1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tập tình huống luật kinh tế

24 2,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 436 KB

Nội dung

“ Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên của công ty, nhưng có giaodịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.” 4 “Tranh chấp giữa công ty với các thành v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1 – 3 - 5

Giảng viên hướng dẫn : Nhóm thực hiện : 3 Lớp học phần : 1702TLAW0311 Môn học : LUẬT KINH TẾ

Thương Mại - 2017

Trang 2

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

LUẬT KINH TẾ Tình huống thảo luận 1

Hải, Hồng và Công cùng tham gia thành lập công ty TNHH Vinh Quangvào tháng 07 năm 2015, ngành nghề kinh doanh là sản xuất và mua bán đồ nhựavới số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng Hải vốn là nhân viên của một Công ty TNHH X,Hồng là chủ của một doanh nghiệp tư nhân Y, còn Công là nhân viên hợp đồngcủa Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Z

Tình huống 1:

Tình tiết bổ sung 1: Trong thỏa thuận góp vốn, các bên thỏa thuận Hải góp vốn

500 triệu đồng (chiếm 25% vốn điều lệ), Hồng góp vốn 1 tỷ đồng (chiếm 50%vốn điều lệ) và Công góp vốn 500 triệu đồng (chiếm 25% vốn điều lệ) Trongbản Điều lệ được các thành viên soạn thảo và nhất trí thông qua thì Hồng giữchức Giám đốc Công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Các nội dung kháccủa bản Điều lệ tương tự như các quy định của Luật Doanh nghiệp Việc góp vốncủa các thành viên trong công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Trang 3

2 Tổ chức cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghệp tạiViệt nam:

a Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước đểthành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình

b Cán bộ công viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức viênchức

c Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốcphòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quanchuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừnhững người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp củaNhà nước tại doanh nghiệp

d Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ nhữngngười được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhànước tại doanh nghiệp khác;

đ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc; người

bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, nguờiđang bị quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dụcbắt buộc hoặc người đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụhoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòaán; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chốngtham nhũng

Trang 4

Hải và Công không thuộc 2 trường hợp trên do đó họ có quyền thành lập,

quản lý doanh nghiệp và việc góp vốn của các Hải và Công trong công ty là hợppháp

− Căn cứ khoản 4 Điều 183 Doanh nghiệp tư nhân ( Luật doanh nghiệp2014)

“4 Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổphần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặccông ty cổ phần”

→ Do Hồng là chủ của một doanh nghiệp tư nhân Y nên theo khoản 4 Điều 183thì hồng không được quyền góp vốn thành lập công ty TNHH Và không phải làngười đại diện theo pháp luật của công ty

Kết Luận: Việc góp vốn của các thành viên trong công ty là không hợp pháp

Tình tiết bổ sung 2:

Sau khi Công ty TNHH Vinh Quang đi vào họat động được 5 tháng, 3 thành viên

ký kết hợp đồng với Dương, trong đó các thành viên thỏa thuận kết nạp Dươnglàm thành viên của Công ty Tài sản góp vốn của Dương là chiếc ô tô tải đượccác bên định giá 300 triệu đồng Nhưng do khó khăn trong việc làm thủ tụcchuyển sở hữu chiếc ô tô sang cho Công ty, giấy tờ xe ô tô lại đang đứng tên vợchồng Dương nên tất cả các thành viên thỏa thuận rằng khi nào thuận lợi thì sẽchuyển sở hữu và làm thủ tục đăng ký theo quy định Công ty đã quyết định chi

100 triệu đồng để sữa chữa xe ô tô đều mang tên Công ty TNHH Vinh Quang.Chiếc xe ô tô cũng được sơn tên và lô gô của Công ty TNHH Vinh Quang.Dương đã trở thành thành viên hợp pháp của công ty chưa? Căn cứ pháp lý?

Trang 5

− Căn cứ Khoản 1, Điều 51 Luật Doanh Nghiệp năm 2014 quy định vềNghĩa vụ của thành viên.( Luật doanh nghiệp 2014)

“Góp đủ, góp đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ

và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty,trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 48 của Luật này”

Tình tiết bổ sung 3: Sau một thời gian họat động, Công ty kinh doanh thua lỗ và

đã xảy ra những tranh cãi giữa các thành viên về phương án kinh doanh củaCông ty Không bằng lòng với những tranh cãi trên, trong một lần đi giao hàngDương đã giữ lại 100 triệu đồng tiền hàng của Công ty và tuyên bố rằng đây làlợi nhuận đáng được hưởng của mình, sau đó tuyên bố rút khỏi Công ty và đơnphương rút lại chiếc xe ô tô của mình Dương có được hưởng khoản lợi nhuậntrên không? Vì sao?

Trang 6

→ Chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu Dương không là thành viên hợp pháp của công ty.

Dương chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chiếc ô tô sang công ty do đóDương không là thành viên công ty nên không có quyền hưởng lợi nhuận phátsinh từ hoạt động kinh doanh của công ty và không được hưởng 100 triệu

Trường hợp 2: Nếu Dương là thành viên hợp pháp của công ty.

Khi Dương đã làm thủ tục chuyển nhượng tài sản ô tô của mình cho công ty thìDương sẽ được chia lợi nhuận theo Điều 67 Điều kiện chia lợi nhuận Tuy nhiêntrong tình huống này Dương đã tự ý giữ lại 100 triệu đồng tiền hàng của công ty

và tuyên bố lợi nhuận đáng được hưởng Vì vậy Dương không được hưởng 100triệu vì thuộc phần tài sản của công ty mà phải chia lợi nhuận theo điều khoảntrên

Trang 7

Tình tiết bổ sung 4: Hồng nộp đơn ra tòa với tư cách người đại diện theo pháp

luật của Công ty kiện đòi Dương chiếc xe ô tô là tài sản của Công ty và 100 triệuđồng mà Hồng cho là Dương đã chiếm đọat của Công ty Hồng có quyền khởikiện không? Việc xử lý tài sản đối với chiếc xe ôtô, 100 triệu tiền nâng cấp xe,

và 100 triệu tiền Dương đang nắm giữ được thực hiện như thế nào?

Trường hợp 1: Dương không là thành viên hợp pháp của công ty

+ Dương phải hoàn trả 100 triệu đồng mà Dương đã lấy của công ty

+ Chiếc ô tô thuộc quyền sở hữu của vợ chồng Dương và cũng chưachuyển quyền sở hữu nên nên công ty không được quyền đòi lại Nhưngphải trả lại 100 triệu tiền công ty đã nâng cấp cho xe ô tô của Dương

Trường hợp 2: Dương là thành viên hợp pháp của công ty

+ Tiền hàng 100 triều Dương sẽ phải trả cho công ty mà không có quyềnchiếm đoạt

+ Tài sản đối với ô tô cũng thuộc quyền sở hữu của công ty vì Dương đãgóp vốn

Tình tiết bổ sung 5: Tòa án nhân dân Thành phố Z đã thụ lý hồ sơ Việc thụ lý

vụ án của Tòa án nhân dân thành phố Z có hợp pháp không?

Trả Lời:

Trang 8

− Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự quy định

về Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tòa án

3 “ Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên của công ty, nhưng có giaodịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.”

4 “Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữacông ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên Hội đồng quảntrị, giám đốc, tổng giám đốc trong CTCP, giữa các thành viên của công ty vớinhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động giải thể, sáp nhập, hợp nhất,chiatách bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức của công ty.”

Căn cứ khoản 2 điều 37 Luật tố tụng dân sự (2015) Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định:

“Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại điều 35 của bộ luật này mà tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của tòa án nhân dân cấp huyện”

=> như vậy tòa án nhân dân Z có quyền thụ lí vụ án hồ sơ

TÌNH HUỐNG 3

Trang 9

CTCP xây dựng A mua của CTTNHH xi măng B 100 tấn xi măng loại 1 với giá1,5 triệu đồng/tấn Theo thỏa thuận trong hợp đồng, Công ty A tạm ứng trước25% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng Đúng thời hạn, Công ty A đãtạm ứng đủ số tiền cho công ty B, đồng thời công ty B cũng giao hàng đúng và

đủ số xi măng của đợt 1 là 30 tấn Đến đợt giao hàng thứ 2 theo Hợp đồng, Công

ty B chỉ giao 30/70 tấn nhưng yêu cầu công ty A phải thanh toán toàn bộ số tiềnđượt 1 Khi nhận hàng đợt 2, công ty A phát hiện khoảng 20% số xi măng khôngđúng chủng loại như hợp đồng và bị ẩm Công ty A yêu cầu công ty B phải thay

xi măng như thỏa thuận nhưng công ty B lấy lý do gặp mưa lớn nên không hạnchế được, hơn nữa hàng đã giao cho bên mua nên bên mua phải chịu rủi ro Bên

A từ chối thanh toán cho đợt 1 và đợt 2, đồng thời buộc B phải trả tiền phạt 5%giá trị hợp đồng như đã thỏa thuận Hỏi:

1.Hợp đồng trên có chịu sự điều chỉnh của BLDS 2015 và Luật thương mại 2005không? Tại sao?

Trả Lời :

Hợp đồng trên có chịu sự điều chỉnh của cả luật dân sự 2015 và Luật thương mại

2005 Luật dân sự được dùng để điều chỉnh trong hợp đồng trên như:

Điều 386 Đề nghị giao kết hợp đồng

1 Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu

sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể

2 Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên

đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh

Điều 388 Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

1 Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

a) Do bên đề nghị ấn định;

Trang 10

b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từkhi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.

2 Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác

Điều 389 Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng

1 Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị

có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh

2 Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới

Điều 390 Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng

Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị

do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị vàthông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Điều 391 Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1 Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;

2 Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

Trang 11

3 Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

4 Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;

5 Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời

Điều 392 Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất

hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới Khi bên được

đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện

Điều 393 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị

Điều 394 Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

1 Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồngnhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghịmới của bên chậm trả lời

Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thôngbáo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị

2 Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoạihoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời

3 Quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý

Trang 12

Luật Thương Mại được dùng để điều chỉnh trong hợp đồng trên như :

Điều 34 Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa

1 Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng,chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng

2 Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật này

Điều 35 Địa điểm giao hàng

1 Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận

2 Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàngđược xác định như sau:

a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;

b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán

có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;

c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tạiđịa điểm đó;

d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán

Điều 36 Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển

1 Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xácđịnh rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển

Trang 13

2 Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.

3 Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quátrình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó

Điều 37 Thời hạn giao hàng

1 Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợpđồng

2 Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua

3 Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng

Điều 38 Giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận

Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác

Điều 39 Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

1 Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;

b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

Ngày đăng: 07/09/2017, 21:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w