Bên cạnh những vũ điệu dân gian, các nhà nghiên cứu múa cũng đã chú ý tới những mảng khối trong di sản nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa, trong đó có khá nhiều tượng, phù điêu chạm đá về các
Trang 1VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
-
Nguyễn Thúy Nga
DI SẢN MÚA CHĂM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC CHĂM PA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội - 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Trần Thị Thúy Vân
THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62.31.06.40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TRI NGUYÊN
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
-
DI SẢN MÚA CHĂM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC CHĂM PA
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62 31 06 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Ngọc Canh
Hà Nội - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Công trình nghiên cứu này là của tác giả luận án, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học
Các kết quả và số liệu về vấn đề nghiên cứu trong luận án là trung thực
Tư liệu trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……… 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……… 3
MỞ ĐẦU……… 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU……… 11
1.1 Cơ sở lý luận……… 11
1.2 Áp dụng lý thuyết vào đề tài luận án ……… 16
1.3 Những khái niệm liên quan đến đề tài……… 19
1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu……… 26
Tiểu kết ……… 40
Chương 2: NHỮNG HÌNH TƯỢNG MÚA TRÊN ĐIÊU KHẮC CHĂM PA 41 2.1 Khái quát lịch sử và văn hóa Chăm Pa……… 41
2.2 Điêu khắc Chăm Pa – thành tố đặc trưng của nền văn hóa Chăm Pa… 51 2.3 Các tác phẩm điêu khắc Chăm Pa có hình người múa……… 56
Tiểu kết ……… 77
Chương 3: NHỮNG BÀN LUẬN RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 79
3.1 Kết quả nghiên cứu giá trị đặc trưng của những hình tượng múa trong di sản điêu khắc Chăm Pa……
79 3.2 Kết quả nghiên cứu các “vũ công hóa đá” qua liên hệ so sánh với múa cổ điển Ấn Độ………
87 3.3 Kết quả nghiên cứu các “vũ công hóa đá” qua một số tác phẩm múa… 101 3.4 Kết quả nghiên cứu về sự lan tỏa của múa Chăm trong khu vực…… 109
3.5 Ứng dụng và phát huy nghệ thuật múa Chăm vào múa đương đại…… 113
Tiểu kết ……… 126
KẾT LUẬN……… 128
DANH MỤC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ……… 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 132
PHỤ LỤC……… 139
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1 CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2 GS.TS : Giáo sư, Tiến sĩ
3 KHCN-MT : Khoa học công nghệ môi trường
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Người Chăm là một tộc người sống lâu đời trên dải đất miền Trung Việt Nam
từ thế kỷ thứ II và đã lập ra các nhà nước với các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương và Chiêm Thành Lịch sử văn hóa Chăm Pa trải qua những bước thăng trầm có lúc thịnh, lúc suy Thế nhưng, nền văn hóa Chăm Pa đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa vô cùng quí giá Đó là cả một hệ thống những đền tháp, những pho tượng cổ Chăm Pa tuyệt mỹ và rất nhiều những sản phẩm văn hóa tinh thần mang giá trị lịch sử, khoa học, thẩm mỹ đậm đà bản sắc văn hóa Chăm Pa Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ấy đã ra đời, phát triển và tồn tại trên mảnh đất miền Trung với khí hậu không ôn hòa, thường xuyên lại phải trải qua những cuộc chiến tranh tàn phá nên đã bị phá hủy nghiêm trọng và ngày càng mai một theo thời gian, năm tháng, vì vậy nhiều di sản đã trở thành hoang phế
Tuy bị phá hủy nghiêm trọng, nhưng những bức phù điêu có hình người nhảy múa trong điêu khắc Chăm Pa vẫn thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Không những thế, trong nhiều năm qua, chúng còn thu hút mạnh mẽ nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghệ thuật múa để
họ lần lượt công bố nhiều công trình, bài viết về múa Chăm Những công trình đã công bố này chủ yếu đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật múa dân gian, là hình thái múa gắn liền với lễ hội cổ truyền của người Chăm Bên cạnh những vũ điệu dân gian, các nhà nghiên cứu múa cũng đã chú ý tới những mảng khối trong di sản nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa, trong đó có khá nhiều tượng, phù điêu chạm đá về các vị thần, người, thú có tư thế, đường nét tạo hình mang yếu tố múa Tuy là bộ phận gắn liền với các công trình kiến trúc đền tháp cổ, nhưng các hiện vật chạm khắc này đã
là cứ liệu quan trọng giúp người nghiên cứu tìm hiểu về nghệ thuật múa Chăm Pa xưa đã mất
Việc bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của chiến lược: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc” của Đảng và Nhà nước Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều hình tượng múa Chăm trong các tác phẩm điêu khắc Chăm Pa
Trang 7đã trở thành đối tượng để các nhà biên đạo múa khai thác, tìm hiểu và sáng tạo nên những tác phẩm múa đương đại thành công trên sân khấu múa chuyên nghiệp Đó là một dấu hiệu rất đáng mừng của ngành múa Việt Nam! Thực tế, xu hướng đưa các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc sắc vào thực tiễn đời sống hiện đại là mong muốn và đòi hỏi của nhu cầu xã hội hiện nay Nhận thấy, những giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật múa Chăm là sản phẩm trí tuệ của tộc người Chăm cần phải được bảo lưu và phát triển theo định hướng, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng và Nhà nước, NCS với lòng say mê nghề nghiệp, kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy và nghiên cứu, mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho công việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo lưu các giá trị văn hóa của nghệ thuật múa Chăm Pa xưa nhằm cung cấp thêm tư liệu cho ngành nghệ thuật múa Việt Nam trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, sáng tác và biểu diễn
Trước đây, cũng đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu đề cập đến nghệ thuật múa Chăm Nhưng những công trình và bài viết này chỉ đi sâu nghiên cứu về một lĩnh vực, một khía cạnh nào đó của nghệ thuật múa Chăm đang tồn tại trong thực tế, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập một cách đầy đủ và
hệ thống về múa Chăm được thể hiện trên những tác phẩm điêu khắc cổ Chăm Pa
Vì vậy, NCS đã lựa chọn vấn đề Di sản múa Chăm qua một số tác phẩm điêu khắc
Chăm Pa làm đề tài nghiên cứu của luận án
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận án thuộc lĩnh vực nghiên cứu trường hợp trong văn hóa học về di sản múa Chăm qua một số tác phẩm điêu khắc Chăm Pa Vì vậy, NCS sẽ đi sâu nghiên cứu về những hình tượng múa trên di sản điêu khắc Chăm Pa thông qua một
số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu đã được các nhà nghiên cứu khẳng định trong các công trình khoa học trước đây Mặt khác, qua nghiên cứu khảo sát, đối sánh cụ thể với múa cổ điển Ấn Độ - Bharata Natyam, NCS cố gắng tìm ra những nét tương đồng trên cơ sở hiện trạng của múa Chăm Pa xưa hiện còn lưu dấu trên những bản ghi khắc bằng đá, từ đó đưa ra những căn cứ mới có thể ứng dụng vào việc sáng tạo
ra những tác phẩm múa thành công trên sân khấu đương đại Luận án sẽ là tài liệu
Trang 8tham khảo hữu ích, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các chuyên ngành nghệ thuật múa ở Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ góc độ văn hóa học, NCS bước đầu nhận thức được những vấn đề có liên quan tới chủ đề nghiên cứu của luận án như sau:
Thứ nhất, truy tìm và phân tích dấu vết những vũ điệu Chăm đang bị chìm
khuất trên những bức phù điêu trong điêu khắc Chăm Pa
Thứ hai, phân tích các đặc trưng và đặc điểm của di sản múa Chăm qua một số
tác phẩm điêu khắc Chăm Pa
Thứ ba, giải mã những hình tượng múa trên di sản điêu khắc Chăm Pa qua liên
hệ, so sánh với nghệ thuật múa cổ điển Ấn Độ - Bharata Natyam
Thứ tư, phân tích một số tác phẩm múa Chăm thành công trên sân khấu chuyên
nghiệp được khai thác và phát triển từ những cảm xúc và sáng tạo của các nhà biên đạo múa về những hình tượng múa trên các bức phù điêu trong di sản điêu khắc Chăm Pa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Di sản múa Chăm qua một số tác phẩm
điêu khắc Chăm Pa Vì vậy, trong khuôn khổ của luận án, NCS đi sâu nghiên cứu
về múa Chăm qua một số tác phẩm điêu khắc Chăm Pa trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam, về sự hiện diện của nó trong cộng đồng người Chăm trong nhiều thế
kỷ qua, về sự thu hút mạnh mẽ của nó đối với các nhà biên đạo múa Ngoài ra, luận
án cũng đề cập đến một số tác phẩm múa được xây dựng và khai thác từ các hình tượng múa trên điêu khắc Chăm Pa đã thu được thành công trên sân khấu đương đại
Việt Nam trong những năm qua
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do đề tài nhấn mạnh đến việc tìm hiểu những hình tượng múa trong di sản điêu khắc Chăm Pa, nên, tác giả luận án sẽ tập trung nghiên cứu:
Về không gian: Khác với các công trình nghiên cứu đi trước, phạm vi nghiên
cứu của đề tài là không gian những phù điêu có hình dáng, tạo hình múa đã được
Trang 9các nhà nghiên cứu xếp loại và xác định niên đại Đề tài nhấn mạnh đến việc tìm
hiểu những hình tượng múa, trong mối liên hệ mật thiết với di sản điêu khắc Chăm
Pa Đồng thời qua nghiên cứu so sánh với nghệ thuật múa cổ điển Ấn Độ - Bharata
Natyam, luận án làm rõ về hình thái múa Chăm đã tồn tại trong quá khứ hiện còn
lưu lại trên các bức phù điêu tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng và một số đền
tháp Chăm tại các tỉnh miền Trung Việt Nam
Về thời gian: Luận án chú ý đến chiều dài lịch sử, thông qua các sử liệu ghi
chép lại từ thế kỷ II và nhất là trong việc phân tích mối liên hệ giữa văn hóa Chăm
Pa với văn hóa nghệ thuật múa Ấn Độ để thấy được sự ảnh hưởng và biến đổi trong
chiều dài lịch sử của hiện tượng này
4 Phương pháp nghiên cứu
Với đối tượng nghiên cứu là di sản múa Chăm qua một số tác phẩm điêu khắc
Chăm Pa thì khó có thể tồn tại một phương pháp nghiên cứu duy nhất để giải quyết
mọi vấn đề đặt ra Vì vậy, NCS đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu liên ngành
trong văn hóa học áp dụng vào đề tài luận án Đây là phương pháp tiếp cận hữu
hiệu, phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài, trong đó NCS chú trọng vào
những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp lịch sử: Vì nguồn tài liệu chính mà NCS sử dụng để nghiên cứu
là các tác phẩm điêu khắc Chăm Pa có niên đại kéo dài từ thế kỷ VI -VII đến thế kỷ
XVII; và vì đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật múa mà trước đây đã từng xuất hiện trong vương quốc Chăm Pa, một vương quốc đã tồn tại và phát triển
trên mảnh đất miền Trung nước ta từ thế kỷ II đến thế kỷ XVII Nên phương pháp
nghiên cứu lịch sử sẽ là một trong những phương pháp nghiên cứu chính mà NCS
áp dụng trong luận án
Phương pháp so sánh: Vì văn hóa nghệ thuật Chăm chịu ảnh hưởng sâu đậm
văn hóa và tôn giáo Ấn độ mà trong đó hình tượng múa Chăm qua điêu khắc Chăm
Pa là hình thái múa tôn giáo Nên để hiểu được nguồn gốc cũng như đặc trưng của
múa Chăm Pa xưa, không thể không so sánh với văn hóa nghệ thuật Ấn Độ mà cụ
thể là những hình tượng múa trên các bức phù điêu trong di sản điêu khắc Chăm Pa
Sử dụng phương pháp nghiên cứu này, giúp NCS đối chiếu với tôn giáo và nghệ
Trang 10thuật Ấn Độ để tìm ra nguyên nhân cốt lõi nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra của luận án Trong quá trình thực hiện, việc phân tích - so sánh còn diễn ra ở cách tham khảo các công trình nghiên cứu đi trước Phương pháp phân tích - so sánh sẽ được NCS thực hiện xuyên suốt trong từng bước của quá trình nghiên cứu từ phát triển khung nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu tại thực địa đến phân tích số liệu và viết báo cáo.Vì vậy, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu quan trọng này trong việc thực hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra của luận án
Phương pháp hệ thống, phân loại: Với nội dung cốt lõi là tìm hiểu các mối
quan hệ tương hỗ của các hiện tượng trong môi trường tồn tại của chúng, để tìm hiểu bản chất về các biểu tượng hàm nghĩa của những phù điêu múa Chăm trong di sản điêu khắc Chăm Pa, NCS nhất thiết sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu của mình
Các phương pháp trên được thực hiện song hành, hoặc đan xen trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án Việc vận dụng và cân đối các kiến thức, phương pháp trong nghiên cứu liên ngành theo các hệ ngành chuyên sâu, đa ngành và nhóm ngành đều rất cần thiết để bổ sung và lý giải các vấn đề có liên quan khi phân tích một hiện tượng văn hóa xét trên quan điểm nhân học văn hóa Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp nghiên cứu ở trên, NCS còn tìm kiếm các nguồn tài liệu thành văn được lưu trữ tại các thư viện và các cơ quan lưu trữ kết hợp với phỏng vấn sâu các nhà nghiên cứu văn hóa ở các cấp khác nhau
5 Giả thuyết nghiên cứu
Thứ nhất, Phải chăng di sản điêu khắc Chăm Pa chứa đựng những giá trị của
nghệ thuật múa Chăm Pa xưa?
Hình tượng múa Chăm trên các bức phù điêu là chuỗi ngọc vô giá trong kho tàng nghệ thuật điêu khắc cổ Chăm Pa, là kết quả của sự giao thoa giữa nghệ thuật đỉnh cao với thế giới tâm linh huyền bí Giá trị của những hình tượng ấy đã đi vào đời sống văn hóa của người Chăm và tạo nên hệ giá trị có ý nghĩa quan trọng trong dòng chảy văn hóa Việt Nam Do hoàn cảnh thay đổi của lịch sử, múa Chăm Pa xưa qua điêu khắc đã không còn trong thực tế Một vài vũ điệu thuần Chăm được lưu giữ trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cho tới ngày nay Các vũ điệu đặc sắc nhất
Trang 11mang màu sắc thần tiên đã mờ chìm trong quá khứ và nay chỉ còn lưu lại trên các bản ghi khắc bằng đá trong các đền tháp Chăm Và, chính những bản ghi khắc đó đã
có sức sống xuyên thời gian và làm cho các thế hệ hậu nhân đam mê, cảm phục, nghiên cứu và tìm tòi về quá khứ của một thời huy hoàng Mặc dù múa Chăm Pa xưa đã không còn tồn tại nữa, song những kết quả tìm được sẽ là mấu chốt quan trọng để hiểu thêm về giá trị của múa Chăm qua điêu khắc Chăm Pa, cung cấp thêm chất liệu múa, kiểu dáng trang phục độc đáo, hấp dẫn, khơi gợi khả năng biểu đạt nội tâm và làm điểm tựa cho sáng tạo của các nghệ sĩ múa trong tương lai
Thứ hai, Phải chăng hình tượng múa Chăm trong điêu khắc Chăm Pa có mối
liên hệ mật thiết với nghệ thuật múa cổ điển Ấn Độ?
Nghiên cứu những hình tượng múa trong di sản điêu khắc Chăm Pa, và qua các công trình nghiên cứu đã công bố trước đây, NCS nhận thấy hầu hết những tác phẩm điêu khắc được khắc họa từ những dấu ấn sâu đậm của nghệ thuật Ấn Độ Để giải mã những hình tượng đó bằng lý luận khoa học, không thể không quay trở lại đất nước Ấn Độ, nơi đã sản sinh ra nghệ thuật múa cổ điển huyền bí mang đậm màu sắc tôn giáo Việc lựa chọn, phân tích ảnh hưởng của điêu khắc Ấn Độ trong điêu khắc Chăm, nghiên cứu các hình tượng múa qua điêu khắc Chăm Pa là cần thiết để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án
Qua nghiên cứu so sánh, liên hệ với các biểu tượng bàn tay và sự chuyển động của đầu, cổ, mắt, chân trong múa cổ điển Ấn Độ - Bharata Natyam (hình thức múa
cổ nhất trong 7 loại múa cổ điển Ấn Độ) để thấy rõ sự ảnh hưởng của múa cổ điển
Ấn Độ trong múa Chăm Pa xưa là hiển nhiên Và cũng nhờ được tiếp thu các kỹ năng của múa cổ điển Ấn Độ mà các “vũ công hóa đá” đã đạt đến trình độ nghệ thuật biểu diễn tinh xảo, nhuần nhuyễn, có sức cuốn hút mạnh mẽ, góp phần phản
ánh cuộc sống của người Chăm Pa xưa trong những thế kỷ đầu sau công nguyên
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học: Điêu khắc nghệ thuật múa Chăm là biểu hiện của nền văn
hóa, văn minh Chăm Pa trong tiến trình hình thành và phát triển văn hóa Chăm, văn hóa Việt Nam Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần làm sáng tỏ những
Trang 12nét đặc trưng độc đáo của nghệ thuật múa Chăm Pa xưa trong di sản điêu khắc Chăm Pa
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ xác định rõ giá trị của nghệ thuật múa
Chăm trong di sản điêu khắc Chăm Pa để từ đó định hướng trong công tác bảo tồn, phục dựng và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong xây dựng đời sống văn hóa đương đại, góp thêm một cách nhìn, một tiếng nói và những gợi ý mang tính tham khảo cho các nhà nghiên cứu, lý luận và các nhà quản lý văn hóa, nghệ thuật
Tóm lại, khi hoàn thành, luận án sẽ là một công trình nghiên cứu không chỉ đi sâu tìm hiểu một cách khoa học có hệ thống về diện mạo múa Chăm qua điêu khắc Chăm Pa, mà còn đi vào phân tích bản sắc nghệ thuật múa Chăm Pa xưa được thể hiện và phát huy trong những tác phẩm múa thành công trên sân khấu đương đại Việt Nam Do vậy, luận án sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị mới cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật
7 Bố cục của Luận án:
Luận án gồm 170 trang, trong đó được chia làm 2 phần, phần chính văn và phần phụ lục Phần chính văn gồm 134 trang: mở đầu (7 trang), kết luận (3 trang), tài liệu tham khảo (7 trang), nội dung luận án gồm 3 chương (117 trang):
Chương 1: Cơ sở lý luận và lịch sử nghiên cứu (30 trang)
Chương 2: Những hình tượng múa trên điêu khắc Chăm Pa (38 trang)
Chương 3: Những bàn luận rút ra từ kết quả nghiên cứu (49 trang)
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng
Đường lối, chủ trương của Đảng là định hướng, là kim chỉ nam cho hoạt động văn hóa nghệ thuật Việc xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhiệm vụ to lớn đó là khó khăn, lâu dài, đòi hỏi phải có chiến lược phát triển nền văn hóa dân tộc lên một trình độ mới.Nghị quyết 23 của Bộ chính trị
(khóa X) về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới
và Nghị quyết 33 của Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã đề cập về vai trò văn hóa, văn nghệ có ý nghĩa quan trọng như sau:
“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” [70].Trong đó, Bộ Chính trị nhấn mạnh về tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước Đảng ta đã khẳng định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc Nghị quyết Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc mà Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn
là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần phải được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳ mới Việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là mục tiêu quan trọng mang yếu tố chiến lược nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại có sự thống nhất hữu cơ giữa tính tiên tiến và tính đậm đà bản sắc dân tộc Những nghị quyết trên là chủ trương đúng đắn, là cơ sở pháp lý để định hướng công tác bảo tồn, phát triển văn hóa văn nghệ nói chung, trong đó có di sản múa của dân tộc Chăm ngày càng phát triển bền vững và theo đúng quan điểm chỉ
đạo của Đảng và nhà nước
Trang 141.1.2 Cơ sở văn hóa
Nghiên cứu, tìm hiểu về vương quốc Chăm Pa xưa có hai nguồn tư liệu chính
để tìm hiểu về lịch sử cũng như sự truyền bá và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ vào Chăm Pa, vào cộng đồng người Chăm trong nhiều thế kỷ qua Nguồn tư liệu thứ nhất là các bản ghi chép của các nhà khảo cổ và sử học Pháp Nguồn tư liệu thứ hai
là thông qua các sử liệu ghi chép của người Trung Quốc Trên thực tế, Trung Quốc
và Ấn Độ là hai quốc gia có nền văn hóa lớn và phát triển vào bậc nhất, nhì thế giới Trong đó, Trung Quốc luôn tiến hành nhiều cuộc xâm lược biên giới Việt Nam và
họ đã từng cai trị vùng đất rộng lớn ở phía Bắc Vào thế kỷ II, người Chăm đã lập ra vương quốc Chăm Pa sau khi thoát khỏi ách đô hộ của đất nước Trung Hoa Từ đây, mọi liên hệ với Trung Hoa đã bị cắt đứt và thay vào đó là sự tiếp xúc, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thông qua con đường giao thương buôn bán trên biển với các thương nhân Ấn Độ Và chính các thương nhân này là khởi nguồn đã đem văn hóa
Ấn Độ vào Chăm Pa Họ mang theo các giáo sĩ Bà la môn, tăng ni Phật giáo để phục vụ cho mục đích tôn giáo và bảo vệ họ trong những chuyến đi dài ngày Thực
tế, Ấn Độ là đất nước đa tôn giáo, nên hầu hết mọi người dân và các tầng lớp trong
xã hội Ấn Độ đều rất sùng đạo Họ coi trọng sự linh thiêng và tin tưởng vào sức mạnh vô hình của đấng tối cao Do vậy, cũng như các tôn giáo khác trên thế giới, đó
là bất cứ nơi nào họ di cư đến điều quan trọng đầu tiên là phải xây dựng cơ sở tôn giáo như đền tháp, chùa, thánh đường Điểm đặc biệt của tôn giáo Ấn Độ là khi lan truyền đến đâu thì tất cả các loại hình nghệ thuật như múa, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thủ công đều được mang theo đến đó và không thể tách rời tôn giáo của họ
Sự ảnh hưởng đó được phát huy mạnh mẽ vào khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ XV tại Chăm Pa Và, trong từng ấy thế kỷ, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ sâu sắc đến mức chỉ thấy những yếu tố văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Chăm Điều này được thể hiện rất rõ trên các bức phù điêu, tượng đá, các văn bia khắc đá hiện còn lưu giữ trong các đền tháp Chăm và các bảo tàng tại Việt Nam Mặc dù theo thời gian cùng với sự suy tàn của các triều đại Chăm Pa, Bà la môn giáo cũng ngày càng bị mai một nhưng những dấu ấn của văn hóa và nghệ thuật vẫn còn hiện hữu không thể xóa mờ
Trang 15Tuy nhiên, văn hóa Chăm là "văn hóa mở", và cũng có thể do mong muốn
luôn được tìm hiểu cái mới và tiếp thu cái mới mà người Chăm bên cạnh sự tiếp nhận văn hóa Ấn Độ còn có sự tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa của các nước khác trong khu vực Đông Nam Trong đó, tôn giáo Ấn Độ đã nắm vai trò chính chi phối, tác động lớn đến đời sống văn hóa của Chăm Pa, và tôn giáo này đã được vật chất hóa thông qua loại hình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trong các đền tháp Chăm Thực chất sự ảnh hưởng này không chỉ là một sự sao chép nguyên bản, mà đã dần
được bản địa hóa những yếu tố văn hóa Ấn Độ làm cho thích nghi với những tín
ngưỡng, những quan niệm thẩm mỹ có tính bền vững của tộc người Chăm ở Việt Nam
Những cơ sở văn hóa trên là nguồn tư liệu chứng minh về sự tồn tại và phát triển của nền văn hóa Chăm Pa xưa, trong đó, nổi bật nhất là bộ ba: TÔN GIÁO – KIẾN TRÚC – ĐIÊU KHẮC có nguồn gốc ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ Chính sự tiếp nhận ảnh hưởng đó đã tạo điều kiện cho nền văn hóa Chăm Pa ngày càng phát triển thêm rực rỡ Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận, người Chăm đã biết chắt lọc những yếu tố tinh hoa và bản địa hóa dần những yếu tố du nhập để xây dựng nền văn hóa của mình mang màu sắc riêng biệt, độc đáo Trên thực tế một phần văn hóa Chăm Pa mà trong đó bao gồm cả múa Chăm Pa xưa vẫn đang còn hiện hữu trên những tác phẩm điêu khắc Do vậy, Nghiên cứu hình tượng múa Chăm trên điêu khắc Chăm Pa chính là tìm về cội nguồn của văn hóa Ấn Độ, cụ thể thông qua việc nghiên cứu – so sánh với múa cổ điển Ấn Độ - Bharat Natyam làm cơ sở để giải mã các hình tượng múa Chăm trên điêu khắc Chăm Pa xưa
1.1.3 Cơ sở khoa học
Tuy văn hóa nghệ thuật Chăm Pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa nghệ thuật Ấn Độ, nhưng nhờ ý thức dân tộc, và trải qua quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật không ngừng, người Chăm đã biết chọn lọc những yếu tố tinh hoa bên ngoài
để tiếp tục xây dựng nền văn hóa của riêng mình mang đậm dấu ấn bản địa, dấu ấn tộc người Trong đó, loại hình nghệ thuật nổi trội của nền văn minh Chăm Pa ấy là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc với hàng trăm đền tháp nguy nga, tráng lệ bí ẩn
Trang 16cần phải được khám phá hết Và đặc biệt loại hình điêu khắc Chăm Pa có nhiều phù điêu, tượng đá liên quan đến tư thế múa, dáng múa chiếm số lượng lớn hiện còn lưu giữ tại bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng Khảo cứu về múa Chăm Pa xưa, qua các tài liệu ghi chép thì múa Chăm đã từng có một thời gian hoạt động khá mạnh trong
vương triều Chăm Pa lúc bấy giờ
- Năm 1004 vua Lý Thái Tông bắt hơn 100 cung nữ Chiêm Thành giỏi múa hát Tây Thiên đưa về Thăng Long
- Điệu múa của các vũ nữ Chiêm Thành mang đến sân khấu cung đình Đại Việt một phong cách mới ngoại dị
- Múa Chiêm Thành cũng là múa mặt nạ với các vai một chúa, hai phỏng, một nàng, mười quân, mặt nạ gỗ có mắt bằng lông công
- Thiên vương cho truyền bốn mươi thiên thần, chắp cánh bông vàng múa vũ điệu Tiong biyen [43, tr.143]
Trong bài viết về “Lễ tứ tuần đại khánh” của vua Khải Định, cử hành vào ngày mồng 1 tháng 9 năm Khải Định thứ 9 (1924), phần miêu tả về tiệc chiêu đãi của vua tại điện Cần Chánh có ghi: “Mười vũ nữ Chiêm Thành ở biên giới miền Trung ra trình diễn vũ khúc Thiên cẩu…Theo nhịp trống, cồng, thanh la, đàn, sáo, các cô uốn
éo thân mềm dẻo, vừa hát vừa múa líu lo trầm bổng”[55, tr.58]
Từ một số trích dẫn ở trên có thể nhận định, ngay từ thời vương quốc Chăm Pa hình thành đã xuất hiện những vũ nữ Chăm biết múa hát giỏi để phục vụ cho vương triều lúc bấy giờ Tiếc rằng, sau khi vương quốc Chăm Pa tan rã, những điệu múa của các cung phi vũ nữ cũng không còn Và rất có thể chính sự mất đi của các vũ điệu phục vụ trong vương triều Chăm Pa thời ấy đã tạo điều kiện và thúc đẩy múa dân gian, múa tôn giáo - tín ngưỡng gắn kết với nhau để chuyển sang mục đích khác
là phục vụ cho các lễ hội và những sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng Trong khi đó, Văn hóa Chăm Pa lại chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa và tôn giáo
Ấn Độ Ngoài những minh chứng của sử liệu ghi chép, theo học giả Ấn Độ -
Geetesh Sharma, trong tác phẩm Những dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam [37]
đã khẳng định vương quốc Chăm Pa và cộng đồng người Chăm Pa xưa chịu ảnh
Trang 17hưởng lớn của nền văn hóa Ấn Độ Theo thời gian và năm tháng, văn hóa Ấn Độ đã ngập chìm trong văn hóa bản địa Chăm và dần được bản địa hóa Tuy nhiên, trong văn hóa Chăm vẫn có thể nhận thấy mọi hình thái nghệ thuật của Ấn Độ như âm nhạc, múa, thủ công mỹ nghệ, kiến trúc…và các hình thái đó đều có liên hệ sâu đậm
và lấy cảm hứng từ tôn giáo Ấn Độ Bằng chứng là ngay từ buổi ban đầu khi đất nước Chăm Pa mới hình thành, Bà la môn giáo đã du nhập vào xứ sở Chăm Pa Cũng giống như ở Ấn Độ và các nơi khác của vùng Đông Nam Á, Bà la môn giáo Chăm Pa cũng đề cao vai trò của Shiva và tôn sùng vị thần này một cách tuyệt đối Đôi khi, trong vương triều Chăm Pa còn đồng nhất quyền lực của thần Shiva ngang hàng với các vị vua Chăm Bởi vậy, hình tượng thần Shiva được phản ánh khá đậm nét trong văn hóa Chăm Pa, đặc biệt xuất hiện nhiều trong nghệ thuật điêu khắc trên
đá với nhiều dáng vẻ khác nhau Cũng có thể vì lý do này mà Bà la môn giáo đã trở thành tôn giáo chính thống của người Chăm, và đã tác động trực tiếp, chi phối toàn
bộ nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Chăm Pa thời đó Và rất có thể trên nền tảng văn hóa đó, múa Chăm Pa xưa đã hình thành và được chắp đôi cánh bởi tôn giáo Bà la môn
Trong điêu khắc Chăm Pa còn thấy nhiều phù điêu, tượng đá miêu tả về hình ảnh vũ nữ Apsara cũng khá phổ biến Trong huyền thoại của người Ấn Độ và người Chăm Pa xưa, các Apsara chính là các tiên nữ lo việc múa hát ở chốn thượng giới Hình tượng vũ nữ Apsara được các nghệ nhân Chăm Pa miêu tả hết sức sống động với nhiều tư thế, tạo hình đẹp, mang tính thẩm mỹ cao và đậm nét nhân chủng của người Chăm Mặc dù chỉ là những tác phẩm được ghi khắc lại trên đá, nhưng phần lớn các vũ nữ Chăm được mô tả với cơ thể tuyệt mỹ và mình để trần, có lẽ để phô diễn cái đẹp nhất của cơ thể mà tạo hóa đã ban tặng cho họ Về quan niệm thẩm mỹ này, vũ nữ Chăm Pa khá giống với vũ nữ Ấn Độ, đó là phô diễn vẻ đẹp kiều diễm của cơ thể thông qua nghệ thuật điêu khắc Ngoài các hình tượng múa mô tả về thần Shiva và vũ nữ Apsara, trong điêu khắc Chăm Pa, còn có các hình tượng múa mô tả hình ảnh về nữ thần, vũ nữ múa ở quanh các đài thờ, bệ thờ với kỹ thuật điêu khắc tỉ
mỉ, tinh xảo Có thể nói, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa là một trong
Trang 18những thành tựu rực rỡ của nền văn hóa Chăm Pa, mà trong đó điêu khắc Chăm Pa
đã đạt tới trình độ nghệ thuật và được đánh giá là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc trong khu vực Đông Nam Á
Tóm lại, những hình tượng múa được ghi khắc trên những tác phẩm điêu khắc bằng đá ở Mỹ Sơn, Đồng Dương, Trà Kiệu, Tháp Mắm…là những dấu tích quan trọng còn lại để nghiên cứu, tìm hiểu về múa Chăm trên điêu khắc Chăm Pa Múa Chăm Pa xưa hay múa phục vụ trong vương triều Chăm Pa là hình thái múa không còn tồn tại trên thực tế mà hiện chỉ còn lưu lại trên các bản ghi khắc bằng đá trong
di sản điêu khắc Chăm Pa Bằng những luận cứ khoa học đã trình bày ở trên và qua khảo sát các công trình nghiên cứu về nghệ thuật múa Chăm của các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật đã công bố trước đây, đề tài luận án hoàn toàn có cơ sở khoa học để tiếp tục nghiên cứu và tìm ra những giá trị mới của múa Chăm Pa xưa trong
di sản điêu khắc Chăm Pa
1.2 Áp dụng lý thuyết vào đề tài luận án
Với đối tượng nghiên cứu là những hình tượng múa trên các bức phù điêu trong di sản điêu khắc Chăm Pa có nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu,
và khó có thể tồn tại một lý thuyết duy nhất để giải quyết mọi vấn đề có liên quan
Để hiểu được các chiều cạnh của vấn đề này, rõ ràng phải cần đến nhiều cách tiếp cận Do đó, NCS sẽ sử dụng cơ sở lý thuyết trong ngành khoa học nhân học văn hóa, văn hóa dân gian làm phương pháp tiếp cận Trong khuôn khổ của luận án, từ
góc độ tiếp cận nhân học văn hóa, văn hóa dân gian, NCS sẽ áp dụng lý thuyết bản
sắc văn hóa tộc người, lý thuyết tiếp biến văn hóa và lý thuyết phân loại các hình thái múa ở Việt Nam làm cơ sở để giải quyết các mục tiêu đặt ra của đề tài luận án
1.2.1 Lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người
Lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người là cơ sở quan trọng để tác giả của luận án xác lập các cơ sở lý thuyết nhằm phân tích, tìm ra những đặc điểm riêng của múa Chăm Pa xưa trong di sản điêu khắc Chăm Pa, cũng như những sáng tạo gần đây của các nhà biên đạo múa trên sân khấu đương đại về hình thái múa này trong bối
cảnh xã hội hiện nay Trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc, bản sắc
Trang 19dân tộc là nét đặc trưng độc đáo với những đặc điểm văn hóa riêng là yếu tố mang sức mạnh tinh thần của mỗi dân tộc, giúp dân tộc vượt qua mọi khó khăn Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới coi trọng và có những giải pháp cụ thể trong quá trình xây dựng và phát triển bền vững đất nước Trong bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc lại có những giá trị cũ, lỗi thời cần phải xóa bỏ, và có những giá trị mới, tiến bộ cần phải được bổ sung Và, tộc người Chăm, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm những giá trị văn hóa đó, quyết định những thay đổi và bổ sung những cái cần thiết, để tái tạo những giá trị đó và trao truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác Việc áp dụng lý thuyết bản sắc văn hóa trong đề tài luận án sẽ giúp NCS nghiên cứu những nội dung sau:
Thứ nhất, tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của văn hóa Chăm, và mối liên hệ của nó
với văn hóa nghệ thuật Ấn Độ và một số nước trong khu vực Châu Á
Thứ hai, mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật múa Chăm Pa xưa với những
hình tượng múa được thể hiện trên một số tác phẩm điêu khắc Chăm Pa trong các đền tháp Chăm
Thứ ba, sự ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật Ấn Độ đối với văn hóa nghệ
thuật Chăm Pa, đồng thời liên hệ so sánh với múa cổ điển Ấn Độ - Bharata Natyam nhằm giải mã các hình tượng múa trên điêu khắc Chăm Pa bằng lý luận khoa học của ngôn ngữ múa
Thứ tư, xác định những nét đặc trưng mang đặc điểm, phong cách nổi bật của
nghệ thuật múa Chăm Pa xưa trong di sản điêu khắc Chăm Pa
Thứ năm, việc sử dụng và phát huy múa Chăm trong di sản điêu khắc Chăm Pa
trong những sáng tạo mới trên sân khấu múa chuyên nghiệp hiện nay
Áp dụng lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người sẽ giúp NCS có cơ sở khoa học
để nghiên cứu sâu về múa Chăm Pa xưa Từ đó tìm ra những đặc trưng mang đặc điểm, phong cách riêng biệt, mang đậm bản sắc của văn hóa Chăm qua các hình tượng múa trên các phù điêu trong di sản điêu khắc Chăm Pa Những lý do và bối cảnh xã hội đã tạo dựng nên một diện mạo múa Chăm đã từng tồn tại trong quá khứ,
Trang 20cũng như những yếu tố chính đã tạo nên mối liên hệ khăng khít giữa múa với điêu khắc mà cụ thể là những hình tượng múa trong điêu khắc Chăm Pa
1.2.2 Lý thuyết tiếp biến văn hóa
Tiếp biến văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm Trong thực tế, một nền văn hóa chỉ thực
sự đi lên khi biết lựa chọn đúng yếu tố ngoại sinh để hỗ trợ cho nền văn hóa của dân tộc mình phát triển thêm phong phú, nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc Vì vậy, tiếp biến văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Do vậy, một dân tộc trong giao lưu văn hóa, nếu không có nguồn nội sinh vững chắc và bản sắc phong phú, thì sẽ không thể tự cường để phát triển bền vững Và Có thể nhận thấy, văn hóa Chăm Pa đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ có sự chọn lọc kỹ càng và chính sự tiếp biến này đã tạo cho văn hóa Chăm Pa ngày càng phong phú và đậm đà thêm bản sắc dân tộc
Việc sử dụng lý thuyết tiếp biến văn hóa trong nghiên cứu của luận án sẽ giúp
NCS thấy rõ sự tiếp nhận, ảnh hưởng của văn hóa, nghệ thuật Ấn Độ trong nền văn hóa Chăm Pa mà trong đó có nghệ thuật múa Chăm trên di sản điêu khắc Chăm Pa Vào những thế kỷ đầu công nguyên, cũng như các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á, Chăm Pa chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa, văn minh của Ấn Độ Theo các nguồn tài liệu ghi chép, thì sự ảnh hưởng của Ấn Độ ở Chăm Pa khá đậm nét, từ việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết, tên quốc gia, các biệt hiệu vua chúa, cách tổ chức nhà nước, vương triều, phong cách xây dựng đền tháp, tên các vị thần, cách tiến hành các nghi lễ và kể cả nghệ thuật biểu diễn đều bị ảnh hưởng và được tiếp nhận
từ văn hóa Ấn Độ Tuy nhiên, cho đến nay, ảnh hưởng của nghệ thuật biểu diễn Ấn
Độ trong sinh hoạt và nghệ thuật biểu diễn của người Chăm đã không còn thấy rõ những yếu tố du nhập Theo dòng thời gian, người Chăm đã tiếp thu có biến đổi nền văn hóa của mình Nhưng, những dấu tích liên quan đến nghệ thuật Ấn Độ hiện vẫn còn lưu dấu trên các bức phù điêu, tượng đá ở các đền tháp Chăm
Trang 21Múa Chăm và múa Ấn Độ, đều có lịch sử phát triển lâu đời, mang tính tổng hợp của nhiều loại hình văn học, điêu khắc, âm nhạc và múa, đều có những giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật nhân văn sâu sắc Việc nghiên cứu so sánh múa Chăm
và múa Ấn Độ nhằm khẳng định tầm vóc và giá trị của nghệ thuật múa Chăm Pa xưa, cũng như những ảnh hưởng của nghệ thuật múa Chăm đối với người Việt ở
Việt Nam và với các nước khác trong khu vực châu Á Như vậy, áp dụng lý thuyết
tiếp biến văn hóa giúp NCS dễ dàng nhận diện đâu là sự tiếp nhận, ảnh hưởng từ
văn hóa bên ngoài và đâu là sự tiếp thu có biến đổi của nền văn hóa Chăm mà cụ thể trong đó là nghệ thuật múa Chăm Pa xưa Điều đó giúp NCS có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về sự tồn tại từ truyền thống đến hiện đại của nghệ thuật múa Chăm Pa xưa Việc áp dụng lý thuyết này trong luận án để hiểu được sự thay đổi như thế nào của múa Chăm qua các mốc thời gian, để thấy được vai trò, vị trí của múa Chăm trong cuộc sống của người dân trước đây và trong xã hội đương đại Đồng thời, để hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa hình tượng múa Chăm với di sản điêu khắc Chăm Pa, với văn hóa nghệ thuật Ấn Độ mà cụ thể là đối chiếu, so sánh với múa cổ điển Bharata Natyam Áp dụng lý thuyết này trong việc nghiên cứu của luận án, NCS xem đó như một giả định để đi vào giải quyết các vấn đề đã đặt ra trong luận
án
1.2.3 Lý thuyết phân loại các hình thái múa ở Việt Nam
Với việc áp dụng lý thuyết phân loại các hình thái múa ở Việt Nam giúp NCS
có cái nhìn khái quát về các hình thái múa ở Việt Nam, về mối quan hệ tương hỗ giữa các hình thái múa trong quá trình hình thành và phát triển Từ đó, NCS đi sâu nghiên cứu, phân tích nghệ thuật múa Chăm qua điêu khắc theo một hệ thống logic,
và sắp xếp theo thứ tự khoa học Cụ thể, NCS sẽ tập trung vào những nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu những hình tượng có tạo hình, hình dáng múa trên một
số bức phù điêu, tượng đá ở các đền tháp Chăm như: múa Shiva, múa Apsara, múa
vũ nữ …
Thứ hai, sắp xếp và phân loại những hình tượng múa trên di sản điêu khắc Chăm Pa theo hệ thống
Trang 22Thứ ba, phân tích những giá trị nghệ thuật từ kết quả nghiên cứu một số tác phẩm múa đương đại được xây dựng từ hình tượng các “vũ công hóa đá” trong điêu khắc Chăm Pa
1.3 Những khái niệm liên quan đến đề tài
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ văn hóa học, vì vậy để giải mã các vấn đề liên quan và làm sáng tỏ nội dung của luận án, nhất thiết phải sử dụng những khái niệm
cơ bản làm chìa khóa Do vậy, NCS đã lựa chọn một số khái niệm sau:
1.3.1 Chăm và Chăm Pa
Chăm là tên gọi của tộc người Chăm, một dân tộc vốn sinh tụ lâu đời ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam Dân tộc Chăm đã tạo nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Ðộ Họ đã xây dựng nên vương quốc Chăm
Pa, là một quốc gia cổ đã từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến 1832 Hiện tại, cư dân Chăm gồm có hai bộ phận chính, đó là: Bộ phận cư trú ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận và bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các
tỉnh Châu Ðốc,Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh
1.3.2 Văn hóa
Văn hóa là linh hồn của một dân tộc, một cộng đồng Một quốc gia hiện đại không phải chỉ có nền kinh tế phồn vinh mà cũng phải có nền văn hóa phồn vinh Vì vậy, một quốc gia hùng mạnh không thể coi nhẹ việc xây dựng và phát triển văn hóa Trước hết, ta có thể hiểu văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Văn hóa bao hàm ý nghĩa rộng lớn, do vậy, từ lâu thuật ngữ văn hóa đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Xuất phát từ mỗi ngành khoa học khác nhau, mỗi nhà khoa học khi triển khai công việc nghiên cứu đều phải giới thiệu quan niệm về văn hóa, từ những góc độ tiếp cận khác nhau Vì vậy, văn hóa ngày càng trở nên đa nghĩa nhưng tựu chung lại là đều coi văn hóa như những giá trị vật
chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin thì văn hóa là sự sáng tạo, là biểu hiện của các lực lượng bản chất người, trong đó Tư tưởng của C.Mác và Ăng ghen
Trang 23nhấn mạnh khái niệm lao động đồng nghĩa với hoạt động sáng tạo, là hiện tượng thuộc bản chất người trong quá trình tồn tại và phát triển cộng đồng, mà lao động sáng tạo chính là khởi điểm của văn hóa Từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, có thể nhận thấy văn hóa là toàn bộ những gì do con người sáng tạo ra trong quá khứ và hiện tại Xét cho cùng, văn hóa là tiến trình, trong đó con người không ngừng phấn đấu nhằm mục đích cải tạo và khai thác tự nhiên ngày càng có hiệu quả hơn và xây dựng những mối quan hệ xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, đồng thời là tổng thể những thành tựu đã đạt tới và những kinh nghiệm đã thu được trong tiến trình ấy Và như vậy, có thể khái quát, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, là hiện tượng xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển của loài người, là dấu hiệu phân biệt giữa người và động vật, là toàn bộ ý thức xã hội của con người Do vậy, văn hóa chính là trí tuệ của nhân loại được sinh ra trong quá trình lao động để sinh tồn Chính từ trí tuệ đã sinh ra hiểu biết, từ hiểu biết sinh ra quan niệm, từ quan niệm sinh ra tập quán thói
quen, phong tục và các quy ước cộng đồng, đó chính là văn hóa
Vì thế, khi nghiên cứu nghệ thuật múa, hay bất cứ một loại hình nghệ thuật nào đó, nhất thiết phải đặt nó trong môi trường văn hóa, trên nền tảng văn hóa của một dân tộc, một quốc gia cụ thể Và mỗi một loại hình nghệ thuật muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải có sự tiếp sức của nền tảng văn hóa dân tộc Chính văn hóa là tổng thể những giá trị do con người sáng tạo ra, và trong đó nghệ thuật múa
là thành tố của văn hóa Do vậy, văn hóa và nghệ thuật luôn có mối quan hệ hữu cơ,
là bộ phận gắn kết chặt chẽ với nhau và không thể tách rời nhau Nghiên cứu nghệ thuật múa Chăm chính là nghiên cứu văn hóa Chăm, nhờ có nền tảng văn hóa ấy mà múa Chăm mới được phát triển rực rỡ và khởi sắc cho đến hôm nay
1.3.3 Di sản văn hóa
Di sản văn hóa là toàn bộ kết quả sáng tạo văn hóa của các thế hệ đi trước để
lại, được trao truyền từ đời này sang đời khác thể hiện tầm cao và chiều sâu của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Theo UNESCO di sản văn hóa gồm những di sản hữu thể (Tangible) và di sản vô thể (Intangible) Những di sản hữu thể bao gồm: đền, chùa,
Trang 24đình, miếu, tháp… Những di sản vô thể là các biểu tượng tượng trưng và không sờ
thấy, được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo của
đông đảo cộng đồng, đó là: âm nhạc, múa, ngôn ngữ, nghi thức, phong tục tập quán,
y học, các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ các nghề truyền thống
Múa Chăm qua điêu khắc Chăm Pa là sản phẩm trí tuệ của dân tộc Chăm đã
được bàn tay tài năng của các nghệ nhân Chăm Pa xưa để lại Đề đánh giá đúng giá
trị văn hóa của nó, chúng ta cần phải nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ giữa múa với
điêu khắc, giữa điêu khắc với di sản văn hóa Thực tế, năm 1999, Thánh địa Mỹ
Sơn của người Chăm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Nằm
trong tổng thể văn hóa đó là cả hệ thống các đền tháp Chăm và trong các đền tháp
đó là sự hiện diện của các pho tượng, các bức phù điêu có đường nét, tạo hình giống
múa Và trong toàn bộ khối di sản văn hóa thế giới đồ sộ ấy đã có sự đóng góp
không nhỏ của các hình tượng múa trên điêu khắc Chăm Pa
1.3.4 Giá trị văn hóa
Nói đến văn hóa không thể không đề cập đến giá trị văn hóa Theo giải thích
của một số từ điển trong và ngoài nước thì “giá trị” dùng để chỉ phẩm chất tốt hay
xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hay của con người; là cái làm cho sự vật trở
nên có ích được phản ánh trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, lý tưởng,
mục đích Mặc dù có nhiều cách khái niệm khác nhau về giá trị, nhưng điểm gặp gỡ
chung là tất cả đều xem giá trị như là kết quả của hoạt động đánh giá từ phía chủ thể
(con người) Và nói đến giá trị là muốn khẳng định mặt tích cực, trong đó gắn liền
với cái tốt, cái hay, cái đẹp Có hai loại giá trị: giá trị vật chất (thỏa mãn những nhu
cầu vật chất) và giá trị tinh thần (thỏa mãn những nhu cầu tinh thần) Như vậy, giá
trị là một phạm vi rộng lớn bao hàm các quan hệ của con người với tự nhiên, với xã
hội, với dân tộc, với thời đại, với giai cấp Giá trị với tư cách là thành tố quan trọng
của các quan hệ văn hóa thông qua các hoạt động nhận thức, ứng xử, sáng tạo và
được đánh giá bởi cộng đồng Giá trị văn hóa của người Chăm được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: tôn giáo,
chữ viết, văn học, phong tục tập quán, âm nhạc, múa Trong đó, nghệ thuật múa
Trang 25của người Chăm đã đạt đến trình độ thẩm mỹ cao và nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật Những giá trị đó cần phải được tỏa sáng và phát huy rộng rãi trong xã hội
1.3.5 Bản sắc văn hóa
Bản sắc văn hóa tộc người là những giá trị gốc, những giá trị tinh hoa của dân tộc đó đã được kết tinh hàng ngàn năm trong quá trình xây dựng và phát triển Như vậy có thể hiểu, bản sắc văn hóa của dân tộc chính là những yếu tố đặc trưng nhất mang đặc điểm riêng của mỗi dân tộc, chính những đặc điểm riêng ấy là dấu hiệu để
có thể phân biệt tộc người này với tộc người khác Và bản sắc dân tộc được thể hiện rất rõ ở hệ giá trị dân tộc, ở truyền thống, bản lĩnh, tâm hồn, lối sống, cách làm, cách tư duy, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, văn học nghệ thuật, và cả khát vọng, biểu tượng của mỗi dân tộc Trong quá trình tồn tại của mỗi dân tộc, bản sắc văn hóa là yếu tố mang sức mạnh tinh thần của dân tộc, giúp dân tộc đó vượt qua mọi thử thách, khó khăn Nhờ có bản sắc dân tộc mà các cộng đồng tộc người giữ vững được tính thống nhất, tính nhất quán trong quá trình tồn tại và phát triển lâu dài Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới coi trọng và có những giải pháp cụ thể trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước
Tuy chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ nhưng người Chăm Pa xưa đã biết tiếp thu
có chọn lọc những yếu tố du nhập và từng bước bản địa hóa nền văn hóa của mình, không những giữ được bản sắc dân tộc độc đáo mà còn mang những nét đặc trưng riêng Bản sắc văn hóa đó được thể hiện rõ nét trong nền văn hóa Chăm Pa mà cụ thể là nghệ thuật âm nhạc và múa Múa Chăm đã trở thành món ăn tinh thần và không thể thiếu vắng trong các nghi lễ, lễ hội quan trọng của người Chăm Múa là linh hồn, là hơi thở của cả cộng đồng và là một biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Chăm
1.3.6 Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Bảo tồn di sản văn hóa là bảo tồn những giá trị văn hóa tồn tại của một dân tộc, một cộng đồng Nếu không bảo tồn và phát huy thì tính dân tộc của nền văn hóa
Trang 26đó sẽ bị mờ hoặc mất đi bản sắc Do vậy, bảo tồn và phát huy là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của sự kế thừa để phát triển văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Mà di sản văn hóa bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể Trong đó, di sản văn hóa vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ bao gồm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật và bảo vật của một dân tộc, một quốc gia Di sản văn hóa phi vật thể là những sản phẩm văn hóa tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền và lưu giữ khác
Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn kết với nhau tạo nên hệ thống các giá trị văn hóa, mà qua đó khẳng định bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc
Vì vậy bên cạnh việc bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, nhất thiết cũng phải trú trọng, quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể Để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chăm Pa, trong đó có di sản nghệ thuật múa Chăm là một trong những chiến lược lâu dài về “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” phù hợp với xu thế phát triển đất nước và đáp ứng nhu cầu cuộc sống xã hội hiện nay
1.3.7 Biểu tượng
Trong văn hóa học biểu tượng được hiểu là một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, hay ký hiệu tượng trưng, nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa mang tính trừu tượng Theo quan niệm của UNESCO thì văn hóa là hệ thống các biểu tượng do cộng đồng người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Và thông qua
hệ thống biểu tượng đó giúp người ta có thể phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác một cách dễ dàng Do vậy, mỗi biểu tượng đều chứa đựng những giá trị nhất định, biểu tượng vừa mang tính phô bày, vừa mang tính che dấu, tiềm ẩn, và chính cái phần che dấu, tiềm ẩn ấy chứa đựng các hệ giá trị Cũng như vậy, có thể hiểu hình tượng múa Chăm là biểu tượng trong di sản điêu khắc Chăm Pa hay Linga là biểu tượng mang sức mạnh nam tính của thần Shiva, trong đó chứa đựng các giá trị văn hóa lâu đời của tộc người Chăm
Trang 271.3.8 Thuật ngữ Múa
Thuật ngữ múa cũng như các thuật ngữ khác có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu, lý luận Những khái niệm thuật ngữ là những khái niệm mang tính chuyên môn hết sức khoa học, cô đọng và trong đó nội dung được đề cập đến bao hàm một cách tổng quát nhưng đã được chắt lọc, ngắn gọn, dễ hiểu Và, thuật ngữ múa đã được các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa Mác và một số học giả phương Tây nghiên cứu đưa ra nhiều khái niệm dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Phần lớn
đều cho rằng múa là chuyển động của cơ thể người bằng ngôn ngữ hình thể Từ
khái niệm nghệ thuật múa, ta có thể hiểu một cách đơn giản múa là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất của loài người (từ thời nguyên thủy) Nó phản ánh tình cảm, tư duy cấu trúc thẩm mỹ và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của con người Ban đầu với những đường nét, tạo hình múa còn thô sơ, mộc mạc, hồn nhiên, gần gũi với những điệu bộ, hình dáng động tác trong sinh hoạt, lao động của con người Dần dần, múa ngày càng hoàn thiện tính thẩm mỹ với nhiều kiểu dáng, động tác, tạo hình chuyển động liên hoàn trên các tuyến, đội hình, chuyển động trong âm nhạc, không gian và thời gian Từ đó tạo nên đặc trưng cơ bản của nghệ thuật múa là giàu tính cách điệu, tượng trưng, khái quát, tạo hình, mà trong đó động tác múa là chủ thể
Nghệ thuật múa góp phần thực hiện chức năng của văn hóa như nhận thức, phản ánh, giáo dục, thẩm mỹ, giao lưu, giải trí Vì vậy, theo Jeanne Cusinier thì
“múa nhảy bao giờ cũng linh thiêng” [22] Bởi vì múa nhảy là biểu hiện sự phấn
khích của con người, thúc đẩy con người đến gần với nhau và khi con người vượt qua bản thân đạt đến độ đỉnh điểm của sự thăng hoa thì hợp nhất với thần linh Và trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, các học giả phương Tây đã chứng minh có sự
xuất hiện của "múa thiêng" trong các cộng đồng tộc người ở Đông Dương Vậy múa
thiêng là gì ? Hình hài của múa thiêng ra sao ? Múa thiêng chính là hình thức múa được trình diễn trong khung cảnh thiêng của một nghi lễ hay một lễ thức nào đó của cộng đồng người hay một tộc người vào một thời điểm nhất định, một không gian
cụ thể có giới hạn Và từ múa thiêng, sau này đã lan tỏa ra thành nhiều hình thái
Trang 28múa khác nhau trong xã hội để phục vụ các hoạt động của cộng đồng người, đó là: múa dân gian, múa tín ngưỡng, múa cung đình và múa tôn giáo Các hình thái múa này đã tồn tại, hỗ trợ và gắn kết với nhau để cùng nhau phát triển
Trong đó, múa dân gian là sáng tạo của nhân dân được nảy sinh trong quá trình
lao động, sản xuất, trong sinh hoạt, lễ hội… Múa tín ngưỡng được thực hiện trong các nghi lễ hay phong tục, tập quán của từng cộng đồng người Múa tôn giáo nhằm mục đích phục vụ cho tôn giáo đó và do những người giáo dân thực hiện dưới dạng
lễ thức mang nội dung tôn giáo Múa cung đình xuất hiện khi có thể chế nhà nước được thiết lập và mục đích chủ yếu là phục vụ cho sinh hoạt văn hóa trong cung đình của tầng lớp vua chúa Múa cổ điển là một loại hình múa lâu đời, có trình độ
kỹ thuật, nghệ thuật cao, điêu luyện, độc đáo và hấp dẫn Trong đó, mỗi hình tượng, mỗi thế đứng, mỗi biểu tượng của bàn tay… đều chứa đựng một ý nghĩa, một tình cảm mà mỗi khán giả khi xem đều đã hiểu mà không cần phải giải thích Trong các hình thái múa trên, múa dân gian có vị trị và vai trò làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nghệ thuật múa chuyên nghiệp hiện nay Các hình thái múa khác đã tiếp thu múa dân gian, sáng tạo ra những yếu tố mới cần thiết để phục vụ cho yêu cầu của mình Việc làm rõ các hình thái múa ở trên sẽ giúp cho NCS có cơ sở để nghiên cứu, tìm hiểu về múa Chăm trên điêu khắc Chăm Pa thuộc hình thái múa nào
1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhằm tìm ra “khoảng trống” cần phải giải quyết, NCS chú trọng đến những
thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã công bố và ít nhiều có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình Đó là những công trình thuộc các nhóm vấn đề sau đây
1.4.1 Những công trình có đề cập đến nghệ thuật múa Chăm và các vấn đề
Trang 29múa Chăm sớm nhất có lẽ là các sử liệu của Việt Nam Thế nhưng, những tài liệu này lại chỉ đề cập đôi điều về múa trong cung đình, nhìn chung đây chỉ là những ghi chép rất sơ lược và gián tiếp của những người chép sử không có chủ ý viết về múa Chăm Họ viết về một vấn đề nào đó rồi có nhắc tới những mốc lịch sử quan trọng như sự tình cờ có liên quan mà thôi Các thông tin cụ thể về múa Chăm có thể tìm
thấy trong sách Thiên Nam dư tập [55] do vua Lê Thánh Tôn sai Thân Nhân Trung
Quách Đình Bảo, Đỗ Nhuận biên tập năm 1483; bảng Văn bia chùa Đọi (Duy Tiên,
Hà Nam), niên đại 1121 [55] Đặc biệt trong sách Việt Sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ,
Sài Gòn (1960) đã xác nhận về sự hiện diện của múa Chăm trong vương triều lúc bấy giờ: “năm 1044 vua Lý Thái Tông mang quân đi đánh Chiêm Thành, tiến vào kinh đô Phật Thệ (Vijaya) bắt hơn 100 cung nữ của vua Chiêm đưa về Thăng Long kén người nào giỏi hát và biết múa điệu khúc Tây Thiên” [55, tr.52]
Các nhà nghiên cứu nước ngoài chủ yếu là người Pháp cũng rất quan tâm đến văn hóa Chăm và đã viết khá nhiều công trình khảo cứu về các lĩnh vực khác nhau Trong đó, có thể kể đến một số công trình sau: Năm 1889, A.Bergaigne công bố công trình đầu tiên về lịch sử Chăm Pa qua các văn bản cổ và đến năm 1893 ông cho ra đời công trình về văn bản gốc và bản dịch 16 bia ký cùng lời bình Sang đầu thế kỷ XX, vào năm đầu tiên 1901, L.Finot xuất bản danh mục các kiến trúc Chăm
Pa cũng như nghiên cứu của ông về các tôn giáo của Chăm Pa cổ Sau đó đến năm
1918, ông cho ra mắt một loạt các bài viết về văn tự Chăm Năm 1909,
H.Parmentier công bố tập I và năm 1918 tập II cuốn Thống kê khảo tả các di tích
Chăm ở Trung Kỳ [39] Năm 1942, P.Stern công bố cuốn Nghệ thuật Chăm Pa và tiến trình của nó [74] Khoảng giữa những năm 1910 - 1913, G.Maspero cho ra đời
cuốn sách Vương quốc Chăm Pa Vào năm 1927, R.Majumdar cho ra đời cuốn sách
Các thuộc địa Ấn Độ Viễn Đông mô tả về lịch sử và tôn giáo Chăm Năm 1947,
R.Stein cho ra mắt cuốn Lâm Ấp và P Dupont xuất bản cuốn Đông Dương thế kỷ
VI-XII mô tả mối quan hệ giữa vương triều Panduranga với Chân Lạp Năm 1957,
J.Boisselier cho in bài về Nghệ thuật Chăm và cuốn sách về Tượng Chăm năm 1963
[21]
Trang 30Điểm qua các công trình nghiên cứu ở trên có thể kết luận, trước năm 1975:
chưa có một công trình chuyên khảo nào về nghệ thuật múa Chăm ở Việt Nam Các
thông tin còn rất tản mạn và nội dung được đề cập đến chủ yếu nhằm phục vụ cho các mục đích khác chứ không phải nghiên cứu về múa Chăm một cách chi tiết, đầy
đủ và chuyên sâu Từ sau năm 1975, các sách về văn hóa, văn học, nghệ thuật Chăm
Pa đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm nhiều hơn, tiêu biểu là: PGS.TS Ngô Văn Doanh, Insara, Trần Kỳ Phương Từ đây, văn hóa Chăm đã được chú ý
và mở đầu cho một thời kỳ nghiên cứu mới về một số lĩnh vực mà trước đây đã bị lãng quên, ít được quan tâm trong một thời gian dài, sau những công trình khám phá tiên phong của các học giả Pháp trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX Có thể nói, sau năm 1975, người đầu tiên có những nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Chăm Pa là
GS Lương Ninh Liên quan trực tiếp đến nghệ thuật Chăm Pa, GS Lương Ninh đã
có những công trình và bài viết có giá trị như: Vương quốc Phù Nam Lịch sử và Văn
hóa (2005) [72], Vương quốc Chăm Pa (2006) [73] Trong những công trình kể
trên, bên cạnh việc nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của vương quốc Chăm Pa qua các thời kỳ, GS Lương Ninh còn chú ý đến đặc điểm của một số phong cách kiến trúc và điêu khắc Trong đó, ông đề cập đến mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa Chăm Pa và Ấn Độ, đồng thời chỉ ra một số ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật Ấn Độ trong văn hóa Chăm Pa
Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991) trong cuốn sách Văn hóa
Chăm Đặc biệt, nhóm tác giả đã nghiên cứu các phong tục tập quán trong một số lễ thức liên quan đến nghi lễ vòng đời của người Chăm Tuy nhiên, công trình cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về văn hóa Chăm
PGS.TS Ngô Văn Doanh (1998), Tháp cổ Chăm Pa, sự thật và huyền thoại [25], có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu công phu, chuyên sâu, có giá trị
và ý nghĩa khoa học của tác giả khi nghiên cứu về hệ thống các di tích tháp cổ Chăm Pa nằm rải rác ở khu vực miền Trung từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tới tỉnh Bình Thuận Cuốn sách là một công trình quan trọng cho những nhà nghiên cứu về
Trang 31nghệ thuật đền tháp Chăm Pa, và là tư liệu hữu ích cho bạn đọc quan tâm, tìm hiểu
về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và kiến trúc của Chăm Pa
PGS.TS Ngô Văn Doanh (1998), Lễ hội Rija Nưgar của người Chăm [26], lễ
hội lớn đầu tiên của một năm đối với tất cả cộng đồng người Chăm Rija Nưgar là lễ hội chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa rất riêng và đặc sắc của người Chăm Mục đích chính của lễ hội là tống tiễn cái khô nóng của mùa khô, đồng thời cầu mong mưa thuận gió hòa để xuống đồng làm ruộng Trong lễ Rija Nưgar là cả một hiện tượng văn hóa đặc trưng cho nền văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc trong khu vực Đông Nam Á Màu sắc bản địa, những phong cách khác nhau của người Bàlamôn và Hồi giáo, của văn hóa Ấn Độ và Mã Lai đã vẽ lên bức tranh Rija Nưgar rất đặc biệt và lý thú Nghệ thuật múa trong nghi lễ tôn giáo đã được đề cập đến, đó
là múa thiêng của ông thầy bóng Và vai trò của ông Bóng chính là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lễ hội Rija Nưgar Về nội dung và chức năng của các điệu múa trong lễ hội Rija Nưgar đều là múa dành cho các vị thần của người Chăm Điểm mới của công trình là đi sâu vào hướng nghiên cứu lễ hội với nội dung tập trung nghiên cứu về lễ hội Rija Nưgar của người Chăm Từ sự kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước, tác giả đã triển khai nghiên cứu sâu hơn, kỹ hơn về hệ thống của múa trong lễ hội, giúp người đọc tiếp cận và hiểu thêm về múa bóng một loại hình múa thiêng trong lễ hội Rija Nưgar của người Chăm
Nghiên cứu chuyên sâu về Chăm Pa không thể không kể đến tác giả Trần Kỳ
Phương với các công trình, bài viết như: Điêu khắc Chăm ở bảo tàng Đà Nẵng (1987) [81], Đọc lại đài thờ Trà Kiệu – một kiệt tác trong nghệ thuật Chàm (1983)
[80], Phế tích Champa khảo luận về kiến trúc đền tháp (2002) [82] Có thể nói, tác
giả đã cho ta một cái nhìn khái quát về di sản kiến trúc, điêu khắc mà Chăm Pa để lại Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến những ảnh hưởng của tư tưởng, tôn giáo
Ấn Độ được thể hiện trên các công trình kiến trúc, trong các đền tháp Chăm
Hội nghị Chăm học tại Singapore (8/2004) đã qui tụ một số học giả nổi tiếng đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Việt Nam, Singapore, Nhật, Anh, Mỹ, Pháp Nhiều báo cáo khoa học, khám phá mới có giá trị về văn hóa Chăm Pa đã được
Trang 32thông báo tại hội nghị Trong đó, các bản báo cáo về các tài liệu của Trung Quốc trước đây chưa được quan tâm thì đến nay đã thu hút một số học giả quan tâm nghiên cứu Đăc biệt trong cuốn [Tổng hội yếu tập cao] có nhiều thông tin về Chăm
Pa từ năm 960 -1180 như sự liên hệ của Chăm Pa với triều đình Tống, Chân Lạp, Srivijaya, Đại Việt (thuộc Giao Châu thời bị Trung Quốc đô hộ và sau khi độc lập năm 960) Hầu hết các bài tham luận trình bày tại hội thảo đều liên quan đến nghệ thuật Chăm Pa và được nhiều học giả trong, ngoài nước quan tâm và bàn luận một cách sâu sắc
Nguyễn Hồng Sơn (2008), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chăm Pa [86],
là công trình nghiên cứu có hệ thống và cô đọng về sự hình thành và phát triển của
nền văn hóa Chăm Pa dưới góc độ tiếp cận mới theo quan điểm hiện đại Công trình
gồm 3 chương: Chương I - Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Chăm Pa – Những vấn
đề lý luận và thực tiễn đương đại đặt ra; Chương II – Văn hóa Chăm Pa trong kho tàng văn hóa Việt Nam – Những giá trị đặc trưng độc đáo, đậm đà bản sắc; Chương III – Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chăm Pa ở miền trung – Thực trạng và giải pháp Trên cơ sở kế thừa những công trình, bài viết nghiên cứu của những học giả
đi trước, qua khảo sát thực tế và phân tích thực trạng của di sản văn hóa Chăm Pa Tác giả đã rút ra một số nhận xét trong việc xác lập quan điểm khoa học và đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Chăm Pa một cách cụ thể trong điều kiện kinh tế thị trường và quốc tế hóa kinh tế trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
PGS.TS Ngô Văn Doanh (2011), Văn hóa cổ Chăm Pa [27], là công trình
nghiên cứu về địa bàn xưa của vương quốc cổ Chăm Pa, về những di sản văn hóa Chăm Pa và đặc biệt tác giả đã dành 19 trang (từ tr.383 đến tr.402) miêu tả khá kỹ
về nghệ thuật âm nhạc và múa Chăm Tác giả đã đề cập đến Nghệ thuật múa dân gian, múa tôn giáo Chăm và đặc biệt là hình tượng múa trong các tác phẩm điêu khắc đã được tác giả quan tâm, phân tích và mô tả tỉ mỉ từ tạo hình cho đến hình dáng Tiêu biểu là hình tượng Shiva múa điệu Tandava ở những giai đoạn khác nhau; vũ nữ Trà Kiệu, vũ nữ Apsara Tuy chỉ vẻn vẹn có 19 trang viết nhưng tác giả
Trang 33đã đưa ra những luận điểm hết sức quan trọng về hình thái múa đã từng tồn tại trong
văn hóa Chăm Pa Luận điểm thứ nhất, nguồn tài liệu duy nhất hiểu về nền âm nhạc
và múa của Chăm Pa chính là những hình điêu khắc đá sống động từ nguồn tư liệu
khảo cổ học và trên các công trình kiến trúc và điêu khắc cổ Chăm Pa Luận điểm
thứ hai, nghệ thuật âm nhạc và múa của vương quốc Chăm Pa xưa chịu ảnh hưởng
của truyền thống âm nhạc và múa Ấn Độ Nhìn chung, theo quan điểm của tác giả thì văn hóa Chăm Pa nói chung và nghệ thuật Chăm Pa nói riêng chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn Độ Tuy nhiên, văn hóa Ấn Độ, xét cho cùng, cũng chỉ là
“lớp vỏ bọc” bên ngoài của nền văn hóa Chăm Pa Và người Chăm đã biết tiếp thu những cái hay, cái đẹp của bản gốc để sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật độc đáo
Tác phẩm Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ (2006) [36] của Huỳnh Thị
Được đã cho ta một cái nhìn khá đầy đủ giữa những hình tượng trong điêu khắc Chăm Pa với nguyên bản gốc của nó trong các câu truyện thần thoại của Ấn Độ Tác giả đã thống kê số lượng lớn các phù điêu, tượng đá hiện đang trưng bày tại bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng Công trình đã cung cấp với lượng thông tin khá hấp dẫn và chi tiết về nội dung các câu chuyện thần thoại Ấn Độ có mối liên hệ với các
vị thần trong điêu khắc Chăm Pa Những câu chuyện thần thoại mà tác giả tổng hợp
sẽ là nguồn thông tin giúp khán giả hiểu thêm về điêu khắc Chăm Pa Bên cạnh đó, tác giả trình bày những hình ảnh minh họa và miêu tả khá chi tiết các tác phẩm điêu khắc có chủ đề từ thần thoại Ấn Độ Đây thực sự là công trình hữu ích với nội dung phong phú, hấp dẫn về thông tin cũng như số lượng các phù điêu và tượng đá trưng bày tại bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Về điêu khắc Chăm Pa, chúng ta còn phải kể đến công trình nghiên cứu Điêu
khắc Chăm (1988) [52] của nhóm tác giả Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, Cao
Xuân Phổ Nội dung của công trình đề cập khá rõ nét về đặc trưng cũng như những đặc điểm riêng và nét độc đáo trong điêu khắc Chăm Pa Theo các tác giả nhận định, ảnh của văn hóa Ấn Độ trong điêu khắc Chăm Pa đã bắt đầu mất đi và từ thế
kỷ VII bắt đầu xuất hiện sự ảnh hưởng của phong cách Khmer và Java Cũng chính
vì vậy mà điêu khắc Chăm Pa đã dần từng bước khẳng định bản sắc của riêng mình
Trang 34với tính bản địa ngày càng rõ rệt Bằng cách diễn đạt ngôn ngữ phong phú kết hợp với những bức ảnh minh họa đẹp, sắc nét, công trình đã cung cấp cho chúng ta bức tranh khá toàn diện về nền điêu khắc Chăm Pa trong nhiều thế kỷ qua
Tác giả Võ Văn Thắng trong cuốn sách Bảo vật quốc gia tại bảo tàng điêu
khắc Chăm Đà Nẵng [88] đã giới thiệu khá chi tiết về 3 bảo vật quốc gia hiện đang
trưng bày tại bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, với lượng thông tin ngắn gọn mang tính chất tham khảo cho du khách khi về tham quan tại bảo tàng Các bảo vật được đề cập trong cuốn sách là: Đài thờ Trà Kiệu, Đài thờ Mỹ Sơn E1 và Tượng bồ tát Tara Đây thực sự là những bảo vật quốc gia có giá trị văn hóa và là tài sản quí báu của nền nghệ thuật Chăm Pa
Ngoài các công trình nghiên cứu kể trên, tác phẩm Nghệ thuật Chăm Pa câu
chuyện những pho tượng cổ (2014) [28] của PGS.TS Ngô Văn Doanh là công trình
sách dài 310 trang Ngoài lời nói đầu giới thiệu một cách khái quát về chuỗi ngọc
nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa, cuốn sách có ba phần chính Phần thứ nhất: “Những
pho tượng đã được lưu danh" Tác giả viết về những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng
đã được biết đến qua các công trình nghiên cứu trước đây như: tượng phật Đồng Dương, đài thờ Trà Kiệu, Durga tháp Bà Nha Trang, Mahishamardini tháp Bà Nha
Trang, tượng Sadashiva tháp Pô Rômê Phần thứ hai: “Các pho tượng trong các
đền miếu" Tác giả đã công bố số lượng các bức tượng còn lưu lạc được thờ tự trong các chùa, miếu của người Việt như: tượng Shiva-Gauri miếu Bà, tượng Vishnu Garudasana miếu Bà, tượng Shiva Mahayogi chùa Phật Lồi, tượng Vishnu chùa
Bửu Bơn… Phần thứ ba:“Những pho tượng mới phát hiện" Đây là những pho
tượng có giá trị, tiêu biểu nhất từ những cuộc khai quật của khảo cổ học ở các khu đền tháp Chăm từ năm 1975 đến nay như: phù điêu Surya Trà Liên, phù điêu Umamaheshvara Trà Liên, tượng Shiva Mahaguru Phú Hưng, bức phù điêu Mahishamardini Chiên Đàn… Công trình là tài liệu quí về chuỗi ngọc tượng cổ Chăm Pa trong kho tàng di sản điêu khắc của người Chăm
Tóm lại, những tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa Chăm Pa, về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa là khá phong phú, đa dạng Ngoài những tác
Trang 35phẩm đã dẫn chứng ở trên, chúng ta còn có thể tìm thấy rất nhiều những công trình
và bài viết đã được công bố trên hệ thống thông tin truyền thông Trong đó, có
những bài viết đáng lưu ý như: "Đọc lại đài thờ Trà Kiệu – một kiệt tác trong nghệ
thuật Chàm" [80] của Trần kỳ Phương, "Nước phù Nam – một thế kỷ nghiên cứu"
[71] của Lương Ninh, "Về biểu tượng chiếc lá nhĩ trong kiến trúc và điêu khắc tháp
Chàm"[42] của Lý Linh Hoàng, "Tính đa dạng của văn hóa Chăm" của Phan Xuân
Biên… Những công trình, bài viết trên đã cung cấp ít nhiều tư liệu quan trọng về văn hóa, nghệ thuật của vương quốc Chăm Pa, đồng thời cũng cung cấp thêm một
số thông tin có liên quan đến nghệ thuật múa, về sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với nghệ thuật Chăm Pa xưa
1.4.2 Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật múa Chăm
Nền văn hóa Chăm Pa đã thu hút sự quan tâm và chú ý của nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước ở nhiều giai đoạn khác nhau Các nhà khoa học
đã dày công thu thập, ghi chép và công bố hơn 500 tài liệu có giá trị về các lĩnh vực văn hóa Chăm Pa, một nền văn hóa chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn Độ Trong số hơn 500 công trình tư liệu bằng văn bản đã được công bố, không thấy một công trình hay một chuyên đề nào về nghệ thuật múa, có chăng chỉ là một đôi dòng, đôi đoạn rất sơ lược Thực tế này quả là một thách thức và khó khăn lớn cho những nhà nghiên cứu nghệ thuật múa sau này khi tìm tài liệu để tra cứu hay để chứng minh lĩnh vực mà mình đang tìm tòi và nghiên cứu chuyên sâu có cơ sở khoa học
Và chỉ từ sau năm 1975 mới xuất hiện một số ít công trình, sách chuyên khảo về nghệ thuật múa của các nhà nghiên cứu vũ đạo trong ngành múa Việt Nam Họ là những người tâm huyết, yêu nghề và mong muốn tìm ra những phát hiện mới làm tư
liệu phục vụ cho ngành múa
GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh (1982), Nghệ thuật múa Chăm [12], là công trình
nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật múa Chăm Trong đó, tác giả nghiên cứu các loại hình nghệ thuật có mối liên quan đến múa Chăm như: điêu khắc, kiến trúc và
âm nhạc; về nguồn gốc hình thành múa Chăm; về các hình thái múa Chăm như: múa dân gian, múa cung đình, múa tôn giáo tín ngưỡng Công trình là bản tổng hợp
Trang 36khá đầy đủ về toàn bộ nền nghệ thuật múa của dân tộc Chăm Từ đó, tác giả đề cập đến những đặc trưng mang đặc điểm dân tộc độc đáo của múa Chăm để thấy rõ tầm quan trọng của nghệ thuật múa đối với tộc người Chăm, đối với xã hội và đặc biệt đối với những nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật Việt Nam Viết về múa cung đình Chăm, tác giả khẳng định kiến trúc và điêu khắc Chăm đã ghi lại nhiều điệu
bộ, tư thế, động tác múa, đó là cơ sở quan trọng để nghiên cứu về nghệ thuật múa Chăm Pa xưa Nhìn lại quá trình phát triển của nghệ thuật múa Chăm, tác giả đã tìm thấy sự gắn bó mật thiết giữa múa với các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc và âm nhạc “Trong múa, lại tìm thấy những đường nét tạo hình của điêu khắc
và ngược lại, trong kiến trúc và điêu khắc lại bắt gặp những đường nét tạo hình của múa"[12] Vì vậy, khi nghiên cứu nghệ thuật múa của bất cứ một dân tộc nào nhất thiết phải nghiên cứu các loại hình nghệ thuật có liên quan Di sản điêu khắc Chăm
Pa là một khối đồ sộ, trong đó bao gồm số lượng lớn những phù điêu, tượng đá có tạo hình, hình dáng giống múa Có thể nói các vấn đề tác giả trình bày đã giúp ích nhiều cho các nhà nghiên cứu trong ngành múa có cái nhìn bao quát hơn về loại hình nghệ thuật mà từ trước đến nay có rất ít người quan tâm nghiên cứu Những vấn đề tác giả đề cập sẽ là mấu chốt quan trọng để các nhà nghiên cứu sau tiếp tục
kế thừa và nghiên cứu những vấn đề còn bỏ ngỏ
GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh, Tô Đông Hải (1995), Nghệ thuật biểu diễn
truyền thống Chăm [19], là công trình nghiên cứu tiếp theo chuyên sâu về âm nhạc
và múa truyền thống Chăm Đây là kết quả đúc kết của nhiều năm nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật Chăm Tác giả phân tích khá kỹ về những hình thái âm nhạc Chăm qua âm nhạc dân gian, âm nhạc cung đình thông qua những bản ghi khắc trên
đá và âm nhạc nghi lễ trong tín ngưỡng tôn giáo Trong đó, tác giả đề cập đến sự tham gia của dàn nhạc truyền thống vào các nghi lễ Chăm, về nghệ thuật ca hát truyền thống cũng được tác giả nhắc đến trong những hình thái ca hát của người Chăm Về nghệ thuật múa Chăm, tác giả nghiên cứu các giai đoạn nghệ thuật có liên quan tới múa, các hình thái nghệ thuật của múa Chăm và đặc biệt hình thái múa trong các tác phẩm điêu khắc được tác giả dành nhiều thời gian quan tâm đến Từ
Trang 37những nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số kết luận sau: Thứ nhất, trong nghệ
thuật biểu diễn truyền thống Chăm thấy rõ những yếu tố khu vực Đông Nam Á Rất
có thể đó là kết quả của những sự giao lưu văn hóa trong khu vực Thứ hai, tìm hiểu
nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chăm khó có thể bỏ qua vai trò của văn hóa Ấn
Độ Thứ ba, điêu khắc và tượng đá Chăm là luận cứ khoa học quan trọng giúp cho
việc nghiên cứu múa cổ Chăm Pa thuận lợi Theo tác giả, hệ thống điêu khắc tượng
đá Chăm chính là bộ “Tự điển ghi hình’’ về nghệ thuật cung đình Chăm Trong đó, đại bộ phận múa phục vụ cho sinh hoạt cung đình và do các vũ nữ thực hiện
NSND Đặng Hùng (1998), Bước đầu tìm hiểu phục hồi múa cung đình Chăm
[43], đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về múa cung đình Chăm Cuốn sách
gồm hai phần, phần 1: Lịch sử văn hóa và kinh tế Chăm gồm có 120 trang, phần 2: Bước đầu tìm hiểu phục hồi múa cung đình Chăm vẻn vẹn có 52 trang Trong phần
2 của công trình, tác giả đề cập đến các nguồn tư liệu liên quan đến múa cung đình Chăm, đó là thông qua sử chép, qua múa dân gian và qua nghệ thuật điêu khắc Tác giả khẳng định để khôi phục lại múa cung đình Chăm thì nghệ thuật múa dân gian là
cơ sở quan trọng liên quan đến nguồn gốc hình thành múa cung đình Chăm Bởi vì
từ trong cội nguồn múa dân gian bao giờ cũng xuất hiện đầu tiên, sự hình thành của múa cung đình với những đặc điểm dân tộc trong ngôn ngữ và kết cấu nghệ thuật được tạo nên bởi những nhân tố quan trọng là múa dân gian Vì vậy khi múa cung đình mất đi, ta có cơ sở lần dò từ lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, vốn văn hóa truyền thống trong đó có hình thái múa dân gian Đặc biệt trong các công trình kiến trúc, điêu khắc còn lưu giữ khá phong phú dấu vết của múa cung đình Chăm Qua đó, tác giả phân tích trong múa dân gian có những tư thế động tác và tạo hình gần với các tư thế tạo hình của múa cung đình Chăm hiện còn lưu dấu trên điêu khắc như: Đoa Pụ, múa quạt, múa khăn Các điệu múa nam đã xuất hiện với những đường nét, tạo hình có liên quan đến múa cung đình Chăm và rõ nét nhất là phần chân như: múa Đạp lửa, Vãi chài, trống Baranưng Các tạo hình và hình dáng múa trong các vũ điệu của nam bắt gặp trong bức phù điêu ‘‘đánh vật’’ và các tư thế múa quanh đài thờ thần Shiva Đồng thời, tác giả phân tích những tác phẩm điêu khắc có
Trang 38liên quan đến múa bằng cách mô tả tỉ mỉ hiện trạng của những bức tượng đó từ hình dáng, đến tạo hình của thân người, đầu, tay và chân Từ mối liên hệ khăng khít của các hình tượng múa trong nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa, tác giả đã rút ra những đặc điểm động tác và qui nạp thành hệ thống cơ bản là cơ sở cho việc bước đầu phục hồi múa cung đình Chăm với 8 thế tay múa nữ, 4 thế chân múa nữ, 8 tư thế múa kết hợp tay chân của nữ, 4 thế tay múa nam và 4 thế chân múa nam Qua công trình nghiên cứu của tác giả, chúng ta có thể hiểu thêm về những nhạc cụ mà người Chăm Pa sử dụng trong nghi lễ cung đình ngày xưa, đặc điểm của múa cung đình Chăm và sự thay đổi trong phong cách múa cung đình Chăm qua các thời kỳ lịch
sử Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với âm nhạc và nghệ thuật múa Chăm Pa cũng được các tác giả đề cập đến Tuy vấn đề này chỉ được nói qua một cách sơ lược nhưng đó cũng là những tài liệu quý giá, rất hữu ích cho những nhà nghiên cứu tìm hiểu về âm nhạc và nghệ thuật múa Chăm Pa Như vậy, bằng những minh chứng đã tìm được qua các sử liệu ghi chép, tác giả khẳng định có múa cung đình Chăm và bước đầu tìm ra một số thế chân, tay trong múa cung đình để ứng dụng vào việc xây dựng tác phẩm múa mới Tuy nhiên, tác giả cũng chưa nghiên cứu so sánh với nghệ thuật múa Ấn Độ để giải mã các hình tượng múa trên điêu khắc Chăm Pa bằng cơ sở và lý luận khoa học một cách thuyết phục
Nguyễn Thị Hội An (2009), Múa Chăm ở Ninh Thuận, luận văn thạc sĩ văn
hóa học Tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu các điệu múa trong lễ hội cũng như ý nghĩa của từng động tác múa tại các lễ hội của người Chăm ở các làng Hữu Đức, Đô Vinh, Bàu Trúc (Ninh Thuận) và ở nhiều địa phương có người Chăm sinh sống Hình thái múa Chăm trên điêu khắc Chăm Pa, tác giả cũng không đề cập đến
Đinh Thu Hà (2011), Khảo cứu hình người nhảy múa qua điêu khắc Chăm
[38], luận văn Thạc sĩ nghệ thuật sân khấu Luận văn gồm ba chương: chương I -
khái quát về văn hóa Chăm, chương II – những hình người nhảy múa trong điêu khắc Chăm, chương III – bảo tồn và phát huy những giá trị của các vũ công hóa đá Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước, tác giả đã hệ thống và khảo cứu hình người nhảy múa trong điêu khắc Chăm Pa Bằng phương pháp phân tích, tổng
Trang 39hợp tác giả đã mô tả lại những hình người nhảy múa còn lưu lại trên các bức phù điêu, tượng đá trong di sản điêu khắc Chăm Pa Những vấn đề liên quan như lịch
sử, văn hóa, xã hội Chăm cũng được tác giả đề cập đến trong luận văn Theo nhận định của tác giả thì múa cung đình Chăm là một hiện tượng có thật trong lịch sử, từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ X múa cung đình chăm đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ và để lại dấu ấn sâu sắc, nhiều gợi tưởng sâu đậm trên di sản điêu khắc cổ Chăm Pa Văn hóa Chăm nói chung và múa cung đình Chăm nói riêng, đã chịu ảnh hưởng khá sâu sắc văn hóa Hinđu và nghệ thuật múa thần, bộ phận cấu thành của múa cổ điển Ấn
Độ Nhờ tiếp thu các kỹ năng thể hiện của múa Ấn Độ, các vũ công cung đình đã đạt đến trình độ biểu diễn khá tinh xảo, vừa có thể biểu diễn thành công các điệu múa của thần, vừa có năng lực sáng tạo ra những vũ điệu có sức cuốn hút mạnh mẽ mang đậm bản sắc văn hóa Chăm và dấu ấn cuộc sống Chăm Pa trong những thế kỷ đầu công nguyên Tuy các vũ điệu đặc sắc nhất, mang màu sắc thần tiên của múa cung đình từ lâu đã chìm dần trong quá khứ, nhưng những dấu ấn của chúng vẫn còn ghi khắc lại trên di sản điêu khắc Chăm Pa Chúng vẫn làm cho các thế hệ hậu nhân đam mê, cảm phục, cung cấp nhiều tư liệu quý báu cho người thời nay tìm hiểu về quá khứ của một thời huy hoàng Đồng thời cung cấp khá nhiều chất liệu múa, kiểu dáng trang phục độc đáo, hấp dẫn, có khả năng biểu đạt sâu sắc nội tâm của con người, làm điểm tựa cho sự sáng tạo của các nghệ sĩ múa đương đại thời nay Nhờ những sáng tạo của các nhà biên đạo, các "vũ công hóa đá" đã và đang sống dậy trong nhiều dáng vẻ sống động khác nhau Mang cả dấu ấn thời xa vắng, lẫn hơi thở của nhịp sống đương đại Các giá trị bền vững của múa cung đình Chăm không những được cứu vãn mà còn có thêm nhiều cơ hội để phát huy sức mạnh trong thời đại mới Cũng như đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả đồng quan điểm và nhận định múa Chăm trên điêu khắc Chăm Pa thuộc hình thức múa cung đình Như vậy, trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở việc thống kê, khảo tả một số hình tượng múa trong điêu khắc Chăm Pa, chưa có liên hệ so sánh với nghệ thuật múa Ấn Độ để giải mã các hình tượng đó bằng lý luận khoa học mang ngôn ngữ múa
Trang 40Nguyễn Thùy Dương (2013), Múa trong lễ hội dân tộc Chăm, luận văn thạc sĩ
nghệ thuật sân khấu Nội dung của luận văn cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu, tìm hiểu về các hình thái múa trong lễ hội của người Chăm Và tác giả cũng không đề cập đến hình thái múa trong điêu khắc Chăm Pa
Kỷ yếu Hội thảo của Trung tâm UNESCO nghiên cứu và bảo tồn văn hóa
Chăm (2013), Bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca múa nhạc Chăm trong quá trình
hội nhập hiện nay [55], gồm 22 bài viết tiếp cận ở hai góc độ văn hóa và nghệ thuật
biểu diễn Tuy có khác nhau nhưng cả hai góc độ tiếp cận, hai lĩnh vực nghiên cứu
có mối quan hệ biện chứng, phụ thuộc và bổ sung lẫn nhau Qua các bài báo cáo tham luận trình bày trong Hội thảo đã nổi lên 3 quan điểm khác nhau về nghệ thuật
biểu diễn ca múa nhạc Chăm trong quá trình hội nhập hiện nay Thứ nhất, bảo tồn
nguyên vẹn nghệ thuật ca múa nhạc dân gian Chăm, nếu phát huy, cải biên nhiều sẽ
làm sai lệch nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chăm Thứ hai,vừa bảo tồn vừa phát
triển mới có thể bổ sung làm phong phú thêm nghệ thuật ca múa nhạc dân gian
Chăm hiện nay Thứ ba, vấn đề giữa bảo tồn và phát huy làm sao cho phù hợp với
bản sắc văn hóa dân tộc Chăm và trong nghệ thuật biểu diễn sân khấu hiện nay các tác giả nên chú ý tôn trọng văn hóa tâm linh của người Chăm khi sáng tác và biểu diễn tác phẩm mới Tóm lại, nội dung của hội thảo nhằm thông qua các bài báo cáo tham luận để cùng thảo luận, chia sẻ và tìm ra tiếng nói chung làm sao để bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa và âm nhạc của dân tộc Chăm trong quá trình hội nhập và phát triển như hiện nay một cách tốt nhất và hiệu quả
Từ những công trình đã khảo cứu ở trên có thể xem xét và đặc biệt quan tâm hai ý kiến của hai nhà nghiên cứu vũ đạo đã từng có nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm
về múa của dân tộc Chăm, đó là GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh và NSND Đặng
Hùng Trong công trình Nghệ thuật múa Chăm [12], GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh
đã khái quát khá toàn diện về nghệ thuật múa truyền thống Chăm, từ nguồn gốc đến các hình thái múa và đặc điểm chung của các động tác múa dân gian và múa trong nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng Riêng múa Chăm qua điêu khắc, tác giả gọi là MÚA
CỔ CHĂM PA và cũng mới chỉ đề cập đến đôi dòng, chưa có nghiên cứu chuyên