1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN cơ cấu xã hội, BIẾN đổi cơ cấu xã hội ở nước TA TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY và tác ĐỘNG của nó đối với xây DỰNG nền QUỐC PHÒNG TOÀN dân

26 6,2K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 75,42 KB

Nội dung

Trong thời kỳ trước đổi mới, ở nước ta tồn tại nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể với hai thành phần kinh tế chủ yếu: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Trên nền tảng kinh tế đó, hình thành cơ cấu xã hội giản đơn hai giai, một tầng” (hai giai: chỉ có giai cấp công nhân và giai cấp nông dân; một tầng: tầng lớp trí thức). Bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế này ở nước ta được dựa trên 3 chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân) với nền kinh tế nhiều thành phần. Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế tất yếu dẫn tới sự biến đồi của cơ cấu xã hội, cơ cấu xã hội giai cấp.

Trang 1

MỞ ĐẦU

` Trong thời kỳ trước đổi mới, ở nước ta tồn tại nền kinh tế tập trungquan liêu, bao cấp, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể với hai thànhphần kinh tế chủ yếu: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể Trên nền tảng kinh

tế đó, hình thành cơ cấu xã hội giản đơn - "hai giai, một tầng” ("hai giai": chỉ

có giai cấp công nhân và giai cấp nông dân; "một tầng": tầng lớp trí thức).Bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế này ở nước ta được dựa trên 3 chế độ sởhữu (toàn dân, tập thể, tư nhân) với nền kinh tế nhiều thành phần Sự biến đổicủa cơ cấu kinh tế tất yếu dẫn tới sự biến đồi của cơ cấu xã hội, cơ cấu xã hội

- giai cấp

Sau 30 năm thực hiện đổi mới đất nước, cùng với những thành tựu tolớn trên các lĩnh vực, những biến đổi mạnh mẽ của xã hội thời gian qua cũngđang đặt ra nhiều vấn đề, thách thức gay gắt Đó là, sự mất cân đối về cơ cấucủa nền kinh tế, cơ cấu giai cấp, cơ cấu dân cư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấudân tộc, tôn giáo…; sự phân hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng

và miền núi, giữa giàu và nghèo trong phát triển; sự bất bình đẳng giữa cáctầng lớp, các giới, các nhóm xã hội Điều này tác động không nhỏ đến xâydựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa

Nghiên cứu cơ cấu xã hội, sự biến đổi cơ cấu xã hội giúp chúng ta hiểuđược những đặc trưng, đặc tính của xã hội, đánh giá được trình độ phát triểncủa xã hội, chỉ ra được sự cân bằng hay những sai lệch trong xã hội, từ đó đưa

ra được những dự báo xã hội Đây là những cơ sở khoa học cần thiết giúp choĐảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể xã hội đề ra các chính sách, giảipháp nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tích cực, tiến bộ Với ý

nghĩa đó, tôi chọn vấn đề“Cơ cấu xã hội, biến đổi cơ cấu xã hội của nước

ta trong giai đoạn hiện nay và tác động của nó đối với xây dựng nền quốc phòng toàn dân” để nghiên cứu.

Trang 2

1 Khái quát chung về cơ cấu xã hội

1.1 Quan niệm về cơ cấu xã hội (Social structure) là mối liên hệ

vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội Các cộng đồng xã hội (dântộc, giai cấp, nhóm xã hội, ) là những thành tố cơ bản Về phần mình, mỗicộng đồng xã hội lại có cơ cấu phức tạp với những tầng lớp bên trong vànhững mối liên hệ giữa chúng Một số nhà lý thuyết xã hội còn đưa ra địnhnghĩa: "Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơbản trong một hệ thống xã hội Những thành phần này tạo nên bộ khung chotất cả các xã hội loài người, mặc dầu tính chất của các thành phần và các mốiquan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này đến xã hội khác Những thành phần

quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị trí, vai trò, nhóm và các thiết chế, ".

Cơ cấu xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xãhội mà còn là mối tương tác giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống xã hội

Cơ cấu xã hội cũng bao gồm cả các thiết chế gia đình, dòng họ, tôn giáo, kinh

tế, chính trị, văn hóa, hệ thống chuẩn mực giá trị, cũng như hệ thống các vịtrí, vai trò xã hội, v.v Xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mốiliên hệ cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội Cơ cấu xã hội có mối quan hệ chặtchẽ, hữu cơ với các quan hệ xã hội Cơ cấu xã hội là nội dung có tính chất bảnthể luận của các quan hệ xã hội, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của cácquan hệ xã hội

1.2 Quan niệm của một số nhà xã hội học về cơ cấu xã hội

Quan niệm của J.H.Fischer (nhà XHH người Mỹ)

J.H.Fischer coi cơ cấu xã hội của xã hội là sự sắp đặt các thành phần xãhội hoặc các đơn vị xã hội Do đó, theo ông khi nghiên cứu cơ cấu xã hôi phảixem xét các trạng thái tĩnh và trạng thái động, nghĩa là xem xét, sự sắp đặt cácđịa vị xã hội của các đoàn thể xã hội và sự tương tác giữa các địa vị xã hội tạonên sự biến đổi bên trong của hệ thống xã hội

Quan niệm của V.A.Dobrianov (nhà XHH người Bungaria)

Trang 3

Theo Dobrianov, cơ cấu xã hội theo giác độ phân tích của xã hội họcchính là cơ cấu xã hội nhiều chiều, nhiều khía cạnh, và sự trừu tượng hóaphạm trù cơ cấu xã hội là tiêu chuẩn “ba ngôi một thể” gồm hoạt động xã hội,quan hệ xã hội và thiết chế xã hội.

Quan niệm của I.Robertsons (nhà XHH người Mỹ)

Theo I.Robertsons, cơ cấu xã hội là mô hình của mối quan hệ giữa cácthành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội Những thành phần này tạo ra bộkhung cho tất cả các xã hội loài người Mặc dầu tính chất của các thành phần

và các quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này đến xã hội khác Những thànhphần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị thế, vai trò, nhóm và các thiết chế

Quan niệm của Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Trên cơ sở tổng kết, khái quát, phê phán và tiếp thu các quan niệm đã

có về cơ cấu xã hội, các nhà khoa học xã hội Việt Nam đã đưa ra định nghĩa

về cơ cấu xã hội như sau: Cơ cấu xã hội là một “mô hình cấu trúc”, một chỉnh thể thống nhất, “động”, tương đối ổn định giữa các quan hệ xã hội và các nhóm xã hội cơ bản (giai cấp, nghề nghiệp, nhân khẩu, dân tộc, tôn giáo), đan kết vào nhau, và được sắp xếp theo cấu trúc “ngang” và cấu trúc

“dọc” tạo ra “bộ khung” cho sự vận động và phát triển của xã hội Những thành tố cơ bản của cơ cấu xã hội là nhóm, vị thế, vai trò, mạng lưới và các thiết chế.

Như vậy, cơ cấu xã hội phải được hiểu như là mô hình cấu trúc, trong đócác đơn vị cấu thành của nó được sắp xếp, phân bố, liên hệ với nhau không phảimột cách ngẫu nhiên mà theo một trật tự cấu trúc nhất định được hiểu như một

“hình mẫu”, một mô hình cấu trúc tương đối xác định, được sắp xếp hợp lý và cókhả năng lặp lại ở những khách thể vật chất xã hội đa dạng Bài viết cũng chorằng cấu trúc xã hội là một cấu trúc tự nhiên, có nét chung về mặt cơ cấu phổbiến trong tất cả các khách thể vật chất tự nhiên và xã hội, cơ cấu xã hội có mối

Trang 4

quan hệ khăng khít hữu cơ với hệ thống xã hội, nó là kết cấu và hình thức tổchức bên trong của một hệ thống xã hội, là bộ “khung”, “bộ dàn” của xã hội Chỉ

có thể hiểu được cơ cấu xã hội khi chúng ta đặt nó vào hệ thống xã hội để xemxét Cơ cấu xã hội là mô hình của các quan hệ giữa các thành phần cơ bản củamột hệ thống xã hội, là mặt tương đối ổn định của xã hội

Khi phân tích những biến đổi trong cơ cấu xã hội giai cấp và sự táctác động của nó đến những biến đổi lịch sử, quá trình tiến hóa, chúng ta thấy

có sự tác động biện chứng qua lại ngày càng tăng của những biến đổi trong cơcấu xã hội, cơ cấu kinh tế, sự phân công lao động xã hội với sự phụ thuộc lẫnnhau về những xung đột xã hội, sự phân tích cơ cấu - chức năng của các phân

hệ cơ cấu xã hội cơ bản như cơ cấu xã hội nghề nghiệp, lãnh thổ, nhân khẩu,dân tộc v.v Sự thay đổi vị thế, vai trò của các cá nhân, nhóm, tổ chức xã hộigiúp giải thích động thái của cơ cấu xã hội, cội rễ sâu xa của những đấu tranh,xung đột, những sai lệch và sự chống đối, những biến đổi nhiều mặt, nhiềuchiều, nhiều khía cạnh và sự tác động trong không gian đa chiều của cácnhóm xã hội khác nhau

Trong phân tích cơ cấu xã hội dưới góc độ xã hội học đòi hỏi phải phântích cả cấu trúc “dọc” và cấu trúc “ngang” của xã hội Xã hội không phải làthuần nhất về vị thế, vai trò, địa vị, cơ hội thăng tiến hay sụt giảm giữa cácthành viên mà xã hội luôn luôn được sắp xếp, tổ chức, phân chia thành cáctầng bậc cao thấp theo một cấu trúc “dọc” nhất định Bên cạnh đó là cấu trúcngang nằm trong mỗi giai cấp, tầng lớp cũng như trên bình diện toàn xã hội.Cấu trúc ngang bao gồm những cá nhân và nhóm xã hội có vị thế vai tròtương đối ngang nhau, bằng nhau (học vấn, trình độ chuyên môn, nguồn thunhập, mức sống, địa vị xã hội)

Phân tích cơ cấu xã hội của bất kỳ một hệ thống xã hội nào cũng đi từ

sự phân tích các nhóm xã hội với vai trò, vị thế, các thiết chế và mạng lưới xãhội Đó là bộ khung, là mô hình, khuôn mẫu cho sự phân tích cơ cấu xã hội

Trang 5

Cơ cấu xã hội luôn vận động và biến đổi Sự vận động và biến đổi này

có nguồn gốc từ sự thống nhất và đấu tranh của các thành phần xã hội và cácquan hệ xã hội Nghiên cứu cơ cấu xã hội một mặt chỉ ra được bức tranh vềthực trạng xã hội, mặt khác cũng cần thiết phải chỉ ra những đặc trưng xuhướng vận động, biến đổi của xã hội đó Tuy nhiên nếu chỉ nhấn mạnh mộtchiều hoặc là các thực trạng xã hội hoặc chỉ là xu hướng vận động biến đổicủa xã hội thì sẽ là khiếm khuyết trong việc nghiên cứu cơ cấu xã hội

Nghiên cứu xã hội học chỉ ra rằng cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức

tổ chức bên trong của một hệ thống nhất định – biểu hiện là sự thống nhấttương đối bền vững của các nhân tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bảnnhất của hệ thống xã hội Các thành phần này tạo ra bộ khung cho tất cả các

xã hội loài người Mỗi xã hội luôn luôn là một hệ thống đa cơ cấu Các nhà xãhội học thường nghiên cứu 5 phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản; đó là: Cơ cấu giaicấp - xã hội, cơ cấu nghề nghiệp - xã hội, cơ cấu xã hội - dân số, cơ cấu xã hội

- dân tộc, cơ cấu xã hội - lãnh thổ

Cơ cấu XH giai cấp: Cơ cấu xã hội giai cấp là cơ cấu xã hội mà trong

đó các nhóm xã hội được xem xét dưới góc độ giai tầng, tầng lớp.Theo quanđiểm xã hội học Mác xít cơ cấu xã hội – giai cấp có thể được xem xét ở 2phương diện sau:

Một là: Đòi hỏi phải được xem xét không chỉ các giai cấp xã hội mà

còn tất cả các tầng lớp các tập đoàn xã hội khác Vai trò của chế độ sở hữu tưliệu sản xuất được coi trọng đặc biệt khi xem xét cơ cấu giai cấp xã hội

Hai là: Nhấn mạnh đến việc nghiên cứu những tập đoàn người hợp

thành những giai cấp cơ bản, chiếm vị trí quyết định đến sự phát triển và biếnđổi của xã hội, quan hệ giai cấp, mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp đượccoi là động lực vận động và biến đổi xã hội

Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp: Hình thành chủ yếu do sự phát triển củalực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội Cơ cấu xã hội được hình

Trang 6

dung là một hệ thống gồm các nhóm người, các tầng lớp khác nhau về nghềnghiệp Cơ cấu xã hội nghề nghiệp được xem xét theo các ngành nghề trong

và chất lượng cuộc sống con người

Cơ cấu xã hội lãnh thổ: Được nhận diện chủ yếu thông qua đường phânranh giới về lãnh thổ Đó là những khác biệt về điều kiện sống, trình độ sảnxuất, đặc trưng văn hoá, mật độ dân cư, thiết chế xã hội và các đặc trưng khácnhư thói quen sinh hoạt, thị hiếu nghệ thuật v.v

Cơ cấu xã hội dân tộc: Hình thành chủ yếu dựa trên sự khác biệt dấuhiệu dân tộc quy định, nội dung nghiên cứu là quy mô, tỷ trọng và sự biến đổi

về số lượng, chất lượng cũng như các đặc trưng, xu hướng biến đổi của cơ cấu

xã hội trong nội bộ mỗi dân tộc và tương quan giữa chúng trong cộng đồng,

sự tương tác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của sự biến đổi về cơ cấu giữa cácdân tộc và các mặt khác của đời sống xã hội Cơ cấu xã hội dân tộc được xemxét là sự phân chia các tộc người trong hệ thống xã hội

Các phân hệ cơ cấu xã hội phản ánh tính đa dạng, phong phú của cơcấu xã hội Trong hệ thống xã hội, mỗi phân hệ đều có vị trí, vai trò và giữachúng có mối quan hệ lệ thuộc lẫn nhau Song vị trí, vai trò của các phân hệ

cơ cấu không ngang bằng nhau Trong các phân hệ cơ cấu xã hội thì phân hệ

cơ cấu xã hội - giai cấp là quan trọng nhất giữ vị trí then chốt nhất

Tính đa dạng, đa chiều nhiều khía cạnh, nhiều cấp độ của cơ cấu xã hộimột mặt thể hiện sự phong phú, đa dạng của các phân hệ cơ cấu xã hội, mặtkhác mỗi phân hệ lại chính là một hệ thống trong đó chứa đựng các yếu tố cấuthành nó

Trang 7

Nghiên cứu biến đổi cơ cấu xã hội ở nước ta hiện nay, chúng ta phải chỉ

ra được những nguyên nhân của sự biến đổi cơ cấu xã hội, điều này chỉ có thểthấy được khi chúng ta phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu xã hội và cơ cấukinh tế, có quan hệ biện chứng với nhau Cơ cấu xã hội được hình thành trên

cơ sở của sản xuất, cơ cấu kinh tế Sự biến đổi của cơ cấu xã hội có nguyênnhân sâu xa từ những biến đổi trong sản xuất, trong cơ cấu kinh tế Sản xuấtphát triển dẫn đến cơ cấu kinh tế biến bổi, sẽ kéo theo sự biến đổi của cơ cấu

xã hội Cơ cấu xã hội cũng có sự tác động trở lại đến cơ cấu kinh tế, đến sảnxuất cũng như cơ cấu quyền lực chính trị và các yếu tố khác của thượng tầngkiến trúc Cơ cấu xã hội có thể tham gia tích cực vào quá trình phân bố lạikinh tế, kích thích tính tích cực của người lao động, điều hòa các quan hệ lợiích, tạo ra sự liên doanh liên kết và sự thống nhất, đồng bộ trong lao động,thúc đẩy việc nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới cơchế quản lý và vận hành kinh tế Nó cũng có thể góp phần hình thành nên một

cơ cấu quyền lực chính trị mới, hướng tới sự công bằng, tiến bộ, văn minh xãhội Ngược lại, nó có thể kìm hãm sự phát triển của sản xuất, làm méo mó cơchế kinh tế, quan liêu hóa, xơ cứng bộ máy, nuôi dưỡng sự bất bình, xung đột,tích tụ nguy cơ rối loại, đổ vỡ xã hội

Sự phát triển hay thoái bộ của xã hội có nguồn gốc nội sinh từ nhữngbiến đổi của cơ cấu xã hội mà nguyên nhân sâu xa suy cho cùng là những biếnđổi trong sản xuất, trong kinh tế, sự thống nhất và đấu tranh của những mặtđối lập, xung đột lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp, tập đoàn xã hội

1.3 Các thành tố cơ bản cấu thành cơ cấu xã hội

Nhóm xã hội

Có khá nhiều những định nghĩa, khái niệm, quan niệm khác nhau vềnhóm Theo I.Robertson thì nhóm là một tập hợp người được liên hệ với nhautheo một kiểu nhất định Hay nói một cách khác, nhóm là một tập hợp người

Trang 8

có liên hệ với nhau về mặt vị thế, vai trò, những nhu cầu lợi ích và nhữngđịnh hướng giá trị nhất định.

Theo tính chất và lĩnh vực hoạt động có thể phân biệt những nhómnghề nghiệp, học vấn, lứa tuổi, giới tính lãnh thổ, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo,hiệp hội, nhóm cơ bản và không cơ bản, nhóm chính thức và thứ yếu, nhómchỉ huy - lãnh đạo và nhóm bị chỉ huy, nhóm quyền uy và nhóm phục tùng…

Vị thế xã hội

Cũng theo I.Robertsons, vị thế là một vị trí xã hội Mỗi vị thế quyết địnhchỗ đứng của một cá nhân hay nhóm xã hội trong kết cấu xã hội cũng nhưphương thức quan hệ của cá nhân và nhóm xã hội đó với xã hội xung quanh

Vị thế không nhất thiết gắn với những người có uy tín và địa vị cao.Đồng thời cũng không thuần túy phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗingười về chính mình Vị thế của mỗi người cần đối chiếu hay gắn với nhữngtiêu chuẩn khách quan của xã hội Vị thế xã hội của mỗi người có tính ổn địnhtương đối, nó không đơn giản phụ thuộc vào những ý kiến đánh giá thay đổithất thường của những người xung quanh

Tùy theo những lát cắt phân tích khác nhau mà ta có những vị thế khácnhau Theo dấu hiệu nguồn gốc tự nhiên và xã hội mà chúng ta có hai loại vịthế là vị thế tự nhiên và vị thế xã hội Các nhà xã hội học cũng phân biệt vịthế ra thành vị thế then chốt và không then chốt

Nhìn chung các vị thế khác nhau của một cá nhân thường hòa hợp vớinhau, tác động đồng chiều với nhau, củng cố lẫn nhau, song đôi khi chúngcũng có những mâu thuẫn khác nhau

Vai trò xã hội

I.Robertsons cho rằng, vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi,nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định.Vị thế và vai trò gắn bómật thiết với nhau Không thể nói tới vị thế mà không nói tới vai trò và ngượclại Vai trò và vị thế là hai mặt của cùng một vấn đề Trong mối quan hệ giữa

Trang 9

vị thế và vai trò thì vị thế thường ổn định hơn, ít biến đổi hơn, còn vai trò thìđộng hơn, hay biến đổi hơn.

Sự biến đổi của vai trò phụ thuộc vào sự biến đổi của vị thế Vị thế biếnđổi thì vai trò cũng biến đổi… Sự biến đổi của vai trò phụ thuộc vào sự biếnđổi của vị thế qua mỗi giai đoạn cụ thể của từng cá nhân cũng như nhóm xãhội Vai trò và vị thế thường thống nhất với nhau song đôi khi cũng có mâuthuẫn Về phân loại vai trò thì tùy theo những dấu hiệu phân tích khác nhau

mà có vai trò chỉ định, vai trò lựa chọn, vai trò then chốt, vai trò tổng quát

Mạng lưới xã hội

Mạng lưới xã hội là phức hợp các mối quan hệ của các cá nhân trongcác nhóm, các tổ chức, các cộng đồng Các mạng lưới xã hội bao gồm cácquan hệ đan chéo chằng chịt từ quan hệ gia đình, thân tộc, bè bạn, láng giềng,cho tới các quan hệ trong tổ chức, đoàn thể, tầng lớp, hiệp hội, đảng phái,nghề nghiệp…

Trong các nhóm xã hội, mỗi thành viên luôn có một vị thế, vai trò vànhững nghĩa vụ, quyền lợi hoặc những định hướng giá trị nhất định Đặc biệt

là trong các nhóm nhỏ, mỗi cá nhân luôn có sự phối hợp, trao đổi hành độngvới nhau, gắn bó trực tiếp với nhau… Trong mạng lưới xã hội, con người phải

xử lý một phức hợp rất nhiều các quan hệ xã hội, mà phần lớn các quan hệ đókhông mang tính bắt buộc và đòi hỏi phải thực hiện một cách cứng nhắc Tuynhiên, không một cá nhân nào có thể đứng ngoài các mạng lưới xã hội

Mạng lưới xã hội là một thành tố quan trọng của cơ cấu xã hội Thôngqua mạng lưới, các thành viên trong xã hội có thể chia sẻ, trao đổi “cho” và

“nhận” những thông tin, kiến thức nguồn lực, từ đó làm tăng cường sức mạnhcho cá nhân cũng như cho cả xã hội

Thiết chế xã hội

Theo I.Robertsons, thiết chế là một tập hợp bền vững các giá trị chuẩnmực, vị thế, vai trò và nhóm vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xãhội

Trang 10

Các thiết chế là những tổ thành đặc thù đảm bảo tính kế thừa và tính ổnđịnh nhất định của những mối liên hẹ và những mối quan hệ trong khuôn khổcủa một tổ chức, xã hội nhất định, là biểu hiện vật chất của các giá trị vàchuẩn mực xã hội, là cơ quan điều hòa việc tuân theo các chuẩn mực xã hộicủa mọi thành viên Nói cách khác, các giá trị, chuẩn mực là cơ sở tác độngcủa các thiết chế cũng như những chức năng xã hội mà thiết chế thực hiện.

Thiết chế là một cấu trúc và một chức năng Thiết chế xã hội là sựthống nhất của hai mặt: cơ cấu bên ngoài - hình thức vật chất của thiết chế; cơcấu bên trong - nội dung hoạt động của thiết chế Thiết chế xã hội được hìnhthành và thiết lập nên là do những nhu cầu khách quan cơ bản của xã hội.Thiết chế xã hội không chỉ là những mô hình của hành vi, nó còn là công cụ

để kiểm soát và quản lý xã hội

Thiết chế có 2 chức năng chủ yếu:

Thứ nhất, khuyến khích, điều chỉnh, điều hòa hành vi của con ngườiphù hợp với quy phạm và chuẩn mực của thiết chế và tuân thủ thiết chế

Thứ hai, ngăn chặn kiểm soát, giám sát, trừng phạt những hành vi lệchlạc Các hình phạt có thể chia làm hai loại: hình phạt hình thức là các hìnhphạt của thiết chế pháp luật và hình phạt phi hình thức là các hình phạt củathiết chế đạo đức và dư luận xã hội

Thiết chế có tính bền vững tương đối và thường biến đổi chậm Cácthiết chế có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau và có xu hướng phụ thuộcvào nhau, đặc biệt là các thiết chế cơ bản Sự lạc hậu và biến đổi chậm chễcủa thiết chế thường trở thành tiêu điểm của những vấn đề xã hội bức xúc

Trong mỗi xã hội nhất định có nhiều loại thiết chế, trong đó những thiếtchế quan trọng là thiết chế chính trị, pháp luật, kinh tế, gia đình, giáo dục.Ngoài ra, còn có một loạt thiết chế xã hội cơ bản khác như: thiết chế khoahọc, quân đội thể thao, y tế, đạo đức, dư luận xã hội… Mỗi một loại thiết chếlại có những đặc điểm và chức năng riêng

2 Sự biến đổi cơ cấu xã hội ở nước ta trong giai đoạn giai đoạn hiện nay.

Trang 11

Trải qua gần 30 năm đổi mới, cơ cấu xã hội nước ta đã có những thayđổi đáng kể theo chiều hướng tiến bộ, cả từ giác độ nhận thức lẫn giác độ thực

tế Tuy nhiên, cho đến nay, cơ cấu ấy vẫn chưa đáp ứng được những chuẩnmực của một cơ cấu xã hội hiện đại Trong quá trình hình thành và phát triển,

cơ cấu ấy còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của những yếu tố mang tính cố hữu củanền kinh tế tiểu nông, tâm lý của người sản xuất nhỏ, sự phân tầng xã hộikhông hợp thức, sự phân bố dân cư và cơ cấu lao động xã hội chưa hợp lý,nguồn lực con người chưa hội tụ đủ các tố chất cần thiết cho sự phát triển vàhội nhập

Về cơ cấu kinh tế chúng ta đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tếnông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và phấn đấu chuyển sang một nền kinh tế tri thức

Về cơ chế quản lý chúng ta đã từ bỏ quản lý nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Vềthành phần kinh tế chúng ta đã chuyển sang một nền kinh tế có nhiều thànhphần, nhiều hình thức sở hữu Các chủ thể kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân,kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài v.v xuất hiện và cạnh tranh với nhau trênthị trường Cùng với việc dân chủ hóa đời sống kinh tế đã tạo điều kiện giảiphóng sức sản xuất, khơi dậy các tiềm năng kinh tế, động viên và tạo điềukiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển, tăng cường và mở rộng giao lưuhợp tác khu vực và quốc tế Tất cả những yếu tố trên đã tạo ra những biến đổisâu sắc trong đời sống xã hội

2.1 Sự biến đổi Cơ cấu xã hội – giai cấp:

Trước đổi mới, ở nước ta tồn tại nền kinh tế tập trung quan liêu, baocấp, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể với hai thành phần kinh tế chủyếu: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể Kinh tế cá thể rất không đáng kể vàđược coi là đối tượng cần cải tạo xã hội chủ nghĩa Trên nền tảng kinh tế đó,hình thành cơ cấu xã hội giản đơn - "hai giai, một tầng” ("hai giai": chỉ có giai

Trang 12

cấp công nhân và giai cấp nông dân; "một tầng": tầng lớp trí thức) Bước vàothời kỳ đổi mới, chúng ta đã và đang chuyển dần nền kinh tế đó sang nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế này ở nước ta đượcdựa trên chế độ sở hữu toàn dân, tập thể và tư nhân Từ đó, xuất hiện 3 hìnhthức sở hữu tương ứng là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân.Tương ứng với 6 thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh

tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế tất yếu dẫn tới sự biếnđồi của cơ cấu xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp

Sau đổi mới, cơ cấu xã hội nước ta đã có những thay đổi đáng kể theochiều hướng tiến bộ, cả từ giác độ nhận thức lẫn giác độ thực tế Về nhậnthức, cùng với quan niệm truyền thống thường chỉ quy giản cơ cấu xã hội vào

cơ cấu xã hội - giai cấp, dần dần đã hình thành quan niệm mới, theo đó, xã hộiđược hiểu và thừa nhận là một hệ thống đa cơ cấu Cơ cấu xã hội - giai cấptuy vẫn được coi là giữ vị trí then chốt, song các phân hệ cơ cấu xã hội kháccũng đã được chú trọng Trên thực tế, cơ cấu xã hội mới đang hình thành vàbắt đầu phát huy tác dụng, kích thích tính tích cực xã hội của người lao động,góp phần tạo ra sự liên kết và thống nhất trong hoạt động kinh tế - xã hội,thúc đẩy việc nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đổi mới cơchế quản lý và vận hành kinh tế

Nếu trong cơ chế bao cấp, Cơ cấu xã hội – giai cấp chỉ gồm 2 giai cấp

cơ bản (giai cấp công nhân công nghiệp quốc doanh và giai cấp nông dân tậpthể ) và thành phần trí thức XHCN thì trong cơ chế mới CCXH – giai cấp đãđược bổ xung thêm một loạt các giai cấp và thành phần xã hội mới hay nóichính xác hơn là sự xuất hiện trở lại của một số giai cấp và thành phần xã hộivới những đặc điểm và chất lượng mới khác trước (đó là giai cấp tư sản gồm

TS công nghiệp, tư sản thương nghiệp và cả tư sản nông nghiệp trong nước).Ngoài ra còn phải kể đến sự xuất hiện các giai cấp xã hội và thành phần xã

Trang 13

hội với qui mô lớn hơn trước rất nhiều như : giai cấp tiểu tư sản, tiểu thương,tiểu chủ, dịch vụ XH

Cho đến nay nước ta xuất hiện nhiều nhóm xã hội mới như: các hội cótính chất nghề nghiệp ngày càng gia tăng, sự xuất hiện của đội ngũ nhữngngười thất nghiệp, những người lao động tự do, những người vô gia cư langthang đường phố

Nguyên nhân chính đưa đến sự xuất hiện trở lại các giai cấp và tầng lớp

xã hội mới là do sự thừa nhận nhiều loại hình sở hữu và hình thức sở hữukhác nhau đối với tư liệu sản xuất, thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phầnkinh tế Đó là quá trình phát triển hợp quy luật và phù hợp với đặc điểm vàcác điều kiện đặc thù của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp còn được biểu hiện ở sự thayđổi số lượng trong nội bộ mỗi giai cấp và mỗi thành phần xã hội

Đầu tiên phải kể đến là giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng ,chất lượng (kể cả số lượng tuyệt đối cũng như tỷ trọng trong dân cư) Hàmlượng lao động có trình độ công nghệ cao, tay nghề cao gia tăng một cáchđáng kể Giai cấp nông dân vẫn tăng mạnh về mặt số lượng song tỷ trọngtrong dân cư giảm Lao động dịch vụ tăng và sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trongnhững năm tới

Đặc biệt sự gia tăng nhanh chóng thành phần kinh tế tư nhân trong đó

có sự lớn mạnh đáng kể của tầng lớp doanh nhân Cho đến nay, cả nước đã

có hàng trăm ngàn doanh nghiệp, có trên 3 triệu hộ sản xuất kinh doanh, trên

500000 doanh nghiệp với hàng trệu doanh nhân Sự lớn mạnh không ngừngcủa tầng lớp doanh nhân cũng như sự đa dạng, phong phú của nó (nguồn gốcxuất thân, tuổi tác, các đặc trưng theo giới, trình độ học vấn, quy mô, loạihình, vốn đầu tư hoạt động, liên kết tổ chức, vùng miền sản xuất đầu tư, kinhdoanh ) sẽ tạo ra một cục diện mới cho nền kinh tế cũng như đặt ra nhữngyêu cầu bức bách hơn đối với những thay đổi trong chính sách, thể chế pháp

Ngày đăng: 04/11/2016, 20:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới - GS.TS. Nguyễn Đình Tấn. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế“Biến đổi xã hội ở Việt Nam và Ba Lan” -2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi xã hội ở Việt Nam và Ba Lan
1. Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội - GS.TS. Nguyễn Đình Tấn – Nxb Lý luận chính trị. Hà Nội – 2005 Khác
2. Xã hội học (dùng cho hệ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ) - GS.TS.Nguyễn Đình Tấn - Nxb Lý luận Chính trị. Hà Nội – 2005 Khác
3. Xu hướng phân tầng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay - GS.TS. Nguyễn Đình Tấn - Nxb Lao động. Hà Nội – 2010 Khác
4. Xã hội học về cơ cấu xã hội và Phân tầng xã hội - một chặng đường 20 năm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng - GS.TS.Nguyễn Đình Tấn - Tạp chí Xã hội học, số 3 -2010 Khác
5. Phân tầng xã hội hợp thức và phân tầng xã hội không hợp thức - GS.TS. Nguyễn Đình Tấn. Kỷ yếu Hội thảo đánh giá hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học giai đoạn 1990-2010 Khác
7. Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam” - GS.TS. Tạ Ngọc Tấn. Đề tài khoa học cấp Nhà nước, 6-2010 Khác
8. Giáo trình Xã hội học trong quản lý - Viện Xã hội học - Nxb Chính trị hành chính - 2010 Khác
9. Xã hội học Kinh tế - Lê ngọc Hùng - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội – 2009 Khác
10. Tổng cục Thống kê. Tổng điều tra dân số và nhà ở 1979, 1989, 1999 và Điều tra biến động dân số – Kế hoạch hoá gia đình 2007 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w