1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SK về BIỂN đảo VIỆT NAM

37 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 213 KB

Nội dung

Sáng kiến được công nhận sáng kiến cấp ngành của tỉnh Hải Dương. Nêu cụ thể chi tiết các bước thực hiên sáng kiến có cả nội dung minh họa về một buổi ngoại khó biển đảo của trường THCS Hiệp Hòa Kinh Môn

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

Trình độ chuyên môn: ĐHSP khoa Địa lí

Chức vụ: Giáo viên, đơn vị công tác: Trường THCS Hiệp HòaĐiện thoại: 0972346450

4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Hiệp Hòa - Kinh

Môn- Hải Dương

5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Máy tính

6.Thời gian áp dụng sáng kiến: Tháng 12/2014 tại Trường THCS Hiệp

Trang 2

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Xuất phát từ tình hình thực tế của nước ta trong thời gian gần đâytình hình Biển Đông hết sức căng thẳng Nhiều vùng biển chủ quyền củaViệt Nam đang bị xâm phạm một cách trắng trợn Là người Việt Nam,đặc biệt là học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước cần có nhữngkiến thức chính xác, toàn diện và chắc chắn về vùng biển Việt Nam, vùngbiển chủ quyền của Việt Nam từ đó có những suy nghĩ, tình cảm và hànhđộng tích cực trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam Thực tếtrong các nhà trường vẫn có một số học sinh chưa nắm rõ, chưa hiểu rõ

về vùng Biển - Đảo nước ta, hơn nữa các trường THCS có rất ít các buổingoại khóa, chuyên đề về Biển - Đảo Việt Nam nên tôi rất trăn trở và đãmạnh dạn đề nghị nhà trường cho tôi được thực hiện đề tài “Kinh nghiệm

tổ chức ngoại khoá biển đảo Việt Nam”

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

Để tổ chức thành công buổi ngoại khoá đòi hỏi cả người dạy và ngườihọc phải đầu tư thời gian và một khối lượng kiến thức sâu rộng Trongquá trình tổ chức ngoại khoá cần huy động một lực lượng rất đông đảo từhội đồng sư phạm nhà trường Để buổi ngoại khoá thành công, nội dungcác phần thi sinh động, logic, một phần không thể thiếu là khả năng sửdụng công nghệ thông tin Cuối cùng là về kinh phí tổ chức, nếu Tổchuyên môn hay nhà trường không chú trọng… cũng rất khó tổ chứcthành công

Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 11/2014 trong các buổi sinhhoạt tập thể của trường

Đối tượng áp dụng sáng kiến: GV giảng dạy bộ môn Địa lí, giáo viên Đoàn đội, các đối tượng học sinh khối lớp 8, 9

3 Nội dung sáng kiến

Để tổ chức tốt một buổi ngoại khóa nói chung và buổi ngoại khóa

“Biển - Đảo Việt Nam” tôi đã có 5 bước chuẩn bị tổ chức như sau:

Bước 1: Chuẩn bị xây dựng kế hoạch ngoại khoá

Bước 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình ngoại khoá Bước 3: Trình và thảo luận kế hoạch

Bước 4: Tổ chức thực hiện kế hoạch

Trang 3

Bước 5: Viết kịch bản chương trình ngoại khoá

Phần nội dung, tiến trình buổi ngoại khoá Biển - Đảo Việt Nam gồm:

1 Phần dạo đầu

2 Phần nội dung ngoại khoá

3 Tổng kết – Rút kinh nghiệm cho chương trình ngoại khoá

4 Hoàn thiện hồ sơ chương trình ngoại khoá

Từ “Kinh nghiệm tổ chức ngoại khoá Biển - Đảo Việt Nam”, vừa trìnhbày, trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng tổ chức, tôi nhận thấysáng kiến có một số ưu điểm như sau: Hình thành một tiến trình rất rõràng để tổ chức ngoại khoá, từ khâu chuẩn bị xây dựng kế hoạch cho đếnkhâu kết thúc là hoàn thiện hồ sơ Nếu áp dụng theo các bước tôi đã trìnhbày thì công tác tổ chức một buổi ngoại khoá không còn trở nên cồngkềnh, phức tạp hay mơ hồ nữa, mọi việc diễn ra theo đúng trình tự, dễdàng với người tổ chức hay tất cả những lực lượng tham gia

4 Giá trị , kết quả đạt được của sáng kiến

Tổ chức ngoại khoá ở môn Địa lí để tạo ra một sân chơi tích cực,

bổ ích và lí thú cho các em Qua các buổi ngoại khóa: " Biển - Đảo ViệtNam" nhằm trang bị cho các em thêm những kiến thức về biển đảo, sựquý trọng thành quả mà thế hệ cha anh đã bảo vệ và giữ gìn, những tìnhcảm của những người lính đảo, tình cảm của các em đối với những chiến

sỹ bảo vệ biển đảo, cho các em thêm ý chí và nghị lực trong học tập cũngnhư rèn luyện đạo đức để trở thành những con người có ích cho xã hội,sẵn sàng cống hiến sức lực và tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương đất nước.Tạo nên sự kết nối trong toàn xã hội, thúc đẩy hành động thiết thực gópphần giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức chủ quyền biển đảo Tổ quốccho học sinh và trong cộng đồng vì biển đảo quê hương

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu trên, ngoài sự nỗ lực, tìm tòi, sángtạo của bản thân để áp dụng, tổ chức thành công phải có sự quan tâm, trợgiúp tạo điều kiện rất lớn của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn,các ban ngành, các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Trang 4

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Xuất phát từ tình hình thực tế của nước ta trong thời gian gần đâytình hình Biển Đông hết sức căng thẳng Nhiều vùng biển chủ quyền củaViệt Nam đang bị xâm phạm một cách trắng trợn Là người Việt Nam,đặc biệt là học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước cần có nhữngkiến thức chính xác, toàn diện và chắc chắn về vùng biển Việt Nam, vùngbiển chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam từ đó có những suynghĩ, tình cảm và hành động tích cực trong việc bảo vệ chủ quyền biểnđảo Việt Nam Thực tế trong các nhà trường vẫn có một số học sinh chưanắm rõ, chưa hiểu rõ về vùng Biển - Đảo nước ta, hơn nữa các trườngTHCS có rất ít các buổi ngoại khóa, chuyên đề về Biển - Đảo Việt Namnên tôi rất trăn trở và đã mạnh dạn đề nghị nhà trường cho tôi được thựchiện chuyên đề “Kinh nghiệm tổ chức ngoại khoá biển đảo Việt Nam”

Kinh nghiệm còn dựa trên cơ sở những khát khao, mong muốn

có thêm kiến thức, sự hiểu biết về biển đảo quê hương của các em họcsinh Diện tích của biển Việt Nam, biển Việt Nam có bao nhiêu đảo, chủquyền vùng biển của Việt Nam như thế nào, chúng ta đã khai thác các thếmạnh từ biển ra sao Những kiến thức rất gần gũi mà thiết thực với mỗingười dân Việt Nam, mỗi học sinh Việt Nam Từ đó để chúng ta giáo dục

ý thức trách nhiệm đối với mỗi công dân Việt Nam trong việc giữ gìn,bảo vệ vùng Biển - Đảo thiêng liêng của Tổ quốc

2 Cơ sở lý luận của vấn đề

SKKN của tôi mang tên “Kinh nghiệm tổ chức ngoại khoá Biển Đảo Việt Nam”, SKKN này dựa trên những cơ sở sau:

-Vai trò của hoạt động ngoại khoá ở Trường THCS rất quan trọngtrong việc tạo cho học sinh hứng thú học tập, niềm say mê đối với mônhọc, là một sân chơi đầy bổ ích cho các em Hoạt động ngoại khoá ởTrường THCS được xác định là một phương pháp học tập – Phương pháphọc tập tích cực tạo ra sự hứng thú cho học sinh dưới dạng học mà chơi,chơi mà học

Trang 5

Tác dụng của các hoạt động ngoại khoá ở bộ môn Địa lí Với bộmôn Địa lí, với đặc trưng là giúp học sinh hiểu biết về thiên nhiên, dân

cư, kinh tế, văn hoá, xã hội của quê hương đất nước và thế giới, thì hoạtđộng ngoại khoá lại càng trở nên thiết thực và có ích hơn

Dựa trên việc ứng dụng những SKKN cũng viết về vấn đề ngoạikhoá ở bộ môn Địa lí Đó là:

SKKN “Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá ở TrườngTHCS” của tác giả Đặng Đức Lập – Trường THCS Ngọc Sơn – Tứ Kìtrong cuốn “Tài liệu phổ biến Sáng kiến kinh nghiệm - Tổ Khoa học XãHội – Trung học phổ thông” Số 1 và 2 năm 2003

SKKN “ Một phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá Địa Lícho học sinh lớp 7” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương Trường THCSKim Lương – Kim Thành trong cuốn “Tài liệu phổ biến Sáng kiến kinhnghiệm - Tổ Khoa học Xã Hội – Trung học phổ thông” Số 3 và 4 năm2005

Dựa trên số giờ học mà học sinh THCS được học về Biển và Biển Đảo Việt Nam: Trong toàn bộ chương trình môn Địa Lí THCS của bộGDĐT, tôi đã hệ thống được số tiết học về Biển nói chung và biển ViệtNam như sau:

+ Lớp 6 : Tiết 30 – Bài 24 “Biển và Đại Dương”

+ Lớp 8: Tiết 26 – Bài 24 "Vùng biển Việt Nam”

+ Lớp 9: Tiết 30 – Bài 27 Thực hành: "Kinh tế biển Bắc Trung Bộ vàDuyên hải Nam Trung Bộ"

Tiết 45 – Bài 38 "Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyênmôi trường biển - đảo"

Tiết 46 – Bài 39 "Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyênmôi trường biển - đảo” (tiếp theo)

Tiết 47 – Bài 40 "Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảoven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí”

Trang 6

Bản thân tôi đã dạy các tiết học về Biển nói chung và biển ViệtNam nói riêng trong dạy học địa lí ở trường THCS tôi thấy nhiều họcsinh còn học vẹt - học sinh chỉ học thuộc lòng mà không nắm được ýchính, không nắm được những kiến thức cơ bản Nguyên nhân là từ thóiquen dạy và học thụ động, khiến học sinh chỉ biết tiếp thu kiến thức mộtchiều mà không chú trọng tự nghiên cứu tìm tòi, nắm ý chính của bài học.

Vì thế để học sinh tích cực chủ động nắm bắt kiến thức, hiểu sâu, nhớ lâuhơn, tạo hướng thú học tập cho học sinh, tránh được lối học vẹt Nên tôi

mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Kinh nghiệm tổ chức ngoại khoá Biển- Đảo Việt Nam”.

3 Thực trạng của vấn đề

3.1 Mục đích của đề tài

Tôi viết đề tài này, trước tiên nhằm chia sẻ kinh nghiệm và họchỏi Bản thân tôi và nhiều đồng nghiệp từng tổ chức nhiều buổi ngoạikhoá ở nhiều bộ môn nhưng còn lúng túng, chưa nắm bắt được trình tựkhoa học, chưa hiệu quả, sáng tạo, chưa biết phát huy sức mạnh của tậpthể và chưa có được những thành công như mong muốn Với đề tài này,tôi mạn phép trình bày một số kinh nghiệm của bản thân về trình tự cũngnhư quá trình tổ chức một buổi ngoại khoá nói chung, ngoại khoá : "Biển

- Đảo Việt Nam" nói riêng Từ đó nhằm chia sẻ, học hỏi thêm nhiều kinhnghiệm hữu ích từ đồng nghiệp

3.2 Mục đích của buổi ngoại khoá

Thông qua các buổi ngoại khoá nhằm cung cấp thêm cho các emkiến thức về Vùng biển chủ quyền của Việt Nam, hệ thống các đảo, quầnđảo, những tài nguyên biển, việc bảo vệ môi trường biển, đặc biệt lànhững kiến thức về hai quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền củaViệt Nam đối với hai quần đảo này - những kiến thức rất bổ ích mà trongnhững giờ học trên lớp các em không được học hoặc học chưa đầy đủ.Một lí do khác, rất quan trọng của sáng kiến này là giáo dục lòng yêunước, niềm tự hào dân tộc Như chúng ta đã biết, Địa lí là một trong

Trang 7

những môn học truyền cho học sinh lòng yêu nước rõ nét nhất Qua việcđược học về các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và sự pháttriển kinh tế xã hội của quê hương, đất nước các em càng thêm yêu mảnhđất quê hương mình, từ đó có ý thức bảo vệ và xây dựng quê hương Vớiriêng buổi ngoại khoá này, viêc giáo dục lòng yêu nước càng cụ thể hơn.Yêu nước là phải hiểu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, biết bảo vệmôi trường biển đảo, biết làm thế nào để phát huy các thế mạnh của kinh

tế biển để làm giàu cho quê hương đất nước, đặc biệt là có ý thức bảo bệchủ quyền biển đảo Hơn thế nữa, trong tình hình hiện nay, qua cácphương tiện thông tin đại chúng, sự phát triển của Công nghệ thông tincác em học sinh những năm cuối cấp THCS cũng biết những sự việc như

vụ Tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh của ViệtNam hay các tàu của Trung Quốc gây hấn, uy hiếp các tàu cá và các tàucủa Cảnh sát biển Việt Nam, đường lưỡi bò của Trung Quốc ”liếm” gầntrọn Biển Đông, chiếm đến 80% vùng biển chủ quyền của Việt Nam.Những sự việc ấy gây ảnh hưởng không tốt đến nhận thức còn non nớtcủa các em

Với trách nhiệm của một giáo viên dạy Địa lí cần thông qua bàigiảng của mình hoặc một hình thức nào đó, giáo dục cho các em hiểuđúng đắn và đúng tầm với nhận thức của các em về sự việc ấy Để làmđược điều này, không có cách nào hiệu quả và tích cực hơn việc cung cấpcho các em kiến thức chính xác về Vùng biển chủ quyền và quyền chủquyền của Việt Nam trên Biển Đông được quốc tế công nhận Từ đó giáodục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, hun đúc trong các em học sinh ýchí quyết tâm giữ vững chủ quyền Biển Đảo quê hương ngay từ khi cònngồi trên ghế nhà trường

Cuối cùng, mục đích của buổi ngoại khoá được xác định khôngphải và không nhầm lẫn với một buổi tuyên truyền về chính trị Đây đơnthuần là một buổi ngoại khoá về chuyên môn - môn Địa lí Nếu có thì chỉ

Trang 8

là sự liên hệ sâu sắc với tình hình thực tế xã hội và giáo dục lòng yêunước, ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc mà thôi.

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện

4.1 Các bước chuẩn bị tổ chức ngoại khoá

4.1.1 Bước 1: Chuẩn bị xây dựng kế hoạch ngoại khoá

Đây là bước đầu tiên, quan trọng để có thể tố chức được buổi ngoạikhoá Bước này, người tổ chức ngoại khoá, giáo viên môn Địa lí cần địnhhình các nội dung sau:

Thứ nhất: Rà soát chương trình, thống kê để định hướng nội dungngoại khoá

Thứ hai: Đọc các tài liệu tham khảo, tra cứu các nguồn thông tin,đặc biệt là từ internet để hình thành nội dung ngoại khoá

Thứ ba: Xác định rõ hình thức ngoại khoá và hình thức của các phầntrong buổi ngoại khoá (Buổi ngoại khoá đó có bao nhiêu phần, đó là cácphần nào, mỗi phần nội dung và hình thức ra sao)

Thứ tư: Từ nội dung và hình thức ngoại khoá cần lựa chọn đối tượngtham gia ngoại khoá: là học sinh khối lớp mấy, lựa chọn thành các độitham gia hay tham gia tập thể, chỉ là học sinh trong trường hay liêntrường, nếu là ngoại khoá liên trường thì phải liên hệ với trường có ý địnhmời tham gia để xem ý kiến

Thứ năm: Hình dung để buổi ngoại khoá diễn ra thì cần phải chuẩn

bị những gì Điều tra trong đội ngũ giáo viên nhà trường xem ai có khảnăng đảm nhận từng nội dung nào, công việc gì trong buổi ngoại khoá, dựkiến phân công cho từng người cụ thể Cũng cần xác định khoảng thờigian, địa điểm tổ chức, các thành phần chỉ đạo, khách mời trước khi lên

kế hoạch chi tiết

4.1.2 Bước 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình ngoại khoá

Bước này có tính quyết định chương trình ngoại khoá có khả thi haykhông Tất cả các nội dung trong bước chuẩn bị xây dựng kế hoạch được

cụ thể hoá, chi tiết Xác định rõ ai là người tổ chức, tham gia là lực lượng

Trang 9

nào, ai cần chuẩn bị những gì, thời gian, địa điểm, phải có các điều kiệncần thiết nào, trường đã có những gì, còn thiếu ở mặt nào, sẽ tổ chức tậpluyên, diễn thử , rút kinh nghiệm ra sao, dự trù kinh phí là bao nhiêu,nguồn từ đâu Tất cả đều phải được lên kế hoạch chi tiết và tổng thể thậtkhoa học, thiết thực, mang tính hiệu quả cao.

Mẫu kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá

Phê duyệt của BGH

4.1.3 Bước 3: Trình và thảo luận kế hoạch

Trang 10

Kế hoạch phải thông qua Hội đồng sư phạm của nhà trường, có thểthông qua buổi họp Hội đồng hoặc tổ chức một buuôỉ họp thông qua kếhoạch Cả trường “chung sức, góp tài” để triển khai kế hoạch đã được xâydựng và nghe ý kiến đóng góp của các thành viên trong hội đồng sư phạmnhà trường, nên thêm bớt gì, thay đổi nội dung hay phân công công việc

ra sao

4.1.4 Bước 4: Tổ chức thực hiện kế hoạch

* Phân công công việc

Khi đã hoàn tất kế hoach, Hiệu trưởng yêu cầu tổ chuyên môn xâydựng hoặc bổ sung kế hoạch chi tiết, phân công và giao việc cụ thể từngviệc Làm được điều này càng kĩ lưỡng sẽ càng thành công

- Với buổi ngoại khoá “Biển - Đảo Việt Nam” thì cần chuẩn bị như sau:

- Chịu trách nhiệm nội dung và bố trí đội chơi:

- Dẫn chương trình:

- Hỗ trợ Công nghệ thông tin:

- Liên hệ mượn địa điểm

- Phông chữ, Tên hai đội :

- Bàn cho hai đội chơi, bố trí chỗ ngồi cho khách mời (GV và học sinh):

- Chuẩn bị máy chiếu, màn chiếu, loa, mic (3mic), máy nổ (đề phòng mấtđiện):

- Kê màn chiếu, máy chiếu:

- Điều khiển vi tính trong suốt chương trình:

- Chuẩn bị Bảng, phấn, khăn xoá, trống hoặc chuông (2 bảng học sinhhoặc hai chuông):

- Chuẩn bị phần quà cho hai đội và khán giả:

- Quản lí học sinh:

- Văn nghệ:

- Lễ tân: Đón tiếp, chuẩn bị nước uống cho khách mời, hoa :

- Ban giám khảo - cố vấn:

- Thư kí:

Trang 11

- Chuẩn bị màn chào hỏi

* Liên hệ khách mời, tuyên truyền quảng cáo

Nếu muốn buổi ngoại khoá thành công và gây được tiếng vang thìkhông thể xem nhẹ công tác khách mời và tuyên truyền quảng cáo

Liên hệ khách mời: Khách mời là PGD thì cần viết báo cáo trìnhlên và viết giấy mời đại diện về tham dự chương trình Còn khách mời làlãnh đạo địa phương, đài phát thanh hay các tổ chức cơ quan khác thì cầnviết và gửi giấy mời trước ngày tổ chức ngoại khoá

Tuyên truyền, quảng cáo: Trên cơ sở kế hoach đã hoàn chỉnh,trường phải thông báo vào buổi chào cờ đầu tuần, thông báo rõ nội dungngoại khoá, đối tương, lực lượng tham gia, thời gian, chỉ rõ điểm hấp dẫntrong đợt ngoại khoá sắp tổ chức Thông báo trong kế hoạch họp Hộiđồng sư phạm, triển khai đến các tổ chức, đoàn thể, giao cho đoàn ThanhNiên và Đội TNTP đảm nhận những việc vừa sức

Nếu Trường THCS có giáo viên dạy nhạc, hoạ thì ban chỉ đạo cóthể giao nhiệm vụ sáng tác nhạc đệm làm nền cổ vũ, hoặc có thể vẽ tranh,

áp phích tuyên truyền cho hoạt động ngoại khoá, viết bảng tin để mọingười hiểu về toàn bộ chương trình, nội dung, hình thức cơ bản Làmđược như vậy, hoạt động ngoại khoá diễn ra sẽ chiếm được đại đa số cán

bộ giáo viên và các em học sinh nhập cuộc, tạo sự lôi cuốn, chờ đợi và cổ

* Hỗ trợ kinh phí tổ chức và động viên

Nhà trường phải xác định đây là một hoạt động chuyên môn, vìvậy nhà trường cần chi cho hoạt động này Dựa trên kế hoạch về dự trùkinh phí, Hiệu trưởng cần chỉ rõ nguồn chi kinh phí, lấy kinh phí từ đâu

để những người có trách nhiệm theo như trong kế hoạch thực hiện Cónhư vậy thì việc tổ chức buổi ngoại khoá mới diễn ra theo đúng trình tự

kế hoạch

4.1.5 Bước 5: Viết kịch bản chương trình ngoại khoá

Trang 12

Đi song song với việc tổ chức thực hiện kế hoạch thì người tổ chứcngoại khoá cũng phải viết Kịch bản chương trình ngoại khoá Kịch bảnchương trình ngoại khoá là sự cụ thể trên giấy tờ tiến trình của buổi ngoạikhoá Có kich bản này, những người tổ chức và tham gia xác định đượctương đối chính xác diễn biến thời gian của buổi ngoại khoá Nhờ có kịchbản mà có thể buổi ngoại khoá diễn ra suôn sẻ, tránh được những lỗikhông cần thiết, làm cho buổi ngoại khoá đi vào trọng tâm và có chấtlượng Kịch bản chương trình ngoại khoá gồm thứ tự các phần mục, thờigian, nội dung, người thực hiện, ghi chú Kịch bản cũng phải được BanGiám Hiệu nhà trường phê duyệt

Mẫu Kịch bản ngoại khoá: " Biển - Đảo Việt Nam"

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHOÁ “BIỂN - ĐẢO VIỆT NAM” STT Thời gian Nội dung Người thực hiện Ghi chú 1

Từ 14h

đến 14h10’ Ổn định tổ chức - Văn nghệ

Nguyễn Văn A

2

Từ 14h10’

đến 14h20’ * Phần I: Tự giới thiệu:

Đại diện của hai đội

3

Từ 14h20’

đến 14h40’

* Phần II: Chúng em đến vớiBiển Đảo Việt Nam

Thành viên của 2 đội

4

Từ 14h40’

đến 14h50’ Giao lưu Văn nghệ

Đội văn nghệ của trường

Từ 16h Giao lưu văn nghệ Đội văn

Trang 13

4.2 Nội dung, tiến trình buổi ngoại khoá ”Biển - Đảo Việt Nam” 4.2.1 Phần dạo đầu:

- Ổn định tổ chức

- Văn nghệ chào mừng

- Đọc lời khai mạc

- Giới thiệu thành phần tham dự

- Thông qua nội dung chương trình buổi ngoại khoá

4.2.2 Phần nội dung ngoại khoá

- Khối lớp 8, 9 của trường chọn ra 8 học sinh giỏi sau đó chia làm 2 độichơi ( Mỗi đội có 4 học sinh, các đội tự bầu ra đội trưởng và phân côngcông việc cụ thể cho từng thành viên)

Hai đội tham gia, mỗi đội cử 4 học sinh lập thành một đội chơi

- Hai đội tham gia thi tài trong 5 phần thi

Phần I: TỰ GIỚI THIỆU:

Mỗi đội sẽ có tối đa 3-4 phút để tự giới thiệu về đội của mình (tên, thànhtích, mục đích tham gia hội thi…): hình thức giới thiệu tự chọn: tiểuphẩm, hát, thơ, vè,… chú ý ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu

- Điểm tối da: 15 điểm

Trang 14

Phần II: CHÚNG EM ĐẾN VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

- Nội dung: Những kiến thức cơ bản nhất về Biển - Đảo Việt Nam

- Hình thức: Có 15 câu hỏi trắc nghiệm và ghi đáp án ra bảng

Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, tổng điểm là 15 điểm

Câu 1: Vùng biển của Việt Nam có tên gọi là gì ?

A Biển Hoa Nam

Tên gọi quốc tế của biển Đông ra đời từ nhiều thế kỷ trước, là biểnNam Trung Hoa và thời bấy giờ Trung Quốc là nước rộng lớn nhất, pháttriển nhất, nổi tiếng nhất trong khu vực và cũng giao thương với phươngTây qua con đường tơ lụa Tên gọi nhiều biển, đại dương vốn căn cứ vào

vị trí của chúng so với các vùng đất gần đó cho dễ tra cứu, không có ý nói

về chủ quyền

- Hình ảnh: Biển Đông trên vệ tinh, sơ đồ khu vực biển Đông

Câu 2: Biển Đông thông với đại dương nào trên thế giới ?

A.Thái Bình Dương

Trang 15

B Đại Tây Dương

eo Cali man Tan, eo Gas pa, eo Ma Lắcca Xung quanh có 9 nước và 1vùng lãnh thổ là: TQ – Đài Loan, Philipin, Indonexia, Malaixia, Singapo,Brunay, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam

- Hình ảnh: Các quốc gia bao quanh biển Đông

Câu 4 : Vùng biển của Việt Nam có diện tích là bao nhiêu?

A Khoảng 500 Km2

B Khoảng 1 triệu km2

C Khoảng 1,5 triệu km2

D Khoảng 2 triệu km2

Trang 16

Đáp án: B Khoảng 1 triệu km 2

- Tư liệu: Với khoảng 1 triệu km2, gấp 4 lần diện tích đất liền, diện tíchbiển của Việt Nam chiếm khoảng 28,8% diện tích biển Đông đứng thứ 27trong số 157 quốc gia ven biển

- Hình ảnh: Biển Đông và vùng biển của Việt Nam

Câu 5: Đâu là tên hai vịnh biển lớn của biển Đông?

Ca, Hải Nam, Trung Quốc, rộng 110 hải lý (khoảng 200 km) Trongphạm vi đó, Việt Nam có 763 km bờ vịnh, Trung Quốc có 695 km

Vịnh Thái Lan trong Biển Đông được bao bọc bởi các quốc gianhư Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam Vịnh này có diện tíchkhoảng 320.000 km² Ranh giới của vịnh này được xác định theo đườngnối từ mũi Cà Mau ở miền nam Việt Nam tới thành phố Kota Baru trên

bờ biển Malaysia

Câu 6: Vùng Biển của Việt Nam có khoảng bao nhiêu đảo?

A Hơn 2000 hòn đảo và bãi đá ngầm

B Hơn 3000 hòn đảo và bãi đá ngầm

C Hơn 4000 hòn đảo và bãi đá ngầm

Trang 17

D Hơn 5000 hòn đảo và bãi đá ngầm

Đáp án: B Hơn 3000 hòn đảo và bãi đá ngầm

- Tư liệu: trong vùng biển nước ta có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ,được chia thành các đảo ven bờ và các đảo xa bờ Hệ thống đảo ven bờ cókhoảng 2800 đảo, phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh: QuảngNinh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang (Địa lí 9)

Việt Nam có diện tích 331.688 km², bao gồm khoảng 327.480 km²đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thuỷ, với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đángầm lớn nhỏ (Thông tin mới)

Câu 7: Quần đảo nào lớn nhất trong biển Đông

Hình ảnh: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Câu 8: Tuyến đường biển đi qua biển Đông là huyết mạch thông thương giữa các đại dương nào?

A Thái Bình Dương với Đại Tây Dương

B Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương

C Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương

D Thái Bình Dương với Bắc Băng Dương

Đáp án: B Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương

Tư liệu: Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên conđường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn ĐộDương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với TrungQuốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực Biển Đông là vùng biển có 1trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua Giaothông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải) Hàng ngày cókhoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể tàu dưới5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới

Trang 18

Câu 9: Khí hậu trên biển Đông thuộc kiểu khí hậu nào của châu Á?

A Nhiệt đới khô

B Ôn đới hải dương

C Nhiệt đới gió mùa

D Cận nhiệt địa trung hải

Đáp án: C Nhiệt đới gió mùa

Tư liệu: Khí hậu điều hòa, không lạnh quá về mùa đông, khôngnóng quá về mùa hè nếu so với những vùng đất cùng vĩ độ trong lục địa.Không khí Biển Đông ít bị ô nhiễm Bầu trời thường trong trẻo, tuy đôikhi u ám và có mưa lớn trong giông bão nhưng thời gian này tương đối ít,qua đi khá nhanh Không khí Biển Đông tương đối ẩm thấp hơn nhữngvùng biển khác trên thế giới

Câu 10: Theo Công ước năm 1982 của LHQ về Luật biển thì nước ta

có bao nhiêu vùng biển?

A 2 B.3 C.4 D.5

Đáp án: D.5

Tư liệu: Việt Nam phê chuẩn công ước 1982 (Công ước của LiênHợp quốc về Luật biển) vào năm 1994 Theo công ước này, một nướcven biển có năm (05) vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnhhải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa

Ngày đăng: 01/09/2017, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w