1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN NGHIÊN cứu GIÁ TRỊ tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về cán bộ ĐẢNG VIÊN TRONG THỜI kỳ đổi mới HIỆN NAY QUA một số tác PHẨM

20 673 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 289 KB

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, là người thày vĩ đại và là nhà tư tưởng lớn của cách mạng Việt Nam. Trong việc xây dựng Đảng cũng như trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ. Đây là một trong những vấn đề thực sự có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của Đảng, của cách mạng. Nếu V.I. Lênin đã coi cán bộ là vấn đề mấu chốt của cách mạng Nga, của chính quyền Xô viết thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói với chúng ta cán bộ là tiền vốn của toàn thể, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, cán bộ quyết định mọi công việc

Trang 1

MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, là người thày vĩ đại và là nhà tư tưởng lớn của cách mạng Việt Nam Trong việc xây dựng Đảng cũng như trong toàn bộ sự nghiệp cách

mạng của nhân dân ta, Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ Đây là

một trong những vấn đề thực sự có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của Đảng, của cách mạng Nếu V.I Lênin đã coi cán bộ là vấn đề "mấu

chốt của cách mạng Nga, của chính quyền Xô viết thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói với chúng ta "cán bộ là tiền vốn của toàn thể", "cán

bộ là cái gốc của mọi công việc", "cán bộ quyết định mọi công việc" [2, tr 47]

Vấn đề cán bộ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt được Người chú trọng đến vấn đề rèn luyện đạo đức, tư cách của người cán bộ cách mạng, với mục tiêu nhằm xây dựng Đảng ta thành một Đảng thật sự đoàn

kết, trong sạch, vững mạnh, mỗi cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo,

vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đất nước ta đang đứng trước nhiều vận hội mới, với nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy khó khăn, thử thách Đảng ta xác định "phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng và chỉnh đốn Đảng là then chốt, tư tưởng của Người vẫn giữ nguyên giá trị đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai Bên cạnh những yếu tố tích cực trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang thực hiện, vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém của một

bộ phận cán bộ, đảng viên đã và đang bộc lộ cần phải kiên quyết sửa chữa, khắc phục

Vì vậy việc "Nghiên cứu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (Thông qua tác phẩm của Hồ Chí Minh)" chẳng những có ý nghĩa về lý luận và thực

Trang 2

tiễn đối với công tác xây dựng Đảng mà còn có ý nghĩa thời sự sâu sắc Đó cũng là lý do em chọn lựa để viết bài thu hoạch kết thúc môn học này

Trang 3

Chương 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

1.1 QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ TƯ CÁCH VÀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, Hồ

Chí Minh nhận thấy cán bộ giữ vị trí quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến

sự thành bại của cách mạng về việc xây dựng chính Đảng macxit Lêninnit của giai cấp công nhân Nó đảm bảo cho mọi đường lối, chủ trương chính

sách của Đảng và Nhà nước được thực hiện thắng lợi trong tế, đồng thời nó tạo ra mắt xích gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân Người nói "Cán bộ

là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ, máy cũng bị tê liệt Cán bộ là người đem chính sách của Chính phủ, của Đảng thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ

dở thì chính sách cũng không thể thực hiện được" [3, tr 275]

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (mục 3), Hồ Chí Minh đã đề

cập đến tư cách của Đảng chân chính cách mạng (gồm 12 điều), trong đó

đáng lưu ý là Đảng phải vì lợi ích của dân "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng" [4, tr 249] Đây cũng

là bài học thứ ba được Đảng ta nêu lên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (năm 2006)

Đối với cán bộ, đảng viên, theo Bác, phải có lý luận cách mạng, nhận thức được những quy luật khách quan, "cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau Khi đặt ra khẩu hiệu và chỉ thị, luôn luôn phải dựa vào điều kiện thiết thực và kinh nghiệm cách mạng ở các nước, ở trong nước và ở địa phương" (Điều 3) Người cho, cán bộ đảng viên phải luôn gắn với quần chúng "Mọi

Trang 4

công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về giá quần chúng Phải đem tinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm chính mà dạy bảo cán bộ, đảng viên và nhân dân " (Điều 5) [4, tr 249] Trong Đảng phải luôn phê và tự phê (thanh trừng) xem xét lại về cả nội dung và việc thi hành chỉ thị, nghị quyết

"Đảng không che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình

tự sửa chữa để tiến bộ và để dạy bảo cán bộ đảng viên Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hóa ra ngoài " Người kết luận:

Muốn cho Đảng được vững bền

Mười hai điều đó chớ quên điều nào [Điều 4 đến điều 12, tr 250]

Về phận sự của đảng viên và cán bộ (gồm 8 điểm) trước hết Người khẳng định, phải trọng lợi ích của Đảng trên hết "Ngoài lợi ích của dân

tộc, của Tổ quốc Ham muốn địa vị, tìm cách phát tài, ra mặt anh hùng, tự cao tự đại đều là trái với lợi ích của Đảng" [5, tr 250-251]

Về đạo đức cách mạng của cán bộ và đảng viên, theo Bác gồm có

5 điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng liêm Bác nói: "Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt ngày càng thêm" [4, tr 251]

là đạo đức cách mạng Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết phải có đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên: Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?

Trang 5

Người cho, mỗi cán bộ, đảng viên phải giữ gìn kỷ luật vì sự phát

triển và thành công của Đảng là sự thành công của đảng viên nói riêng và của dân tộc nói chung Nói tóm lại, mỗi cán bộ, đảng viên phải hoàn toàn phục tùng lợi ích của Đảng Không nên có mục đích cá nhân, không khen thưởng mình Đồng thời ở bất kỳ hoàn cảnh nào, cán bộ và đảng viên cần phải luôn luôn ra sức phấn đấu, làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình

độ văn hóa, trí thức và chính trị của mình luôn luôn giữ gìn kỷ luật, xứng đáng với một người cán bộ, đảng viên [5, tr 253, 254]

Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng Người khẳng định: Cán bộ,

đảng viên phải là người "Lo thì lo trước thiên hạ, hưởng thì sau thiên hạ" và

"Luôn luôn giữ vững tinh thần chí công vô tư - đó là đạo đức cách mạng [6, tr 568] Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng Đại đa số chiến sĩ cách mạng là người có đạo đức:

Cả đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thường thì làm gương mẫu: gian khổ, chất phác, kính trọng của công Đạo đức ấy có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuần phong

Có thể nói, với những tư tưởng nêu trên về tư cách và đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên thì tiêu chuẩn cán bộ theo tư tưởng Hồ

Chí Minh phải bao gồm hai mặt (Người đã nêu ngay trong Đường kách

mệnh) là đạo đức và tài năng, phẩm chất và năng lực), không thể thiếu mặt

nào và cũng không được coi nhẹ mặt nào Có tài phải có đức, có tài không

có đức thì có hại cho Nhà nước Có đức mà không có tài thì như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được cho ai

1.2 NHỮNG SAI LỆCH, KHUYẾT ĐIỂM CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bên cạnh những ưu điểm của cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn nêu ra không ít những hạn chế, sai lệch của họ Trước hết,

Trang 6

Người phê bình tội chủ quan, lười học của cán bộ, đảng viên: Theo Người, xao nhãng học tập là khuyết điểm rất lớn dẫn đến nhận thức sai trong công việc và lý tưởng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến bản lĩnh chính trị Người nói

"Khuyết điểm có nhiều thứ Chúng ta có thể chia tất cả các khuyết điểm vào ba hạng:

- Khuyết điểm về tư tưởng, tức là bệnh chủ quan.

- Khuyết điểm về quan hệ trong Đảng với ngoài Đảng, tức là bệnh

hẹp hòi.

- Khuyết điểm về cách nói và cách viết, tức là ba hoa Đó là ba chứng bệnh rất nguy hiểm Nếu không chữa ngay, để nó lấy ra thì có hại vô cùng" [4, tr 233]

Theo Người, những khuyết điểm và sai lầm của cán bộ, đảng viên

(trong sửa đổi lối làm việc) suy cho cùng là chủ nghĩa cá nhân - một thứ

"vi trùng rất độc" nên nó có thể sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm như,

bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ, bệnh "hữu danh vô thực", kéo bè kéo cánh bệnh cận thị, bệnh "cá nhân".

Bên cạnh đó, những sai lệch của cán bộ, đảng viên còn được Chủ

tịch Hồ Chí Minh nêu trong tác phẩm Đạo đức cách mạng Những đảng

viên bị thoái hóa, biến chất, quên mất tác phong của người chiến sĩ cộng sản đã tưởng rằng cách mạng là cốt để làm cho họ có địa vị, được hưởng

thụ Do đó mà họ mắc những sai lầm như kiêu ngạo, chưng diện, hưởng

lạc, lãng phí của công, tự tư tự lợi, không tiết kiệm, đồng tiền bát gạo là mồ

hôi nước mắt của nhân dân Họ quên mất tác phong gian khổ phấn đấu, lạnh lẽo với công việc cách mạng, xa rời Đảng, xa rời quần chúng Dần dần

họ mất cả tư cách và đạo đức cách mạng, sa vào tham ô, hủ bại và biến

thành người có tội với Đảng, với Chính phủ, với nhân dân [6, tr 569]

Vì thế trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Người nói: "Chúng ta cần phải thật thà tự phê bình để sửa

Trang 7

chữa phải cố sửa chữa để tiến bộ" Người nhận thấy "ở các cơ quan lãnh đạo các cấp, về lề lối làm việc, về chủ trương và cách lãnh đạo còn có

những khuyết điểm khá phổ thông và nghiêm trọng Ấy là những bệnh chủ

quan, quan liêu, mệnh lệnh, hẹp hòi và bệnh công thần"[5, tr.1 66-167].

Người nói rõ hơn: cán bộ, đảng viên mắc bệnh ấy không hiểu rằng, mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật của Đảng mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách mạng

Tiếp đó, trong Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra

một thực tế: Từ trước tới nay, Đảng ta đã cố gắng liên hệ chặt chẽ chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam Cán bộ và đảng viên

ta nói chung đều có phẩm chất cách mạng tốt đẹp, nhưng chúng ta "còn

nhiều khuyết điểm như bệnh chủ quan, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa

kinh nghiệm, tác phong quan liêu, chủ nghĩa cá nhân " [7, tr 201].

Người khẳng định: những khuyết điểm trên của cán bộ, đảng viên

sẽ trực tiếp cản trở sự tiến bộ của họ, phá hoại sự trong sạch và vững mạnh của Đảng Mácxít Chính vì lẽ thế, Người không dừng lại ở luận điểm đó

mà tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những khuyết điểm, sai lệch của cán bộ, đảng viên trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp giáo dục đạo đức cách mạng và khắc phục những hạn chế trên

1.3 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG SAI LỆCH VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nguyên nhân của những sai lệch mà cán bộ, đảng viên mắc phải, đồng thời đưa ra những giải pháp hết sức đúng đắn, thiết thực và phù hợp với những "bệnh" nêu trên

Theo Người, phải sửa đổi lối làm việc của Đảng Muốn sửa đổi được thì cán bộ đảng viên phải thành thực và nghiêm khắc tự kiểm điểm, phê bình và sửa chữa như người uống thuốc phòng bệnh: "các cơ quan, các

Trang 8

cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và

kiểm điểm đồng chí mình Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa

và giúp đỡ đồng chí mình sửa chữa Như thế, Đảng mới nhanh chóng phát

triển, công việc mới chóng thành công Còn nếu không sửa chữa khuyết điểm của ta, không dám uống thuốc thì "bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mạng" [4, tr 233]

Với nguyên nhân chính là do cán bộ, đảng viên yếu kém về lý luận, coi thường lý luận nên chúng ta phải khắc phục bằng cách "nghiên cứu thêm lý luận", "phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế Phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông" đồng thời "lý luận phải đem ra thực hành Thực hành phải nhằm theo lý

luận Vì vậy, chúng ta gắng học, đồng thời học thì phải hành" [4, tr 235].

Bệnh hẹp hòi cũng khá nguy hiểm vì bên trong thì nó ngăn trở sự

đoàn kết và thấy thống nhất trong Đảng, bên ngoài thì nó phá hoại sự đoàn kết toàn dân Vì thế "phải cùng nhau chữa cho tiệt cái nọc bệnh hẹp hòi" [tr 237] "nhằm thực hành chính sách đại đoàn kết" [tr 238] Người nói, để chữa khỏi bệnh, ta phải "tự phê bình ráo riết và phải lấy lòng thân ái, lấy

lòng thành thật mà ráo riết phê bình đồng chí mình" Trong lúc phê bình,

khuyết điểm phải vạch ra rõ ràng, mà ưu điểm cũng phải nhắc đến Một mặt là để sửa chữa cho nhau Mặt khác là để khuyến khích và bắt chước nhau Người còn nhấn mạnh rằng, mỗi cán bộ, đảng viên phải kiểm điểm, phê bình tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ khỏe mạnh vô cùng

Những sai lầm như kiêu ngạo, chưng diện, lãng phí của công trong đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên được Chủ tịch Hồ Chí

Minh nêu ra nguyên nhân do họ quan niệm sai về cách mạng, họ quên mất tác phong gian khổ phấn đấu, lạt lẽo với công việc cách mạng, xa rời Đảng,

xa rời quần chúng Dần dần họ mất cả tư cách và đạo đức người cách mạng, sa vào tham ô, hủ bại và biến thành người có tội với Đảng, với Chính phủ và nhân dân Vì vậy, biện pháp "để ngăn ngừa cái xấu ấy, Đảng

Trang 9

ta từ trên đến dưới phải chú trọng việc giáo dục đạo đức cách mạng, tăng cường tinh thần cảnh giác, mở rộng tự phê bình và phê bình" [66, tr 569]

Một nguyên nhân khác của những khuyết điểm sai lầm được Người

đề cập trọng Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của

Đảng là do Trung ương Vì Trung ương chưa chú trọng việc kiểm tra Sự huấn luyện về chủ nghĩa tuy có, nhưng chưa được khắp, chưa được đủ Dân

chủ trong Đảng chưa được thực hiện rộng rãi Phê bình và tự phê bình chưa

thành nền nếp thường xuyên Từ thực tế này, Đảng phải tìm cách giáo dục chủ nghĩa cho phổ biến, để nâng cao tư tưởng chính trị của đảng viên Phải

phát triển lối làm việc tập thể, phải củng cố mối liên hệ giữa Đảng và quần

chúng, phải đề cao tinh thần kỷ luật, tinh thần nguyên tắc, tinh thần Đảng

của mỗi đảng viên Phải mở rộng phong trào phê bình và tự phê bình ở trong Đảng, ở các cơ quan, các đoàn thể, trên các báo chí cho đến nhân dân Phê bình và tự phê bình phải thường xuyên, thiết thực, dân chủ, từ trên xuống và từ dưới lên Sau hết là Đảng phải có sự kiểm tra chặt chẽ Làm được như thế thì khuyết điểm sẽ bớt và tiến bộ sẽ mau [5, tr 168]

Biện pháp khắc phục khuyết điểm của cán bộ, đảng viên nêu trong

Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam cũng giống như biện pháp được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu trong

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đó là:

phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tăng cường giáo dục tư tưởng trong Đảng, đấu tranh khắc phục những khuyết điểm Phải nâng cao hơn nữa tính giai cấp và tính tiên phong của Đảng, tăng cường không ngừng mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng, phải biết đoàn kết mọi người yêu nước và tiến bộ để xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà Phải ra sức học tập có sáng tạo kinh nghiệm của Đảng anh

em, đồng thời tuyệt đối không được kiêu ngạo, tự mãn mà phải khiêm tốn như Lênin đã dạy [7, tr 201]

Trang 10

Nói tóm lại, qua một số tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Đạo đức cách mạng (1955), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) và Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập

đến nhiều vấn đề quan trọng của cán bộ, đảng viên như: tư cách và đạo đức cách mạng, vấn đề cán bộ ra sao, cách lãnh đạo của người cán bộ, đảng viên như thế nào, Người còn thẳng thắn và nghiêm khắc phê phán những khuyết điểm sai lệch của cán bộ, đảng viên bị thoái hóa, từ đó chỉ ra nguyên nhân của những khuyết điểm và biện pháp khắc phục

Qua đây có thể nhận thấy, Bác Hồ rất quan tâm đến đạo đức cách mạng cũng như việc nâng cao trình độ về mọi mặt của cán bộ, đảng viên Người nói "Ngày nay, Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo

về chính trị mà còn phải giỏi cả về chuyên môn" [9, tr 96] Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, đảng viên trong những tác phẩm này có tầm khái quát rộng lớn, nội dung ngắn gọn nhưng lại rất cụ thể Vì thế nó được coi như những nguyên tắc chỉ đạo nhất quán, có sức thuyết phục mạnh mẽ toàn bộ công tác tổ chức, lựa chọn cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng

Ngày đăng: 04/11/2016, 22:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2001), Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2001
2. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh (1990), Nxb Thông tin - Lý luận, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thông tin - Lý luận
Năm: 1990
3. Hồ Chí Minh (1985), Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1985
4. Hồ Chí Minh (2000), "Sửa đổi lối làm việc", Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi lối làm việc
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
5. Hồ Chí Minh (1995), "Báo cáo chính trị ...", Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
6. Hồ Chí Minh (1996), "Đạo đức cách mạng", Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức cách mạng
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
7. Hồ Chí Minh (2000), "Diễn văn khai mạc", Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn văn khai mạc
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
8. Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
9. Với vấn đề đào tạo cán bộ (1974), Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Với vấn đề đào tạo cán bộ
Tác giả: Với vấn đề đào tạo cán bộ
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1974

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w