1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG NGUYÊN LÝ MÁC LÊNIN 1

55 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 666,5 KB

Nội dung

Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học a Ph.Ăngghen khái quát vấn đề cơ bản của tri

Trang 1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA

CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

I KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

1 Chủ nghĩa Mác - Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành

- Chủ nghĩa Mác – Lênin được Mác - Ăngghen sáng lập và Lênin phát triển; được cácđảng cộng sản, phong trào công nhân và nhà nước xã hội chủ nghĩa vận dụng với tư cách lànền tảng tư tưởng trong hoạt động của mình

b) Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin

- Chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực (triếthọc, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, tâm lý học, xã hội học, lôgíc học, vănhóa học, nhân chủng học ), nhưng trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là: triếthọc, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học

- Đối tượng, vị trí, vai trò và tính thống nhất của ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩaMác-Lênin

+ Triết học Mác – Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát

triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luậnchung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng

+ Kinh tế chính trị Mác – Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt

là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuấtcộng sản chủ nghĩa

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp

luận Triết học và Kinh tế chính trị học Mác–Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quyluật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa– bước chuyển biến lịch sử từ chủnghĩa tư bản lện chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản

Ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thểkhác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất – đó là khoa học về

sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóclột và tiến tới giải phóng con người

2 Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin

a) Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác

Trang 2

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Vào những năm 40 thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây

âu đã phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp được thực hiện trướctiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII Cuộc cách mạng công nghiệp không những đánh dấubước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công nghiệp sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bảnchủ nghĩa mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội – hình thành và phát triển giai cấp vôsản

Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu đã thúcđẩy mạnh mẽ của lực lượng sản xuất xã hội, đồng thời nó cũng bộc lộ ra những hạn chế vốn cócủa chính phương thức sản xuất này Đó là mâu thuẫn sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mangtính xã hội hóa với quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa

Mâu thuẫn đó biểu hiện, về mặt kinh tế là những cuộc khủng hoảng kinh tế, đầu tiên là ởnước Anh 1825 Về mặt xã hội là nhiều cuộc đấu tranh của công nhân chống lại chủ nghĩa tưbản Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Lyông (Pháp) năm 1831 – 18341; phongtrào Hiến chương ở Anh (từ 1835 – 1848); cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt Silêdi (Đức)năm 1844 Điều đó chứng tỏ giai cấp vô sản đã trở thành lực lượng chính trị độc lập, tiênphong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội

Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản đặt ra yêu cầu khách quan là nó phải có lý luậnkhoa học soi đường Chủ nghĩa Mác ra đời là sự đáp ứng được yêu cầu đó

- Tiền đề lý luận

Chủ nghĩa Mác ra đời còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại,trong đó trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xãhội không tưởng ở Pháp và Anh

Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của G.W.Ph.Hêghen (Georg Wilhelm Friedrich Hegel, 1770-1831) và L.Phoiơbắc (Ludwig Andreas Feuerbach, 1804-1872) đã ảnh

hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩaMác

Kinh tế chính trị cổ điển Anh với những đại biểu nổi tiếng là A.Xmit (Adam Smith, 1790) và D.Ricácđô (David Ricardo, 1772 -1823)đã góp phần vào việc hình thành quan niệm

1723-duy vậy về lịch sử của chủ nghĩa Mác

Chủ nghĩa xã hội không tưởng với các nhà tư tưởng tiêu biểu là H.Xanhximông (Henri Saint Simon, 1760-1825), S.Phuriê (Charles Fourier, 1772 - 1837) và R.Ôoen (Robert Owen, 1771-1858) Tinh thần nhân đạo và những quan điểm đúng đắn của họ đã trở thành một trong

những tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời của lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội trongchủ nhĩa Mác

- Tiền đề khoa học tự nhiên, với các phát minh nổi bật như: học thuyết tiến hóa của Đácuyn (Charles Robert Darwin, 1809 – 1882), thuyết tế bào của người Đức, định luật bảo

toàn và chuyển hóa năng lượng của Lômônôxốp đã cung cấp cơ sở khoa học tự nhiên cho việcluận giải các vấn đề xã hội

1 Phong trào nổi dậy năm 1831 của công nhân dệt thành phố Lyông (Lyon, Pháp ) đòi tăng lương, cải thiện đời sống Bị đàn

áp dã man, công nhân tiến hành khởi nghĩa vũ trang , làm chủ thành phố trong 3 ngày rồi bị dập tắt Đến 1834, lại nổi dậy lần thứ hai, đưa ra khẩu hiệu thành lập nền cộng hoà cũng bị thất bại.

Trang 3

Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác vào thế kỷ XIX là hiện tượng hợp quy luật; nó vừa

là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội đương thời, của tri thức nhân loại, vừa là kết quả củanăng lực tư duy và tinh thần nhân văn của những người sáng lập ra nó

b) C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác

- Giai đoạn hình thành chủ nghĩa Mác (1842-1848)

Trong giai đoạn, này thông qua các tác phẩm chủ yếu như: Bản thảo kinh tế-triết học (C.Mác, 1844), Gia đình thần thánh (C.Mác - Ph.Ăngghen, 1845), Luận cương về Phơ-bách (C.Mác, 1845), Hệ tư tưởng Đức (C.Mác-Ph.Ăngghen, 1845), Sự khốn cùng của triết học (C.Mác, 1847), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (C.Mác-Ph.Ăngghen, 1848), C.Mác và

Ph.Ăngghen đã tạo tiền đề sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch

c) V.I Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới

- Bối cảnh lịch sử mới và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác

Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang chủnghĩa đế quốc với bản chất bóc lột và thống trị ngày càng bộc lộ rõ nét, mâu thuẫn trong lòng

xã hội tư bản ngày càng sâu sắc Hơn nữa, đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của khoahọc tự nhiên Một số nhà khoa học do bấp bênh về phương pháp luận triết học duy vật đã rơivào tình trạng khủng hoảng về thế giới quan Sự khủng hoảng này bị chủ nghĩa duy tâm lợidụng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và hành động của phong trào cách mạng

Thực tiễn của phát triển khoa học và phong trào vô sản ở đầu thế kỷ XX đã tạo điều kiệnLênin nghiên cứu, khảo sát và đúc kết thực tiễn thành những vấn đề lý luận mới, bảo vệ chủnghĩa Mác trước các luận điệu của kẻ cơ hội và thù địch đòi xét lại chủ nghĩa Mác

- Vai trò của V.I Lênin đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới.

Lênin đã bảo vệ Mác một cách xuất sắc, không những thế, đã phát triển chủ nghĩa Máclên một tầm cao mới, đạt được những kết quả thực tiễn to lớn, nhất là ở nước Nga

- Quá trình V.I.Lênin bảo vệ phát triển chủ nghĩa Mác có thể chia là ba thời kỳ, tươngứng với ba nhu cầu của thực tiễn, đó là:

+ Thời kỳ 1893-1907 là những năm Lênin tập trung chống lại phái dân túy (1). Những

tác phẩm nổi tiếng giai đoạn này là: Những “người bạn dân là thế nào? Và họ đấu tranh chống lại những ngươi dân chủ ra sao? (1894); Làm gì? (1902); Hai sách lược của Đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ (1902)

+ Thời kỳ 1907-1917: Là thời kỳ mà Lênin đã tổng kết những thành tựu của khoa học

tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và viết tác phẩm nổi tiếng Chủ nghĩa duy vật và chủnghĩa kinh nghiệm phê phán (1909) Trong tác phẩm này Lênin đữa ra định nghĩa vật chất,giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, những nguyên tắc của nhận thức đã góp phần

Trang 4

đưa chủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới Cũng trong giai đoạn này, Lênin còn viết một số tác

phẩm quan trọng khác: Ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác (1913), Bút ký triết học 1916); Nhà nước và cách mạng (1917)…

(1914-+ Thời kỳ sau cách mạng Tháng Mười Nga (1917-1024) Trên cơ sở tổng kết thực tiễn

cách mạng của quần chúng nhân dân, V.I.Lênin đã viết các tác phẩm: Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản (1920), Lại bàn về về công đoàn, Về tình hình trước mắt và về những sai lầm của các đồng chí Tơrôtxki và Bukharin (1921), Về chính sách kinh tế mới (1921), Bàn về thuế lương thực (1921) nhằm tiếp tục bảo vệ phép biện chứng mácxít, chống

chủ nghĩa chiết trung, và thuyết ngụy biện; phát triển học thuyết Mác về nhân tố quyết địnhthắng lợi của một chế độ xã hội, về giai cấp, về hai nhiệm vụ cơ bản của giai cấp vô sản, vềchiến lược, sách lược của đảng vô sản trong điều kiện lịch sử mới, về thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, về kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội

d) Chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới

- Chủ nghĩa Mác - Lênin với cách mạng vô sản Nga (1917)

Chủ nghĩa Mác – Lênin đã được Lênin vận dụng vào nước Nga, soi đường chỉ lối manglại thắng lợi cho nước Nga, đưa nước Nga trở thành một nhà nước công nông đầu tiên trên thếgiới

- Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.

Chủ nghĩa Mác ra đời đã ảnh hưởng to lớn đến phong trào cộng sản và công nhân quốc

tế Sau 1917, học thuyết Mác-Lênin tiếp tục có những ảnh hưởng sâu rộng Vai trò định hướngcủa chủ nghĩa Mác Lênin đã đem lại những thành quả lớn lao cho sự nghiệp vì hòa bình, độclập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Chủ nghĩa Mác – Lênin được vận dụng vào các nướcđặc biệt là các nước dân tộc bị áp bức, nô dịch đưa tới sự thắng lợi ở hàng hoạt nước và đồngthời cổ vũ phong đào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ và tiến bộ ở các nước tư bản chủ nghĩa Ngày nay, Chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn tiếp tục là hệ tư tưởng nền tảng và kim chỉ namhành động của các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cánh tả trên thế giới

II ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU MÔN HỌC “NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN”

1 Đối tượng và phạm vi học tập, nghiên cứu

- Đối tượng của việc học tập, nghiên cứu môn học “Những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin” là những quan điểm cơ bản, nền tảng và mang tính chân lý bền vững củachủ nghĩa Mác – Lênin trong phạm vi ba bộ phận lý luận cấu thành nó

2 Mục đích và yêu cầu về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu

a) Mục đích của việc học tập, nghiên cứu

- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.

- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là để hiểu rõ cơ sở

lý luận quan trọng nhất của Tư tưởng Hồ Chí Minh và nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trang 5

- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là để xây dựng niềm tin, lý tưởng cho sinh viên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

b) Một số yêu cầu cơ bản về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu

- Học tâp, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cần phải tuân theo nguyên tắc thường xuyên gắn kết những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin với thực tiễn của đất nước và thời đại.

- Học tập, nghiên cứu những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin cần phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; chống xu hướng kinh viện, giáo điều trong quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng các nguyên lý cơ bản đó trong thực tiễn.

- Học tập, nghiên cứu mỗi luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin phải đặt chúng trong mối quan hệ với các luận điểm khác, ở các bộ phận cấu thành khác để thấy sự thống nhất trong tính đa dạng và nhất quán của mỗi tư tưởng nói riêng, của toàn bộ chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung.

- Quá trình học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

đồng thời cũng phải là quá trình giáo dục, tự giáo dục, tu dưỡng và tự rèn luyện để từng bước hoàn thiện mình trong đời sống cá nhân cũng như trong đời sống cộng đồng xã hội.

- Quá trình học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin đồng

thời cũng phải là quá trình tổng kết, đúc kết kinh nghiệm để góp phần phát triển tính khoa học

và tính nhân văn vốn có của nó; đồng thời phải đặt nó trong lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại.

Trang 6

CHƯƠNG I CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

I CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

1 Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

a) Ph.Ăngghen khái quát vấn đề cơ bản của triết học

Dựa trên tổng kết toàn bộ lịch sử triết học, Ph.Ăngghen cho rằng: “Vấn đề cơ bản lớn củamọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại”(1), giữa ýthức với vật chất, giữa tinh thần và giới tự nhiên

- Nội dung và ý nghĩa của vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:

+ Mặt thứ nhất, (mặt bản thể luận) trả lời câu hỏi: trong mối quan hệ giữa tư duy và

tồn tại, giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

+ Mặt thứ hai, (mặt nhận thức luận) trả lời câu hỏi: tư duy con người có khả năng

nhận thức thế giới hay không?

Việc giải quyết vấn hai mặt vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân chia các trườngphái triết học: chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật; khả tri luận (thuyết có thể biết) và bấtkhả tri luận (không thể biết) Ngoài ra còn có chủ nghĩa nhị nguyên và hoài nghi luận

b) Sự đối lập giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

1 () C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20, tr.403

Trang 7

- Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm: bản chất của thế

giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước ý thức vàquyết định ý thức

Chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ khoa học và thực tiễn, gắn với lợi ích của các giaicấp và lực lượng tiến bộ trong xã hội

- Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học cho rằng: bản chất của thế giới là tinh thần;

ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất

Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan

+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức nhưng

tinh thần, ý thức đó được quan niệm là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước vàtồn tại độc lập với giới tự nhiên và con người Những đại biểu của trào lưu này là Platon,Hêghen, Tômat Đacanh…

+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng

định ý thức quyết định vật chất, vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào cảm giác, ýthức Những đại biểu của trào lưu này là G.Beccơli, D.Hium

Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và xã hội, đó là: xem xét sự vật hiện tượngmột cách phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thành hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trìnhnhận thức và thường gắn với lợi ích của các giai cấp bóc lột trong xã hội Chủ nghĩa duy tâmthường có mối liên hệ mật thiết với tôn giáo

Ngoài sự phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta còn phân biệt:thuyết nhất nguyên; thuyết nhị nguyên; thuyết đa nguyên

- Vai trò của chủ nghĩa duy vật

Trong lịch sử tuy có những quan điểm triết học biểu hiện đa dạng, nhưng suy cho cùng,triết học chia làm hai trường phái chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Lịch sử triếthọc cũng là lịch sử đấu tranh của hai trường phái này

Thực tiễn đã chứng minh, chỉ có chủ nghĩa duy vật là đúng đắn vì nó dựa trên hiện thựckhách quan và sự phát triển của khoa học Nó củng cố niềm tin cho con người trong công cuộckhám phá, cải tạo và làm chủ thế giới

2 Các hình thức phát triển của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử

Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đượchình thành và phát triển với ba hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duyvật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng

a) Chủ nghĩa duy vật chất phác

Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổđại Họ thừa nhận tính thứ nhất của vật chất nhưng lại đồng nhất vật chất với một hay dạng tồntại cụ thể của vật chất, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của vũ trụ Đó là sự nhận thứcmang tính trực quan nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác có ưu điểm là đã lấy bản thân giới tựnhiên để giải thích giới tự nhiên mà không viện đến một thần linh hay một đấng sáng tạo nào

để giải thích thế giới

b) Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Trang 8

Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật, phát triển rõ nét

từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, và đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX, nó gắn với thời kỳ cơ học cổđiển phát triển mạnh, do đó chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máymóc Đặc điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình là nhận thức thế giới như một cỗ máy cơ giớikhổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại Nếu có biến đổi thì chỉ

có sự tăng, giảm đơn thuần về số lượng, do những nguyên nhân bên ngoài gây ra

Tuy chưa phản ánh đúng hiện thực trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển nhưngchủ nghĩa duy vật siêu hình đã góp phần vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo,nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời Trung cổ sang thời Phục hưng ở các nước Tây Âu

c) Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng từ những năm 40 củathế kỷ XIX và được V.I.Lênin phát triển Chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời trên cơ sở kếthừa tinh hoa trong lịch sử triết học, dựa trên cơ sở những thành tựu của khoa học tự nhiên vìvậy, đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác và chủ nghĩa duy vật siêuhình Trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sựphát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng là công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức và thựctiễn cách mạng

Toàn bộ hệ thống quan niệm, quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xâydựng trên cơ sở lý giải một cách khoa học về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và

* Khái quát quan niệm trước Mác về vật chất

Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500 năm và cóquá trình phát triển gắn liền với thực tiễn và nhận thức của con người:

- Chủ nghĩa duy tâm quan niệm bản chất của thế giới, cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại là

bản nguyên tinh thần, còn vật chất là sản phẩm của bản nguyên tinh thần ấy Chủ nghĩa duytâm phủ nhận vật chất với tính cách là thực tại khách quan, cho rằng thế giới vật chất là tạo vậtcủa thượng đế, hoặc là “sự phức hợp” những cảm giác của con người

- Chủ nghĩa duy vật cổ đại đã đồng nhất vật chất với những dạng tồn tại cụ thể của vật

chất Thí dụ: nước (quan niệm của Talet); không khí (quan niệm Anaximen); lửa (quan niệmcủa Hêraclit); nguyên tử (quan niệm của Đêmôcrit); đất, nước, lửa, gió (quan niệm của triếthọc Ấn Độ); kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (quan niệm trong Thuyết ngũ hành ở Trung Quốc)

- Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII đồng nhất vật chất với nguyên tử và khối lượng.

Với quan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, sản sinh ra vũ trụ chứng tỏ cácnhà duy vật trước C.Mác đã đồng nhất vật chất với vật thể Hạn chế này tất yếu dẫn đến quanđiểm duy vật nửa vời, không triệt để Họ chỉ duy vật khi giải quyết những vấn đề của tự nhiênnhưng lại duy tâm thần bí khi giải thích các hiện tượng xã hội

* Định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất; những nội dung cơ bản và ý nghĩa của nó:

Trang 9

- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một loạt phát minh khoa học làm cho các quan điểmduy vật siêu hình rơi vào khủng hoảng Nhiều phát minh trong vật lý học thời kỳ này đã làmđảo lộn quan niệm cũ về vật chất, đó là:

Rơnghen (Đức) phát hiện ra tia X (1895); A.H.Beccơren (1852-1908), nhà vật lý họcPháp và M.Quyri (1867-1934), phát minh ra hiện tượng phóng xạ trong chất uranium (1896);S.J.Tômxơn phát hiện ra điện tử (1897); nhà bác học Đức Kaufman phát hiện ra sự thay đổikhối lượng điện tử; thuyết tương đối hẹp của A.Anhxtanh

- Các phát minh khoa học này gây ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý học.Một số các nhà vật lý học giải thích một cách duy tâm các hiện tượng vật lý và cho rằng vậtchất tiêu tan Trong hoàn cảnh đó, các nhà triết học duy tâm chủ quan lợi dụng cơ hội này đểkhẳng định bản chất “phi vật chất” của thế giới, khẳng định vai trò của các lực lượng siêunhiên đối với quá trình sáng tạo ra thế giới, cơ sở tồn tại của chủ nghĩa duy vật không còn nữa.Tình hình đó đòi hỏi V.I.Lênin phải đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật

Trong tác phẩm“Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I.Lênin đưa

ra định nghĩa vật chất kinh điển:

“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”(1)

* Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin:

- Thứ nhất, cần phải phân biệt “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học với những

dạng biểu hiện cụ thể của vật chất Vật chất với tư cách là phạm trù triết học là kết quả của sựkhái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiệntượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; còn tất cảnhững sự vật, hiện tượng chỉ là những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất nên nó có quá trìnhphát sinh, phát triển và chuyển hóa Vì vậy, không thể đồng nhất vật chất với một hay một sốdạng biểu hiện cụ thể của vật chất

- Thứ hai, đặc trưng quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan, tức là thuộc

tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức con người, dù con người cónhận thức được nó hay không

- Thứ ba, vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở

con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người Ý thức của conngười là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh

Phương pháp định nghĩa mà V.I.Lênin dùng để định nghĩa vật chất là đối lập vật chấtvới phạm trù ý thức, chỉ ra thuộc tính cơ bản để phân biệt vật chất với ý thức

*Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:

- Một là, với việc tìm ra thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan,

V.I.Lênin đã phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể, khắc phục được sự hạn chế trongquan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoa học cho sựphát triển của triết học và các khoa học khác và là cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểmduy vật về lịch sử

Trang 10

- Hai là, với việc khẳng định vật chất là thực tại khách quan “được đem lại cho con

người trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh” V.I Lêninkhẳng định vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai đồng thời thừa nhận khả năng củacon người có thể nhận thức được thực tại khách quan

b) Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất

Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động là phương thức tồn tại của vật chất; không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.

* Vận động với tư cách là phương thức tồn tại của vật chất:

- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất Ph.Ăngghen viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính

cố hữu của vật chất,- thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ,

kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”(1)

- Định nghĩa trên của Ph.Ăngghen cho thấy:

+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất, thôngqua vận động mà các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình

+ Vận động của vật chất là tự thân vận động và sự tồn tại của vật chất luôn gắn liền vớivận động Vật chất chỉ có thể tồn tại trong vận động, bằng cách vận động, không thể có vật chấtkhông vận động, cũng như không thể có vận động ngoài vật chất

+ Các thuộc tính của vật chất chỉ biểu hiện thông qua vận động Ph.Ăngghen viết:

“Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động; thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận động; về một vật thể không vận động thì không

có gì mà nói cả”(2)

* Các hình thức vận động của vật chất và mối quan hệ biện chứng giữa chúng:

Dựa trên những thành tựu khoa học ở thời đại mình, Ph.Ăngghen phân chia vận độngthành năm hình thức vận động cơ bản:

- Vận động cơ giới là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian

- Vận động vật lý là vận động của phân tử, của các hạt cơ bản, vận động của nhiệt, ánh

sáng, điện, trường, âm thanh…

- Vận động hóa học là sự vận động của các nguyên tử; sự hóa hợp và phân giải của các

chất

- Vận động sinh vật là vận động của các cơ thể sống như sự trao đổi chất, đồng hóa, dị

hóa, sự tăng trưỏng, sinh sản, tiến hóa…

- Vận động xã hội là sự thay đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa…của đời

sống xã hội

Các hình thức vận động cơ bản trên được sắp xếp theo thứ tự từ trình độ thấp đến trình

độ cao, tương ứng với trình độ kết cấu của vật chất Các hình thức vận động khác nhau về chấtsong chúng không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó hình thứcvận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp và bao hàm trong nó những

1 () C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20, tr.519

2 () Sđd, t.20, tr.743

Trang 11

hình thức vận động thấp hơn Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể có nhiều hình thứcvận động khác nhau song bản thân nó bao giờ cũng được đặc trưng bởi hình thức vận động caonhất mà nó có Bằng việc phân loại các hình thức vận động cơ bản, Ph.Ăngghen đã đặt cơ sởcho việc phân loại, phân ngành, hợp loại, hợp ngành khoa học

* Vận động và đứng im

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vận động là tuyệt đối, là vĩnh viễn nhưng điều

đó không có nghĩa là phủ nhận sự đứng im, cân bằng; song đứng im, cân bằng chỉ là hiện tượng tương đối, tạm thời và thực chất đứng im, cân bằng chỉ là một trạng thái đặc biệt của vận động

Đứng im là tương đối vì đứng im, cân bằng chỉ xảy trong một số quan hệ nhất định, chứ

không phải trong tất cả mọi quan hệ Đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một hình thức vậnđộng chứ không phải xẩy ra với tất cả với tất cả các hình thức vận động Đứng im không phải

là cái tồn tại vĩnh viễn mà chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, chỉ là xét trong một quan

hệ nhất định và ngay trong sự đứng im cũng diễn ra quá trình biến đổi nhất định

Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng, ổn định,

vận động chưa làm thay đổi cơ bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật

* Không gian và thời gian

- Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất Quan điểm duy vật

biện chứng cho rằng mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có mộtquảng tính (chiều cao, chiều rộng, chiều dài) nhất định và tồn tại trong các mối tương quannhất định (trước hay sau, trên hay dưới, bên phải hay bên trái…) với những dạng vật chất

khác Những hình thức tồn tại như vậy gọi là không gian Mặt khác sự tồn tại của sự vật còn

được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa… những hình thức

tồn tại như vậy được gọi là thời gian

Ph.Ăngghen cho rằng: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ở ngoài không gian”, do đó có

thể hiểu:

- Vật chất, không gian và thời gian không tách rời nhau, không có không gian và thờigian không có vật chất cũng như không thể có sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài không gian vàthời gian

- Không gian, thời gian có những tính chất chung như những tính chất của vật chất đó là tính khách quan, tính vĩnh cửu, tính vô tận và vô hạn

- Không gian có thuộc tính ba chiều (chiều cao, chiều dài, chiều rộng) còn thời gian chỉ

có một chiều (từ quá khứ đến tương lai) Tính ba chiều của không gian và tính một chiều củathời gian biểu hiện hình thức tồn tại về quảng tính và quá trình diễn biến của vật chất vậnđộng

c) Tính thống nhất vật chất của thế giới

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, bản chất của thế giới là vật chất, thế giớithống nhất ở tính vật chất

- Nội dung của tính thống nhất vật chất của thế giới, biểu hiện ở chỗ:

+ Một là, chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, thế giới vật chất là cái có

trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người

Trang 12

+ Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và

không bị mất đi

+ Ba là, mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, đều

là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, có nguồn gốc vật chất và chịu sựchi phối của những quy luật khách quan phổ biến của vật chất

- Ý nghĩa phương pháp luận:

Nhận thức trên có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ định hướng cho con người giải thích

về tính đa dạng của thế giới mà còn định hướng cho việc tiếp tục nhận thức tính đa dạng ấy đểthực hiện quá trình cải tạo hợp quy luật

2 Ý thức

a) Nguồn gốc của ý thức

Những quan điểm khác nhau về nguồn gốc của ý thức?

Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng ý thức ra đời là kết quả của quá trình tiến hóalâu dài của tự nhiên và xã hội Ý thức có hai nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xãhội

* Nguồn gốc tự nhiên của ý thức, thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và

hoạt động của bộ óc đó cùng mối quan hệ của con người với thế giới khách quan, trong đó thếgiới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo

- Về bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là

chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc Bộ não người là kết quảcủa quá trình tiến hóa lâu dài của giới sinh vật Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thầnkinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức con người càng phong phú và sâu sắc Bộ não của độngvật chỉ đạt đến trình độ phản xạ, bản năng, tâm lý động vật, trong khi đó bộ óc người có khảnăng phản ánh thế giới bằng tư duy trừu tượng

- Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan: Trong mối quan hệ giữa con

người với thế giới khách quan, thông qua hoạt động của các giác quan, thế giới khách quan tácđộng đến bộ óc người, hình thành quá trình phản ánh

Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại với nhau giữa chúng

Trong đó, cái được phản ánh là những dạng cụ thể của vật chất, còn cái phản ánh chỉ làđặc điểm chứa đựng thông tin của dạng vật chất đó ở một dạng vật chất khác

Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất và được thể hiện dưới nhiều hìnhthức, những hình thức này tương ứng với quá trình tiến hóa của vật chất

+ Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức phản ánh thấp nhất, phản ánh này mang tínhthụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động

+ Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữusinh được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ

+ Phản ánh tâm lý là phản ứng của động vật có hệ thần kinh trung ương được thựchiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua cơ chế phản xạ có điều kiện

+ Phản ánh năng động, sáng tạo: là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thứcphản ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ

Trang 13

óc người Là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra các

thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin Sự phản ánh này được gọi là ý thức Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh của vật chất

* Nguồn gốc xã hội của ý thức: Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý thức,

nhưng yếu tố cơ bản nhất và trực tiếp nhất là nhân tố lao động và ngôn ngữ

- Lao động

+ Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằmthay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu con người; là quá trình trong đó bản thân conngười đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới tự nhiên

+ Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan, làm cho thế giớikhách quan bộc lộ ra những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của nó biểuhiện thành những hiện tượng nhất định mà con người có thể quan sát được Những hiện tượng

ấy thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào bộ óc con người, tạo ra khả năng hìnhthành những tri thức nói riêng và ý thức nói chung

+ Lao động còn là quá trình phát triển bản thân con người, biến vượn thành người.Trong lao động con người phải suy nghĩ, tính toán đề ra mục đích, tìm kiếm phương pháp vàphương tiện thực hiện mục đích, đúc rút kinh nghiệm thành công và thất bại Đó chính làphương thức phát triển của ý thức

Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quanthông qua quá trình lao động

+ Ngôn ngữ là công cụ của tư duy trừu tượng, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất,nhờ ngôn ngữ con người có thể tổng kết tri thức, kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệnày qua thế hệ khác

Tóm lại, ý thức ra đời do hai nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên, đó là kết quả của sự tiếnhóa của bộ não người và thuộc tính phản ánh của nó Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động,ngôn ngữ Sự tiến hóa tự nhiên là tiền đề vật chất không thể thiếu được của ý thức Tuy nhiên,điều kiện xã hội giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự ra đời của ý thức

b) Bản chất và kết cấu của ý thức

Trang 14

- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: ý thức là hình ảnh của thế giớikhách quan, do thế giới khách quan quy định cả về nội dung và hình thứcbiểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà đã được cải biến thôngqua lăng kính chủ quan (tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu…) của

con người Theo C.Mác, ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”(1)

- Ý thức là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội Sự ra đời và tồn tại của ý thứcgắn liền với hoạt động thực tiễn, không những chịu tác động của các quy luật sinh học mà cònchủ yếu là các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiệnthực của xã hội quy định Với tính năng động, ý thức sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu củathực tiễn xã hội

* Kết cấu của ý thức

Ý thức có kết cấu phức tạp, có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu về kết cấu của ý thức Nếutiếp cận kết cấu của ý thức theo các yếu tố cơ bản nhất hợp thành nó thì ý thức bao gồm: trithức, tình cảm, ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất

- Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự

tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ

+ Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức về tự nhiên, trithức xã hội, tri thức nhân văn

+ Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức tri thức được chia thành: tri thức đờithường, tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức

lý tính

- Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ Tình

cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát nhữngcảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh

Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người, là động lựcthúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung độngcủa con người về đối tượng đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khácnhau như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo…

- Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những cản

trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người

Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà

ở đó con người tự giác được mục đích của hành động nên tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh

để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn Có thể coi ý chí là quyền lực của con người đốivới mình, nó điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác; nó chophép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quanđiểm và niềm tin của mình

Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau song tri thức làyếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đốivới sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác

3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

1() C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr.35

Trang 15

a) Vai trò của vật chất đối với ý thức

Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau;vật chất là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vậtchất Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được biểu hiện:

- Vật chất quyết định nội dung của ý thức; nội dung của ý thức là sự phản ánh đối với vậtchất;

- Vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức; sự biến đổi của ý thức là sự phảnánh đối với sự biến đổi của vật chất;

- Vật chất quyết định khả năng phản ánh sáng tạo của ý thức;

- Vật chất là nhân tố quyết định phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức trong hoạtđộng thực tiễn (vật chất hóa ý tưởng)

b) Vai trò của ý thức đối với vật chất

Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạtđộng thực tiễn của con người:

Vai trò của ý thức đối với vật chất thực chất là vai trò của con người Bản thân ý thức tự

nó không trực tiếp làm thay đổi được hiện thực, muốn thay đổi hiện thực cần phải có hoạtđộng vật chất Song do mọi hoạt động của con người đều được ý thức chỉ đạo, nên ý thứctrang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan trên cơ sở đó giúp con người xác địnhmục tiêu, phương hướng, lựa chọn biện pháp, công cụ để thực hiện mục tiêu của mình

- Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực + Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có nghị lực, ý chí, hành độnghợp quy luật khách quan thì có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn, cải tạo được thế giới,đạt được mục đích của mình

+ Nếu ý thức phản ánh sai hiện thực khách quan, khiến cho hành động của con người

đi ngược lại quy luật khách quan thì những tác động ấy sẽ mang lại tác động tiêu cực đối vớihoạt động thực tiễn, kìm hãm sự phát triển xã hội

Chính vì thế, trong hoạt động thực tiễn, ngoài việc nhận thức đúng quy luật khách quan,còn cần phải phát huy cao độ tính năng động chủ quan, đồng thời chống lại mọi biểu hiện củachủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, chống lại những tư tưởng lạc hậu, phản động, phản khoa học

- Giới hạn và điều kiện tác dụng năng động sáng tạo của ý thức: Sức mạnh của ý thứctrong sự tác động trở laoij vật chất phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâmnhập của ý thức vào người hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vậtchất, hoàn cảnh của chất

c) Ý nghĩa phương pháp luận

Trang 16

Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới; bản chất năng động, sáng tạo của

ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức có thể rút ra ý nghĩa phương pháp

luận là: Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan

- Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan là xuất phát từ tínhkhách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọngquy luật; nhận thức và hành động theo quy luật khách quan Trong nhận thức và hành độngcon người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủtrương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện;phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hànhđộng

- Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của

ý thức và nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy Điềunày đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học, mặt khác phải tích cực học tập, nghiêncứu để làm chủ tri thức khoa học đồng thời phải tu dưỡng rèn luyện bản thân mình về đạo đức,

ý chí, nghị lực

- Đảm bảo nguyên tắc tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và phát huynăng động chủ quan trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải khắc phục bệnh chủ quan duy ýchí, chủ nghĩa kinh nghiệm, coi thường tri thức khoa học trong hoạt động nhận thức và thựctiễn

CHƯƠNG II PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

I PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Trang 17

1 Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng

- Cho rằng các sự vật và hiện tượng tồn tại

một cách tách rời nhau, cái này bên cạnh cái

kia: giữa chúng không sự phụ thuộc, không

có sự ràng buộc lẫn nhau; có chăng chỉ là

những liên hệ hời hợt bên ngoài, mang tính

ngẫu nhiên

- Coi thế giới như là một chỉnh thể thống nhất

Các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấuthành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có

sự liên hệ qua lại thậm nhập và chuyển hoálẫn nhau

- Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái

tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đấy chỉ là biến

đổi về mặt số lượng; nguyên nhân của mọi

sự biến đổi nằm ngoài đối tượng

- Xem xét sự vật hiện tượng trong sự vậnđộng biến đổi, có khuynh hướng chung là pháttriển từ thay đổi về lượng đến thay đổi vềchất; nguyên nhân của mọi sự biến đổi ấy là

do nguồn gốc bên trong đối tượng Đó là sựđấu tranh của các mặt đối lập

* Khái niệm phép biện chứng:

- Biện chứng là khái niệm dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận

động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong giới tự nhiên, xã hội

và tư duy

- Biện chứng bao gồm:

+ Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất

+ Biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đời sống ý thức củacon người

Ph.Ăng ghen viết: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên…”(1)

- Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ

thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương phápluận của nhận thức và thực tiễn

Phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan

Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình - phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượngcủa thế giới trong trạng thái cô lập tĩnh tại và tách rời

b) Các hình thức cơ bản của phép biện chứng

Trang 18

Trong lịch sử triết học, phép biện chứng phát triển qua ba hình thức cơ bản: phép biệnchứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duyvật của chủ nghĩa Mác-Lênin

* Phép biện chứng chất phác thời cổ đại

- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng tronglịch sử triết học, là nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và

Hy Lạp cổ đại

Tiêu biểu nhất của PBC chất phát thời cổ đại là các nhà TH Hy Lạp cổ đại, như: nhà triếthọc duy tâm Platon, Hêraclit Hêraclit coi sự biến đổi của thế giới như một dòng chảy Ôngnói: “Mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều biến đổi” “Người ta không thể tắm được hai lần trongcùng một dòng sông”…

- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại có đặc điểm là: Nhận thức đúng về tính biệnchứng của thế giới nhưng không phải dựa trên thành tựu của khoa học mà bằng trực kiến thiêntài, bằng trực quan chất phác, là kết quả của sự quan sát trực tiếp Do đó, chưa đạt tới trình độphân tích giới tự nhiên, chưa chứng minh được mối liên hệ phổ biến nội tại của giới tự nhiên

- Từ nửa cuối thế kỷ XV, khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển mạnh, đi vào nghiên cứutừng yếu tố riêng biệt của giới tự nhiên dẫn đến sự ra đời của phương pháp siêu hình vàphương pháp này trở thành thống trị trong tư duy triết học và nghiên cứu khoa học vào thế kỷXVIII

* Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức

- Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Cantơ và hoàn thiện ở hệ thốngtriết học của G.Hêghen

- Triết học cổ điển Đức đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của phép biện chứngduy tâm một cách có hệ thống Tính duy tâm trong triết học của G.Hêghen được biểu hiện ởchỗ, ông coi phép biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu của “ý niệm tuyệt đối”, coi biệnchứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan Ông cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là điểmkhởi đầu của tồn tại, tự “tha hóa” thành giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tạitinh thần Tinh thần, tư tưởng, ý niệm tuyệt đối là cái có trước, thế giới hiện thực chỉ là bảnsao chép của ý niệm

Ph.Ăngghen nhận xét rằng: “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó”(1)

2 Phép biện chứng duy vật

a) Khái niệm phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật do C Mác và Ph.Ăngghen xây dựng trên cơ sở kế thừa có phêphán hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của G.W.Ph.Hêghen, là phép biện chứng dựa trênnền tảng của chủ nghĩa duy vật, xuất phát từ biện chứng khách quan của tự nhiên và xã hội

1() C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20, tr.494.

Trang 19

Theo Ph.Ăngghen: “Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”(2)

b) Đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật

* Đặc trưng:

- Một là, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng được

xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học

Với đặc trưng này phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin chẳng những có sự khácbiệt căn bản với phép biện chứng duy tâm của G.Hêghen mà còn có sự khác biệt về trình độ sovới phép biện chứng duy vật cổ đại

- Hai là, trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin có sự thống nhất giữa

nội dung của thế giới quan (duy vật biện chứng) với phương pháp luận (biện chứng duy vật)

do đó, nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới vàcải tạo thế giới

* Vai trò:

Với những đặc trưng cơ bản trên mà phép biện chứng duy vật giữ vai trò là nội dung đặcbiệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin,tạo nên tính khoa học và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời nó cũng là thếgiới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiêncứu khoa học

II CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

a) Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến

- Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Ví dụ: Mối liên hệ giữa tự nhiên và xã hội; giữa cá nhân và xã hội, giữa động vật và thựcvật…

- Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật hiện

tượng của thế giới, đồng thời cùng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện

tượng của thế giới, trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở

mọi sự vật hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng Trong mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ phổ biến nhất là mốiliên hệ giữa các mặt đối lập, mối liên hệ giữa lượng và chất, khẳng định và phủ định, cáichung và cái riêng, bản chất và hiện tượng…

- Bên cạnh mối liên hệ phổ biến còn tồn tại mối liên hệ đặc thù Mối liên hệ đặc thù là sựthể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định Toàn bộ mối liên hệ đặcthù và phổ biến tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại tính đa dạng trong tínhthống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy

b) Những tính chất của mối liên hệ

Trang 20

- Tính khách quan của mối liên hệ, biểu hiện ở chỗ: Sự quy định lẫn nhau, tác động và

chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng hoặc trong bản thân chúng là cái vốn có của

nó, tồn tại không phụ thuộc vào ý chí con người; con người chỉ có khả năng nhận thức đượcnhững mối liên hệ đó

- Tính phổ biến của mối liên hệ, biểu hiện ở chỗ: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất

kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượngkhác Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nàocũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác

- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ, biểu hiện ở chỗ: sự vật khác nhau, hiện tượng

khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau

Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mốiliên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với

sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng

Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ chỉ làmột hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến Mỗi loại mối liên hệ trongtừng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kếtquả vận động và phát triển của chính các sự vật

c) Ý nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể

- Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem xét sự

vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, giữa cácmặt của sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác Trên cơ sở đó cónhận thức và hành động đúng với thực tiễn khách quan

“Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “ quan hệ gián tiếp” của sự vật đó Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả các mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc”(1)

Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ cho thấy trong hoạt động nhận thức vàthực tiễn cần phải kết hợp quan điểm toàn diện với quan điểm lịch sử - cụ thể

- Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu việc nhận thức các tình huống trong hoạt động thực

tiễn cần xét đến tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tác động; xác định rõ vị trí vaitrò khác nhau của mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để đưa ra các biện phápđúng đắn phù hợp với đặc điểm cụ thể của đối tượng cần tác động nhằm tránh quan điểmphiến diện, siêu hình, máy móc

2 Nguyên lý về sự phát triển

a) Khái niệm “phát triển”

- Theo quan điểm siêu hình: Phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có

sự thay đổi về chất của sự vật, đồng thời phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải quanhững bước quanh co phức tạp

1() V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1976, t.42, tr.384

Trang 21

- Phép biện chứng duy vật cho rằng: Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấpđến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật.

- Cần lưu ý rằng, “phát triển” và khái niệm “vận động” có sự khác nhau:

+ Vận động là mọi biến đổi nói chung, chưa nói lên khuynh hướng cụ thể: đi lên hay

đi xuống, tiến bộ hay lạc hậu, còn phát triển là sự biến đổi về chất theo hướng hoàn thiện của

sự vật

+ Phát triển là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sựvật; là quá trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tốtích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật

b) Những tính chất cơ bản của sự phát triển

Các quá trình phát triển đều có các tính chất cơ bản sau:

- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát

triển Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâuthuẫn trong sự vật, hiện tượng đó Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, khôngphụ thuộc vào ý muốn con người

- Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong

mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và mọi quá trình;trong mọi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thểbao hàm khả năng dẫn sự ra đời của cái mới, phù hợp với quy luật khách quan

- Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh

hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng song trong mỗi sự vật, hiện tượng có quá trình pháttriển không giống nhau Sự vật, hiện tượng tồn tại trong thời gian, không gian khác nhau có sựphát triển khác nhau

Trong quá trình phát triển, sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, các hiện tượnghay quá trình khác, của nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể, sự thay đổi của các yếu tố tácđộng đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật

c) Ý nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức và cảitạo thế giới Theo nguyên lý này, trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quanđiểm phát triển Theo đó cần phải:

- Xem xét sự vật và hiện tượng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tựvận động”, trong sự biến đổi của nó

- Luôn đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên Phát triển là quá trình biệnchứng, bao hàm tính thuận, nghịch, đầy mâu thuẫn vì vậy, phải nhận thức được tính quanh co,phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển

- Xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển cần phải đặt quá trình đó trongnhiều giai đoạn khác nhau, trong mối liên hệ biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương laitrên cơ sở khuynh hướng phát triển đi lên đồng thời phải phát huy nhân tố chủ quan của conngười để thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng quy luật

- Phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển

III CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Trang 22

Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, nhữngmối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.Theo đó, mỗi một khoa học đều có một hệ thống các khái niệm riêng của mình phản ánhnhững mặt, những thuộc tính của đối tượng cụ thể mà khoa học đó nghiên cứu Nhưng, nhữngphạm trù của phép biện chứng duy vật là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt,những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của cả tự nhiên, xã hội và tư duy,tức là của toàn bộ thế giới hiện thực Như “vật chất”, “ý thức”, “vận động”, “mâu thuẫn”,

“nguyên nhân”, “kết quả”

Dưới đây chung ta nghiên cứu 6 cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

1 Cái chung và cái riêng

a) Phạm trù cái chung, cái riêng

Cái riêng là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định.

Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những

có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hayquá trình riêng lẻ khác

- Trong mỗi sự vật, ngoài cái chung còn tồn tại cái đơn nhất Cái đơn nhất là những đặctính, những tính chất chỉ tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sựvật, hiện tượng khác

Cần phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất” “Cái đơn nhất” là phạm trù để chỉ nhữngnét, những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất, mà không lặp lại

ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác Thí dụ, thủ đô Hà Nội là một “cái riêng”, ngoài cácđặc điểm chung giống các thành phố khác của Việt Nam, còn có những nét riêng như có phố

cổ, có Hồ Gươm, có những nét văn hóa truyền thống mà chỉ ở Hà Nội mới có, đó là cái đơnnhất

b) Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất

- Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, cái chung chỉ tồn tại trongcái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình

Cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng Cái riêng chỉ tồn tại trong quan hệ vớicái chung; không có cái riêng độc lập tuyệt đối tách rời cái chung

- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộphận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng bởi vì cái riêng là tổng hợp của cái chung và cáiđơn nhất, còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng

Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định

c) Ý nghĩa phương pháp luận

Nghiên cứu cặp phạm trù cái chung và cái riêng có ý nghĩa quan trọng cả về thực tiễn vànhận thức

- Trong đó, cái chung là cơ sở để chúng ta để giữ vững phương hướng, còn cái riêng là

cơ sở để xác định cái chung

- Muốn nắm được cái chung thì cần phải xuất phát từ những cái riêng, bởi cái chungkhông tồn tại trừu tượng ngoài cái riêng

Trang 23

- Cần cụ thể hóa cái chung trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, khắc phục bệnh giáo điều,siêu hình, máy móc hoặc cục bộ, địa phương trong vận dụng cái chung để vận dụng giải quyếtcác trường hợp cụ thể.

- Tạo điều kiện để cái chung và cái đơn nhất chuyển hóa đúng quy luật để thúc đẩy sự rađời và phát triển của mới và sự tiêu diệt cái cũ, cái lỗi thời

2 Bản chất và hiện tượng

a) Phạm trù bản chất, hiện tượng

- Bản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối

liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong quy định sự vận động và phát triển của sự vật,hiện tượng đó

- Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối

liên hệ đó trong những điều kiện xác định

Hiện tượng là những biểu hiện ra bên ngoài của bản chất

b) Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lậptrong mỗi sự vật

- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng biểu hiện ở chỗ:

Bản chất bao giờ cũng biểu hiện ra thành những hiện tượng nhất định Còn hiện tượngbao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định Không có bản chất tách rời hiệntượng cũng như không có hiện tượng lại không biểu hiện của một bản chất nào đó

Bản chất quyết định hiện tượng Bản chất như thế nào thì hiện tượng như thế ấy Bảnchất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo

- Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ:

Bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt, phong phú và đa dạng

Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài

Bản chất là cái tương đối ổn định, hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi

c) Ý nghĩa phương pháp luận

- Trong nhận thức, không được dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm ra bản chất của sự.Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng được bản chất

- Bản chất phản ánh tính tất yếu, tính quy luật nên trong nhận thức và thực tiễn cần phảicăn cứ vào bản chất chứ không căn cứ vào hiện tượng mới có thể đánh giá đầy đủ, chính xác

về sự vật, hiện tượng

3 Tất nhiên và ngẫu nhiên

a) Phạm trù cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên

- Tất nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ cái do nguyên nhân cơ bản, bên trong của sự

vật, hiện tượng quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế chứkhông thể khác

Trang 24

- Ngẫu nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ cái do nguyên nhân bên ngoài quyết định,

cho nên nó có thể xuất hiện hay không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc như thếkhác

Như vậy, tất nhiên và ngẫu nhiên đều có nguyên nhân Nguyên nhân cơ bản, bên tronggắn với tất nhiên còn nguyên nhân bên ngoài gắn với ngẫu nhiên

b) Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định rằng:

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan trong hiện thực và đều có vai trònhất định đối với sự phát triển của sự vật và hiện tượng, trong đó tất nhiên giữ vai trò quyếtđịnh

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập Không có tất nhiênthuần túy và ngẫu nhiên thuần túy Tất nhiên vạch đường đi cho mình thông qua vô số cáingẫu nhiên Ngẫu nhiên là biểu hiện một mặt, một khía cạnh của cái tất nhiên.Trong tất nhiên

có ngẫu nhiên, trong ngẫu nhiên có tất nhiên

+ Tất nhiên quy định ngẫu nhiên Ngẫu nhiên bổ sung cho tất nhiên Tuy nhiên, ranhgiới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên có tính chất tương đối Tất nhiên và ngẫu nhiên có thểchuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định

c) Ý nghĩa phương pháp luận

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phảicăn cứ vào cái ngẫu nhiên Tuy nhiên không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tấtnhiên khỏi cái ngẫu nhiên Cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên và khi dựavào cái tất nhiên phải chú ý đến cái ngẫu nhiên

Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau vì vậy cần tạo ra những điều kiện nhấtđịnh để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục đích nhất định

4 Nguyên nhân và kết quả

a) Phạm trù nguyên nhân và kết quả

- Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự

vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau tạo ra một sự biến đổi nhất định

- Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do những tác động giữa các

mặt, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng tạo nên

Nguyên nhân khác với nguyên cớ và điều kiện Điều kiện là những yếu tố giúp nguyênnhân sinh ra kết quả, nhưng bản thân điều kiện không sinh ra kết quả Nguyên cớ là cái không

có mối liên hệ bản chất với kết quả

b) Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tấtyếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có kết quảnào không có nguyên nhân

- Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết

quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiềukết quả và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên

Trang 25

- Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành một kết quả có thể diễn ra theohướng thuận, nghịch khác nhau: có nguyên nhân trực tiếp, nguyên dân gián tiếp, nguyên nhân bêntrong và nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản Ngược lại,một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính, kết quả phụ, cơ bản vàkhông cơ bản, trực tiếp và gián tiếp

- Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định

c) Ý nghĩa phương pháp luận

- Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tất yếu nên trong nhận thức và thực tiễnkhông được phủ nhận nó

- Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan nên cần phải tìm nguyên nhân của các sự vật,hiện tượng dẫn đến kết quả trong thế giới hiện thực khách quan chứ không phải ở ngoài thếgiới đó

- Do mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loạinguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thểtrong nhận thức và thực tiễn

- Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, một kết quả có thể do nhiều nguyênnhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể trong phântích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân quả

5 Nội dung và hình thức

a) Phạm trù nội dung và hình thức

- Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố,

những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng

- Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật,

hiện tượng đó, hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của

b) Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

- Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất biện chứng với nhau Không

có nội dung nào lại không có một hình thức nhất định Cũng không có một hình thức nào lạikhông chứa đựng một nội dung nhất định Cùng một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hìnhthức, cùng một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung

- Nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung Khuynh hướngchủ đạo của nội dung là khuynh hướng biến đổi, còn hình thức là mặt tương đối ổn định trongmỗi sự vật, hiện tượng

- Nội dung thay đổi bắt buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp nhưng không phảilúc nào cũng có sự phù hợp tuyết đối giữa nội dung và hình thức Nội dung quyết định hìnhthức nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung Hình thức phùhợp với nội dung thì thúc đẩy nội dung phát triển và ngược lại, hình thức không phù hợp vớinội dung sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung

c) Ý nghĩa phương pháp luận

- Nội dung và hình thức luôn thống nhất với nhau nên trong hoạt động thực tiễn, cần tránh sựtách rời giữa nội dung và hình thức hoặc tuyết đối hóa một trong hai mặt đó

Trang 26

- Nội dung quyết định hình thức cho nên khi xem xét sự vật, hiện tượng,trước hết cần căn

cứ vào nội dung của nó, muốn thay đổi sự vật, hiện tượngthì trước hết phải thay đổi nội dungcủa nó

- Trong hoạt động thực tiễn, cần phát huy tính tích cực của hình thức đối với nội dungtrên cơ sở tạo ra tính phù hợp của hình thức với nội dung; mặt khác cần thay đổi những hìnhthức không còn phù hợp với nội dung, cản trở sự phát triển của nội dung

6 Khả năng và hiện thực

a) Phạm trù khả năng và hiện thực

- Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất

hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng

- Hiện thực là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế

Hiện thực có hiện thực vật chất và hiện thực tinh thần Khả năng có khả năng tất nhiên vàkhả năng ngẫu nhiên Khả năng còn được chia ra: khả năng gần và khả năng xa

b) Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời, luôn

chuyển hóa lẫn nhau Biểu hiện ở chỗ, khả năng trong những điều kiện nhất định thì biến thành hiện thực Hiện thực mới lại mở ra khả năng mới và trong những điều kiện nhất định lại chuyển hóa thành hiện thực

- Với cùng một điều kiện nhất định có thể tồn tại một hoặc nhiều khả năng: khả năngthực tế, khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần, khả năng xa…

- Khả năng biến thành hiện thực cần phải có những điều kiện khách quan và nhân tố chủquan Nhân tố chủ quan là tính tích cực xã hội của ý thức chủ thể con người để chuyển hóa khảnăng thành hiện thực Điều kiện khách quan là sự tổng hợp các mối quan hệ về hoàn cảnh,không gian, thời gian để tạo nên sự chuyển hóa đó

c) Ý nghĩa phương pháp luận

- Vì hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, nên trong hoạtđộng thực tiễn cần dựa vào hiện thực để định ra chủ trương, phương hướng hành động củamình; nếu chỉ dựa vào cái còn ở dạng khả năng thì sẽ dễ rơi vào ảo tưởng

- Khả năng là cái chưa tồn tại thật sự nhưng nó cũng biểu hiện khuynh hướng phát triểncủa sự vật trong tương lai Do đó, tuy không dựa vào khả năng nhưng chúng ta cũng phải tínhđến các khả năng để việc đề ra chủ trương, kế hoạch hành động sát hợp hơn

Khi tính đến khả năng phải phân biệt được các loại khả năng gần, khả năng xa, khả năngtất nhiên và ngẫu nhiên Từ đó mới tạo được các điều kiện thích hợp để biến khả năng thànhhiện thực, thúc đẩy sự vật phát triển

- Việc chuyển khả năng thành hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện một cách tựđộng, nhưng trong xã hội, điều đó phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con người Vì vậy, trong

xã hội, chúng ta phải chú ý đến việc phát huy nguồn lực con người, tạo ra những điều kiệnthuận lợi cho việc phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi con người để biến khả năngthành hiện thực thúc đẩy xã hội phát triển

IV CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Trang 27

- Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa

các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi sự vật hay giữa các sự vật, hiện tượng vớinhau

Trong thế giới tồn tại nhiều loại quy luật; chúng khác nhau về mức độ phổ biến, về phạm

vi bao quát, về tính chất, về vai trò của chúng đối với quá trình vận động và phát triển của sựvật trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy

- Căn cứ vào mức độ của tính phổ biến thì các quy luật được chia thành:

+ Quy luật riêng là những quy luật chỉ tác động trong phạm vi nhất định của các sự

vật, hiện tượng cùng loại Ví dụ như quy luật vận động sinh học, quy luật vận động hóa học,quy luật vận động cơ học

+ Quy luật chung là những quy luật tác động trong phạm vi rộng hơn, trong nhiều loại

sự vật, hiện tượng khác nhau Ví dụ như quy luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn năng lượng

+ Quy luật phổ biến là những quy luật tác động trong tất cả các lĩnh vực trong tự

nhiên, xã hội và tư duy Đây là quy luật của phép biện chứng duy vật

- Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quy luật được chia thành:

+ Quy luật tự nhiên là quy luật nảy sinh và tác động trong giới tự nhiên, kể cả cơ thể

con người

+ Quy luật xã hội là quy luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội

+ Quy luật của tư duy: là những quy luật thuộc mối liên hệ nội tại của những kháiniệm, phạm trù, phán đoán, suy luận và của quá trình phát triển nhận thức lý tính ở con người

1 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất vàngược lại là quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Nội dung quy luật vạch ra phươngthức chung của các quá trình vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy

a) Khái niệm chất, lượng

+ Chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấuthành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụthể do đó việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩatương đối

+ Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùy thuộc vào cácmối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật,biểu hiện tính ổn định tương đối của nó

Ngày đăng: 31/08/2017, 06:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w