1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia trong dạy học sinh học 11

65 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi đường lên đỉnh olympia Hiện nay việc tổ chức dạy và học cho giáo viên, học sinh nói riêng cũng như ngành giáo dục của Việt Nam, của cả Thế giới

Trang 1

TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học sinh học

Người hướng dẫn khoa học

ThS TRƯƠNG ĐỨC BÌNH

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này em đã nhận được sự chỉ bảo tận

tình của thầy giáo Thạc sỹ Trương Đức Bình và các thầy cô trong tổ phương

pháp dạy học khoa Sinh-KTNN trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường THPT Yên Lạc, các bạn sinh viên trong khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành đề tài này

Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trương

Đức Bình người đã định hướng và dẫn dắt em bước đầu nghiên cứu, giúp em

hoàn thành được đề tài này

Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Vũ Thị Hợp

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Trương Đức Bình giảng viên khoa Sinh-KTNN Mọi kết quả nghiên cứu trong đề tài trung thực, không trùng với kết quả của tác giả nào, đề tài chưa từng được công bố tại bất kì một công trình nghiên cứu khoa học nào hoặc của ai khác

Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Vũ Thị Hợp

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Dự kiến đóng góp của đề tài 4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài 5

1.1.1 Trên thế giới 5

1.1.2 Ở Việt Nam 5

1.2 Cơ sở lí luận 6

1.2.1 Một vài nét về tổ chức trò chơi 6

1.2.1.1 Khái niệm trò chơi học tập 6

1.2.1.2 Vai trò,ý nghĩa của tổ chức trò chơi 7

1.2.2 Một số vấn đề về trò chơi đường lên đỉnh Olympia 7

1.2.2.1 Khái niệm trò chơi đường lên đỉnh Olympia 7

1.2.2.2 Vai trò của trò chơi đường lên đỉnh Olympia 8

1.2.2.3 Các bước tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia 8

1.2.2.4 Yêu cầu sư phạm của trò chơi đường lên đỉnh Olympia 9

1.3 Cơ sở thực tiễn 9

1.3.1 Thực trạng việc tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia Sinh học 11 9 1.3.2 Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay 10

Trang 6

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA

SINH HỌC 11 11

2.1 Khái quát chương trình Sinh học 11 11

2.2 Tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia 13

2.3 Gợi ý cách sử dụng trò chơi đường lên đỉnh Olympia 16

2.4 Giáo án 16

2.5 Video minh chứng tại trường THPT Yên Lạc 50

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRÒ CHƠI ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA ĐÃ XÂY DỰNG 54

3.1 Mục đích đánh giá 54

3.2 Đối tượng,phạm vi 54

3.3 Phương pháp đánh giá 54

3.4 Kết quả đánh giá 54

3.4.1 Giáo viên đánh giá 54

3.4.2 Học sinh đánh giá 55

3.4.3 Chuyên gia đánh giá 55

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

1 KẾT LUẬN 57

2 KIẾN NGHỊ 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 7

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi đường lên đỉnh olympia

Hiện nay việc tổ chức dạy và học cho giáo viên, học sinh nói riêng cũng như ngành giáo dục của Việt Nam, của cả Thế giới nói chung là rất quan trọng Ngoài việc dạy cho các em một cách bài bản theo sách vở thì việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi cho học sinh cũng rất quan trọng Đặc biệt hơn hết là việc tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia Ở lứa tuổi thanh thiếu niên như các em thì việc kết hợp giữa học và chơi giúp các em học nhanh hơn, tốt hơn, nâng cao tinh thần thi đấu đồng thời kiến thức cũng trở nên vững chắc, sâu sắc hơn

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập

đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”

Ở thế kỉ XX nhà tâm lí học Thụy Sĩ Jpiaget đã nói: “thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành học tập” Hoạt động vui chơi trong học tập thường thấy

ở lứa tuổi tiểu học, nhưng ở lứa tuổi THPT cũng nên tiến hành hoạt động trò chơi như trò chơi đường lên đỉnh Olympia Trò chơi này giúp các em bớt đi mệt mỏi, căng thẳng tạo sự hào hứng hơn trong học tập, đồng thời cũng giúp các em có ý thức, trách nhiệm của bản thân hơn nữa trong cuộc thi đấu

Trang 8

1.2 Thực trạng của việc tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia ở trường THPT

Tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia là một sân chơi đầy sáng tạo và cũng quan trọng trong việc dạy học Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay thì đây là việc chưa được quan tâm và coi trọng một cách đầy đủ Hầu hết các trường THPT không tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia trong dạy học, một số trường có tổ chức nhưng làm một cách hời hợt và chưa thực sự lôi cuốn được đông đảo học sinh tham ra, một số khác đã thực hiện nhưng lại đưa

ra được những câu hỏi thực tế, khách quan nhưng chưa phổ biến Đó chính là

do chưa hiểu hết tầm quan trọng và ý nghĩa của nó trong toàn bộ quá trình dạy

và học

Từ những vấn đề trên,với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học nên tôi đã chọn đề tài “ Tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia trong dạy học sinh học 11”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và đề xuất quy trình tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia chương trình sinh học 11 nhằm tạo ra sân chơi cho học sinh được giao lưu, được học hỏi, được thi đấu với nhau để lĩnh hội được những kiến thức sâu sắc nhất Qua đó nâng cao được chất lượng dạy và học ở trường phổ thông

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung phần B-Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật trong chương trình Sinh học 11

Trò chơi đường lên đỉnh Olympia trong dạy học sinh học 11

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: phần B-Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật trong chương trình Sinh học 11

Trang 9

- Địa bàn nghiên cứu: một số lớp 11 trường THPT Yên Lạc

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được quy trình tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia trong dạy học Sinh học 11 thì vừa bồi bổ hứng thú, động lực cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh vừa củng cố được kiến thức

và phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn đời sống

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lí luận của việc tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia

- Tìm hiểu thực trạng vấn đề tổ chức đường lên đỉnh Olympia ở trường THPT

- Thiết kế tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia Sinh học 11

- Đánh giá chất lượng trò chơi

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan làm cơ sở lí luận cho việc thiết kế và tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia

6.2 Phương pháp điều tra,quan sát

Điều tra thực trạng việc tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia ở một số trường THPT

Quan sát sự tham gia của học sinh trong buổi tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia

6.3 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến nhận xét, góp ý các giáo viên phổ thông có kỹ năng và quan tâm đến việc tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia trong dạy học sinh học 11

Trang 10

7 Dự kiến đóng góp của đề tài

7.1 Hệ thống hóa cơ sở lí luận về tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia 7.2 Thiết kế trò chơi đường lên đỉnh Olympia Sinh học 11, là tài liệu tham khảo cho học sinh và GV phổ thông

Trang 11

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài

1.1.1 Trên thế giới

Trong lịch sử giáo dục, hoạt động ngoại khóa nói chung cũng như trò chơi đường lên đỉnh Olympia nói riêng đã xuất hiện từ lâu vào cuối thế kỉ XIX

Vào những năm 40, các cộng sự và học trò của L.X.Vưgôtxki, Đ.B.Elcônhin, A.V Zaparogiet, A.N.Leonchiep, đã thực hiện hàng loạt nghiên cứu về hoạt động chơi của học sinh Điển hình là những công trình nghiên cứu của L.X.Xlavina; L.A.Gersezon; tiến hành dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, bắt đầu từ những hoạt động có thực của học sinh để từ đó hiểu những biến đổi tương ứng trong ý thức của học sinh và sau đó tìm hiểu những ảnh hưởng trở lại của sự thay đổi ý thức đối với sự phát triển tiếp theo của hoạt động Từ đó các nhà khoa học đi đến kết luận: hoạt động chơi không nảy sinh một cách tự phát mà do những ảnh hưởng có ý thức hoặc không ý thức từ phía người lớn, bạn bè xung quanh trong đó giao tiếp xã hội đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển hoạt động chơi của học sinh Nghiên cứu về hoạt động trò chơi đã được Ilina đề cập đến hoạt động ngoại khóa với tư cách là một trong các con đường giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục thẩm mĩ, thực hiện nhiệm vụ giáo dục bổ trợ cho các hình thức giáo dục khác trong nhà trường, XH

1.1.2 Ở Việt Nam

Trò chơi đường lên đỉnh Olympia đã có từ lâu trong lịch sử các trường phổ thông Mục đích nhằm cho học sinh phát huy tính tích cực, hăng hái, tự tin khi tham gia đồng thời kết chặt tình thân ái của lớp, của trường

Trang 12

1.2 Cơ sở lí luận

1.2.1 Một vài nét về tổ chức trò chơi

1.2.1.1 Khái niệm trò chơi học tập

- Trò chơi học tập Có nhiều quan niệm khác nhau về TCHT Trong lí luận dạy học, tất cả những trò chơi có nội dung gắn với nội dung học tập, nó được sử dụng như một phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập cho học sinh, không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi đều gọi là TCHT Hay nói cách khác TCHT là dạng trò chơi có luật chặt chẽ mang tính định hướng đối với sự phát triển trí tuệ

TCHT thực hiện chức năng của hoạt động nhận thức, nó tạo điều kiện cần thiết để ứng dụng, củng cố và luyện tập kiến thức trong các tiết học

Mỗi dạng trò chơi đều có những đặc điểm và có tác dụng nhất định đối với

sự hình thành và phát triển tâm lí - nhân cách của các em Về phương diện phát triển trí tuệ, TCHT có thế mạnh hơn cả Nhiệm vụ giáo dục chủ yếu của TCHT là phát triển trí tuệ cho các em

- Đặc điểm của trò chơi học tập TCHT là một dạng hoạt động vì vậy nó mang trong mình những đặc điểm chung của các loại hoạt động: có phương hướng,

có mục đích, có ý thức và có dặc điểm chung của trò chơi Đặc điểm của trò chơi nói chung là mang lại cảm xúc chân thực, mạnh mẽ, đa dạng Trò chơi bao giờ cũng mang đến cho các em niềm vui sướng, thoả mãn, bằng lòng Chơi mà không có niềm vui sướng thì không còn là chơi nữa Ngoài ra TCHT còn có những đặc điểm sau:

+ TCHT có luật rõ ràng, do người lớn đặt ra nhằm đạt được mục đích giáo dục và dạy học

+ TCHT bao giờ cũng có kết quả nhất định Kết quả đó phải được thực hiện trong việc giải quyết nhiệm vụ của TCHT, đồng thời phải mang lại niềm vui,

sự thoả mãn cho những người tham gia TCHT Kết quả của TCHT thể hiện sự

Trang 13

cố gắng trong suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo trong việc nắm kiến thức và trong tính hợp tác của nhóm trẻ

+ TCHT có cấu trúc chặt chẽ, bao gồm các yếu tố: Mục đích của TCHT (Nhiệm vụ nhận thức); Hành động chơi; Luật chơi và tổ chức chơi

+ Trong TCHT, vị trí của mọi thành viên tham gia trò chơi đều như nhau và được xác định bằng luật chơi Việc thực hiện luật chơi là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá khả năng của các em

+ Trong TCHT, sự thống nhất giữa hành vi thật và hành vi chơi rõ ràng Trong quá trình chơi nếu các em không tuân thủ theo luật chơi thì sẽ không đạt được mục đích của trò chơi Vì thế trong TCHT, việc kiểm tra lẫn nhau dễ dàng hơn và có hiệu quả hơn vì luật chơi được quy định rõ ràng

1.2.1.2 Vai trò,ý nghĩa của tổ chức trò chơi

Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc đưa trò chơi vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực

Tổ chức trò chơi còn giúp các em có tinh thần hăng hái, tự tin, rèn luyện tính tự lập, tự chủ đồng thời kết chặt tình thân ái đối với đồng đội, lớp, trường

1.2.2 Một số vấn đề về trò chơi đường lên đỉnh Olympia

1.2.2.1 Khái niệm trò chơi đường lên đỉnh Olympia

Nói đến đường lên đỉnh Olympia không ai là không biết tới chương trình Đường lên đỉnh Olympia, đó là một cuộc thi kiến thức trên truyền hình dành cho học sinh trung học phổ thông do VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, dưới sự tài trợ của công ty LG Cuộc thi hàng năm này được bắt đầu tổ vào 1999, và là chương trình có tuổi đời dài nhất trong các chương trình trò chơi truyền hình của VTV3 Trong đó mỗi năm có 36 cuộc thi Tuần, 12 cuộc thi Tháng, 4 cuộc thi Quý và 1 cuộc Chung kết được Truyền hình trực tiếp trên VTV3

Trang 14

Ở đây chúng ta chỉ nhắc đến việc tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia cho học sinh trong dạy học, khi đó các học sinh trong lớp, trường sẽ tham gia thi đấu với nhau

1.2.2.2 Vai trò của trò chơi đường lên đỉnh Olympia

- Tạo một sân chơi đầy sáng tạo nhưng cũng rất quen thuộc cho HS tham gia, tạo hứng thú học tập cho học sinh Vì vậy hiệu quả học tập của HS cũng tăng

lên

- Giúp phát huy tinh thần, phát triển phẩm chất trí tuệ, hình thành các quá

trình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo của HS

- Kích thích học sinh biểu hiện tính sáng tạo và độc lập

1.2.2.3 Các bước tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia

- Bước 1: Đặt tên cho trò chơi

Đặt tên cho trò chơi là một việc làm cần thiết vì tên nói lên được chủ

đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của việc tổ chức trò chơi Tên trò chơi cũng tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của HS Vì vậy cần có sự tìm tòi, suy nghĩ, đặt tên cho phù hợp và hấp dẫn Đặt tên cho trò chơi cần rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, phản ánh được chủ đề và nội dung, tạo được ấn tượng ban đầu cho

HS

- Bước 2: Xác định mục tiêu trò chơi

Mục tiêu của trò chơi là kết quả của hoạt động Các mục tiêu cần phải

rõ ràng, cụ thể và phù hợp, phản ánh được các mức độ cao, thấp của yêu cầu đạt được về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị

- Bước 3: Lập kế hoạch

Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực cần phải lập kế hoạch

Trang 15

+ Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu, tức là tìm các nguồn nhân lực, thời gian, không gian… cần cho việc hoàn thành các mục tiêu

+ Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi GV phải tìm ra đủ các nguồn lực

và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu

+ Mục tiêu có đạt được hay không, phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ

và hợp lí những nội dung và hình thức của hoạt động Trước hết cần căn cứ vào chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh

cụ thể để xác định nội dung phù hợp với hoạt động

- Bước 4: Thiết kế và tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia

Trong bước này cần phải xác định:

+ Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện

+ Các việc đó là gì? Nội dung mỗi việc đó ra sao?

+ Tiến trình và thời gian thực hiện như thế nào?

+ Các công việc cụ thể cho HS

+ Yêu cầu đạt được của mỗi việc

1.2.2.4 Yêu cầu sư phạm của trò chơi đường lên đỉnh Olympia

- Các câu hỏi, câu trả lời sử dụng trong trò chơi đường lên đỉnh Olympia phải hướng vào kiến thức cơ bản, kiến thức mấu chốt của chương trình

- Câu hỏi đặt ra phải chính xác, rõ ràng

- Câu hỏi đưa ra phải phù hợp với học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh, gây hứng thú học tập

Trang 16

chưa thực sự được quan tâm, họ thường ôn tập, củng cố bài bằng cách chỉ đơn giản là nhắc lại kiến thức trọng tâm, những hoạt động dạy học tích cực ít được tiến hành

1.3.2 Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa

là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp

Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học:

+ Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống

+ Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

+ Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

Trang 17

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA

SINH HỌC 11 2.1 Khái quát chương trình Sinh học 11

Sinh học 10 đã được nghiên cứu về các cấp của tổ chức sống, về sinh học tế bào và về sinh học vi sinh vật Trong chương trình sinh học 11 tiếp tục đi nghiên cứu về các phần sau:

Phần bốn SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG I CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

A-Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây

Bài 3 Thoát hơi nước

Bài 4 Vai trò của các nguyên tố khoáng

Bài 5 Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

Bài 6 Dinh dưỡng nitơ ở thực vật ( tiếp theo)

Bài 7 Thực hành: thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón

Bài 8 Quang hợp ở thực vật

Bài 9 Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM

Bài 10 Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Bài 11 Quang hợp và năng suất cây trồng

Bài 12 Hô hấp ở thực vật

Bài 13 Thực hành: phát hiện diệp lục carotenoit

Bài 14 Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật

B-Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

Bài 15 Tiêu hóa ở động vật

Trang 18

Bài 16 Tiêu hóa ở động vật ( Tiếp theo)

Bài 17 Hô hấp ở động vật

Bài 18 Tuần hoàn máu

Bài 19 Tuần hoàn máu ( tiếp theo)

Bài 20 Cân bằng nội môi

Bài 21 Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người

Bài 22 Ôn tập chương I

Bài 32 Tập tính của động vật ( tiếp theo)

Bài 33 Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật

CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang 19

Bài 37 Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 38 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 39 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật ( tiếp theo)

Bài 40 Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật

CHƯƠNG IV SINH SẢN

A- Sinh sản ở thực vật

Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật

Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật

Bài 43 Thực hành : Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

B- Sinh sản ở động vật

Bài 44 Sinh sản vô tính ở động vật

Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật

Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản

Bài 47 Điều hòa sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV

2.2 Tổ chức trò chơi đường lên đỉnh Olympia

Nhằm mục đích ôn tập,củng cố kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật nên tôi đã chọn hình thức trả lời câu hỏi và trò chơi ô chữ với kiến thức trọng tâm

Tên trò chơi: “ Đường lên đỉnh Olympia”

Trang 20

- Kĩ năng vận dụng kiến thức linh hoạt

- Rèn luyện tác phong mạnh dạn, tự tin trước đám đông

3 Thái độ

- Nghiêm túc chấp hành nội quy của nhà trường

- Đoàn kết, tránh hành vi cạnh tranh không lành mạnh

- Tích cực, hăng hái, tự tin khi tham gia

II Nội dung và hình thức tổ chức trò chơi

1 Nội dung

- Các kiến thức liên quan đến chương trình sinh học 11

- Ứng dụng của chương trình Sinh học 11 trong đời sống

2 Hình thức

Gồm 4 vòng thi:

+ Vòng 1: Khởi động + Vòng 2: Vượt chướng ngại vật + Vòng 3: Tăng tốc

- Xin ý kiến của ban giám hiệu nhà trường

- Họp với ban cán sự lớp để nêu chủ đề, giới thiệu nội dung kiến thức, lên kế hoạch tiến hành

- Thành lập ban tổ chức gồm:

+ Ban giám khảo: Một số thầy cô trong tổ Sinh + Ban thư kí: Là những học sinh ghi điểm cho các thí sinh + MC: Giáo viên

Trang 21

+ Khách mời: Ban giám hiệu, các học sinh lớp khác + Khán giả: HS trong lớp

- Thành lập đội chơi: 4 học sinh, mỗi học sinh là đại diện của 1 tổ trong lớp

- Thời gian tổ chức: 14/2-21/2/2017

- Địa điểm: lớp học

- Thời lượng: 50-70 phút

- Dự trù kinh phí, chuẩn bị các phần quà

- Thông báo đến từng lớp về kế hoạch, thời gian và địa điểm tổ chức trò chơi

- Cơ sở vật chất chuẩn bị cho trò chơi: máy chiếu, máy tính, loa

2 Học sinh

- Chuẩn bị kiến thức và cử đại diện lớp đi thi

- Trang trí, chuẩn bị tiết mục văn nghệ xen kẽ

- Huy động tinh thần tập thể, tập trung cổ vũ, học hỏi

IV Tiến hành tổ chức trò chơi

Gồm 3 hoạt động :

- Hoạt động 1 : Mở đầu

GV nhắc HS về nhà chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và có thể xen

kẽ giữa các phần chơi giúp HS có tinh thần thoải mái hơn cho các phần thi còn lại

- Hoạt động 2 : Các phần thi đường lên đỉnh Olympia

GV nêu luật chơi của các vòng thi và cho HS thi

Vòng 1: Khởi động Vòng 2: Vượt chướng ngại vật Vòng 3: Tăng tốc

Vòng 4: Về đích

Trang 22

- Hoạt động 3 : Trao giải

+ GV nhận xét, tổng kết điểm và chọn ra người có số điểm cao nhất là người giành chiến thắng và cũng là người chinh phục được đường lên đỉnh Olympia

+ GV tặng quà cho HS

VI Kết thúc trò chơi

Giáo viên lên phát biểu ý kiến, đánh giá nhận xét về KQ hoạt động,tinh thần tham gia của học sinh

2.3 Gợi ý cách sử dụng trò chơi đường lên đỉnh Olympia

Trò chơi đường lên đỉnh Olympia được sử dụng trong khâu củng cố hoặc

ôn tập và có thể sử dụng trong các buổi ngoại khóa

2.4 Giáo án

Trò chơi Đường lên đỉnh Olympia Sinh học 11 Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

I Mục tiêu

Sau khi chơi trò chơi này học sinh cần phải:

1 Kiến thức

- Nêu được các khái niệm như: tiêu hóa, hô hấp, cân bằng nội môi

- Phân tích được đặc điểm của hệ tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau

- Nêu được các hình thức hô hấp ở động vật và đặc điểm của mỗi hình thức

Trang 23

- Khái quát được sơ đồ về cơ chế duy trì cân bằng nội môi

- Nêu được vai trò của thận, gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu

- Hiều được một số chỉ tiêu và vận dụng để giải thích về các bệnh liên quan đến huyết áp

2 Kĩ năng

- Rèn luyện tư duy quan sát: hình, đoạn phim

- Rèn luyện tư duy so sánh như: hiệu quả hô hấp của các hình thức hô hấp là khác nhau

- Rèn luyện tư duy phân tích như phân tích các đặc điểm cấu tạo của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn

- Rèn luyện được kĩ năng thực hành về đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người

- Rèn luyện tác phong, phong thái, tự tin trước đám đông

3 Thái độ

- Bồi dưỡng quan điểm duy vật biện chứng thông qua hiểu các kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

- Có ý thức bảo vệ sức khỏe

II Nội dung

1 Hoạt động 1: Mở đầu 8 phút

2 Hoạt động 2: Các phần chơi đường lên đỉnh

Olympia Vòng 1: Khởi động Vòng 2: Vượt chướng ngại vật Vòng 3: Tăng tốc

Trang 24

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Lên kế hoạch và đề xuất với nhà trường về việc tổ chức hoạt động cho học sinh

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm, phân công ban tổ chức cuộc thi

- Kinh phí tổ chức cuộc chơi

2 Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm

Tìm hiểu lại các kiến thức có liên quan đến cuộc chơi

VII GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG

1 Hoạt động 1: Mở đầu (7 phút)

- HS biểu diễn văn nghệ như đã chuẩn bị trước như hát, múa

- GV cho từng thí sinh giới thiệu bản thân để mọi người và khán giả được biết

2 Hoạt động 2: Các phần thi của chương trình đường lên đỉnh OLympia

Trang 25

Câu 1: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?

A Răng cửa giữ và giật cỏ

B Răng nanh nghiền nát cỏ

C Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ

D Răng nanh giữ và giật cỏ

Đáp án: B

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ?

A Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn

Trang 26

A Phổi của bò sát

B Phổi của chim

C Phổi và da của ếch nhái

Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?

A Trong ống tiêu hoá của người có ruột non

B Trong ống tiêu hoá của người có thực quản

C Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày

D Trong ống tiêu hoá của người có diều

Đáp án: D

Câu 2: Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ:

a Dòng máu chảy liên tục

B Sự va đẩy của các tế bào máu

Trang 27

A Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ dịch mô

B Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô

C Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô

D Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấpđược thực hiện chỉ nhờ máu

C Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn

D Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô – máu

Câu 1: Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?

A Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn

Trang 28

B Vì cửa miệng thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng

C Vì nắp mang chỉ mở một chiều

D Vì cá bơi ngược dòng nước

Đáp án: B

Câu 2: Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt là:

A Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn

B Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt

C Nhai thức ăn trước khi nuố

D Chỉ nuốt thức ăn

Đáp án: B

Câu 3: Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?

A Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê

B Ngựa, thỏ, chuột, dê, bò

C Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò

D Trâu, bò, cừu, dê

Đáp án: C

Câu 4: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?

A Vận chuyển dinh dưỡng

B Vận chuyển các sản phẩm bài tiết

C Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp

D Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết

Trang 29

D Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại

B Làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể

C Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh

D Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định

Trang 30

Câu 4: Chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:

A Huyết áp cực đại thường xuống dưới 80mmHg

B Huyết áp cực đại thường xuống dưới 60mmHg

C Huyết áp cực đại thường xuống dưới 70mmHg

D Huyết áp cực đại thường xuống dưới 90mmHg

Đáp án: D

Câu 5: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A.Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm

B Trung ương thần kinh

C Tuyến nội tiết

D Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…

Đáp án: D

Thí sinh 3:

Bộ câu hỏi số 1:

Câu 1: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

A Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao

B Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

C Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh

D Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm

Đáp án: B

Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất?

A Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp giữa O2 và CO2

B Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2trong cơ thể luôn bé hơn bên ngoài

C Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp

CO2 bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài

Trang 31

D Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2

và CO2

Đáp án: D

Câu 3: Sự tiêu hoá ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?

A Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ

B Sự di chuyển của chân

C Sự nhu động của hệ tiêu hoá

D Vận động của cánh

Đáp án: A

Bộ câu hỏi số 2:

Câu 1: Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào?

A Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại

B Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ

C Hấp thụ bớt nước trong thức ăn

Trang 32

D Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành TB và tiết ra

Đáp án: A

Câu 2: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết

B Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…

C, Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm

D Cơ quan sinh sản

Đáp án: A

Câu 3: Chứng huyết áp cao biểu hiện khi:

A Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài

B Huyết áp cực đại lớn quá 160mmHg và kéo dài

C Huyết áp cực đại lớn quá 140mmHg và kéo dài

D Huyết áp cực đại lớn quá 130mmHg và kéo dài

Đáp án: D

Câu 4: Hệ tuần hoàn hở có ở:

A Đa số động vật thân mềm và chân khớp

B Các loài cá sụn và cá xương

C Động vật đơn bào

D Động vật đa bào có cơ thể nhỏ và dẹp

Đáp án: A

Câu 5: ĐV có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá theo kiểu:

A Tiêu hoá ngoại bào

B Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào

C Tiêu hoá nội bào

D Tiêu hoá nội bào và ngoại bào

Đáp án: A

Ngày đăng: 05/09/2017, 16:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Quang Báo, Nguyến Đức Thành (1998), Lý luận dạy học phần sinh học ( phần đại cương), NXBGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học phần sinh học
Tác giả: Đinh Quang Báo, Nguyến Đức Thành
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1998
2. Đặng Vũ Hoạt (1997), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường THPT, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường THPT
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1997
3. Đinh Quang Báo- Nguyến Thị Nghĩa, Dạy học sinh học 11 theo hướng tiếp cận hệ thống, NXBGD Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học sinh học 11 theo hướng tiếp cận hệ thống
Nhà XB: NXBGD Việt Nam
3. Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành (1979), Lí luận DHSH, NXBGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận DHSH
Tác giả: Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành
Nhà XB: NXBGD Hà Nội
Năm: 1979
4. Đặng Hữu Lanh, Hoàng Đức Nhận (1998), Sách giáo viên sinh học 11, NXBGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên sinh học 11
Tác giả: Đặng Hữu Lanh, Hoàng Đức Nhận
Nhà XB: NXBGD Hà Nội
Năm: 1998
5. Trần Bá Hoành (2006) Đổi mới PPDH, chương trình SGK, NXB ĐHSP 6. Nguyễn Kỳ, PPDH tích cực, lấy HS làm trung tâm, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới PPDH", chương trình SGK, NXB ĐHSP 6. Nguyễn Kỳ, "PPDH tích cực, lấy HS làm trung tâm
Nhà XB: NXB ĐHSP 6. Nguyễn Kỳ
7. Trần Bá Hoành (1994), Kĩ thuật dạy học, NXBGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ thuật dạy học
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: NXBGD Hà Nội
Năm: 1994
8. Các văn bản pháp luật hiện hành về Giáo dục - Đào tạo (2001), cuốn 1, NXB thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản pháp luật hiện hành về Giáo dục - Đào tạo (2001)
Tác giả: Các văn bản pháp luật hiện hành về Giáo dục - Đào tạo
Nhà XB: NXB thống kê
Năm: 2001
9. Tài liệu từ internet. Baigiang.violet.vn Thuvienluanvan.com Tailieu.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w