1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

24 894 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 133 KB

Nội dung

Trong tác phẩm này, Lênin đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề của chủ nghĩa duy vật như vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề nhận thức luận,vấn đề vật chất và các phương thức tồn tại củ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa Mác – Lênin do Các Mác và Ph.Ăngghen sáng lập và đượcLênin phát triển, là một hệ thống các quan điểm và học thuyết cách mạng vàkhoa học Trong suốt quá trình sáng lập và hoàn thiện chủ nghĩa của mình, cácnhà kinh điển đã để lại một hệ thống đồ sộ các tác phẩm kinh điển Các tácphẩm kinh điển đã đề cập đến hầu hết những nội dung cơ bản của ba bộ phậncấu thành Chủ nghĩa Mác – Lênin đó là Triết học, Kinh tế chính trị và chủ nghĩa

xã hội

Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” là mộtcông trình nghiên cứu khoa học lớn của V.I.Lênin, đồng thời cũng là một trongnhững tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác – Lênin Tác phẩm ra đời vàonhững năm đầu của thế kỷ XX, không chỉ bắt nguồn từ những biến động chínhtrị của nước Nga mà còn để đấu tranh chống lại những người theo chủ nghĩaMakhơ – một trường phái với tên gọi “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” đã thuhút được sự chú ý của rất nhiều nhà triết học Nga lúc bấy giờ Đây cũng là mộttrong những tác phẩm bút chiến nổi tiếng V.I.Lênin đã kế thừa tinh thần phêphán và cách mạng của C.Mác và Ph Ăngghen trước đó Với tác phẩm này,thông qua việc phê phán những quan điểm sai lầm, phiến diện của phái Makhơ,V.I.Lênin đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản nhất của triếthọc Mác, trong đó nổi bật nhất là những vấn đề của chủ nghĩa duy vật Đó làcách Lênin phát triển chủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới, gắn với những điềukiện thực tiễn của nước Nga trong những năm đầu thế kỷ XX

Cho đến nay, tác phẩm đã ra đời được hơn 100 năm nhưng những ngườihọc tập và nghiên cứu vẫn thấy cần tiếp tục nghiên cứu tác phẩm Điều đó khôngchỉ góp phần tìm hiểu chủ nghĩa Mác mà còn kế thừa tinh thần cách mạng, khoahọc của những người sáng lập chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới Trong giớihạn của một tiểu luận triết học, tôi xin đi sâu vào phân tích một số nội dung cơbản của chủ nghĩa duy vật biện chứng được Lênin trình bày trong tác phẩm

Trang 2

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

1 Hoàn cảnh ra đời và bố cục của tác phẩm

1.1 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm

Tác phẩm này ra đời vào đầu thế kỷ XX, được V.I.Lênin viết trong vòngkhoảng 9 tháng (từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1908) tại Giernever và London,sau đó được xuất bản lần đầu tiên ở Matxcova năm 1909 với số lượng lớn, táibản lần thứ hai vào năm 1920 Để viết tác phẩm này thì V.I.Lênin đã phải tậphợp 200 tài liệu từ nhiều thứ tiếng khác nhau V.I.Lênin trực tiếp viết lời tựa chohai lần xuất bản trên Ở Việt Nam, tác phẩm này lần đầu tiên được dịch ra tiếngViệt và xuất bản năm 1960 Hiện nay đã tái bản lần thứ hai và được đăng trongtập 18 của bộ V.I.Lênin toàn tập

Tác phẩm ra đời bắt nguồn từ những nhu cầu cấp bách cả về mặt học thuật

và thực tiễn nước Nga trong những năm đầu thế kỷ XX Năm 1905 – 1907, cuộccách mạng vô sản Nga thất bại Chính phủ chuyên chế Nga hoàng thực hiệncuộc đàn áp những người cách mạng, tước đoạt mọi thành quả mà cuộc cáchmạng dân chủ đã thu được Lợi dụng cơ hội đó, những kẻ phản động đã lôi kéoquần chúng khiến họ xa rời cách mạng và có tư tưởng thoả hiệp Những kẻ phảnđộng đó cũng tiến hành tấn công phong trào cách mạng trên lĩnh vực chính trị,kinh tế lẫn tư tưởng

Về chính trị, trước sự suy thoái của cách mạng, một số tri thức là Đảng viên

dân chủ - xã hội và một số người trong giai cấp tư sản vốn là đồng minh củacách mạng đã chao đảo, mất phương hướng, rời bỏ hàng ngủ đi theo chế độchuyên chế Nga hoàng Điều đó cũng ảnh hưởng đến những người thuộc pháiMensevich cũng sa sút tinh thần Lúc này ở Nga dấy lên phong trào chống Đảng,đòi thủ tiêu Đảng và có xu hướng thoả hiệp với bọn phản động, chống lại cáchmạng

Về tư tưởng, bọn phản động và bọn cơ hội cũng dấy lên phong trào đòi xét

lại chủ nghĩa Mác Chúng cho rằng thất bại của cuộc cách mạng 1905 – 1907

Trang 3

chứng tỏ học thuyết Mác về cách mạng vô sản đã lỗi thời và theo đó, quan điểmcủa Mác về các hình thái kinh tế - xã hội cũng bị phá sản

Về tư tưởng, bọn phản động và cơ hội cũng dấy lên phong trào đòi xét lạichủ nghĩa Mác Chúng cho rằng thất bại của cuộc cách mạng 1905 – 1907 chứng

tỏ học thuyết Mác về cách mạng vô sản đã lỗi thời và theo đó, quan điểm củaMác về các hình thái kinh tế - xã hội cũng bị phá sản Trong thời kỳ này, ở Nga,chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo đã trỗi dậy mạnh mẽ Nhiều người đã phủ nhậntính quy luật trong quá trình phát triển của tự nhiên cũng như của xã hội loàingười, đồng thời phủ nhận luôn cả khả năng nhận thức của con người Tronggiới tư sản Nga đã xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới – thuyết tìm thần Đây làmột trào lưu triết học – tôn giáo phản động khi cho rằng nhân dân Nga đã mấtChúa và cần phải tìm lại Chúa Đại biểu tiêu biểu của trào lưu này là Bôgđanốp,Iuskêvich, Valentinốp… Đứng trước cuộc tấn công đồng loạt như vây bủa củabọn phản cách mạng, việc giữ vững niềm tin cách mạng của quần chúng, phêphán thế giới quan phản động đồng thời bảo vệ chủ nghĩa Mác đã trở thành mộtnhiệm vụ cấp bách hơn lúc nào hết

Ngoài những lý do có tính chất học thuật như trên, Lênin viết tác phẩm nàycòn do sự phát triển có tính chất bước ngoặt, vạch thời đại của khoa học tựnhiên, nhất là vật lý học vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX với hàng loạt cácphát minh mới làm đảo lộn về căn bản quan niệm cũ về vật lý đối với thế giới

Đó là phát minh ra tia X của Rơghen năm 1895, phát minh ra hiện tượng phóng

xạ của Beccơren năm 1896, phát minh ra điện tử của Tomxơn năm 1897 và sựxuất hiện của thuyết tương đối hẹp và rộng của Anh xtanh năm 1905, 1907…Những thành tựu vĩ đại đó đã phá vỡ những quan niệm cũ về vật chất và cáchình thức tồn tại của vật chất khiến nhiều nhà khoa học tự nhiên đã bị mấtphương hướng, trượt từ chủ nghĩa duy vật sang chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩahoài nghi Lập luận của họ là “vật chất đã tiêu tan” nên chủ nghĩa Mác khôngcòn lý do gì để tồn tại nữa

Trang 4

Trong thời kỳ này, diện mạo của nền triết học phương Tây cũng có nhiềuthay đổi với sự xuất hiện của một loạt những trào lưu triết học mới trong đó phải

kể đến chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán – một trào lưu gây gây được sự chú ýlớn của dư luận lúc bấy giờ Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán do Makhơ – mộtgiáo sự vật lý người Áo và Avênariut – một nhà triết học duy tâm người Thụy Sĩxây dựng nên Thực chất của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là phân tích kinhnghiệm một cách có phê phán Trào lưu này đã được những nhà lý luận tiểu tưsản Nga như Bôgđanốp, Iuskêvich truyền bá rộng rãi tạo nên sự ngộ nhận vềchính trị đối với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân Sự thâm nhậpcủa chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán vào Nga cũng tạo nên sự phân hóa sâu sắctrong phong trào công nhân

Vì những lý do trên, Lênin đã buộc phải lên tiếng để bảo vệ và phát triểnchủ nghĩa Mác Vì vậy, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

là một tác phẩm bút chiến, có tính luận chiến rất cao Đọc tác phẩm, chúng ta dễdàng nhận thấy có rất nhiều đoạn, lối diễn đạt của Lênin rất gay gắt, có cảnhững ngôn ngữ đời thường Điều đó không chỉ phản ánh bức tranh tư tưởngsôi động, phức tạp của nước Nga lúc bấy giờ mà còn tạo cho người đọc sự lôicuốn

1.2 Bố cục tác phẩm

Mục đích của tác phẩm là thông qua việc đấu tranh chống chủ nghĩaMakhơ, Lênin đã bảo vệ những giá trị khoa học về thế giới quan và phươngpháp luận của chủ nghĩa Mác, đồng thời tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác trongđiều kiện mới Trong tác phẩm này, Lênin đã tập trung làm sáng tỏ những vấn

đề của chủ nghĩa duy vật như vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề nhận thức luận,vấn đề vật chất và các phương thức tồn tại của vật chất… Có thể nói, đây là mộttác phẩm lớn đã trình bày khá cụ thể những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vậtnói chung và chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng

Ngoài hai lời tựa do Lênin viết và phần phụ lục, tác phẩm được chia thànhsáu chương với phần kết luận và phần bổ sung mục 1 chương 4:

Trang 5

Lời tựa lần thứ nhất từ trang 5 – trang 7

Lời tựa lần thứ hai 1920 từ trang 8 – trang 9

Thay lời dẫn “Một số người “mác - xít” 1908 và một số nhà duy tâm 1710

đã bài xích chủ nghĩa duy vật như thế nào?” trang 9 – trang 34

+ Phần nhập đề: Lênin trình bày nguồn gốc tư tưởng của phái Makhơ

+ Chương 1: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và củachủ nghĩa duy vật biện chứng I, Lênin vạch ra sự đối lập của chủ nghĩa kinhnghiệm phê phán và chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc giải quyết mặt thứnhất vấn đề cơ bản của triết học

+ Chương 2: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và củachủ nghĩa duy vật biện chứng II, Lênin đã giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bảncủa triết học

+ Chương 3: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và củachủ nghĩa duy vật biện chứng III, Lênin xác lập những luận điểm cơ bản về nhậnthức luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

+ Chương 4: Những nhà triết học duy tâm, bạn chiến đấu và kẻ kế thừa chủnghĩa kinh nghiệm phê phán, Lênin bàn đến những khuynh hướng phát triển củachủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

+ Chương 5: Cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên và chủnghĩa duy tâm triết học, Lênin phân tích nguyên nhân của cuộc khủng howngrthế giới quan trong khoa học tự nhiên nói chung và trong vật lý học nói riêng,đồng thời chỉ ra con đường để thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó

+ Chương 6: Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán chủ nghĩa duy vật lịch sử;Lênin đã phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác – Ăngghen

+ Phần kết luận: Lênin đưa ra bốn chỉ dẫn quan trọng trong việc đánh giáchủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

Trang 6

2.1 V.I.Lênin phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng

2.1.1 Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (chủ nghĩa Makhơ)

Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷXIX ở Áo và Đức Đây là tư tưởng triết học duy tâm chủ quan chống lại chủnghĩa Mác, đại diện chủ yếu của tư tưởng triết học này là Enxtơ Makhơ (Áo) vàAvênariút (Đức)

Để chống lại chủ nghĩa Mác, Makhơ và Avênariút lấy triết học Cantơ làm

vũ khí để đi đến chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa bất khả tri của

G.Beccơli (1685-1753, đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan) và

Đ.Hium [(1711-1776, nhà triết học, sử học, nhà kinh tế học người Anh Ông làngười sáng lập những nguyên tắc cơ bản của "thuyết không thể biết" ở châu Âuthời cận đại]

Trước hết, Makhơ và đồng bọn chống lại thế giới quan khoa học và chủ nghĩa duy vật:

Lảng tránh vấn đề cơ bản của triết học, tức là lảng tránh cơ sở phân chia cácnhà triết học thành hai trường phái chính là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duytâm xuất phát từ việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học (mốiquan hệ giữa tồn tại và tư duy)

Theo Makhơ, cơ sở của thế giới vật lý và thế giới tâm lý là "những yếu tố".

"Những yếu tố của kinh nghiệm chúng ta" được tạo thành từ những "tài liệutrực tiếp", tức là những tri thức mang lại nhờ cảm giác (5 giác quan), tức là

sự vật, hiện tượng là phức hợp của những thuộc tính đã được gắn liền với cảmgiác và được gọi là "những yếu tố"

"Những yếu tố" không phải là vật chất, cũng không phải là tinh thần, khôngphải là vật lý, cũng không phải là tâm lý "Những yếu tố" là cái "trung gian"giữa vật chất và tinh thần, giữa vật lý và tâm lý Và, theo Makhơ, như vậy,

Trang 7

"những yếu tố" là thuật ngữ mới dùng để khắc phục sự tranh cãi bấy lâu giữa cácnhà duy vật và duy tâm Từ quan niệm này, những người theo phái Makhơ ởnước Nga coi "những yếu tố" là phát minh vĩ đại, là cơ sở để hợp nhất chủ nghĩaMakhơ với chủ nghĩa Mác.

Avênariút đã hoàn toàn duy tâm chủ quan khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học Ông ta cho rằng, không có chủ thể và cũng không có khách thể;

không có cái gì lại không tồn tại cùng với sự suy nghĩ, cùng với ý thức, tức làAvênariút phủ nhận sự thật là giới tự nhiên có trước con người, tồn tại kháchquan ngoài ý thức con người

Xuất phát từ quan niệm về "những yếu tố", Makhơ đã đặt nhiệm vụ cơ bản

cho khoa học là nghiên cứu "phức hợp những yếu tố", nghĩa là nghiên cứu phức

hợp của cảm giác, bởi vì cái vật lý và cái tâm lý đã hoà lẫn với nhau trong

"những yếu tố", mà không phải nghiên cứu hiện thực khách quan Nhiệm vụ cơbản của khoa học là:

1) Nghiên cứu những qui luật về mối liên hệ giữa các biểu tượng (tâm lýhọc)

2) Tìm ra những qui luật về mối liên hệ giữa các cảm giác (vật lý học).3) Giải thích những qui luật về mối liên hệ giữa cảm giác và biểu tượng(tâm lý và vật lý)

Như vậy, thực chất quan niệm trên của chủ nghĩa Makhơ là phủ nhận thếgiới quan khoa học của chủ nghĩa Mác; coi nhiệm vụ của khoa học chỉ là nghiêncứu và mô tả những tri thức có tính kinh nghiệm Chính vì vậy, người ta gọi chủnghĩa duy tâm chủ quan, chủ nghĩa thực chứng của Makhơ là chủ nghĩa kinh

Trang 8

ra vấn đề cơ bản của triết học và vấn đề nhận thức phạm trù "Vật chất" có một ýnghĩa hệ tư tưởng và phương pháp luận hết sức to lớn.

Một lần nữa Người nhấn mạnh rằng: "Nếu cho rằng cái thứ nhất là giới tựnhiên, là vật chất, là thể chất, là thế giới bên ngoài và cho rằng cái thứ hai là ýthức, là cảm giác, là tinh thần, là tâm lý v.v đấy,- đó là vấn đề cội rễ, vấn đềtrên thực tế tiếp tục phân chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn"(tr.356)

Đồng thời, khi chỉ ra sự biện chứng của cái tuyệt đối và cái tương đối trong

sự đối lập giữa vật chất với ý thức, V.I.Lênin chỉ ra rằng, " sự đối lập giữa vậtchất và ý thức có nghĩa tuyệt đối trong phạm vi hết sức hạn chế: trong trườnghợp đã biết, loại ra khỏi phạm vi vấn đề nhận thức luận cơ bản rằng, cái gì đượcxác định là cái thứ nhất và cái gì được xác định là cái thứ hai Ra khỏi phạm vi

đó, tính tương đối của sự đối lập đó là chắc chắn, là hoàn toàn hiển nhiên"(tr.151)

Sự phát triển như vũ bão của khoa học tự nhiên vào cuối thế kỷ XIX đầuthế kỷ XX, những phát minh vĩ đại trong ngành vật lý đã làm lộ rõ tính tươngđối của những tri thức vật lý cụ thể, đòi hỏi phải có sự thay đổi của các kháiniệm đang tồn tại về cấu trúc của vật chất, về mối quan hệ qua lại của các hìnhthái khác nhau của vật chất Trên cơ sở đó xuất hiện một trường phái triết họcduy tâm, được gọi là "duy tâm vật lý" với khẩu hiệu "Vật chất biến mất"

V.I.Lênin chỉ ra rằng, những khái niệm vật lý cụ thể về cấu trúc của vậtchất không đủ mức độ để đồng nhất với phạm trù triết học "vật chất" (tr.131),Người đã chỉ ra hai nguồn gốc xuất hiện trong cuộc khủng hoảng của khoa học

tự nhiên: sự phát triển cách mạng của khoa học và ý đồ phản động của triết họcduy tâm

Khi phê phán sâu sắc ý đồ phản động của triết học duy tâm, V.I.Lênin đãđưa lại sự tác động duy vật - biện chứng cho các quá trình phát triển của khoahọc tự nhiên, đưa ra một loạt những khái niệm triết học nền móng, được sáng tỏ

Trang 9

và khảng định dần trong những bước đi của sự phát triển của cuộc cách mạngkhoa học-kỹ thuật.

2.2 V.I.Lênin xây dựng và hoàn thiện lý luận nhận thức

Khi phát triển toàn diện lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác, dựa trên cơ

sở học thuyết về sự phản ánh, V.I Lênin đã nêu ra bản chất duy tâm kháchquan- là cơ sở chính của nhận thức luận E.Makhơ và R.Avenariux ở chỗ, cảmgiác được chuyển hoá vào tấm phên, liếp ngăn, vào bức tường nào đó, cô lập ýthức với thế giới bên ngoài

Người viết: "Cảm giác,- đó là mối quan hệ thẳng, trực tiếp của ý thức vớithế giới bên ngoài, là sự chuyển hoá năng lượng kích thích bên ngoài vào vàothực tại của nhận thức" (tr.39) Những thực tại đó của nhận thức thể hiện mình làbản cóp-pi, là sự miêu tả các sự vật và các quá trình hiện thực, đang xẩy ra trong

tự nhiên, còn chính nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh bằng ýthức về thế giới khách quan

V.I.Lênin đã đưa ra ba kết luận quan trọng về nhận thức luận macxít:

1) Sự vật tồn tại một cách khách quan và độc lập với ý thức của chúng ta.2) Giữa hiện tượng và "vật tự nó" không có một sự khác biệt có tính nguyêntắc nào cả

3) Sự nhận thức hiện thực phát triển từ chỗ chưa biết đến chỗ biết, từ nhậnthức chưa đầy đủ, chưa chính xác đến nhận thức đầy đủ và chính xác hơn

Trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phêphán", các vấn đề quan trọng của học thuyết về sự phản ánh được xem xét mộtcách toàn diện Đó là những vấn đề như: chân lý, tính khách quan và tính cụ thểcủa chân lý, biện chứng giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối

Đồng thời V.I.Lênin cũng làm phong phú thêm học thuyết mácxít về thựctiễn, Người nhấn mạnh rằng: "Quan điểm của cuộc sống, của thực tiễn cần phảitrở thành quan điểm đầu tiên và quan điểm cơ sở của lý luận nhận thức" (tr.145)

Trang 10

Khi bảo vệ và phát triển học thuyết mácxít về nhận thức, V.I.Lênin cũngchỉ ra sự thống nhất bên trong, không tách rời của chủ nghĩa duy vật biện chứngvới chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự thống nhất của những luận giải duy vật với tựnhiên, với xã hội, với con người và tư duy của nó, tạo thành đặc tính của triếthọc mácxít.

Vai trò của thực tiễn trong nhận thức.

Phát triển quan điểm của C.Mác về việc con người cần phải chứng minhtính chân lý trong thực tiễn, nghĩa là phải chứng minh tính hiện thực, chứngminh sức mạnh của tư duy, V.I.Lênin viết: "Quan điểm về đời sống; về thựctiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức" (tr.145)

Thực tiễn có vai trò là cơ sở của quá trình nhận thức, là mục đích và là tiêuchuẩn (thước đo) của chân lý Tuy nhiên, khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn củachân lý cũng có tính vừa tương đối, vừa tuyệt đối: Về thực chất, không thể xácnhận hoặc bác bỏ hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người, cũng khôngcho phép các hiểu biết của con người trở thành một cái "tuyệt đối"

2.3 V.I.Lênin đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất

2.3.1 Bối cảnh lịch sử của quan niệm Lênin về vật chất

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán được viết vào thời

gian từ tháng Hai đến tháng Mười 1908 và được in thành sách riêng năm 1909.Tác phẩm xuất hiện trong bối cảnh lịch sử có những sự kiện nổi bật Giai cấp tưsản ở các nước đã trở nên “phản động về mọi mặt”, đã từ bỏ tính chất dân chủcủa nó Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX tràn lan thứ triết học “kinh nghiệmphê phán” hay chủ nghĩa Makhơ với tham vọng đóng vai trò là triết học “duynhất khoa học” nhưng thực ra, là một thứ chủ nghĩa duy tâm chủ quan Một sốngười dân chủ – xã hội tự xưng là “học trò của Mác” đã coi chủ nghĩa Makhơ có

sứ mệnh thay thế triết học duy vật biện chứng của C.Mác Một số học giả có têntuổi đã rơi vào ảnh hưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Ở Nga, ngoàinhững kẻ thù công khai chống giai cấp vô sản và đảng của giai cấp vô sản, còn

Trang 11

có một số trí thức dân chủ -xã hội, gồm cả những phần tử mensêvích, đã tuyêntruyền chủ nghĩa Makhơ, dùng chủ nghĩa Makhơ để xét lại chủ nghĩa duy vậtbiện chứng Trong hoàn cảnh mà bọn giả danh mácxít, các thế lực phản độngđang tung hoành, dùng chủ nghĩa Makhơ để xét lại chủ nghĩa Mác, xét lại khôngchỉ những nguyên lý triết học, mà cả những sách lược, nguyên tắc của đảng vôsản, nhằm phủ nhận những cơ sở lý luận của đảng, tước vũ khí tư tưởng của giaicấp vô sản, mưu toan biến chủ nghĩa xã hội thành một dạng tôn giáo mới, thì đó

là một nguy cơ vô cùng nghiêm trọng Đồng thời, vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế

kỷ XX, trong khoa học tự nhiên đã bắt đầu diễn ra một cuộc cách mạng thật sựvới việc phát hiện ra tia Rơnghen (1895), hiện tượng phóng xạ (1896), điện tử(1897), rađium (1898) Vì thế, bức tranh vật lý cũ về thế giới đã trở nên chậthẹp Các nhà vật lý cũ với lập trường duy vật tự phát và siêu hình không thể giảithích được những phát hiện mới của vật lý học hiện đại Do đó, chủ nghĩa duyvật và khoa học tự nhiên rơi vào khủng hoảng, thậm chí cho rằng vật chất đã

“biến mất”, đã “tiêu tan”

Đây là những sự kiện lịch sử chính quy định trực tiếp những quan điểm triếthọc của V.I.Lênin, chủ yếu thuộc nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng,

trongChủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Cần thấy rõ sự kiện

cơ bản là, chủ nghĩa duy tâm chủ quan đã lợi dụng cuộc khủng hoảng trong xãhội và trong khoa học tự nhiên để tấn công nhằm phủ nhận những quan điểm có

tính nền tảng, quan điểm duy vật của chủ nghĩa duy vật biện chứng Do đó, đối

tượng phê phán chủ yếu của V.I.Lênin ở đây là “chủ nghĩa kinh nghiệm phêphán”, mà nguồn gốc, cơ sở triết học cơ bản của nó là chủ nghĩa duy tâm chủquan V.I.Lênin đã thấy rõ yêu cầu phải bảo vệ chủ nghĩa duy vật biện chứng,nhất là những nội dung, quan điểm cơ bản của nó, phải đánh trả một cách quyếtliệt và hết sức thuyết phục “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” và những kẻ đồngloã của nó với những mưu đồ khoa học và chính trị – xã hội sai lầm, phản độngcủa chúng, đồng thời góp phần khắc phục cuộc khủng hoảng trong vật lý học,

mở đường cho khoa học tiến lên Vậy, để hiểu đúng tinh thần, nội dung và ý

Trang 12

nghĩa phạm trù vật chất của V.I.Lênin, để hiểu thấu đáo tính lịch sử của nó thì

điều rất quan trọng là phải đặt phạm trù đó vào đúng hoàn cảnh lịch sử của nó,phải chỉ ra tương quan hữu cơ của những sự kiện lịch sử nói trên với mỗi luậnđiểm của V.I.Lênin trong tác phẩm của ông Chính V.I.Lênin đã dạy rằng:

“Toàn bộ tinh thần chủ nghĩa Mác, toàn bộ hệ thống chủ nghĩa Mác đòi hỏi làmỗi nguyên lý phải được xem xét (a) theo quan điểm lịch sử; (b) gắn liền vớinhững nguyên lý khác; (c) gắn liền với kinh nghiệm cụ thể của lịch sử”(2) Nóicách khác, ở đây cần phải đặc biệt coi trọng quan điểm lịch sử – cụ thể trongnghiên cứu phạm trù vật chất của Lênin

2.3.2 Những định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất

Trong Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán có nhiều luận

điểm của V.I.Lênin được xem như những “định nghĩa” về vật chất Đó là: (1)Như đã nêu ở trên; (2) “Việc thừa nhận đường lối triết học mà các nhà duy tâm

và bất khả tri đã phủ nhận thì trái lại được diễn đạt bằng những định nghĩa sauđây: vật chất là cái tác động vào giác quan của chúng ta, thì gây ra cảm giác; (3)

“vật chất là một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác,v.v.”(3); (4) “Phái Makhơ đã rơi vào chỗ hết sức vô lý biết chừng nào, khi họđòi hỏi những người duy vật phải đưa ra một định nghĩa về vật chất mà khôngđược nhắc lại rằng vật chất, giới tự nhiên, tồn tại, cái vật lý đều là cái có trước,còn tinh thần, ý thức, cảm giác, cái tâm lý là cái có sau”(4); (5) “Về mặt nhận

thức luận thì khái niệm vật chất không có nghĩa gì khác hơn: thực tại khách quan

tồn tại độc lập đối với ý thức con người, và được ý thức con người phản ánh”(5);(6) “Khái niệm vật chất không biểu hiện cái gì khác ngoài cái thực tại kháchquan mà chúng ta nhận thấy được trong cảm giác”(6); v.v Sau khi trình bày các

luận điểm (2) và (3), V.I.Lênin đã xem đây là những định nghĩa về vật chất Như

vậy, vấn đề đặt ra hiện nay trong nhận thức lại phạm trù vật chất của V.I.Lênin

là cần phải phân tích, so sánh những luận điểm về vật chất như đã nêu để xácđịnh đâu là luận điểm thể hiện chính diện, rõ nhất và mang tính chất của một

Ngày đăng: 31/08/2017, 17:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS.Lê Hữu Ái; PGS.TS.Nguyễn Tấn Hùng (2012), Phân tích các tác phẩm triết học (giáo trình dùng cho học viên cao học chuyên ngành triết học), Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích cáctác phẩm triết học (giáo trình dùng cho học viên cao học chuyên ngànhtriết học)
Tác giả: PGS.TS.Lê Hữu Ái; PGS.TS.Nguyễn Tấn Hùng
Năm: 2012
2. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên): Sức sống của một tác phẩm triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức sống củamột tác phẩm triết học
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
3. PGS.TS.Doãn Chính (Chủ biên) (2003), Vấn đề triết học trong các tác phẩm của C.Mác – Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề triết học trong các tácphẩm của C.Mác – Ph.Ăngghen và V.I.Lênin
Tác giả: PGS.TS.Doãn Chính (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
4. Nguyễn Quang Điển (chủ biên) (2003), Vấn đề triết học trong tác phẩm của Mác – Ăngghen – Lênin , Nxb. Đại học quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề triết học trong tác phẩmcủa Mác – Ăngghen – Lênin
Tác giả: Nguyễn Quang Điển (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Đại học quốc gia Hồ Chí Minh
Năm: 2003
5. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 18, Nxb Tiến bộ, Matxcova Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập 18
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1980
6. V.I. Lênin, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
7. Giới thiệu tác phẩm của V.I. Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩakinh nghiệm phê phán
Nhà XB: Nxb Sự thật

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w