1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề cương báo chí truyền thông đương đại

36 566 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 240 KB

Nội dung

Những nội dung và cấp độcủa việc nghiên cứu hiệu quả có thể tiếp cận theo các bình diện sau đây: Thứ nhất, giao diện, tần suất và cường độ giao tiếp của công chúng với các sản phẩmbáo ch

Trang 1

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐƯƠNG ĐẠI

Vấn đề 1: BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VÀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN TRONG MÔI TRƯỜNG KINH TẾ XÃ HỘI

Trang 2

Vấn đề 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ Tìm hiểu đối tượng tác động vào công chúng báo chí: Nhận diện và phân loại

công chúng báo chí: công chúng đích, công chúng liên quan, công chúng bao cấp và côngchúng khách hàng

Công chúng là đông đảo người đọc, người xem, người nghe, trong mối quan hệ với

tác giả và tác phẩm cụ thể: Công chúng báo chí có thể hiểu là quần thể dân cư hay nhómđối tượng mà báo chí gây ảnh hưởng hoặc hướng vào để gây ảnh hưởng Như vậy côngchúng báo chí được xem xét trong mối quan hệ với sản phẩm báo chí, với cơ quan báo chí

và với nhà báo

Về khía cạnh kinh tế, công chúng báo chí là khách hàng của cơ quan báo chí; trênkhía cạnh xã hội, là lực lượng quan trọng, quyết định vai trò, vị thế xã hội của cơ quan báochí

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện truyền thông hiện đạiđang là công cụ tốt nhất để giúp cho báo chí truyền tải một lượng thông tin khổng lồ đếnvới công chúng Chính vì vậy, báo chí cũng có ảnh hưởng ngày càng to lớn trong việc thúcđẩy tiến trình các sự kiện Nói cách khác, báo chí không chỉ đơn thuần là người đưa tin,phản ánh thụ động các sự kiện; nó còn đóng vai trò ngày càng tích cực, tham gia trực tiếpvào các sự kiện như một trong những yếu tố, những điều kiện thúc đẩy và quy định chiềuhướng vận động của các sự kiện Bản chất của vai trò đó chính là áp lực của dư luận xã hội

do báo chí tạo ra

Công chúng báo chí có thể chia thành: công chúng đích, công chúng liên quan, công

chúng bao cấp và công chúng khách hàng

1.1 Công chúng đích:

Là nhóm công chúng mà báo chí truyền thông hướng tới để gây ảnh hưởng theonhững mục đích đã định, không chỉ trước mắt mà còn cả trong kế hoạch cũng như chiếnlược truyền thông dài hạn

1.2 Công chúng liên quan:

Là nhóm công chúng liên quan đến nhóm công chúng đích mà nếu báo chí truyềnthông gây được ảnh hưởng với nhóm công chúng này sẽ góp phần quan trọng nâng caohiệu quả ảnh hưởng đối với công chúng đích

Ví dụ như: Công chúng đích báo Hoa học trò sẽ tập trung vào lứa tuổi học sinhTHCS và THPT, công chúng liên quan chính là phụ huynh và thầy cô giáo bởi vì thông quaviệc đọc báo Hoa học trò sẽ hiểu rõ hơn về tâm sinh lý của con em mình từ đó sẽ có thểgiáo dục con, em mình tốt hơn

1.3 Công chúng bao cấp và công chúng khách hàng

Công chúng bao cấp là : công chúng đón đọc các sản phẩm báo chí miễn phí

2

Trang 3

Công chúng khách hàng là: những công chúng phải bỏ chi trả một khoản tiền nào đó

để có thể tiếp nhận các sản phẩm báo chí

Ví dụ như: Nhân Dân, thì công chúng bao cấp chính là các báo đảng địa phương các

cơ quan của Đảng và Nhà Nước, còn công chúng khách hành chính là: những người khôngđược sử dụng báo miễn phí và bỏ ra một khoản tiền để chi trả

II Cơ chế tác động của báo chí vào đời sống xã hội: để công chúng tác động vào báo thông qua cơ chế nào?

Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu thông tin của xã hội Xã hộicàng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng càng trở nên quan trọng, và vìvậy, sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hộicàng trở nên chặt chẽ

Công chúng quyết định vai trò, vị thế và sức mạnh xã hội của báo chí và nhà báo.Đây là mối quan hệ biện chứng có tác động mạnh mẽ với nhau, bổ trợ cho nhau trong quátrình đưa thông tin, kiểm chứng, sàng lọc thông tin; là sự trao đổi hàng hóa, là nguồn lực

vô tận, nguồn lực sáng tạo để báo chí tồn tại và phát triển Nếu không có công chúng thìsản phẩm báo chí coi như không có tác dụng, bởi vì sản xuất ra không có người đọc,chương trình phát sóng không có người nghe, người xem Nhà báo mà không có côngchúng thì có thể coi như không hành nghề

Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trò tích cực của cộng đồng truyềnthông đã thúc đẩy quá trình xã hội hóa các hoạt động giám sát và phản biện xã hội

Nghiên cứu hiệu quả tác động của báo chí - truyền thông là một trong những hướngchính trước yêu cầu của lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại Những nội dung và cấp độcủa việc nghiên cứu hiệu quả có thể tiếp cận theo các bình diện sau đây:

Thứ nhất, giao diện, tần suất và cường độ giao tiếp của công chúng với các sản phẩmbáo chí - truyền thông;

Thứ hai, năng lực tác động, khả năng chi phối của các ấn phẩm báo chí đối với cộngđồng thông qua việc khơi nguồn, thể hiện, định hướng và điều hoà dư luận xã hội;

Thứ ba, mối quan hệ tác động phản hồi - quan hệ ngược (feedback) của công chúngđối với các ấn phẩm báo chí cũng như thông điệp truyền thông;

Thứ tư, vai trò của báo chí - truyền thông trong việc xã hội hoá cá nhân, trong việchình thành, thể hiện diện mạo văn hoá cộng đồng cũng như góp phần hoàn thiện nhân cáchmỗi con người

Thứ năm, khả năng thuyết phục, tập hợp và tổ chức công chúng tham gia giải quyếtcác vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra

III Các chức năng xã hội cơ bản của báo chí truyền thông

3.1.

Chức năng thông tin giao tiếp

Trang 4

Nghiên cứu của con người và xã hội, nhờ có thông tin giao tiếp, con người tự nhiên

biến thành con người xã hội, 1 xã hội mới phát triển phải đòi hỏi việc cung cấp thông tin,

xã hội càng phát triển, nhu cầu càng cao của vấn đề cung cấp thông tin

+ Có nhiều cách cung cấp thông tin, nhưng có thể nói báo chí là phương tiện cungcấp phong phú, đa dạng và nhanh nhất, báo chí có khả năng tốt nhất trong việc thỏa mãncái nhu cầu thông tin của xã hội

+ Thông tin cái gì? Tất cả mọi cái đều thông tin lên báo chí không? Nó đảm bảo tiêuchuẩn quy định của nó Có 3 cách tiếp cận: thông tin về những vấn đề thời sự, sự kiện; Báochí giải thích giải đáp những sự kiện, những vấn đề thời sự đã và đang diễn ra; Báo chíbình luận về những sự kiện, nhân sự qua đó có phần định hướng dư luận của xã hội

+Báo chí 2 mảng thông tin : thứ 1 là gắn với nhiệm vụ chính trị, thứ 2 xuất phát từthực tiễn nhu cầu cuộc sống và nhu cầu thông tin của công chúng

+ Nghĩa vụ báo chí: góp phần ổn định dân trí, nâng cao dân trí, đáp ứng văn hóa lànhmạnh; góp phần bảo vệ truyền thống tốt đẹp, sự đoàn kết dân tộc…; phản ánh, hướng dẫn

dư luận xã hội; góp phần đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, tiêu cực xã hội; mở rộng sựhiểu biết với nhau giữa các dân tộc, thế giới, …

+ Thông tin cho ai? Mục đích? Thông tin như thế nào? Thông tin chân thật, chínhxác, khách quan; đảm bảo tính nhân văn, phù hợp quy tắc, giá trị xã hội, giá trị văn hóa; đạdạng, nhiều chiều; hình thức phù hợp, loại hình báo chí hấp dẫn

3.2.

Chức năng tham gia công tác tư tưởng:

Quyết định sự thành bại mỗi quốc gia, thể chế chính trị; Mục đích công tác tư tưởng

là hình thành hệ tư tưởng chỉ đạo, chỉ đạo hành động

Nhiệm vụ của công tác tư tưởng là nhằm liên kết các thành viên khác trong xã hộithành 1 khối thống nhất để thực hiện những mục tiêu công tác xã hội Các thành viên xãhội đều tham gia công tác tư tưởng;

Phương thức: trực tiếp; thông qua phương tiện thông tin như: sách, báo, …

Đánh giá rất cao vị trí vai trò của các phương tiện thông tin nói chung và báo chí nóiriêng trong việc tham gia công tác tư tưởng Vì : Báo chí có khả năng tác động 1 cáchnhanh chống rộng khắp đến mọi thành viên trong xã hội, báo chí có khả năng liên kết cácthành viên riêng lẻ trong xã hội thành khối thống nhất, tạo ra sự đồng thuận xã hội Báo chívới thông tin của mình có khả năng hình thành và định hướng xã hội Phương pháp tiếnhành công tác tư tưởng trên báo chí đối thoại, hấp dẫn, có sức cuốn hút công chúng

Nội dung :

Báo chí tham gia vào quá trình hình thành và lựa chọn hệ tư tưởng;

Là phương tiện truyền bá hệ tư tưởng; – Bảo vệ hệ tư tưởng (hóa bình, hợp tác, dtr đểtồn tại, …);

Báo chí tham gia vào việc phân tích, lý giải các chủ trương chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước để tạo ra sự đồng thuận để thực hiện

Biểu dương các tư tưởng tiên tiến, phê phán các tư tưởng biểu hiện lạc hậu

4

Trang 5

Góp phần nâng cao nhận thức, định hướng thông tin.

3.3.

Chức năng tham gia quản lý và giám sát xã hội

* Quản lý : Báo chí tham gia vào quá trình đó ra quyết định : + Cung cấp thông tincho chủ thể quản lý; + Phản biện Báo chí là phương tiện hữu hiệu để đưa ra quyết định từchủ thể quản lý đến không thể quản lý Phản ánh thực tiễn quá trình thực hiện các quyếtđịnh đó, từ đó phát hiện ra những bất cập, ko hợp lý, ko phù hợp, giúp các nhà quản lý cóthông tin, để tiến hành xử lý

* Giám Sát : Giám sát tổ chức : báo chí có quyền giám sát 3 cơ quan: lập pháp – tưpháp – hành pháp: giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, giám sát việc hiện quyền; Giám sát cánhân: – Thực hiện nhiệm vụ; – Giám sát việc thực hiện quyền; – GS về đạo đức, tư cách lốisống => – Không ngừng mở rộng tính công khai, dân chủ hóa đời sống xã hội; – Nâng caotốc độ dân trí, kiến thức trình độ hiểu biết luật pháp của dân chúng -> giám sá

* Về khách quan: không ngừng nâng cao trình độ cán bộ công chức trong bộ máynhà nước

Nhà báo: – Không ngừng đổi mới -> xây dựng nhà nước dân chủ pháp quyền

Nâng cao trình độ, tính chuyên nghiệp, trình độ nghề nghiệp

Nâng cao đạo đức

3.4 Chức năng văn hóa – giáo dục – giải trí

– Văn hóa: Bảo vệ, giữ gìn, quản bá nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; Loại hìnhhoạt động giúp con người nâng cao trình độ; Giai trí thỏa mãn nhu cầu giải trí của conngười => Báo chí là loại hình ko thể thiếu trong các hoạt động văn hóa, giáo dục, giải trí;– Báo chí góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới; – Báo chí tham gia thể hiện quanđiểm của Đảng : góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thunền văn minh của nhân loại – Đấu tranh, chống biểu hiện phi văn hóa – Nâng cao trình độ,thẩm mỹ văn hóa

– Giáo dục : Nâng cao dân trí –> ưu tiên hàng đầu –> quan trọng + Hệ thống giáodục : trường lớp; + Tự đào tạo

– Giải trí: xã hội càng phát triển, trình độ con người càng cao đòi hỏi giải trí càngcao, giải trí giúp con người phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực (TH đáp ứng dc ncaugiai trí của con ng)

– Nhu cầu lành mạnh, chính đáng

– Phân tích, phê phán và định hướng

- Không để xảy ra mâu thuẫn các chức năng văn hóa giáo dục giải trí

*Hạn chế :văn hóa cấm mê tín dị đoan, báo chí ttr; Văn hóa -> nhiều phim nướcngoài tác động; Sai kiến thức

3.5 Chức năng kinh tế dịch vụ:

Cũng như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác, để hoạt động kinh doanh báo chíđạt hiệu quả cần tăng thu đồng thời với giảm chi trong toàn bộ hoạt động báo chí, trongtừng bước của hoạt động báo chí

Trang 6

– Nguồn thu của báo chí: doanh số bán báo; quảng cáo; các loại hình dịch vụ khác – Nguồn chi của báo chí: cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; lao động sống (tiềnlương, nhuận bút); các chi phí cho quá trình sản xuất

Trước đây ở thời bao cấp, mọi hoạt động báo chí tại các tòa soạn đều được chu cấp.Nhưng khi nhà nước thực hiện chế độ chính sách đổi mới từ năm 1986, thoát khỏi chế độbao cấp đã đặt ra cho báo chí một vấn đề tự hoạch thu chi Và chính vì vậy mà tính cạnhtranh trong báo chí cũng tăng, khi đó các tác phẩm báo chí cũng càng ngày càng gần gũivới quần chúng nhân dân hơn,đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân hơn

Hiệu lực và hiệu quả của báo chí – truyền thông? Nội hàm của hiệu lực và hiệu quả, mối quan hệ giữa hiệu lực và hiệu quả.

Hiệu lực và hiệu quả của báo chí - truyền thông

Hiệu lực báo chí là hình thức đặc biệt của kết quả hoạt động báo chí, là mức độ cung

cấp thông tin của báo chí nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước,gíup cho các cơ quan chức năng đưa ra được những quyết định và đề ra được những biệnpháp phù hợp để giải quyết những vấn đề báo chí phản ánh Kết quả hoạt động báo chítheo hướng này được thể hiện dưới nhiều hình thức, phụ thuộc vào các yếu tố: phản ánhcác vấn đề bức xúc của thực tiễn xã hội đến mức nào và báo chí phân tích, đề xuát các kiếnnghị, các giải pháp để giải quyết các vấn đề đó ra sao

Để nâng cao hiệu lực báo chí - nhà báo trong các tác phẩm báo chí của mình, đồngthời với yêu cầu phản ánh trung thực, phân tích một cách thuyết phục, đánh giá một cáchxác đáng các sự kiện, hiện tượng, các vấn đề của thực tiễn, phải đề xuất được những kiếnnghị, những giải pháp vừa có tính khoa học, vừa có tính khả thi nhằm phổ biến, truyền bá

và nhân rộng những kinh nghiệm, những điển hình , nhằm khắc phục những tồn tại, yếukém, giải quyết những vấn đề của thực tiễn có trù tính đến những khả năng thực tế đểgiải quyết những vấn đề đó trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể Có nghĩa là trongnhững đề xuất, kiến nghị ấy, nhà báo phải nhìn thấy và chỉ ra được những giải pháp cầnthiết, phù hợp và có tính khả thi: thời điểm giải quyết, thời hạn giải quyết, ai giải quyết

Hiệu quả báo chí.

Vấn đề hiệu quả báo chí - đó là kết quả của hoạt động báo chí thu được khi hướngvào công chúng, là vấn đề những biện pháp để thực hiện chức năng tư tưởng và chức năngkhai sáng - giải trí của báo chí Hiệu quả tác động của báo chí tới công chúng, tới xã hộiphụ thuộc vào chất lượng của các bài viết, và các bài viết có chất lượng hay không lại phụthuộc vào trình độ, kỹ năng của các nhà báo, phụ thuộc vào việc các nhà báo vận dụngnhững phương thức hoạt động như thế nào

Những yếu tố tạo nên hiệu quả báo chí:

Chiến lược thông tin

6

Trang 7

- Để hoạt động BC có hiệu quả trước hết cần một đường lối, quan điểm, cơ chế đúng đắn, khoa học và tiến bộ của Đảng – Nhà nước.

- Nền tảng chính trị ổn định cùng với hệ tư tưởng chính thống + kinh tế, văn hóa,

xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện cho báo chí phát huy thế mạnh của mình

- Năm 2005, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định ban hành chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010

- Năm 2010, thủ tướng phê duyệt đề án “Đưa VN sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” đến năm 2020

Yếu tố con người

- Là đội ngũ những người làm báo bao gồm: Phóng viên, cán bộ biên tập, cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhân viên kỹ thuật, công nhân lành nghề

- Có phẩm chất chính trị tốt, luôn trung thành với lợi ích của Đảng và dân tộc

- Được đào tạo bài bản, có trình độ lý luận, nghiệp vụ chuyên môn

- Có lòng yêu nghề, nhiệt tình, năng động

Đối tượng phục vụ của báo chí.

- Gồm các giai tầng, các thành phần trong xã hội Họ là những con người có trình

độ chính trị, học vấn, từng trải, có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và cuộc sống

- Không dễ tin vào bất cứ điều gì mà ai đó muốn làm họ tin

- Sẵn sàng phân biệt và bác bỏ những nguồn tin bịa đặt, không chính xác

- Càng ngày, trình độ dân trí ngày càng nâng cao, nhu cầu thông tin ngày một lớn

Yếu tố phương tiện vật chất kỹ thuật

- Để đảm bảo tính hiệu quả báo chí, cần có các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và hiện đại cho hoạt động báo chí

- Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật không tốt, kém chất lượng thì hiệu quả báo chí sẽ giảm sút

- Nội dung tốt không tách rời kỹ thuật biểu hiện

- Thực tiễn hoạt động báo chí đã chứng minh rất rõ điều đó

Kết quả tác động của báo chí tới công chúng được thể hiện ở những sự thay đổi(không những chỉ trong nhân sinh quan, thế giới quan, dư luận xã hội, trong ý thức lịch sửcủa công chúng, mà còn thay đổi trong từng bộ phận hợp thành của ý thức đại chúng: trongtri thức, trong quan điểm, trong những khái niệm, trong sự giác ngộ, ước muốn, những mụcđích, trong tư duy ) Đồng thời, những sự thay đổi đó sẽ làm thay đổi khuynh hướng, đặcđiểm thái độ, hành vi trong các lĩnh vực lao động, đời sống xã hội, sinh hoạt, giải trí, nghỉngơi (có sự thay đổi như vậy là do tiếp nhận thông tin báo chí) Kết quả của sự tác động

Trang 8

như vậy được thể hiện như là sự xuất hiện của những cái mới nào đó, như là sự tiếp nhận

để bổ sung, phát triển những cái đã có, như là sự thay thế, sửa đổi những cái đã cũ, đã lỗithời trong ý thức và trong hành vi của công chúng

Đánh giá hiệu quả của hoạt động báo chí là phải đánh giá kết quả đạt được so vớinhững mục tiêu mà nhà báo đặt ra cho mình Nhưng mục tiêu nhà báo đặt ra lại là nhữngyếu tố chủ quan Để xác định mức độ khách quan của những mục tiêu ấy cần phải xem xétnhững cơ sở để xác định mục tiêu Nhà báo có thể đặt ra cho mình mục tiêu dễ dàng đạtđược (ví dụ: thu hút sự chú ý của công chúng vào một sự kiện văn hóa hay thể thao nàođó); hoặc có thể đặt ra mục tiêu phức tạp và lâu dài (ví dụ: giáo dục thế giới quan cáchmạng cho thanh thiếu niên; phòng chống tham nhũng hay cải cách giáo dục ) - một côngviệc đòi hỏi thời gian dài, phức tạp, không thể có kết quả ngay được Bởi vậy, vấn đề hiệuquả thực tế của hoạt động báo chí chính là vấn đề phải đặt ra và thực hiện cho kỳ đượcnhững mục tiêu quan trọng đối với xã hội một cách khách quan Cơ sở để xác định mụctiêu một cách khách quan như vậy là nhu cầu thông tin khách quan của công chúng, của xãhội

Nhưng nhu cầu thông tin được phản ánh ở sự khác biệt, sự chênh lệch giữa trạng thái

đã đạt được, trạng thái đã có sẵn của ý thức với trạng thái tốt nhất, trạng thái cần phải đạttới của ý thức Do đó, hiệu quả báo chí là mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin của côngchúng có trù tính đến cả khả năng hoạt động của báo chí, cả khả năng tiếp nhận thông tincủa công chúng, có nghĩa là phải trù tính đến khả năng thực tế cả của báo chí, cả của côngchúng

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động báo chí, đòi hỏi nhà báo phải nắm bắt toàn diện

và chính xác tình hình ý thức của công chúng trong tất cả các mặt: nhân sinh quan, thế giớiquan, ý thức lịch sử, dư luận xã hội Đối với nhà báo, nắm bắt được những vấn đề đó lànắm bắt được “mạch của thời đại”, là nắm bắt được “hơi thở của cuộc sống”, để trên cơ sở

đó xác định được nhiệm vụ, tìm kiếm những nội dung, phương thức và phương tiện hoạtđộng cho phù hợp, để liên kết một cách biện chứng việc phản ánh ý thức riêng (những cái

cụ thể đã có) với việc hình thành trách nhiệm chung (những cái cần phải có) - khi đó báochí mới trở thành diễn đàn của xã hội, trở thành người tổ chức lực lượng, người phản ánh,định hướng và phát triển ý thức cho công chúng

Để đạt được hiệu quả tác động thực tế, tác phẩm báo chí không những phải phù hợpvới nhu cầu thông tin khách quan, mà còn cần phải thỏa mãn cả cảm tính chủ quan của

“người tiêu dùng thông tin” Và để làm được như vậy phải tác động đến từng đối tượngcông chúng, cung cấp thông tin cho họ một cách hấp dẫn, thiết thực, dễ tiếp thu, tạo ở họ

ấn tượng sâu sắc Trong các Văn kiện của Đảng và Nhà nước luôn đòi hỏi báo chí phảithiết thực, lôi cuốn, hấp dẫn đối với công chúng So sánh các tác phẩm báo chí được côngchúng ưa thích với những tác phẩm ít được công chúng đánh giá cao, ta có thể rút ra nhữngyêu cầu đối với tác phẩm báo chí thể hiện các yếu tố của tính hiệu quả

Tính gần gũi.

8

Trang 9

Khái niệm này phản ánh mối liên hệ trực tiếp giữa tác phẩm báo chí với các vấn đềcông chúng quan tâm, chờ đón nhằm đáp ứng nhu cầu của họ về các vấn đề khác nhau nhất(vật chất, tinh thần, xã hội ); về các lĩnh vực khác nhau nhất (lao động, sinh hoạt, vănhóa, giáo dục ) Khi nhà báo nắm bắt được những nhu cầu của từng nhóm công chúng,xây dựng tác phẩm hướng vào những vấn đề công chúng đang tìm lời giải đáp thì tác phẩm

sẽ là lời đáp cho những vấn đề họ quan tâm, và do đó sẽ được đón nhận nồng nhiệt Nếunhà báo không biết hoặc không muốn tiếp cận với công chúng, hướng hoạt động của mìnhvào những vấn đề công chúng quan tâm, đi tìm lời đáp cho những vấn đề công chúng đangtìm kiếm thì nhà báo sẽ không có điều kiện để thể hiện một cách đúng đắn và sâu sắc ýtưởng của mình và sẽ không đưa được ý tưởng đó đến với công chúng Yêu cầu gần gũi vớicông chúng chính là đáp ứng những nhu cầu của công chúng, đảm bảo cho tác phẩm báochí luôn thống nhất chặt chẽ trong các khái niệm cần và hay

Sự gần gũi có ở những sự kiện, những hiện tượng, những vấn đề có thể là mối liênkết những cái quan trọng như nhau dành cho các đối tượng công chúng khác nhau Nhưngthông thường thì phải tìm những điểm chung trong các tầng lớp công chúng riêng, kể cảnhững vấn đề quan trọng Điều đó làm cho các tác phẩm báo chí mang tính khuynh hướngriêng

Một yếu tố quan trọng của tính hiệu quả là kịch tính của “sự xung đột giữa các quanđiểm”, khêu gợi xúc cảm và tính hợp lý của ý thức để tìm kiếm những đánh giá đúng đắn,

mà cơ sở của những đánh giá ấy lại chính là lập trường xã hội rõ ràng

Trang 10

Vấn đề 3: CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ THỂ HOẠT ĐỘNG BÁO

CHÍ TRUYỀN THÔNG

Nhà báo, nhà truyền thông là ai?

Theo từ điểm tiếng Việt, nhà báo, còn gọi là ký giả, là người làm công tác báochí chuyên nghiệp như: phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, Tổng Biên tập, PhóTổng Biên tập, các trưởng ban nghiệp vụ báo chí

Nhà báo là nhà tư tưởng, tức là anh ta luôn đứng trên lập trường tư tưởng nào

đó, đứng về phía tiến bộ xã hội, đứng về phía nhân dân, luôn luôn có tinh thần, thái độ

Trong thực tế, có rất nhiều quan niệm về nhà báo với nhiều cách hiểu khác nhau,trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí của PGS.TS Nguyễn Văn Dững, có đưa ra khái niệm :

“Nhà báo là khái niệm dùng để chỉ những người tiến hành các loại hình lao đông trong quá tình thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin Đó là lao động tổ chức và quản lý, lao động biên tập, lao động tác giả và lao động kỹ thuật - dịch vụ trong báo chí Nhà báo là chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật và dư luận xã hội về những thông tin mà họ cung cấp cho công chúng xã hội, trên cả hai bình diện pháp luật và đạo đức”

Về phương diện pháp lý, Luật báo chí của nước ta quy định "Nhà báo phải là người

có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, nghề nghiệp báo chí do nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí tại Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo”

Từ góc độ lao động nghề nghiệp, nhà báo có thể được hiểu là những người tham giavào quá trình thu thập, xử lý và truyền tải thông tin báo chí…

Ngoài ra, nhà báo - là người làm việc ở một cơ quan báo chí cụ thể, đảm trách mộtchức danh cụ thể trong cơ quan báo chí, coi báo chí là nghề nghiệp, là sự nghiệp của cả đờimình Nhưng nghề báo lại tác động thường xuyên và mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm, đạođức của con người, của xã hội

Như vậy, có thể thấy nhà báo là chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí Nhà báo là yếu

tố trung tâm, chủ thể trực tiếp của hoạt động báo chí, trực tiếp quyết định năng lực và hiệuquả hoạt động báo chí Cũng như mọi nghề nghiệp khác, nhà báo - để hoàn thành sứ mệnhcủa mình phải có những tiêu chuẩn chính trị và đạo đức, những tố chất nghề nghiệp phùhợp

10

Trang 11

Trách nhiệm xã hội của nhà báo

Nhà báo là một công dân, một thành viên trong xã hội Do vậy, nhà báo cũng phải cónghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật, bảo vệ, đóng góp công sức xây dựng vàthúc đẩy xã hội đó tiến lên Nói cụ thể hơn, là một công dân viết báo, nhà báo phải chấphành nghiêm túc nghĩa vụ công dân của mình Nhà báo phải có ý thức sống và làm việc theokhôn khổ của pháp luật, phải biết tuân thủ những quy ước về đạo đức nghề nghiệp để hoànthành tốt công việc của mình

Trong bài giảng chuyên đề Quan điểm của đảng và nhà nước về công tác tư tưởng,

ly luận và quản lý báo chí, PGS, TS Nguyễn Văn Dững có viết: “ Trong hệ thống chính trị

của nước ta, nhà báo không chỉ là chủ thể hoạt động báo chí bị quản lý với tư cách là khách thể, mà còn là thành tố tham gia tích cực vào quá trình quản lý nhà nước về báo chí.” Nhà báo không chỉ có quyền hạn và nghĩa vụ thực hiện tự do báo chí và tự do ngôn

luận trên báo chí của công dân, mà còn tham gia giám sát xã hội bảo đảm cho quá trìnhquản lý đạt được hiệu quả; góp phần tuyên truyền pháp luật, giáo dục ý thức chấp hànhpháp luật cho nhân dân cũng chính là góp phần tham gia quản lý nhà nước về báo chí

Báo chí không chỉ là người chuyển tải thông tin trong các quá trình củng cố trật tựpháp luật và bảo vệ pháp luật Bản thân báo chí giữ vai trò là lực lượng thực hiện công việcnày Nếu nhà báo muốn hoàn thành tốt nhất công việc ấy - cần phải có ý thức tuân thủ vàbảo vệ pháp luật, phải ủng hộ các quan niệm tiến bộ về bảo vệ luật pháp, chủ yếu là bằnghành vi của mình phải thể hiện được cả kỹ năng hành động phù hợp với pháp luật, cả sự tôntrọng đối với quyền con người cũng như đối với tất cả các thiết chế dân chủ vốn có thiênchức là đảm bảo cho sự tuân thủ các quyền này

Trách nhiệm của nhà báo là rất lớn, nhà báo có ý thức được trách nhiệm thì mới cốgắng để thực hiện nghĩa vụ nghề nghiệp, mới động viên được tính tích cực trong lao độngsáng tạo, mới thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ, phát triển nhân cách của người làmbáo, phát huy một cách toàn diện và tự do năng lực sáng tạo của mình, đặc biệt là xác địnhđược vai trò của mình trong hoạt động lãnh đạo báo chí

Trách nhiệm xã hội của nhà báo được xác định bởi trách nhiệm của từng người vớikhả năng của họ: năng lực, tri thức, kinh nghiệm, lòng đam mê nghề nghiệp Tự do lựa chọnnghề báo, đòi hỏi nhà báo phải tự giác thực thi toàn bộ những trách nhiệm nghề nghiệptrong phạm vi của những chức danh thực tế (mà nhà báo đảm nhận) Vị trí, vai trò của nhàbáo quy định quyền hạn và đi đôi với nó là trách nhiệm của họ Nhà báo có quyền hạn trongviệc thực hiện chức năng, nhiệm vụ báo chí, và đồng thời phải chịu trách nhiệm về toàn bộhoạt động kết quả hoạt động của mình

Trách nhiệm xã hội của nhà báo được thể hiện qua 3 phương diện: trách nhiệmchính trị, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm về đạo đức Trong cuốn Cơ sở lí luận báo chí

tập 2 của tác giả E.P.Kprokhorop có chỉ ra trách nhiệm pháp lý của nhà báo bao gồm 2

khía cạnh:

Trang 12

- Nhà báo phải thông tin những gì, bằng cách nào, cho ai theo những nguyên tắc nhất định được quy định trong Luật Báo chí (Các Văn bản quy phạm pháp luật).

- Nhà báo phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về toàn bộ hoạt động và những thông tin của mình và sẽ bị xử lý theo Pháp luật nếu vi phạm.

Nhà báo ngoài trách nhiệm nghề nghiệp thì bản thân còn với tư cách là công dân chonên cũng phải chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nói chung ngoài lĩnh vức chuyên môn củamình theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật Nhà báo là người tham gia có đầy đủquyền hạn trong việc soạn ra chính sách thông tin của phương tiện thông tin đại chúng và vìvậy chịu trách nhiệm về việc thực hiện chính sách ấy

Trách nhiệm đạo đức hay còn gọi là đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là một bộ

phận hợp thành trách nhiệm xã hội của nhà báo Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo chính lànhững nguyên tắc, những chuẩn mực được hình thành trong các mối quan hệ ứng xử nghềnghiệp của nhà báo, khi đã được thể chế hóa, được các đồng nghiệp và dư luận xã hội thừanhận sẽ trở thành những chuẩn mực điều chỉnh hành vi của những người làm báo

Trách nhiệm chính trị hay còn được gọi là trách nhiệm về quyền hạn Đảng, Nhà

nước và nhân dân ta luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của báo chí, đánh giá cao hoạt động củanhà báo, và trong thực tế luôn luôn tạo mọi điều kiện, trao quyền hạn to lớn cho báo chí,cho các nhà báo để báo chí, để các nhà báo thực hiện sứ mệnh cao cả của mình; đồng thời,Đảng, Nhà nước, nhân dân và cả xã hội nói chung cũng đòi hỏi báo chí, đòi hỏi các nhà báophải có nghĩa vụ, có trách nhiệm tong việc thực thi những quyền hạn ấy

Muốn trở thành nhà báo chân chính, mỗi nhà báo phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm

xã hội của mình và phải thực hiện tốt nhất trách nhiệm đó Nó là nền tảng tạo nên giá trị vàđịa vị xã hội của nhà báo; uy tín của nhà báo thuộc vào việc nhận thức và hoàn thành cácvai trò, trách nhiệm xã hội của mình như thế nào trước công chúng và dư luận xã hội , trướcnhân dân và lịch sử Trách nhiệm xã hội của nhà báo chỉ được phát huy khi nhà báo là mộtcông dân tốt Và chỉ khi là một công dân tốt, nhà báo mới thực sự thể hiện được trách nhiệmtích cực với xã hội của mình, hoạt động của nhà báo mới thực sự trở thành động lực thúcđẩy tiến trình phát triển của xã hội.Từ việc nhận thức được trách nhiệm, xác định được vịtrí, vai trò của mình thì nhà báo mới có thể tham gia vào công tác quản lý báo chí một cáchhiệu quả nhất

Mô hình nhân cách nghề nghiệp của nhà báo

- Nghề báo rất khác biệt so với những nghề khác trong xã hội, là một nhà báokhác hẳn với một người công nhân viên chức nhà nước, ngày làm 8 giờ, sáng đi tối về.Nhà báo làm việc bất giờ giấc, trong mọi trường hợp, có trách nhiệm với công chúng,luôn cập nhật thông tin nhanh chóng và tôn trọng sự thật khách quan

+ Cách tiếp cận thứ nhất: nêu ra 4 nhóm phẩm chất nghề nghiệp cơ bản của nhà

báo, đó là có lập trường chính trị vững chắc và đạo đức trong sáng; Viết đúng đối tượng

và đúng mục đích, với ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu; Thông tin chính xác, kịp thời, thiết thực; Tinh thông nghiệp vụ và làm chủ ít nhất một ngoại ngữ.

12

Trang 13

+ Cách tiếp cận thứ hai: phân chia và miêu tả chi tiết hơn các phẩm chất cần cótrong mô hình phẩm chất nghề báo.

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG

- Cơ sở pháp lý được sử dụng kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của hoạt động; cơ sởpháp lý còn dùng để xác định việc hoạt động đó được xử lý có đúng thẩm quyền không?Nói thêm: Lâu nay, đại bộ phận người dân, thậm chí những người đang làm bộ phận côngtác pháp luật đều có cách hiểu và sử dụng một cách thiếu chuẩn xác và thống nhất hai kháiniệm “pháp luật”, “pháp lý” Có người còn đồng nhất hai khái niệm này về mặt chữ nghĩa,

và cho rằng có thể sử dụng như nhau

- Cơ sở pháp lý của hoạt động BCTT trong xã hội pháp quyền có thể hiểu là luậtpháp và cách giải thích, áp dụng luật pháp (thông tư, hướng dẫn…) trong lĩnh vực BCTTTrên thế giới, nhiều nước không có luật báo chí (Mỹ, Thuỵ Điển…); - -BCTT hoạt độngtheo hiến pháp, luật dân sự, quyền tự do ngôn luận định nghĩa trong luật pháp sở tại

- Tại VN có luật báo chí (luật báo chí sửa đổi mới nhất là luật báo chí 2016, gồm 60điều - có hiệu lực từ 1/1/2017) Do đó, bên cạnh cơ sở pháp lý lớn nhất là hiến pháp, BCTTtại VN hoạt động theo các luật có liên quan như: Luật dân sự, Luật hình sự, Luật báo chí vàcác nghị định, thông tư, hướng dẫn cụ thể liên quan đến BCTT

Ví dụ:

Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ quản lý, cung cấp

và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp,

sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

Nghị định số 67/CP ngày 31/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt độngthông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06/01/2011 của Chính phủ quy định xử phạt viphạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản (Được thay thế bởi Nghị định159/2013/NĐ-CP từ ngày 01/01/2014)

VẤN ĐỀ TỰ DO BÁO CHÍ

Tự do báo chí hay tự do thông tin là một trong những quyền căn bản nhất của conngười, được hầu hết các quốc gia công nhận bằng văn bản luật, thậm chí Hiến pháp BảnTuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cũng đề cập và công nhận quyền tự do này của mỗicông dân Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tự do báo chí ở mỗi quốc gia có mức độ hoàntoàn khác nhau

Biểu hiện của tự do báo chí được thể hiện qua việc tự do thông tin, tiếp nhận thôngtin qua tất cả các nguồn khác nhau, bày tỏ quan điểm chính kiến mà không sợ bị giam cầmhay trù dập

2 cách tiếp cận tự do báo chí:

Tự do báo chí được tiếp cận dưới nhiều góc độ, tuy nhiên, báo chí hiện đại chủ yếutiếp cận theo 2 hướng:

Trang 14

Cách tiếp cận truyền thống: Xem xét tự do báo chí theo mô hình truyền thông(Nguồn => thông điệp => kênh chuyển tải => công chúng => hiệu ứng xã hội).

Cách tiếp cận mới về tự do báo chí theo các bình diện và điều kiện hoạt động: Theo

đó, tự do báo chí được xem xét ít nhất trên 4 bình diện là điều kiện kinh tế, môi trường pháp

lý, năng lực sáng tạo và môi trường văn hoá

Tự do báo chí ở Mỹ:

Mỹ là quốc gia không có luật báo chí, những gì liên quan đến báo chí chỉ được ghimột câu trong tu chính án lần thứ nhất (điều bổ sung, sửa đổi) như sau: “Quốc hội sẽ khôngban hành một đạo luật nào giới hạn quyền tự do ngôn luận hay quyền tự do báo chí củacông dân…” Chính vì vậy mà không ít người, do không hiểu sâu sắc về luật pháp Mỹ hoặc

cố tình không hiểu cứ viện dẫn điều này để nói rằng, tự do báo chí ở Mỹ là không giới hạn

Hiện tại, theo bình chọn của các nhà nghiên cứu, Mỹ đứng 23 thế giới về tự do báochí Đây không phải là thứ bậc cao Về luật pháp, ngoài Tu chính án lần thứ nhất, Quốc hội

Mỹ, Tòa án tối cao liên bang và chính quyền các bang đã ban hành hàng trăm văn bản làmcông cụ điều chỉnh và hạn chế về quyền tự do báo chí Hiến pháp Mỹ chỉ cấm Quốc hội liênbang chứ không cấm chính quyền các bang ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cókhả năng hạn chế quyền tự do báo chí Mặt khác, trong khi xử các vụ án liên quan đến tự dobáo chí, Tòa án tối cao Mỹ thường đưa ra các phán quyết cụ thể và bắt buộc thực thi trongtrường hợp tương tự

Ở Mỹ, có hai công cụ chủ yếu được dùng để điều phối tự do báo chí là sức mạnhquyền lực chính trị và tài chính

Vấn đề đặt ra trong tự do báo chí ở Việt Nam

Hiện nay, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Việt Nam còn gặpkhó khăn khi nhận thức về pháp luật của toàn dân chưa trở thành ý thức thường trực, tựgiác, hệ thống truyền thông tuy phát triển song còn thiếu chuyên nghiệp, nhất là các thế lựcthù địch, một số cá nhân thiếu thiện chí lợi dụng truyền thông để tác động xấu tới xã hội,công chúng, lợi dụng việc chính quyền thực thi pháp luật để vu cáo Nhà nước Việt Nam Nhưng chúng ta tin tưởng rằng, từ quan điểm, chính sách đúng đắn của Nhà nước Việt Nam

về tự do ngôn luận và tự do báo chí, cả trước mắt và lâu dài, mọi người dân Việt Nam sẽđược hưởng các quyền này ngày càng đầy đủ hơn, được tạo các điều kiện để phát triển toàndiện và hài hòa, từ đó có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của xã hội

Luật Báo chí năm 2016 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2017), việc khẳng định quyền tự dobáo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí đã được xây dựng thành điều luật cụ thể, đó là:

“Điều 1 Phạm vi Điều chỉnh: Luật này quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngônluận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơquan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước vềbáo chí” Đây là một điểm mới, một bước tiến quan trọng để luật hóa quyền tự do báo chí,quyền tự do ngôn luận trên báo chí; từ đó xác lập các nội dung luật pháp tương ứng nhằm

14

Trang 15

vừa tạo điều kiện, vừa bảo đảm để quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chíđược tổ chức, quản lý một cách dân chủ, công bằng, văn minh

TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ BÁO – NHÀ TRUYỀN THÔNG

Theo PGS TS Nguyễn Văn Dững, nhà báo cần xác định rõ vị trí, chức năng củamình vì ở mỗi vị trí thì có vai trò và trách nhiệm khác nhau và từ đó nhà báo sẽ có cách làmviệc để đạt hiệu quả cao nhất

Nhà báo cần đưa thông tin một cách trung thực khách quan Đưa thông tin đúng địnhhướng của cơ quan, nhà nước mà trực tiếp là cơ quan quản lý báo chí

Bên cạnh và gắn liền với trách nhiệm xã hội, người làm báo cần thực hiện nghĩa vụcông dân của mình Nghĩa và công dân và trách nhiệm xã hội là hai phạm trù có mối quan

hệ mật thiết với nhau, chúng là nội dung cơ bản của phẩm chất chính trị người làm báo.Muốn trở thành nhà báo chân chính thì bản thân mỗi nhà báo cần nhận thức đầy đủ tráchnhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình và thực hiện đầy đủ và tốt nhất trách nhiệm vànghĩa vụ đó

Mỗi khi cầm bút nhà báo phảỉ tự đặt cho mình câu hỏi: Viết cho ai, viết như thế nào,viết để làm gì, khi trả lời được những câu hỏi ấy thì có nghĩa là nhà báo đã thực hiện đượctrách nhiệm xã hội của mình Khi thực hiện một tác phẩm báo chí, tác gỉa không thể khôngnghĩ tới người đọc, người nghe, không thể không nghĩ đến mục đích của tác phẩm, tác độngcủa nó tới những người sẽ tiếp nhận thông tin Từ đó phải cân nhắc mình sẽ viết cái gì vàviết như thế nào? Và viết thế nào không chỉ là viết sao cho dễ hiểu, hấp dẫn người đọc màcòn làm sao để đạt được mục tiêu của bài viết không làm người đọc mất phương hướngtrước thông tin nhà báo cung cấp cho họ Trách nhiệm xã hội của nhà báo trước hết và cănbản nhất là trách nhiệm trước hệ quả của tác phẩm đến với công chúng Và người làm báophải có trách nhiệm đến cùng với những sản phẩm do mình tạo ra, khi xác định rõ ràng nhưvậy nhà báo sẽ có trách nhiệm đầy đủ hơn trong toàn bộ quy trình làm ra sản phẩm, từ khâutìm hiểu, thu thập, khai thác, tiếp nhận thông tin đến khâu xử lý, công bố thông tin Nhữngnhà báo có trách nhiệm cao không bao giờ được quyền cẩu thả, qua loa trong bất cứ quátrình nào Trách nhiệm xã hội đòi hỏi nhà báo có thông tin trung thực khách quan

Trong thời gian qua, tuyệt đại đa số nhà báo đã nhận thức đúng đắn về trách nhiệm

xã hội của mình và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm đó Song cũng không ít nhà báo cũngchưa thấy hết trách nhiệm của mình, đưa ra những thông tin thiếu kiểm định, thiếu chínhxác hoặc thiếu cân nhắc khi công bố thông tin, gây tác hại không nhỏ tới dư luận xã hội, tớiniềm tin của nhân dân tới một số chủ trương, chính sách nhà nước, gây thiệt hại cho một sốlĩnh vực sản xuất, kinh doanh…đồng thời cũng làm giảm lòng tin của công chúng đối vớibáo chí

Đi đôi với trách nhiệm xã hội, người làm báo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân

Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà báo phải thực hiện đầy đủnghĩa vụ công dân như bất cứ công dân nào Nghĩa vụ công dân của người làm báo thể hiệntrong trách nhiệm của nhà báo phục vụ lợi ích chung của dân tộc, của đất nước, của nhà

Trang 16

nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Để thực hiện tốt tráchnhiệm đó, trước hết nhà báo phải là người biết tuân thủ mọi quy định của pháp luật, phảihành nghề đúng pháp luật Trách nhiệm của nhà báo là phải phản ánh cho công chúng biếtđầy đủ, trung thực, khách quan những gì đang diễn ra trong nước và trên thế giới Nhưng,nghĩa vụ công dân đòi hỏi người làm báo phải cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra những thông tin

đó lên các phương tiện thong tin đại chúng, cần phải đảm bảo rằng thông tin đó không gâyhạị đến lợi ích của dân tộc, lợi ích của đất nước Nghĩa vụ công dân cũng đòi hỏi nhà báophải dũng cảm trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại cái sai, cái tiêu cực, bảo

vệ cái đúng, cái tích cực, chống lại những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệquan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước ta, không để kẻ xấu lợi dụng thực hiện ý đồxấu

16

Trang 17

Vấn đề 4: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC TÁC ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

- Sự kiện báo chí và vấn đề báo chí

Sự kiện:

Theo từ điển tiếng Việt “ sự kiện là sự việc có ý nghĩa ít nhiều quan trọng, đã, đang

và sẽ xảy ra trong cuộc sống thực tiễn”

Sự kiện bản thể

Xảy ra theo quy luật tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn của con người

Là một trạng thái, một phần của hiện thực khách quan đang vận động không ngừngMang tính cụ thể ( Xác định rõ về không gian, thời gian)

Sự kiện báo chí:

+ Khái niệm : Sự kiện báo chí là một phần, một bộ phận hoặc toàn bộ sự kiện bảnthể được nhà báo nhận thức, lựa chọn để phản ánh trong tác phẩm của mình ( Nhà báonghiên cứu, điều tra, phán đoán trên cơ sở hiện thực khách quan)

+ tiêu chí của sự kiện báo chí: Có những sự kiện chỉ xảy ra trong một thời điểm rồitrôi quan, chỉ cần đưa tin và người tiếp nhận thông tin đó có thể quên trong vòng 24h.Nhưng cũng có những sự kiện xảy ra kéo dài trong một chuỗi ngày kế tiếp nhau, có ảnhhưởng lớn đến một bộ phận lớn công chúng xã hội, thì không thể chỉ đưa tin một lần màphải đưa tin liên tục trong suốt quá trình diễn ra sự kiện Các tòa soạn báo căn cứ vào tônchỉ - mục đích của mình mà tổ chức thông tin về sự kiện ấy theo chiến dịch ( ngắn hạn haydài ngày) tùy thuộc vào mức độ quan tâm của công chúng tờ báo mình

Chính vì vậy việc định ra các tiêu chí để xem xét sự kiện báo chí cũng chỉ mang ýnghĩa tương đối, bởi mỗi cơ quan báo chí lại có tiêu chí chọn lọc sự kiện báo chí riêng phùhợp với tôn chỉ mục đích, nhiệm vụ chính trị, công chúng của tờ báo mình

+ Những tiêu chí cụ thể:

Mới lạ, hấp dẫn, độc đáo, chứa đựng những điều mà cin người đang tò mò muốnbiết

Có liên quan đến quyền lợi của mỗi con người ( mức độ quan tâm = ý nghĩa xã hội)

Có khả năng chứng minh hay lý giải về tiến trình vận động mang tính quy luật của

- Là những điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết

Có những vấn đề tồn tại từ thế kỷ này sang thế kỷ khác và qua một thời gian , bảnchất vấn đề có thể không đổi hoặc đã nâng lên cấp độ mới, hình thức biểu hiện của vấn đềcũng đã thay đổi ( mại dâm, ma túy, cơ bạc )

Trang 18

- là một việc nào đấy, một sự kiện nào đấy xảy ra trong thời điểm hiện tại

Khi chọn để phản ánh nó tạo ra DLXH, có sức lan tỏa rộng, làm cho người ta phảisuy nghĩ về nó, phải trăn trở tìm phương pháp giải quyết

Nó đem đến một giá trị sử dụng nào đấy cho người tiếp nhận thông tin

Tiêu chí

+ Gồm nhiều sự kiện có cùng bản chất hợp thành ( mang tính khái quát)

+ Chứa đựng mâu thuẫn có cả bề rộng lẫn bề sâu, cần được giải quyết( nhưng khôngthể giải quyết ngay lập tức mà cần có thời gian để nghiên cứu và giải quyết)

+ Mang tính thời đại và gia đoạn lịch sử

- Hình thức/ thể loại báo chí/ nhóm thể loại tác phẩm báo chí

Trên cơ sở của đối tượng phản ánh, của chức năng, nhiệm vụ phản ánh và củaphương pháp phản ánh của các thể loại báo chí, chúng tôi cho rằng hệ thống các thể loại báochí ở nước ta hiện nay gồm ba nhóm thể loại sau đây:

Nhóm các thể loại Thông tấn báo chí

- Về thể loại tin, - Bài thông tấn - Tường thuật -Điều tra

-Về thể loại ghi nhanh -Phỏng vấn sự kiện

Nhóm các thể loại Chính luận báo chí

Đây là một nhóm bao gồm các thể loại có nhiệm vụ đánh giá, phân tích, giải thích,bàn luận về những sự thật của đời sống Thế mạnh chủ yếu của các thể loại trong nhóm thểloại này biểu hiện ở năng lực thông tin lý lẽ Trong nhóm này có các thể loại như bình luận,

xã luận, điều tra, bài phê bình, phỏng vấn vấn đề… Trong đó, thể loại bình luận giữ vai trò

là hạt nhân vì nó đã thể hiện sinh động nhất những đặc điểm cơ bản của cả nhóm Chúng ta

sẽ lần lượt điểm qua những nét tiêu biểu nhất của các thể loại đó

Nhóm các thể loại Tài liệu – nghệ thuật

Không hoàn toàn giống với hai nhóm nêu trên, các thể loại trong nhóm này cónhiệm vụ mô tả, diễn tả một cách có hình ảnh, có cảm xúc và giọng điệu về những sự thậtđời sống Nói cách khác, vẫn trên cơ sở của những sự thật (xác thực, thời sự), các thể loạitrong nhóm này có phương pháp phản ánh linh hoạt, sinh động do đã kết hợp được nhữngđặc điểm của cả bên trong và bên ngoài hệ thống thể loại báo chí Về hình thức thể hiện,trong các tác phẩm thuộc nhóm này thường có vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và

sử dụng ngôn từ, bút pháp, giọng điệu giàu chất văn học

Thể loại được coi là hạt nhân của nhóm này là phóng sự Ngoài ra trong nhóm nàycòn có các thể loại có hình thức thể hiện sinh động, giàu tính chất văn học như phỏng vấnchân dung, ký chân dung, ký chính luận, thư phóng viên, sổ tay phóng viên, nhật ký phóngviên cùng với một vài biến thể khác nữa

- Ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ BC là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quôc tế,

phản ánh dư luận và ý kiến của nhân dân, đồng thời thể hiện chính kiến của tờ báo, gópphần thúc đẩy XH phát triển

18

Ngày đăng: 08/09/2017, 13:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w