1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Côn trùng bắt mồi trên cây ngô, đặc điểm sinh học của bọ cánh cộc ba khoang paedesrus fuscipes curtis, 1826 vụ thu đông tại xã tòng bạt, huyện ba vì, thành phố hà nội

67 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Diễn biến mật độ loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis và vật mồi của chúng sâu hại chính trên ngô trên ngô năm 2016 tại xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội..... Đ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc về những chỉ dẫn tận tình của PGS.TS Trương Xuân Lam, Viện Sinh Thái & Tài Nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bản khóa luận này

Đồng thời qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa cùng các thầy, cô giáo Khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, những người đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, thầy cô những người đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên bài khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những sơ suất về cả nội dung và hình thức Kính mong nhận được

sự góp ý của thầy cô

Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2017

LƯƠNG THỊ KIM YẾN

CÔN TRÙNG BẮT MỒI TRÊN CÂY NGÔ, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BỌ CÁNH CỘC

BA KHOANG Paedesrus fuscipes Curtis, 1826

VỤ THU - ĐÔNG TẠI XÃ TÕNG BẠT,

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc về những chỉ dẫn tận tình của PGS.TS Trương Xuân Lam, Viện Sinh Thái & Tài Nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bản khóa luận này

Đồng thời qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa cùng các thầy, cô giáo Khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, những người đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, thầy cô những người đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên bài khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những sơ suất về cả nội dung và hình thức Kính mong nhận được

sự góp ý của thầy cô

Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Lương Thị Kim Yến

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự của

cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trương Xuân Lam

Các số liệu, những nghiên cứu được trình bày trong khóa luận này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Lương Thị Kim Yến

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài: 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nội dung nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 7

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 13

CHƯƠNG 2 19

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19

2.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 19

2.3.1 Vật liệu nghiên cứu: 19

Trang 5

2.4 Phương pháp nghiên cứu 19

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài cánh đồng ngô 19

2.4.2 Phương pháp theo dõi trong phòng thí nghiệm 21

2.4.3 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán 24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng trên ngô 27

3.2 Một số đặc điểm hình thái, sinh học của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis 35

3.2.1 Một số đặc điểm hình thái của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis 35

3.2.2 Một số đặc điểm sinh học của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis 42

3.2.3 Khảo sát điều tra sinh sản và tỷ lệ trứng nở của trưởng thành loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis 47

3.2.4 Khảo sát khả năng ăn rầy nâu Nilaparvata lugens Stal của thành trùng loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis 47

3.3 Diễn biến mật độ loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis và vật mồi của chúng (sâu hại chính trên ngô) trên ngô 49

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Thành phần côn trùng bắt mồi trên ngô và vật mồi của chúng

vụ Thu-Đông 2016 ở xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 27 Bảng 3.2: Tỷ lệ số lượng của họ và loài côn trùng bắt mồi trong trên cây ngô vụ Thu-Đông 2016 ở xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 32 Bảng 3.3 Kích thước các giai đoạn phát triển của loài bọ cánh cộc ba

khoang Paederus fuscipes Curtis ở điều kiện phòng thí nghiệm 35

Bảng 3.4 Vòng đời và các giai đoạn của loài bọ cánh cộc ba khoang

Paederus fuscipes Curtis ở điều kiện phòng thí nghiệm 43

Bảng 3.5 Khả năng đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở của trưởng thành loài bọ

cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis ở điều kiện phòng thí

nghiệm 47 Bảng 3.6 Khảo sát khả năng ăn rầy nâu của thành trùng loài bọ cánh

cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis 47 Bảng 3.7 Diễn biến mật độ loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus

fuscipes Curtis và vật mồi của chúng (sâu hại chính trên ngô) trên ngô

năm 2016 tại xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 50

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Tỷ lệ phần trăm giữa các bộ côn trùng bắt mồi trên cây ngô

tại xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 33

Hình 3.2: Các loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên cây ngô 34

tại xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 34

Hình 3.3 Các giai đoạn phát triển của trứng loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis 36

Hình 3.4 Ấu trùng tuổi 1 của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis 36

Hình 3.5 Ấu trùng tuổi 2 của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis 37

Hình 3.6 Giai đoạn tiền nhộng của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis 38

Hình 3.7 Giai đoạn nhộng của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis 39

Hình 3.8 Trưởng thành của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis 41

Hình 3.9 Phân biệt trưởng thành đực và cái của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis 42

Hình 3.10 Vòng đời của loài bọ cánh cộc ba khoang 43

Paederus fuscipes Curtis 43

Hình 3.11 Trưởng thành đực và cái của kiến ba khoang đang 46

Trang 8

bắt cặp 46

Hình 3.12 Mật độ loài bọ Cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes

Curtis và vật mồi của chúng trên ngô năm 2016 tại xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 51

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây lương thực có vai trò

quan trọng đối với nền kinh tế thế giới Ngô là loại cây lương thực có khả năng cho năng suất cao vào loại bậc nhất trong các loại ngũ cốc Hiện nay, trên thế giới có 72 nước trồng ngô và ngô là nguồn lương thực chính nuôi sống gần 1/3 số dân trên thế giới Với hàm lượng tinh bột cao, hàm lượng chất đạm, chất béo, vitamin A, C, B1, B2, E, Ngô được sử dụng như một loại rau cao cấp và sử dụng làm nguyên liệu chế biến khoảng 670 mặt hàng khác nhau trong các ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm, dược và công nghiệp nhẹ như thức ăn gia súc, sản xuất rượu, cồn tinh bột, dầu béo, đường, bánh kẹo,…

Giai đoạn 1990 - 1992, toàn thế giới trồng 129.804.000 ha ngô, với năng suất trung bình 38 tạ/ha và tổng sản lượng gần 500 triệu tấn Trên thế giới, hàng năm lượng ngô xuất khẩu khoảng 70 triệu tấn, đem lại nguồn thu rất lớn

từ loại cây này (Ngô Hữa Tình, 1997) [10,11]

Ở Việt Nam sản xuất ngô tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua Đến năm 2007, Việt Nam đạt diện tích 1.072.800 ha, năng suất 39,6 tạ/ha, sản lượng vượt ngưỡng hơn 4 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay (Phan Xuân Hào, 2007) [3]

Tòng Bạt là một xã của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Xã có diện tích khoảng 823,24 ha, với mật độ dân số khoảng 1014 người/ km2 Người dân ở đây sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp và cây nông nghiệp chủ yếu là cây ngô và cây lúa nước Tòng Bạt là một trong những xã có diện tích trồng ngô lớn trong huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự thâm canh cao và sử dụng nhiều loại

Trang 11

bằng tự nhiên gây ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cũng như chất lượng ngô thu hoạch Sự gia tăng thuốc bảo vệ thực vật trong những năm gần đây đã làm

ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đồng thời tiêu diệt hết các loài thiên địch trên cánh đồng ngô trong đó phải kể đến các loài côn trùng bắt mồi

Cùng với xu hướng chung là phát triển nông nghiệp Việt Nam hướng đến một nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, trong đó áp dụng biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp IPM làm nòng cốt Và việc sử dụng các loài thiên địch sẽ mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, góp phần quản lí dịch hại một cách bền vững trên nhiều loại cây trồng trong đó có cây ngô Tuy nhiên để phát triển biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp một cách tốt nhất cần phải có sự hiểu biết nhất định về mối quan hệ giữa cây trồng, sâu hại

mà đặc biệt là sự hiểu biết về kẻ thù tự nhiên của chúng bao gồm các loại côn trùng bắt mồi, côn trùng kí sinh, các loại vi sinh vật có ích

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Lầm (1996) [9] công bố có 72 loài thiên định của sâu hại ngô thuộc 36 họ côn trùng, nhện nấm và virus Trong đó tập trung nhiều nhất là bộ cánh màng 22 loài (chiếm 30,8% tổng số loài thu thập) và bộ cánh cứng 19 loài (chiếm 26,3%), bộ nhện lớn 13 loài (chiếm 18,1%)…trong 72 loài được tìm thấy thì có trên 40 loài bắt mồi ăn thịt (chiếm 57,1%) Các loài bắt mồi thường xuất hiện phổ biến ở các vùng sinh thái trồng ngô khác nhau như các loài thuộc họ chân chạy (Carabidae), họ Cánh cộc (Staphilinidae), họ Bọ rùa (Coccinellidae) thuộc bộ Cánh cứng (Coleopteran) Để bổ sung thêm những dẫn liệu về thành phần thiên địch côn

trùng bắt mồi sâu hại ngô của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes

Curtis góp phần làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp

trên cây ngô chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Côn trùng bắt mồi trên cây

ngô, đặc điểm sinh học của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes

Trang 12

Curtis, 1826 vụ Thu-Đông tại xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà

Nội”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi trên cây ngô, đặc điểm sinh

học của loài Paederus fuscipes Curtis trên sinh quần ruộng ngô tại xã Tòng

Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội nhằm cung cấp các dẫn liệu khoa học cho việc lợi dụng các loài bắt mồi trong phòng trừ sinh học sâu hại ngô, góp phần làm giảm thiểu việc sử dụng thuốc hóa học, giảm ô nhiễm môi trường

3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng trên ruộng ngô tại xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của loài bọ cánh cộc

ba khoang Paederus fuscipes Curtis

- Điều tra diễn biến mật độ loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus

fuscipes Curtis và vật mồi của chúng (sâu hại chính trên ngô) trên ngô vụ

Thu-Đông tại xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế

4.1 Ý nghĩa khoa học

Bổ sung thêm những dẫn liệu về thành phần côn trùng bắt mồi sâu hại

ngô và một số đặc điểm sinh học của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus

fuscipes Curtis

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Các dẫn liệu của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis là

cơ sở cho việc lợi dụng loài này trong việc kìm hãm mật độ sâu hại trên đồng ruộng ngô, góp phần làm giảm thiểu việc phun thuốc hóa học, giảm ô nhiễm môi trường, duy trì bảo vệ sự đa dạng sinh học trong sinh quần cây ngô

Trang 13

Kết quả của đề tài góp phần cung cấp những tƣ liệu phục vụ cho việc

nghiên cứu về loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis sau này

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Trong quần xã, tập hợp các quần thể cùng sinh vật sống trong một vùng nhất định được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài, liên hệ với nhau

do tính chất chung nhất các đặc trưng sinh thái, biểu hiện đặc tính thích nghi giữa sinh vật và ngoại cảnh Do đó quần xã không phải là sự kết hợp máy móc giữa các loài sinh vật sống trong một sinh cảnh nhất định mà có liên hệ với nhau bởi những quan hệ sinh thái, đặc biệt là quan hệ về thức ăn và nơi ở, được biểu hiện bằng những quan hệ tương hỗ hay đối địch Các quan hệ này được tiến hành trong quá trình tiến hóa Các loài dịch hại trong hệ sinh thái đa dạng, bên cạnh các quan hệ hỗ trợ nhau, giữa chúng còn có mối quan hệ cạnh tranh đối kháng Những mỗi quan hệ này đã có tác dụng lớn kìm hãm sự phát triển quá mức về số lượng của một loài, đã làm giảm được những trận dịch bùng phát trên những vùng rộng lớn Các quan hệ tương hỗ hay đối địch giữa các sinh vật trong quần xã rất phức tạp, đa dạng, được hình thành từ những mối quan hệ trong loài và ngoài loài Các thành phần của quần xã có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với nhau bởi mối quan hệ dinh dưỡng được thể hiện bằng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, đó cũng là điều kiện để duy trì sự cùng tồn tại của các loài trong quần xã Một trong những mối quan hệ dinh dưỡng rất quan trọng tạo sự ổn định đó là quan hệ vật ăn thịt và con mồi Sự liên quan mật thiết giữa sâu hại và côn trùng bắt mồi có ý nghĩa quan trọng đối với lí thuyết và thực tiễn Do đó việc xem xét các mối quan hệ cũng như hiểu biết các đặc tính sinh học của chúng là cơ sở cho các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng theo hướng bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì tính ổn

Trang 15

Bọ cánh cộc ba khoang (BCCBK) tên khoa học là Paederus fuscipes

Curtis thuộc lớp côn trùng (Insecta), bộ cánh cứng (Coleoptera), họ cánh cộc

(Staphylinidae), giống Paederus (Herman, 2001) [25] Loài Paederus fuscipes

Curtis phân bố rộng trên thế giới, thường thấy trên nhiều loại cây trồng như

lúa, ngô, rau,… chúng là thiên địch của nhiều sâu hại như: Adelphocoris,

Laodelphax, Cnaphalocrocis, Omiodes indicate…(Devi và cs, 2003b) [22]

Theo Manley (1977), loài P.fuscipes phân bố với phạm vi khá rộng ở Châu Á,

Châu Âu: Trung Quốc, Bangladesh, Fujian, Đài Loan, Ấn độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philipines, Srilanka, Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Anh,… BCCBK là một loài thiên địch của rầy nâu trong ruộng lúa và ngô, nên chúng

có mật độ cao khi xuất hiện dịch rầy nâu Chúng thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, nhất là sau cơn mưa lớn, con trưởng thành rất thích ánh sáng, chúng thường vào đèn với rầy nâu ở những nơi đặt bẫy đèn trên ruộng ngô BCCBK là một loại côn trùng có lợi cho nông nghiệp vì chúng ăn các loại côn trùng gây hại cây trồng, chúng ăn các sâu hại nhỏ như trứng và con non của rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn

lá hay rầy nâu chúng tìm đến và chui vào tổ sâu, ăn thịt từng con Trung bình mỗi con BCCBK có thể ăn từ 3-5 con sâu non/ngày Sự xuất hiện của chúng trên đồng ruộng đã làm cho số lượng của sâu hại giảm đáng kể và bảo vệ lúa không bị phá hại, giảm bớt việc dùng thuốc hóa học, giảm chi phí, bảo vệ môi trường

Chúng thường sống trong đất ẩm của bờ ruộng hay kênh rạch Con cái

đẻ trứng vào đất: trứng rất nhỏ, hình tròn, màu nâu lợt, nở trong vòng 3-5 ngày Con non cũng giống như con trưởng thành nhưng nhỏ hơn, có màu nâu nhạt, lột xác hai lần trong thời gian 7-8 ngày, di chuyển nhanh nhẹn và đã biết bắt mồi khi đủ lớn chúng hóa nhộng trong đất, độ 4-5 ngày sau khi hóa

Trang 16

trưởng thành Con trưởng thành bay khỏe và có thể sống lâu đến 2-3 tháng trong ruộng lúa, rau màu

Nghiên cứu hình thái, đặc điểm sinh học của loài bọ cánh cộc ba khoang

(BCCBK) Paederus fuscipes Curtis

Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng và điều tra diễn biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng (sâu hại chính trên cây ngô) trên ngô tại xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Đánh giá khả năng ăn mồi và khả năng sử dụng loài BCCBK Paederus

fuscipes Curtis trong phòng trừ sinh học sâu hại ngô tại xã Tòng Bạt, huyện

Ba Vì, thành phố Hà Nội

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.2.1.1 Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi trên ngô

Thành phần loài côn trùng bắt mồi của các loài sâu hại trên cây ngô và các nghiên cứu một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trong phòng trừ sinh học sâu hại ngô cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể là 61 loài côn trùng bắt mồi sâu hại ngô đã được ghi nhận, trong đó có nhiều loài có khả

năng sử dụng cho hiệu quả phòng trừ cao như bọ xít bắt mồi Oriorus và bọ mắt vàng Chrysoperla sp.tại California Environmental Protection Agency

phòng trong năm 1975

Theo Lane (2000) [32] đã ghi nhận 7 loài bắt mồi trên cây ngô trong đó

gồm Chrysoperla carnea, C rufilabri, Chrysopa spp , ruồi ăn rệp

Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens Các loài

côn trùng bắt mồi này là những tác nhân quan trọng và hiệu quả trong phòng trừ rệp hại

Trang 17

Gillian Ferguson (2005) [24] đã mô tả, nghiên cứu và ghi nhận một số

loài như ruối ăn rệp Aphidoletes aphidimyza, bọ rùa Hippodamia convergens,

Harmonia axyridis Trong công trình phòng chống bọ trĩ hại ngô thì có thể sử

dụng loài bọ xít nhỏ thuộc họ Anthocoridae (Jamie Intosh, 2008) [27]

Đã ghi nhận 39 loài côn trùng bắt mồi thuộc các họ Reduviidae,

Carabidae, Coccillendae, Vespidae, Formicidae Đồng thời các tác giả cũng

cho biết sự tác động lẫn nhau của các thuốc trừ sâu Trên cơ sở nghiên cứu các tác giả trên đi đến kết luận: bảo tồn côn trùng bắt mồi bằng cách sử dụng

chọn lọc các loại thuốc trừ sâu như Fenazaquin và Sulfur đã làm tăng số

lượng một số loài bắt mồi và lựa chọn các giống ngô phù hợp là cơ sở để đạt được những thành công trong chương trình IPM đối với sâu hại ngô

Susan (1999) đã xác định loài ruồi bắt mồi trên sâu đục thân ngô

Ostrinia nubilalis Hubner là Lydella thompsoni.Trong số đó có 6 loài bắt mồi

đã tồn tại được ở Mỹ Tuy nhiên chỉ có 3 loài Eriborus terebran,

Macrocentrus grandii, Lydella thompsoni là có khả năng phân bố rộng và có

hiệu quả trong phòng trừ sinh học Loài ruồi bắt mồi Lydella thompsoni đã có

mặt ở rất nhiều vùng nước Mỹ mà những vùng đó không được nhân thả Nhiều năm sau đó loài ruồi này đã trở thành một loài ruồi bắt mồi quan trọng nhất trừ sâu đực thân ngô ở nhiều vùng nước Mỹ, tỉ lệ sâu đục thân ngô bắt mồi lên tới 75%

Nhưng đến năm 1960 số lượng loài ruồi bắt mồi giảm một cách đột ngột, nhiều vùng thuộc phía Nam Carolina, nhiều nơi không còn thấy sự xuất hiện của loài ruồi này Cho đến nay sự xuất hiện của loài ruồi này được ghi nhận từ phía Tây Connecticut đến trung tâm Ohio và phía Nam Carolina Trên

cơ thể của ruồi có rất nhiều lông Trứng phất triển hoàn toàn trong cơ thể trưởng thành cái cho đến khi sắp nở Trưởng thành cái đẻ trứng bên ngoài cơ thể sâu non Mỗi trưởng thành cái có khả năng đẻ 1000 quả trứng Mùi phân

Trang 18

của sâu non sâu đục thân ngô đã hấp dẫn trưởng thành cái đẻ trứng Trứng của ruồi đẻ ra nở ngay ra ấu trùng và chúng xâm nhập vào cơ thể sâu non Nó thích tấn công sâu non tuổi 4 Thời gian phát triển của giòi là 8 ngày Vòng đời của ruồi gắn liền với vòng đời của sâu đục thân ngô và phát triển mạnh nhất vào mùa xuân (Kieckhefer and Gellner, 1988) [30]

Các loài côn trùng bắt mồi trên cây ngô đã tiêu diệt được khoảng 10 dến 20% trứng và sâu non của sâu đục thân ngô Đã tìm thấy 24 loài bắt mồi trên sâu đục thân ngô Có 6 loài đã được nghiên cứu thành công Trong 6 loài

này có loài ruồi bắt mồi sâu đục thân ngô Lydella thompsoni Herting là quan

trọng hơn cả Nó tiêu diệt được trên 30% sâu đục thân ngô ở nhiều vùng Nhưng sự bắt mồi của loài này không ổn định chúng có thể biến mất ở nhiều

vùng Một số loài bắt mồi khác là Eriborus terebrans Gravenhorst, Simpisis

viridula và Macrocentris grandii Goidanich (Vidya et al., 1983; Wang et al.,

1997)

Thành phần loài côn trùng bắt mồi của các loài sâu hại trên ngô đã được nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể là 41 loài côn trùng bắt mồi sâu hại ngô

đã được ghi nhận, trong đó có rất nhiều loài có khả năng sử dụng cho hiệu quả

phòng trừ cao như: bọ xít bắt mồi Oriorus sp và bọ mắt vàng Chrysoperla sp

Lane Greer (2000) [32] đã ghi nhận 7 loài bắt mồi quan trọng trên ngô gồm

Chrysoperla carnea, C.rufilabris, Chrysopa spp , ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens Các loài thiên địch

này là những tác nhân quan trọng và hiệu quả trong phòng trừ rệp hại Nhân

nuôi và thả các loài ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa bắt mồi

Hippodamia convergens tốt nhất vào thời gian nhiệt độ lạnh

Trang 19

1.2.1.2 Những nghiên cứu về bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes

Curtis

Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài paederus fuscipes Curtis theo

Kazuyoshi (1958) [28] cho biết chúng là loài biến thái hoàn toàn, gồm 4 pha phát triển: pha trứng, pha ấu trùng (có 2 tuổi), pha nhộng, pha trưởng thành Trưởng thành có chiều dài khoảng 7 mm, pha nhộng có kích thước khoảng 4,5 mm Pha ấu trùng có 2 tuổi, ấu trùng tuổi một có kích thước trung bình là 2,2-3,4 mm và cơ thể ban đầu màu trắng sau đó chuyển dần sang màu vàng da cam, ấu trùng tuổi hai kích thước trung bình là 4-6 mm Trứng có hình cầu, kích thước trung bình khoảng 0,6-0,7 mm Trứng BCCBK được đẻ rải rác vào các khe nứt trên bề mặt đất một con cái có thể đẻ từ 18-100 trứng, trung bình

là 52,3 Con cái thường đẻ trứng vào cuối tháng 4 hoặc từ giữa tháng 7 Thời gian phát dục của pha trứng từ 3-19 ngày, tỷ lệ nở của trứng là 96,2% Giai đoạn ấu trùng bao gồm hai tuổi, thời gian phát dục tuổi 1 từ 4-22 ngày và tuổi

2 là 7-36 ngày Chúng hóa nhộng dưới mặt đất, thời gian phát dục của pha nhộng là 3-12 ngày Vòng đời là 22-50 ngày, trung bình là 32,5 ngày

Kazuyoshi cho rằng, pha trứng và pha ấu trùng loài P.fuscipes bị tấn công bởi

các loài côn trùng và nhện ăn mồi Chu kì sống hàng năm của chúng là 2 hoặc

3 thế hệ trong một năm Trưởng thành thường tập trung thành đàn để qua đông

Loài P.fuscipes phân bố rộng khắp Nhật Bản, chúng xuất hiện nhiều và

phong phú ở các vùng khí hậu ấm áp Con trưởng thành thường được tìm thấy trên bề mặt đất hoặc trên cỏ, trên các tàn dư thực vật, trên ruộng lúa Tại Narimasu, Tokyo, con trưởng thành có thể được thu thập bởi các bẫy ánh sáng trong mùa từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 10, chúng có đỉnh cao vào tháng 6

và tháng 7 và chúng thường hoạt động vào ban đêm Trong số 8 loài Paederus

thu được bằng bẫy ánh sáng 4 loài P.fuscipes, P.tamulus, P.poweri và

Trang 20

P.parallelus được phát hiện có chất độc, nhưng loài P.fuscipes là loài duy

nhất có tầm quan trọng thực tế (Kazuyoshi, 1958) [28]

Theo Kilin (1994) [31], loài P.fuscipes có vòng đời là 18 ngày Thời gian

pha trứng 4 ngày, ấu trùng 9,2 ngày và nhộng 3,8 ngày Thời gian sống trung bình của con cái là 113,8 ngầy và con đực 109,2 ngày Một con cái có khả năng đẻ tới 106 quả trứng, với tỷ lệ trứng nở là 90,2% Trưởng thành của BCCBK là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là côn trùng, nhện và tuyến trùng đất, các loại sâu hại trên rau Pha ấu trùng của chúng có tập tính ăn cũng tương tự như pha trưởng thành

Theo Devi và cs (2002) [21], P.fuscipes cơ thể có kích thước trung bình

là 6,5-7 mm, màu nâu vàng Cơ thể được bao phủ bởi rất nhiều lông cứng màu đen Đầu và hai đốt bụng cuối có màu đen Cánh trước cứng ngắn cánh sau là chất màng rất phát triển, râu đầu hình chuỗi hạt, có 11 đốt râu, 3-4 đốt đầu tiên màu nâu đỏ các đốt còn lại tối hơn, màu nâu Chân màu nâu đỏ Bụng màu nâu vàng, có 6 đốt bụng, cuối bụng có một đôi lông đuôi cứng màu đen Kilin, (1994) [31] nghiên cứu vai trò thiên địch trong khống chế sâu hại

ở Indonesia cho thấy loài P.fuscipes là một trong những động vật ăn thịt có thể giảm số lượng rầy nâu (Nilaparvata lugens) trên ruộng lúa, một con trưởng thành loài P.fuscipes có khả năng ăn từ 2,3 đến 7,3 con rầy nâu

Ở Malaysia P.fuscipes là một trong những kẻ săn mồi côn trùng phổ

biến nhất được tìm thấy trên ruộng lúa của Malaysia, chúng xuất hiện ngay sau khi cấy lúa và duy trì trong suốt vụ (Manley, 1977) Chúng thường sống trên mặt đất, trong những đống rác, dưới những tảng đá… môi trường sống của chúng là những nơi ẩm ướt Có thể gặp chúng ở khắp mọi nơi từ đồng ruộng đến những khu nhà ở Vào mùa mưa chúng sẽ di trú tới nơi khô ráo hơn

Trang 21

Nhiều công trình nghiên cứu của các nước đều chỉ rõ việc dùng các loại thuốc có phổ tác dụng thuốc hóa học để trừ sâu trên ngô đã làm ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của quần thể côn trùng bắt mồi Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tái phát các quần thể của sâu hại Vì vậy việc sử dụng thuốc hóa học có tính chọn lọc một cách hợp lí trên cây ngô là hướng chiến lược trong điều khiển tính kháng thuốc của sâu hại, đồng thời là biện pháp quan trọng để bảo vệ các loài côn trùng bắt mồi trên ruồng ngô Các kết quả nghiên cứu về côn trùng bắt mồi trên ruộng ngô đều thấy các loài này có vai trò khá quan trọng trong điều hòa số lượng quần thể của các loài sâu hại rong sinh quần đồng ruộng Hiệu quả khống chế sâu hại của chúng ở các vùng, các nước rất khác nhau (Waterhouse, 1985) [36]

1.2.1.3 Các nghiên cứu về diễn biến mật độ của loài côn trùng bắt mồi phổ biến và vật mồi của chúng trên ngô

Việc điều tra, nghiên cứu về diễn biến mật độ của các loài côn trùng bắt

mồi trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn trong việc dự tính dự báo sự phát sinh, phát triển của chúng, từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp phòng trừ thích hợp Trong các loài côn trùng bắt mồi của sâu tơ thì bọ xít bắt mồi là đối tượng phổ biến nhất Nó có mặt ở hầu hết trên các cánh đồng và hiệu quả diệt sâu tơ cũng khá cao như ở Malaysia tỉ lệ diệt 29,5%, ở Nhật Bản cao nhất vào tháng 10 tỷ lệ diệt tới 50% (Riley, 1883) [35]

Từ lâu nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu và ứng dụng về thiên địch trong phòng chống sâu hại Biện pháp này tuy không mang lại hiệu quả tức thời như biện pháp hóa học, nhưng về lâu dài lại ổn định hơn và còn bảo

vệ được con người và môi trường sống Ở Châu Mỹ các loài bắt mồi ăn thịt có thể làm giảm mật độ trứng và sâu non sâu xanh bướm trắng từ 51-79% Ngoài

ra còn xác định được hai loài ong ăn trứng sâu xanh bướm trắng là P vulgaris

và Compsilura consinata, nhưng hai loài này có tỷ lệ thấp

Trang 22

Jim Chaput 2000, đã ghi nhận có thể sử dụng các loài bắt mồi Diglyphus

sp và Dacmusa spp để phòng trừ sinh học sâu vẽ bùa

Ferguson (2000), đã mô tả, nghiên cứu và phát triển một số loài như ruồi

ăn rệp Aphidoletes aphidimyza, bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens,

Harmonia axyridis và bọ mắt vàng Chrysoperla sp

Nghiên cứu về biến động số lượng của côn trùng bắt mồi và vật mồi của

chúng đã ghi nhận có 2 loài ong Psix striaticeps và Trissolcus sp (họ

Vespidae) có vai trò cao đối với sâu hại Hai loài này đạt mật độ cao nhất ở

tháng 3/1985 và tháng 3/1986 Số lượng loài Psix striaticeps thường đạt mật

độ cao nhất trong khoảng từ tháng 7 và 8 (Pham Van Lam và cs, 2003) [34]

Nghiên cứu biến động số lượng của loài bọ xít mù xanh Cyrtorrhinus

lividipennis trên rau Qua tính toán cho thấy mối tương quan số lượng giữa

loài bọ xít bắt mồi này với vật mồi của nó là loại rầy chặt chẽ( r = 0,8) (Morallo and Sayaboc, 1992) [33]

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước.

1.2.2.1 Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi trên ngô

Ở Việt Nam theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng trên cây trồng nông nghiệp trong 2 năm (1967-1968) ở miền bắc có 63 loài côn trùng phá hoại trên cây ngô, ở phía nam (1977-1979) đã xác định được 60 loài, trong đó có 5

loài chủ yếu là sâu đục thân (Ostrinia furnacalis), sâu cắn lá nõn (Leucania

separate), sâu xám (Agrotis ypsilon), rệp ngô (Phopalosiphum maydis) và 18

loài sâu hại thứ yếu

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Khiêm (1996) [17] cho thấy tập đoàn sâu hại ngô ở Hà Nội gồm 35 loài, có 5 loài thường xuyên gây hại

Qua kết quả điều tra nghiên cứu gần đây nhất của cục BVTV thì cây ngô trồng ở nước ta có khoảng 100 loài côn trùng sống và gây hại được chia

Trang 23

cờ), nhóm sâu hại phổ biến (sâu cắn lá, sâu róm, bọ xít, châu chấu), nhóm sâu sống định cư trên cây (bọ ba ba xanh, bọ nhảy), [14] Sự phát triển của sâu hại ngô trong sinh quần kéo theo sự phát triển của các dạng thiên địch của chúng Quan tâm đến việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu hại ngô bằng phương pháp sinh học đã có một số kết quả nghiên cứu

Theo kết quả điều tra của Phạm Văn Lầm (1996) [9] ghi nhận 72 loài thiên địch của sâu hại ngô Chúng thuộc 36 họ côn trùng, nhện nấm và virus Trong các loài trên đã xác định tên được của 63 loài gồm 40 loài bắt mồi ăn thịt (chiếm 57,1%), 2 loài sống kí sinh trên côn trùng ăn rệp ngô (chiếm 2,9%)

và 2 loài vi sinh vật gây hại cho sâu hại ngô (chiếm 2,9%)

Nghiên cứu về thiên địch trên đồng ruộng, Trương Xuân Lam và cs (2004) [6] đã cho biết số lượng cá thể của nhóm bọ xít bắt mồi là khác nhau ở một số đặc điểm nghiên cứu Tỷ lệ số lượng cá thể chỉ đạt trung bình 6,93 - 8,52% trên cây ngô ở Bắc Ninh và Hà Tây cũ So với các nhóm côn trùng bắt mồi khác thì tỷ lệ số lượng cá thể này ở nhóm bọ rùa bắt mồi (họ Coccinellidae) đạt trung bình 37,02 - 44,91% (vật mồi chủ yếu là rệp hại), nhóm bọ chân chạy bắt mồi (họ Carabidae) trung bình 9,04-20,92%, nhóm ong bắt mồi (họ vespidae, polistidae và sphecidae) trung bình 10,06-14,4% và nhóm côn trùng bắt mồi khác (họ Staphylinidae, Cicindelidae, Formicidae, Asilidae, ) trung bình 12,36-25,71%

Theo tài liệu của Nguyễn Công Thuật (1996) [19] những thiên địch phổ biến của các loài sâu hại ngô gồm 25 loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng,

bọ xít và nhện bắt mồi ăn thịt, trong đó có vai trò quan trọng là các loài trong

họ bọ chân chạy, họ bọ rùa, họ bọ xít ăn sâu và một số loài nhện ăn thịt

Kết quả nghiên cứu của Bùi Tuấn Việt và cs (1995) [15] cho thấy có 8 loài thiên địch trong đó có 5 loài ăn thịt, 3 loài kí sinh Trong đó bọ rùa đỏ hoạt động mạnh và có vai trò quan trọng trong tiêu diệt rệp Các loài kiến đỏ,

Trang 24

kiến đen có ý nghĩa trong việc tiêu diệt sâu non và nhộng sâu đục thân Bộ cánh cộc ba khoang có vai trò tích cực trong việc làm giảm số lượng ấu trùng của sâu hại khác

Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung và cs (2001) [2] tại Gia Lâm,

Hà Nội cho thấy có 17 loài côn trùng bắt mồi của sâu hại thuộc 7 bộ, trong đó

bộ cánh cứng chiếm số lượng nhiều nhất (7 loài), tiếp đến là bộ cánh màng (4 loài) và nhiều loài thiên địch khác

Tại Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trên các giống ngô ở 2 vụ ngô đông và ngô xuân có 26 loài thiên địch sâu hại ngô (Phan Xuân Hào, 2007) [3]

1.2.2.2 Những nghiên cứu về bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis

Qua điều tra thành phần loài bắt mồi thuộc giống Paederus ở vùng ngoại

thành Hà Nội năm 2005, trên 6 loài cây trồng là: lúa, ngô, khoai lang, bắp cải,

đậu tương, lạc Kết quả thu được giống Pacederus có hai loài là BCCCN chân

vàng Paederus fuscipes Curtis và BCCCN chân xanh đen Paederus tumulus

Erichson Cả hai loài này đều có hình dạng tương đối giống nhau, chúng có

cơ thể dài mảnh khảnh cánh cứng rất ngắn, cánh sau rất phát triển Loài

Paeederus tumulus chỉ khác loài Paederus fuscipes là tất cả các chân đều màu

nâu đen mảng ngực trước gần hình bán cầu Phần gốc cánh trước sát với ngực trước màu đen ngọn râu hàm màu đen (Phạm Minh Lan, 2005) [7] Kết quả này cũng tương tự với kết quả điều tra thành phần của Phạm Văn Lầm (1994) [8] trên đồng lúa nước ta

Theo Đinh Thị Hằng (2011) [4] kết quả điều tra thành phần và diễn biến mật độ thiên địch của rầy nâu trên lúa, vụ xuân 2011 tại Văn Lâm, Hưng Yên thu được hai bộ côn trùng, bộ cánh cứng Coleoptera, bộ cánh nửa Hemiptera và một bộ nhện lớn Araneae Trong đó, bộ cánh cứng Coleoptera

Trang 25

loài Paederus fuscipes, chúng xuất hiện phổ biến trên ruộng lúa và có mặt

trên ruộng từ đầu vụ đến cuối vụ

Theo Nguyễn Viết Tùng (2006) [13] loài P.fuscipes thuộc bộ cánh cứng

Coleopteran, họ cánh cộc Staphylinidae, biến thái hoàn toàn, miệng kiểu gặm nhai, chúng có thể cư trú trên cây, dưới các tàn dư thực vật, dưới gốc cây… chúng là các loài thiên địch bắt mồi ăn các loài sâu bọ nhỏ bé ngoài đồng ruộng

Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2009) [5] bọ cánh cứng ngắn có tên khoa

học là Paederus fuscipes thường gọi là kiến ba khoang, thuộc họ

Staphylinidae, bộ Coleopteran, con trưởng thành có thân mình dài khoảng

7-10 mm, cơ thể màu đỏ với 3 khoang đen ở đầu, cánh và cuối bụng, râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn chỉ đến nửa thân mình, cuối bụng thon có hai đuôi nhỏ

Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học loài P.fuscipes của Đinh Thị Hằng (2011) [4] cho thấy P.fuscipes là loài côn trùng biến thái hoàn toàn, trải

qua 4 pha phát dục: trứng - ấu trùng - nhộng - trưởng thành Trong đó pha ấu trùng có 3 tuổi, nhộng dạng màng Thời gian phát dục của pha trứng trung bình 2,95 ngày, ấu trùng tuổi 1 trung bình 3,75 ngày, ấu trùng tuổi 2 trung bình là 2,9 ngày, ấu trùng tuổi 3 là 3,5 ngày, nhộng 3,85 ngày, trưởng thành trung bình 6,15 ngày

Theo Phạm Minh Lan (2005) [7], số lượng con mồi bị ăn trong 24 giờ

của một cá thể trưởng thành loài P.fuscipes đối với rầy nâu, rầy lưng trắng

tuổi 1-2 trung bình là 3,4 và 3,1 con/ngày Đối với trứng sâu tơ ăn 37,9 quả, sâu tơ tuổi 1-2 là 9,2 con, rệp xám bắp cải 25,4 con/ngày

Loài P.fuscipes là thiên địch xuất hiện phổ biến trên đồng ruộng, chúng

kiểm soát số lượng sâu hại cây trồng nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu ít nhiều đã ảnh hưởng đến mật độ BCCCN trên đồng ruộng Nguyễn

Trang 26

Lê Ngọc Trâm (2011) [12] đánh giá khả năng chống chịu của bọ cánh ngắn

P.fuscipes đối với nhóm thuốc Thiamethoxam (thuốc trừ rầy nâu), kết quả cho

thấy số lượng BCCCN chết do ăn phải rầy nâu bị nhiễm thuốc Thiamethoxam cao hơn so với phun thuốc Thiamethoxam trực tiếp lên chúng Điều này chứng tỏ thuốc Thiamethoxam rất độc đối với bọ cánh ngắn bằng con đường

vị độc cao hơn bằng con đường tiếp xúc

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác đến sự tích lũy số

lượng của loài P.fuscipes trên đồng ruộng của Phạm Minh Lan (2005) [7] cho

thấy trong các tác động của con người thì việc sử dụng thuốc hóa học BVTV

có tác động mạnh nhất đến sự tích lũy số lượng của BCCCN trên ruộng lúa Việc loại bỏ hoàn toàn biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu hại nhìn chung khó thực hiện, vì vậy cần phải xây dựng hệ thống quản lí dịch hại tổng hợp bảo vệ cây trồng biện pháp có ý nghĩa và hiệu quả về kinh tế và khoa học

là biện pháp sinh học, do đó việc tìm hiểu vai trò của côn trùng bắt mồi nói chung, bọ cánh cộc ba khoang nói riêng là một hướng nghiên cứu cần tiếp tục được quan tâm

1.2.2.3 Các nghiên cứu về diễn biến mật độ của loài côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng

Nghiên cứu về diễn biến mật độ và ảnh hưởng của các yếu tố đến mật độ

một số loài côn trùng bắt mồi cũng đã quan tâm

Theo Nguyễn Công Thuật, 1995 do trình độ dân trí về bảo vệ thực vật quá thấp, không nắm được thình hình phát sinh của sâu, không hiểu hết được tác dụng cũng như tác hại của thuốc, không hiểu biết kỹ thuật sử dụng nên thường phun thuốc tự do, phun theo định kỳ, tập quán phun thuốc theo nhau, phun theo ý muốn chủ quan nên thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, rất nhiều loài thiên địch của nhiều loài sâu hại quan trọng đã bị biến mất Trên

Trang 27

rau qua điều tra ở những khu vực không hoặc ít sử dụng thuốc hóa học cũng

có nhiều loài mắt mồi

Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn, 2004 [6], đã nghiên cứu sự biến

động số lượng loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis trên cây Bông tại Tô

Hiệu – Sơn La kết quả thu được: mật độ trung bình là 0,17 ± 0,02 con/m2 Có một đỉnh cao vào tháng 10 với mật độ 0,56 con/m2, sau đó mật độ giảm dần vào cuối tháng 11 Trên cây Bông, vật mồi của bọ xít này bao gồm sâu đo

(Giống Anomis, Acidalia), sâu cuốn lá Bông (Giống Sylepta và Cacoecia) Ở

Gia Lâm, Hà Nội mật độ trung bình là 0,06 ± 0,01 con/m2

, trong vụ xuân chúng thường xuất hiện vào giữa tháng 4 và sau đó phát triển cho tới cuối tháng 6 Có mặt trên cây rau với mật độ thấp vào tháng 9, tháng 10

Nguyễn Thị Thanh (2012) [18] cho biết sự xuất hiện và phát triển theo mùa của các loài bọ xít ăn sâu phổ biến trên một số cây trồng vùng Tây Bắc

Việt Nam đã xác định được: 3 loài bọ xít ăn sâu cổ ngỗng đen Sycanus

croceovittatus, bọ xít ăn sâu cổ ngỗng đỏ S falleni và loài bọ xít đỏ Antilochus conquebertii bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 6 cho dến tháng 10

trên cây đậu tương, bông và ngô tại một số điểm miền núi thuộc tính Nghệ An với mật độ trung bình tương ứng là 0,04 – 0,02 con/m2, 0,09 – 0,13 con/m2 và 0,07 – 0,15 con/m2

Nguyễn Đình Đạt, 1980 [16] đã ghi nhận có 19 loài côn trùng bắt mồi bị chết do phun thuốc trừ sâu, trong đó các loài nhện lớn ăn thịt và bọ rùa đỏ bị chết nhiều nhất

Về biện pháp phòng trừ sâu hại ngô, đã từ lâu đời người dân đã tự biết chăm sóc ruộng ngô của mình bằng biện pháp thủ công, tuy nhiên đối với mỗi loài sâu hại thì có những biện pháp phòng trừ khác nhau

Trang 28

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các loài côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng trên ngô

- Bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Thời gian : từ tháng 9/ 2016 đến tháng 4/2017

2.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

2.3.1 Vật liệu nghiên cứu:

- Một số loài sâu hại chính trên cây ngô, một số giống ngô chính trồng tại địa phương (chủ yếu là giống V14)

- Thuốc trừ sâu, cồn 700

2.3.2 Dụng cụ nghiên cứu:

Kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi côn trùng, panh, kéo, ống hút côn trùng, túi nilon, bút lông, hộp nhựa kích thước 15×21 cm, 17×35 cm, đĩa petri, sổ ghi chép, thước kẹp, vợt côn trùng,

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cánh đồng ngô tại xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Trước tiên tôi quan sát từ xa, điều tra sơ bộ bằng mắt thường để đánh giá

Trang 29

chọn lựa và xác định các điểm nghiên cứu có vị trí ngẫu nhiên, có tính chất đại diện cho toàn bộ vùng nghiên cứu Điểm nghiên cứu phải it nhất cách bờ 2m Mỗi điểm điều tra 1m2 theo phương pháp điều tra thu thập mẫu dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng Viện Bảo vệ thực vật, Tập 1 năm 1997

* Nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng trên cây ngô

- Điều tra thu thập mẫu côn trùng

Tiến hành thu mẫu theo cùng một phương pháp trong tất cả các điểm điều tra Tiến hành thu thập sâu hại, côn trùng bắt mồi, kí sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của chúng (trứng, ấu trùng, trưởng thành) trên lá, thân cây ngô, dưới đất và khu vực xung quanh Ghi chép các thông tin và chụp ảnh cấc nơi thu mẫu cũng như sinh cảnh sống của chúng Việc bắt mẫu theo phương pháp thu mẫu côn trùng thông thường gồm: thu mẫu bằng tay, ống hút côn trùng, túi nilon, bút lông, hộp nhựa kích thước 15×21 cm, 17×35 cm, vợt côn trùng để thu bắt Tiến hành thu thập mẫu côn trùng bắt mồi và vật mồi trên ngô vào thời điểm nhất định trong ngày từ 6h – 8h30, từ 17h30- 19h

Điều tra chi tiết:

+ Chọn ruộng điều tra

+ Thu mẫu bằng tay hoặc bằng dụng cụ như panh, kẹp: Quan sát trên thân, lá, gốc của cây ngô và dưới đất Ghi chép các thông tin: Ngày tháng điều tra, vụ ngô, cây điều tra, giai đoạn phát triển cây, thời gian phun thuốc, loại thuốc được phun, phun lần thứ mấy Số lượng côn trùng bắt mồi, loại côn trùng bắt mồi Số lượng vật mồi, loại sâu vv

Số điểm điều tra là 25m2 cho một công thức điều tra Điều tra số lượng cây trong m2, điều tra tất cả cây/m2 Điều tra 25 điểm Mỗi điểm đếm số lượng sâu hại, loại sâu, số lượng côn trùng bắt mồi, loại côn trùng bắt mồi

Trang 30

+ Ghi chép tất cả thông tin trên cánh đồng Thời gian điều tra 6-7 ngày/1 lần điều tra

- Xử lý và bảo quản mẫu ngoài thực địa

Đối với các nghiên cứu phân loại thì công việc tiếp theo sau thu mẫu ngoài thực địa là xử lý, bảo quản mẫu và vận chuyển về phòng thí nghiệm Mẫu vật thu thập ngoài thực địa một phần sẽ được bảo quản trong các lọ chứa cồn 700 Sau đó cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm

- Làm tiêu bản và phân tích mẫu

Sau mỗi đợt thu mẫu vật tại thực địa, tiến hành xử lý và phân loại sơ bộ mẫu Mẫu phân loại được định vị bằng kim côn trùng hoặc ngâm cồn, mỗi cá thể được gắn eteket ghi nhận thông tin về mẫu Mẫu được định vị bằng kim côn trùng được sấy khô trong vòng 24 - 48 giờ ở nhiệt độ 500

C, xử lý sạch và được bảo quản trong các hộp gỗ đựng mẫu

- Phương pháp phân loại bằng hình thái

Phân loại học truyền thống bằng hình thái của các côn trùng hại và thiên địch của chúng trên ngô theo các tài liệu phân loại côn trùng của các tác giả: Ivo Hodek, 1973[26]; De Back, 1974[23]; Kenneth A Sorensen, 1995[29]…vv

Các loài khó xác định tên tiến hành nhờ kiểm định và so sánh mẫu vật tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

2.4.2 Phương pháp theo dõi trong phòng thí nghiệm

Chuẩn bị vật liệu thí nghiệm: đối tượng thí nghiệm là cây ngô tại địa

điểm nghiên cứu, bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis và vật mồi

của chúng; đĩa petri, hộp nhựa, môi trường nuôi cấy, vật liệu nuôi cấy

Trang 31

Theo dõi thí nghiệm: Theo dõi đặc điểm sinh học, hình thái, xác định

vòng đời, khả năng ăn mồi của bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes

Curtis

trong một ngày và trong cả vòng đời, xác định thời gian nở và tỉ lệ nở của trứng, xác định số tuổi của ấu trùng trong điều kiện nhiệt độ phòng và trong tủ nuôi nhiệt độ cố định là 250C, ẩm độ 70±5%

Nghiên cứu đặc điểm hình thái tiến hành theo phương pháp quan sát,

mô tả, đo đếm kích thước các pha phát dục, đơn vị đo là mm Đo chiều dài và chỗ rộng nhất của các pha phát dục

Theo dõi đặc điểm sinh học của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus

fuscipes Curtis tiến hành chủ yếu tại phòng Côn trùng học thực nghiệm Bọ

cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes Curtis được nuôi tại phòng thí nghiệm

trong các hộp nhựa kích thước 15×21 cm, 17×35 cm

2.4.2.1 Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của loài bọ cánh cộc

ba khoang Paederus fuscipes Curtis

- Nuôi cá thể BCCBK ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm trong phòng với thức ăn là các loài, rầy nhỏ và trùng của một số loài sâu hại hoặc trứng của Ngài gạo được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm

* Nghiên cứu đặc điểm hình thái của BCCBK Paederus fuscipes Curtis

Các đặc điểm hình thái của BCCBK Paederus fuscipes Curtis, mô tả và

vẽ ở pha trứng, ấu trùng và chụp ảnh cá thể trưởng thành,mô tả màu sắc, hình thái cơ thể như đầu, ngực và bụng Các kích thước đo trứng là chiều dài và chiều rộng Ấu trùng là chiều dài, chều rộng và độ rộng của ngực Trưởng thành thì chiều dài cơ thể( từ đỉnh đầu tới đỉnh của đốt cuối bụng và đuôi), chiều dài phần đầu, độ rộng nhất của ngực, chiều dài của phần ngực, chiều dài của cánh ngoài và độ rộng nhất của phần bụng, chiều dài đuôi Kích thước

Trang 32

được thực hiện đo là mm, theo phương pháp nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1997 & 2000) [14]

* Nghiên cứu vòng đời của BCCBK Paederus fuscipes Curtis

- Cá thể trưởng thành BCCBK được thu từ ruộng ngô ngoài đồng ruộng

về ghép đôi cho đẻ để thu trứng, các trứng được đẻ cùng ngày đưa vào từng hộp, đánh số thứ tự và theo dõi ngày nở tiếp tục nuôi cho đến trưởng thành để theo dõi các chỉ tiêu hình thái, sinh học, sinh thái học

Pha trứng: quan sát từ khi trứng mới đẻ đến khi trứng nở, từ đó xác định thời gian phát dục của trứng

Pha ấu trùng: khi trứng nở ra ấu trùng, tiến hành nuôi tách biệt mỗi ấu trùng trong một lọ nuôi, số lượng cá thể nuôi là từ 25 - 50 cá thể Thức ăn cho

ấu trùng là rệp non, rầy non và trứng sâu Theo dõi hằng ngày và từ đó xác định thời gian phát dục các tuổi của pha ấu trùng

Pha nhộng: khi ấu trùng vào nhộng, theo dõi cho đến khi hóa trưởng thành, từ đó xác định được thời gian phát dục của pha nhộng, ghi chép tỷ lệ nhộng vũ hóa

Pha trưởng thành: chọn những cá thể vũ hóa cùng ngày, cho ghép đôi

và tiến hành theo dõi đến khi trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên để tính thời gian phát dục của trưởng thành, đồng thời nuôi tiếp để tính thời gian sống Các chỉ tiêu theo dõi khác: khả năng đẻ trứng, nhịp điệu đẻ trứng, tỷ lệ

nở trứng, tỷ lệ đực cái Thí nghiệm được lặp lại 3 lần

*Nghiên cứu xác định đẻ trứng của trưởng thành cái:

Tiến hành cho từng cặp đực cái mới vũ hóa vào trong hộp nhựa để chúng ghép đôi và giao phối, hằng ngày theo dõi khả năng đẻ trứng của bọ xít bắt mồi trưởng thành đến khi chúng kết thúc thời kì sinh sản và chết sinh lí, từ

đó xác định khả năng đẻ trứng, nhịp điệu đẻ trứng, tỷ lệ nở trứng, tỷ lệ đực cái

Trang 33

2.4.2.2 Điều tra diễn biến mật độ của loài bọ cánh cộc ba khoang Paederus

fuscipes Curtis và vật mồi của chúng (sâu hại chính trên ngô) trên ngô vụ

Thu-Đông năm 2016 tại xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Điều tra diễn biến mật độ bọ cánh cộc ba khoang Paederus fuscipes

Curtis và vật mồi của chúng trên cây ngô với các chỉ tiêu theo dõi và tính toán: mật độ (con/m2

), hệ số tương quan R (con mồi và vật mồi), theo tài liệu của Viện Bảo vệ Thực vật, 1997 [14]

Để xác định diễn biến mật độ của một số loài bọ cánh cộc ba khoang

Paederus fuscipes Curtis và vật mồi của chúng trên cây ngô, tiến hành điều

tra định kỳ 6 - 7 ngày/ 1 lần tại các điểm đã chọn theo tính ngẫu nhiên trong

vụ ngô đó Đơn vị điều tra là 1 m2, các điểm điều tra đều tuân thủ theo nguyên tắc đường chéo góc Đơn vị tính mật độ của các loài là con/m2 Các số liệu thu thập được ghi vào phiếu để tính toán và xử lý

Thu mẫu bằng tay hoặc bằng dụng cụ như panh, kẹp: Quan sát trên thân,

lá, gốc của cây ngô và dưới đất Những mẫu côn trùng thu được cho ngay vào

lọ có chứa cồn để bảo quản mẫu vật để phân loại

Ghi chép các thông tin: ngày, tháng điều tra, vụ ngô, cây điều tra, giai đoạn phát triển của cây Số lượng sâu hại, loại sâu, số lượng côn trùng và loại côn trùng bắt mồi

2.4.3 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán

Số liệu được tính toán và xử lí bằng các hàm thống kê Excel dùng cho

khối trồng trọt và BVTV Dùng phương pháp thống kê so sánh Duncal giữa các công thức thì nghiệm ở độ tin cậy P = 0,05

Với các công thức tính toán cụ thể:

- Mức độ phổ biến được lượng hóa theo tần suất bắt gặp

A (%) =

× 100 +: xuất hiện ít < 25%

Ngày đăng: 31/08/2017, 14:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn côn trùng học, Khoa Nông Học-Trường ĐHNN Hà Nội (2004). Giáo trình côn trùng chuyên khoa. NXB Nông nghiệp, tr 85-90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình côn trùng chuyên khoa
Tác giả: Bộ môn côn trùng học, Khoa Nông Học-Trường ĐHNN Hà Nội
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2004
2. Đặng Thị Dung (2001). “ Thành phần sâu hại ngô vụ Xuân 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội, một số đặc điểm sinh thái học của sâu cắn lá ngô Mythima loreyi (douponchel) (lepidotera: noctuidae)’’. Tạp chí KH nông nghiệp, tr. 23- 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần sâu hại ngô vụ Xuân 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội, một số đặc điểm sinh thái học của sâu cắn lá ngô Mythima loreyi (douponchel) (lepidotera: noctuidae)’’. "Tạp chí KH nông nghiệp
Tác giả: Đặng Thị Dung
Năm: 2001
5. Đinh Thị Hằng (2011). “ Thành phần côn trùng và nhện lớn bắt mồi của rầy nâu Nilaparvata lugens Stal hại lúa vụ Xuân 2011 tại Văn Lâm, Hƣng Yên. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis’’. Báo cáo tốt nghiệp, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. tr.26-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần côn trùng và nhện lớn bắt mồi của rầy "nâu Nilaparvata lugens" Stal hại lúa vụ Xuân 2011 tại Văn Lâm, Hƣng Yên. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của bọ cánh cộc "Paederus fuscipes" Curtis’’. "Báo cáo tốt nghiệp
Tác giả: Đinh Thị Hằng
Năm: 2011
6. Nguyễn Văn Huỳnh (2009) “Bùng phát một số kiến ba khoang”. Đại học Cần Thơ.http//www.khoahocphothong.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùng phát một số kiến ba khoang"”. Đại học Cần Thơ
8. Phạm Minh Lan (2005) “Nghiên cứu vai trò bắt mồi của pha trưởng thành của bọ cánh cứng ngắn Paederus spp. (họ: Staphylinidae. Bộ:Coleoptera) trong hạn chế số lƣợng côn trùng hại trên môt số cây trồng ở vùng ngoại thành Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu vai trò bắt mồi của pha trưởng thành của bọ cánh cứng ngắn "Paederus spp." (họ: Staphylinidae. Bộ: Coleoptera) trong hạn chế số lƣợng côn trùng hại trên môt số cây trồng ở vùng ngoại thành Hà Nội”. "Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
9. Phạm Văn Lầm (1994) “Nhận dạng và bảo vệ những loài thiên địch chính trên đồng lúa”.NXBNN, Hà nội. tr.30-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận dạng và bảo vệ những loài thiên địch chính trên đồng lúa”
Nhà XB: NXBNN
10. Phạm Văn Lầm (1996) “ Góp phần nghiên cứu thành phần thiên địch của sâu hại ngô” Tạp chí BVTVsố 5/1996, tr. 41-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu thành phần thiên địch của sâu hại ngô” Tạp chí BVTVsố 5/1996
11. Ngô Hữu Tình (1997). “Nguồn gốc đa dạng di truyền và quá trình phát triển”. NXBNN. Tr.151 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nguồn gốc đa dạng di truyền và quá trình phát triển”
Tác giả: Ngô Hữu Tình
Nhà XB: NXBNN. Tr.151
Năm: 1997
13. Nguyễn Lê Ngọc Trâm (2011) “Đánh giá khả năng chống chịu của bọ cánh cứng ngắn Paederus fuscipes đối với nhóm thuốc Thiamethoxam trừ rầy nâu hại lúa”. Báo cáo tốt nghiệp. Đại học Nông Lâm TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng chống chịu của bọ cánh cứng ngắn "Paederus fuscipes" đối với nhóm thuốc "Thiamethoxam" trừ rầy nâu hại lúa”. "Báo cáo tốt nghiệp
17. Nguyễn Viết Tùng (2006). “Giáo trình côn trùng học đại cương”, NXBNN Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình côn trùng học đại cương”
Tác giả: Nguyễn Viết Tùng
Nhà XB: NXBNN Hà nội
Năm: 2006
19. Bùi Tuấn Việt, Mai Phú Quý, Phạm Thị Lai, Vũ Thi Chỉ, Nguyễn Thị Thúy (1995). “Kết quả sử dụng ong mắt đỏ (Trichogramma chilonis ishii) phòng trừ sâu đục thân ngô (Dyrausna nubilalis)”. Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật. NXB KHKT, tr.586-589 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả sử dụng ong mắt đỏ (Trichogramma chilonis ishii) phòng trừ sâu đục thân ngô (Dyrausna nubilalis)”. "Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật
Tác giả: Bùi Tuấn Việt, Mai Phú Quý, Phạm Thị Lai, Vũ Thi Chỉ, Nguyễn Thị Thúy
Nhà XB: NXB KHKT
Năm: 1995
20. Nguyễn Đức Khiêm (1996). “Một số kết quả nghiên cứu về sâu đục thân ngô tại trường ĐHNN Hà Nội’’. Tạp chí BVTV số 5, tr 10 - 13Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu về sâu đục thân ngô tại trường ĐHNN Hà Nội’’. "Tạp chí BVTV số 5, tr 10 - 13
Tác giả: Nguyễn Đức Khiêm
Năm: 1996
21. Devi. P. K. Yadav.D. N. &amp; Jha. A. 2002. Biology of paedesrus fuscipes Curtis (coleoptera: staphylinidae). Pest management and economic zoology. 10 (2): 137-143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pest management and economic zoology
22. Devi P. K. Yadav.D. N. &amp; Jha. A. 2003b. seasonal occurrence and association of Paedesrus fuscipes with different host plants at Anand. Gujarat.Indian Journal of Entomology. 65(1): 67-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Paedesrus fuscipes" with different host plants at Anand. Gujarat. "Indian Journal of Entomology
25. Herman (2001). http.//www.discoverlife.org/Paedesrus fuscipes cập nhật ngày 21/7/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Paedesrus fuscipes
Tác giả: Herman
Năm: 2001
28. Kazuyoshi kur (1958) Studies on the life history of Paedesrus fuscipes Curtis (Saphylinidae) (Studies on poisonous beetle. III).pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Paedesrus fuscipes
31. Kilin W.D. 1994. Paedesrus fuscipes Curtis. Biology and feeding ability of brown planthoper (Nilaparvata lugens Stall). Journal Title Risalah Hasil Penelitian Tanaman Pangan. (4) pp.240-245 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Paedesrus fuscipes" Curtis. "Biology and feeding ability of brown planthoper (Nilaparvata lugens Stall)
35. Riley C. V. (1883), “Report of the Entomologist 1883’’, USDA, Washington Sách, tạp chí
Tiêu đề: Report of the Entomologist 1883
36. Waterhouse D. F. (1985), “The occurrnece of major invertebrate and weed pest in the South West Pacific’’, Proceeding Workshop on Biological Control in the South Pacific. ACIAR/GTZ/Government of Tonga, 17 – 25 Oct, 1985, Vaini, Tonga Sách, tạp chí
Tiêu đề: The occurrnece of major invertebrate and weed pest in the South West Pacific’’, "Proceeding Workshop on Biological Control in the South Pacific. ACIAR/GTZ/Government of Tonga
Tác giả: Waterhouse D. F
Năm: 1985
3. Nguyễn Đình Đạt, 1980. Một số kết quả nguyên cứu tính chống thuốc và biện pháp phòng trừ sâu tơ. Kết quả nghiên cứu khoa học kĩ thuật 1969 – 1979. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, Tr.23 – 29 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w