Khái niệm về nông lâm kết hợp Nông lâm kết hợp NLKH là một phương thức canh tác có lịch sử lâu đời và theo P.K.R.Nair 1993 [32], là “tên gọi mới cho một phương thức canh tác cũ” bởi nó
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN MINH THANH
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Xuân mai, tháng năm 2016
Tác giả
Vilaphob PHOUTHONE
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, cán bộ trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và khu vực nghiên cứu
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Minh Thanh - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tác giả trong suốt thời gian học tập, công tác cũng như thực hiện luận văn
Đồng thời tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Khoa đào tạo Sau đại học, Khoa Lâm học, UBND xã Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, các cán bộ xã, trưởng bản, người dân nơi tác giả đến thực hiện luận văn đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ tận tình cho tác giả hoàn thành khóa học
Mặc dù đã làm việc, nỗ lực không ngừng nhưng do hạn chế về trình độ nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa học và đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Xuân mai, tháng 4 năm 2016
Tác giả
Vilaphob PHOUTHONE
Trang 4MỤC LỤC
Trang TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Trên thế giới 3
1.1.1 Khái niệm và lịch sử phát triển NLKH 3
1.1.2 Phân loại các hệ thống NLKH 6
1.1.3 Đánh giá hiệu quả của NLKH 8
1.2 Nông lâm kết hợp ở Việt Nam 10
1.2.1 Lịch sử và xu hướng phát triển NLKH ở Việt Nam 10
1.2.2 Phân loại NLKH ở Việt Nam 13
1.2.3 Đánh giá hiệu quả của NLKH ở Việt Nam 15
1.3 Nông lâm kết hợp ở nước CHDCND Lào 17
1.3.1 Lược sử hình thành và phát triển NLKH ở Lào 17
1.3.2 Quá trình hoàn thiện các chính sách liên quan đến phát triển NLKH ở nước CHDCNH Lào 19
1.4 Một số nhận xét và bình luận 20
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 21
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
2.3 Nội dung nghiên cứu 21
Trang 52.4 Phương pháp nghiên cứu 21
2.4.1 Phương pháp luận 21
2.4.2 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 21
2.4.3 Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu 23
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI 26
3.1 Điều kiê ̣n tự nhiên 26
3.1.1 Vị trí đi ̣a lý 26
3.1.2 Địa hình, đi ̣a thế 26
3.1.3 Khí hâ ̣u 27
3.1.4 Sông suối: 27
3.1.5 Các nguyồn tài nguyên 27
3.2 Điều kiê ̣n kinh tế-xã hô ̣i 29
3.2.1 Dân số và nhà ở 29
3.2.2 Tình hình kinh tế 30
3.2.4 Đất nông nghiê ̣p và đất rừng 31
3.3 Đánh giá chung về điều kiê ̣n tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 32
3.3.1 Lợi thế 32
3.3.2 Tồn ta ̣i 32
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Đặc điểm và phân loại hệ thống nông lâm kết hợp ở khu vực nghiên cứu 34
4.1.1 Đặc điểm khu vu ̣c nghiên cứu 34
4.1.2 Phân loại các mô hình NLKH 37
4.1.2 Đặc điểm của các mô hình lựa chọn 39
4.2 Phân tích cơ cấu cây trồng, vật nuôi, và phương thức, kỹ thuật canh tác của các mô hình (theo phân loại) 41
4.3 Đánh giá và so sánh hiệu quả của các Mô hình Nông lâm kết hợp 44
4.3.1 Mô hình Rừng-Vườn-Chăn nuôi-Ruộng (R-V-C-Rg) 44
4.3.2 Đánh giá hiệu quả mô hình Vườn-Chăn nuôi- Ruộng (V-C-Rg) 50
4.3.3 Đánh giá hiệu quả mô hình Rừng-Vườn-Ruộng (R-V-Rg) 54
Trang 64.3.4 So sánh hiệu quả kinh tế của 3 mô hình NLKH tại Bản Pano 59
4.3.5 Những thuận lợi và thách thức của thị trường các sản phẩm canh tác NLKH 60
4.4 Đề xuất các giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình NLKH có hiệu quả cao tại khu vu ̣c 61
KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 64
1.Kết luận 64
2.Tồn tại 64
3 Kiến nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG
3.1 Thống kế hô ̣ gia đình, dân số và diê ̣n tích ta ̣i khu vực 30
Các thành phần chính trong cấu trúc mô hình được lựa chọn 41 Đánh giá hiê ̣u quả kinh tế cây ngắn ngày mô hình R-V-C-Rg 45 Đánh giá hiê ̣u quả kinh tế cây dài ngày tại mô hình R-V-C-Rg 46
Hiệu quả kinh tế nhóm cây ngắn ngày trong mô hình V-C-Rg 50 Đánh giá hiê ̣u quả kinh tế cây dài ngày mô hình V-C-Rg 51 Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi trong mô hình V-C-Rg 51 Tổng hợp cơ cấu thu-chi và lợi nhuận của mô hình V-C-Rg 52 Đánh giá hiê ̣u quả kinh tế cây ngắn ngày trong mô hình R-V-Rg 55 Đánh giá hiê ̣u quả kinh tế cây dài ngày trong mô hình R-V-Rg 56 Tổng hợp cơ cấu thu-chi và lợi nhuận của mô hình R-V-Rg 57
Trang 8DANH MỤC HÌNH
1.1 Sơ đồ phân loại các hệ NLKH theo cấu trúc thành phần 7
4.4 Cơ cấu chi phí-thu nhập và lợi nhuận của mô hình R-V-C-Rg 48
4.6 Cơ cấu tổng thu-chi và lợi nhuận mô hình V-C-Rg tại Pano 53
4.7 Đặc điểm mô hình VCRg tại khu vực nghiên cứu 54
4.8 Cơ cấu thu-chi và lợi nhuận mô hình V-C-Rg Bản Pano 57
4.9 Đặc điểm mô hình RVRg tại khu vực nghiên cứu 58
4.10 So sánh hiệu quả thu-chi và lợi nhuận của các mô hình Bản
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới thì đất được coi là tài sản vô giá, đây
là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng giúp con người thực hiện lao động tạo ra của cải vật chất để sinh tồn Tuy nhiên, không phải ở bất cứ đâu đất đai cũng thuận lợi cho con người canh tác và sản xuất Nhiều nơi có địa hình chia cắt, với độ dốc lớn
và hiểm trở Nhưng do thiếu đất sản xuất nên người nông dân vẫn phải canh tác trên các khu vực có độ dốc lớn Làm sao để có thể canh tác đạt hiệu quả tốt nhất và duy trì bền vững được hiệu quả trên các khu vực có độ dốc lớn là bài toán cấp thiết được đặt ra cho mỗi quốc gia nói chung và cho Lào nói riêng
Trước năm 1940, độ che phủ rừng ở Lào đạt tới 70 %; tỷ lệ này đến năm
1982 chỉ còn 47% và theo công bố năm 2011 của Chính phủ Lào độ che phủ hiện tại là 41,5% Luangprabang là tỉnh nằm ở trung tâm của Bắc Lào và 02 tỉnh của Việt Nam: Điện Biên và Sơn La Có diện tích hơn 20.700km2, là vùng đồi núi, ít đồng bằng Tỉnh Luangprabang có 12 huyện, 784 bản có hơn 10 dân tộc với dân số 434.653 người với 85% dân số làm nông nghiệp Luangprabang có diện tích rộng, đất sản xuất nông nghiệp hơn 634.300ha, có hơn 1.305.700ha diện tích rừng, điều kiện thuận lợi, phù hợp với việc sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, có nhiều sông hồ, tài nguyên khoáng sản và thế mạnh là du lịch - dich vụ
Ở Lào, canh tác NLKH đã có từ lâu đời Từnhững hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc, các mô hình vườn nhiều tầng, các hệ thống canh tác trên đất dốc, sử dụng đất tổng hợp Ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên cả nước đã hình thành nên sự đa dạng trong các phương thức canh tác này Xét
ở khía cạnh xã hội và kỹ thuật, có thể thấy NLKH ở Lào đã phát triển không ngừng
Luangprabanglà một tỉnh cơ bản thuần nông, do những đòi hỏi từ thực tiễn của nền sản xuất tự cung tự cấp, NLKH đã được hình thành, phát triển rất đa dạng
và phong phú Tuy nhiên, các phương thức canh tác này phần lớn là tự phát và trong nhiều trường hợp hiệu quả kinh tế thấp và kém bền vững Câu hỏi đặt ra là, ở Lào nói chung và tỉnhLuangprabang nói riêng phương thức canh tác NLKH nào được coi là bền vững, vừa đảm bảo phát triển sinh kế và vừa có tác dụng giảm thiểu các
Trang 10tác động xấu đến môi trường để hướng tới sản xuất bền vững hơn; cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thật thuyết phục
Hiện nay, việc trao đổi hàng hoá và tiếp thị là yếu tố cơ bản trong nền kinh tế thị trường đang manh nha hình thành ở Lào Sự phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp trên địa bàn sẽ tạo ra hàng loạt sản phẩm và cũng sẽ tạo ra các nguồn thu cho cộng đồng Tại các vùng núi hẻo lánh của Lào, NLKH đã tạo ra sản phẩm lương thực tại chỗ nhằm duy trì cuộc sống của đồng bào địa phương, đảm bảo được an sinh xã hội Tuy nhiên, ở nhiều vùng khác, sản phẩm NLKH đã trở thành hàng hoá, cần được chế biến, tiêu thụ nhằm nâng cao hơn thu nhập cho người dân
Từ những vấn đề nêu trên, đề tài: “Đánh giá hiệu quả của một số mô hình
nông lâm kết hợp tại huyê ̣n Luangprabang, tỉnh Luangprabang nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”đã được đề xuất thực hiện
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới
1.1.1 Khái niệm và lịch sử phát triển NLKH
1.1.1.1 Khái niệm về nông lâm kết hợp
Nông lâm kết hợp (NLKH) là một phương thức canh tác có lịch sử lâu đời và theo P.K.R.Nair (1993) [32], là “tên gọi mới cho một phương thức canh tác cũ” bởi
nó được coi là một lĩnh vực khoa học mới trong phát triển nông thôn dựa vào việc phát triển những hệ thống sử dụng đất bản địa vào thập niên 60 của thế kỷ XX Cho tới nay, nhiều khái niệm khác nhau được phát triển nhằm diễn tả và tạo sự hiểu biết
rõ hơn về NLKH Cụ thể:
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất vững bền làm gia tăng sức sản
xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất
và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa phương, ( theo P.K.R.Nair,1993) [32]
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của
rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương, (ICRAF1, 1994) [26]
Nông lâm kết hợp là tên gọi chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó
các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, các cây họ cau dừa, tre trúc, cây ăn quả cây công nghiệp…) được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích với hoa màu và/hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian Trong các
hệ thống NLKH có mối tác động tương hỗ qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần trong hệ thống (Lundgreen và Raintree, 1982) [30]
Các khái niệm trên mô tả NLKH như là một loạt các hướng dẫn để sử dụng đất liên tục ở nhiều mức độ phát triển khác nhau Tuy nhiên, trong thực tế NLKH đã
Trang 12phát triển như là một ngành kỹ thuật, trong đó có mối liên hệ chặt chẽ tới các vấn đề
về kinh tế-xã hội và đã hình thành nên một điều gì đó khác hơn là các hướng dẫn để
sử dụng đất Trong bối cảnh mới, NLKH được xem như là một ngành nghề và một cách tiếp cận về sử dụng đất trong đó đã phối hợp sự đa dạng của quản lý tài nguyên tự nhiên một cách bền vững để hình thành nên các hệ thống kinh tế-sinh thái-nhân văn Bởi vậy, khái niệm về NLKH còn có thể được hiểu ở các khía cạnh khác như sau:
Nông lâm kết hợp là các hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính
sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững việc sản xuất giúp gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường của các nông trại nhỏ ( Phạm Quang Vinh và cs, 2005)[12]
Năm 1999, ICRAF đã phát triển khái niệm này rộng hơn, coi NLKH là một
hệ thống sử dụng đất giới hạn trong các nông trại NLKH là trồng cây trên nông trại vàđịnh nghĩa nó như là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên rất linh hoạt và lấy yếu tố sinh thái là chính, qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp làm đa dạng và bền vững sức sản xuất để gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ khác nhau
Ngoài ra, về cấp độ cảnh quan có thể hiểu NLKH theo nghĩa rộng, đó là một phương thức sử dụng đất tổng hợp trên một vùng hay một lưu vực, trong đó có mối quan hệ tương tác giữa các hệ sinh thái tạo ra cân bằng sinh thái để sử dụng triệt để tiềm năng sản xuất của một vùng hay một lưu vực và trong đó hệ sinh thái rừng giữ vai trò chủ đạo Đây là một cách tiếp cận mới để phát triển NLKH trên qui mô cảnh quan một cách bền vững hơn Ở cấp độ này, có thể nhận thấy NLKH không chỉ là sinh kế của một hộ gia đình mà là sinh kế và mang lại lợi ích cả cộng đồng người dân sống tại
đó (peter Huxley (1996))[34] Điều này cho thấy rõ hơn xu hướng phát triển của NLKH cận đại và xu hướng đó sẽ được trình bày cụ thể ở nội dung dưới đây
1.1.1.2 Lịch sử phát triển của NLKH
Khó có thể xác định được một cách chính xác thời điểm mà tại đó NLKH ra đời Mặc dù vậy, người ta vẫn thừa nhận rằng sự hình thành và phát triển của nó gắn
Trang 13liền với sự phát triển của các ngành khoa học thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và gắn liền với nhận thức của con người về sử dụng đất và các nhu cầu kinh tế (Phạm Xuân Hoàn, (2005) [12] Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một diện tích là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới Theo K.F.S King (1987)[29] Cho đến thời Trung cổ ở châu Âu, vẫn tồn tại một tập quán phổ biến là “chặt và đốt ” rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp hoặc sau khi thu hoạch nông nghiệp Hệ thống canh tác này vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ XIX và vẫn còn ở một số vùng của Đức đến tận những năm 1920 Nhiều phương thức canh tác truyền thống ở châu Á, châu Phi và khu vực nhiệt đới châu Mỹ đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nông nghiệp để nhằm mục đích chủ yếu là hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo ra các sản phẩm phụ khác như gỗ, củi, đồ gia dụng…Tại Trung Quốc, khi lần theo những dấu vết trong quá khứ ở giai đoạn đầu của nông nghiệp lúc sơ khai người ta đã nhận
ra canh tác kết hợp giữa cây gỗ và cây nông nghiệp đã được hình thành từ rất lâu đời và được sử sách ghi lại Từ triều đại nhà Hán (206 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên), lịch sử cổ đại có ghi lại tỉ mỷ về kỹ thuật trồng xen cây gỗ với chăn nuôi và cây nông nghiệp trong cuốn sách cổ “Chimin Yaoshu” (Trí dân yếu thư) và tạm hiểu là cuốn sách ghi về những mưu kế trọng yếu vì phúc lợi con người (Zhu Zhaohua et al, 2001) [36] Nhiều tài liệu nghiên cứu trên thế giới đều thống nhất là, cội nguồn của NLKH đã xuất hiện từ thời kỳ đồ đá mới (ICRAF, 1994) [26]
và bắt đầu từ canh tác nương rẫy Mặc dù, nhân loại đã trải qua nhiều hình thái xã hội khác nhau những cho đến nay, tại thế kỷ XXI, nương rẫy vẫn còn tồn tại Điều
đó nói lên sức sống mãnh liệt của hình thức canh tác này, người ta vẫn có thể tìm thấy ở đây những “lợi thế” của nương rẫy và qua đó có thể nhận biết được lịch sử hình thành và phát triển của NLKH như thế nào
Tóm lại, NLKH là một phương thức canh tác phổ biến ở tất cả các châu lục
và tồn tại trong nhiều thế kỷ Sự phát triển và phân hóa xã hội sau này đã làm cho phương thức canh tác NLKH có những thay đổi và phát triển ở các mức độ và xu hướng rất khác nhau
Trang 141.1.2 Phân loại các hệ thống NLKH
Nhiều tác giả đã cố gắng phân loại các mô hình NLKH khác nhau vào một bảng sắp xếp thống nhất P.K.R.Nair (1987, 1993) [31, 32] đã tổng kết đặc điểm của NLKH trên thế giới và nêu ra một số nguyên tắc có tính cơ sở cho phân loại NLKH
như sau:
- Cơ sở cấu trúc: Dựa vào cấu trúc của các thành phần loài, bao gồm sự phối
hợp không gian của các thành phần cây gỗ, sự phân chia theo tầng thẳng đứng của các loài hỗn giao với nhau và sự phối hợp theo thời gian khác nhau của những thành phần này
- Cơ sở chức năng: Dựa vào chức năng chính hay vai trò của các thành phần
trong hệ thống, chủ yếu là thành phần cây thân gỗ (ví dụ, nhiệm vụ sản xuất như là sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc,chất đốt hay nhiệm vụ phòng hộ chẳng hạn như đai chắn gió, rừng phòng hộ chống cát bay, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ vùng đầu nguồn nước)
- Cơ sở sinh thái: Cơ sở sinh thái được dựa vào điều kiện sinh thái và sự
tương thích sinh thái của các hệ thống do nhận định rằng một vài loại hệ thống thích hợp hơn cho một số vùng sinh thái như vùng khô hạn, bán khô hạn, nhiệt đới ẩm, v.v…
- Cơ sở kinh tế xã hội:Dựa vào các mức độ đầu tư vào quản lý nông trại (thấp
hay cao) hay cường độ, hay mức độ của sự quản trị và mục đích thương mại (tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa hay cả hai)
Các nguyên tắc phân loại có quan hệ lẫn nhau, chẳng hạn như các nguyên tắc dựa vào cấu trúc tầng và dựa vào chức năng thường được đặt làm cơ sở để phân chia hệ thống, còn các nguyên tắc khác như là dân sinh kinh tế, vùng sinh thái được
sử dụng làm nền tảng để chia cho nhóm theo mục đích
Theo P Nair (1993)[32] , trong các hệ thống sử dụng đất có quan hệ gần gũi với NLKH, chỉ có 3 hình thái của các thành phần trong NLKH được con người quản lý là: cây gỗ lâu năm, thực vật thân thảo và vật nuôi Do đó, “bước đầu tiên đơn giản và hợp lý trong việc phân loại NLKH là sử dụng các bộ phận cấu thành
Trang 15này như là một căn cứ” Dựa trên những nguyên tắc cơ bản đó, lần đầu tiên tác giả
đã đề xuất một sơ đồ phân loại bao gồm 3 hệ thống có tính phổ biến nhất là hệ kết hợp giữa cây nông nghiệp và lâm nghiệp (nông-lâm); hệ cây lâm nghiệp và chăn nuôi (lâm-súc); hệ kết hợp cây nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi (nông-lâm-súc) Ngoài ra, còn có những cách kết hợp khác nhau như rừng-nuôi ong; rừng cây
đa tác dụng, rừng-nuôi trồng thủy sản…tạo nên những “biến thể” trong thực tiễn phát triển NLKH ở một số nơi mà điều kiện sinh thái cho phép Trong 3 hệ thống chính, tùy theo loài cây, loài con trong thành phần của từng hệ thống đó sẽ hình thành nên các hệ NLKH cụ thể hơn Sơ đồ phân loại NLKH được minh họa tại hình 1.1 dưới đây
Hình 1.1 Sơ đồ phân loại các hệ NLKH theo cấu trúc thành phần
(Theo P.K R.Nair, 1993)
Từ tiếp cận này, P.Nair cho rằng đơn vị phân loại cơ bản nhất là các hệ thống, dưới đó là các phương thức NLKH hay là các mô hình NLKH cụ thể Theo cách tiếp cận trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng hệ thống phân loại NLKH cụ thể và có nhiều cải tiến với những tên gọi rất khác nhau nhưng có một
Trang 16điểm chung nhất là hệ thống này đều được coi là một hệ thống canh tác (HTCT) hoàn chỉnh
Như đã đề cập tại phần xu hướng phát triển của NLKH, loại hình sử dụng đất này không chỉ có ở các nước nông nghiệp mà còn ở các nước công nghiệp Tại các nước này, NLKH vẫn tồn tại và đã hình thành nên những HTCT vững bền cả về phương diện kinh tế và sinh thái Ở Mỹ chẳng hạn, NLKH về cơ bản được phân loại thành 5 hệ thống chính: i).Trồng cây theo hàng (alley cropping); ii) Lâm-súc (silvopasture); iii) Canh tác dưới tán rừng (forest farming/multistory cropping); iv) Rừng hành lang ven bờ (riparian forest buffers) và rừng chắn gió cho nông nghiệp, chống tiếng ồn, bụi công nghiệp…
Việc phân loại NLKH thành những hệ cơ bản đó không chỉ là cơ sở cho công tác quản lý và phát triển hệ thống một cách bền vững mà còn từ những đơn vị phân loại này người ta có thể có được các căn cứ để đánh giá hiệu quả của NLKH trên tất cả các phương diện như hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái (môi trường), hiệu quả xã hội…
1.1.3 Đánh giá hiệu quả của NLKH
NLKH như đã đề cập trong phần khái niệm là một hệ thống kinh tế-sinh thái
do con người thiết lập và quản lý Do đó, để đánh giá hiệu quả của NLKH không chỉ thuần túy là đánh giá về một khía cạnh kinh tế hay môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Theo P.K.R Nair (1987)[29], quan điểm chung khi đánh giá hiệu quả NLKH là quan điểm tổng hợp, đa ngành và dựa trên nguyên tắc đánh giá về khả năng sản xuất (hiệu quả kinh tế); tính bền vững cho sản xuất (hiệu quả sinh thái) và khả năng chấp nhận (hiệu quả xã hội) Qua đó, các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả NLKH phải được xây dựng dựa trên những thành tố này Dưới đây là những nguyên tắc và hiểu biết chung nhất trong đánh giá hiệu quả của NLKH
1.1.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế
Theo Brendan George (2009)[25], đánh giá hiệu quả kinh tế (HQKT) trong NLKH, xét về bản chất là phân tích một dự án đầu tư trong nông-lâm nghiệp Bởi vậy, phương pháp đánh giá thường được phân tích trên hai phương diện:
Trang 17- Phân tích tài chính: Là sự đánh giá khả năng sinh lợi từ các nguồn lực đầu
tư (vốn, công lao động và nguyên vật liệu…đầu vào của NLKH)
- Phân tích kinh tế: Trong đánh giá NLKH, phân tích kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng; bao hàm không chỉ hiệu quả kinh tế từ khả năng sinh lợi của việc đầu tư
mà còn cả những hiệu quả kinh tế từ góc độ bảo vệ môi trường (che phủ đất, giữ đất, giảm xói mòn, chắn gió…) và hiệu quả về mặt xã hội (hiệu quả tạo việc làm, thu nhập…) (Anthony Young, 1987, 1997) [22, 24] Như vậy, “…phân tích kinh tế chính là việc đánh giá những hiệu quả xã hội thu được từ việc đầu tư nguồn lực…” (Anthony Young, 1990 [23] và Paul.D.K, 1990) [33] Phân tích kinh tế bao gồm cả
“những hiệu quả trực tiếp xác định thông qua trao đổi, mua bán trên thị trường và
do đó hàm chứa cả yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội” (Sassone P.G và Schaffer N.A,1978) [35]
1.1.3.2 Đánh giá hiệu quả tổng hợp
Từ những phân tích trên, sẽ là phiến diện khi đánh giá hiệu quả NLKH chỉ xem xét trên việc đánh giá các lợi ích hay hiệu quả đem lại từ khả năng sinh lời trong đầu tư hay hiệu quả về bảo vệ đất, tăng độ che phủ và tạo công ăn việc làm cho nông hộ Với quan điểm cho rằng hệ NLKH là một hệ thống kinh tế-sinh thái-nhân văn như đã nêu trên, việc đánh giá NLKH phải luôn được xem xét và phân tích trên quan điểm này Năm 1994, Walfredo Raquel Rola (dẫn theo Karl Friedrich
và David Norman, 1994 [28]; John Dixon và Aidan Gulliver, 2001) [27] đã đề xuất phương pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp của một phương thức canh tác hay một hệ thống sử dụng đất thông qua việc tính toán chỉ số hiệu quả canh tác (Ect- Effective Indicator of Farming System) của hệ thống đó
Phương pháp tính Ect của W.R.Rola (1994) là phương pháp có thể áp dụng
để tính hiệu quả tổng hợp cho các hệ thống NLKH Có thể đưa tất cả các tiêu chí, chỉ báo định lượng vào tính toán, cũng có thể thảo luận với người dân chỉ lựa chọn một số tiêu chí, chỉ báo của hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường vào tính Ect
Trang 18Trong tính toán Ect, nếu hệ thống NLKH nào có hệ số này càng gần trị số 1,
hệ thống đó sẽ càng có hiệu quả cao
Tiếp cận phương pháp này nhiều tác giả của các nước trong mạng lưới SEANAFE như Thái Lan, Lào, Indonesia, Philippines và Việt Nam cũng như nhiều tác giả khác trên thế giới áp dụng Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhất là các công trình nghiên cứu của ICRAF theo hướng này đưa ra những kết quả đánh giá hiệu quả NLKH có giá trị khoa học và thực tiễn rất cao (theo Võ Hùng, 2009) [20]
Do tính phổ biến, tính đúng đắn và chưa thể thay thế của phương pháp đánh giá hiệu quả NLKH như đã nêu nên các kết quả nghiên cứu theo hướng này trên thực tế rất đa dạng và phong phú
1.2 Nông lâm kết hợp ở Việt Nam
1.2.1 Lịch sử và xu hướng phát triển NLKH ở Việt Nam
1.2.1.1 Lịch sử phát triển NLKH ở Việt Nam
Canh tác NLKH đã có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước, v.v Làng truyền thống của người Việt cũng có thể xem là những hệ thống NLKH bản địa với nhiều nét đặc trưng về cấu trúc và các dòng chu chuyển vật chất và năng lượng (Trần Đức, 1998) [18] Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, song song với phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái Vườn - Ao - Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ
và lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thể khác nhau thích hợp cho từng vùng địa lý-sinh thái Sau đó, dưới áp lực về dân số và thiếu đất canh tác, các hệ thống Rừng -Vườn - Ao - Chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh ở các khu vực dân
cư trung du, miền núi phía Bắc và cả Tây Nguyên Các hệ thống rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển ở vùng duyên hải các tỉnh cả ba miền Bắc, Trung, Nam (Bảo Huy, Võ Hùng, 2011) [21] Các dự án tài trợ quốc tế cũng giới thiệu một số mô hình canh tác trên đất dốc (SALT)2 từ kết quả thử nghiệm tại Viện
Trang 19
nghiên cứu tái thiết nông thôn ở Philippines (IIRR)3, (Phạm Quang Vinh, Phạm Xuân Hoàn, Kiều Trí Đức (2005) [12] Trong những thập niên gần đây, nông lâm kết hợp được xác định là “giải pháp hữu hiệu” để phát triển nông thôn bền vững ở các khu vực có tiềm năng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước Việt Nam Điều này được thể hiện thông qua quá trình thực hiện chính sách định canh định cư, vùng kinh tế mới và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại… đều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển NLKH tại Việt Nam Gần đây hơn
là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới… Các thông tin, kiến thức về NLKH cũng đã được một số nhà khoa học, tổ chức tổng kết được những góc độ khác nhau Điển hình là các ấn phẩm của của Phạm Văn Vang (1981) [13], Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998) [15], Trần Đức Viên (2002) [17] Về việc xem xét và phân tích các hệ sinh thái nông nghiệp vùng trung du miền Bắc trên cơ
sở tiếp cận sinh thái nhân văn Các tác giả Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2005) [6] đã tổng kết các mô hình NLKH và đánh giá rõ vai trò của NLKH trong
sử dụng đất ở Việt Nam và trong công cuộc phát triển nông thôn Các hệ thống nông lâm kết hợp điển hình trong nước đã được tổng kết bởi FAO và IIRR, 1995, cũng như đã được mô tả trong ấn phẩm của Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, Vụ KHKT (Bộ Lâm nghiệp, 1987) dưới dạng các “mô hình” sử dụng đất đã có một công trình tổng quan rất tốt về hiện trạng nông lâm kết hợp và lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là về các chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển nông lâm kết hợp (dẫn theo Lê Thị Tuyết Anh, 2009) [4] Tuy nhiên các tư liệu nghiên cứu về tương tác giữa phát triển nông lâm kết hợp với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh (vi mô và vĩ mô) vẫn còn phân tán và ít nhiều còn thiếu tính khái quát
Năm 1999, Việt Nam cùng 4 nước ASEAN (Indonesia, Philippines, Lào, Thái Lan) có sáng kiến thành lập mạng lưới giáo dục và đào tạo NLKH (SEANAFE)4 Tổ chức này đặt mục tiêu phát triển NLKH qua đó cải thiện sinh kế
và quản lý sử dụng đất một cách bền vững cho những người làm NLKH tại mỗi quốc gia thông qua giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học Có nhiều hoạt động
3 International Institute for Rural Reconstruction
Trang 20khác nhau đã và đang được các nước thành viên mạng lưới triển khai thực hiện; trong đó có những thành tựu về NLKH ở Việt Nam đã được tổng hợp và chia sẻ trong mạng lưới này (www.seanafe.org/htlm)[44]
1.2.1.2 Xu hướng phát triển của NLKH tại Việt Nam
Cho đến nay, ở Việt Nam nguồn tư liệu nghiên cứu, đánh giá hoạt động NLKH rất đa dạng và phong phú trên nhiều khía cạnh khác nhau như: lược sử phát triển, các nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm bản địa trong NLKH, các mô hình trình diễn, các nghiên cứu bổ sung từ hỗ trợ của các dự án trong và ngoài nước…ở các qui mô và vùng miền khác nhau Tuy nhiên, trong những nguồn thông tin trên hiện không có nhiều tư liệu đề cập tới xu hướng phát triển của NLKH qua thực tiễn rất
đa dạng và phong phú này
Về phương diện chính sách và các cơ sở pháp lý liên quan đến phát triển NLKH thể hiện tương đối rõ xu hướng này Nếu như trước thập niên 60-70 của thế
kỷ XX, NLKH hoàn toàn tự phát và manh mún thì sau khi “đổi mới”, NLKH được chú ý và từng bước thể hiện trong các văn bản pháp qui của Nhà nước Trước hết phải kể đến 3 đạo Luật cao nhất và quan trọng nhất liên quan đến sử dụng đất nông-lâm nghiệp là Luật Đất đai (2003), Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) và Luật Bảo vệ môi trường (2005) Theo đó là các văn bản dưới Luật như các Nghị định, Nghị quyết, Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án phát triển thể hiện rất rõ các khía cạnh hỗ trợ cho thúc đẩy phát triển NLKH như các chính sách về đất đai, các chính sách về khuyến nông, khuyến lâm, định canh định cư, về thị trường nông-lâm sản…và gần đây là các chính sách liên quan đến vấn đề xây dựng nông thôn mới, vấn đề “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn)…Tất cả những chính sách này đều có những nội dung hướng tới mục tiêu phát triển NLKH bền vững theo xu hướng chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa những sản phẩm thu được từ NLKH
Như vậy, theo định hướng trên NLKH sẽ không còn là các hệ thống canh tác
ở qui mô hộ riêng lẻ mà phải phát triển ở qui mô trang trại lớn (có tích tụ đất), qui
mô lưu vực hay cấp độ cảnh quan (Võ Hùng, Bảo Huy, Nguyễn Thị Thanh Hương,
Trang 212011[21]; Phạm Xuân Hoàn, 2012)[10] Trong dự báo về xu hướng phát triển của NLKH và của kỹ thuật lâm sinh trong NLKH với mục tiêu cung cấp gỗ ở Việt Nam, Phạm Xuân Hoàn (2010, 2012) [10,11] đã nhận định là quá trình hoàn thiê ̣n NLKH trên thế giới nói chung và ở Viê ̣t Nam nói riêng có thể được khái quát thành ba giai đoa ̣n:
- Giai đoa ̣n thứ nhất là giai đoa ̣n sản xuất NLKH sơ khai (primary stage)
trong đó du canh (shifting cultivation) và vườn nhiều tầng (multi-storey garden) là
một trong những điển hình về mô ̣t hê ̣ thống canh tác theo mu ̣c đích tự cung tự cấp (subsistance farming)
- Giai đoa ̣n thứ hai là giai đoa ̣n mang tính chuyển tiếp (transition tree
growing stage) Giai đoạn này là giai đoạn phát triển và hoàn thiện về kỹ thuật NLKH phát triển dựa trên quan hê ̣ sử du ̣ng đất (landuse-based agroforestry), trong đó cây gỗ lâu năm trong hê ̣ thống là mu ̣c tiêu chính Trang tra ̣i và các phương thức canh tác trên đất dốc (SALTs) là những ví du ̣ minh ho ̣a cho giai đoa ̣n “quá đô ̣” này và đây là giai đoa ̣n dài nhất trong li ̣ch sử phát triển của NLKH Ở giai đoạn
này, người ta có thể nhâ ̣n thấy sự kéo dài của mô ̣t số phương thức canh tác của giai đoa ̣n trước nhưng cũng có thể nhâ ̣n thấy mầm mống của các phương thức canh tác
củ a giai đoa ̣n sau xuất hiê ̣n
- Giai đoa ̣n thứ ba là giai đoa ̣n “đỉnh cực” (climax stage) và đây sẽ là hê ̣
thống mà kỹ thuật NLKH trong tương lai cần hướng đến Giai đoa ̣n này không có
nghĩa là giai đoa ̣n ta ̣o ra sản phẩm nông-lâm nghiê ̣p cao nhất mà hàm ý của “cao đỉnh” này là sự ổn đi ̣nh và bền vững dựa trên những nguyên tắc, nền tảng chung nhằm bảo vê ̣ môi trường sinh thái (environment-based agroforestry) Điển hình cho giai đoa ̣n này là nông nghiê ̣p rừng (agroforest/forest farming…), NLKH qui mô
cảnh quan (landscape agroforestry), nông lâm súc (silvo-pastural agroforestry) Đây chính là giai đoạn NLKH phát triển cân bằng, hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế
và môi trường sinh thái
1.2.2 Phân loại NLKH ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trên cơ sở kết quả tổng kết các thành tựu về nghiên cứu NLKH cũng như tổng kết từ thực tiễn và tham khảo cách tiếp cận phân loại NLKH trên thế
Trang 22giới, đã có nhiều tác giả tiến hành phân loại NLKH ở Việt Nam phục vụ cho công tác quản lý và nhân rộng hoạt động này Trong đó đáng chú ý hơn cả là nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2005) [6], đã phân chia các vùng địa lý-sinh thái của NLKH và từ đó tiến hành phân loại các hệ thống canh tác NLKH (dưới đây gọi tắt là hệ NLKH) Cụ thể:
- Vùng ven biển: Với các loài cây ngập mặn, chịu phèn, chống cát di động
- Vùng đồng bằng: Các mô hình Vườn - Ao - Chuồng (VAC), trồng cây phân tán, đai xanh phòng hộ…
- Vùng đồi núi và trung du: Các mô hình Vườn - Rừng (VR); Rừng - Vườn - Chuồng (RVC); trồng rừng kết hợp nuôi ong lấy mật (R - O); các mô hình SALT chống xói mòn bảo vệ đất…
- Vùng núi cao: Chăn thả dưới tán rừng (lâm-súc), làm ruộng bậc thang; SALT và rừng phòng hộ đầu nguồn, R-VAC và R-VAC-Rg…
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn khi xây dựng nguyên tắc cũng như phương pháp phân loại NLKH, nhiều tác giả đã phân tích mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố trong hệ canh tác NLKH gồm: cây nông nghiệp (cây thân thảo ngắn ngày, cây ăn quả ); cây lâm nghiệp/công nghiệp (cây gỗ, tre trúc, cau dừa… sống lâu năm) và vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản, ong…thậm chí cả động vật hoang dã
đã được thuần hóa) Mối liên hệ và “kết hợp chéo” giữa các thành tố này là cơ sở hình thành nên các hệ NLKH ở Việt Nam
Toàn bộ hệ thống phân loại này có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:
Trang 23Hình 1.2 Hệ thống phân loại NLKH tại Việt Nam
Theo Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2005)
Trong từng hệ canh tác trên, tùy theo thành phần loài cây trồng, vật nuôi và
cơ cấu ngành nghề như: nông nghiệp (ruộng, vườn…), lâm nghiệp (rừng) hay chăn nuôi (chuồng, ao ), hệ sẽ được chia thành các kiểu/mô hình canh tác khác nhau Về
nguyên tắc chung, tên gọi của các kiểu hay mô hình sẽ được dựa vào cơ cấu đó
1.2.3 Đánh giá hiệu quả của NLKH ở Việt Nam
Đánh giá hiệu quả của NLKH là một tiến trình phức tạp bởi nó được hợp thành từ nhiều thành tố khác nhau, giữa chúng lại có những mối quan hệ tương tác qua lại với nhau và với môi trường sinh thái Điểm quan trọng khi đánh giá hiệu quả của NLKH là phải xác định được các tiêu chí, chỉ số cụ thể có thể lượng hóa, đo đếm được Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá hiệu quả đôi khi vẫn phải dựa trên những chỉ báo có tính định tính bởi trong NLKH những chỉ báo này lại có tính ưu việt hơn trong việc nắm bắt những thay đổi trong hệ thống Trong trường hợp như vậy, cần tiếp cận theo phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA)
Ứng dụng và phát triển phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế theo phương pháp “động” để phân tích chi phí và thu nhập (CBA: Cost Benefit Analysis) trong sản xuất nông lâm nghiệp, ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, ở Việt Nam đã có
Cây nông nghiệp
thân thảo sống hàng
năm, cây ăn quả…
Cây lâm nghiệp thân gỗ sống lâu năm
Vật nuôi: gia súc, gia cầm, thủy hải sản, ong…
Trang 24nhiều tác giả tiếp cận phương pháp này (Hoàng Liên Sơn, 1012)[3] Trong lĩnh vực Lâm nghiệp có thể kể đến các công trình của các tác giả như Đỗ Doãn Triệu (1995), Nguyễn Trần Quế (1995), Nguyễn Ngọc Mai (1996)…đã hoàn thử nghiệm và hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả quản lý các dự án đầu tư…trong các doanh nghiệp quốc doanh Sau giai đoạn này, CBA đã trở thành phổ biến trong đánh giá hiệu qủa đầu tư của các dự án, chương trình trồng rừng trong hoạt động nghiên cứu, kinh doanh…trong lâm nghiệp
Trong NLKH, đã có nhiều tác giả tiếp cận phương pháp CBA để đánh giá hiệu quả sử dụng đất Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của hệ canh tác NLKH, việc tiếp cận theo CBA như đã phân tích ở nội dung trước là điều kiện cần nhưng chưa đủ khi đánh giá NLKH Bởi vì, hiệu quả kinh tế mà CBA đưa ra mới chỉ là một trường hợp đặc biệt của chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nói chung Phần lớn các tác giả ở Việt Nam khi đánh giá hiệu quả NLKH đều tiếp cận theo phương pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp Có thể tóm tắt một số công trình mang tính đại diện gần đây nhất như sau:
Năm 1997, Võ Hùng [19] đã đánh giá hiệu quả kinh tế-sinh thái mô hình NLKH Cà phê-Quế-Keo tại Ðắc Lắc Kết quả cho thấy khá rõ ảnh hưởng tương tác giữa 3 loài cây trồng này là những kết quả tương tác “dương”, tức là hỗ trợ có lợi cho sinh trưởng của Quế, Keo và năng suất Cà phê Đây chính là cơ sở để tác giả đề xuất nhân rộng mô hình này trên địa bàn Tây Nguyên
Lê Thị Tuyết Anh (2009) [4] đã áp dụng phương pháp tính Ect tại các mô hình NLKH tại vùng hồ Hòa Bình và nhận thấy từ việc đánh giá này đã chỉ ra được hiệu quả của các mô hình chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH là tốt hơn cả
Tác giả Nguyễn Anh Dũng (2011) [7] đã chỉ rõ hiệu quả của NLKH trong việc giảm các áp lực vào rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà và từ đó đề xuất được những giải pháp về kỹ thuật, về kinh tế-xã hội cho phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn
Gần đây hơn là công trình của Đàm Quang Vinh (2012) [2] cũng bằng phương pháp đánh giá Ect, tác giả đã so sánh hiệu quả tổng hợp của các hệ thống NLKH tại huyện Võ Nhai (Thái Nguyên); qua đó lựa chọn các hệ thống có Ect xấp xỉ bằng 1 là những hệ thống được đề xuất nhân rộng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trang 25Hoàng Liên Sơn (2012) [3] khi nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế-xã hội vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình cho các hộ gia đình cũng đã kết luận rằng, hiệu quả tổng hợp thông qua đánh giá Ect từ NLKH cho phép nông dân phát triển sinh kế một cách ổn định hơn các loại hình sử dụng đất khác
Ngoài ra, có thể cần kể đến một số công trình của các tác giả như Trần Đức Viên(2002) [17], Ngô Đình Quế và cs (2001) [5], Nguyễn Anh Đức (2012) [8], Ninh Văn Chương (2012) [9] …là những công trình nghiên cứu tương đối sâu sắc
về hiệu quả của NLKH ở các khía cạnh sử dụng đất dốc, sử dụng đất sau nương rẫy, trang trại…ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam như Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Bắc và vùng duyên hải ven biển… Phần lớn các công trình này đều tiếp cận đánh giá hiệu quả tổng hợp của những mô hình canh tác trong sử dụng đất của NLKH
1.3 Nông lâm kết hợp ở nước CHDCND Lào
1.3.1 Lược sử hình thành và phát triển NLKH ở Lào
Sau khi nước CHDCND Lào được thành lập, những tiến bộ mới về mọi mặt trong phát triển kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào đã được ghi nhận trong đó có lĩnh vực nông nghiệp Có thể sơ bộ xác định sự phát triển của NLKH qua các mốc thời gian quan trọng như sau:
(1) Giai đoạn trước năm 1986
Giai đoạn này ở Lào NLKH hoàn toàn tự phát và chủ yếu phục vụ cho các mục tiêu tự sản tự tiêu NLKH không được chú ý phát triển bởi nhiều lý do khác nhau trong đó quan trọng nhất là Nhà nước chưa định hình được chính sách phát triển về nông nghiệp và quản lý sử dụng đất đai
(2) Giai đoạn 1986-1994
Đây là giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đổi mới chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nên kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa giống như ở Việt Nam Trong giai đoạn này NLKH đã được chú ý nhưng chưa được phát triển,
số dạng mô hình còn ít, chỉ xuất hiện một số mô hình Rừng-Vườn- Ruộng Rg); Vườn-Ruộng, với đặc điểm sau:
Trang 26(R-V Về cơ cấu cây(R-V con: Trong mô hình, rừng là rừng tự nhiên nghèo; ruộng chủ yếu là cây lúa; vườn cây tạp gồm cây ăn quả, rau màu, gia vị…; vật nuôi chủ yếu là gia cầm Sử dụng giống địa phương, năng suất thấp
- Về qui mô: Quy mô của mô hình nhỏ ở cấp độ hộ gia đình, cây trồng vật nuôi… năng suất không cao chỉ đủ cho nhu cầu lương thực, thực phẩm của hộ theo hướng tự cung tự cấp
- Về đầu tư: Đầu tư cho mô hình rất hạn chế; chủ yếu dựa vào sức lao động Hiệu quả kinh tế thấp do sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính; tiêu thụ sản phẩm thừa rất khó khăn
(3) Giai đoạn từ 1994 đến nay:
Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của các chính sách mới Mặc dù, trước
đó vào tháng 10-1989 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/CT-HĐBT về quản
lý sử dụng đất và tài nguyên rừng nhưng chính sách có tác động tạo ra sự thay đổi lớn đầu tiên ở nước CHDCND Lào là Nghị định 79/TTg-CP ra ngày 19/01/1997 [40] Trong Nghị định đã quy định rõ quyền sở hữu của nhà nước về tài nguyên rừng, cấm các hành động chặt phá rừng, làm nương rẫy ở các khu vực đầu nguồn,
sử dụng tài nguyên rừng theo phong tục tập quán và việc khuyến kích trồng rừng và làm NLKH trong hộ ra đình có hướng tự cung tự cấp tránh khỏi sự phá rừng trên đất nước Lào Những tiến bộ mới là:
- Giao rừng và đất rừng cho hộ gia đình quản lý, sử dụng và sản xuất lâu dài từ 2-5 ha và giao khoán rừng cho cộng đồng (thôn bản) quản lý, sử dụng và bảo vệ từ 100-500ha/hộ Cho phép dân có quyền thừa kế, chuyển đổi rừng và đất rừng đã giao
- Chấp nhận quyền quản lý, sử dụng của tập thể, hộ gia đình, cá nhân đã trồng, phục hồi rừng hoặc sản xuất nông lâm nghiệp khác trên diện tích rừng nghèo, đồi núi trọc, bằng lao động và nguồn giống của họ
Với những chính sách mới cùng với sự hỗ trợ từ nhiều dự án phát triển nông thôn thì kinh tế NLKH trở nên phổ biến và mang đặc điểm sau:
Trang 27- Đa dạng hóa được các mô hình NLKH như: VAC-Rg; R-VAC-Rg; VAC- SALT; theo đó đa dạng hóa được giống cây trồng, vật nuôi…
- Quy mô diện tích khá lớn theo hướng trang trại và có những mô hình tích
tụ đất nhằm mục tiêu sản xuất hàng hoá…
- Đầu tư cho các mô hình lớn hơn, ổn định hơn và hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn trước
- Các mô hình áp dụng các kỹ thuật sản xuất cao, bố trí mô hình hợp lý hơn, phương thức kết hợp đa dạng, các biện pháp thâm canh, áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất
1.3.2 Quá trình hoàn thiện các chính sách liên quan đến phát triển NLKH ở nước CHDCNH Lào
Cũng như ở Việt Nam, tại nước CHDCND Lào quá trình hoàn thiện các chính sách liên quan đến phát triển NLKH được dựa trên việc xem xét các văn bản pháp qui liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông-lâm nghiệp
Tháng 10 năm 1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Lào đã ban hành Nghị định số 117/CT-HĐBT về việc quản lý, sử dụng đất và tài nguyên rừng Nghị định
đã nhận định phải bắt đầu thử nghiệm và tiến hành giao đất khoán rừng
Tháng 10/1994 Thủ tướng Chính phủ Lào đã đã ban hành Nghị định số 186/TTCP về việc giao đất lâm nghiệp quản lý sử dụng và sản xuất lâu dài, khoán rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ và sử dụng Nghị định này làm cơ sở cho việc khuyến khích cho người dân trồng rừng và làm NLKH bền vững (Bupha Latsami, 2010) [41]
Tiếp đến là sự ra đời của các Luật lâm nghiệp (1996)[37]; Luật đất đai (1997) [38] Hai luật này đã quy định: rừng và đất rừng là tài sản quốc gia thuộc quyền sở hữu của Nhà nước do Nhà nước quản lý Nhà nước giao cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân sử dụng hợp lý (điều 5 của Luật Lâm nghiệp); giao khoán và cho các doanh nghiệp quản lý, bảo vệ phát triển và khai thác (Luật Lâm nghiệp, điều 26) Tập thể, hộ gia đình, cá nhân mà Nhà nước đã giao cho quản lý bảo vệ rừng được hưởng lợi từ việc dùng gỗ và lâm sản ngoài gỗ (điều 7) Nhà nước cho phép sử dụng đất nông nghiệp hợp lý theo quy hoạch, sử dụng đúng mục đích và lâu
Trang 28dài (Luật đất đai, điều 17)… Đây là những đạo luật làm cơ sở pháp lý cho phép phát triển NLKH tại Lào
Theo đó, một loạt các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ đã cụ thể hóa hai đạo luật trên như Nghị định số 79/TTg ngày 19/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định về việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, quyền sở hữu của Nhà nước về tài nguyên rừng, bảo tồn thiên nhiên, khai thác gỗ…khuyến khích trồng rừng và làm NLKH trong hộ gia đình theo hướng tự cung, tự cấp nhằm ngăn chặn phá rừng trên đất nước Lào [40]
Những chính sách trên của Nhà nước Lào đã đảm bảo quyền bình đẳng và nghĩa vụ, bảo hộ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của người dân được giao rừng và đất rừng Vì vậy đã khuyến khích nông dân nhận đất, nhận rừng
để sản xuất phát triển kinh tế trong gia đình Công tác giao đất giao rừng đến nay đã được triển khai thực hiện ở tất cả các tỉnh trong toàn quốc là tiền đề cho phát triển NLKH tại Lào cũng như ở tỉnh Luangprabang
1.4 Một số nhận xét và bình luận
Qua những thông tin được tổng hợp trên cho thấy:
(1) NLKH là một phương thức canh tác (PTCT) quan trọng trong không chỉ phát triển sinh kế của người dân mà còn là một PTCT đảm bảo được tính bền vững trong sử dụng đất và tài nguyên rừng ở các nước đang phát triển trong
sự phân hóa khá rõ về sự phát triển kinh tế-xã hội giữa vùng cao và vùng thấp trong
đó NLKH là một hoạt động cần được đánh giá, nghiên cứu
Trang 29Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất về kinh tế của một số mô hình
nông lâm kết hợp phổ biến tại Ban Pano, huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang,
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- Đề xuất các giải pháp sử dụng mô hình NLKH ta ̣i khu vực nghiên cứu
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại
Ban Pano, huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào
- Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện hạn chế về thời gian và một số yếu tố
khác, đề tài chỉ tiến hành đánh giá hiê ̣u quả kinh tế một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến ở cấp hộ gia đình tại Bản Pano,huyện Luangprabang, tỉnh
Luangprabang, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
2.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn đặt ra một số nội dung nghiên cứu sau:
+ Xác định, phân loại và lựa chọn mô hình NLKH tại khu vực nghiên cứu
+ Phân tích cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong các mô hình được lựa chọn
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình NLKH đã lựa chọn
+ Đề xuất giải pháp phát triển các mô hình nông lâm kết hợp hiệu quả và bền vững
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp luận
Quan điểm về mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế với hệ canh tác theo mô hình nông lâm kết hợp;Quan điểm tiếp cận mô hình, Quan điểm sinh thái - nhân văn và tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu
2.4.2 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
a) Chọn điểm nghiên cứu:
Trang 30- Sau khi tiến hành phân loại các hệ thống nông lâm kết hợp chính ở địa phương tiến hành lựa chọn một số mô hình có tính đại diện, phổ biến ở địa phương
- Thu thập thông tin và số liệu điều tra hiện trường:
Kế thừa các số liệu và tài liê ̣u liên quan đến luâ ̣n văn: điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hô ̣i khu vực nghiên cứu Các tài liệu được thu thập tại các phòng như: địa chính, quan trắc khí tượng, phòng lao động thương binh kết hợp với quan sát thực tế cũng như các tài liệu liên quan
b) Điều tra chi tiết tại mỗi mô hình:
* Phương pháp phỏng vấn hộ để thu thập các thông tin về:
- Đặc điểm kinh tế của nông hộ: loại kinh tế hộ, cơ cấu các loại đất đai, cơ cấu thu nhập kinh tế hộ, số nhân khẩu, thành phần dân tộc,
- Lịch sử xây dựng, kết cấu và kĩ thuật canh tác của mỗi mô hình
- Điều tra chi phí thu - nhập của mỗi mô hình tính từ lúc thiếp lập mô hình đến thời điểm điều tra (theo mẫu biểu sau):
Mẫu biểu điều tra chi phí thu nhập của mô hình nông lâm kết hợp
Khoản
chi
số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Khoản chi
số lượng
Đơn giá
Thành tiềnThứ
nhất
* Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ngoài hiện trường
Sử dụng các công cụ PRA để thu thập các thông tin và số liệu
Trang 31Phỏng vấn bán định hướng
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan: Quá trình điều tra,
phỏng vấn được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với những câu hỏi mở (có mẫu kèm theo) Đối tượng phỏng vấn trực tiếp được chia thành 2 nhóm sau:
+ Cán bộ cụm, thôn: Phỏng vấn 1-2 cán bộ cụm và trưởng thôn của mỗi xóm Nội dung phỏng vấn chủ yếu là đặc điểm tự nhiên, kinh tế của làng, chính sách áp dụng từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, sự hỗ trợ của chính quyền đối với người dân + Các hộ gia đình: Các hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên với 30 hộ trong cụm theo tiêu chí hộ giàu, trung bình và nghèo
2.4.3 Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu
2.4.3.1 Đánh giá về kinh tế
Đối với hoạt động sản xuất lâm nghiệp thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu quan trọng nhất, đó là hiệu quả tổng hợp của tất cả các phương thức canh tác trong mô hình đó Hiện nay hiệu quả kinh tế thường được đánh giá bằng phương pháp động của tổ chức lương thực thế giới (Soang, H-1988) Phương pháp này coi các yếu tốt chi phí và thu nhập có mối quan hệ với mục tiêu đầu tư và chịu tác động mạnh của nhân tố thời gian Hay nói cách khác là mọi chi phí và thu nhập đã được quy về thời điểm hiện tại, do đó đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động sản xuất Đánh giá hiệu quả kinh
tế là chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất lượng sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế là:
Phương pháp tính các chỉ tiêu về kinh tế: các số liệu được tính bằng các hàm kinh tế như sau:
+ Phương pháp tĩnh:Coi các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập tương đối và
không chịu tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động giá trị đồng tiền Phương pháp này áp dụng tính toán cho các mô hình canh tác cây ngắn ngày:
P = TN - CP,
Trong đó: P: Lợi nhuận; TN: Thu nhập; CP: Chi phí
Trang 32Đối với phương pháp này, nếu giá trị tính toán P > 0 thì mô hình canh tác đó
có hiệu quả kinh tế và ngược lại
+ Phương pháp động: Xem xét chi phí và thu nhập trong mối quan hệ với
mục tiêu đầu tư, thời gian, giá trị đồng tiền Phương pháp này được áp dụng tính toán cho các mô hình canh tác cây lâu năm Bao gồm các chỉ tiêu:
* Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng NPV: Là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi
phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại
C B NPV
Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng)
Bt : Giá trị thu nhập ở năm t (đồng);
r : Tỉ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)
T: Là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác NPV > 0 : Sản xuất có lãi, NPV < 0 : Sản xuất bị lỗ, NPV =
0 : Sản xuất hòa vốn NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao
*Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: Là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư
có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu IRR chính là tỷ lệ chiết khấu,
tỷ lệ này làm cho NPV = 0 tức là khi:
r
C B
0
0
IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng sớm IRR > r
có lãi; IRR < r hòa vốn
* Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR: Là hệ số sinh lãi thực tế phản ánh chất
lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất
Trang 33CPV BPV
r C r
B
t
t t
n
t
t t
)1(
Trong đó: BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/đồng)
BPV là giá trị hiện tại củ thu nhập (đồng)
CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng)
Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào đó BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại BCR < 1 thì kinh doanh không có hiệu quả Theo thực tế, BCR 1,5 thì phương án chắc chắn sẽ an toàn
2.4.3.2 Phương pháp phân tích đánh giá
Thông qua phân tích SWOT SWOT là chữ viết tắt của 4 từ tiếng anh như: S (Strengths) - Điểm mạnh, W (Weekness) - Điểm yếu, O (Opportunities) - cơ hội, T (Threats) – thách thức
Phỏng vấn thu thập thông tin rồi phân loại vào 4 trường theo mẫu biểu
Công cụ này giúp chúng ta nhận ra được tình huống hiện tại (mang tính chất chủ quan nội tại) và đánh giá được chiều hướng có thể xảy ra trong tương lai (có tính chất khách quan, do tác động bên ngoài)
2.4.3.5 Đề xuất một số giải pháp
Việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả tổng hợp hệ thống sử dụng đất là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn, đề xuất phương án sử dụng đất bền vững
Trang 34Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1 Điều kiê ̣n tự nhiên
3.1.1 Vị tri ́ đi ̣a lý
Luangprabang là mô ̣t huyê ̣n thuô ̣c tỉnh Luangprabang To ̣a đô ̣ đi ̣a lý: Từ 2170’00’’N-2210’00’’N độ kinh đô ̣ đến 1700’00’’E-2300’00’’E Vĩ đô ̣
- Phía Bắc giáp huyê ̣n Park ou và huyê ̣n Park xeng
- Phía Nam giáp huyê ̣n Tỉnh Xayabuly và huyê ̣n Nan
- Phía Đông giáp huyê ̣n Phonxay và huyê ̣n Xiengngeun
- Phía Tây giáp huyê ̣n Chomphet
3.1.2 Đi ̣a hình, đi ̣a thế
Đi ̣a hình huyê ̣n Luangprabang phần lớn là đồi núi chiếm nhiều hơn đồng
bằng chỉ có khoảng 85% cho nên khó khăn về đất làm ruô ̣ng, có đô ̣ cao so với nước biển thấp nhất khoảng 260 mét và có đô ̣ cao nhất khoảng 2.257 mét
Có thế mô tả đi ̣a hình huyê ̣n Luangprabang có các da ̣ng như sau:
- Địa hình núi cao:Phân bố chủ yếu ở vừng phía Đông, phía Nam và phía Bắc
củ a huyê ̣n, Tỷ lê ̣ đá lô ̣ đầu lớnnhiều nơi thành từng cu ̣m, các loa ̣i đất hình thành trên
đi ̣a hình này có tầng dài từ 800 -2,257 m
- Địa hình núi thấp: Có đô ̣ cao dưới 800 m, phân bố ở phía Tây ở da ̣ng đi ̣a
hình có đô ̣ dốc và mức đô ̣ chia cắt phức ta ̣p, nhiều khu vực có đô ̣ dốc >25, độ chia
cắt ma ̣nh do đá lô ̣ đầu nhiều, tầng đất thường mỏng, mô ̣t số khu vực có đô ̣ dốc < 25độ chia cắt yếu lớn, tầng đất trung bình
- Địa hình thung lũng: Thung lũng nằm xen kẽ các dài núi Tâ ̣p trung nhiều nhất ta ̣i phía Tây Đi ̣a hình có đô ̣ dốc nhỏ khá bằng phằng Đất được hình thành chủ yếu do bồi tu ̣
Nhình chung các trên đi ̣a bàn huyê ̣n có các da ̣ng đía hình khác nhau đã tạo nên những loa ̣i đất khác nhau Do đó chi phối tới hướng sản xuất nông lâm nghiê ̣p trên đi ̣a bàn huyê ̣n
Trang 353.1.3 Khi ́ hậu
Khí hâ ̣u thời tiết của huyê ̣n Luangprabang thuô ̣c vùng khí hâ ̣u nhiê ̣t đới gió
mù a, khu vực nghiên cứu có đă ̣c điểm khí hâ ̣u thời tiết như sau:
- Nhiệt đô ̣ bình quân là 27oC
- Nhiệt đô ̣ bình quân cao nhất là 39oC
- Nhiệt đô ̣ bình quân thấp nhất là 15oC
- Mù a mưa bắt đầu từ tháng tư đến tháng mười và mùa khô bắt đầu 04 tháng
11 đến tháng 3 trên năm
- Lượng mưa bình quân hàng năm do được là 144,8 mm/năm
3.1.4 Sông suối:
Huyện Luangprabang có các con sông bao gồm: Năm khan, Năm sường, Năm Par, Năm Khong, Năm Đồng và các suối khác, Các sông suối có thể dùng cho việc trồng cho ̣t lúa nước, nuôi cá, hoa màu và sử du ̣ng khác
3.1.5 Ca ́ c nguyồn tài nguyên
3.1.5.1 Ta ̀ i nguyên đất
Dựa trên kết quả bản đồ thổ nhưỡng của huyê ̣n Luangprabang tỷ lê ̣ 1/250.000, điều tra xây dựng theo tiêu chuẩn phân loa ̣i đi ̣nh lượng của FAO-UNESCO Tổng diện tích tự nhiên của huyê ̣n là 2.146 km2 Diện tích đất trên được chia thành 5 nhóm sau :
- Nhó m đất phú sa (Fluvisols) : Diê ̣n tích 13,09 km2, chiếm 0,61 %, tổng diện tích tự nhiên Nhóm đất này thích hợp với cây ngắn ngày, đă ̣c biê ̣t là cây lương thực chủ yếu là lúa nước
- Nhó m đất Gley (Gleysols) : Diê ̣n tích 22,3 km2chiếm 1,04%, diê ̣n tích tự nhiên, phân bố ở các xã có đi ̣a hình thấp, nhóm đất này có tính hơi chua nhưng hàm lượng mùn, đa ̣m, lân và kali tổng số giàu, chủ yếu trống lúa nước, đất chắt, bí Vì
vậy trong canh tác cần chú ý tưới nước và bón lân, vôi cải ta ̣o đất
- Nhó m đất đen (Luvisols): có diê ̣n tích 396,3 km2chếm 18,47%, được hình thành ở vùng venchân núi đá vôi có đô ̣ dốc thấp phân bố ở bản Long Lau, Long Lăn, Tin Phar Đất tốt, có tính kiềm, giàu dinh dưỡng nhưng khi thiếu nước đất trai
Trang 36cứ ng , nứt nẻ làm giảm năng suất cây trồng
- Nhó m đất xám (Acrisols): Diê ̣n tích 1,588 km2chiếm 74% , diê ̣n tich tự nhiên, phân bố khắp các xã trên đi ̣a bàn huyê ̣n Đất có phản ứng chua Thành phần
cơ giới từ thi ̣t nhe ̣ đến thi ̣t nă ̣ng, đất nghèo dinh dưỡng Đây là đối tượng chính để trồng các loài cây nông lâm nghiê ̣p dài ngày Cần có biê ̣n pháp chống xói mòn và
bảo vê ̣ đất
- Nhó m đất đỏ (Ferralsols) : Có diê ̣n tích 126,2km2, chiếm 5,88 %, diê ̣n tích
tự nhiên, nhóm đất này là sản phẩm phong hoá của đá vôi Đất có thành phần cơ giớ i nă ̣ng, phản ứng của đất chua hoă ̣c ít chua , đất giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều cây trồng
3.1.5.2 Ta ̀ i nguyên nước
- Tài nguyên nước ngầm
Chưa thấy có tài liê ̣u điều tra khảo sát cu ̣ thế nào về tài nguyên nước ngầm ở khu vực nhưng qua thực tế sử du ̣ng của người dân, nước ngầm trong khu vực thường sâu có 6-20 m, chất lượng nước tốt Nhưng bên dưới có nhiều đá tảng, đá
cục khó đào để khai thác sử du ̣ng
- Tình hình sử dựng
Trong huyện tuy có những con sông, suối lớn nhưng khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất là rất ha ̣n chế Nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước ở các hồ chứa vànước sông, suối Về mùa khô tình tra ̣ng thiếu nước xảy
ra rất trầm tro ̣ng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế cũng như đới sống của đồng bào các dân tô ̣c trong vùng Do đó, trong thời gian tới cần có nhữ công trình nghiên cứu về khai thác nguồn nước từ suối ngầm, xây dựng thêm các “ hồ trao ‘’ đề dự trữ và cung cấp nước cho người dân trong vùng
Trang 37Thừ ng mơực, tre nứa, vầu tái sinh còn la ̣i chu yếu là đất trống tra ̣ng thái ( IA, IB
và tra ̣ng thái đất trống có cây rải rác IC )
- Khu vực phía Bắc và Đông-Bắc của huyê ̣n gồm: Đây là khu vực có đô ̣ che phủ của rừng cao nhất trong toàn huyê ̣n, khu vực này còn rừng tự nhiên với các loài cây quý hiếm như: tếch, Pơmu, Nhiếm
- Khu vực phía Tây của huyê ̣n gồm: Diê ̣n tích rừng tự nhiên còn ở mức trung
bình với các loài cây lấy gỗ và rừng vầu, tre nứa ở các khu vực ven trục giao thông chính, rừng trồng chủ yếu là cây tếch
- Khu vực phía Nam của huyê ̣n gồm: Do đía hình phực ta ̣p gồm các dãy núi
dất và núi đá vôi xen lẫn nên diê ̣n tích rừng còn ít và không tâ ̣p trung Thực vâ ̣t chủ
yếu là mô ̣t số loài cây bản đía như: kháo, Tông quá sủ, Vầu, Tre nứa, Lau lách
Ngoài tài nguyên rừng cuủa huyê ̣n có phải kể đến các loài cây có tác dụng tăng đô ̣ che phủ mă ̣t đất, chống xói mòn, rửa trôi như: cây công nghiê ̣p dài ngày( che) , cây ăn quả (xoài, hồng ), nghề nuôi ong đã góp phần không nhỏ vào kinh tế vườn rừng và góp phần nâng cao đô ̣ che phủ mă ̣t đất, ha ̣n chế xói mòn, rửa trôi
Góp phần đă ̣c lực cho viê ̣c bảo vê ̣ đất đai và cải thiê ̣n môi trường sinh thái của huyện
Tuy tiềm năng tài nguyên rừng của huyê ̣n Luangprabang rất lớn nhưng ý thứ c bảo vê ̣ và phát triển rừng của người dân chưa cao Uy ban nhân dân của huyện đã có những đính hướng phát triển và khai thác tài nguyên đất rừng nhưng vốn đầu
tư xây dựng cơ sở ha ̣ tầng còn thấp, viê ̣c áp du ̣ng quy trình công nghê ̣ và đưa tiến
bộ khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t đầu tư vào ngành lâm nghiê ̣p còn ha ̣n chế dẫn đến viê ̣c khai tháctài nguyên đất rừng còn nhiều bất cấp, hiê ̣u quả kinh tế thấp
3.2 Điều kiê ̣n kinh tế-xã hô ̣i
3.2.1 Dân số va ̀ nhà ở
Huyện Luangprabang là mô ̣t huyê ̣n miền núi có tổng diê ̣n tích 2.146 km2 , bao gồ m 15 cu ̣m, 114 thôn bản, dân số có 87.162 người, phân theo giới tính nữ có: 43.695người nam có 43.467 người toàn huyện có 16.027hộ khẩu, Trên địa bàn huyện chủ yếu có ba dân tô ̣c lớn gồm:
Trang 38- Lào Lum (kinh)62.390 người, chiếm 71,6%
- Dân tộc Lào Thầng 13.052 người, chiếm 15,0%
- Mông (dân tộc mông) 11.554 người, chiếm 13,4%
Thống kế dân số, gia đình và diê ̣n tích từng cu ̣m của huyê ̣n Luangprabang được thế hiê ̣n ta ̣i bảng sau :
Ba ̉ ng 3.1 Thống kế hô ̣ gia đình, dân số và diê ̣n tích ta ̣i khu vực
Sô ́ liê ̣u điều tra 2015
3.2.2 Ti ̀nh hình kinh tế
Huyện Luangprabang có GDP 1.532$/người/năm So với năm 2015 tăng lên 8,8% , trong đó có ngành Nông-lâm nghiê ̣p chiếm 33,4%,công nghiê ̣p chiếm 23%,
và phu ̣c vu ̣ du li ̣ch chiếm 43,6% Huyê ̣n Luangprabang có 114 thôn bản, trong đó
có khoảng 16.027gia đình, hô ̣ gia đình nghèo đói có2.140 chiếm 34,29 %
Trang 393.2.3 Gia ́ o dục y tế
- Giáo du ̣c: Hê ̣ thống giáo du ̣c là rất phát triển nếu do các huyê ̣n trong tỉnh
cả huyê ̣n có 128 trường ho ̣c, ho ̣c sinh có 3.884 người, nữ 1.709người, tổng số giáo viên có 1.367 người, nữ có 907 người, cán bô ̣ phổ thông có 44 người, nữ có 32 người, trong đó trường mầm non có 22 trường, trường tiểu ho ̣c có 87 trường, trường phổ thông có 19 trườngvà trường cao đẩng có 7 trường
- Y tế : Huyê ̣n Luangprabang ở trong thành thi ̣ cho nên rất thuâ ̣n tiê ̣n cho
việc chữa trí các bê ̣nh nhân, cả huyê ̣n có bê ̣nh viên 1 và tra ̣m xã 5 có cán bô ̣ 30 người, nữ 21 người, bác sỹ có 5 người, nữ 3 người; y tá có 13 người, nữ 13 người
- Huyê ̣n Luangprabang có điê ̣n lưới dùng rô ̣ng rãi chiếm 100% cả huyê ̣n,
đường rải bằng nhựa và có mô ̣t số khu vực có đường đất
3.2.4 Đất nông nghiê ̣p và đất rừng
3.2.4.1 Đất nông nghiê ̣p
Diện tích đất nông nghiê ̣p có 20.165 ha, chiếm khoảng 17,03 %, diện tích đất toàn huyện
a Vật nuôi
Trên đi ̣a bản huyê ̣n chủ yếu nuôi các loài đô ̣ng vâ ̣t như: Trâu, Bò, Dê,
Lợn và các mô ̣t số loài gia cầm Thống kê ccác loài vâ ̣t nuôi được thể hiê ̣n ta ̣i bảng sau:
Ba ̉ ng 3.2 Thống kê các loài vâ ̣t nuôi ta ̣i khu vực
Trang 40Tại khu vực nghiên cứu , các loài vâ ̣t nuôi được sử du ̣ng chủ yếu là để làm thực phẩm cung cấp thi ̣t cho toàn huyê ̣n Số lượng vâ ̣t nuôi là gia cầm được tâ ̣p chung nuôi chủ yếu là các vùng thung lũng và núi thấp, trong khu vực đó số lượng
vật nuôi là Trâu, Bò, Dê được chăn thả ta ̣i các vùng núi là chủ yếu
3.3 Đa ́ nh giá chung về điều kiê ̣n tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
lịch phu ̣c vu ̣, kinh tế nông lâm nghiê ̣p Nếu đi ̣nh hướng đầu tư đúng sẽ đẩy nhanh
nền kinh tế toàn huyê ̣n và cải thiê ̣n đời sống nhân dân trong vòng năm đén mười năm tới
3.3.2 Tồn ta ̣i
Luangprabang là mô ̣t huyê ̣n miền núi có đi ̣a hình phức ta ̣p, chia cắt ma ̣nh nên điều kiê ̣n đi la ̣i và xây dựng cơ sờ ha ̣ tầng như: giao thông, thuỷ lợi rất khó khăn
Dân cư ở phân tán, nhiều thôn bản nhỏ , trình đô ̣ ho ̣c vấn còn ha ̣n chế so với
mặt bằng chung của tỉnh Mă ̣c dù nhân dân trong huyê ̣n đã cố gắng tâ ̣n du ̣ng triê ̣t để quỹ đất nông nghiê ̣p nhưng do điều kiê ̣n đầu tư và thiếu nguồn nước nên diê ̣n
tích có khả năng mở rô ̣ng thêm diê ̣n tích ruô ̣ng trong những năm gần đây không tăng lên được
Đất đai tuy rô ̣ng lớn nhưng những khu vực đất bằng thuâ ̣n lợi cho sản xuất nêng nghiê ̣p ít và phân tán, những khu vực đồi núi dốc do canh tác không hợp lý đã
làm đất đai bi ̣ xói mòn , nhiều đá lô ̣ đầu gây khó khăn cho viê ̣c phát triển sản xuất nông lâm nghiê ̣p
Vớ i những đă ̣c điểm trên đă ̣t ra cho huyê ̣n cần có những nhiê ̣m vu ̣ cấp bách trong thờ i kỳ mới là:
- Quản lý bảo vê ̣ tốt diê ̣n tích rừng hiê ̣n có