Nông thôn là một trong những mảng đề tài quen thuộc, đã có rất nhiều nhà văn viết thành công về đề tài này, có thể kể đến như: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
Ths NGUYỄN PHƯƠNG HÀ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai khóa luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô trong khoa và đặc biệt là cô giáo Ths Nguyễn Phương Hà đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Ths Nguyễn Phương Hà Tôi xin cam đoan, đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Kết quả này không trùng với kết quả của bất kỳ tác giả nào đã được công
bố Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện:
Ngô Thị Hồng
Trang 4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Bố cục của khóa luận 8
Chương 1: TRUYỆN NGẮN KIM LÂN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 8
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Kim Lân 9
1.1.1 Cuộc đời 9
1.1.2 Sự nghiệp văn học 10
1.2 Đóng góp của Kim Lân về đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam hiện đại 11
Chương 2: SỰ THỂ HIỆN ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KIM LÂN 14
2.1 Hiện thực cuộc sống nông thôn 14
2.1.1 Hiện thực văn hóa, phong tục 15
2.1.2 Hiện thực đời thường 24
2.2 Hình tượng người nông dân 30
2.2.1 Người nông dân giàu tình yêu quê hương, đất nước 31
2.2.2 Người nông dân với những phong tục, sinh hoạt văn hóa cổ truyền 38
Trang 5KẾT LUẬN 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Nông thôn là một trong những mảng đề tài quen thuộc, đã có rất nhiều nhà văn viết thành công về đề tài này, có thể kể đến như: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân, Đào Vũ… Nói riêng
về truyện ngắn, văn học Việt Nam đã có số lượng lớn tác phẩm viết về đề tài nông thôn, khám phá nhiều phương diện về hiện thực cuộc sống cũng như con người nông thôn Tìm hiểu truyện ngắn Kim Lân, giúp chúng ta hiểu rõ hơn mảng sáng tác quan trọng này trong văn học Việt Nam hiện đại
1.2 Kim Lân (1920- 2007) là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam Sự nghiệp của nhà văn Kim Lân không đồ sộ nhưng lại rất đặc sắc và khó trộn
lẫn Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với ba truyện Vợ nhặt, Làng, Con chó xấu
xí…Kim Lân đã có thể đoàng hoàng ngồi vào chiếu trên trong làng văn Việt
Nam” [17] Với những đóng góp to lớn của mình, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001
Trong cả cuộc đời hoạt động sáng tạo nghệ thuật, Kim Lân sáng tác không nhiều Là một cây bút sở trường truyện ngắn, ông viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một con người vốn xuất thân từ đồng ruộng Ông là mẫu nhà văn “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, viết kỹ lưỡng, viết từ gan ruột, không chấp nhận sự nhạt nhẽo, sự giả tạo trong văn học
1.3 Hiện nay, truyện ngắn của Kim Lân được giảng dạy trong nhiều cấp học của bậc THCS và THPT Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi lựa chọn đề
tài: Nông thôn trong truyện ngắn của Kim Lân nhằm góp phần quan trọng
trong việc nghiên cứu tác phẩm văn học cũng như việc giảng dạy thể loại truyện ngắn nói chung và truyện ngắn về đề tài nông thôn nói riêng trong
Trang 7chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông Đồng thời khẳng định vị trí của Kim Lân trên hành trình văn xuôi Việt Nam đương đại
2 Lịch sử vấn đề
Kim Lân là nhà văn gần gũi, quen thuộc với độc giả trong mấy chục năm qua Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Kim Lân đã nhận được nhiều ý kiến khen ngợi, đánh giá cao của các nhà phê bình, giới nghiên cứu và đông
đảo bạn đọc Nhà văn Nguyên Hồng trong tác phẩm Những nhân vật ấy đã
sống với tôi đã nhận định: “Từ giữa năm 1943- 1944 ấy, tôi được đọc mấy
truyện của Kim Lân Thoạt nhiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình như định chọi, định đả chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương, hay Hoài Trạch, Hoài Tâm… lúc bấy giờ vậy Nhưng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại nó có một cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc biệt lại gần gũi với mình” [6, 10] Xuất phát từ mối quan
hệ biện chứng giữa hiện thực khách quan – nhà văn – tác phẩm, Nguyên Hồng đã có những nhận xét xuất sắc, chính xác cả về phương diện nội dung,
tư tưởng lẫn giọng điệu văn chương của Kim Lân
Cùng quan điểm với nhà văn Nguyên Hồng, tác giả Lại Nguyên Ân đưa ra nhận xét về nhân vật trong truyện Kim Lân: “Đọc văn xuôi Kim Lân,
ta bắt gặp cái thế giới của những người dân nghèo vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những người dân miền xuôi mất nhà, mất đất, xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một xóm chợ, bến sông, một góc phố hay ven một đồn điền, một xóm trại, tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hàng ngày Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân thuộc ấy của ngòi bút mình là “những đầu thừa đôi thẹo ở khắp xó xỉnh cuộc sống” Cách gọi giống như là sự tự mệnh danh đầy đau xót của chính các nhân vật ấy (…) Mạch kể chuyện của Kim
Trang 8Lân dường như bắt rất nhạy vào những cảnh thương tâm: Cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế khóa, cảnh ăn xin, cảnh chết đường chết chợ, cảnh bị áp bức, đọa đầy…” [2, 56]
Để khẳng định lại điều này, trong bài viết Nghĩ về nghề văn (1994),
tác giả Kim Lân tâm sự: “Tôi đến với văn học ban đầu từ sự say mê ham
thích Những truyện ngắn đầu tay của tôi như: Đứa con người vợ lẽ, Người
kép già, Cô Vịa là những truyện ngắn viết về đề tài xã hội Đó là những câu
truyện về bản thân tôi, tâm tư và số phận của tôi cũng như những người gần gũi trong làng xóm của tôi (…) Tôi viết như một việc được thôi thúc từ bên trong Những cảm xúc, suy tư của tôi đòi hỏi tôi phải viết Thực chất, viết văn trước tiên tôi viết về mình [3, 262] (…) Nói đến tình yêu đất nước, nghe cảm thấy xa xôi, nhưng tình cảm đối với làng thì thật gần gũi, gắn bó Đối với con người Việt Nam, làng xóm nuôi những con người lớn lên bằng cả vật chất cũng như tinh thần” [3, 268]
Có thể thấy, những sáng tác của Kim Lân rất gần gũi, bình dị với cuộc sống Đó là văn của một người viết về chính cuộc sống của mình, bạn bè, hàng xóm mình Bởi ông quan niệm: “Viết văn như cách đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé, quẩn quanh của quê hương” [15, 369]
Nghiên cứu về truyện ngắn Kim Lân, tác giả Vũ Dương Quỹ trong
cuốn Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông đã nhận xét khá sắc
sảo về nội dung, tư tưởng của truyện ngắn Kim Lân: “Những truyện ngắn Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám, bên những thân phận con người lam lũ vất vả, vẫn phập phồng trái tim yêu đời, những mong muốn tuy mơ hồ nhưng da diết, con người đối xử với nhau bao dung, nhân hậu hơn” [12] Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân còn được đánh giá cao khi viết
về mảng đề tài sinh hoạt văn hóa và phong tục làng quê Nhà văn Vũ Bằng
Trang 9khi đọc các truyện của Kim Lân đã khen và khuyên ông nên viết về thú chơi thôn quê Ngoài ra, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng nhận định: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng” Rồi ông lại tiếp tục lý giải “sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy những tập quán ngộ nghĩnh, kì lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kì được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã thể hiện lên được những con người ở làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [9, 64]
Rõ ràng, nhà văn Kim Lân may mắn khi được sinh ra và lớn lên từ vùng quê Bắc Ninh, một vùng văn vật nổi tiếng của đất Kinh Bắc Chính chất tài hoa, sự lịch lãm, nề nếp cổ xưa in đậm dấu ấn trong văn chương của ông Đọc truyện ngắn Kim Lân, chúng ta dễ bị cuốn hút bởi chất đồng bằng Bắc Bộ kín đáo, dung dị Vì thế, truyện ngắn Kim Lân đã góp phần cho những nhà xã hội học muốn nghiên cứu, tìm hiểu về mảnh đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa
Nhà văn Đỗ Chu, một trong những người bạn văn vong niên thân thiết của nhà văn Kim Lân cho rằng: “Hồi mới cầm bút, ông Kim Lân thích viết về những thú vui thả chim, chọi gà, hội vật, hội hát, những phong tục lâu đời ở quê nhà Rồi theo năm tháng, mối quan tâm của nhà văn cứ mở rộng dần, xu hướng hiện thực ngày một sâu đậm, yêu thương tận gan ruột mà xót xa cũng tận gan ruột Bằng một bút pháp kể truyện bậc thầy, những trang văn xuôi thô nháp không cần tô điểm ấy đã đưa ông đứng vào hàng những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học hiện đại nước nhà” [7, 285]
Tác giả Trần Ninh Hồ cũng đã nhận xét thật xúc động: “Tuy tầm vóc, vị trí của mỗi nhà văn một khác, nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạt thành lời… mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy Ta lại cảm thấy không một bước
Trang 10ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỉ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm
tốn: truyện ngắn” [13, 106-107] Đây có lẽ là lời nhận xét của một người hiểu
và cảm nhận sâu sắc truyện ngắn Kim Lân để rồi thấy rõ vai trò, tác dụng của những tác phẩm ấy với hiện thực khách quan như thế nào?
Trong cuốn Tác giả văn học Việt Nam (tập 2), với cái nhìn biện chứng
sắc sảo GS Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét về đặc điểm, vị trí của truyện ngắn Kim Lân: “Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Kim Lân tập trung vào phương diện xã hội, chính trị, của đời sống nông thôn gắn liền với vận mệnh
của đất nước Về đề tài này Làng và Vợ Nhặt xứng đáng được xem là những
truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại” [8, 49] Như vậy,
Cách mạng tháng Tám đã đem đến cho Kim Lân cảm hứng mới, ý thức hơn
về trách nhiệm nhà văn cũng như tầm nhìn, tầm nghĩ của chính bản thân trước cuộc sống
Truyện ngắn Làng của Kim Lân được viết và in năm 1948 trên Tạp chí
văn nghệ số đầu tiên ở chiến khu Việt Bắc Tác phẩm nhanh chóng được
khẳng định và là một trong số không nhiều truyện ngắn thành công sớm nhất của Kim Lân cũng như văn học thời kì kháng chiến chống Pháp (1946- 1954)
Cùng với Đôi mắt của Nam Cao, Thư nhà của Hồ Phương, Làng của Kim
Lân đã khai thác và mở ra những triển vọng tốt đẹp cho văn học kháng chiến chống Pháp Đây là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân miêu tả và ca ngợi
sự đổi mới về nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám
Sau truyện ngắn Làng, Kim Lân tiếp tục nổi tiếng với Vợ nhặt Tác
phẩm được nhà văn viết với sự xúc động mãnh liệt từ nạn đói khủng khiếp của dân tộc năm 1945 – nạn đói đã cướp mất một phần mười dân số ít ỏi của
Việt Nam lúc bấy giờ Trong Tiếng nói tri âm viết năm 1994, tác giả Trần
Trang 11Đồng Minh đã đánh giá, khẳng định vị trí của truyện ngắn Vợ nhặt bằng sự so sánh văn học: “Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói năm 1945) cho truyện Vợ
nhặt không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm trong
văn chương từ đó đến nay Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến
ta thương cảm muốn rơi nước mắt Cái đói và cái chết ở Kim Lân khiến ta khiếp sợ, rụng rời” [10, 126]
Đặt trong mối liên hệ biện chứng và sự phát triển chung của văn học
thời kì này, nhà văn Vũ Dương Quỹ đánh giá xác đáng: “Vợ nhặt dường như
đã mang nét mới của thời đại, vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945” [12, 125]
Khẳng định về tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, tác giả Hà
Minh Đức viết trong Nhà văn nói về tác phẩm cho rằng: “Kim Lân là một
trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại Ông đã tạo được cách viết độc đáo Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc” [3, 31] Cả đời văn Kim Lân chỉ chuyên tâm viết truyện ngắn Truyện của ông thường tập trung miêu
tả sinh hoạt làng quê và hình tượng người nông dân Nhưng thế giới nghệ thuật của ông không vì vậy mà bị giảm sức sống, sức hấp dẫn Dù bao lớp bụi phủ mờ thời gian, truyện ngắn Kim Lân đã và đang có vị trí xứng đáng trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
Năm 2005, tác giả Đặng Thị Huy Lam trong luận văn Đặc điểm truyện
ngắn Kim Lân đã dành hai chương để khảo sát về nghệ thuật dựng truyện và
xây dựng nhân vật; về ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn của Kim
Lân Năm 2006, Tác giả Nguyễn Quốc Thanh trong luận văn Cảm hứng chủ
đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân đã đề cập đến cảm
hứng chủ đạo, phương thức trần thuật và cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân Cả hai tác giả đã cố gắng chỉ ra một số nét đặc trưng trong truyện
Trang 12ngắn của nhà văn qua hệ thống hình tượng người nông dân, người dân nghèo
và người phụ nữ
Nhìn lại những công trình, bài nghiên cứu đánh giá về sáng tác, con
người và sự nghiệp Kim Lân, hầu hết các bài viết còn lẻ tẻ, mới chỉ dừng lại ở một số phương diện hoặc một khía cạnh nào đó mà chưa có công trình nào thật sự chuyên sâu vào các sáng tác của ông Chính vì vậy, trên cơ sở học tập
và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi chọn đề tài
Nông thôn trong truyện ngắn của Kim Lân với mong muốn góp một tiếng
nói vào sự khẳng định vị trí xứng đáng của Kim Lân nói riêng và truyện ngắn
của ông đối với nền văn học Việt Nam hiện đại
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đề tài Nông thôn trong truyện ngắn của Kim Lân chúng tôi
nhằm hướng tới những mục đích:
+ Thứ nhất: Tiếp cận, chứng minh, làm sáng tỏ những truyện ngắn viết
về nông thôn của Kim Lân từ góc nhìn hiện thực, cuộc sống nông thôn và người nông dân Việt Nam
+ Thứ hai: Khẳng định vị trí của Kim Lân và những đóng góp của ông
đối với sự phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khóa luận hướng tới nhiệm vụ sau:
+ Từ tiểu sử, sự nghiệp văn học của Kim Lân để thấy được con đường đến với văn chương của nhà văn có gì độc đáo so với các nhà văn khác, và
những đóng góp của Kim Lân về đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam
+ Đi sâu tìm hiểu sự thể hiện đề tài nông thôn trong truyện ngắn Kim Lân ở hai phương diện: Hiện thực cuộc sống nông thôn và hình tượng người nông dân
Trang 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nông thôn trong truyện ngắn của Kim Lân
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài: Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học (2011)
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích
6 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của khóa
luận bao gồm hai chương:
Chương 1: Truyện ngắn Kim Lân trong đời sống văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
Chương 2: Sự thể hiện đề tài nông thôn trong truyện ngắn Kim Lân
Trang 14Chương 1: TRUYỆN NGẮN KIM LÂN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Kim Lân
1.1.1 Cuộc đời
Kim Lân (1920 - 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, nay là làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Ông sinh ra trên mảnh đất Kinh Bắc, nghìn năm văn hiến Đây là quê hương có bề dày lịch sử, văn hóa cổ truyền với những lễ hội nổi tiếng như: hội Đền Đô, hội Lim, hội Đồng Kị và những thú chơi phong tục hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, hát quan họ Nơi đây còn nổi tiếng với những câu hát quan họ ngọt ngào, mượt mà, đằm thắm
Thửa thơ ấu, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Kim Lân chỉ được học hết bậc tiểu học rồi đi làm, lăn xả vào cuộc sống mưu sinh để kiếm tiền phụ giúp gia đình Nhờ chịu khó quan sát và cũng hay ngẫm nghĩ, lại có nhiều cơ hội tiếp xúc, đi nhiều nơi nên Kim Lân đã có vốn hiểu biết khá phong phú về phong tục tập quán của vùng Kinh Bắc quê hương ông
Đầu những năm 40, Kim Lân được bạn đọc đón nhận với một số
truyện được in trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật Ở loạt
truyện này, nhà văn miêu tả những cảnh đời cơ khổ và một số sinh hoạt phong phú ở thôn quê
Cùng với các nhà văn Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao Kim Lân theo Cách mạng từ năm 1944 trong Hội văn hóa cứu quốc Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông trở thành phóng viên các báo của lực lượng vũ trang Cách mạng như: Xông Pha, Chi Lăng Hòa bình lặp lại, ông làm công tác biên tập ở Nhà xuất bản Văn học, Báo Văn nghệ và giảng dạy tại trường viết văn Nguyễn Du
Trang 15Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật Năm 2007, Kim Lân mất tại Hà Nội, thọ 87 tuổi
1.1.2 Sự nghiệp văn học
a Trước Cách mạng tháng Tám
Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân là cây bút mới với một số
truyện ngắn được đăng báo, tiêu biểu như: Đứa con người vợ lẽ, Đứa con
người cô đầu, Cô Vịa… hầu hết các sáng tác mang tính chất tự truyện nhưng
đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kì đó Đặc biệt Kim Lân được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (Đánh vật, Chọi gà, Thả chim…) Có
thể kể đến các tác phẩm như: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn… kể lại
một cách sinh động những thú vui kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám – những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời Giữa cuộc đời nhọc nhằn, những trang văn của Kim Lân đã giúp người đọc hiểu rằng: Sau những lũy tre xanh xanh kia, từ bao đời nay người nông dân sống lam lũ thật, nhưng tháng
ba ngày tám, những buổi sang xuân, họ vẫn tổ chức được những trò vui, mà qua đó đã thể hiện được sự thông minh, tài hoa, một tâm hồn tươi sáng lành mạnh
Kim Lân từng tâm sự rằng: “Những truyện tôi thích và cũng được nhiều người thích, đều là những cái tôi viết về chính mình, về làng xóm mình,
người thân mình” [13, 81] Do đó truyện ngắn Kim Lân mang tính hiện thực,
giản dị Mỗi truyện như một mảng đời nhà văn “xắn ra” (Chữ của Tô Hoài) từ mảnh đất sống của kiếp người thấm đẫm mồ hôi, nước mắt lời than thở và cả những nụ cười nhiều lúc hồn nhiên xúc động Kim Lân là nhà văn của những
Trang 16số phận thiệt thòi, những kiếp người cùng khổ của làng quê Việt Nam giữa thế kỉ XX
b Sau Cách mạng tháng Tám
Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn Ông
là câu bút chuyên viết về truyện ngắn và làng quê Việt Nam - mảng hiện thực
mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc Có thể kể đến tác phẩm: Nên vợ nên
đã sớm nhận ra điểm dừng của văn nghiệp mình Đúng như M.Gorki đã từng nói: “Dấu hiệu của một tài năng còn ở chỗ anh ta đã biết dừng lại đúng chỗ” Thay vào công việc viết văn, Kim Lân tham gia viết báo và bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ Bên cạnh đó, ông còn tham gia đóng phim và kịch Một số
vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất có thể kể đến: Lão Hạc trong phim Làng
Vũ Đại ngày ấy; Lý Cựu trong phim Chị Dậu; Lão Pẩu trong phim Con Vá;
Cải Khiết trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can; cụ lang Tâm trong phim Hà
Nội 12 ngày đêm
Tuy số lượng tác phẩm không nhiều nhưng Kim Lân là nhà văn có vị trí vững chắc trên văn đàn, trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ
1.2 Đóng góp của Kim Lân về đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam hiện đại
Trong văn xuôi Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, vấn đề phản ánh hiện thực đã trở thành nguồn mạch quen thuộc của trào lưu văn học hiện thực phê phán Trên mảnh đất ấy, đề tài người nông dân cơ cực, làng quê tù
Trang 17đọng được khai thác triệt để với các nhà văn tên tuổi: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… Song trên mảnh đất xưa cũ ấy, Kim Lân đã dựng dậy những ngôi lầu nghệ thuật đặc sắc tồn tại thách thức với thời gian, đứng vững trong
lòng bạn đọc Những truyện như: Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô
đầu, Nỗi này ai có biết… được nhà văn lấy chất liệu sống từ chính bản thân,
gia đình và quê hương Việc khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ với những tính cách, số phận điển hình trong những hoàn cảnh điển hình chính là yếu tố quan trọng giúp Kim Lân dựng lên những truyện ngắn đặc sắc Đối với nhà văn Kim Lân, Cách mạng không chỉ mang lại sự thay đổi cuộc sống của bản thân và gia đình, mà còn giúp đổi thay sự nghiệp cầm bút của ông Từ đó, cách viết của nhà văn bắt đầu đổi khác, như lời ông nói:
“Trình độ một anh nhà quê viết theo bản năng, cảm tính mới dần dần thấy
được công việc thực sự của người viết văn chuyên nghiệp” [18] Những
truyện Vợ nhặt, Ông lão hàng xóm, Con chó xấu xí… đều được Kim Lân
sáng tạo dựa trên cái nền của sự thật Phải chăng chính sự độc đáo trong sáng tạo của nhà văn đã kết tinh lên những thành tựu văn học đó
Có thể nói suốt cả một đời văn Kim Lân chuyên viết truyện ngắn về làng quê Việt Nam – mảng đề tài ông yêu thích và trăn trở Sau này vẫn viết
về nông thôn, ông đề cập đến sự đổi mới mặt tình cảm của người nông dân trong Cách mạng và kháng chiến, sự đổi đời của họ trong cải cách ruộng đất, những hoạt động phục vụ Cách mạng Công việc đó của Kim Lân tuy thầm lặng, bình thường, nhưng thật đáng quý trọng
Nếu nhìn một cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám đến các tác phẩm giai đoạn sau, người đọc dễ dàng nhận ra nét riêng của ông là một ngòi bút sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mẩn, luôn cố gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm tâm trạng của từng con người, từng số phận riêng để từ đó góp thêm tiếng nói mới mẻ
Trang 18về đề tài người nông dân trong nền văn học hiện đại Chính tấm lòng nhân đạo, cảm thông sâu sắc đã giúp Kim Lân thành công ở đề tài này: “Tấm lòng của nhà văn đã giúp ông không bước lạc sang bên kia cái sợi tóc mỏng manh
nó phân chia chân thực và giả tạo, bóp méo; yêu thương và khinh bạc, mỉa mai” [14, 21] Đúng như nhà thơ Trần Ninh Hồ khẳng định: “Tất cả, tất cả dường như đã được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến cốt, đến lõi Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy” [5]
Đối với truyện ngắn, ngòi bút của Kim Lân đã đạt tới đỉnh điểm chỉ riêng ông mới có Về góc độ này nhà văn Nguyễn Khải viết: “Về văn xuôi là cái nghề của tôi, trước sau tôi thần phục có ba người là các ông Nguyễn Tuân, Nam Cao, và Kim Lân Sau này viết lách được cái gì thường cũng lấy vào văn của ba ông ấy làm chuẩn” [11] Theo cách nói của Nguyễn Khải, nhà văn Kim Lân được xếp vào hàng những nhà văn xuất sắc của thế kỉ XX
Như vậy, viết về đề tài nông thôn, Kim Lân không phải là người đầu tiên, nhưng chính ông là người đã tạo ra cho nền văn học hiện đại Việt Nam một cái nhìn mới mẻ, độc đáo về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Mọi vấn đề của cuộc sống nông thôn đều được ông phản ánh và khái quát trong hầu hết các tác phẩm của mình Qua đó, Kim Lân đã đưa độc giả đến gần hơn với đời sống nông thôn của người nông dân Việt Nam trong thế
kỉ XX
Trang 19
Chương 2: SỰ THỂ HIỆN ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA KIM LÂN 2.1 Hiện thực cuộc sống nông thôn
Xã hội Việt Nam những năm 1940 - 1945 với bao biến động sâu sắc Giai đoạn này, Nhật nhảy vào Đông Dương cấu kết với Pháp, đàn áp phong trào cách mạng, bóc lột nông dân, khiến mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt, quyết liệt Hoàn cảnh lịch sử - xã hội với nhiều biến động ấy đã tác động lớn vào các khuynh hướng văn học, trong đó có văn học hiện thực Thời kì này, các nhà văn hiện thực không thể phản ánh xã hội một cách trực diện mà phải lựa chọn cách đi riêng Bên cạnh những cây bút gạo cội như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, trên văn đàn
đã xuất hiện một đội ngũ nhà văn trẻ như Nam Cao, Nguyên Hồng, Bùi Hiển,Tô Hoài và Kim Lân
Tuy nhiên, mỗi nhà văn, ở mỗi hoàn cảnh chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin ở mức độ khác nhau nên có cách nhìn, cách cảm khác nhau Do đó, khi viết về hiện thực họ đều có những cách tiếp cận riêng, đem lại sự phong phú đa dạng, nhiều màu sắc mới cho văn học giai đoạn này Với nhà văn Kim Lân, lựa chọn và viết về nông thôn Việt Nam là một
sự thử thách Thành công lớn nhất của ông ở chỗ Kim Lân không dẫm đạp lên lối mòn mà các nhà văn khác đã khai thác Ở đây, Kim Lân chủ yếu tiếp cận làng quê từ bình diện phong tục, sinh hoạt văn hóa và những câu chuyện bình
dị hàng ngày Nhà văn đã có những trang viết mô tả rất chân thực, tinh tế và sống động những thuần phong mĩ tục của người làng quê sau lũy tre làng Ông đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho những truyện ngắn của mình từ chính những khám phá các giá trị văn hóa cổ truyền của vùng đất Kinh Bắc, nơi chôn rau cắt rốn của chính nhà văn
Trang 202.1.1 Hiện thực văn hóa, phong tục
Bất kì một nhà văn nào khi viết về làng quê ít nhiều đều đề cập, miêu
tả đến những yếu tố phong tục, sinh hoạt văn hóa làng xã Bởi vì phong tục tập quán là những thứ quen thuộc, bình dị, là đời sống tinh thần tồn tại và chi phối cuộc sống của người dân quê trong suốt quá trình lịch sử Trong văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, người đọc thú vị khi tìm thấy những nét văn hóa riêng biệt, những phong tục tập quán mang đậm sắc màu địa phương trong các tác phẩm Đó là thành phố Hải Phòng náo nhiệt trong tác phẩm của Nguyên Hồng; một vùng ven đô Hà Nội xưa cũ của nhà văn Tô Hoài, và một Bùi Hiển với tập tục cổ hủ của người dân chài xứ Nghệ Kim Lân cũng góp vào đó mảng màu bức tranh phong tục dân tộc bằng những nét văn hóa đặc trưng đậm màu sắc dân gian từ chính cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của xứ sở Kim Bắc quê hương ông
Truyện ngắn Kim Lân đã đem đến cho người đọc những thú vị bất ngờ
và độc đáo Tiếp cận làng quê từ hướng phong tục, ông đã miêu tả những câu truyện hàng ngày, những sinh hoạt văn hóa bình dị và cả những thói tục vốn
có của làng quê nghìn đời Tất cả đều trở thành đối tượng phản ánh và khám phá trong truyện ngắn của ông Có thể nói, trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân đã khẳng định mình trên văn đàn bằng những truyện ngắn viết về phong tục, sinh hoạt văn hóa làng quê Chính sự tiếp cận này đã thể hiện ý thức nghệ thuật sâu sắc của nhà văn Ý thức về giá trị văn hóa cổ truyền, ý thức ngợi ca
và tôn vinh sức sống, sức mạnh của văn hóa dân tộc Việt Nam
Người Việt không ai không biết sự tích cây nêu ngày tết Song tập tục đuổi tà trừ ma gắn với cây nêu mang màu sắc dân gian chỉ có thể được thưởng
lãm qua trang viết của Kim Lân Trong truyện ngắn Đuổi tà, ngay tựa đề cũng
đã gợi lên sự tò mò về một tập tục kì lạ, ngộ nghĩnh nhưng lại quen thuộc của người dân đồng bào Bắc Bộ Bằng sự quan sát sắc sảo, cái nhìn hóm hỉnh và
Trang 21cảm thông, Kim Lân dường như hóa thân vào trang viết Ông miêu tả khá tỉ
mỉ, tường tận từ việc sắp đặt đồ lễ cúng tế cho đến việc tiến hành lễ nghi
Việc đuổi tà hàng năm “có ảnh hưởng đến sự thành đạt, suy vi của dân làng
sang năm mới tới đây” Rõ ràng đây là một nét văn hóa thể hiện ước muốn về
một cuộc sống bình an, thịnh vượng trong cuộc sống Phong tục ấy đã ăn sâu bám rễ vào đời sống tâm linh, đời sống tinh thần của người dân quê Chẳng
thế mà khi buổi lễ tiến hành, mọi người đều hào hứng tham gia “Xong cái lễ
“trịch tướng”, ông tự Năm nhổ bật cành phan lên Đồng thời mấy bác tuần đứng chờ sẵn bên ngoài cũng sấn lại trút mâm gạo muối vào chiếc rổ con mang theo, cầm lăm lăm ở tay Hét to lên mấy tiếng nữa, ông tự cầm cành phan chạy ra ngoài đường cái Bốn cậu nhà oản với bốn chiếc “bùa cái” cũng lẽo đẽo theo sau Mấy bác tuần vừa quát vừa ném gạo muối đuổi Trẻ con người nhớn à à theo sau reo hò ầm ĩ Có người lượm đất, gạch ném theo nữa Họ tin như thế là đã trục xuất ma đói ma khát ra khỏi làng, năm mới đây dân làng làm ăn mới thịnh đạt” [7, 125]
Đuổi tà không phải là một truyện ngắn có đề tài phục cổ như Bút
nghiên của Chu Thiên, Thanh đạm của Nguyễn Công Hoan, cũng không
phải là tác phẩm có ý nghĩa đả phá hủ tục như Việc làng, Tập án cái đình của Ngô Tất Tố Cái hay của truyện ngắn Đuổi tà chính là tập tục độc đáo được
Kim Lân miêu tả gắn liền với niềm vui, nỗi hám hức trong không khí thiêng
liêng đón tết cổ truyền của dân tộc “Mọi người như yên lặng kính cẩn đón
chờ cái năm mới rõ ràng” Yêu quê hương, gắn bó tự hào về quê hương, nhà
văn Kim Lân đã hiểu hết ý nghĩa sâu sắc về tết Nguyên đán đối với mỗi người dân đất Việt Tết là khoảng thời gian thể hiện đời sống tâm linh trong quan niệm tín ngưỡng đa thần của người Việt Việc đuổi tà đầu năm là một thuần phong mĩ tục có ý nghĩa nhân văn cao cả, là sợi dây vô hình gắn kết tình cảm của các thành viên trong cộng đồng với một niềm tin thiêng liêng không thể
Trang 22thiếu trong đời sống tinh thần của người dân quê Nhà văn Kim Lân từng nói:
“Đất có lề quê có thói, văn hóa được tích tụ từ hàng nghìn năm, hàng trăm năm Nó tồn tại và phát triển trong mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi làng xã… và từng làng được ghép thành cộng đồng, thành dân tộc, quốc gia… văn hóa phải thuộc về một xã hội đang sống, chứ không phải cái gì cố định Văn hóa, hoặc như ta nói đất lề quê thói, không phải mỗi lúc mà có, cũng không phải mỗi lúc mà mất được” [1, 88]
Đi vào hiện thực làng quê từ bình diện phong tục, Kim Lân đã tiếp cận với con người làng quê mang bản sắc văn hóa truyền thống Hình ảnh người nông dân trên trang viết của Kim Lân khác xa với hình ảnh người nông dân dưới ngòi bút miêu tả của Tự lực văn đoàn Họ không phải là những con
người nghèo đói đến mức ngu dốt, bẩn thỉu như trong truyện Hai vẻ đẹp của
Nhất Linh: “Mỗi lần nhìn những người nhà quê nhem nhuốc ngồi bệt xuống
đất, bên những đống rác hôi hám, hàng bán lèo tèo mấy thứ quà vặt bẩn thỉu, đầy cát bụi và mỗi lần ngửi thấy mùi quần áo, mùi mồ hôi người lẫn với trăm nghìn thứ mùi khác ở các hàng xông lên, Doãn có cái cảm tưởng khó chịu về
sự bất di bất dịch của những xã hội quê, bao giờ cũng khốn nạn,cũng xơ xác” Đó là cái nhìn miệt thị có pha chút thương hại của tác giả Tự lực văn
đoàn Những người vốn là Tây học, sống và lớn lên ở đô thị, trách sao được khi họ có cái nhìn phiến diện như thế đối với người nông dân Do vậy tiểu thuyết luận đề mà họ đưa ra cũng chỉ mang tính chất cải lương nửa vời
Kim Lân hoàn toàn khác, ông viết về người nông dân bằng những tình
cảm chân thật, tha thiết của “người con vốn sinh ra từ đồng ruộng” Người nông dân trên trang viết của Kim Lân không chỉ là người lao động suốt ngày
“đầu tắt mặt tối”, “cày sâu cuốc bẫm” mà họ còn là những con người thông
minh, tài hoa, say mê, vui nhộn trong những sinh hoạt văn hóa, những thú vui chơi lành mạnh chốn hương thôn
Trang 23So với nhiều nhà văn khác cũng viết về phong tục, dưới con mắt của Kim Lân, ông đã miêu tả những sinh hoạt văn hóa ngộ nghĩnh, đáng yêu của những người nông dân chân lấm tay bùn Họ hòa vui vào không khí tưng bừng của lễ hội, đình đám để quên hết mọi lo âu, vất vả của cuộc sống thường ngày Ở đó, người đọc không bắt gặp cái lo âu, sợ hãi vì gánh nặng của lệ làng, hủ tục, hay nỗi lo sưu thuế như trong truyện ngắn của Nam Cao, Ngô
Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… “Mấy hôm nay, ở mé đình, suốt từ sáng đến
tối, thỉnh thoảng lại thùng thùng nổi lên ba hồi chín tiếng… Làng Việt Nam vốn quanh năm bình tĩnh hồi trống ấy lại luôn luôn làm huyên náo ầm ỹ cho người ta sợ thêm, trong khi người ta đang sợ thuế Người ta sợ thuế, vì người
ta lo không biết lấy đâu ra được tiền” [4, 147], mà dường như người đọc cảm
thấy một không khí làng quê nhộn nhịp, tươi vui Với tài viết truyện ngắn của mình, Kim Lân đã giới thiệu đến bạn đọc những chiêu võ đẹp, thế võ hay của môn đấu vật cổ truyền dân tộc, hòa mình vào không khí lễ hội náo nức, sôi
động để thưởng lãm, để bình xét Trong truyện Thượng tướng Trần Quang
Khải – Trạng vật, Kim Lân miêu tả hội vật tổ chức ở Kinh đô “cờ xí, tàn quạt
rợp trời Nam phụ lão ấu đứng vây quanh xem đông như kiến cỏ” [7, 89] Hội
vật ở làng tỉnh cũng đông vui rộn ràng “Tiếng trống vật nổi lên dồn dập
Người tứ xứ đổ về xem đông như nước chảy Ai ai cũng náo nức muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ Người ta chen lấn nhau, quây kín xới vật; nhiều người phải trèo lên những cây trôi, cây nhội gần đấy xem cho rõ” [7,
225] Nếu bức tranh dân gian đấu vật của làng Đông Hồ là bức tranh tĩnh thì những trang viết của Kim Lân về môn vật lại là bức tranh động, rực rỡ sắc màu dân gian, rộn rã âm thanh, đa dạng về góc cạnh như trong truyện ngắn
Ông Cản Ngũ: “Dưới mái tam quan đền, những vuông nhiễu điều bay đỏ
rực Các đô trong tỉnh cởi trần, đóng khố ngồi hai bên xới Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu đậu trắng, cạp điều Ông ngồi
Trang 24một mình một chiếu; người ông đỏ như đồng tụ, to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì tượng hai ông tướng Đá Rãi ở trong đền Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữa tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát” [7,
225] Không chỉ miêu tả chân thực, sống động, mà Kim Lân còn am hiểu cả
cử chỉ hành động đầy khí khái của đô vật “bước ra xới, xốc lại mảnh khố
nhiễu xanh, tiến lên thềm tham quan đền, giơ bàn tay thô, vụng vuốt dài lên mấy vuông nhiễu giải nhất, miệng cười rất tươi” [7, 225]
Nếu như ngòi bút Nam Cao chủ yếu thiên về kể hơn miêu tả, Thạch Lam ngược lại tả nhiều hơn kể thì Kim Lân lại khéo léo hài hòa vừa kể vừa tả Những keo vật đẹp mắt, những thế vật bất ngờ hồi hộp được nhà văn miêu tả như khắc như chạm Ngòi bút của Kim Lân như một ống kính quay cận cảnh
rõ nét đến từng chi tiết, được thể hiện rõ nét trong truyện Thượng tướng Trần
Quang Khải - Trạng vật: “Quắm Đen đã như con cắt luồn qua hai cánh tay
ông Cản Ngủ ôm lấy một bên chân ông, bốc lên… Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng ông ta lên, coi nhẹ như
ta giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy” Vẫn trong truyện ngắn này,
mượn ngôn ngữ điện ảnh, Kim Lân đã làm sống dậy trong lòng người đọc những cảm giác hồi hộp lo âu, mừng vui như đang trực tiếp tham gia cổ vũ cho những keo vật đẹp mắt Tác giả như hóa thân vào những đô vật để đem
tới những cảm nhận rất thực “Trạng Sặt lúng túng xoay xỏa Chỉ một chốc đã
thấy ù tai hoa mắt Mồ hôi đổ ra như tắm Chân tay cuống quýt líu ríu, đánh,
gỡ lạo chạo, Trạng Kế nhân cơ hội nhanh như cắt đưa tay phải lên bấu lấy quai xanh, còn tay trái vít gáy kẻ địch ghìm xuống Trạng Sặt vùng vẫy cố gỡ, nhưng không sao thoát được năm ngón tay như thép nguội kẹp chặt lấy xương quai xanh Da dẻ Trạng Sặt tái dần, tái dần và toàn thân run lên bần bật” [7,
Trang 2591] Nếu không am hiểu và yêu môn vật truyền thống, tác giả khó có thể miêu
tả sinh động, đặc sắc và hay được như thế!
Không chỉ trân trọng, nâng niu những giá trị văn hóa cổ truyền, Kim Lân còn muốn gìn giữ những thú chơi lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc tưởng chừng bị lãng quên Những truyện ngắn Kim Lân viết về môn võ vật như món quà quê giúp bạn đọc thưởng lãm một thú chơi dân dã của người Việt, vừa để cổ vũ khích lệ cho môn vật cổ truyền của dân tộc Truyện
Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật, Ông Cản Ngũ là những
truyện ngắn Kim Lân lấy cảm hứng từ đề tài lịch sử, với tinh thần suy tôn những giá trị văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc Cách khai thác truyện thông minh, tài hoa, kết hợp hài hòa giữa quá khứ và hiện tại, ngôn từ vừa trau chuốt vừa giản dị bình dân đã đem đến cho những truyện ngắn trên của Kim Lân vẻ đẹp riêng độc đáo
Rõ ràng, Kim Lân là người con của xứ sở Kinh Bắc, được thụ hưởng
và nuôi dưỡng bởi dòng sữa ngọt của văn hóa làng quê, ý thức về giá trị văn hóa cổ truyền luôn luôn chảy trong sáng tác của ông Kim Lân hiểu việc cần phải làm để giữ gìn và phát huy văn hóa cổ truyền của dân tộc Ngoài những truyện ngắn viết về đánh vật, nhà văn còn đi sâu thể hiện những thuần phong
mĩ tục qua những thú chơi đồng quê khác như: trồng cây cảnh, nuôi gà chọi,
thả chim bồ câu… Có thể nói các truyện ngắn Đôi chim thành, Con mã mái,
là những câu truyện ngắn thành công nhất viết về đề tài này
Truyện ngắn viết về phong tục và các thú tiêu khiển nếu không khéo sẽ
dễ sa vào những trang khảo cứu, nhưng Kim Lân không khảo sát phong tục
mà mô tả phong tục bằng con mắt của một nhà văn Đằng sau những sinh hoạt văn hóa, những thú chơi đồng quê là cuộc sống sinh động như vốn có, chằng chịt nhiều mối quan hệ trong cộng đồng làng xã Truyện ngắn Kim Lân viết
về đề tài trên mang phong vị riêng độc đáo, hấp dẫn bởi vì trong đó còn có sự
Trang 26thấp thoáng, ẩn hiện “cái tôi” nhà văn tài hoa, thông minh hóm hỉnh Trả lời
báo An ninh cuối tháng ( số 34)- năm 2004, Kim Lân tâm sự “Trước tôi cứ
nghĩ những truyện mà tôi viết có tính chất xã hội thì tôi cho là hay Còn những truyện mà viết những cái chơi chim, chơi gà, chơi chó săn, chơi này nọ
là không hay Thế nhưng bây giờ tôi đọc lại những cái mình viết về chim về chó lại tử tế vì mình hiểu nó và yêu nó” Thật vậy, truyện viết về thuần phong
mĩ tục qua các thú chơi đồng quê, ông viết bằng tất cả vốn sống dày dặn, sự tài hoa và đam mê nhiệt tình của mình Nhà văn hóa thân, nhập vai vào nhân vật khá tài tình khiến người đọc băn khăn tự hỏi đâu là nhân vật, đâu là nhà văn?
Trong tác phẩm Con mã mái, hình ảnh ông cả Chuẩn – một nhà nho
nghèo “danh lợi bất như nhàn”, yêu thích thú chơi cây cảnh nhàn nhã thanh
tao Tuy gia cảnh nghèo túng, chỉ có một mảnh sân nhỏ, ba gian nhà tranh lụp
xụp nhưng ông sống thanh nhàn Với bàn tay khéo léo, óc thẩm mĩ và tài sáng tạo, ông đã tạo nên một khu vườn đẹp với “hòn non bộ sần sụi, gân guốc Cỏ
tóc tiên mọc um tùm giữ một vẻ hoang vu, bí mật đối với một bọn người sành nhỏ bé đặt theo điển tích Nào chùa, nào tháp, cầu, quán chênh vênh, hiểm trở; nào ngư, tiều, canh, mộc, cầm, kì, thi, tửu; nào Bá Nha ngộ Tử Kì, tất cả ngụ một vẻ an nhàn thư thái, gác đường danh lợi ra ngoài” [7, 49] Một thế
giới ảo nhưng sinh động kì thú Sơn, thủy, canh, tiều, ngư, mộc, cận kề sum vầy bên nhau Cảnh vật dẫu vô tri vô giác nhưng sống động bởi gửi gắm vào
đó tâm hồn, tình cảm của chủ nhân Nếu không có tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, am hiểu nghệ thuật thì làm sao ông Cả Chuẩn có thể tạo nên được một
hòn non bộ đẹp, một dáng cây “Kiểu long cuốn thủy” mà ai cũng trầm trồ
thán phục
Đọc truyện ngắn của Kim Lân, ta bắt gặp hình ảnh người nông dân không chỉ sống vì cơm no áo ấm mà ở họ còn mang khát vọng về cuộc sống
Trang 27tinh thần phong phú, lành mạnh và tươi đẹp Cuộc sống trở nên đáng yêu, có
ý nghĩa hơn khi nhân vật Cả Chuẩn, Trưởng Thuận, đặt hết niềm tin vào thú
chơi cầu kì, công phu của mình Ông Cả Chuẩn “mê thích gà chọi suốt ngày
chỉ lăn lóc với gà”, Trưởng Thuận khéo léo và tài hoa trong cách nuôi chim
bồ câu Dường như những người nông dân này đã gửi gắm tất cả niềm vui, nỗi buồn vào các thú chơi tao nhã, lành mạnh như những nghệ sĩ trong sáng
tạo nghệ thuật Trong truyện ngắn Đôi chim thành, ta thấy cụ Tú ông Trưởng
Thuận tinh tường, tài nghệ ngay từ việc lựa chọn giống chim hay “Phàm giả
cái giống chim Văn giàng này, cứ con nào “cào” nhọn là bay cao, con nào bị
“to” là đông đen Nhưng mấy con được hoàn toàn cả cào lẫn bị Cào thì “sơ, tràng” mà đông đen thì không “vần thượng” Đôi chim này được cả cào lẫn bị” [7, 30] Sự khen thưởng, thán phục của cụ Tú chính là sự đồng điệu của
nhân vật cụ Tú, ông Trưởng Thuận và cả nhà văn Kim Lân Họ gặp nhau ở điểm chung đều say mê, tài hoa, am hiểu tường tận thú chơi tao nhã Chỉ ngắm nhìn mã bên ngoài của đôi chim mà biết được lối bay, cái hay cái dở của giống chim Văn giàng Chơi chim bồ câu đòi hỏi người chơi phải là người kiên nhẫn, lanh lẹ, khéo léo Hãy quan sát cách thả chim của Trưởng Thuận:
“Đặt lồng chim xuống vệ đường, ông Trưởng cởi dây, rút ống nước đâu đấy, rồi mới quầy tay ra sau lưng rút chiếc quạt giắt cạp quần, se sẽ đạp vào nan lồng Đàn chim xô về một phía Đập mạnh thêm mấy chiếc nữa, ông mở bật nắp lên Đàn chim bay ra một loạt, cánh vỗ phanh phách Bỏ lồng đấy cho cu Tạm, ông tất tả ra về” [7, 31] Bằng sự quan sát và vốn sống thực tế, Kim Lân
đã cho người đọc thấy được sự điệu nghệ, khéo léo trong cách thả chim của
Cả Thuận Thả chim bồ câu là một thú chơi có từ xa xưa Các cụ ta ngày xưa yêu chuộng thú thả chim bồ câu vì chúng là loại “nghĩa điểu” trung thành, có tình có nghĩa Hội thi thả chim bồ câu là một thú chơi đồng quê có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về tinh thần tập thể, về đức tính chung thủy của con người