1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Di sản múa Chăm qua một số tác phẩm điêu khắc Chăm Pa

27 420 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 311,87 KB

Nội dung

Trong số các di sản văn hóa đó, nổi bật lên di sản nghệ thuật múa được thể hiện qua những hình người nhảy múa trong những tác phẩm điêu khắc Chăm Pa.Và, những hình người múa trong điêu k

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

-

Nguyễn Thúy Nga

DI SẢN MÚA CHĂM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC CHĂM PA

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số: 62 31 06 40

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh

Phản biện 3: TS Phan Quốc Anh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện, tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam

Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

Có thể tìm đọc luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam

Trang 3

M Ở ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Người Chăm là một tộc người sống lâu đời trên dải đất miền Trung Việt Nam Từ cuối thế kỷ thứ II sau công nguyên, họ đã lập ra các nhà nước cổ với các tên gọi: Lâm Ấp, Hoàn Vương và Chiêm Thành Tuy lịch sử của vương quốc đã từng phải trải qua những bước thăng trầm, rồi sụp đổ, nhưng nền văn hóa cổ Chăm Pa đã để lại cho đất nước Việt Nam những di sản văn hóa vô cùng quí giá Đó là cả một hệ thống những đền tháp cổ kính, những pho tượng cổ Chăm Pa tuyệt mỹ và rất nhiều những

di sản văn hóa vật chất và tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa Chăm Trong số các di sản văn hóa đó, nổi bật lên di sản nghệ thuật múa được thể hiện qua những hình người nhảy múa trong những tác phẩm điêu khắc Chăm Pa.Và, những hình người múa trong điêu khắc này thực sự

đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa và nghệ thuật Chăm Pa

Cũng như nhiều tộc người khác trong khu vực Đông Nam Á, người Chăm Pa xưa và người Chăm hiện nay rất yêu thích múa và múa đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu vắng trong đời sống văn hóa của

họ Bên cạnh những vũ điệu dân gian đặc sắc của người Chăm hiện nay, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu cũng đã chú ý tới những tác phẩm điêu khắc cổ Chăm Pa với khá nhiều bức tượng, hình phù điêu thể hiện các vị thần và người trong các tư thế mang yếu tố múa Tuy là

bộ phận gắn liền với các công trình kiến trúc đền tháp cổ, nhưng các hiện vật chạm khắc này là cứ liệu quan trọng giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về nghệ thuật múa Chăm trong quá khứ Nhận thấy, những giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật múa Chăm Pa xưa là sản phẩm trí tuệ của tộc người Chăm cần phải được bảo lưu và phát huy, vì

Trang 4

vậy, NCS đã lựa chọn vấn đề Di sản múa Chăm qua một số tác phẩm

điêu khắc Chăm Pa làm đề tài nghiên cứu của luận án

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra những nét tinh túy của nghệ thuật múa Chăm Pa hiện còn lưu dấu trên những tác phẩm điêu khắc Chăm, nhằm phục dựng và phát huy những giá trị của múa Chăm Pa xưa trên sân khấu đương đại Việt Nam Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các chuyên ngành nghệ thuật múa ở Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, truy tìm và phân tích dấu vết những vũ điệu Chăm đang

bị chìm khuất trên những bức phù điêu trong điêu khắc Chăm Pa

Thứ hai, phân tích các đặc trưng và đặc điểm của múa Chăm Pa

xưa qua một số tác phẩm điêu khắc Chăm Pa

Thứ ba, giải mã những hình tượng múa trên di sản điêu khắc Chăm

Pa qua liên hệ, so sánh với múa cổ điển Ấn Độ - Bharata Natyam

Thứ tư, phân tích một số tác phẩm múa thành công trên sân khấu

chuyên nghiệp Việt Nam được các nhà biên đạo múa khai thác và sáng

tạo trên cơ sở nghiên cứu hình tượng múa trong điêu khắc Chăm Pa

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

phẩm điêu khắc Chăm Pa tiêu biểu đã được các nhà nghiên cứu xác định niên đại, nguồn gốc trong các công trình khoa học đã được công bố

trước đây Ngoài ra, luận án cũng đề cập đến một số tác phẩm múa được

xây dựng và khai thác từ hình ảnh các “vũ công hóa đá” trên điêu khắc

Trang 5

Chăm Pa đã thu được thành công trên sân khấu đương đại Việt Nam

trong những năm qua

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài nhấn mạnh đến việc tìm hiểu, nghiên cứu

những hình tượng múa, trong mối liên hệ mật thiết với không gian phân

bố (nơi phát hiện) và lưu giữ (các bảo tàng, các di tích đền tháp) các tác phẩm điêu khắc Chăm Pa có các hình tượng và hình người múa

Về thời gian: Vì những tác phẩm điêu khắc là những sản phẩm của

vương quốc Chăm Pa xưa, cho nên phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án gần như là cả chiều dài lịch sử vương quốc Chăm Pa giai đoạn

từ cuối thế kỷ II (khi vương quốc Chăm Pa ra đời) đến cuối thế kỷ XV

(khi vương quốc Chăm Pa bị phụ thuộc và chia cắt)

4 Phương pháp nghiên cứu

NCS đã sử dụng các phương pháp tiếp cận liên ngành trong văn hóa học Trong đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu: lịch sử, so

5 Giả thuyết nghiên cứu

Thứ nhất, Phải chăng di sản điêu khắc Chăm Pa chứa đựng những

giá trị của nghệ thuật múa cổ Chăm Pa?

linh huyền bí Mặc dù múa cổ Chăm Pa không còn tồn tại trong thực tế, song những kết quả tìm được sẽ là mấu chốt quan trọng để hiểu thêm về giá trị của múa Chăm qua điêu khắc, cung cấp thêm chất liệu múa, kiểu

tâm và làm điểm tựa cho sáng tạo của các nghệ sĩ múa trong tương lai trong việc sáng tác các tác phẩm múa mới

Trang 6

Thứ hai, Phải chăng hình tượng múa Chăm trong điêu khắc Chăm

Pa có mối liên hệ mật thiết với nghệ thuật múa cổ điển Ấn Độ?

Trong quá khứ, văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hóa nghệ thuật Ấn Độ Việc ảnh hưởng đó đã được các nhà nghiên cứu khẳng định trong những công trình khoa học đã công bố Vì vậy để giải

mã những hình tượng múa trên điêu khắc Chăm Pa mang tính thuyết phục, nhất thiết phải quay trở lại đất nước Ấn Độ Việc lựa chọn, nghiên cứu so sánh, liên hệ với múa cổ điển Ấn Độ - Bharata Natyam là cần

thiết để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ những nét đặc trưng độc đáo của nghệ thuật múa cổ Chăm Pa được thể hiện trên một

số tác phẩm điêu khắc Chăm Pa Và góp phần định hướng cho công tác bảo tồn, phục dựng, phát huy các giá trị văn hóa của nghệ thuật múa cổ Chăm Pa trong xây dựng các tác phẩm múa mới trên sân khấu đương đại Việt Nam Đồng thời, góp thêm một cách nhìn, một tiếng nói và những gợi ý mang tính tham khảo cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật

7 Bố cục của Luận án

Luận án gồm 170 trang, trong đó được chia làm 2 phần, phần chính văn và phần phụ lục Phần chính văn gồm 134 trang: mở đầu (7 trang), kết luận (3 trang), tài liệu tham khảo (7 trang), nội dung luận án gồm 3 chương (117 trang):

Chương 1: Cơ sở lý luận và lịch sử nghiên cứu (30 trang)

Chương 2: Những hình tượng múa trên điêu khắc Chăm Pa (38

trang)

Chương 3: Những bàn luận rút ra từ kết quả nghiên cứu (49 trang)

Trang 7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng

Căn cứ vào Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Nghị quyết 23

và Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Những nghị quyết trên là định hướng là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa văn nghệ nói chung, trong đó có di sản múa của dân tộc Chăm

1.1.2 Cơ sở văn hóa

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ vào Chăm Pa được phát huy mạnh

mẽ trong khoảng từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XV Tuy nhiên văn hóa

Chăm là "văn hóa mở", vì vậy bên cạnh tiếp thu văn hóa Ấn Độ, người

Chăm còn tiếp nhận những ảnh hưởng văn hóa của các nước khác trong khu vực Trong số các tác động từ bên ngoài, đạo Bà La Môn của Ấn

Độ, đặc biệt là dòng thờ Shiva, đã chi phối và ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa của Chăm Pa Những tác động trên đã tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa tôn giáo với các công trình kiến trúc và các tác phẩm điêu

khắc tại các quần thể kiến trúc trong các đền tháp của người Chăm

1.1.3 Cơ sở khoa học

Tuy văn hóa nghệ thuật Chăm Pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ, nhưng nhờ ý thức dân tộc, người Chăm đã biết chắt lọc những yếu tố tinh hoa để xây dựng nên nền văn hóa của riêng mình mang đậm dấu ấn bản địa, dấu ấn tộc người Loại hình nghệ thuật nổi trội trong nền văn minh Chăm Pa là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

Trang 8

còn hiện hữu trên những tác phẩm điêu khắc trong các đền tháp Chăm

Do vậy, để hiểu được những hình tượng múa Chăm trên điêu khắc Chăm Pa, nhất thiết phải trở về cội nguồn của nền văn hóa cổ vĩ đại Ấn

Độ, mà cụ thể là nghiên cứu – so sánh với múa cổ điển Ấn Độ - Bharata

1.2 Áp dụng lý thuyết vào đề tài luận án

Vì đối tượng nghiên cứu của luận án khá phức tạp, nên trong quá trình nghiên cứu, NCS sẽ sử dụng một số lý thuyết của ngành khoa học nhân học văn hóa, văn hóa dân gian làm phương pháp tiếp cận

1.2.1 Lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người

điêu khắc, những lý do và bối cảnh xã hội đã tạo dựng nên một diện

chính đã tạo nên mối liên hệ khăng khít giữa văn hóa Chăm với những hình tượng múa trong di sản điêu khắc Chăm Pa

1.2.2 Lý thuyết tiếp biến văn hóa

Việc áp dụng lý thuyết này trong luận án sẽ giúp NCS hiểu được sự thay đổi như thế nào của múa Chăm qua các mốc thời gian, về vai trò và

vị trí của múa Chăm trong cuộc sống của người dân Chăm Pa trước đây

và trong xã hội đương đại, cũng như mối quan hệ mật thiết giữa hình tượng múa Chăm với văn hóa và nghệ thuật múa Ấn Độ trong quá khứ

1.2.3 Lý thuy ết phân loại các hình thái múa ở Việt Nam

Áp dụng lý thuyết phân loại các hình thái múa ở Việt Nam giúp

Trang 9

1.3 Những khái niệm liên quan đến đề tài

Đề tài nghiên cứu dưới góc độ văn hóa học, vì vậy nhất thiết phải

sử dụng những khái niệm cơ bản sau đây trong quá trình thực hiện đề tài, luận án

1.3.1 Chăm và Chăm Pa

Chăm là tên gọi của tộc người Chăm, một dân tộc vốn sinh tụ lâu đời ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam Dân tộc Chăm đã tạo nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Ðộ Họ

đã xây dựng nên vương quốc Chăm Pa, là một quốc gia cổ đã từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến 1832

1.3.2 Văn hóa

Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển của

hình nghệ thuật nào đó, cần thiết phải đặt nó trong môi trường văn hóa,

1.3.3 Di sản văn hóa

Di sản văn hóa là tinh hoa của quá trình sáng tạo văn hóa mà thế hệ trước để lại, được trao truyền từ đời này sang đời khác thể hiện giá trị và tầm cao của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trong lịch sử của chính dân tộc

nhau nhưng nổi trội hơn cả là hệ thống đền tháp của người Chăm, mà trong đó bao gồm cả những hình tượng múa trên di sản điêu khắc Chăm

Pa, vì vậy cần phải được gìn giữ, bảo lưu và phát huy trong xã hội

1.3.4 Giá trị văn hóa

Giá trị văn hóa là thành tố quan trọng của các quan hệ văn hóa Trong văn hóa học, giá trị cùng với các khái niệm giá trị văn hóa, truyền

Trang 10

thống, bản sắc, biểu tượng…tạo nên một hệ thống các khái niệm khác

Chăm được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, văn học, phong tục tập quán, âm nhạc, múa Trong đó, nghệ thuật múa của người Chăm đã đạt đến trình độ thẩm mỹ cao và nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật trong và ngoài nước Những giá trị đó cần phải được tỏa sáng và phát huy rộng rãi trong xã hội

1.3.5 Bản sắc văn hóa

để phân biệt tộc người này với tộc người khác Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có nghệ thuật múa của dân tộc Chăm cần phải được coi trọng nhằm góp phần củng cố và xây dựng nền văn

1.3.6 Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Bảo tồn di sản văn hóa là gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của một dân tộc, một cộng đồng Nếu không bảo tồn và phát huy thì tính dân tộc của nền văn hóa đó sẽ bị mờ hoặc mất đi bản sắc dân tộc Do vậy, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của sự kế thừa để phát triển nền văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia

1.3.7 Biểu tượng

Trong văn hóa học, biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô

một ý nghĩa mang tính trừu tượng Trong nghệ thuật múa và một số loại hình nghệ thuật khác, việc nghiên cứu, tìm hiểu hệ biểu tượng là cần thiết để giải mã một vấn đề nào đó cần phải được làm sáng tỏ

Trang 11

1.3.8 Thuật ngữ Múa

đưa ra một số định nghĩa và có thể hiểu một cách đơn giản như sau:

thể hiện tư tưởng tình cảm và được cách điệu hóa" Trong kho tàng múa

của các dân tộc Việt Nam, có 3 hình thái múa chính, đó là: múa dân gian, múa cung đình và múa tôn giáo Căn cứ vào các hình thái thái múa

đã được xác định, giúp NCS có cơ sở nhận biết về múa Chăm trên di sản điêu khắc Chăm Pa thuộc hình thái múa nào?

1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nhằm tìm ra “khoảng trống” cần phải giải quyết, NCS chú trọng

đến những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã công bố, ít nhiều có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình

Đó là những công trình thuộc các nhóm vấn đề sau đây

1.4.1 Những công trình có đề cập đến nghệ thuật múa Chăm và các vấn đề có liên quan

sử liệu của Việt Nam Thế nhưng chỉ là những ghi chép rất sơ lược, các

tập [55] do vua Lê Thánh Tôn sai Thân Nhân Trung Quách Đình Bảo,

Đỗ Nhuận biên tập năm 1483, bảng Văn bia chùa Đọi (Duy Tiên, Hà Nam), niên đại 1121 [55] Đặc biệt trong sách Việt Sử tiêu án của Ngô

Thời Sĩ, Sài Gòn (1960) đã xác nhận về sự hiện diện của múa Chăm trong vương triều: “năm 1044 vua Lý Thái Tông mang quân đi đánh Chiêm Thành, tiến vào kinh đô Phật Thệ (Vijaya) bắt hơn 100 cung nữ của vua Chiêm đưa về Thăng Long kén người nào giỏi hát và biết múa điệu khúc Tây Thiên” [55, tr.52].Các nhà nghiên cứu nước ngoài chủ

Trang 12

yếu là người Pháp cũng rất quan tâm đến văn hóa Chăm, và đã viết khá nhiều công trình khảo cứu về các lĩnh vực khác nhau của văn hóa Chăm

Có thể kể đến một số công trình sau:

Năm 1889, A.Bergaigne công bố công trình đầu tiên về lịch sử Chăm Pa qua các văn bản cổ và đến năm 1893 ông cho ra đời công trình

về văn bản gốc và bản dịch 16 bia ký cùng lời bình Sang đầu thế kỷ

XX, vào năm đầu tiên 1901, L.Finot xuất bản danh mục các kiến trúc Chăm Pa cũng như nghiên cứu của ông về các tôn giáo của Chăm Pa cổ Sau đó đến năm 1918, ông cho ra mắt một loạt các bài viết về văn tự Chăm Năm 1909, H.Parmentier công bố tập I và năm 1918 tập II cuốn

Thống kê khảo tả các di tích Chăm ở Trung Kỳ [39]

Năm 1942, P.Stern công bố cuốn Nghệ thuật Chăm Pa và tiến trình

của nó [74] Khoảng giữa những năm 1910 - 1913, G.Maspero cho ra

đời cuốn sách Vương quốc Chăm Pa Vào năm 1927, R.Majumdar cho

ra đời cuốn sách Các thuộc địa Ấn Độ Viễn Đông mô tả về lịch sử và

tôn giáo Chăm Năm 1947, R.Stein cho ra mắt cuốn Lâm Ấp và P

Dupont xuất bản cuốn Đông Dương thế kỷ VI-XII mô tả mối quan hệ

giữa vương triều Panduranga với Chân Lạp Năm 1957, J.Boisselier cho

in bài về Nghệ thuật Chăm và cuốn sách về Tượng Chăm năm 1963

[21]

Điểm qua các công trình nghiên cứu ở trên có thể kết luận, trước

năm 1975: chưa có một công trình chuyên khảo nào về nghệ thuật múa

Chăm ở Việt Nam Từ sau năm 1975, các sách về lịch sử, văn hóa, văn

học, nghệ thuật Chăm Pa đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan

khắc Chăm Pa, phải kể đến tác phẩm Điêu khắc Chăm [52] của nhóm

tác giả Nguyễn Văn Kự, Cao Xuân Phổ, Phạm Ngọc Long và tác phẩm

Trang 13

Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ (2006) [36] của Huỳnh Thị Được

góc độ văn hóa học và nghệ thuật học về những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Chăm Pa Những công trình trên đã cung cấp những tư liệu về văn hóa, nghệ thuật của vương quốc Chăm Pa, đồng thời, cũng cung cấp thêm một số thông tin về ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với nghệ thuật Chăm Pa

1.4.2 Nh ững công trình nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật múa Chăm

có chăng chỉ là một đôi dòng, đôi đoạn rất sơ lược Chỉ từ sau năm 1975

hiện

Ngọc Canh đã khảo tả khá toàn diện về nghệ thuật múa truyền thống

Chăm Trong công trình Bước đầu tìm hiểu, phục hồi múa cung đình

Chăm [43] của mình, NSND Đặng Hùng khẳng định có Nghệ thuật múa cung đình Chăm Bằng chứng là các hình tượng múa còn lưu lại trên các

bản điêu khắc đá

Múa Chăm ở Ninh Thuận (2009), luận văn thạc sĩ văn hóa học của

Nguyễn Thị Hội An nghiên cứu về các điệu múa trong lễ hội của người Chăm ở các làng Hữu Đức, Đô Vinh, Bàu Trúc (Ninh Thuận) và ở nhiều địa phương có người Chăm sinh sống

Khảo cứu hình người nhảy múa qua điêu khắc Chăm (2011) [38],

luận văn Thạc sĩ nghệ thuật sân khấu của Đinh Thu Hà đã nhận định:

Ngày đăng: 05/09/2017, 14:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w