Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực báo mạng

Một phần của tài liệu Đề cương báo chí truyền thông đương đại (Trang 31 - 36)

Hình thành những trang web của các cơ quan báo chí.

Các phiên bản của báo in được cập nhật thông tin nhanh chóng

Hình thành những dịch vụ thông tin mới như chat, thư điện tử, điện thoại qua mạng Thông tin nhanh chóng, vượt qua mọi trở ngại về không gian và thời gian,

Cần có trình độ cao để có thể loại bỏ thông tin nhiễu, thông tin không có độ tin cậy, thông tin rác rưởi.

Qua một vài đặc điểm của báo chí thế giới, ta thấy rằng toàn cầu hóa thông tin đã buộc người ta phải xét lại và hiện đại hóa các chiến lược của cộng đồng thế giới trong lĩnh vực phổ biến thông tin. Việc kết hợp thông tin toàn cầu và “lợi ích khu vực” sẽ làm cho hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng có hiệu quả hơn và có hiệu lực hơn, xét trên góc độ hình thành công luận và điều khiển công luận. Vẫn tiếp tục trở nên sâu hơn hố ngăn cách giữa các quốc gia “giàu” và những quốc gia “nghèo”, tạo ra mối đe dọa thực tế đối với các quyền cơ bản và quyền tự do của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.

Đang xuất hiện mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa báo chí và kinh tế. Trong những năm gần đây đã có sự thay đổi trong cấu trúc. Vai trò ngày càng lớn thuộc về quảng cáo – nguồn thu tài chính chủ yếu của các cơ quan báo chí. Ở nhiều quốc gia, nhà nước tài trợ cho các phương tiện thông tin đại chúng một cách trực tiếp và gián tiếp: dành cho những ưu đãi khác nhau, các khoản trợ cấp, các đơn đặt hàng về quảng cáo cho chính phủ… quá trình các phương tiện thông tin đại chúng sáp nhập vào các tập đoàn công nghiệp – tài chính đã cho phép đạt được sự ổn định về tài chính cho các phương tiện thông tin đại chúng.

Quá trình phân định và chuyên môn hóa báo chí tạo điều kiện nâng cao năng lực hiệu quả của hoạt động báo chí, đài phát thanh, truyền hình, sử dụng có hiệu quả cao nhất các phương tiện hiện có.

Trong số những thay đổi trong hoạt động báo chí ở nước ngoài, có thể kể ra một số khuynh hướng báo chí, trong đó có các khuynh hướng báo chí “nhân dân”, báo chí tiêu dùng, báo chí nghiên cứu, báo chí điều tra… các khuynh hướng ấy nhằm nâng cao chất lượng bài vở, các chương trình phát thanh truyền hình. Đồng thời những khuynh hướng đó cũng phản ánh các đòi hỏi của thị trường. Thị trường ngày càng ảnh hưởng đến báo chí.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng căn bản đến các phương tiện thông tin đại chúng ngày nay, đến các hình thức và phương pháp hoạt động của các nhà báo. Nhà nước tăng cường vai trò của mình. Chính sách của nhà nước cũng có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của các loại hình thông tin đại chúng.

Vấn đề 8: CƠ SỞ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Bất kỳ cơ qua báo chí hay một nền báo chí nào, thì cơ sở nền tảng cho sự ra đời và phát triển của nó đều phải nói đến kinh tế.

Trong quá trình phát triển, báo chí nước ta bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng chính trị, văn hóa, khoa học, nghiệp vụ, một vấn đề đang đặt ra đối với các cơ quan báo chí là vấn đề kinh tế báo chí và tự chủ tài chính cho hoạt động của cơ quan mình.

1. Lịch sử và quan niệm

Ở Việt Nam, báo chí được xác định “là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã hội và là diễn đàn của nhân dân” . Trong nền kinh tế hành chính, quan liêu, bao cấp, hoạt động báo chí không chỉ thuần túy là công cụ tuyên truyền, mà sản xuất sản phẩm báo chí cũng hoàn toàn “được bao cấp”.

Từ khi bước vào công cuộc Đổi mới của đất nước (từ Đại hội Đảng VI – năm 1986), báo chí nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với quá trình Đổi mới, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và hội nhập quốc tế, cơ chế bao cấp đối với các cơ quan báo chí dần được xóa bỏ. Đến nay nhiều cơ quan báo chí đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ về mặt tài chính. việc tự hạch toán thu chi giúp Nhà nước tiết giảm được một khoản chi ngân sách đáng kể, đồng thời tạo điều kiện để các cơ quan báo chí phát triển năng động, không bị lệ thuộc vào nguồn vốn ngân sách. Nhiều cơ quan báo chí đã tổ chức và quản trị tốt hoạt động kinh doanh báo chí, nhờ đó không chỉ tự trang trải được thu – chi mà còn tích lũy, chủ động nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Hiện tại, về cơ chế tài chính báo chí có 2 loại. Thứ nhất, các cơ quan báo chí hoạt động bằng ngân sách nhà nước theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, bao gồm các đài PT-TH tỉnh, thành phố, các báo, tạp chí các bộ, ngành, các đảng bộ địa phương, các hội văn học nghệ thuật, các cơ quan nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, các cơ quan báo chí tự cân đối thu-chi, hạch toán, đầu tư trang thiết bị; trong đó một số cơ quan báo chí tự mua, thuê trụ sở làm việc. Trong số này, nhiều cơ quan báo chí hoạt động đã có lãi, sau khi nộp thuế cho Nhà nước và chi phí phục vụ cho các hoạt động của cơ quan báo chí, còn nộp cho cơ quan chủ quản hàng chục tỷ đồng. Một số cơ quan báo chí đã tổ chức các công ty, xí nghiệp hoạt động kinh doanh, dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí. Nguồn thu từ hoạt động này đóng góp một phần khá quan trọng trong việc đầu tư phát triển sự nghiệp báo chí và giúp cơ quan tự chủ về mặt tài chính.

2. Lý thuyết chủ đạo

Khi nói đến kinh tế như điều kiện chi phối sự ra đời và phát triển của báo chí, cần chú ý các điều kiện sau đây:

- Thứ nhất, mức sống của cư dân là điều kiện, tiền đề quan trọng cho báo chí phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần có mối quan hệ biện chứng.

- Thứ hai, tính chất và mức độ giao lưu thương mại của nền kinh tế. Nền kinh tế quan liêu bao cấp thì báo chí khó phát triển, nền kinh tế thị trường tạo tiền đề cho kinh tế phát triển, vì nó kích thích nhu cầu thông tin giao tiếp và giải phóng năng lượng xã hội. Kinh tế quan liêu bao cấp thì một nhóm người trục lợi, kinh tế thị trường thì hàng triệu người- khách hàng được lợi, cũng như dân chủ thực sự thì hàng triệu người được hưởng lợi, được giải phóng, còn chuyên quyền độc đoán thì một nhóm người trục lợi. Trong kinh tế thị trường, có thị trường thông tin.

- Thứ ba, trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội cũng như tính đa dạng của quan hệ sở hữu kinh tế. Một nền kinh tế chủ yếu sở hữu công cộng tư liệu sản xuất thì báo chí không phát triển bằng nền kinh tế đa dạng hình thức sở hữu.

Trước đây người ta cho rằng, các cơ quan truyền thông đại chúng đều là cơ quan của Đảng, của Nhà nước, là công cụ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có trách nhiệm tuyên truyền, định hướng của Đảng, Nhà nước và đoàn thể đến người dân

Cùng với thời gian, người ta nhận ra rằng, quan niệm như trên là đúng nhưng chưa đủ. Thông tin, sản phẩm chủ yếu của ngành truyền thông đã và đang được coi là một thứ hàng hoá, có thể là một loại hàng hoá đặc biệt, nhưng vẫn có đầy đủ thuộc tính của một loại hàng hoá. Nghĩa là có một cộng đồng người sản xuất ra nhưng không phải để tự phục vụ mà để đáp ứng nhu cầu xã hội và có thể trao đổi, mua bán. Thông tin trở thành một trong nhưng “nhu yếu phẩm” không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Người ta cần rất nhiều loại thông tin: thông tin chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá giải trí… và sẵn sàng trả tiền để được đáp ứng nhu cầu này.

Thực tế cho thấy ở đâu kinh tế thị trường phát triển thì ở đó báo chí truyền thông phát triển (Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững – Cơ sở lý luận báo chí).

3. Mô hình hoạt động

Hàng ngày, hàng giờ, cơ quan báo chí cũng phải đối diện với những câu hỏi y như của doanh nghiệp là làm sao chi trả lương, thưởng, nhuận bút ở mức độ thu hút được các cây bút giỏi, nhà báo có tay nghề. Khi cơ chế bao cấp dần thu hẹp, Chủ trương khuyến khích các cơ quan báo chí tự trang trải tài chính được cho là đúng đắn nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nhưng đây là một công việc hoàn toàn không dễ dàng đối với các cơ quan báo chí. Để trang trải chi phí sản xuất, các cơ quan báo chí thực hiện kinh doanh thông qua hoạt động phát hành và quảng cáo.

Thứ nhất, báo chí thực hiện kinh doanh thông qua hoạt động phát hành.

Đây là cách làm truyền thống. Để làm được điều này, cơ quan báo chí phải phát triển nội dung thông tin đáp ứng nhu cầu công chúng, có đội ngũ người làm báo tài năng và điều kiện vật chất kỹ thuật sản xuất hiện đại.

ví dụ_; Ở Việt Nam, Báo Tuổi Trẻ TP.HCM (gọi tắt là Tuổi trẻ) không chỉ là tờ báo đi đầu trong tự lo hạch toán thu – chi, mà còn xây dựng được quy trình sản xuất báo chí chuyên nghiệp.

Năm 1996, tờ báo này đặt mua một cỗ máy in của Mỹ sản xuất tại LB Đức hơn một triệu đô-la Mỹ; trong thời gian sản xuất máy in, các công nhân vận hành máy in cũng được đào tạo; khi máy chở về, công nhân cũng về theo. Nhờ có máy in hiện đại, thời gian chốt tin bài cho số báo hôm sau cũng kéo dài hơn. Do đó, các tin tức thời sự đã làm cho tờ báo nóng hổi. Cùng với hướng khai thác đề tài và góc độ tiếp cận các sự kiện và vấn đề thời sự, Báo Tuổi Trẻ hút được người đọc, công chúng mở rộng và đông đảo dần lên.

Các báo Thanh Niên, Hải Phòng, Hà Nội Mới và một số tờ báo khác, đài phát thanh truyền hình, báo mạng điện tử cũng đã bắt nhịp thị trường, phát triển công chúng – khách hàng và đầu tư công nghệ để phát triển sự nghiệp báo chí của mình.

Thứ hai, quảng cáo trên báo chí

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong một bài viết trên báo Người làm báo, thì quảng cáo là nhu cầu phát triển của chính bản thân cơ quan báo chí; vì cơ quan báo chí muốn có tiền để tái đầu tư đổi mới kỹ thuật và công nghệ làm báo, muốn nâng mức nhuận bút để hút bài hay và quy tụ người tài… thì cần có nguồn thu, mà nguồn thu từ quảng cáo chiếm phần lớn nguồn thu của cơ quan báo chí. Dưới góc nhìn của kinh tế học, quảng cáo có thể tạo nên lợi nhuận siêu ngạch.

Ở hầu hết cơ quan báo chí nước ngoài, nguồn thu từ quảng cáo chiếm trên 50% tổng doanh thu của cơ quan báo chí. Còn ở Việt Nam Theo số liệu mà nhóm tham khảo từ internet thì Đài TH TPHCM (HTV), Đài THVN (VTV) là một trong 2 đơn vị đạt doanh thu lớn từ quảng cáo trong năm 2013 đạt khoảng 3.000 tỷ đồng.

Nhờ quảng cáo, mỗi sản phẩm báo chí bán được hai lần; lần thứ nhất bán giá cực đắt – bán cho khách hàng quảng cáo; lần thứ hai bán giá cực rẻ – bán cho công chúng. Như vậy, doanh thu từ quảng cáo đã làm cho công chúng được hưởng lợi, mua sản phẩm báo chí hay đăng ký thuê bao có thể dưới giá thành sản xuất sản phẩm báo chí.

4. Hiệu quả xã hội

Việc cơ quan báo chí phải đảm bảo nguồn tài chính để duy trì và phát triển hoạt động của mình và sức ép cạnh tranh trong cơ chế thị trường có tác động đến nội dung thông tin trên báo chí cả tích cực và tiêu cực.

Về mặt tích cực, có thể nhận thấy sự không ngừng cải tiến cả về nội dung và hình thức của các ấn phẩm báo chí nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh thu hút độc giả; sự định hướng nội dung nhằm vào phục vụ nhóm đối tượng độc giả chính yếu; sự ra đời của các chuyên trang, chuyên mục có nội dung thông tin gần gũi với mối quan tâm của độc giả, … từ đó tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực.

Về mặt tiêu cực, sự phát triển của các trang thông tin chỉ dẫn tiêu dùng, gắn với nhu cầu quảng bá thương hiệu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đã xuất hiện xu hướng thương mại hóa báo chí, có những sản phẩm báo chí thiên về lợi nhuận, ít quan tâm đến chức năng thông tin tuyên truyền hoặc lấy chức năng thông tin, tuyên truyền che đậy cho các hoạt động kinh tế, hoặc giật gân câu khách, chạy theo thị hiếu tầm thường của một nhóm nhỏ công chúng, thông tin sai sự thật, làm nhiễu loạn dư luận xã hội…

Bên cạnh đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đảm bảo cơ sở kinh tế cho hoạt động báo chí , tòa soạn báo chí không bao giờ cho phép mình được quên chức năng định hướng giá trị văn hóa và thị hiếu tiêu dùng cho công chúng xã hội. Bởi vì buông lơi vấn đề này, sản phẩm báo chí sẽ nhanh chóng bị công chúng lãng quên , mất khách hàng quảng cáo và nguồn thu cũng sụt giảm.

5. Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế báo chí:

Những kết quả đã đạt được trong kinh tế báo chí những năm qua chỉ mới là sự khởi đầu. Xu thế của sự phát triển kinh tế báo chí đòi hỏi phải có một loạt giải pháp cụ thể tạo ra được những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này. Theo chúng tôi, cần tiến hành một số giải pháp cấp thiết sau:

Nhà nước phải thực hiện một bước việc sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống báo chí; sửa đổi một số chính sách cụ thể về hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động báo chí phù hợp với từng loại hình báo chí, tạo điều kiện để các cơ quan báo chí tăng các nguồn thu, giảm sự đầu tư của ngân sách nhà nước cho hoạt động báo chí.

Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý, cơ chế, chính sách để các cơ quan báo chí tăng nguồn thu từ quảng cáo, hoạt động kinh tế hỗ trợ, hoạt động kinh doanh, dịch vụ, mở rộng hợp tác quốc tế trong in ấn, phát hành thuộc các lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Thử nghiệm xây dựng một số tổ hợp báo chí để có điều kiện mở rộng phạm vi tác động và phát triển kinh tế báo chí có hiệu quả.

Coi trọng việc xây dựng chính sách kinh tế đối với hoạt động báo chí theo hướng tăng thêm quyền tự chủ tài chính, nâng cao chất lượng hoạt động, tăng khả năng sáng tạo của đội ngũ làm công tác này. Việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế báo chí tạo điều kiện để cơ quan báo chí tự chủ về tài chính là việc làm cần thiết, hết sức quan trọng. Thực hiện tốt điều này vừa bảo đảm báo chí giữ đúng tính chất, vị trí, vai trò của mình, đồng thời tạo điều kiện cho báo chí không ngừng phát triển.

Các cơ quan báo chí phải tích cực đổi mới nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí của mình, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, cân bằng giữa chất lượng chuyên môn và lợi ích kinh tế./

Một phần của tài liệu Đề cương báo chí truyền thông đương đại (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w