1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THU HOẠCH lớp TRUNG cấp CHÍNH TRỊ CHỦ đề sử DỤNG cán bộ

14 13,4K 77

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

Nguyên tắc đánh giá cán bộ cấp cơ sở Để đánh giá đúng cán bộ, công tác đánh giá cán bộ trước hết phải nắm vững những nguyên tắc sau đây: Các cấp ủy đảng mà thường xuyên và trực tiếp là B

Trang 1

BÀI THU HOẠCH LỚP TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ CHỦ ĐỀ SỬ DỤNG

CÁN BỘ

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Cán bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng Cán bộ là những người hoạch định đường lối, chiến lược phát triển, lãnh đạo việc thực hiện, quản lý việc thi hành, đồng thời cán

bộ là người lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để phản ánh lên các cấp chính quyền cấp trên, từ đó cấp trên đề ra các đường lối lãnh đạo, quyết định quản

lý hoặc điều chỉnh các đường lối chính sách đang được thực hiện cho phù hợp

Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác cán bộ Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn coi trọng công tác cán

bộ Người thường nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc"; cán bộ là vốn quý của cách mạng, có vốn mới làm ra lãi, bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán

bộ tốt thì thành công tức có lãi, không có cán bộ tốt thì hỏng việc tức lỗ vốn Vì vậy, công tác cán bộ phải được xem là công việc gốc của Đảng, phải biết cách lựa chọn, sử dụng và không ngừng bồi dưỡng cán bộ để cái vốn quý đó ngày càng to lớn lên theo yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng

Công tác cán bộ gồm nhiều khâu như: đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ Mỗi khâu có một vị trí nhất định và các khâu có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đánh giá là khâu tiền đề đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở của các khâu khác Bên cạnh đó, việc sử dụng cán bộ hợp lý hay không hợp lý cũng sẽ quyết định đến sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH của nước nhà hiện nay Cụ thể là, nếu đánh giá và sử dụng đúng thì sẽ có cơ sở cho lựa chọn, quy hoạch, bố trí cán bộ đúng; ngược lại, nếu đánh giá và sử dụng sai thì sẽ lựa chọn, quy hoạch, bố trí sai cán

bộ và hậu quả thật khôn lường

Thị trấn trong nhiều năm qua đã đạt được nhiều thành tích về phát triển kinh tế, chính trị, xã hội Những kết quả có được là nhờ sự quan tâm lãnh đạo

Trang 3

ủy-chính quyền trên các lĩnh vực, trong đó có công tác đánh giá, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đánh giá, sử dụng cán bộ của phường cũng bộc lộ một số bất cập và chưa thật sự hợp lý Điều đó đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá và sử dụng cán bộ của thị trấn trong những năm tới

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Công tác đánh giá cán bộ

1.1 Vai trò, ý nghĩa của đánh giá cán bộ

Nhận xét, đánh giá cán bộ là việc hệ trọng, là khâu mở đầu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để lựa chọn, bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ

Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năng của từng cán bộ và của

cả đội ngũ cán bộ Đánh giá không đúng cán bộ sẽ dẫn tới bố trí, sử dụng đề bạt,

bổ nhiệm sai, gây ảnh hưởng không tốt cho địa phương, cơ quan, đơn vị Song, đánh giá cán bộ là công việc hết sức phức tạp

Nhận xét, đánh giá cán bộ không những góp phần xây dựng đội ngũ cán

bộ phát triển vững mạnh toàn diện, mà còn góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, ngăn chặn các phần tử cơ hội, giữ gìn an ninh chính trị nội

bộ, làm thất bại âm mưu phá hạo ta từ bên trong của các thế lực thù địch

Thực tiễn công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay cho thấy, đánh giá cán bộ

là công việc cực ký khó khăn, nhưng rất hệ trọng Vì vậy, việc đánh giá cán bộ cần phải có nguyên tắc, quy trình, quy chế chặt chẽ, thống nhất trong toàn Đảng,

Trang 4

ở mọi cấp, mọi ngành, bảo đảm cho công tác đánh giá cán bộ đạt độ chính xác cao

2.1.2 Nguyên tắc đánh giá cán bộ cấp cơ sở

Để đánh giá đúng cán bộ, công tác đánh giá cán bộ trước hết phải nắm vững những nguyên tắc sau đây:

Các cấp ủy đảng mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Thường vụ huyện

ủy, Ban Thường vụ đảng ủy cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh giá trong phạm vi trách nhiệm được phân công

Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công việc làm thước đo, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình

Đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển

2 Sử dụng cán bộ ở cơ sở

2.1 Bổ nhiệm cán bộ

* Khái niệm bổ nhiệm cán bộ

Bổ nhiệm cán bộ là quyết định cử cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạo trong

bộ máy tổ chức, thực chất là giao trách nhiệm, quyền hạn cho cán bộ lãnh đạo một ban, một bộ một ngành, một cơ quan đơn vị…Đây là khâu quyết định trong công tác cán bộ

* Nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ

Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ Tập thể lãnh đạo ở các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu cơ quan, đơn vị

Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực và sở trường của cán bộ

Trang 5

Đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức, cơ quan, đơn vị

* Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ

Trong phạm vi quản lý cán bộ theo quy định phân cấp của Bộ Chính trị: Người đứng đầu và các thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá cán bộ mà mình đề xuất Tập thể cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá cán bộ, quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định

Cá nhân, tập thể đề nghị bổ nhiệm cán bộ phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình

* Thời hạn bổ nhiệm cán bộ

Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ là 5 năm đối với cán bộ cấp trưởng, cấp phó ở cơ quan, đơn vị trong bộ máy tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, các đơn vị

sự nghiệp từ cấp huyện trở lên; thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng các doanh nghiệp nhà nước

Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ dưới 5 năm đối với một số chức vụ đặc thù theo quy định riêng

* Điều kiện bổ nhiệm cán bộ

Bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm

Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng

Trang 6

Tuổi bổ nhiệm: Cán bộ các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tuổi bổ nhiệm lần đầu nói chung không quá 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ; Cán bộ các cơ quan huyện, quận và tương đương, tuổi

bổ nhiệm lần đầu nói chung không quá 45 tuổi (cả nam và nữ)

Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất 1 năm kể từ khi có quyết định kỷ luật

* Quy trình bổ nhiệm cán bộ

Người đứng đầuvà các thành viên trong ban lãnh đạo tổ chức đảng (cấp ủy đảng, chi bộ) và người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự dự kiến bổ nhiệm

Tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị công tác Tập thể lãnh đạo xem xét, quyết định bổ nhiệm hoặc trình lên cấp trên bổ nhiệm theo quy định phân cấp quản lý cán bộ

Quy trình bổ nhiệm cán bộ nói trên được áp dụng chung cho các đối tượng cán bộ, tuy nhiên những cán bộ thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được quy định riêng

2.2 Điều động, luân chuyển cán bộ

* Điều động cán bộ

Điều động cán bộ là hoạt động của cơ quan quản lý cán bộ làm thay đổi vị trí công tác của một hay nhiều cán bộ từ cơ quan đơn vị này đến cơ quan đơn vị khác nhằm thực hiện những mục tiêu về tổ chức và cán bộ

Chủ thể của hoạt động điều động cán bộ: cơ quan quản lý cán bộ các cấp của Đảng, gồm các cấp ủy, thường vụ cấp ủy và ban cán sự đảng các cấp của Đảng

Nội dung của điều động cán bộ là chuyển vị trí công tác của cán bộ từ cơ quan đơn vị này đến hoạt động ở cơ quan đơn vị khác, có vị trí tương đương hoặc khác với vị trí cũ

Trang 7

Mục đích: sắp xếp lại tổ chức và đội hình cán bộ cho hợp lý hơn, bảo đảm hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao

Vai trò: điều động cán bộ có vai trò quan trọng trong xây dựng các tổ chức thông qua việc sắp xếp, điều chỉnh và lập thành tổ chức mới, cũng như góp phần phát huy tốt khả năng của cán bộ trên các cương vị được giao

* Luân chuyển cán bộ

- Luân chuyển cán bộ là hoạt động chuyển đổi lần lượt vị trí công tác của cán bộ trong cơ cấu tổ chức theo những vòng khâu, có tính lặp lại nhằm đạt tới những mục tiêu về lãnh đạo, quản lý của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ

- Vai trò của luân chuyển cán bộ:

+ Sử dụng có hiệu quả và tạo sự đồng điệu trong toàn bộ đội ngũ cán bộ, cán bộ được trải qua các cương vị khác nhau sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, học hỏi thêm nhiều kiến thức trong các lĩnh vực công tác được giao

+ Tạo điều kiện cho cơ quan quản lý đánh giá đúng hơn khả năng của cán

bộ thuộc quyền

+ Bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn

+ Khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở THỊ TRẤN…, HUYỆN…., TỈNH… HIỆN NAY

1 Đặc điểm tình hình

Thị trấn….nằm ở phía nam huyện…, có tổng diện tích tự nhiên là 100,88

ha, mặt bằng địa lý thuận lợi, phía đông giáp ….và …, phía tây giáp …, phía bắc

giáp xã …, phía nam giáp Sông Hồng Thị trấn… nằm ở vị trí thuận lợi , địa

hình tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hòa tạo điều kiện cho thị trấn có thể phát

Trang 8

triển toàn diện Các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận lợi, tạo điều kiện cho giao thông đi lại và giao lưu trao đổi hàng hóa Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được chú trọng góp phần thúc đẩy sản xuất, các công trình văn hóa, thể dục thể thao được đầu tư xây dựng

Tổng số nhân khẩu toàn thị trấn là … người với … hộ gia đình sinh sống ở… khu dân cư Số người trong độ tuổi lao động trên toàn thị trấn năm 2016 là

… người, chiếm 48,9% ; tổng dân số chủ yếu là ND, bên cạnh đó còn có cán bộ, công nhân viên chức, người làm dịch vụ - thương mại – tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác

2 Kết quả công tác đánh giá và sử dụng đội ngũ cán bộ ở thị trấn…, huyện…, tỉnh…

2.1 Về đánh giá cán bộ

Có thể nói, về cơ bản thị trấn đã thực hiện đầy đủ các bước của công tác đánh giá cán bộ Kết quả đánh giá cán bộ phù hợp với thực chất hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị Đây là cơ sở để TT lựa chọn, bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện tốt chính sách cán bộ

Nhờ thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ, TT đã phát huy được tiềm năng của từng cán bộ và của cả đội ngũ cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán

bộ phát triển vững mạnh toàn diện, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực trong đội ngũ cán

bộ, ngăn chặn các phần tử cơ hội, giữ gìn an ninh chính trị nội bộ Trong nhiều năm liền tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt TSVM trở lên luôn ở mức cao, không có tổ chức cơ sở đảng yếu, kém, không có tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo về công tác cán bộ Cũng nhờ thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ mà tốc độ phát triển kinh tế của TT luôn dẫn đầu trong toàn H, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt qua các năm, đưa TT trở thành đơn vị trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng của H và của tỉnh

2.2 Về sử dụng cán bộ

Trang 9

- Công tác bổ nhiệm cán bộ

Quy trình, thủ tục bổ nhiệm cán bộ được TT thực hiện theo đúng quy định

về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, được quy định tại các văn bản: Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức,

miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo; Quyết định số 747/QĐ/TW của Ban

thường vụ Tỉnh ủy, ngày 02/7/2012 ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, thôi chức, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển các chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương, thủ trưởng, phó thủ trưởng đơn vị, đơn vị sự nghiệp trực thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện và các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã; Quyết định số 510-QĐ/TW ngày 20/1/2012 của Ban thường vụ Tỉnh ủy ban hành quy chế đánh giá, bổ nhiệm bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, thôi giữ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; Quyết định số 2518-QĐ/TW ngày 24/4/2015 về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại… ban hành kèm theo Quyết định

số 747-QĐ/TW ngày 02/7/2012 của Ban thường vụ Tỉnh ủy

Trong nhiệm kỳ từ 2010 đến 2015 đã bầu, bổ nhiệm các chức vụ như sau: cán bộ tư pháp bổ nhiệm Phó Chủ tịch TT; Phó Chủ tịch được bầu Chủ tịch; Chủ tịch được bầu Bí thư Đảng ủy

- Công tác điều động, luân chuyển cán bộ:

Luôn quán triệt nội dung Nghị quyết, các kế hoạch của thành ủy và Tỉnh

ủy giúp cho cán bộ nắm vững chủ trương của Đảng, nhận thức rõ hơn mục đích, yêu cầu, phương châm, nguyên tắc của luân chuyển cán bộ Sau đó, lãnh đạo đã tiến hành rà soát lại chức danh quy hoạch cán bộ để điều chỉnh, bổ sung và xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho mỗi chức danh làm cơ sở cho công tác luân chuyển cán bộ Với phương châm tích cực, thận trọng, phường đã chọn một số cán bộ có năng lực, triển vọng, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận ở các chức danh

Trang 10

chủ chốt đề nghị thành phố xem xét Quy trình thực hiện cán bộ luôn kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng và tổ chức, coi trọng công tác tư tưởng khi có yêu cầu luân chuyển Cán bộ luân chuyển được trao đổi thông suốt về chủ trương, thống nhất về tư tưởng để tự giác chấp hành, thực hiện quyết định điều động luân chuyển của tổ chức

Việc thực hiện luân chuyển cán bộ đã góp phần tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có triển vọng; đồng thời giúp cán

bộ trưởng thành nhanh và toàn diện, vững vàng về chính trị, đáp ứng yêu cầu đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành vừa có kiến thức vừa có năng lực thực tiễn Mặt khác, luân chuyển cán bộ đã góp phần chống tư tưởng chủ quan, không phát huy được tính năng động sáng tạo của cán

bộ Quá trình thực hiện luân chuyển cán bộ đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên, đưa việc luân chuyển cán bộ vào nề nếp, thường xuyên trong công tác cán bộ, khắc phục được tình trạng cục

bộ, khép kín trong từng cơ quan, đơn vị Sau thời gian luân chuyển đa số cán bộ

đã trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được đề bạt bổ nhiệm các chức vụ cao hơn phù hợp với khả năng, trình độ của cán bộ

Về góc độ phòng, chống tham nhũng và tình trạng đơn, thư khiếu kiện kéo dài, mất đoàn kết nội bộ; vi phạm nguyên tắc tập trung, dân chủ; yếu kém trong quản lý, điều hành, nhất là lĩnh vực ngân sách, tài chính công, đất đai, tình hình TTXH sau khi có cán bộ luân chuyển, các đồng chí đã cùng tập thể cấp

ủy cơ sở xây dựng lại quy chế làm việc, quản lý, điều hành bảo đảm dân chủ, khách quan, không lấn sân, bao biện làm thay từ đó đã xây dựng được bầu không khí dân chủ, cởi mở, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn đảng bộ, góp phần ổn định tình hình, phát triển kinh tế - xã hội

2.2 Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bổ nhiệm và điều động, luân chuyển cán bộ cũng còn tồn tại một số hạn chế, bất cập

Ngày đăng: 07/09/2017, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w