1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kế hoạch dạy học theo 5 hoạt động

11 3,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

NỘI DUNG TẬP HUẤN• Nội dung 1: Mẫu soạn giáo án cho sách giáo khoa tin học thcs hiện hành gồm 5 hoạt động • Nội dung 2: Phân phối chương trình • Nội dung 3: Điều chỉnh cách ra đề kiểm t

Trang 1

NỘI DUNG TẬP HUẤN

• Nội dung 1: Mẫu soạn giáo án cho sách giáo khoa tin

học thcs hiện hành (gồm 5 hoạt động)

• Nội dung 2: Phân phối chương trình

• Nội dung 3: Điều chỉnh cách ra đề kiểm tra định kỳ theo

định hướng phát triển năng lực HS

• Nội dung 4: Ra đề kiểm tra

Trang 2

Nội dung 1: Mẫu soạn giáo án cho sách giáo khoa tin học thcs

hiện hành (gồm 5 hoạt động)

A Mục tiêu cần đạt

1 Kiến thức

2 Kỹ năng

3 Thái độ, phẩm chất

4 Định hướng năng lực

B Chuẩn bị:

1 Thầy

2 Trò

C Tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động (Tổ chức, KTBC, khởi động vào bài mới)

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( Lưu ý: Trong mỗi đơn vị

kiến thức cần nêu rõ mục tiêu ; phương pháp, kĩ thuật dạy học được

áp dụng ; phẩm chất, năng lực hướng tới)

Hoạt động 3: Luyện tập.

Hoạt động 4: Vận dụng.

Hoạt động 5: Tìm tòi và mở rộng.

Trang 3

1 Hoạt động khởi động:

* Kết quả cần đạt:

• Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú cho HS về chủ

đề sẽ học; HS cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình

• Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.

• Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có của HS để chuẩn bị bài học mới

• HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới

* Cách làm:

Đặt câu hỏi; Đố vui; Kể chuyện; Đặt tình huống; Tổ chức trò chơi Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ hoặc cá nhân từng HS

Tổ chức các hình thức khởi động gần gũi với HS

Trang 4

2 Hoạt động hình thành kiến thức

* Kết quả cần đạt:

HS rút ra được kiến thức, khái niệm hay quy tắc lý thuyết, thực hành mới

* Cách làm: Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích,

để giúp HS thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học

Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá, phát hiện của HS Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp HS đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả

Trang 5

3 Hoạt động luyện tập:

Hoạt động thực hành nhằm giúp cho các em thấm những kiến thức đã học được trước đó, đồng thời phát hiện những khó khăn mà HS dễ gặp phải để GV hỗ trợ hoặc HS tìm cách giải quyết 1 vấn đề nào đó hoặc trả lời

1 câu hỏi nào đó Tất cả những vấn đề đó HS đều phải thể hiện kỹ năng của mình

* Kết quả cần đạt:

• HS thực hành đúng thao tác dạng cơ bản một cách vững

chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng cơ bản theo đúng quy trình (theo đúng yêu cầu của tiết lý thuyết hay tiết thực hành)

• HS biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc

Trang 6

* Cách làm:

• Thông qua việc giải những dạng bài tập rất cơ bản để

HS rèn luyện việc nhận dạng, áp dụng các bước giải và công thức cơ bản GV quan sát giúp HS nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện

• Tiếp tục ra các bài tập với mức độ khó dần lên phù hợp với khả năng của HS GV tiếp tục giúp các em giải quyết khó khăn

• Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân hoặc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ HS

Trang 7

4 Hoạt động vận dụng

HS đưa tất cả những gì mình đã học được vào thực

tế, đồng thời với hoàn cảnh cụ thể, các em tự đề xuất ra những tồn tại cần giải quyết Những vấn đề đó các em

có thể đề xuất với bạn bè, gia đình, cộng đồng

* Kết quả cần đạt:

• HS củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài

đã học

• HS biết vận dụng kiến thức đã học vào trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống thực tế gắn với đời sống hành ngày

• Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.

Trang 8

5 Hoạt động tìm tòi mở rộng:

• Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức,

để không bao giờ được hài lòng và hiểu rằng ngoài những kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều kiến thức cần phải học

• Giao cho HS những nhiệm vụ bổ sung và hướng HS tìm các nguồn tài liệu khác để mở rộng kiến thức đã học, cung cấp cho HS những nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng

Trang 9

Nội dung 2: Phân phối chương trình

Trang 10

Nội dung 3: Điều chỉnh cách ra đề kiểm tra định kỳ theo hướng định hướng phát triển năng lực HS với các mức độ:

+ Nhận biết: 20%

+ Thông hiểu: 40%

+ Vận dụng thấp: 30 %

+ Vận dụng cao: 10%

Trang 11

Nội dung 4: Ra đề kiểm tra

- Mỗi trường 4 bộ đề Tin học (theo 4 khối lớp) với đầy đủ

các loại hình bài kiểm tra thường xuyên và định kì của cả năm học, bám sát phân phối chương trình

- Thời gian nộp: Chậm nhất 17/10/ 2016 ( cùng thời điểm thực hiện giáo án )

Ngày đăng: 01/09/2017, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w