1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN xây DỰNG nền QUỐC PHÒNG TOÀN dân NGANG tầm với sự NGHIỆP CÁCH MẠNG TRONG THỜI kỳ đổi mới HIỆN NAY

35 3,3K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 296 KB

Nội dung

Dựng nước phải đi đôi với giữ nước đó là bài học sâu sắc từ lịch sử, là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quy luật ấy được vận dụng, sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh mới, nâng lên một tầm cao trí tuệ. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.

Trang 1

XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN NGANG TẦM VỚI SỰ

NGHIỆP CÁCH MẠNG TRONG THỜI KỲ MỚI

Dựng nước phải đi đôi với giữ nước - đó là bài học sâu sắc từ lịch sử, là quyluật tồn tại và phát triển của dân tộc ta Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam, quy luật ấy được vận dụng, sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh mới, nâng lênmột tầm cao trí tuệ Xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên cơ sở, thành tựu to lớn qua 20 năm đổimới đất nước đã nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của dân tộc ta Đứng trước yêucầu của tình hình nhiệm vụ cách mạng, với những diễn biến phức tạp, mau lẹ củatình hình thế giới, khu vực và trong nước yêu cầu khách quan đòi hỏi Đảng, Nhànước và nhân dân ta phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh ngang tầmvới sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới

1 Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong thời kỳ mới

Quốc phòng là hoạt động của một nước nhằm bảo vệ nền độc lập, chủquyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nhân dân bằng sức mạnh tổng hợp của đấtnước Nền quốc phòng bao gồm tổng thể hoạt động đối nội, đối ngoại về quân

sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của Nhà nước và của nhân dân đểphòng thủ đất nước, tạo sức mạnh toàn diện, cân đối trong đó sức mạnh quân

sự là đặc trưng để giữ vững hoà bình, ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động gâychiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược của địch

Nền quốc phòng của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ĐảngCộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định đó là nền quốc phòngtoàn dân, mang tính chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phát triểntheo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực, tự cường ngày cànghiện đại dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước

Trang 2

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là yêu cầu khách quancủa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lênin đã khẳng định: “Một cuộccách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự bảo vệ”1 Và nếu “không cầm vũkhí bảo vệ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa thì chúng ta không thể tồn tạiđược”2 Khi bàn về vấn đề xây dựng, củng cố quốc phòng, Lênin khẳng định:

“Chính vì chúng ta là những người chủ trương bảo vệ Tổ quốc, cho nên chúng

ta phải luôn luôn có một thái độ nghiêm túc đối với vấn đề khả năng quốcphòng và đối với vấn đề chuẩn bị chiến đấu của nước nhà”3 Trong xây dựngnền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Lênin đặc biệt coitrọng việc phát huy mạnh mẽ ưu thế chính trị tinh thần của chế độ mới, chế độ

xã hội chủ nghĩa coi đây là cơ sở trực tiếp quyết định sức mạnh bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa Đồng thời, Lênin còn đặt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xãhội chủ nghĩa đi đôi với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội - Đây là nhiệm

vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài bởi nó đòi hỏi phải cải biến toàn diện, sâu sắctrên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng đó cũng là nhiệm vụ lịch sử vẻvang Để tăng cường củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, Lênin nhấn mạnh:

“Một khi chúng ta đã bắt tay vào công cuộc hoà bình kiến thiết của chúng ta,thì chúng ta sẽ đem hết sức mình ra để tiếp tục tiến hành công cuộc đó khôngngừng Đồng thời, hãy chăm lo đến khả năng quốc phòng của đất nước ta vàcủa Hồng quân ta như chăm lo con ngươi trong mắt mình”4 Theo chủ nghĩaMác - Lênin thì chiến tranh là sự thử thách đối với hết thảy mọi quốc gia dântộc, do vậy muốn giành thắng lợi trong chiến tranh phải có nền quốc phòngtoàn diện vững mạnh, đó là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài nhưng hếtsức khẩn trương kỷ luật, trên một quy mô rộng lớn

1 , V.I Lênin To n t àn t ập, tập 37, Nxb Matxcơva, 1976, tr, 145.

3 V.I.Lênin To n t àn t ập, tập 35, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1981, tr 480 - 481.

4 V.I Lênin To n t àn t ập, tập 44 Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1981, tr 368.

Trang 3

Trung thành, nhất quán quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minhkhẳng định tính tất yếu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Người nói: “Ngày xưacác Vua Hùng đã có công dựng nước Ngày nay, Bác cháu ta phải cùng nhaugiữ lấy nước” Ngay trong Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), khi tuyên bố vớinhân dân thế giới và toàn thể quốc dân đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãlong trọng tuyên bố: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần

và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy” 1 Đềcập đến vấn đề quốc phòng, theo Hồ Chí Minh đã khái quát: “Bất kỳ hoà bìnhhoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, phảichuẩn bị trước”2 và Người chỉ rõ: “Trong điều kiện hoàn cảnh nào thì chúng

ta cũng phải ra sức củng cố quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dânvững mạnh là điều kiện để bảo đảm cho chúng ta bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàngđánh thắng mọi kẻ thù trong mọi tình huống Cho nên khi Tổ quốc được độclập phải tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân”3 Theo Chủ tịch HồChí Minh, bảo vệ Tổ quốc không phải là hành động nhất thời, không chỉ bóhẹp là chống chiến tranh ngoại xâm giữ nước; mà là hành động có mục đích,

có kế hoạch, thường xuyên được chuẩn bị chu đáo, tạo sự ổn định, hoà bìnhvững chắc lâu bền để xây dựng và phát triển đất nước Xây dựng nền quốc phòngtoàn dân vững mạnh, là điều kiện để chúng ta đảm bảo giữ vững sự ổn định hoàbình, độc lập, kịp thời ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu xâm lược của cácthế lực thù địch Cho nên, bất kỳ hoà bình hoặc chiến tranh ta cũng phải nắmvững, chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước, phải nhìn xa, trông rộng, thấytrước âm mưu, thủ đoạn kẻ thù để chủ động chuẩn bị trước về mọi mặt nhằm tăngcường sức mạnh đất nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ nước

Trang 4

Nhiệm vụ của nền quốc phòng toàn dân theo Hồ Chí Minh là phát huysức mạnh tổng hợp của đất nước, của toàn dân bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thànhquả cách mạng, giữ gìn hoà bình Đây là nhiệm vụ hết sức lớn lao vì nhưNgười đã nói: Ta giành được chính quyền rồi, giữ chính quyền mới là khó.Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu ngangtầm nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới là sự kế thừa phát huy truyềnthống của ông cha ta trong sự nghiệp dựng và giữ nước Tư tưởng “lấy dânlàm gốc” - tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc.

Tư tưởng dân giàu - nước mạnh; nước giàu - binh mạnh, chủ trương “khoanthư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”, những chínhsách độc đáo: “tận dân vi binh”, “bách tính gia binh”, “ngụ binh ư nông”v.v là sự phản ánh truyền thống chăm lo nhiệm vụ quốc phòng toàn dân bảo

vệ Tổ quốc từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam luôn được Đảng ta và Chủtịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển lên tầm cao trong thời đại mới

Trung thành với lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa

và phát huy kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, trải qua hơn 70 năm xâydựng trưởng thành và phát triển, Đảng ta luôn tập trung sức lãnh đạo sựnghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Khi miền Bắc được giải phóng (1954)cũng như khi cả nước thống nhất, hoàn toàn độc lập (1975), sự nghiệp xâydựng nền quốc phòng toàn dân được Đảng coi trọng đúng mức Thực tiễn

1954 - 1975 cho thấy nhờ tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân ởmiền Bắc đủ mạnh để bảo vệ nền độc lập và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xãhội ở miền Bắc; miền Bắc trở thành hậu phương vững mạnh, giữ vai trò quyếtđịnh thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Từ 1975 đến 1986 khi cả nước đã độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa

xã hội, với quan điểm đúng trong chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân,toàn diện vững mạnh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ độc lập,

Trang 5

chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

Từ 1986 đến nay, cùng với việc lãnh đạo thực hiện sự nghiệp đổi mới,Đảng luôn chú trọng xây dựng nền quốc phòng toàn dân đáp ứng yêu cầunhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong thời kỳ mới Thực hiện bảo vệ vữngchắc Tổ quốc, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới từng bước thắng lợi

Thực tiễn lãnh đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân của Đảng mấychục năm qua khẳng định vấn đề quy luật của cách mạng Việt nam là xâydựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với việc thường xuyên củng cố, xây dựngnền quốc phòng toàn dân vững mạnh Đó là cơ sở thực tiễn, là kinh nghiệmquý khẳng định đòi hỏi khách quan của yêu cầu tăng cường quốc phòng, xâydựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong thời kỳ mới

Tính khách quan của nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân vữngmạnh, ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới là dođòi hỏi của thực tiễn, sự phát triển với diễn biến mau lẹ, phức tạp của tìnhhình thế giới, trong nước liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốctrong những năm qua và hiện nay

Trên thế giới, sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ,chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, so sánhlực lượng có lợi cho chủ nghĩa đế quốc Nhân cơ hội này, chủ nghĩa đế quốccàng điên cuồng chống phá cách mạng thế giới Đế quốc Mỹ với âm mưuthiết lập “trật tự thế giới mới” - thế giới một cực do Mỹ đứng đầu, khẳng định

ưu thế tuyệt đối của Mỹ về quân sự, bất chấp Liên hiệp quốc, luật pháp quốc

tế và phản ứng của dư luận thế giới, ngang nhiên can thiệp thô bạo vào côngviệc nội bộ của các nước, kích động chủ nghĩa ly khai Lợi dụng tình hìnhxung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố phức tạp, chủ nghĩa đếquốc tăng cường can thiệp, tạo nguy cơ mất ổn định ở nhiều nơi, nhiều nước

Trang 6

trên thế giới Từ năm 1991 đến nay, sau bốn cuộc chiến tranh Vùng Vịnh(1991), Nam Tư (1999), Ápganixtan (2002) và Irắc (2003), trên thực tế Mỹ đãxác lập được sự có mặt về quân sự và vai trò chi phối tại các khu vực BanCăng, Trung Đông, Trung Á- Nam Á và Cápcadơ Hiện nay, Mỹ đang tiếnhành củng cố sân sau của mình ở Mỹ Latinh; điều chỉnh thế bố trí lực lượngquân sự toàn cầu Với việc triển khai chiến lược an ninh mới, tăng cường canthiệp vào công việc nội bộ các nước, hòng áp đặt tiêu chuẩn, giá trị Mỹ cho cảthế giới, can thiệp vào bất cứ đâu tạo tiền lệ nguy hiểm, đe doạ nghiêm trọngđối với hoà bình và ổn định trên thế giới, an ninh của các quốc gia, chủ quyềncủa các dân tộc Bên cạnh đó, quan hệ giữa các nước lớn diễn ra rất phức tạptheo chiều hướng vừa đấu tranh, vừa thoả hiệp, với những toan tính lợi íchriêng.

Tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương là khu vực đang có sự phát triểnkinh tế cao và năng động, đang trở thành nơi tập trung nhiều mâu thuẫn; cùngvới việc Mỹ điều chỉnh chiến lược, chú trọng hơn đến khu vực này càng tạo ranhiều nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định trong khu vực Trong đó, Việt Namvới một vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - quân sự quan trọng vừa thuậnlợi cho phát triển, nhưng mặt khác các thế lực thù địch cũng tìm mọi thủ đoạnchống phá Với mục tiêu “chiến thắng không cần chiến tranh”, thực hiện “triệtphá kẻ thù cũ”, Mỹ và các thế lực thù địch đang ra sức thực hiện “Diễn biếnhoà bình”, bạo loạn lật đổ; chống phá nước ta bằng nhiều thủ đoạn thâm hiểm,tạo nên một trong bốn nguy cơ của cách mạng Việt Nam như Đảng đã chỉ ra.Tình hình trong nước, bên cạnh những thành tựu rất quan trọng về kinh

tế - xã hội đặt được như: Chính trị - xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng khácao liên tục trong nhiều năm, đời sống nhân dân được nâng lên, lòng tin củanhân dân được củng cố Song vẫn còn những biểu hiện cần quan tâm như:còn một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức

Trang 7

lối sống, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân xảy ra ở nhiều nơi, việc tranh chấpkhiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và ổn định xã hội dễ bị

kẻ thù lợi dụng

Mặt khác, xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngang tầm yêu cầu nhiệm

vụ trong giai đoạn hiện nay, do đòi hỏi của chính thực trạng nền quốc phòngtoàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân của ta những năm qua đặt ra

Theo đánh giá của Đảng ta, nhiệm vụ quốc phòng an ninh, những nămqua đã đạt những ưu điểm, kết quả là: tình hình chính trị xã hội cơ bản ổnđịnh, quốc phòng và an ninh được tăng cường, các lực lượng vũ trang nhândân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm

an ninh quốc gia Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân được pháthuy; quân đội và công an được điều chỉnh theo yêu cầu mới; kết hợp quốcphòng và an ninh với kinh tế và đối ngoại có nhiều tiến bộ

Song, theo Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng toàn quân lần thứ VIInhận định: Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng bảo vệ Tổ quốctrong tình hình mới, sự nghiệp xây dựng quốc phòng củng cố quân đội cònbộc lộc những yếu kém, khuyết điểm cần khắc phục là: nền quốc phòng toàndân, thế trận quốc phòng toàn dân tuy được củng cố nhưng chưa toàn diện vàchưa thật vững chắc Chậm hình thành chiến lược thống nhất gắn quốc phòng

- an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, khả năng trình độ sẵn sàng chiến đấu,sức cơ động chưa cao, còn mất cảnh giác dẫn đến bất ngờ, lúng túng.Trongxây dựng quân đội về chính trị tuy có nhiều cố gắng, song trình độ lý luận,tính nhạy bén, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống ở không ít cán bộ, đảngviên chưa tương xứng yêu cầu nhiệm vụ quân đội Công tác tư tưởng ở một sốđơn vị còn giản đơn, kém hiệu quả; trình độ chính trị của quân đội chưa đápứng yêu cầu; chưa xác định chiến lược tổng thể về trang bị quân đội và công

Trang 8

nghiệp quốc phòng nhận thức về nhiệm vụ sản xuất làm kinh tế chưa sâusắc.

Nắm vững tình hình thế giới và trong nước, tại Đại hội X Đảng đánh giáthành tựu qua 30 năm đổi mới đã tạo thêm nhiều thuận lợi cho đất nướcnhưng đất nước đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác độngtổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể xem thường bất cứ thách thức nào

“Nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giớivẫn tồn tại Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống củamột bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, thamnhũng, lãng phí vẫn đang diễn ra nghiêm trọng chưa được ngăn chặn có hiệuquả Những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội chưađược khắc phục Các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu

“diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”,

“nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ởnước ta.”1

Quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựngnền quốc phòng toàn dân, kế thừa phát huy truyền thống dân tộc, nắm chắctình hình thế giới và trong nước mà đặc biệt là thực trạng nền quốc phòngtoàn dân, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới, trong xác địnhđường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc đã được hìnhthành và phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam giaiđoạn 1986 - 2006 Đặc biệt, là giai đoạn hiện nay đất nước tham gia hội nhậpkinh tế quốc tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

2 Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong giai đoạn hiện nay

Trang 9

Kế thừa quan điểm về xây dựng nền quốc phòng toàn dân của Đảng quacác kỳ Đại hội VI, VII và VIII, yêu cầu của tình hình thực tiễn trực tiếp đặt ra,Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định đúng những nội dung yêu cầu xây dựngnền quốc phòng toàn dân trong giai đoạn hiện nay tập trung ở việc xác địnhphương hướng, mục đích, quan điểm chỉ đạo xây dựng, nội dung xây dựng vànhững giải pháp nhằm xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đápứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Về phương hướng xây dựng nền quốc phòng toàn dân: Nghị quyết 07 BộChính trị, Nghị quyết Đại hội VII toàn quân xác định phương hướng xây dựngnền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, ngàycàng hiện đại Nền quốc phòng toàn dân theo quan điểm của Đảng là nềnquốc phòng của nhân dân , do nhân dân, vì nhân dân, khẳng định sự nghiệpxây dựng nền quốc phòng không phải là của riêng ai, riêng tổ chức nào mà làcủa toàn dân “Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đạiđoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, là sựkết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng vàthế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninhnhân dân; của sự kết hợp quốc phòng với an ninh, kinh tế, đối ngoại và cáclĩnh vực khác”1

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là phải xây dựng trên tất cả các lĩnhvực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học - kỹ thuật Bởi sức mạnhbảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố trên; sức mạnh của sựkết hợp giữa con người và vũ khí trang bị, giữa sức mạnh trong nước và sứcmạnh quốc tế Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng phải xây dựng trên cơ

sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường Bởi xem xét tổng hợp các yếu tố tạo sứcmạnh quốc phòng, thì yếu tố giữ vai trò quyết định vẫn là sức mạnh trong

Trang 10

nước, sức mạnh dân tộc, sức mạnh con người, sức mạnh chính trị tinh thần,

mà tập trung trước hết ở sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả

hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng

Mặt khác, ngày nay do sự phát triển cao của khoa học kỹ thuật, trình độtrang bị vũ khí cho quân đội và quốc phòng trên thế giới ngày càng hiện đại.Bởi vậy, nền quốc phòng của ta cũng phải xây dựng theo phương hướng từngbước hiện đại, trên cơ sở phát triển của nền kinh tế đất nước

Mục tiêu của việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong giai đoạnmới nhằm:

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắnvới thế trận và lực lượng an ninh nhân dân, không ngừng tăng cường tiềm lựcquốc phòng của đất nước, đặc biệt coi trọng xây dựng tiềm lực chính trị tinhthần, xây dựng cơ sở chính trị - xã hội, xây dựng “thế trận lòng dân”, nhằmphát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước Chú trọng ở các hướng chiến lượccác vùng trọng điểm, địa bàn chiến lược

Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân mà nòng cốt là quân độinhân dân Thực hiện xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ vàtừng bước hiện đại

Xây dựng và phát triển nền công nghiệp quốc phòng độc lập tự chủ vớibước đi thích hợp, trên cơ sở khai thác sự phát triển khoa học công nghệ,thành tựu của sụ nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Chủ động phòng ngừa và làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hoà bình”,bạo loạn lật đổ, của các thế lực thù địch

Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, tăng cường sựlãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân và Công

an nhân dân

Trang 11

Để thực hiện mục tiêu phương hướng trên, Đại hội IX đã xác định nhữngquan điểm cơ bản để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòngtoàn dân như sau:

Một là,về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa: Đại hội IX khẳng định: “Bảo

vệ Tổ quốc chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền vănhoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sựnghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc”1

Quan điểm của Đảng xác định bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa có nộidung rất rộng: Bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo

vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ thành quả cách mạng to lớncủa mấy thập kỷ đấu tranh gian khổ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo củaĐảng Có bảo vệ độc lập, chủ quyền giữ vững an ninh quốc gia mới tạo sự ổnđịnh, hoà bình để phát triển Phải bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ

xã hội chủ nghĩa vì chỉ có Đảng, Nhà nước mới đem lại hạnh phúc cho nhândân, mới có chủ nghĩa xã hội: phải bảo vệ nhân dân vì Tổ quốc là Tổ quốccủa nhân dân, không bảo vệ nhân dân thì không có Tổ quốc Mặt khác, phảibảo vệ sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng lãnh đạo và thành tựu 15 nămđổi mới đạt được Phải “bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc”, đấu tranh kiên quyếtvới mọi hành động đe doạ an ninh và lợi ích quốc gia dân tộc, không được hysinh hoặc để tổn hại lợi ích quốc gia dân tộc

Hai là, về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng

định: “Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kếttoàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sứcmạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh lực lượng và thế trận quốcphòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân”1

1 ,2,3 Sđd tr 40, 44

Trang 12

Sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc được tạo thành bởi nhiều yếu tố:chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá trong đó yếu tố giữ vai trò quyết định vàđược biểu hiện tập trung nhất là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,dưới sự lãnh đạo của Đảng “Giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc làđường lối chiến lược cơ bản, lâu dài, là nguồn gốc sức mạnh và động lực tolớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”2.

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, trong đó sức mạnh dântộc bao giờ cũng giữ vai trò quyết định nhất trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.Đồng thời, phải hết sức coi trọng phát huy sức mạnh thời đại và kết hợp sứcmạnh thời đại với sức mạnh dân tộc

Ba là, về kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, Đại hội IX khẳng

định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc phòng và an ninhvới kinh tế trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”3

Sự kết hợp này đòi hỏi hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế, phải đượcđánh giá bằng kết quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốcphòng và an ninh Mọi hoạt động quốc phòng, an ninh phải được đánh giábằng hiệu quả răn đe, ngăn chặn, đập tan mọi âm mưu hành động chống phácủa các thế lực thù địch, giữ vững hoà bình ổn định để phát triển kinh tế - xãhội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa

Bốn là, về phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đốingoại, Đại hội IX khẳng định: phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh vớihoạt động đối ngoại là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi, là bàihọc thành công của cách mạng Việt Nam Việc phối hợp này phải thực hiệntrong mối liên hệ giữa hội nhập quốc tế và giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tựcường, giữ vững bản sắc dân tộc Theo ý nghĩa đó, Đảng khẳng định: “ Thựchiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá,

đa dạng hoá các quan hệ quốc tế Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy

Trang 13

của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và pháttriển”4 Đồng thời, Đảng cũng khẳng định nhiệm vụ đối ngoại là: Tiếp tục giữvững môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnhphát triển, kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựngbảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phầntích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lậpdân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Năm là, về tăng cường quốc phòng giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn

lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàndân trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.Tăng cường quốc phòng giữ vững an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ lànhiệm vụ thường xuyên, song tình hình mới dẫn đến nội dung này có bướcphát triển mới: Nếu Đại hộiVIII xác định là “Củng cố quốc phòng” thì Đạihội IX nói là “Tăng cường quốc phòng” Đây là một nhiệm vụ lớn lao, hết sứcnặng nề, nên cần có sự tham gia, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong

đó quân đội và công an giữ vai trò nòng cốt

Trên đây là những quan điểm cơ bản chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp xây dựngnền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc theo mục tiêu phương hướng đãđịnh: Những quan điểm đó cần được quán triệt cụ thể trong tiến hành xây dựngnền quốc phòng toàn dân trên những nội dung cụ thể: Xây dựng lực lượng quốcphòng toàn dân cũng như trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân

Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân:

Xây dựng lực lượng quốc phòng là xây dựng tiềm lực, thực lực của nềnquốc phòng, bao gồm cả con người và các điều kiện vật chất, tự nhiên khác.Xây dựng lực lượng quốc phòng, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tiềmlực và thực lực quốc phòng

Trang 14

Xây dựng tiềm lực quốc phòng hiện nay là xây dựng tiềm lực về chínhtrị tinh thần, về kinh tế, khoa học kỹ thuật Trong đó mỗi tiềm lực có vai trò vịtrí quan trọng của nó trong mối quan hệ biện chứng khăng khít với nhau.

Thứ nhất, xây dựng tiềm lực về chính trị tinh thần là khả năng về chính

trị tinh thần có thể huy động nhằm tạo thành sức mạnh thực hiện nhiệm vụquốc phòng an ninh Đây là nhân tố cơ bản tạo tiềm lực quốc phòng là nềntảng chính trị tinh thần tạo sức mạnh quân sự, nó quyết định hiệu quả việc sửdụng phát huy các tiềm lực khác, nó là ưu thế tuyệt đối của chiến tranh chínhnghĩa bảo vệ Tổ quốc Do đó, tiềm lực chính trị tinh thần giữ vai trò vị trí đặcbiệt quan trọng trong xây dựng tiềm lực quốc phòng Nội dung xây dựng tiềmlực chính trị tinh thần hiện nay là xây dựng chế độ chính trị ngày càng vữngmạnh; tiếp tục cải cách hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩanhằm không ngừng tăng cường pháp chế đi đôi với phát huy dân chủ; pháthuy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; không ngừng giác ngộ cáchmạng, giác ngộ chính trị cho nhân dân, xây dựng lòng tin vững chắc của nhândân với Đảng, Nhà nước và chế độ Tạo nên sự nhất trí cao của toàn Đảng,toàn dân, toàn quân trong nhiệm vụ xây dựng củng cố quốc phòng, xây dựngphát triển đất nước

Thứ hai, xây dựng tiềm lực về kinh tế là khả năng nền kinh tế có thể khai

thác huy động để phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh.Đây là nhân tố cơ bản tạo nên tiềm lực quốc phòng, là cơ sở vật chất của nềnquốc phòng toàn dân, giữ vai trò quyết định đến tiềm lực quốc phòng (vì nềnquốc phòng chỉ mạnh khi có nền kinh tế mạnh độc lập tự chủ) Nội dung xâydựng tiềm lực kinh tế của ta trong giai đoạn hiện nay phải đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời, vớichăm lo củng cố quan hệ sản xuất; tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ công bằng

xã hội; kết hợp xây dựng kinh tế với tăng cường quốc phòng trên từng địa

Trang 15

phương, địa bàn chiến lược của đất nước; phát triển nền công nghiệp quốc phònglưỡng dụng vừa đáp ứng nhu cầu quân sự vừa tham gia phục vụ nhu cầu xã hội

Thứ ba, xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ: là xây dựng khả năng

khoa học công nghệ có thể huy động nhằm phục vụ cho quốc phòng giảiquyết các nhiệm vụ trước mắt, lâu dài của xã hội và của quốc phòng Đây làmột nhân tố cơ bản tạo lên tiềm lực quốc phòng; khoa học công nghệ trởthành lực lượng trực tiếp, nhân tố chủ yếu thúc đẩy kinh tế phát triển để cóđiều kiện củng cố quốc phòng Phương hướng cơ bản xây dựng tiềm lực khoahọc công nghệ là phải xây dựng phát triển khoa học công nghệ một cách toàndiện, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, vừa đáp ứng yêu cầu quốcphòng; xây dựng khoa học quân sự Việt Nam hùng mạnh, kết hợpt tinh hoatruyền thống dân tộc với khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại; phục vụ đắclực cho xây dựng củng cố quốc phòng và xây dựng quân đội, kết hợp xâydựng tiềm lực khoa học công nghệ quốc phòng với khoa học công nghệ củađất nước, tập trung xây dựng một số lĩnh vực khoa học, công trình khoa họcquân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trực tiếp trước mắt

Thứ tư, xây dựng tiềm lực quân sự; là xây dựng khả năng vật chất và tinh

thần có thể huy động được để tạo thành sức mạnh quân sự, phục vụ chonhiệm vụ quân sự, cho chiến tranh Nó được hình thành trên cơ sở của thànhtựu các tiềm lực trên, sức mạnh tiềm lực quân sự biểu hiện sức mạnh của Nhànước, sức mạnh của lực lượng vũ trang

Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng tiềm lực quân sự của đất nước yêucầu phải xây dựng lực lượng vũ trang (quân đội và công an) theo hướng cáchmạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; phải xây dựng cơ sở vậtchất kỹ thuật hiện đại cần thiết cho mọi hoạt động của lực lượng vũ trangtrong thời bình và thời chiến; xây dựng và bố trí chiến lược của nền quốc

Trang 16

phòng toàn dân (bố trí lực lượng, thế trận chiến lược) đáp ứng yêu cầu xâydựng kinh tế đất nước và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chiến tranh đặt ra.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân

Vấn đề xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, thể hiện việc

tổ chức bố trí lực lượng của toàn dân trên toàn bộ lãnh thổ theo ý định chiếnlược bảo vệ Tổ quốc đáp ứng yêu cầu bảo vệ trong thời bình và khi chiếntranh xảy ra Xây dựng thế trận quốc phòng phải tiến hành trên nhiều nộidung như: Xây dựng cơ sở chính trị xã hội, thế trận lòng dân; phân vùngchiến lược bảo vệ Tổ quốc; xây dựng hậu phương từng vùng chiến lược vàhậu phương chiến lược quốc gia; xây dựng các tỉnh, thành phố thành khu vựcphòng thủ vững chắc; tổ chức các lực lượng vũ trang sẵn sàng đối phó mọitình huống; tổ chức hệ thống phòng thủ dân sự bảo vệ nhân dân bảo vệ kinhtế; kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng linh tế với cải tạo địa hình xây dựng cáccông trình quân sự

3 Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay

Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới; cùng với những thành tựu đạtđược trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội; tư duy bảo vệ Tổ quốc của Đảng thểhiện rõ sự phát triển và đổi mới mạnh mẽ Chúng ta ngày càng nhận thức sâusắc đầy đủ và toàn diện hơn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời bình; vềnhững yếu tố cấu thành và những chủ trương, biện pháp tạo nên sức mạnhquốc phòng của đất nước trong điều kiện mới Chúng ta cũng ngày càng thấy

rõ hơn vai trò quan trọng của an ninh và đối ngoại, sự cần thiết kết hợp chặtchẽ giữa quốc phòng với an ninh và đối ngoại, giữa quốc phòng, an ninh, đốingoại với xây dựng kinh tế

Bởi vì, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không chỉ là đối phó với hànhđộng vũ trang xâm lược của kẻ địch từ bên ngoài mà còn phải đặc biệt chăm lo

Trang 17

xây dựng và giữ vững bên trong, đối phó với những thủ đoạn phi vũ trang củađịch Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc không chỉ là sức mạnh của lực lượng vũ trang mà

là sức mạnh tổng hợp của quốc gia và chế độ, lấy sức mạnh kinh tế, chính trị làm

cơ sở

Đại hội IX (4/2001) của Đảng và nhất là Nghị quyết Hội nghị Trungương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đã chỉrõ: “Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toànvẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa,bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ lợiích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nềnvăn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”

Như vậy, mục tiêu bảo vệ Tổ quốc đã được bổ sung phát triển, đầy đủ,toàn diện hơn, thể hiện nhận thức, tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc.Nội dung bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện toàn cầu hoá kinh

tế và hội nhập kinh tế quốc tế, đã khắc phục sự phiến diện trong tư duy chỉnhấn mạnh đến bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; làm

rõ hơn mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ, biện chứng giữa các nội dung trongnhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, khắc phục những quanniệm một chiều, giản đơn về bảo vệ Tổ quốc, chỉ nhấn mạnh đến mặt tựnhiên-lịch sử, hoặc chỉ nhấn mạnh bảo vệ chính trị – xã hội

Chúng ta cần nắm vững quan điểm chỉ đạo về bảo vệ Tổ quốc Đảng ta xácđịnh là: kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, lấy việc giữvững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế- xã hội là lợi ích cao nhấtcủa Tổ quốc; sức mạnh bên trong là nhân tố quyết định; kết hợp chặt chẽ cácnhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh đối ngoại, chủ động phòng ngừa, sớm pháthiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫn đến những đột biến bất lợi

Ngày đăng: 13/10/2016, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w