LỜI CẢM ƠN Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và chu đáo của cô giáo hướng dẫn - Thạc sĩ Lê Kim Nhung cùng với sự góp ý của thầy cô trong t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN _*** _
PHÙNG THỊ QUỲNH
BIỆN PHÁP ĐIỆP NGỮ TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
HÀ NỘI – 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN _*** _
PHÙNG THỊ QUỲNH
BIỆN PHÁP ĐIỆP NGỮ TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình và chu đáo của cô giáo hướng dẫn - Thạc sĩ Lê Kim Nhung cùng với sự góp ý của thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận được hoàn thành ngày 10 tháng 4 năm 2017
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là cô
giáo Lê Kim Nhung đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017 Người thực hiện
Phùng Thị Quỳnh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Kim Nhung Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi Những kết quả thu được là hoàn toàn chân thực và chưa có trong một đề
án nghiên cứu nào
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017 Người thực hiện
Phùng Thị Quỳnh
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Đối tượng nghiên cứu 7
7 Phương pháp nghiên cứu 8
8 Bố cục khóa luận 8
PHẦN NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9
1.1 Biện pháp điệp ngữ 9
1.1.1 Định nghĩa 9
1.1.2 Các kiểu điệp ngữ trong tiếng Việt 9
1.2 Thơ 13
1.2.1 Khái niệm 13
1.2.2 Đặc trưng của ngôn ngữ thơ 13
1.3 Vài nét về tác giả Lưu Quang Vũ 18
1.3.1 Cuộc đời sự nghiệp 18
1.3.2 Phong cách nghệ thuật 20
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ 22
2.1 Bảng khảo sát thống kê 22
2.2 Nhận xét sơ bộ về việc sử dụng phép điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ 22
2.3 Phân loại phép điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ 24
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ TU TỪ CỦA BIỆN PHÁP ĐIỆP NGỮ TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 32
3.1 Điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh đối tượng con người được phản ánh 32
3.2 Điệp ngữ với tác dụng thể hiện thời gian và không gian nghệ thuật 36
Trang 63.2.2 Điệp ngữ với tác dụng thể hiện không gian 39
3.3 Điệp ngữ với việc thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ riêng về cuộc đời, về tình yêu của thi nhân 42
3.4 Điệp ngữ với việc thể hiện phong cách tác giả 48
3.4.1 Cái tôi trữ tình đắm đuối 48
3.4.2 Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu tính tạo hình và biểu cảm 52
PHẦN KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Khẳng định tầm quan trọng của những cách dùng ngôn ngữ nghệ
thuật độc đáo, sáng tạo, Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp
tu từ tiếng Việt” đã viết: “Cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ chính là các phương tiện, biện pháp tu từ” Trong quá trình nghiên cứu về ngữ âm và ngữ
pháp, biện pháp tu từ là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm Thông qua việc nghiên cứu các biện pháp tu từ thể hiện qua vỏ âm thanh và cấu trúc ngữ pháp, chúng ta có thể thấy rõ sự linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, thấy
rõ sự đa dạng trong cách diễn đạt, cảm nhận rõ vẻ đẹp của tiếng Việt Từ đó, người sử dụng ngôn ngữ có thể vận dụng vào việc phân tích và tạo lập văn bản, tiếp nhận văn bản văn học một cách có hệ thống toàn vẹn và hoàn chỉnh hơn ở nhiều góc độ khác nhau Việc tìm hiểu hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ là việc làm có nhiều ý nghĩa giúp bồi dưỡng thêm năng lực cảm thụ thi ca và giúp sinh viên chúng ta khám phá sự
kì diệu của ngôn ngữ thơ
1.2 Với tư cách là một kịch gia, Lưu Quang Vũ đã khẳng định được vị
trí và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mình trên “địa hạt sân khấu” hiện đại Việt Nam Anh để lại hơn 50 vở kịch và được đánh giá là “nhà viết kịch lớn nhất
thế kỉ này của Việt Nam” (thế kỉ XX - Phan Ngọc), là “Moliere ở Việt Nam”
Song ít ai biết rằng thơ mới chính là tâm hồn, là miền sâu thẳm, là đời sống của Lưu Quang Vũ Thơ anh thể hiện khát vọng muốn bày tỏ tâm hồn mình với thế giới xung quanh, được trao gửi và được dâng hiến Vũ Quần Phương
một nhà thơ cùng thời với Lưu Quang Vũ cũng nói: “Có cảm giác anh viết
kịch để sống với mọi người và làm thơ để sống với riêng mình… Tôi thấy thơ mới là nơi anh kí thác nhiều nhất và tôi tin nhiều bài thơ của anh sẽ thắng được thời gian” Với hành trình sáng tác hơn 20 năm, khoảng thời gian chưa
Trang 8dài nhưng Lưu Quang Vũ thực sự đã là một thi sĩ tài năng, một cá tính thơ độc đáo trong dòng thơ Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỷ XX Như vậy, thơ cũng là mảng sáng tác rất thành công, tạo nên phong cách thơ Lưu Quang Vũ
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tế trên, chúng tôi nghiên cứu
đề tài: “Biện pháp điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ”
2.1 Nghiên cứu điệp ngữ trong các giáo trình
2.1.1 Nghiên cứu điệp ngữ từ góc nhìn của các nhà Phong cách học tiếng Việt
Điệp ngữ được các nhà Phong cách học tiếng Việt chú ý đến từ rất
sớm Trong “Giáo trình Việt ngữ”, tập III (Tu từ học), Đinh Trọng Lạc (1964) đã phát hiện: “Trong giao tiếp không phải do cẩu thả mà chính do một
dụng ý, tác giả muốn nhấn mạnh vào những từ cần thiết, để cho tư tưởng, tình cảm hiểu hiện trở lên mạnh mẽ, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc Trong trường hợp này, chúng ta có điệp ngữ” [5, 237 – 238]
Tác giả Đinh Trọng Lạc, trong giáo trình đã trình bày ông phân chia thành 5 kiểu điệp ngữ cơ bản:
- Lặp lại ở đầu câu văn
- Lặp lại ở cuối câu văn
- Lặp lại ở giữa câu văn
- Lặp vòng tròn
- Lặp cách quãng
Trang 9Tác giả đã xếp điệp từ ngữ vào loại biện pháp tu từ cú pháp Ông khẳng
định: những cách điệp ngữ là “những cách trùng lặp tiêu biểu nhất trong
phạm vi cú pháp” [5, 238]
Nhóm tác giả Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú và Nguyễn Thái
Hòa, 1982, đã cho rằng: “Điệp từ ngữ là một phương thức ngữ nghĩa, ở đây
người ta lặp lại có ý thức hai hay nhiều từ ngữ như nhau, những câu và đoạn văn như nhau, cả các kiểu câu hay cách phô diễn như nhau” [3, 168]
Ngoài việc nêu định nghĩa về biện pháp tu từ điệp ngữ, tập thể tác giả trong cuốn sách “Phong cách học tiếng Việt” đã phân loại điệp ngữ thành những kiểu chủ yếu sau:
- Điệp nối tiếp
- Điệp cách quãng
- Điệp vòng tròn
- Điệp kiểu câu và điệp phô diễn
Đến năm 1983, tác giả cù Đình Tú, trong cuốn “Phong cách học và
đặc điểm tu từ tiếng Việt” tiếp tục đề cập đến vấn đề điệp ngữ trong văn bản
Cù Đình Tú chia điệp ngữ thành các kiểu:
- Điệp nối tiếp
- Điệp cách quãng
- Điệp kiểu câu
Như vậy giữa Cù Đình Tú với các tác giả cuốn “Phong cách học tiếng
Việt”, (1982), có quan niệm khác nhau về kiểu điệp nối tiếp và điệp vòng
tròn Ngoài hai kiểu điệp đã nêu trên, các kiểu: điệp cách quãng, điệp kiểu
câu, giữa ông nhà nhóm tác giả cuốn giáo trình “Phong cách học tiếng Việt”,
(1982) khá thống nhất
Nhận ra những đóng góp và những hạn chế trong cách trình bày về điệp ngữ của các tác giả trong hai cuốn giáo trình vừa nêu trên Đinh Trọng Lạc
Trang 10(1997) đã đưa ra một định nghĩa về biện pháp tu từ này như sau: “Điệp ngữ là
biện pháp lặp lại một hay nhiều lần những từ, ngữ… nhằm mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe” [6, 280]
Do xác định điệp ngữ là sự lặp lại có mục đích tu từ các từ ngữ cho nên, khác với tác giả hai cuốn giáo trình (1982), (1983) tác giả không coi kiểu điệp ngữ là kiểu điệp câu, đoạn câu có tính phô diễn
2.1.2 Nghiên cứu điệp ngữ dưới góc nhìn của một số nhà Ngữ pháp học văn bản
Các nhà Ngữ pháp học văn bản đề cập đến phép lặp từ ngữ khi nghiên cứu về liên kết văn bản Đi theo hướng này, Trần Ngọc Thêm (1985) trong
“Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” cho rằng: “Dấu hiệu cho phép phân
biệt văn bản với phi văn bản chính là sự liên kết hình thức và nội dung của các câu trong văn bản”
Theo tác giả, điểm mới trong việc nghiên cứu văn bản là việc tìm hiểu các phương thức liên kết câu trong văn bản Ông đã chia các phương thức liên kết thành ba nhóm:
- Các phương thức liên kết chung, dùng được cho cả ba loại câu: tự nghĩa, hợp nghĩa, ngữ trực thuộc
- Các phương thức liên kết hợp nghĩa, dùng cho loại câu hợp nghĩa và ngữ trực thuộc
- Các phương thức liên kết trực thuộc, chỉ dùng được cho loại nghĩa trự thuộc
Ở nhóm các phương thức liên kết chung, Trần Ngọc Thêm cho rằng:
“có năm phương thức liên kết là tài sản chung mà cả ba loại phát ngôn đều
có thể sử dụng được Đó là: phép lặp (lặp từ vựng, lặp ngữ pháp, lặp ngữ âm), phép đối, phép thế đồng nghĩa và phép tuyến tính”
Trang 11Tác giả đã đưa ra các tiêu chí để phân loại phép điệp từ vựng như sau:
- Căn cứ vào cách thức lặp của chủ tố và lặp tố, có thể chia lặp từ vựng thành “lặp từ và lặp cụm từ”, đồng thời có thể chia lặp cụm từ thành “Lặp hoàn toàn và lặp bộ phận”
- Căn cứ vào bản chất từ loại của chủ tố và lặp tố, có thể chia thành
“lặp cùng từ loại và lặp chuyển từ loại”
- Căn cứ vào chức năng làm thành phát ngôn của chủ tố và lặp tố, có thể chia thành “lặp cùng chức năng hoặc lặp chuyển chức năng”
Cùng hướng nghiên cứu các phép liên kết câu trong văn bản, Diệp Quang Ban (2005) trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” đã đưa ra năm phép liên kết cơ bản:
Diệp Quang Ban cho rằng: “Lựa chọn những từ ngữ có quan hệ như thế
nào đó với những từ ngữ đã có trước, và trên cơ sở đó làm cho câu chứa từ ngữ
có trước với câu chứa từ ngữ mới được chọn này liên kết với nhau” [1,386]
Trong đó, phép từ ngữ là “Việc sử dụng trong câu những từ ngữ đã
được dùng ở câu trước theo kiểu nhắc lại y nguyên như vốn có, trên cơ sở đó liên kết những câu chứa đựng chúng với nhau” [1,386]
Trong cuốn giáo trình này, Diệp Quang Ban đã xác định mối quan hệ giữa từ ngữ được lặp (vốn có trước) với những từ ngữ dùng để lặp (vốn có sau) với những từ ngữ dùng để lặp (xuất hiện sau) theo hai hướng:
Trang 12- Đồng nhất trong quy chiếu
- Không đồng nhất trong quy chiếu
* Như vậy: Tất cả những công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ
kể trên xét về phương diện lý luận đều là những thành tựu có giá trị trong công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu tiếng Việt nói chung Song, những công trình nghiên cứu ấy còn nằm trên bình diện rộng Nó chưa đi vào tìm hiểu hết ý nghĩa và tác dụng của hiện tượng lặp và phép điệp ngữ ở từng tác giả và tác phẩm cụ thể
2.2 Việc nghiên cứu về phép điệp ngữ của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Gần đây, nghiên cứu phép điệp trong các văn bản nghệ thuật thu hút nhiều sinh viên khi làm khóa luận tốt nghiệp Có thể kể ra đây những đề tài
khóa luận và tác giả đã thực hiện đề tài đó:
-“Hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ Việt Nam hiện đại”,
Nguyễn Tố Tâm, sinh viên K24, Khoa Ngữ Văn_ 2002
-“Hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ Nguyễn Bính”, Trần Thị
Thanh Bình, sinh viên K28, Khoa Ngữ Văn_ 2006
-“Hiệu quả của phép lặp cú pháp trong một số văn bản chính luận”,
Đinh Thị Hồng Duyên, sinh viên K31, Khoa Ngữ Văn_ 2007
-“Hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ lục bát hiện đại Đồng
Đức Bốn”, Trần Thị Minh Yến, sinh viên K31, Khoa Ngữ Văn_ 2009
-“Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú”,
Nguyễn Thị Hiền, sinh viên K32, Khoa Ngữ Văn
- “Tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp trong các văn bản thơ thuộc
chương trình Tiếng Việt ở Tiểu hoc”, Lê Thị Thúy Ngân, sinh viên K34,
Khoa Giáo dục Tiểu học
Nhìn chung, việc nghiên cứu về phép điệp ngữ trong thơ thu hút nhiều bạn sinh viên khoa Ngữ Văn và khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư
Trang 13phạm Hà Nội 2 Chúng ta thấy đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới vì đã
có nhiều người quan tâm nghiên cứu Nhưng “Biện pháp điệp ngữ trong thơ
Lưu Quang Vũ” chắc chắn là một đề tài không cũ vì nó không trùng lặp với
quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ
- Góp phần phục vụ cho việc học tập và giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp những vấn đề lý thuyết về phép tu từ điệp ngữ của các nhà
ngôn ngữ học để ta hiểu lịch sử vấn đề và xây dựng cơ sở lý luận cho việc tìm
hiểu hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ
- Khảo sát, thống kê, phân loại, nhận xét các kiểu điệp từ ngữ trong thơ
Lưu Quang Vũ
- Vận dụng những phương pháp phân tích phong cách học để phân tích
hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ, đồng thời rút ra
những kết luận cần thiết
5 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu biện pháp điệp ngữ trong thơ Lưu
Quang Vũ
6 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung khảo sát, thống kê việc sử dụng phép điệp ngữ
trong 129 bài thơ của Lưu Quang Vũ được in trong tập thơ “Gió và tình yêu
thổi trên đất nước tôi”, Nxb Hội nhà văn, Hà Nôi, năm 2010
Trang 147 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê phân loại
1.2 Thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ
1.3 Vài nét về tác giả Lưu Quang Vũ
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ
2.1 Bảng kết quả khảo sát thống kê
2.2 Nhận xét sơ bộ về kết quả khảo sát thống kê
2.3 Miêu tả phép điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ TU TỪ CỦA PHÉP ĐIỆP NGỮ TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ
3.1 Điệp ngữ với tác dụng nhấn mạnh đối tượng con người được phản ánh 3.2 Điệp ngữ với tác dụng thể hiện thời gian, không gian nghệ thuật
3.3 Điệp ngữ với việc thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ riêng về cuộc đời,
về tình yêu
3.4 Điệp ngữ với việc thể hiện phong cách tác giả
Kết luận
Trang 15
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Biện pháp điệp ngữ
1.1.1 Định nghĩa
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong: “99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt”, NXB Giáo dục, Hà Nội 1997, đã định nghĩa về biện pháp điệp ngữ:
“Điệp ngữ (còn gọi là lặp) là lặp lại những ý thức có từ ngữ nhằm mục
đích nhấn mạnh ý, mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc mở ra những xúc cảm trong lòng người đọc người nghe” [6, 93]
Từ định nghĩa trên, chúng tôi chú ý những đặc điểm cơ bản sau của phép điệp từ ngữ:
- Đây là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa (còn gọi là một phép tu từ ngữ nghĩa)
- Điệp từ ngữ được cá nhân có ý thức sử dụng lặp lại các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ ngữ hoặc câu) nhằm một múc đích tu từ - nghĩa là nhằm diễn đạt sâu sắc, sinh động và độc đáo một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định, trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định; nhấn mạnh nội dung thông báo, tạo nghĩa mới bất ngờ, tạo ra tính nhạc cho lời thơ, lời văn, đem lại giá trị thẩm mĩ cho người đọc người nghe
1.1.2 Các kiểu điệp ngữ trong tiếng Việt
Kế thừa có bổ sung quan điểm phân loại và việc phân chia phép điệp từ ngữ của Đinh Trọng Lạc (1997) chúng tôi chú ý đến những kiểu điệp sau:
1.1.2.1 Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ nối tiếp là dạng điệp, là cách cá nhân có ý thức sử dụng những từ ngữ được lặp lại trực tiếp đứng bên nhau, nhằm tạo cho người đọc những ấn tượng mới mẻ
Ví dụ:
Trang 16“Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào”
(Con chim chiền chiện, Huy Cận)
1.1.2.2 Điệp ngữ cách quãng
Điệp ngữ cách quãng là điệp ngữ trong đó những từ được lặp lại đứng cách xa nhau hay giữa chúng có những từ ngữ đan được đan xen với những từ khác nhằm mục đích tu từ
Ví dụ 1:
“Bé học giỏi, bé nết na
Bé là cô Tấm, bé là con ngoan”
(Cô Tấm của mẹ, Lê Hồng Thiện)
Ví dụ 2:
“Chỉ mong người sống có tình
Cho sông hết lũ, cho mình vẫn ta Cho sao thành dải ngân hà
Thương yêu chỉ biết thật thà thế thôi”
(Xéo gai anh chẳng sợ đau, Đồng Đức Bốn)
Em tiếc gì mùa thu”
(Thoi tơ, Nguyễn Bính)
Trang 171.1.2.4 Điêp đầu - cuối
Điệp đầu - cuối là kiểu điệp trong đó các từ đứng ở đầu và cuối câu thơ, đoạn thơ hoặc bài thơ được lặp lại
Ví dụ 1:
“Đảo không phải là thuyền
Sao neo hoài giữa biển
… Tôi là đảo ngoài khơi
Em là thuyền của đảo”
(Đảo, Ngô Văn Phú)
Ví dụ 2:
“Em đừng khóc nữa em ơi Dẫu sao thì sự đã rồi nghe em!”
(Lỡ bước sang ngang, Nguyễn Bính)
1.1.2.5 Điệp cuối - đầu
Điệp cuối - đầu là phép điêp trong đó các từ được lặp lại nằm ở cuối câu trước và đầu câu sau
1.1.2.6 Điệp theo kiểu diễn đạt
Điệp theo kiểu diễn đạt là kiểu điệp nhằm diễn tả một dụng ý nào đó của tác giả
Trang 18Ví dụ:
“Thân em như thể xuyến vàng Thân anh như manh chiếu rách bạn hàng bỏ quên Thân em như hột gạo lắc trên sàng
Thân anh như hột lúa lép giữa đàng gà bươi”
(Ca dao) 1.1.2.7 Điệp vòng tròn
Điệp vòng tròn là một dạng điệp ngữ, trong đó chữ cuối của câu trước được lặp lại thành chữ ở đầu câu sau, và cứ thế làm cho câu văn doạn thơ bài thơ có giá trị tu từ
Ví dụ 1:
“Chim ri là dì sáo sậu Sáo sậu là cậu sáo đen Sáo đen là em tu hú
Sông ơi, có thấp thỏm mong thu về.”
(Biến tấu ca dao, Đỗ Bạch Mai)
1.1.2.8 Điệp hỗn hợp
Điệp hỗn hợp là dạng điệp trong đó sử dụng nhiều loại nhiều cách điệp khác nhau trong cùng một đoạn văn bản
Ví dụ:
Trang 19“Ta thường nhặt nắng trong mưa Nhặt sương trong đám cỏ thưa mé đồi
Ta thường ngóng gió trông trời
Trông mây trông núi, trông người phương xa
Nhớ thương là của người ta
Như vậy, cơ sở lý luận của biện pháp tu từ là một trong những tiền đề lý
luận quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu “Điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ”
1.2.2 Đặc trưng của ngôn ngữ thơ
1.2.2.1 Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu nhạc tính
Nhạc tính của ngôn ngữ thơ được tạo ra bởi những âm thanh luyến láy, những từ ngữ trùng điệp, sự phối hợp uyển chuyển giữa các thanh bằng trắc, cách ngắt nhịp linh hoat… Bằng những điều đó mà người nghệ sĩ tạo dựng
Trang 20lên được những câu thơ, những hình tượng thơ giàu sức truyền cảm lớn, tạo nên những cung bậc tình cảm tinh tế nơi người đọc
Theo các nhà nghiên cứu, nhạc tính trong thơ được thể hiện ra ở ba mặt
cơ bản Đó là: sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp:
Sự cân đối là sự tương xứng hài hoà giữa các dòng thơ Sự hài hoà đó
(Vội vàng, Xuân Diệu)
Sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ thể hiện ở cách hoà âm, ở sự thay đổi
độ cao giữa hai nhóm thanh điệu
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Tất cả những khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến được vơi đi bởi câu thơ toàn vần bằng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ thể hiện ở sự dùng vần, điệp từ, ngữ và điệp cú Chúng có tác dụng như một phương tiện kết dính các dòng thơ lại với nhau thành một đơn vị thống nhất, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho trí nhớ vừa tạo nên vẻ đẹp trùng điệp cho ngôn ngữ thơ:
“Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn
Nước non rả rích giọt đàn mưa xuân”
(Tiếng đàn mưa, Bích Khê)
Các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ở đây vừa diễn tả được hình ảnh cơn mưa của đất trời vừa tạo nên một ấn tượng vương vấn không dứt trong lòng người
Trang 21Như vậy, thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy Nhạc điệu trong thơ là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ
1.2.2.2 Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ hàm súc
Nói như nhà thơ Ôgiêlốp: Bài thơ là một lượng thông tin lớn nhất trong một diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất” Có nghĩa là người nghệ sĩ phải biết lựa chọn những từ ngữ thật hàm súc, ngắn gọn mạ lại chứa đựng được lượng thông tin
mà mình muốn truyền tải thể hiện trên khuôn khổ chật hẹp của trang giấy
Tính hàm súc được hiểu là khả năng của ngôn ngữ có thể miêu tả mọi hiện tượng của cuộc sống một cách cô đọng, ít lời mà nói được nhiều ý, ý tại ngôn ngoại Đây chính là cách dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu hiện
cao nhất kiểu như Nguyễn Du đã “giết chết” các nhân vật Mã Giám Sinh, Sở
Khanh, Hồ Tôn Hiến, mỗi tên chỉ bằng một từ: cái vô học của Mã Giám Sinh:
“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” ; cái gian manh của Sở Khanh: “Rẽ song đã thấy
Sở Khanh lẻn vào”; cái tầm thường ti tiện của Hồ Tôn Hiến: “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”
Định lượng số tiếng trong thơ cũng là tiền đề tạo ra sự xuất hiện với một mật độ dày đặc các phương tiện nghệ thuật trong thơ so với văn xuôi Nhiều lúc, trong một bài thơ, có thể thấy xuất hiện cùng một lúc các phương tiện tu từ khác nhau, như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, tượng trưng, điệp từ, điệp ngữ Bài ca dao trữ tình sau đây là một ví dụ:
“Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Đèn thương nhơ ai
Mà đèn không tắt
Trang 22Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề”
Bài ca dao có số lượng từ không nhiều nhưng bằng các biện pháp tu từ
đã thể hiện được tâm trạng khắc khoải nhớ mong của người con gái dường như còn vang mãi, dư âm đến tận bây giờ và cả mai sau, không chỉ của một người mà của nhiều người
Để đạt được tính hàm súc cao nhất, có thể biểu hiện được cái vô hạn của cuộc sống trong những cái hữu hạn của các đơn vị ngôn ngữ, thơ ca phải tính đến những kiểu tổ chức đặc biệt Dưới áp lực của cấu trúc ngôn ngữ khác thường này, ngữ nghĩa của từ trong thơ không dừng lại ở nghĩa gốc, nghĩa đen, nghĩa trong từ điển mà phong phú, sâu sắc, tinh tế hơn Câu thơ của Lâm
Thị Mỹ Dạ: “Em đã lấy tình yêu của mình thắp lên ngọn lửa” thì sự kết hợp
bất thường về nghĩa đã mở ra những liên tưởng hết sức thú vị Trong đời thường, khi nói đến việc “thắp lửa”, người ta một là nghĩ đến phương tiện như: cái bật lửa, que diêm hai là nguyên liệu như: dầu hoả, dầu dừa Ở đây,
nhà thơ lại thay nó bằng một “chất liệu” rất trừu tượng thuộc lĩnh vực tinh
thần Và trong quan hệ với cái chất liệu trừu tượng đó, nghĩa bề mặt của
"ngọn lửa" bị mờ đi, mở ra những nghĩa mới Đó là: chân lý, niềm tin, lý
tưởng cuộc đời
1.2.2.3 Ngôn ngữ thơ có tính truyền cảm
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương phải biểu hiện được cảm xúc của tác giả và phải truyền được cảm xúc của tác giả đến người đọc, khơi dậy trong lòng người đọc những cảm xúc thẩm mĩ Tuy nhiên, do đặc trưng của thơ là tiếng nói trực tiếp của tình cảm, trái tim nên ngôn ngữ thơ ca có tác dụng gợi cảm đặc biệt:
Trang 23Ngôn ngữ thơ không bao giờ là ngôn ngữ chú trọng miêu tả cái khách quan như ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự Nếu nhà văn dùng ngôn ngữ để thuyết minh, miêu tả, nhắn nhủ, giải thích thì nhà thơ dùng ngôn ngữ để truyền cảm Khi Quang Dũng viết:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Quang Dũng không có ý hỏi ai lên Châu Mộc trong buổi chiều sương nào
đó có nhìn thấy phong cảnh hữu tình không mà tác giả khơi trong ta nỗi nhớ thương mất mát, nuối tiếc ngậm ngùi, những ngày tháng, những kỷ niệm, những
ảo ảnh đã tan biến trong đời Quang Dũng gợi trong ta một trạng thái bằng cách hồi sinh những gì đã mất, đồng thời phản ánh tâm trạng của chính mình
1.2.2.4 Ngôn ngữ thơ có tính nhảy vọt, gián đoạn
Đặc trưng này nói đến sự khác biệt căn bản giữa văn xuôi và thơ ca ở chỗ: thơ ca không có tính liên tục và tính phân tích như văn xuôi Thơ ca là mạch cảm xúc tuôn trào của người nghệ sĩ cho nên cái mạch nguồn cảm xúc
đó đã chi phối mạnh mẽ đến việc đọc vận dụng trí liên tưởng và tưởng tượng, những sự suy ngẫm lý giải của mình để lấp đầy
Tóm lại, thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi của sáng tạo văn học nghệ thuật Vì vậy, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật; ngôn ngữ thơ trước hết mang đầy đủ những thuộc tính của ngôn ngữ văn học,
đó là: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm Tuy nhiên, ở mỗi loại tác phẩm khác nhau, những đặc điểm ấy lại biểu hiện dưới những sắc thái và mức độ khác nhau Đồng thời, mỗi loại tác phẩm lại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng Do vậy trong quá trình tìm hiểu “Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ” chúng ta phải dựa
Trang 24vào những hiểu biết về đặc trưng của ngôn ngữ thơ, có như thế chúng ta mới
có thể cảm nhận được hết ý tứ và tình cảm trong từng câu thơ của nhà thơ Lưu Quang Vũ
1.3 Vài nét về tác giả Lưu Quang Vũ
1.3.1 Cuộc đời sự nghiệp
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17/04/1948 tại Phú Thọ Quê gốc của anh ở
Đà Nẵng Cả cuộc đời, Lưu Quang Vũ sống và gắn bó với Hà Nội Anh đã bộc lộ năng khiếu về văn học nghệ thuật từ thưở còn thơ bé Mười ba tuổi cậu
bé Vũ giành giải thưởng của thành phố cả về văn và họa
Năm 17 tuổi, Lưu Quang Vũ nhập ngũ, được biên chế về binh chủng phòng không không quân Đây là giai đoạn có những đổi thay lớn trong cuộc đời Vũ Vũ làm rất nhiều thơ Chùm thơ đầu của Lưu Quang Vũ được in trên
tạp chí Văn nghệ Quân đội với ba bài thơ: “Gửi tới các anh, Lá bưởi lá chanh,
Đêm hành quân” Lưu Quang Vũ nhanh chóng được biết đến với tư cách là
một nhà thơ trẻ tài năng, xuất hiện trên văn đàn với tập thơ “Hương cây” in cùng với Bằng Việt trong tập “Hương cây - Bếp lửa” năm anh 20 tuổi
Năm 1970 Lưu Quang Vũ xuất ngũ Anh đã gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống nhưng anh vẫn tiếp tục viết truyện và làm thơ
Năm 1973, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Lưu Quang Vũ, anh kết hôn với nhà thơ Xuân Quỳnh Gắn bó cuộc đời với Xuân Quỳnh, anh không chỉ gắn bó với một người bạn đời mà còn có một người bạn thơ, cùng nhau vượt qua khó khăn, lận đận và xác định hướng đi đúng cho cuộc đời mình
Năm 1978, Lưu Quang Vũ làm biên tập ở Tạp chí sân khấu Đến năm
1979, cuốn Diễn viên và sân khấu của Lưu Quang Vũ (in chung với Xuân
Quỳnh và Vương Trí Nhàn) được xuất bản Cũng trong năm này, kịch bản
đầu tay “Sống mãi tuổi 17” của anh ra đời và được nhà hát tuổi trẻ dàn dựng,
Trang 25tham gia hội diễn sân khấu toàn quốc và được giải Huy chương vàng Những năm tiếp theo, anh đã có những bước đi phi thường trong lĩnh vực sân khấu
Ngày 29/8/1988, Lưu Quang Vũ đột ngột qua đời trong một tai nạn xe hơi đáng tiếc cùng vợ và con trai Lưu Quỳnh Thơ
Lưu Quang Vũ ra đi đã để lại một sự nghiệp đồ sộ, bao gồm:
- Thơ:
1 Hương cây - Bếp lửa - tập thơ (in chung), Nxb Văn học 1968
2 Mây trắng của đời tôi - tập thơ, Nxb Tác phẩm mới 1989
3 Bầy ong trong đêm sâu - tập thơ, Nxb Tác phẩm mới 1993
Anh có 12 tập thơ đã được đặt tên, có cả những tập đã hoàn chỉnh:
Cuốn sách xếp nhầm trang, Cỏ tóc tiên… và những tập thơ còn dang dở Anh
có hơn 20 năm sáng tác thơ và anh cũng dành rất nhiều trù liệu cho thơ Ngay
từ đầu xuất hiện trên văn đàn, anh đã được đánh giá là một nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng
Thơ là nơi anh kí thác nhiều nhất Với thơ, Lưu Quang Vũ đã có một giọng điệu riêng, đã ổn định một bản sắc thơ nhất quán Lưu Quang Vũ đã sống trong lòng bạn đọc yêu thơ với những câu thơ, bài thơ “không thể thay thế” Có thể nói chàng thi sỹ ấy đã kịp làm hết tất cả những gì có thể để dâng tặng cho đời
- Văn xuôi:
1 Mùa hè đang đến - Tập truyện ngắn, Nxb TPHCM 1983
2 Người kép đóng hổ - Tập truyện ngắn - Hà Nội
3 Một vùng mặt trận - Truyện vừa (in chung), Nxb Phụ nữ, 1980
4 Diễn viên và sân khấu - Tập chân dung diễn viên, sân khấu, 1979
- Kịch: 53 vở
Kịch Lưu Quang Vũ là những trăn trở về lẽ sống làm người và thấm đẫm chất thơ trong đề tài trong tư tưởng, tạo nên thành công và phong cách
Trang 26của riêng anh Lưu Quang Vũ được đánh giá là “nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam”
Ra đi ở tuổi 40, cuộc đời thật ngắn ngủi nhưng anh đã sống hết mình cho nghệ thuật và đã có những đóng góp to lớn cho đời sống văn học nước nhà Lưu Quang Vũ xứng đáng với phần thưởng cao quý nhà nước trao tặng
năm 2000: Giải thưởng Hồ Chí Minh
1.3.2 Phong cách nghệ thuật
Lưu Quang Vũ là nhà thơ trưởng thành trong hiện thực đời sống những năm chống Mỹ cùng với các gương mặt trẻ khác như: Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Thanh Thảo… Ngọn lửa chiến tranh cách mạng đã rèn luyện cho họ một bản lĩnh vững vàng trong cuộc sống và nghệ thuật Trong sự thống nhất chung cao độ của cả một thế hệ nhà thơ chống Mỹ trẻ trung, khỏe khoắn, trong sáng đầy tự tin, thơ Lưu Quang Vũ có một giọng điệu riêng không thể lẫn Lưu Quang Vũ luôn thường trực ý thức về sự sáng tạo, về việc kiếm tìm con đường nghệ thuật và cảm xúc trong thơ Dù viết về dân tộc, về đất nước hay về chuyện cuộc đời truân chuyên của chính mình cũng luôn là những cảm xúc tha thiết, đầy lắng đọng với những dòng thơ “không che dấu
sự thật lòng mình” Trải qua bao hạnh phúc lẫn niềm đau, thơ tình của anh đằm sâu tình cảm của một người đàn ông trưởng thành nhưng rất chân thật, nồng nàn như vốn dĩ tình yêu của muôn đời vẫn vậy
So với các nhà thơ cùng thế hệ, con đường thơ của Lưu Quang Vũ có những ẩn ức riêng, nhưng không vì thế mà anh lạc bước Cốt cách thi sỹ tài hoa ở anh thể hiện rõ trong việc “chưng cất” từ ngữ để tìm kiếm cái tinh diệu cho thơ mình Thơ Lưu Quang Vũ rất phong phú, linh hoạt, vừa mang nét điệu riêng của từng thể loại vừa có những sáng tạo riêng của nhà thơ, góp phần vào việc thể hiện âm hưởng riêng để có thể bộc lộ cảm xúc tự nhiên mà
Trang 27phóng khoáng Hơn nữa, trong thơ Lưu Quang Vũ sự vận dụng nhịp điệu trong từng thi phẩm hoàn toàn do sự dẫn dắt của mạch cảm xúc Có thể nói nhịp điệu trong thơ Lưu Quang Vũ là một tham số ngữ âm có vai trò đắc lực
trong việc thể hiện hồn thơ “đắm đuối” - một đặc điểm nổi bật của thơ
anh.Ngôn ngữ giản dị tự nhiên, giàu tính tạo hình và có sức biểu cảm lớn Ngôn ngữ của một hồn thơ ám ảnh, rất phức điệu nhưng luôn say mê, đắm đuối với cuộc đời
Với Lưu Quang Vũ, thơ cũng là đời Một điều dễ nhận thấy, dường như đối với Lưu Quang Vũ, niềm đam mê thơ ca còn lớn hơn cả kịch trường Anh lặng lẽ miệt mài sáng tạo để có được những vần thơ đích thực với nghệ thuật, đằm chín cùng thời gian, sống mãi trong lòng bạn đọc Có thể nói, những tập thơ của Lưu Quang Vũ với hôm qua còn phải bàn bạc nhưng với hôm nay thì
có thể được khẳng định và tồn tại Lưu Quang Vũ xứng đáng là gương mặt thơ đầy cá tính, độc đáo của nền thơ ca hiện đại Việt Nam
Trang 28CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ
2.2 Nhận xét sơ bộ về việc sử dụng phép điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ
2.2.1 Kết quả thống kê cho thấy, điệp từ ngữ là một biện pháp tu từ
ngữ nghĩa được Lưu Quang Vũ sử dụng trong hầu hết tất cả các bài thơ thuộc đối tượng khảo sát Việc chú ý, chú trọng sử dụng phép điệp từ ngữ đã làm cho thơ Lưu Quang Vũ có sức hấp dẫn với bạn đọc Tuy nhiên các kiểu điệp được tác giả sử dụng không đồng đều trong các sáng tác của mình Theo kết quả thống kê, tác giả sử dụng 6 kiểu điệp trong đó được sử dụng nhiều nhất là phép điệp cách quãng với tần suất 232 lần (chiếm 43,36%) Tiếp đến là điệp đầu với tần suất 218 lần (chiếm 40,75%), điệp liên tiếp và điệp cuối đầu cũng được tác giả sử dụng nhưng với tần suất ít Điệp liên tiếp được sử dụng 13 lần (chiếm 2,43%) và thấp nhất là phép điệp cuối đầu với tần suất 6 phiếu chỉ chiếm 1,12%
2.2.2 Xét về đơn vị từ vựng, Lưu Quang Vũ sử dung rất linh hoạt; có
khi yếu tố điệp đó là một từ, cũng có khi được lặp lại hai hay nhiều từ
Phép điệp là một từ:
Trang 29(Cơn bão)
Phép điệp là một ngữ:
“Nguyện cho kẻ ốm mau lành Nguyện cho tôi thương không phải khóc Nguyện cho lòng tôi đừng sợ hãi
Nguyện cho lòng tôi đừng nguội lạnh tình yêu”
Trang 30“Chỉ khổ đau trong đau khổ của người
Chỉ sướng vui trong vui sướng của người thôi…”
(Người cùng tôi)
Tác giả đã sử dụng 350 phiếu trên tổng số 499 phiếu cho phép điệp một
từ không tính trường hợp lặp lại ở nhan đề, chiếm 70,1% Ngữ được điệp có thể được giữ nguyên cũng có thể bị biến đổi trật tự từ
2.2.3 Xét về đặc điểm từ loại của từ ngữ được sử dụng theo phương thức
điệp ta có thể thấy, trong các sáng tác của mình, Lưu Quang Vũ đã sử dụng nhiều từ loại khác nhau Trong số đó thực từ chiếm 74,2%, hư từ chiếm 25,8%
2.2.4 Trong 129 bài thơ thuộc đối tượng khảo sát có tới 36 bài thơ điệp
lại nhan đề Đó là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ, giúp bạn đọc có thể tiếp cận được tác phẩm một cách hiệu quả nhất Nhan đề có thể được lặp lại hoàn toàn ở câu đầu tiên hoặc câu cuối cùng của bài thơ, cũng có thể lặp lại ở các câu khác nhau trong bài thơ Dù lặp lại nhan đề dưới dạng hình thức nào thì đó cũng là một dụng ý nghệ thuật chứa chan tình cảm, cảm xúc bị dồn nén của nhà thơ Lưu Quang Vũ trước cảnh vật, trước tình yêu với cuộc đời, đất nước
2.3 Phân loại phép điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ
Chúng tôi tiến hành khảo sát tập thơ “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”
Cuốn sách tập hợp hơn 100 thi phẩm của Lưu Quang Vũ, trong đó có cả những tác phẩm chưa từng được công bố của ông Tập thơ đã thể hiện một cách sâu sắc thế giới tâm hồn phong phú và bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ Mặc
dù các bài dài ngắn khác nhau nhưng hầu như ở bài thơ nào tác giả cũng sử dụng phép điệp ngữ Trong quá trình khảo sát chúng tôi thống kê được 535 trường hợp nhà thơ sử dụng phép tu từ điệp ngữ Căn cứ vào cơ sở phân loại và bảng kết quả thống kê đã trình bày ở trên, chúng tôi phân ra thành các kiểu điệp sau:
2.3.1 Điệp cách quãng
Chúng tôi thống kê được 232 trường hợp điệp cách quãng (chiếm 43,36%) Căn cứ vào cách thức sử dụng từ ngữ, điệp ngữ cách quãng được chia thành 4 tiểu loại như sau:
Trang 31Ngày của đời thường thành ngày-ở-bên-em”
“Nếu em biết những gì tôi đã sống
Những buồn vui tôi đã có trong đời
Nếu em biết bây giờ tôi khác lắm
Buổi cùng em kiếm củi ven đồi”
(Nơi ấy)
- Điệp cách quãng một câu
Trang 32Kiểu điệp này chiếm tỉ lệ rất ít 0,9% kiểu điệp với 2 phiếu
“Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi
Gió rừng cao xạc xào lá đổ Gió mù mịt những con đường bụi đỏ Những dòng sông ào ạt cánh buồm căng
…
Để mát rượi những mái nhà nắng lửa
Để luôn luôn được trở lại với đời
Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi ”
(Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi)
- Điệp cách quãng có biến đổi
Kiểu điệp này cũng chỉ chiếm 1,72% kiểu điệp với 4 phiếu
“Chỉ khổ đau vì đau khổ của người Chỉ sướng vui trong vui sướng của người thôi ”
Một người đàn bà ướt lạnh
Đứng chờ anh.”
(Không đề I)
Trang 33Hay:
“Ước chi được hóa thành ngọn gió
Để được ôm trọn vẹn nước non này
Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá
Để mát rượi những mái nhà nắng lửa
Để luôn luôn được trở lại với đời.”
(Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi)
- Điệp đầu là một ngữ
Điệp ngữ nằm ở đầu các câu thơ liên tiếp hoặc cách quãng Có 69 trường hợp chiếm 31,7% kiểu điệp
Ví dụ:
“Ngủ đi em ơi gian phòng nhỏ như thuyền
Giấc ngủ trôi về như dải sông đen
…
Ngủ đi em ơi, sân thượng áo phơi
Những tấm chăn hoa những thảm màu sặc sỡ
Ngủ đi em ơi, trên tường mảnh chai
Không ngăn nổi những đám mây xô giạt”