng việc đo lường lượng hóa rủi ro tín dụng là quan trọng với bất kể ngân hàng nào Nghiên cứu đã xây dựng mô hình đánh giá rủi ro tín dụng sử dụng phương pháp chấm điểm ANN (Artificial neural networks) gồm các biến quan sát như: chấm điểm tín dụng; yếu tố nhân khẩu học, mức độ thu nhập của người vay…để ước lượng rủi ro tín dụng tránh tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng Một nghiên cứu ở Trung Quốc về quản trị rủi ro tín dụng của Li (2015) cho rằng ngân hàng có quy trình cho vay thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của ngân hàng thì sẽ giảm được rủi ro tín dụng, tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thị Huyền Diệu (2010), Nguyễn Đức Tú (2012) đã xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, từ đó phân tích các điều kiện thực tiễn để áp dụng tại các NHTM Việt Nam Dương Ngọc Hào (2015) dựa vào việc phân tích dữ liệu thu thập được từ ba nhóm ngân hàng và đánh giá rủi ro tín dụng theo các tiêu chí như hoạch định, tổ chức thực Mã hóa Câu hỏi khảo sát Mi n Ma x Mea n Std Deviati on CauIII.17.a NHNN bắt buộc thực hiện 1 5 3.65 0.619 CauIII.17.b Lợi ích cho bản thân ngân hàng thực hiện 1 5 3.61 0.667 CauIII.17.c Tiếp cận chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng 1 5 3.41 0.642 CauIII.18.a Khung pháp lý rõ ràng từ Chính phủ tới các Bộ 1 5 3.42 0.619 CauIII.18.b Được sự hỗ trợ từ NHNN và các tổ chức quốc tế 1 5 3.54 0.993 CauIII.18.c Được sự ủng hộ từ cổ đông/ Hội đồng quản trị 1 5 3.52 0.988 CauIII.18.d Chi phí đầu tư tại thời điểm hiện tại thấp 1 5 3.45 1.091 CauIII.19.a Đảm bảo an toàn vốn trước rủi ro 1 5 3.70 0.994 CauIII.19.b Tăng lợi nhuận 1 5 3.44 0.973 CauIII.19.c Hệ thống xếp hạng và định giá hiệu quả hơn 1 5 3.72 0.903 CauIII.19.d Nâng cao danh tiếng, qua đó tăng sức cạnh tranh 1 5 3.75 0.967 CauIII.19.e Hội nhập theo tiêu chuẩn quốc tế 1 5 3.72 0.939 CauIII.20.a Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cao 1 5 3.73 0.939 CauIII.20.b Thiếu dữ liệu lịch sử cho các phương pháp đo lường rủi ro 1 5 3.46 1.023 CauIII.20.c Thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp để tham chiếu kết quả 1 5 3.44 1.069 CauIII.20.d Thiếu nhân sự am hiểu để xây dựng và vận hành Basel II 1 5 3.58 0.907 CauIII.20.e Thiếu nguồn vốn kinh doanh do các tỷ lệ trích lập dự phòng cao 1 5 3.47 1.060 Mã hóa Câu hỏi khảo sát Mi n Ma x Mea n Std Deviati on CauIII.20.f Giảm sức cạnh tranh/ Giảm lợi nhuận 1 5 3.72 0.903 CauIII.20.g Chia sẻ thông tin kinh doanh nhiều hơn với các bên không liên quan, ảnh hưởng tới kế hoạch, chiến lược kinh doanh 1 5 3.56 1.102 CauIV.22 Thực hiện theo Basel II, ngân hàng phải thực hiện thêm nhiều báo cáo/ nhiều chỉ số hơn cho NHNN 1 5 3.47 1.055 CauIV.23 Tất cả số liệu/ chỉ số theo Basel II đều có tại Việt Nam 1 5 3.45 0.977 CauIV.24 Khi quá thời hạn nộp báo cáo, NHNN sẽ nhắc nhở hoặc xử phạt 1 5 3.52 0.960 CauIV.25 NHNN định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, nghiệp vụ về Basel II tới Ngân hàng của Anh/Chị 1 5 3.50 0.962 CauIV.26.a1 Xác định nhiệm vụ của Hội đồng quản trị (HĐQT) trong quản trị RRTD 1 5 4.78 1.003 CauIV.26.a2 Xác định nhiệm vụ của ban giám đốc (BGĐ) trong quản trị RRTD 1 5 4.82 1.007 CauIV.26.a3 Ngân hàng cần nhận diện và quản lý RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình 1 5 3.87 0.973 CauIV.26.b1 Ngân hàng cần hoạt động tín dụng theo các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường mục tiêu và sự hiểu biết thấu đáo về khách hàng vay 1 5 3.65 0.953 CauIV.26.b2 Ngân hàng cần thiết lập một hạn mức tín dụng tổng thể ở cấp độ từng khách hàng và các nhóm khách hàng có liên quan 1 5 4.73 0.923 Mi n Ma x Mea n Std Deviati on Mã hóa Câu hỏi khảo sát CauIV.26.b3 ,4 Ngân hàng cần thiết lập quy trình tín dụng rõ ràng để phê chuẩn tín dụng mới cũng như điều chỉnh, gia hạn các khoản tín dụng hiện thời 1 5 3.48 1.021 CauIV.26.c1 Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi, quản lý thường xuyên các danh mục tín dụng có rủi ro khác nhau 1 5 3.84 0.947 CauIV.26.c2 Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tình trạng các khoản tín dụng cá nhân bao gồm cả dự trữ và dự phòng 1 5 3.51 1.016 CauIV.26.c3 Ngân hàng được khuyến khích xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá nội bộ để quản trị RRTD 1 5 3.55 0.613 CauIV.26.c4 Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và công cụ phân tích giúp ban lãnh đạo đo lường RRTD 1 5 3.49 0.648 CauIV.26.c5 Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tổng thể thành phần và chất lượng tín dụng 1 5 3.82 0.893 CauIV.26.c6 Ngân hàng phải đánh giá thay đổi quan trọng về điều kiện kinh tế khi đánh giá các khoản tín dụng 1 5 3.54 0.614 CauIV.26.d1 Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập, thường xuyên quy trình quản lý RRTD 1 5 3.79 0.615 CauIV.26.d2 Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng được quản lý thích hợp, RRTD ở mức tương thích với các tiêu chuẩn thận trọng và trong giới hạn mà ngân hàng cho phép 1 5 3.78 0.847 Mi n Ma x Mea n Std Deviati on Mã hóa Câu hỏi khảo sát CauIV.26.d3 Ngân hàng cần có hệ thống nhận biết và có thể sớm xử lý với các khoản tín dụng có vấn đề 1 5 3.75 0.910 CauIV.26.e1 Các giám sát viên thực hiện việc đánh giá một cách độc lập với các chiến lược, chính sách, quy trình và việc tuân thủ của ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng và quản trị RRTD 1 5 3.81 0.802 ... Tổng quan rủi ro tín dụng quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại theo tiêu chuẩn Basel II Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng Vietcombank theo tiêu chuẩn Basel II Chương... cho quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng Vietcombank theo tiêu chuẩn Basel II 17 CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO TIÊU CHUẨN BASEL II. .. họ theo quan điểm quản lý rủi ro đại 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại 1.2.1 Tổng quan quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại 1.2.1.1 Quan niệm quản trị rủi ro tín dụng Quản

Ngày đăng: 11/09/2017, 15:19

Xem thêm: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II

Mục lục

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

    4.1. Đối tượng nghiên cứu

    4.2. Phạm vi nghiên cứu

    6.1. Về mặt lý luận

    6.2. Về mặt thực tiễn

    Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2015

    Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2015

    Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2015

    Nguồn: Tác giả tổng hợp

    2.2.3.3. Ứng phó rủi ro tín dụng

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w