1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THU HOẠCH lớp TRUNG cấp CHÍNH TRỊ CHỦ đề KHIẾU nại tố cáo

19 5,4K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 107 KB

Nội dung

Khái niệm, khiếu nại, tố cáo + Khái niệm khiếu nại: Theo khoản 1 Điều Luật khiếu nại 2011: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này

Trang 1

BÀI THU HOẠCH LỚP TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ CHỦ ĐỀ KHIẾU

NẠI TỐ CÁO

Trang 2

A Më ®Çu

Khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước khi bị xâm hại, đồng thời là biểu hiện tính dân chủ trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Điều 30 Hiến pháp năm 2013 khẳng định

là: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Nhà nước thông qua việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo có thể kiểm tra, giám sát, việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân và phát hiện những việc làm sai trái để kịp thời khắc phục, chấn chỉnh

và xử lý những vi phạm Thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là cơ sở quan trọng để Đảng và Nhà nước ta nhận định đánh giá đúng tình hình thực hiện, thi hành chính sách, pháp luật của các cấp các ngành Đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của cán bộ công chức trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ được giao, từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu trong việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước

Với ý nghĩa trên, trong những năm qua công tác giải quyết khiếu nại,

tố cáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung, xã ….nói riêng luôn được chú trọng, qua đó đã phát huy được tính dân chủ trong đời sống xã hội, phát hiện

ra nhiều tiêu cực, những bất cập, kẽ hở trong cơ chế, chính sách của Nhà nước Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã góp phần khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát

về cho Nhà nước, tập thể và công dân bị chiếm đoạt trái phép, xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế Bên cạnh những việc đã làm được trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa bàn xã đến nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế, cần phải được nghiên cứu để đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại trong thời gian tới

Trang 3

Chương I: C¬ së lý luËn

1 Khái niệm khiếu nại, tố cáo và quyền khiếu nại, tố cáo

1.1 Khái niệm, khiếu nại, tố cáo

+ Khái niệm khiếu nại:

Theo khoản 1 Điều Luật khiếu nại 2011: “Khiếu nại là việc công dân,

cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định,

đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán

bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”

+ Khái niệm tố cáo:

Tại khoản 1 Điều 2 của Luật Tố cáo năm 2011 quy định: " tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

1.2 Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo

: “Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền năng của các chủ thể, là khả năng xử sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của các cơ quan, tổ chức và công dân”.

2 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại tố cáo

2.1 Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại

Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011 thì: người khiếu nại là

“công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại”, người bị khiếu nại là: “cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại” Các chủ thể của pháp luật

Trang 4

khiếu nại khi tham gia vào quan hệ pháp luật khiếu nại có những quyền và nghĩa vụ nhất định

2.1.1 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại

2.1.1.1 Quyền của người khiếu nại:

- Tự mình khiếu nại

- Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại

để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;

- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu

đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;

- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;

- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;

- Rút khiếu nại

2.1.1.2 Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;

Trang 5

- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp

lý của việc khiếu nại;

- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại,

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

- Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại

2.1.2.1 Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:

- Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;

- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu

đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

- Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

2.1.2.2 Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;

- Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn

vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;

- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu;

Trang 6

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;

- Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại;

- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

- Người bị khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

2.2 Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo và người bị tố cáo

Theo quy định của Luật tố cáo năm 2011 thì: người cáo là “công dân thực hiện quyền tố cáo”, người bị tố cáo là: “cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo” Các chủ thể tố cáo và bị tố cáo có những quyền và nghĩa

vụ sau:

2.2.1 Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo

+ Người tố cáo có các quyền sau đây:

- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan,

tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;

- Được khen thưởng theo quy định của pháp luật

+ Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

Trang 7

- Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;

- Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

+ Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

- Được thông báo về nội dung tố cáo;

- Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

- Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật;

- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra

+ Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

- Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra

3 Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại của chính quyền cấp xã

Điều 17 của Luật Khiếu nại quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết

Trang 8

khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp”.

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại ở cấp xã (giải quyết khiếu nại lần đầu) do Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại quy định và được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính Theo quy định này, quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại gồm 03 bước: thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại; tiến hành xác minh nội dung khiếu nại và kết thúc giải quyết khiếu nại

4 Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Tố cáo thì thẩm quyền giải

quyết tố cáo của UBND xã, phường, thị trấn được quy định như sau: “Chủ

tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp”.

Trong trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm nhiệm vụ, công vụ của Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì vụ việc không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Đối với những tố cáo về hành vi phạm tội thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và của Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng; trong trường hợp nhận được những tố cáo này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết theo thời hạn quy định

Trong quá trình xem xét, giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của mình, nếu phát hiện hành vi vi phạm về nhiệm vụ, công vụ có dấu hiệu phạm tội thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cũng phải chuyển vụ việc, các thông tin, tài liệu có được cho cơ quan chức năng giải quyết theo trình tự, thủ tục luật định

Trang 9

Thủ tục giải quyết.

Trình tự thủ tục giải quyết tố cáo theo quy định của Luật tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011, Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo và Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo Quy trình giải quyết tố cáo gồm 03 bước:

+ Tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo:

+ Giải quyết tố cáo

+ Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo:

HƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ ….

1 Đặc điểm tình hình

1.1 Điều kiện tự nhiên

Minh Côi là xã miền núi, cách Thị trấn Hạ Hòa 7km về phía Đông Nam, Phía Đông tiếp giáp với xã Tuy Lộc huyện Cẩm Khê, Phía Nam giáp xã Tiên Lương huyện Cẩm Khê, Phía Tây giáp xã Văn Lang, Phía Bắc giáp xã Mai Tùng huyện Hạ Hòa

Diện tích đất tự nhiên 962,1ha, địa hình đồi núi chiếm 50% diện tích đất tự nhiên của xã và thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam Diện tích: đất cây lúa chiếm 140,34ha, đất nông nghiệp chiếm 189,5ha, đất nuôi trồng thủy hải sản là 68,1ha, đất rừng 345,97ha, diện tích đất ở, đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp là 358,53ha

Được sự quan tâm giúp đỡ của Huyện ủy, UBND huyện, sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền địa phương đã lãnh đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010-2015 đã

đề ra

Trang 10

Đảng bộ xã có 218 đảng viên, sinh hoạt ở 10 chi bộ (trong đó có 07 chi

bộ khu dân cư, 01 chi bộ trường học, 01 chi bộ Trạm y tế, 01chi bộ cơ quan)

Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ đạt từ 97% trở lên trong đó đảng viên hoàn đủ tư cách hoàn thành tốt nhệm vụ hàng năm từ 74,3-81% tỷ

lệ chi bộ đạt trong sạch vững mạnh đạt 50,26%, Đảng bộ 3/5 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ

Công tác xây dựng, củng cố chính quyền được quan tâm chỉ đạo, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, UBND Tổng số cán bộ, công chức có

20 đồng chí Trình độ Đại học, cao đẳng chiếm 23,8%, trung cấp chiếm 71,4%, sơ cấp 4,8% Trình độ lý luận chính trị 95% cán bộ, công chức có bằng trung cấp lý luận

Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân được tăng cường và từng bước đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, đã tạo được nhiều phong trào hoạt động của quần chúng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Kết quả hoạt động trong 5 năm qua các đoàn thể xếp loại vững mạnh xuất sắc Đã tích cực tham gia xây dựng chính quyền, công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở

cơ sở góp phần xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh

2 Kết quả giải quyết công tác khiếu nại, tố cáo của xã Minh Côi, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

2.1 Kết quả đạt được

Từ năm 2012 khi Luật Khiếu nại, tố cáo có hiệu lực dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, cấp ủy và chính quyền địa phương làm tốt công tác triển khai Luật khiếu nại, tố cáo, đồng thời coi công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là công tác trọng tâm của địa phương để đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền đã có nhiều cố gắng trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã bố trí phòng tiếp dân tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, niêm yết lịch tiếp dân, nội quy tiếp dân Để nâng

Ngày đăng: 07/09/2017, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w