Bên cạnh những kết quả đạt đượctrong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, chúng ta vẫn còn phải đối mặtvới những thách thức lớn đó là: Ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể, các
Trang 1Phần I:
AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
Trang 2Thưa bà con và các bạn!
Chất lượng thực phẩm tác động trực tiếp thường xuyên đến sức khoẻ, thậmchí tính mạng người sử dụng, về lâu dài còn ảnh hưởng đến nòi giống dân tộc.Ngoài ra, chất lượng Vệ sinh An toàn Thực phẩm còn ảnh hưởng lớn đến phát triểnkinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội Bên cạnh những kết quả đạt đượctrong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, chúng ta vẫn còn phải đối mặtvới những thách thức lớn đó là: Ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể, các khucông nghiệp, công trường, bệnh viện, trường học đang có chiều hướng gia tăng;Thực phẩm nhập lậu qua biên giới diễn biến phức tạp, khó kiểm soát; Thực phẩmgiả, thực phẩm kém chất lượng còn lưu thông trên thị trường; Việc ô nhiễm vi sinhvật và các hoá chất độc hại trên nông sản, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm cònchiếm tỷ lệ cao; Việc không bảo đảm điều kiện vệ sinh của các cơ sở sản xuất, chếbiến thực phẩm còn khá phổ biến
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: Mặt bằng kinh tế chưacao, môi trường đất, nước và không khí bị ô nhiễm… nhưng một trong nhữngnguyên nhân cơ bản là việc chưa thấy hết và làm hết vai trò, trách nhiệm của cácnhà sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trong việc bảo đảm chất lượng vệsinh an toàn đối với các sản phẩm của mình
Như chúng ta đều biết, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là bảođảm cả chuỗi cung cấp thực phẩm từ “trang trại đến bàn ăn”, từ lúc lựa chọn câycon giống, đất, nước, môi trường nuôi, cấy đến thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hoáchất bảo vệ thực vật, thu hái, bảo quản, chế biến, vận chuyển thực phẩm đến ngườitiêu dùng Bất kỳ một mắt xích nào trong chuỗi thực phẩm trên không bảo đảmcũng sẽ dẫn đến thực phẩm không an toàn cho người sử dụng Bên cạnh đó, tráchnhiệm của các Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đã được quy định cụ thể trongcác văn bản quy phạm pháp luật Qua quá trình thanh kiểm tra cũng đã ghi nhậnnhiều doanh nghiệp làm tốt cam kết bảo đảm Vệ sinh An toàn Thực phẩm giữadoanh nghiệp, nhà nước và đại diện người tiêu dùng Tuy nhiên vẫn có một số cácdoanh nghiệp chạy theo lợi nhuận đã quên đi nghĩa vụ đảm bảo chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm đối với cộng đồng và xã hội, các vụ việc như sản xuất nguyênliệu làm mứt bị ô nhiễm, nhập khẩu phủ tạng động vật không đảm bảo chất lượng,chế biến mỡ động vật kém chất lượng, thực phẩm nhiễm RodaminB… là nhữngminh chứng cụ thể về việc thiếu trách nhiệm của một số doanh nghiệp trong việcbảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm Chính vì vậy, để tăng cường hơn nữa vai trò,trách nhiệm của mỗi tập thể, cá nhân trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an
Trang 3toàn thực phẩm; sau đây Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh xin giớithiệu với bà con và các bạn một số kiến thức về đảm bảo Vệ sinh An toàn Thựcphẩm và một số bệnh thường gặp ở Hà Giang Rất mong bà con và các bạn cùnglắng nghe để nâng cao kiến thức và chủ động phòng bệnh:
Các trường hợp ngộ độc thực phẩm thường gặp ở Hà Giang và hậu quả do
không đảm bảo ATVSTP
Bà con và các bạn thân mến!
An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất đáng được quan tâm vì ngày càng cónhiều tác nhân độc hại bị phát hiện trong thực phẩm Mặt khác, môi trường dịch vụ
ăn uống, nhất là các quán ven đường, gánh hàng ngay trên vỉa hè cũng chứa đựng
nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm Đặc biệt số ca tử vong do ngộ độc lại tập
trung nhiều ở các vùng núi phía Bắc, trong đó có Hà Giang Nguyên nhân thường
do người dân vô tình sử dụng nấm độc, bánh ngô chứa độc tố nấm mốc và rượu,rau quả, thức ăn không đảm bảo Vệ sinh An toàn Thực phẩm
Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với bà con những kiến thức về Vệ sinh Antoàn Thực phẩmđể có kiến thức chủ động phòng chống ngộ độc do ăn phải thức ăn,
đồ uống không đảm bảo vệ sinh
Trang 4ăn truyền thống của đồng bào Vào dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán kéo dàiđến hết tết mùng 3.3 (âm lịch), hầu như gia đình vùng cao nào cũng làm bánh từbột ngô để ăn vào bữa chính Bánh ngô mới ăn rất thơm ngon, có vị chua nhẹ Ngộđộc bột ngô mốc thường xảy ra ở các huyện như: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh
và Quản Bạ Trung bình, mỗi năm có tới hàng chục vụ ngộ độc do ăn phải bột ngômốc với hàng chục người mắc và nhiều người chết Theo thống kê của ngành Y tế,ngộ độc bột ngô mốc chiếm tỷ lệ người bị ngộ độc và chết là cao nhất trong cácnguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tại tỉnh ta
Các biểu hiện thường gặp khi ăn phải bột ngô mốc đó là:
- Đau bụng
- Hoa mắt, chóng mặt
- Đau đầu: Lúc đầu đau ít, sau đau tăng dần, đau nhiều, liên tục
- Buồn nôn, nôn ra thức ăn
- Co giật và có thể dẫn đến chết người nếu không được cứu chữa kịp thời
Vì vậy, khi bị ngộ độc chúng ta cần nhanh chóng sơ cứu bệnh nhân tại chỗ bằng cách sau:
- Nhanh chóng gây nôn bằng cách lấy ngón tay sạch hoặc lông gà rửa sạch
để ngoáy họng cho buồn nôn, nôn cho đến khi ra nước trong mới thôi
- Thông báo với cán bộ y tế và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất đểđược cứu chữa kịp thời
Để không còn những vụ ngộ độc bột ngô mốc bà con cần:
- Ngô sau khi thu hái cần được phơi khô, để nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh mốimọt
- Không ăn những hạt ngô bị mốc, mối mọt
- Trong thời gian ngâm ngô làm bánh cần được thay nước sạch hằng ngày.Thường xuyên kiểm tra màu sắc, mùi của ngô trong suốt quá trình ngâm Nếu ngô
Trang 5lên men, có mùi lạ hoặc ngô ngả màu (màu xanh, vàng, rêu ) thì tuyệt đối khôngđược ăn.
- Ngô sau khi xay thành bột cần để ở nơi khô ráo, sạch sẽ Cần nấu ăn ngay,tốt nhất là trong khoảng thời gian 2 đến 3 ngày Trước khi nấu cần kiểm tra kỹ bộtngô, nếu phát hiện trên bột ngô có xuất hiện các chấm xanh, vàng, đỏ, nâu thì tyệtđối không được nấu ăn
- Không sử dụng đường hoá học khi nấu và ăn bánh trôi ngô
Bà con và các bạn thân mến! Để không còn những vụ ngộ độc bánh trôi
ngô mong bà con và các bạn hãy thực hiện tốt những hướng dẫn trên để không cònnhững cái chết thương tâm xảy ra
Trang 6ta đã xếp ngộ độc nấm độc là nguyên nhân có tỷ lệ người ngộ độc và chết cao thứhai sau ngộ độc bột ngô mốc Vì vậy, việc tuyên truyền để mọi người có kiến thức,
tự giác đề phòng ngộ độc do ăn phải nấm độc là vô cùng cần thiết Sau đây xin giớithiệu với bà con và các bạn một số kiến thức để phòng ngộ độc cho mình và ngườithân trong gia đình
Để tránh được ngộ độc và chết do ăn phải nấm độc, mọi người cần biết:
1 Biểu hiện khi ăn phải nấm độc:
Khi ăn phải nấm độc, tuỳ theo loại nấm mà có các biểu hiện ngộ độc khácnhau Biểu hiện ngộ độc nấm cụ thể xuất hiện rất nhanh ngay sau khi ăn 20-30phút; còn bình thường biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau 2-4 giờ, thậm chí xuất hiệnmuộn sau khi ăn 20 giờ Ngộ độc càng muộn thì càng khó chữa, ngộ độc do ăn phảinấm độc thường có các biểu hiện chung như sau:
- Đau bụng dữ dội thành từng cơn, đi ngoài ra nhiều nước tanh, thối, dínhmáu
- Buồn nôn, nôn ra thức ăn, có thể lẫn máu
- Toàn thân mệt mỏi, chân tay lạnh, khát nước, đôi khi nổi mẩn
- Hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái
- Đi tiểu ít hoặc không đi tiểu được
- Khó thở do co thắt phế quản, ứ máu ở phổi
2 Khi biết ăn phải nấm độc cần xử trí như sau:
- Ngay sau khi ăn nấm mà có các biểu hiện trên cần ngay lập tức gây nônbằng các cách như: Móc họng, ngoáy họng bằng lông gà, uống nước mùn thớt…
- Sau đó đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịpthời
Trang 7Chú ý: Không cho nạn nhân uống các loại thuốc với rượu vì chất độc của nấm ngấm rất nhanh vào máu, làm tăng thêm độc tính của chất độc.
3 Để đề phòng ngộ độc nấm, chúng ta cần:
- Không ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên khi không biết đó là nấm độc haynấm không độc Khi biết chắc chắn nấm ăn được mới được ăn
- Kiểm tra nấm thật kỹ trước khi nấu, tuyệt đối không dùng nấm lạ
- Khi không phải tự tay hái nấm hoặc chưa có người phân loại thành thạonấm độc kiểm tra, tuyệt đối không được ăn nấm
- Không ăn thử hoặc cho động vật ăn thử, vì có loại nấm xuất hiện ngộ
độc rất muộn 20-24h vì khi thử vừa không biết được loại nấm độc hay không; nên
rất nguy hiểm, có thể chết người nếu thử phải nấm độc
- Không hái nấm non để ăn (vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nênkhông xác định rõ loại nấm) Không ăn nấm quá già
- Khi bị ngộ độc nấm cần phải đưa tất cả những người bị ngộ độc và cảngười cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến các cơ sở y tế gần nhất đểđược cứu chữa và theo dõi
Nếu quý vị và các bạn không biết chắc là nấm độc hay nấm không độc thìkhông nên ăn Bởi ăn vào nếu bị ngộ độc sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng
Trang 8là nguyên nhân gây nên các vụ ngộ độc do ăn phải thịt cóc ở tỉnh ta.
Thưa bà con!
Trên cơ thể cóc, bộ phận chứa nhiều độc tố nhất là mủ cóc Mủ có ở da,nhưng nhiều nhất ở 2 u bên mắt, bên cạnh đó trứng, gan cóc cũng rất độc Mặc dùđược rửa kỹ và nấu chín thì các độc tố chứa trong thịt, trứng, da và gan cóc vẫnkhông bị phân huỷ và mất đi
Do chế biến không đúng cách, hoặc do sơ xuất trong quá trình làm thịt cóc,trẻ con chơi đùa với cóc, những chất độc của cóc bị đưa vào cơ thể người, khi đóngười bị ngộ độc cóc sẽ có những biểu hiện sau: Thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi
ăn Người bị ngộ độc có thể thấy tê môi, buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim, tim đậpnhanh, hồi hộp, tụt huyết áp, hoảng hốt vì thế sinh ra ảo giác, các rối loạn nhịp timnguy hiểm, một số trường hợp có thể co giật và tử vong nếu không được cứu chữakịp thời
Như bà con đã biết bên cạnh những lợi ích từ cóc là những nguy hiểm có thểgây tử vong Vì vậy, cân nhắc giữa lợi ích nhỏ và mối nguy hiểm lớn mà thịt cócđem lại, cách tốt nhất là không nên sử dụng cóc làm thức ăn Trong trường hợp bàcon và các bạn vẫn muốn dùng những sản phẩm được chế biến từ thịt cóc thì chỉnên sử dụng những sản phẩm có chứng nhận của Bộ Y tế Không nên tự làm hoặcmua hàng bán rong vì không đảm bảo chất độc không bị dính sang thịt nhằm hạnchế những trường hợp ngộ độc đáng tiếc xảy ra
Trang 9Trong dân gian, cây lá ngón, còn gọi là cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường,
hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo Là một loại cây leo thân quấnthường xanh, dài tới 12m khá phổ biến ở miền rừng núi Thân cây có khía, cànhnon màu xanh lục nhạt không có lông, cành già màu xám nâu nhạt Lá mọc đối,không lông, hình trứng hay hình trứng mũi mác, đầu nhọn, mép nguyên, xanh nhẵnbóng, mép lá nguyên, dài 7-12 cm Năm cánh hoa màu vàng, tràng hoa hình phễu
Người bị ngộ độc lá ngón thường có các biểu hiện như: Khát nước, đau
họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ,răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn vàchết rất nhanh do ngừng hô hấp
Sau khi thấy người có một trong các biểu hiện trên thì cần ngay lập tức tìmmọi cách gây nôn và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa kịp thời
Như bà con đã biết, trước những độc tính của lá ngón, cách đề phòng tốt nhất
là chúng ta không nên ăn các loại rau rừng lạ để tránh những cái chết không đáng
có xảy ra
Trang 10ta do từng hộ gia đình tự mua và tự dùng, không còn đội phun thuốc trừ sâu củahợp tác xã đảm nhiệm như trước nên tình trạng ô nhiễm Thuốc bảo vệ thực vậtcàng đáng lo ngại Có nhiều cách chia loại Thuốc bảo vệ thực vật khác nhau, dựavào nhóm đó để biết các thông tin về độ độc, cơ chế tác động, cấu tạo hoá học haymục đích sử dụng Ví dụ để diệt nấm, diệt cỏ dại, thuốc diệt chuột, thuốc diệt ốcbươu vàng Đặc biệt, tỉnh ta là một tỉnh biên giới, việc người dân tự ý mua thuốcbảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, thuốc có thể nhập lậu từ Trung Quốc về,không biết cách sử dụng và bảo quản cũng chính là tác nhân gây ra việc lạm dụng
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường
Bên cạnh những mặt lợi, việc sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật có thể để lạinhiều tác hại cho môi trường và sức khoẻ của con người Thuốc bảo vệ thực vật cóthể gây độc cho người qua các con đường chính như: Thuốc ngấm vào trong đất,nguồn nước, và không khí (khi phun qua đó vào thức ăn đồ uống và vào cơ thể conngười) Thuốc có thể trực tiếp ngấm qua da do tiếp xúc, thuốc ngấm vào thức ăn,
đồ uống do vô tình hay hữu ý, ví dụ để lẫn Thuốc bảo vệ thực vật gần nơi chứađựng mắm, muối Đặc biệt quan trọng là dư lượng thuốc trừ sâu còn tồn dư trên
bề mặt thực phẩm rau quả do người sản xuất thực hành sai nguyên tắc
Trong khi sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật, những cách thực hành sai thườnggặp gây lên tình trạng ô nhiễm trên rau quả là:
- Sử dụng các loại Thuốc bảo vệ thực vật đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng, dokhông biết hoặc cố tình vì muốn hiệu quả diệt sâu cao bảo vệ mùa màng
Trang 11- Lạm dụng thuốc theo nghĩa dùng quá nhiều đợt phun cho một vụ rau quả,hoặc thường xuyên phun ở nồng độ cao hơn nhiều so với hướng dẫn ghi trên nhãn
- Không đảm bảo thời gian phân huỷ kể từ khi phun lần cuối đến khi thu háisản phẩm vì muốn kịp phiên chợ để bán rau hoặc cần ăn ngay
- Không để ý, đọc các thông tin trên nhãn mác, hoặc không được hướng dẫncách sử dụng
Sự thiếu thông tin, kiến thức về độc tính và cách sử dụng Thuốc bảo vệ thựcvật và vì những lợi ích trước mắt thường là nguyên nhân của cách thực hành không
an toàn làm người tiêu dùng có thể bị nhiễm độc hàng loạt
Một số biểu hiện thường gặp của người tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vậthoặc uống nhầm phải thuốc bảo vệ thực vật là: Nổi mẩn, ngứa, nuốt khó, nuốt đau,run chân tay, đái ít hoặc không đi đái được, khó thở, co giật và dẫn đến chết ngườinếu không được chữa trị kịp thời
Để đề phòng ngộ độc do thuốc Bảo vệ thực vật, đối với người tiêu dùng cầnchú ý đến những điểm sau đây:
- Không mua, sử dụng rau quả có mùi, vị lạ, khác thường
- Ngâm kỹ, rửa sạch, gọt vỏ các loại rau quả ăn tươi Ngâm kỹ, rửa rau quả ítnhất 3 lần hoặc rửa dưới vòi nước chảy nếu có thể để loại trừ phần lớn các Thuốcbảo vệ thực vật tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm qua con đường rửatrôi
- Nấu chín và mở vung khi nấu cũng là cách tốt để loại trừ phần lớn cácThuốc bảo vệ thực vật còn sót lại qua sự bay hơi
Về lâu dài, cán bộ bảo vệ thực vật ở các địa phương cần tăng cường hướng
dẫn việc sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật, thường xuyên thông báo trên phương tiệntruyền thông đại chúng các phương pháp sử dụng an toàn hiệu quả, đặc biệt về cácthuốc đã bị hạn chế hoặc cấm sử dụng
Khi sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật bà con cần: Phải đọc, hiểu cách sử
dụng trước khi dùng Sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật theo phương châm 4 đúng:Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, đúng cách, và tuân thủ nghiêm ngặt thời gianphân huỷ của từng loại thuốc đối với từng loại cây trồng Không vì các lợi ích trướcmắt trong giai đoạn kinh tế thị trường mà sử dụng sai quy cách, gieo tai vạ chongười tiêu dùng Đẩy mạnh phong trào trồng rau an toàn, chương trình phòng ngừađộc hại tổng hợp trên rau Cần kết hợp với y tế cơ sở tuyên truyền cho người trồngrau nhận thức rõ mối nguy hiểm về sức khoẻ và tính mạng mà người trồng rau có
Trang 12thể mang tới cho người tiêu dùng, nhấn mạnh đến lương tâm và trách nhiệm chungcủa họ trước cộng đồng
Trang 13nở Hằng ngày chúng ta dùng nhiều thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng để sống
và hoạt động, vì thế việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng Bảnthân thực phẩm cũng có thể chứa các thành phần có hại Mặt khác vi sinh vật nhiễmvào thực phẩm từ động vật, người chế biến thực phẩm, từ môi trường hoặc từ cácthực phẩm khác
Những độc tố này có thể nhiễm vào một cách tình cờ trong thời gian nuôitrồng, chế biến, nấu nướng hoặc do sự tương tác của một số thành phần với nhautrong thực phẩm, khi bảo quản đã hình thành độc tố nhưng cũng có thể là thànhphần tự nhiên của thực phẩm
Quy mô xảy ra các vụ ngộ độc này thường mang tính tập thể với số lượngngười mắc rất lớn, gây ra các gánh nặng cho công tác chuyên trở, cấp cứu bệnhnhân tại các cơ sở y tế Như vậy theo nguyên nhân ta chia ra 2 loại ngộ độc: Ngộđộc thực phẩm do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn và Ngộ độc thực phẩm không do
Nói chung các thực phẩm nếu không được bảo quản, chế biến đúng quy trình
vệ sinh an toàn thì vi khuẩn sẽ phát triển nhanh, mạnh mẽ trong toàn khối thựcphẩm Đặc biệt là các thực phẩm lỏng như sữa, trứng và các thực phẩm nghiền bămnhỏ như patê, thịt băm, rất dễ nhiễm khuẩn cũng như các thực phẩm nhóm thủy hảisản dễ bị phân hủy
Trang 14Sau đây xin giới thiệu với bà con và các bạn những biện pháp chung phòng nhiễm độc thực phẩm do vi khuẩn
- Những cơ sở chế biến phải có kiểm dịch đầy đủ trước khi giết mổ, vệ sinhtrong khâu chế biến, bảo quản và vận chuyển thực phẩm Vai trò của bộ phận kiểmdịch rất quan trọng ở khâu này vì họ có trang thiết bị phục vụ cho kiểm dịch
- Kiểm tra định kỳ sức khỏe người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm Đặc biệt
là người nấu ăn hằng ngày trong các bếp ăn tập thể nhất là bếp ăn của các cháu nhàtrẻ, mẫu giáo Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, một khảo sát gần đây chothấy trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm dễ bị ngộ độc thực phẩm và mắc tiêu chảy nhất docác cháu nhỏ, sức đề kháng kém
- Đảm bảo thức ăn đã nấu chín không được để lâu, vì để kéo dài sẽ tăng độnhiễm khuẩn nếu mất vệ sinh
- Các bếp ăn tập thể cần có tủ lạnh để lưu giữ mẫu thức ăn
- Thức ăn, nước uống phải được nấu chín, đun sôi
Mong bà con thực hiện đúng những biện pháp trên để bảo vệ sức khỏe cho mình và mọi người
Trang 15Thứ bảy là:
NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO THỰC PHẨM HƯ HỎNG, BIẾN CHẤT.
Thưa bà con!
Thức ăn là nguồn dinh dưỡng cho cơ thể người để duy trì cuộc sống, cung
cấp năng lượng cơ bản và năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể, cungcấp protein, vitamin nhằm tạo tế bào mới, các hormone… nhằm phát triển cơ thể.Nhưng nếu thức ăn bị biến đổi thành những chất khác, không mang lại lợi ích cho
cơ thể về năng lượng và tạo tế bào, ngược lại tạo ra các chất độc hại cho cơ thể, dẫnđến xuất hiện những triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc sau khi ăn, uống nhữngthức ăn đó được gọi là ngộ độc thực phẩm do thức ăn biến chất Quá trình dẫn đếnbiến chất thức ăn này là do quy định vệ sinh không đảm bảo từ các khâu bảo quản,chế biến và cất giữ thực phẩm
- Thực phẩm, thức ăn bị các vi sinh vật, các enzym phân giải thành nhữngchất chuyển hóa trung gian gây độc
- Do tác động của môi trường như: nhiệt độ, ánh sáng, Oxy, bụi môi trườngcũng làm cho thực phẩm bị biến chất
Những chất độc được tạo ra từ những thực phẩm, thức ăn bị biến chất bao gồm:
- Từ các chất đạm tạo ra:
+ Các acid hữu cơ: amoniac, phenol, indol
+ Các amin: Putresin, tyramin, Histamin, tryptimin, betamin…
- Từ các chất béo biến chất tạo ra: Là các glycerin, acid béo tự do, ceton,aldehyd, peroxyde
- Từ các chất bột (Glucide) tạo ra: Acetic, acid hữu cơ, độc tố nấm
Các thực phẩm dễ biến chất và gây ngộ độc là:
- Thực phẩm có nguồn gốc từ thịt, sữa, thịt luộc, thịt xào, thịt băm, nấu đông,chả, batê, xúc xích, bánh nhân sữa, thịt, sữa chua…bánh gatô
- Thực phẩm có nguồn gốc từ cá: Chả cá, cá luộc, cá khô, cá ướp, cá hộp
- Các thực phẩm từ mỡ, dầu: Để xào, rán, quay
- Các thực phẩm từ ngũ cốc (gạo, sắn, lạc, đỗ), cơm, xôi, nhân bánh, lạcrang, kẹo lạc
Sau đây xin giới thiệu với bà con cách nhận biết thực phẩm thức ăn bị biến chất:
- Thay đổi màu, mùi, vị không bình thường
Trang 16cơ thể do mất nước, mất điện giải, toan chuyển hóa và rối loạn thân nhiệt (lạnh hạnhiệt hay sốt cao, co giật).
- Các xét nghiệm tìm độc chất: Tốt nhất là xét nghiệm từ các mẫu thức ăncòn lại hoặc từ các thức ăn mà người bệnh nôn ra Các xét nghiệm máu, nước tiểu,phân thường cho kết quả chậm và không chính xác
Khi có người nhà bị ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất cần xử trí như sau:
- Cho bệnh nhân tự nôn hay gây nôn cho bệnh nhân (bằng cách cho uống200ml nước sạch, ấm rồi để nằm đầu thấp, nghiêng trái, dùng 1 tăm bông ngoáyvào thành bên của họng để người bệnh nôn hết thức ăn và đưa ngay đến cơ sở y tế
để được cứu chữa kịp thời Đồng thời giữ lại thức ăn nghi ngờ và gọi báo cho cục
Vệ sinh An toàn Thực phẩm và người có trách nhiệm liên quan
Thứ 2: Bảo quản, cất giữ:
- Thực phẩm, thức ăn để ở tủ lạnh cần cho vào hộp sạch kín hay bọc giấykín
- Thực phẩm chưa dùng ngay cần để trong tủ mát, hay tủ lạnh, đặc biệt thựcphẩm là cá, thịt, sữa phải để trong tủ đá và được bọc kín bằng giấy sạch
- Thực phẩm, thức ăn sau khi chế biến cần được ăn ngay, không để lâu bênngoài
Trang 17- Thức ăn thừa nên để ở tủ mát và dùng ngay 3, 4 giờ sau, không nên dùngnếu để trên 4 giờ Thức ăn lấy ra nên đun nóng lại trước khi ăn.
Rau quả cất giữ ở tủ lạnh ngăn cuối cùng nên bọc kín và sử dụng sớm vì đểlâu các chất dinh dưỡng và vitamin sẽ bị mất đi
- Luôn giữ cho các ngăn đá tủ lạnh, tủ mát và ngăn rau quả sạch sẽ, làm vệsinh ít nhất 1 tuần/ 1lần và không để lẫn lộn thức ăn, đồ uống chín và chưa chín,hoặc thịt cá lẫn với rau quả
Mong bà con và các bạn hãy luôn lựa chọn và bảo quản thức ăn tốt để tránh
bị ngộ độc đáng tiếc xảy ra
Trang 18Thứ tám là:
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC TỪ THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
KHÔNG ĐẢM BẢO VỆ SINH
Thưa bà con và các bạn!
Hiện nay, thức ăn đường phố dưới nhiều hình thức đã và đang phát triển đadạng, được bày bán nhan nhản trên vỉa hè, các chợ, các bến tàu, bến xe, trước cáccổng trường học… sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi…Còn khách hàng thì vẫn vô tư ăn uống ngay tại các quán vỉa hè mà không quan tâmhoặc chú ý gì đến vệ sinh và môi trường bị ô nhiễm như: Bụi đường, khói do xe cộcác loại qua lại gây ra Vì vậy mọi người không nên dùng thức ăn đường phố dù cóngon và hấp dẫn mấy, nhất là những thức ăn bày bán dọc các vỉa hè, đường phố,bến xe, chợ… không đảm bảo vệ sinh
Để phòng bệnh, việc giữ gìn vệ sinh ăn uống, vệ sinh thực phẩm vô cùngquan trọng, đặc biệt mọi người cần phải thực hiện tốt việc ăn chín, uống nước đãđược đun sôi, tuyệt đối không ăn những loại thức ăn còn sống như rau sống, tiếtcanh, gỏi cá, nem chua, các món thịt cá, hải sản, trứng gia cầm… còn sống hoặcmới nhúng tái chưa nấu chín kỹ còn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, trong đó có bệnh tiêuchảy cấp nguy hiểm có thể gây tử vong Tuyệt đối không uống nước lã và nhữngloại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh bán ở đường phố, vỉa hè, các quán nước
ở những nơi mất vệ sinh, nhất là các loại nước giải khát có đá lạnh không rõ nguồn
5 Nhân viên phải có tạp dề, khẩu trang, mũ khi bán hàng
6 Sử dụng nguyên liệu chế biến thực phẩm có nguồn gốc tin cậy Không sửdụng các chất phụ gia, phẩm màu không được phép sử dụng trong chế biến thựcphẩm
Trang 197 Thức ăn phải được bày bán trên giá cao trên 60 cm.
8 Thức ăn chín phải được bày bán trong tủ kính
9 Thức ăn phải được bao gói hợp vệ sinh
10 Có dụng cụ chứa đựng chất thải tại nơi kinh doanh dịch vụ thức ănđường phố
Như bà con đã biết thức ăn đường phố và các hàng rong là nét văn hoá riêngcủa cộng đồng người Việt Nó phản ánh lối sống và sự phát triển xã hội, không thểngày một ngày hai có thể thay đổi ngay Do đó, mỗi người dân phải tự ý thức vàthay đổi thói quen ăn uống của mình; biết rằng giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩmchính là cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng và còn thể hiệnnếp sống văn minh hiện đại
Mong bà con hãy thực hiện tốt những tiêu chuẩn trên để bảo vệ sức khoẻcho bản thân và những người thân yêu trong gia đình
Trang 20cà chua, dấm tẩy, bột nước hoa quả… đều có chữ nước ngoài, không rõ ngày sảnxuất và hạn sử dụng
Để lựa chọn được nguồn thực phẩm an toàn không có hoá chất bảo quản,phẩm màu độc hại, thuốc trừ sâu, bà con cần phải quan sát kỹ để lựa chọn nhữngsản phẩm an toàn
Sau đây xin giới thiệu với bà con và các bạn một số cách lựa chọn thực phẩm an toàn:
- Thứ nhất: Thực phẩm nhuộm phẩm màu: Được sử dụng khá phổ biến
trong nhóm thực phẩm chế biến sẵn như bánh, mứt, kẹo, hạt dưa và ở trong gia vịnhư tương ớt, ớt bột Đặc biệt, mối nguy cơ cao với nhóm thức ăn đường phố là thịtquay, thịt nướng, các sản phẩm được bán ở các quán hàng rong, các sản phẩmkhông có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…Vì thế, để đảm bảo an toàn cho bản thân vàgia đình bà con không nên chọn mua những thực phẩm có màu quá sặc sỡ, lòe loẹt
- Thứ 2: Đối với thực phẩm có chứa chất bảo quản: Nếu sử dụng ở mức độ
cho phép hoàn toàn không gây hại cho người dùng, mặt khác chất bảo quản trongthực phẩm còn giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm lại quá trình thối rữa, hư hỏng gây
ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các thay đổi không mong muốn vềmặt hóa học Tuy nhiên trong thực tế các chất bảo quản rất bị lạm dụng quá mứccho phép, nên chúng có thể lại trở nên nguy hiểm cho người tiêu dùng Chính vìvậy, bà con và các bạn nên chọn mua các hàng hóa có nhãn hiệu, ghi rõ các phụ giavào thực phẩm và sử dụng liều lượng bao nhiêu đều phải ghi rõ trên bao bì Nếu
Trang 21không có nhãn hoặc có nhãn nhưng không ghi rõ các nội dung thì người tiêu dùngcần phải cẩn trọng khi chọn mua hàng
- Thứ 3: Thực phẩm có chứa thuốc bảo vệ thực vật: Rau quả cũng có thể
tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, do bị lạm dụng quá mức nên không được đào thải hếttrước khi đi tiêu thụ Để phòng tránh ngộ độc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm thuốcbảo vệ thực vật và chất bảo quản rau quả bà con cần chú ý đến những điểm sauđây:
Khi mua rau, cần chú ý đến cả màu sắc lẫn mùi vị của rau Nên chọn loại rau
có màu xanh tươi tự nhiên (tránh quá xanh đậm, mỡ màng)
- Không mua, sử dụng rau quả có mùi, vị lạ, khác thường
- Ngâm kỹ, rửa sạch, gọt vỏ các loại rau quả ăn tươi Ngâm kỹ, rửa rau quả ítnhất 3 lần hoặc rửa dưới vòi nước chảy giúp loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thựcvật tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm khi rửa
- Quan sát bằng mắt thường có thể nhận thấy, phần núm quả hay kẽ lá là nơilưu giữ hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng nhiều nhất bởi lẽ chỗ
đó thường lõm lại Nên ngâm rau rồi hãy rửa Rau quả trên bề mặt có lớp biểu bì,nơi thấm hút rất nhiều hoá chất khi tưới lên Vì vậy, ngâm, rồi rửa rau dưới vòinước chảy sẽ loại bỏ phần lớn các chất này Sau khi rửa sạch tốt nhất lại tiếp tụcngâm rau trong nước muối nhạt hoặc thuốc tím Bởi lẽ, muối làm tăng quá trình hoàtan, khuyếch tán các chất độc, đẩy chúng ra theo nước Còn thuốc tím là chất oxyhoá mạnh, các tác dụng oxy các chất hữu cơ (chính là thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệthực vật, hoá chất kích tích tăng trưởng ) tạo ra các chất khác ít độc hơn
Mong bà con và các bạn thực hiện đúng những cách lựa chọn trên để tránhmua phải thực phẩm kém chất lượng giúp đảm bảo sức khoẻ cho gia đình mình
Trang 22Các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng
chống ngộ độc
Bà con và các bạn thân mến!
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý có loại không thấy triệu chứngnhưng lại ngấm dần làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ lâu dài, gây bệnh lý.Còn những trường hợp ngộ độc cấp tính thường xảy ra sau khi ăn vài phút đến vàigiờ như: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt hoặc nặng hơn có thểkhó thở, choáng, hôn mê Vì vậy, các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩmkhông chỉ của một cấp, một ngành, của riêng mỗi người dân, mà cần sự chung taycủa toàn thể xã hội, trong đó bao gồm từ các cơ quan quản lý nhà nước về An toàn
Vệ sinh Thực phẩm, các cấp, cách ngành và mọi người dân Đặc biệt là các cơ sởchế biến và kinh doanh thực phẩm, các bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trườnghọc, hàng quán
Đối với các cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm cần:
Thứ nhất là: Phải có khu chế biến thức ăn được tổ chức theo nguyên tắc một
chiều: Từ khu tập kết thực phẩm tươi sống, nguyên liệu đến khu chế biến và phânphối hoặc bán thức ăn đã chế biến phải riêng biệt và có cửa ra vào theo hướng 1chiều từ khu thức ăn tươi sống, sang khu chế biến thức ăn chín Không để lẫn khuchế biến, bảo quản thức ăn với khu nấu nướng và để thức ăn chín
Thứ 2 là: Phòng ăn, bàn ăn, khu vực chế biến thực phẩm, kho chứa, nơi bảo
quản thực phẩm phải được giữ vệ sinh sạch sẽ
Thứ 3 là: Thùng rác và thùng đựng thức ăn thừa phải để xa nơi chế biến,
phải có nắp đậy, không bị rò rỉ vương vãi ra ngoài, rác phải được chuyển đi hàngngày
Thứ 4 là: Phải có đủ nước sạch để duy trì các sinh hoạt bình thường và vệ
sinh của hàng quán, có chỗ để khách rửa tay trước khi ăn Nếu dùng nước giếng bểchứa thì phải có nắp đậy, miệng giếng, bể chứa phải cách mặt đất 1 mét
Thứ 5 là: Cống rãnh khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoáng, đậy kín,
không bị ứ đọng
Đối với các dụng cụ đựng và chế biến thực phẩm cần:
- Bát, đũa, cốc và các dụng cụ khác phải được rửa sạch, có thể sấy khô
- Ống đựng đũa, thìa phải khô, thoáng, sạch, làm bằng vật liệu không thấmnước
Trang 23- Rổ, rá đựng thực phẩm luôn giữ sạch không để trực tiếp xuống đất, chỗ ẩmướt.
- Các dụng cụ khác như dao, thớt, nồi khi dùng xong phải cọ rửa sạch
- Có dao, thớt dùng riêng cho thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín
- Chỉ dùng chất tẩy rửa được phép sử dụng trong sinh hoạt và chế biến thựcphẩm, không dùng chất tẩy rửa công nghiệp
Như bà con đã biết vệ sinh đối với với dụng cụ là khâu rất quan trọng trongđảm bảo chất lượng Vệ sinh An toàn Thực phẩm Chính vì vậy, mỗi gia đình nêngiữ vệ sinh sạch sẽ đối với dụng cụ để tránh bị các bệnh lây truyền qua thực phẩm
Đối với việc vệ sinh, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm cần:
- Thức ăn phải được nấu chín
- Thức ăn đã được nấu chín nếu được bày bán ngoài trời phải được đặt trong
tủ kính, nếu bày bán trong nhà phải có tủ lưới để chống bụi, ruồi, các côn trùng gâynhiễm bẩn Không nên dùng vải để che đậy lên thức ăn
- Thức ăn chín nếu không được bảo quản lạnh sau 6 giờ phải nấu lại trướckhi đem ra phục vụ người ăn
- Các loại rau và quả tươi phải được ngâm rửa ít nhất 3 lần bằng nước sạchhoặc được rửa sạch dưới vòi nước chảy khi ăn sống cũng như chế biến
Đối với các bếp ăn tập thể cần:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc chất khử trùng trước khi chạm vào thực
phẩm (có thể dùng găng tay) Không nên đeo đồ trang sức, đồng hồ khi phải chếbiến món ăn
- Không khạc nhổ, ăn uống, hút thuốc, ho trong khu vực chế biến trực tiếp
- Khu vực chế biến món ăn cần được vệ sinh sạch sẽ Kệ bếp luôn phải rửa
sạch bằng nước tiệt trùng Nơi cất thực phẩm phải được lau chùi sạch
- Nguyên liệu phải được rửa bằng nước sạch
Trang 24- Dụng cụ chế biến như (dao, thớt, đũa, thìa đã tiếp xúc với thực phẩm sốngkhông để tiếp xúc với thực phẩm chín cho ăn trực tiếp) Tốt nhất là có hai bộ dụng
cụ, một dành để chế biến thức ăn sống, một để thái thức ăn chín
- Các dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, thìa, cốc phải được rửa sạch Lau khô
bằng khăn sạch trước khi dùng Nếu có điều kiện, sau khi rửa nên phơi khô dướiánh sáng mặt trời
- Giáo dục kiến thức về vệ sinh thực phẩm cho người xử lý thực phẩm,nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của họ thực hành các hiểu biết vào suốt quá trìnhchọn nguyên liệu thực phẩm và chế biến bảo quản thực phẩm
Nếu ăn phải thực phẩm bị nhiễm bẩn chúng ta sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thựcphẩm nhất là đối với các bếp ăn tập thể Vì vậy, các cơ sở kinh doanh cần nghiêmchỉnh tuân thủ các yêu cầu nêu trên để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng vàđảm bảo yêu cầu của pháp luật
Đối với việc sử dụng phụ gia trong thực phẩm cần:
Không sử dụng các chất phụ gia không có trong danh mục cho phép vàkhông đúng liều lượng sẽ gây nên hậu quả tức thời như các trường hợp ngộ độcthực phẩm cấp tính do ăn phải thực phẩm có phẩm màu độc (thịt bò khô, rượu,nước ngọt ) có thể dẫn đến tử vong Phụ gia thực phẩm độc có thể tích luỹ lâu dàingay trong cơ thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khó cứu chữa về gan, thận, dạ dày,não Sau đây xin giới thiệu cùng bà con một số nhóm phụ gia sau:
Nhóm chất phụ gia bảo quản, bảo tồn thực phẩm: Bao gồm các chất sát
khuẩn (axit axetic, axit socbic, axit benzoic, natrinitrat ) có tác dụng ngăn chặn sựphát triển của vi khuẩn; các chất kháng sinh (Steptomixin, các loại penixilin ); cácchất chống oxy hoá (axit ascocbic, axit xitric, axit tactric) có tác dụng làm chậm sựbiến chất, ôi khét, biến màu của thực phẩm
Nhóm phụ gia phẩm màu: Nhằm tăng cường màu sắc hấp dẫn cho thực
phẩm Theo quyết định 867/1999/QĐ-BYT ngày 04/4/1999, của Bộ Y tế cho phép
sử dụng 10 loại phẩm màu nhân tạo không độc hại tới sức khoẻ như: Phẩm vàngtartrazine, phẩm xanh brillant, phẩm đỏ erythrosine, amaranth, ponceau,carmoisine
Nhóm phụ gia tạo ngọt nhân tạo: Không phải là đường saccaroza, chúng là
đường tổng hợp, có độ ngọt gấp nhiều lần đường thường, không có giá trị dinhdưỡng, các chất cho phép thường dùng là: Saccarin, sorbitol, Aspartam, Acesunfat
ka li
Trang 25Vì vậy để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định sau:
- Chỉ sử dụng các chất phụ gia thực phẩm có trong danh mục cho phép của
Bộ Y tế
- Phụ gia phải đảm bảo chất lượng tinh khiết dùng cho thực phẩm.
- Sử dụng đúng liều lượng qui định
- Phải đăng ký tên phụ gia thực phẩm sử dụng trong sản xuất chế biến thực
phẩm với cơ quan quản lý và phải ghi rõ tên trên nhãn
- Không được mua bán các loại phẩm màu, đường hoá học và các loại phụ
gia thực phẩm khác đựng trong túi gói đóng sẵn không có nhãn ghi tên và nguồngốc rõ ràng, chưa được cơ quan y tế cho phép để chế biến thực phẩm
Đối với người tiêu dùng cần chú ý:
- Chỉ sử dụng những loại thực phẩm chế biến sẵn đã có bao gói, có nhãn rõràng, đúng qui định (tên sản phẩm, địa chỉ sản xuất, số đăng ký chất lượng, hạndùng, thành phần có phụ gia)
- Thận trọng khi sử dụng các loại thực phẩm có nhiều màu sắc mà nhãn hiệunguồn gốc chế biến không rõ ràng, không đăng ký chất lượng
- Cung cấp các thông tin buôn bán, sử dụng phụ gia thực phẩm không đúngqui định hoặc nghi ngờ là phụ gia độc cho cơ quan quản lý chất lượng thực phẩm
Chính vì vậy, bà con cần tuân thủ 10 lời khuyên về Vệ sinh An toàn Thựcphẩm như sau:
- Không mua thực phẩm bao gói sẵn không có nhãn hiệu hàng hóa, có nhãnnhưng không ghi hạn dùng hoặc đã quá hạn dùng, không ghi rõ nơi sản xuất
- Không mua thực phẩm đóng hộp không có nhãn hiệu hàng hóa, có nhãnnhưng không ghi hạn dùng hoặc đã quá hạn dùng, không ghi rõ nơi sản xuất Hộp
bị phồng, méo, rạn nứt, han rỉ
Trang 262 Thực hiện ăn chín uống sôi, rửa sạch rau quả tươi:
- Nấu chín kỹ thức ăn là cách tiêu diệt các mầm bệnh bằng nhiệt độ Nhiệt độsôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhất là các mầm bệnh do kýsinh trùng
- Không nên ăn những thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, tiết canh
- Ngâm rửa rau quả để làm cho các chất độc nếu có bị hòa tan và loại bỏ.Rửa sạch rau quả tươi nhiều lần hoặc rửa dưới vòi nước chảy nếu có thể, nhất là vớicác loại rau quả dùng ăn sống
3 Ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong:
- Thức ăn sau khi chế biến để lâu không được bảo quản là nguyên nhân phổbiến của ngộ độc thực phẩm Nhiệt độ cho vi khuẩn phát triển nhanh là từ 25-37oC
4 Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín:
- Thực phẩm sau khi nấu chín cần đựơc che đậy bằng lồng bàn hay đựng vào
tủ thức ăn để tránh nhiễm bẩn từ môi truờng do bụi, đất, hóa chất, ruồi, gián,chuột
- Trong trường hợp chưa ăn sau 2 giờ chế biến, thức ăn nấu chín nên để vàotrong tủ lạnh (5oC) hoặc hâm giữ trên nhiệt độ 60oC Nhiệt độ từ 5oC đến 60oC lànhiệt độ vi khuẩn có thể tăng sinh trong thực phẩm thậm chí đến mức gây ngộ độc
5 Đun kỹ lại thức ăn thừa của bữa trước khi dùng:
- Khi dùng lại thức ăn của bữa trước nên đun lại và đun kỹ thức ăn cũ trướckhi ăn để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và đang tồn tại trong thức ăn giúp phòngngừa ngộ độc
- Tuy nhiên chỉ nên dùng thức ăn bữa trước thêm một lần
6 Không để lẫn thực phẩm sống và chín:
- Thức ăn đã nấu chín không còn mầm bệnh vì đã bị diệt bởi nhiệt độ trongquá trình nấu nướng, trong khi thức ăn sống thường dính nhiều vi khuẩn kể cả vikhuẩn gây bệnh Khi vô tình để lẫn thức ăn sống và chín sẽ có sự nhiễm chéo củamầm bệnh từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín
7 Rửa sạch tay bằng nước sạch trước khi cầm vào thực phẩm:
- Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với các thức bẩn, sau khi đi vệsinh
- Bàn tay là một yếu tố trung gian chuyền mầm bệnh Bàn tay của người chếbiến cầm sờ vào thực phẩm cần phải được rửa sạch và giữ sạch trong suốt quá trìnhchế biến
8 Giữ bếp dụng cụ và nơi chế biến luôn sạch sẽ, gọn gàng, khô ráo:
Trang 27- Cần giữ khu bếp nơi chế biến thức ăn gọn gàng, ngăn nắp, bề mặt khô sạch,cách xa các nguồn gây ô nhiễm như chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, rác thải.
- Không để nước, rác bẩn ứ đọng và cần được thường xuyên làm vệ sinh laurửa
9 Không ăn, sử dụng các thức ăn nghi ôi thiu, mốc, hỏng:
- Thức ăn khi có dấu hiệu ôi hỏng tức là thức ăn đã chứa bên trong trong cácchất độc do thức ăn bản thân nó bị phân huỷ, bị lên men hoặc bị nhiễm vi khuẩnhay độc tố của vi khuẩn và nấm mốc như vi khuẩn phó thương hàn, tụ cầu vàng,độc tố vi nấm aflatoxin thường có trong đậu, lạc mốc rất nguy hiểm
10 Chế biến thực phẩm bằng nước sạch:
- Nên dùng các nguồn nước như: Nước máy, nước giếng, nước mưa
- Nước cần phải trong, không màu, không mùi và không có vị lạ
- Thực phẩm có thể bị ô nhiễm vì nguồn nước bị nhiễm bẩn, hay nhiễm tácnhân hóa học, kim loại nặng
- Vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí rất quan trọng đối với sức khỏe conngười Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của chúng ta, đây làmón quà quý báu mà người nội trợ dành cho những người thân yêu trong gia đình
và những người cùng thưởng thức các món ăn mình vừa chế biến, góp phần nângcao sức lao động, phòng chống bệnh tật và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mỗigia đình
Ngoài ra, để đề phòng ngộ độc thực phẩm, mỗi người dân cũng cần thực hiện biện pháp vệ sinh cá nhân trước khi ăn hoặc chế thức ăn như sau:
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến nấu ăn.Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn
- Không tham gia chế biến thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống khi đang bị đaubụng, tiêu chảy, sốt, nôn, nhiễm trùng ngoài da hoặc các bệnh lây truyền khác Giữgìn vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
- Giữ gìn về sinh môi trường nơi ăn và chế biến thực phẩm như: Xa khu chănnuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm
- Nơi ăn sạch sẽ thoáng mát, có bàn ăn cao tránh bụi bẩn, thức ăn bày sẵn cólồng bàn che đậy phòng ruồi nhặng
- Phải có đủ nước sạch, có vòi nước để rửa tay trước khi ăn
Để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình mong bà con và các bạn hãy thực hiện theo 10 nguyên tắc vàng trong An toàn Vệ sinh thực phẩm như sau:
Trang 281 Chọn thực phẩm an toàn Chọn thực phẩm tươi rau, quả ăn sống phải
được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch Quả nên gọt vỏ trước khi ăn Thực phẩmđông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn
2 Nấu chín kỹ thức ăn Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ
trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70° C
3 Ăn ngay sau khi nấu Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng
để lâu thì càng nguy hiểm
4 Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chính Muốn giữ thức ăn quá 5
tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60° C hoặc lạnh dưới 10° C Thức ăncho trẻ nhỏ không nên dùng lại
5 Nấu lại thức ăn thật kỹ Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết
phải được đun kỹ lại
6 Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn Thức ăn
đã được nấu chính có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sốnghoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩmsống và chín)
7 Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương
nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn
8 Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất
kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch Khăn lau bát đĩacần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại
9 Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác Che đậy
giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn Đó là cách bảo vệ tốt nhấy.Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại
10 Sử dụng nguồn nước sạch an toàn Nước sạch là nước không màu,
mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh hãy đun sôi trước khi làm đá uống Đặc biệtcẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ
Chúc bà con và các bạn luôn có một sức khoẻ tốt
Trang 29Vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền, trường học, các cơ sở kinh doanh thực phẩm và mọi người dân trong đảm bảo kinh doanh thực phẩm
được quy định bởi Luật ATVSTP như sau:
Một là:
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CỦA UBND CÁC CẤP
Bà con và các bạn thân mến!
Vệ sinh An toàn Thực phẩm là một trong những vấn
đề luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và coi đây là vấn đề có ý nghĩa to lớn về kinh tế- xã hội, về an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng, về môi trường và cũng là vấn đề ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của đất nước
Các ngành chức năng cần đẩy mạnh, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật về Vệ sinh An toàn Thực phẩm của Chính phủ để các doanh nghiệp chấp hành đúng quy định trong việc sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; người tiêu dùng hiểu rõ quyền và lợi ích chính đáng được pháp luật bảo vệ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm Nhằm ngăn chặn và kịp thời uốn nắn, khắc phục những tồn tại trong đảm bảo chất lượng Vệ sinh An toàn Thực phẩm, bên cạnh
sự kiên quyết trong xử lý, xử phạt vi phạm hành chính, các lực lượng chức năng luôn quan tâm hướng dẫn, nhắc nhở các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng Vệ sinh
An toàn Thực phẩm
Trang 30Tổ chức các đoàn thanh kiểm tra việc thực hiện quản
lý, đảm bảo chất lượng Vệ sinh An toàn Thực phẩm, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm về Vệ sinh An toàn Thực phẩm Đối với các Sở như: Y tế, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Công thương quản lý trực tiếp nhiều cơ sở, đơn vị có liên quan đến lĩnh vực An toàn Thực phẩm có trách nhiệm rà soát, kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh của các cơ sở, kiểm tra hàng hoá thực phẩm lưu thông trên thị trường để có biện pháp ngăn chặn kịp thời những sản phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm quá hạn sử dụng trước khi đến tay người tiêu dùng.
Điều 65, của Luật An toàn Thực phẩm ban hành ngày 17/6/2010 quy định về Trách nhiệm quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân các cấp đã quy định:
1 Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn để bảo đảm việc quản lý được thực hiện trong toàn
bộ chuỗi cung cấp thực phẩm.
2 Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.
3 Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Trang 314 Bố trí nguồn lực, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
5 Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng, ý thức của người tiêu dùng thực phẩm.
6 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.
Hai là:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC KINH DOANH THỰC PHẨM
Trang 32Đây là vấn đề đáng được quan tâm bởi hiện vẫn còn nhiều cơ sở chế biến,sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa thực sự quan tâm đến công tác này
Việc tăng cường các giải pháp hữu hiệu trong ngăn chặn các hành vi vi phạmchất lượng An toàn Vệ sinh Thực phẩm, bên cạnh việc nâng cao ý thức, tráchnhiệm trong chế biến, kinh doanh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ cam kết vàđảm bảo thực hiện theo đúng cam kết với lực lượng chức năng về việc khắc phụccác sai phạm sau nhắc nhở, xử lý trong một thời gian nhất định Công tác tập huấnkiến thức An toàn Vệ sinh Thực phẩm cũng được các ngành chức năng chú trọng.Công tác hậu kiểm sau đó có tác dụng ngăn chặn các nguy cơ ảnh hưởng tới sứckhỏe người tiêu dùng
Tại Điều 8, của Luật An toàn Thực phẩm ban hành ngày 17/6/2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh thực phẩm như sau:
1 Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các quyền sau đây:
a) Quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cungcấp; quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm an toàn thựcphẩm;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi
và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
c) Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉđịnh để chứng nhận hợp quy;
d) Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩmtheo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
e) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
2 Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm antoàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm
Trang 33đ) Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; cảnh báo kịp thời, đầy đủ,chính xác về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm, cách phòng ngừa cho ngườibán hàng và người tiêu dùng; thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản,
sử dụng thực phẩm;
e) Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện phápkhắc phục hậu quả khi phát hiện thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp tiêuchuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
g) Lưu giữ hồ sơ, mẫu thực phẩm, các thông tin cần thiết theo quy định vềtruy xuất nguồn gốc thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thựcphẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
h) Thu hồi, xử lý thực phẩm quá thời hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn.Trong trường hợp xử lý bằng hình thức tiêu hủy thì việc tiêu hủy thực phẩm phảituân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định khác của phápluật có liên quan và phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy đó;
i) Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quannhà nước có thẩm quyền;
k) Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 củaLuật này;
l) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm không antoàn do mình sản xuất gây ra
Ba là:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT THỰC PHẨM
Trang 34Tại Điều 7, của Luật An toàn Thực phẩm ban hành ngày 17/6/2010 đã
quy định Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm, như sau:
1 Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các quyền sau đây:
a) Quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cungcấp; quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm an toàn thựcphẩm;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi
và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
c) Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉđịnh để chứng nhận hợp quy;
d) Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩmtheo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
e) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
2 Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm antoàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm
d) Thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất thực phẩm;
đ) Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; cảnh báo kịp thời, đầy đủ,chính xác về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm, cách phòng ngừa cho ngườibán hàng và người tiêu dùng; thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản,
sử dụng thực phẩm;
e) Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện phápkhắc phục hậu quả khi phát hiện thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp tiêuchuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
g) Lưu giữ hồ sơ, mẫu thực phẩm, các thông tin cần thiết theo quy định vềtruy xuất nguồn gốc thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thựcphẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
Trang 35h) Thu hồi, xử lý thực phẩm quá thời hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn.Trong trường hợp xử lý bằng hình thức tiêu hủy thì việc tiêu hủy thực phẩmphải tuân theo quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường, quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu toàn
bộ chi phí cho việc tiêu hủy đó;
i) Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quannhà nước có thẩm quyền;
k) Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 củaLuật này;
l) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm không antoàn do mình sản xuất gây ra
Bốn là:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM.
Trang 36Tại Điều 9, của Luật An toàn Thực phẩm ban hành ngày 17/6/2010 quy
định rõ về Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm như sau:
1 Người tiêu dùng thực phẩm có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sửdụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; đượccung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận đượcthông tin cảnh báo đối với thực phẩm;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyềnlợi của mình theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thựcphẩm không an toàn gây ra
2 Người tiêu dùng thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụngthực phẩm;
b) Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thựcphẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với ủy ban nhândân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sửdụng thực phẩm
Ngoài ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học hiện đang
được các cấp các ngành quan tâm Để tăng cường bảo đảm ATVSTP trong các bếp
ăn trường học, các trường cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, học sinh
và những người làm cấp dưỡng về tầm quan trọng của việc thực hiện 10 quy tắcvàng trong chế biến thức ăn Nên có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng cho cơ sở vậtchất của bếp ăn, phòng ăn; chú ý đến việc giữ vệ sinh nhà bếp, dụng cụ chế biến vàchứa thức ăn; kiểm tra sức khỏe định kỳ cho đội ngũ "cấp dưỡng", bảo đảm chỉ cónhững người không có bệnh mới được trực tiếp chế biến cũng như chuẩn bị thức
Trang 37ăn Ngoài ra, với những người trực tiếp nấu ăn cho học sinh phải giữ gìn vệ sinh cánhân tốt như tắm rửa sạch sẽ, mặc bảo hộ lao động đầy đủ, đeo tạp dề, khẩu trang,
mũ, găng tay Không ăn uống, nhai kẹo cao su, không khạc nhổ, hút thuốc lá, khôngđược để quần áo và tư trang trong khu vực chế biến thực phẩm…
Nhà trường cần ký hợp đồng với nơi cung cấp thực phẩm, yêu cầu nguồncung cấp cam kết bảo đảm chất lượng sản phẩm Các trường cần tận dụng diện tíchđất trống tự trồng rau sạch cung cấp cho bếp ăn bán trú; phối hợp với một số hộ tậndụng các phụ phẩm trong chế biến để chăn nuôi, cung cấp nguồn thực phẩm sạchcho trường học Việc tập huấn kiến thức về dinh dưỡng và ATVSTP cho nhân viênnhà bếp cần được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc Các ngành chức năng nêntăng cường kiểm tra đột xuất việc thực hiện ATVSTP, kịp thời chỉ ra những hạn chếcần khắc phục, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ của các bếp ăn bán trú, gópphần quan trọng trong phát triển thể chất cho học sinh Kiên quyết không để các cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đủ điều kiện ATVSTP cung cấp thựcphẩm và thức ăn cho các bếp ăn tập thể và căng tin trong trường Tất cả bếp ăn tậpthể và căng tin trong trường học phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiệnATVSTP, nếu không có giấy chứng nhận thì không được phép hoạt động Đối vớinhững đơn vị trường học hợp đồng với các đơn vị cung cấp suất ăn từ bên ngoài thìchỉ được hợp đồng với những cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiệnATVSTP Giáo dục, tuyên truyền cho HS biết không mua thức ăn, đồ uống ở cáchàng rong không bảo đảm vệ sinh để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa,phòng tránh bệnh tả
Trang 39Viêm màng não là bệnh nhiễm trùng của màng não, nguyên nhân có thể do vitrùng hay siêu vi trùng gây nên Bệnh xảy ra ở mọi nơi, trên mọi lứa tuổi mọi thờiđiểm, nhưng hay gặp nhất là ở trẻ em và thường gặp ở mùa nắng nóng.
Bệnh lây qua đường hô hấp bằng cách: Khi siêu vi trùng gây bệnh có trongcác chất tiết của đường hô hấp được bệnh nhân hắt hơi, ho, khạc bắn ra, người lànhhít phải sẽ có thể bị bệnh Sau khi xâm nhập vào cơ thể, siêu vi trùng sẽ vào máu và
di chuyển lên não để gây bệnh
Sau đây xin giới thiệu với bà con các dấu hiệu của bệnh Viêm màng não:Bệnh có thể xuất hiện rất nhanh ngay trong ngày đầu tiên của bệnh hay một vàingày sau đó Biểu hiện: Đối với trẻ lớn thì có sốt cao, trẻ đau đầu, đau gáy, ăn kém,nôn, cổ cứng Đối với trẻ nhỏ thì sốt cao, bỏ bú, chơi ít, ngủ nhiều, nôn chớ, cổcứng, trẻ còn thóp có thể thấy thóp phồng căng Riêng đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi
có thể không sốt mà có dấu hiệu bỏ bú, khóc thét hay ngủ nhiều Khi nặng hơn trẻ
có thể bị co giật, li bì, hôm mê Tuỳ từng bệnh nhân và loại siêu vi trùng gây bệnh
mà các dấu hiệu trên xuất hiện ở từng người là khác nhau và ở các mức độ cũngkhác nhau Nhưng nếu bị bệnh mà không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến
tử vong hoặc để lại các di chứng như điếc, mù loà, động kinh, liệt hoặc trẻ có thểkhông nhận biết được người thân dù đã được điều trị khỏi bệnh Tuy nhiên, nếuđiều trị kịp thời bệnh sẽ khỏi hoàn toàn
Để phát hiện bệnh sớm, khi thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ như sốt cao,nôn chớ, đau đầu, thóp phồng, bỏ ăn, bỏ bú, li bì, hôn mê… thì cần đưa ngay trẻđến cơ sở y tế khám
Hiện tại, đã có vắc xin phòng ngừa Viêm não nhưng chỉ ngăn ngừa được mộtvài loại bệnh viêm màng não riêng lẻ và chưa có vắc xin phòng ngừa được tất cảcác vi trùng gây viêm màng não Tại Việt Nam đã có 2 loại vắc xin phòng bệnh đólà: Viêm màng não mủ và viêm não Nhật Bản Vì vậy, để phòng bệnh, cần tiêmchủng cho trẻ đúng theo hướng dẫn của cán bộ y tế Đồng thời, đối với trẻ nhỏ cũngcần được giữ ấm về mùa đông, chăm sóc tốt khi thay đổi thời tiết và lúc có dịchcảm cúm, điều trị kịp thời khi trẻ bị viêm mũi, viêm họng, viêm tai
BỆNH QUAI BỊ
Bà con và các bạn thân mến!
Trang 40Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút gây ra Vi rút quai bị cấptính đặc biệt với các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến sinh dục, tuyến tuỵ
và màng não nên dễ để lại di chứng các bộ phận này Bệnh lây qua đường hô hấp,theo những chất nhầy mũi họng từ người bệnh sang người lành khi ho, hắt hơi, nóichuyện…Bệnh gặp nhiều nơi trên thế giới, mang tính chất lưu hành, có thể bùnglên thành dịch ở những nơi tập trung đông người, lứa tuổi hay gặp từ 5-20 tuổi Saukhi đã mắc người bệnh có miễn dịch bền vững nên ít khi mắc lại
Khi mắc bệnh, người bệnh có biểu hiện: Đột ngột sốt cao 38-390C, có cảmgiác gai rét, sợ gió, buồn nôn, ăn kém, ít ngủ, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, kèmtheo gai rét, đau đầu nhiều, đau mỏi vùng gáy có thể có cứng gáy, đau mỏi hàm,hạn chế nói và nuốt Đau âm ỉ vùng trước lỗ tai sau lan ra quanh tai, đau nhức ở góchàm, hạch góc hàm sưng đau Ngoài viêm tuyến mang tai có khi bệnh nhân viêm cảtuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi làm mặt bệnh nhân bạnh ra, vùng dưới cằm xệxuống Sau 4-5 ngày bệnh nhân đỡ sốt, đỡ đau đầu, đau mỏi hàm Người bệnh ăn,uống được và trở lại bình thường sau 7-10 ngày
Khi mắc bệnh quai bị không được điều trị kịp thời sẽ để lại các di chứngnhư: Vô sinh, rối loạn tiêu hoá, điếc do viêm não, thai nhi bị tổn thương giác mạc,tim, đẻ non ở người mang thai
Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trịtriệu chứng Vì vậy phải cho người bệnh nằm nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường trongthời kỳ còn sốt, đau, sưng tuyến mang tai, chườm nóng vùng tuyến mang tai, súcmiệng nước muối sinh lý 9‰ hàng ngày Chườm lạnh, dùng thuốc hạ sốt khi có sốtcao Ăn lỏng, tăng thành phần đạm và Vitamin C, uống nhiều nước: Cam, Chanh
Để phòng bệnh bà con cần:
- Cách ly bệnh nhân 9-10 ngày khi phát hiện mắc bệnh
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân
- Súc miệng bằng nước muối, nhỏ thuốc mũi khi tiếp xúc với nguồn lâybệnh
- Sau khi hết bệnh, phòng bệnh nhân cần mở cửa cho gió lùa, ánh nắng chiếuvào Đồ dùng của bệnh nhân phơi ra ngoài ánh nắng mặt trời
Tiêm vắc xin bệnh quai bị tại cơ sở y tế
BỆNH NÃO MÔ CẦU
Thưa bà con và các bạn!