MỤC TIÊU MÔN HỌC: Môn học cung cấp một số hiểu biết về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng và tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống quý báucủa dân
Trang 1CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHÍNH TRỊ (HỆ TRUNG CẤP NGHỀ )
II MỤC TIÊU MÔN HỌC:
Môn học cung cấp một số hiểu biết về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng và tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống quý báucủa dân tộc và của giai cấp công nhân Việt Nam
Môn học góp phần đào tạo người lao động bổ sung vào đội ngũ giai cấp công nhân,tham gia công đoàn Việt Nam, giúp người học nghề tự ý thức rèn luyện, học tập, đáp ứng yêucầu về tri thức và phẩm chất chính trị phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước
III NỘI DUNG MÔN HỌC:
1 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
Thời gian Tổng
số
Lý thuyết
Thực hành/
Bài tập/
Thảo luận
Kiểm tra* (LT hoặc
TH)
1
MỞ ĐẦU: ĐỐI TƯỢNG, CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ MÔN HỌC
Trang 2BÀI 2: CNXH VÀ THỜI KỲ
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM
1 Chủ nghĩa xã hội
2 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
BÀI 4: ĐƯỜNG LỐI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG
1 Đổi mới lấy phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trung tâm
2 Nội dung cơ bản của đường lối
phát triển kinh tế
6
BÀI 5: GIAI CẤP CÔNG NHÂN
VÀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
1 Giai cấp công nhân và Giai cấp
công nhân Việt Nam
2 Công đoàn Việt Nam
2 Nội dung chi tiết:
MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ MÔN HỌC CHÍNH TRỊ
Thời gian: 01 giờ Mục tiêu: Cần nắm được những vấn đề cơ bản về môn học Chính trị, bao gồm đối
tượng nghiên cứu; mục đích nghiên; chức năng, nhiệm vụ; phương pháp nghiên cứu; từ đó rút
ra ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu môn học Chính trị
1 Đối tượng nghiên cứu học tập
2 Chức năng, nhiệm vụ
3 Phương pháp và ý nghĩa học tập
Bài 1
Trang 3KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
-LÊNIN
Thời gian: 05 giờ
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này anh/chị cần nắm được các giai đoạn phát triển củaChủ nghĩa Mác – Lênin; qúa trình Mác – Ăngghen sáng lập học thuyết Mác và quá trìnhLênin vận dụng, bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác; đồng thời nắm được quá trình vận dụngChủ nghĩa Mác – Lênin trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới
1 Khái lược về Chủ nghĩa Mác - Lênin
2 Qúa trình hình thành và phát triển của Chủ nghĩa Mác - Lênin
3 Chủ nghĩa Mác - Lênin từ 1924 đến nay
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Bài 1
1.1 Chức năng thế giới quan và
phương pháp luận triết học của
3.2 Đổi mới xây dựng chủ nghĩa
xã hội từ sau năm 1991
theo nhóm
BÀI 2 CNXH VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Thời gian: 06 giờ
Trang 4Mục tiêu: Sau bài này anh/chị nắm vững được CNXH là giai đoạn đầu của xã hội cộng
sản chủ nghĩa; những đặc trưng cơ bản của CNXH ở nước ta; tính tất yếu khách quan đi lênCNXH và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; phân biệt được sự khác nhau
cơ bản giữa CNXH với các xã hội trước đó ở Việt Nam; tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ởnước ta; có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ nghĩa xã hội
1 Chủ nghĩa xã hội
2 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Bài 2
Tiêu đề/Tiểu tiêu đề T.Số Lý thuyết Thời gian (giờ) TH KT* Hình thức giảng dạy
1 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1 Hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa
1.2 Các giai đoạn của
hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa
Phương pháptrực quan,phát vấn
2 THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM
2.1 Cơ sở khách quan
của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
2.2 Nội dung của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
Phương phápthảo luậnnhóm, diễngiải
ở nhà
BÀI 3
TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Thời gian: 6 giờ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này anh/chị nắm vững nguồn gốc và quá trình hình
thành Tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm
cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, các phẩm chất cơ bản của đạo đức cáchmạng; từ đó hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh
2 Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Bài 3
Trang 5kể chuyện,trực quan
kể chuyện,trực quan
ở nhà
BÀI 4 ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG
Thời gian: 06 giờ Mục tiêu: Sau bài học này anh/chị nắm vững phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm
trong công cuộc đổi mới của Đảng, đồng thời nắm vững nội dung cơ bản của đường lối pháttriển kinh tế của Đảng trong giai đoạn hiện nay; từ đó chỉ ra được trách nhiệm của bản thânđối với sự phát triển kinh tế của đất nước
1 Cơ sở khách quan và tầm quan trọng của phát triển kinh tế
2 Nội dung cơ bản của đường lối phát triển kinh tế
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Bài 4
Tiêu đề/Tiểu tiêu đề T.Số Lý thuyết Thời gian (giờ) TH KT* Hình thức giảng dạy
1 ĐỔI MỚI LẤY
Trang 6CỦA ĐƯỜNG LỐI
PHÁT TRIỂN KINH
TẾ
2.1 Hoàn thiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội
chủ nghĩa
2.2 Đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế
sv thuyếttrình
ở nhà
BÀI 5 GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
Thời gian: 06 giờ Mục tiêu: Sau bài học này anh/chị nắm vững quá trình hình thành và phát triển của
Giai cấp công nhân Việt Nam; những đặc điểm cơ bản và những truyền thống tốt đẹp của Giaicấp công nhân Việt Nam; đồng thời nắm được quan điểm cơ bản của Đảng về phát triển giaicấp công nhân hiện nay; nẵm vững vai trò, vị trí và nguyên tắc hoạt động của công đoàn ViệtNam
1 Giai cấp công nhân và giai cấp công nhân Việt Nam
2 Công đoàn Việt Nam
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Bài 5
Tiêu đề/Tiểu tiêu đề T.Số Lý thuyết Thời gian (giờ) TH KT* Hình thức giảng dạy
2 CÔNG ĐOÀN VIỆT
NAM
2.1 Sự ra đời và vai trò
của công đoàn Việt Nam
2.2 Phương hướng phát
triển công đoàn trong thời
kỳ Công nghiệp hóa –
thuyết trình,phát vấn
Trang 7Hiện đại hóa
ở nhà
IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:
1 Lớp học/phòng thực hành
- Phòng lý thuyết
2 Trang thiết bị máy móc
- Máy tính, máy chiếu,
3 Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Giao trình, bài giảng
V NỘI DUNG VÀ PHUƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
Việc thi, kiểm tra đánh giá, kết quả học tập môn học chính trị của người học nghềđược thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chínhquy” ban hành kèm theo quyết định số 14/ 2007/ QĐ- BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộtrưởng Bé Lao Động - Thương binh và Xã hội./
VI HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
1 Phạm vi áp dụng chương trình:
Áp dụng cho hệ đào tạo nghề trình độ Cao đẳng Nghề
2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Giáo viên giảng dạy môn Chính trị là giáo viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm Cáctrường phải có tổ bộ môn Chính trị do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng hoặc Hiệu trưởng
ủy uyền trực tiếp cho giáo viên quản lý, giảng dạy
- Để thực hiện chương trình một cách hiệu quả, khuyến khích giáo viên áp dụngphương pháp dạy học tích cực, kết hợp giảng dạy môn Chính trị với các phong trào thi đuacủa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, của địa phương và các hoạt động của ngành chủ quản, gắn lýluận với thực tiễn để định hướng nhận thức và rèn luyện chính trị cho người học nghề
3 Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin
- Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Đường lối, chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam
4 Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Môn học Chính trị, Tổng cục dạy nghề, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội,2008
- Giáo trình chính trị, Lê Thế Lạng, Nxb GD, 2007
Trang 8- Giáo trình Những nguyên lý của Chủ nghía Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia HàNội, 2009.
- Hỏi và đáp Những nguyên lý của Chủ nghía Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia HàNội, 2010
- Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốcgia Hà Nội, 2009
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009
- Văn kiện đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006
- Chuyên đề nghiên cứu văn kiện đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,2006
- Văn kiện đại hội XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011
- Chuyên đề nghiên cứu văn kiện đại hội XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,2011
- Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Trần Văn Giàu, Nxb Chính trị quốcgia Hà Nội, 1991
Trang 9BÀI MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ MÔN HỌC CHÍNH TRỊ
1 - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP
Môn học Chính trị nghiên cứu những quy luật chung nhất của hoạt động chính
trị, cơ chế tác động, những phương thức sử dụng để hiện thực hóa những quy luậtchung đó; nghiên cứu hoạt động của các đảng phái và chính quyền, các tổ chức chínhtrị; các giai cấp và các mối quan hệ về chính trị giữa các lực lượng đó của các chế độ
xã hội
Mục đích của môn học Chính trị là trang bị cho người học nhận thức cơ bản về
chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đường lối, chủtrương, chính sách của ĐCS Việt Nam; về truyền thống quý báu của dân tộc và giaicấp công nhân Việt Nam; góp phần bồi dưỡng nhận thức tư tưởng, giáo dục niềm tinvào sự lãnh đạo của Đảng và định hướng trong quá trình học tập, rèn luyện cho ngườihọc
2 - CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC CHÍNH TRỊ
Môn học Chính trị có hai chức năng cơ bản là:
- Chức năng nhận thức khoa học: giúp người học hiểu biết hệ thống tri thức về
nền tảng tư tưởng của Đảng và của cách mạng, nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý
và xây dựng của Đảng, Nhà nước ta
- Chức năng giáo dục tư tưởng, tình cảm cách mạng: Môn học Chính trị có
chức năng giáo dục tư tưởng chính trị, tham gia vào việc giải quyết những nhiệm vụhiện tại; giáo dục niềm tin vào sự phát triển của cách mạng Việt Nam, có tác dụngquan trọng đối với việc trau dồi thế giới quan, phương pháp luận khoa học, xây dựngniềm tin vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Từ đó cóquyết tâm phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng
Nhiệm vụ nghiên cứu là: các hoạt động xây dựng chế độ và hoạt động của hệ
thống chính trị ở nước ta; nghiên cứu nền tảng tư tưởng của Đảng và của cách mạngnước ta; cung cấp những hiểu biết cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối lãnh đạo của Đảng, những truyền thống quý báu của dân tộc và củagiai cấp công nhân Việt Nam
Người học nghề sau khi học xong môn Chính trị cần đạt được:
- Về kiến thức: Nắm được nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng, những truyền thống quý báu củadân tộc và của giai cấp công nhân Việt Nam và của Công đoàn Việt Nam
Trang 10- Về kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện trở thành người lao động
mới có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tốt và năng lực công tác, góp phầnthực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH đất nước
- Về thái độ: Có tư tưởng, tình cảm tốt đẹp; có ý thức trách nhiệm thực hiện
đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Yêu cầu cụ thể: Sử dụng kiến thức cơ bản đã biết từ các môn học khác nhau vànắm bắt hoạt động thực tiễn của đất nước, địa phương, của trường đào tạo nghề chomình, của ngành nghề tương lai của mình, của doanh nghiệp mình sẽ làm việc để liên
hệ vận dụng và giải quyết công việc trong quá trình học tập và công tác
3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP
- Phương pháp:
Phát huy tính chủ động của thầy và tính tích cực của trò SV phải liên hệ vớithực tiễn, tự nghiên cứu, thảo luận, liên hệ thực tiễn, thảo luận tích cực, cung cấp chonhau các tri thức trong quá trình học tập
Cần áp dụng các phương pháp giảng dạy và học tập tích cực để môn học khôngkhô khan mà thiết thực và có hiệu quả
Có thể tổ chức cho sinh viên thảo luận, xem băng hình, phim tư liệu lịch sử,chuyên đề thời sự hoặc tổ chức đi tham quan, nghiên cứu các điển hình sản xuất côngnghiệp, các di tích văn hóa ở địa phương
- Ý nghĩa học tập:
+ Môn Chính trị là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghềnhằm thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ giác ngộ và giáo dục toàn diện, góp phầnkhắc phục những sai lầm, khuyết điểm cho người lao động
+ Nghiên cứu, học tập, nắm vững tri thức chính trị có ý nghĩa rất to lớn trongviệc giáo dục phẩm chất chính trị, lòng trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, tính kiên định cách mạng trước tình hìnhchính trị, phức tạp ở trong nước và quốc tế, giáo dục đạo đức cách mạng
+ Việc học tập chính trị có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục về truyền thốngcách mạng, về chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào đối với Đảng và đối với dân tộc ViệtNam; bồi dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng, có ý chí biết noi gương những người đitrước, học tập và lao động thông minh, sáng tạo, có kỷ thuật, có kỷ luật và năng suấtcao
Trang 11Bài 1 KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC – LÊNIN
1 KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
1.1 Chức năng thế giới quan và phương pháp luận triết học của Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Chủ nghĩa Mác - Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C Mác, Ph Ăngghen và sự phát triển của V.I Lênin; là sự kế thừa và phát triển những
giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về
sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng conngười; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thựctiễn cách mạng
- Chủ nghĩa Mác - Lênin có nhiều chức năng nhưng hai chức năng quan trọngnhất là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận Thực hiện hai chứcnăng này Chủ nghĩa Mác - Lênin đem lại cho con người một thế giới quan khoa học vàmột phương pháp luận khoa học
+ Chức năng thế giới quan: Chủ nghĩa Mác - Lênin đem lại cho con người hệ
thống các quan điểm khoa học thống nhất về thế giới (bao hàm cả con người, xã hộiloài người) Hệ thống các quan điểm này đóng vai trò định hướng cho toàn bộ hoạtđộng sống, từng bước hình thành và củng cố nhân sinh quan của con người
+ Chức năng phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin trang bị cho con người
cơ sở lý luận khoa học để tìm tòi, xây dụng và vận dụng các phương pháp trong hoạtđộng nhận thức, thực tiễn nói riêng và trong toàn bộ cuộc sống nói chung
- Mục đích của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời nhằm đápứng nhu cầu cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong sự nghiệp giải phóng mình, giảiphóng nhân dân lao động, tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại
1.2 Ba bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác - Lênin
- Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực, nhưng
trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là: triết học, kinh tế chính trị học và
chủ nghĩa xã hội khoa học:
+ Triết học Mác - Lênin là bộ phận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm hình thành thế giới quan và
phương pháp luận chung nhất cho nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng
+ Kinh tế chính trị nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là
Trang 12nghiên cứu quy luật kinh tế của sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự rađời của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu quy luật khách quan của quá trình cách
mạng xã hội chủ nghĩa, sự chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội
Ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thể khácnhau nhưng đều nằm trong hệ thống lý luận khoa học thống nhất - Đó là khoa học về
sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ ápbức, bóc lột, tiến tới giải phóng con người
Ngày nay có nhiều học thuyết với lý tưởng nhân đạo về giải phóng giai cấp, giảiphóng nhân dân lao động, nhưng chỉ có Chủ nghĩa Mác – Lênin mới là học thuyếtkhoa học nhất, chắc chắn nhất và chân chính nhất để thực hiện lý tưởng ấy
2 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
Chủ nghĩa Mác – Lênin hình thành và phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn Mác
và Ăngghen sáng lập và phát triển chủ nghĩa Mác (1842 - 1895) và giai đoạn Lêninbảo vệ, vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới (1895 - 1924)
2.1 Giai đoạn C Mác và P Ăngghen sáng lập và phát triển Chủ nghĩa Mác (1842 - 1895)
a Các tiền đề hình thành
- Về kinh tế - xã hội:
Chủ nghĩa Mác ra đời trong những năm 40 của thế kỷ XIX ở Tây Âu Đó cũng làthời kỳ CNTB đã bước sang giai đoạn mới nhờ tác động của cách mạng công nghiệp.Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho phương thức sản xuất TBCN được củng cốvững chắc Mác viết: “GCTS trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ đã tạo raLLSX nhiều hơn, đồ sộ hơn LLSX của tất cả các thế hệ trước kia cộng lại”
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng làm lộ rõ thêm mâu thuẫn cơ bản vốn cócủa nó, đó là mâu thuẫn giữa một bên là tính chất xã hội hóa và trình độ phát triểnngày càng cao của lực lượng sản xuất (LLSX) với một bên là quan hệ sản xuất(QHSX) Tư Bản chủ nghĩa (TBCN) Mâu thuẫn này được biểu hiện về mặt xã hội, đó
là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản (GCVS) và giai cấp tư sản (GCTS) Dẫn đến 3phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân: Phong trào Hiến dương Anh,phong trào đấu tranh của công nhân Lyon (Pháp), phong trào đấu tranh của công nhândệt Xilêdi Qua các phong trào đó GCVS đã ngày càng lớn mạnh, trở thành lựclượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội
Trang 13Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan phải có lýluận mới khoa học dẫn đường Lý luận đó phải thoả mãn hai yêu cầu là phải đảm bảotính khoa học và tính cách mạng Sự ra đời Chủ nghĩa Mác là sự giải đáp về mặt lýluận những vấn đề thời đại đặt ra trên lập trường của giai cấp vô sản cách mạng.
- Tiền đề về lý luận.
Tiền đề lý luận của Chủ nghĩa Mác là biểu hiện quá trình tiếp nhận có phê phánnhững giá trị sâu sắc nhất trong triết học Cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học Anh vàChủ nghĩa xã hội - không tưởng phê phán Pháp Với triết học Cổ điển Đức, Mác vàĂngghen đã khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của triết học Hêghen kế thừa phươngpháp biện chứng của ông Đồng thời, khắc phục tính siêu hình trong triết họcPhoiơbắc, kế thừa chủ nghĩa duy vật của ông
- Tiền đề khoa học tự nhiên.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác là kết quả của sự tổng kết những thànhtựu tư tưởng của nhân loại, được chứng minh và phát triển dựa trên những kết luận
mới nhất của khoa học tự nhiên, trong đó có 3 phát minh quan trọng nhất: Định luật
bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, Thuyết tiến hóa của Darwin, Học thuyết tế bào.
Những phát minh này đã góp phần bác bỏ tư duy siêu hình và quan điểm thần học.Khẳng định tính khoa học của tư duy biện chứng (thế giới vô cùng, vô tân, tự tồn tại,
tự vận động, tự chuyển hoá) Đồng thời nó tạo ra điều kiện tiền đề cho thế giới quanduy vật và phương pháp biện chứng ra đời
- Tiền đề chủ quan.
Đó chính là thiên tài về trí tuệ và chính trị của Mác - Ăngghen Lần đầu tiên tronglịch sử, hai ông đã chỉ ra rằng: giai cấp vô sản là người giải phóng mình đồng thời giảiphóng cho toàn nhân loại Đồng thời, đó còn là tình yêu thương những người lao động;
sự thông minh; lòng dũng cảm dám hy sinh vì người lao động; sự phấn đấu không mệtmỏi cho sự nghiệp giải phóng người lao động
Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác là hiện tượng hợp quy luật; nó vừa là sảnphẩm của tình hình kinh tế - xã hội đương thời, của tri thức nhân loại thể hiện trongcác lĩnh vực khoa học, vừa là kết quả của năng lực tư duy và tinh thần nhân văn củanhững người sáng lập ra nó
b Sự ra đời và phát triển học thuyết (1842 - 1895)
Các Mác (1818-1883) người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, lãnh tụ và
người thầy của giai cấp vô sản thế giới
C Mác sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có ở Trier, Đức Năm 17 tuổi
Mác vào Đại học Born để học về luật Ở đây Mác bắt đầu quan tâm đến nghiên cứutriết học và văn học Những năm tiếp theo, ông tiếp thu triết học vô thần của những
Trang 14người Hêghen cánh tả (Hêghen trẻ) C Mác đỗ Tiến sỹ năm 1841 với luận án mang
tiêu đề: “Sự khác biệt giữa triết học tự nhiên của Epicurus với triết học tự nhiên của
Democritus ” Sau đó C.Mác tham gia hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học một
cách tích cực Thời gian này Ông đã đạt được những thành quả to lớn về triết học, kinh
tế chính trị học và cùng với Ph.Ăngghen trở thành một trong những lãnh tụ của phongtrào quốc tế vô sản
Ph.Ăngghen (1820 - 1895) lãnh tụ và người thầy của giai cấp vô sản, đã cùng với
C.Mác sáng lập ra học thuyết mác-xít, lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học, triết học
về chủ nghĩa cộng sản khoa học, triết học về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử
Ph.Ăngghen sinh ở Barmen, Rhine Province của vương quốc Phổ Ông là con traitrưởng của một nhà sản xuất sợi dệt người Đức Năm 1838, Ăngghen bắt đầu đọc cáctác phẩm triết học của Hêghen Năm 1841, ông bắt đầu tham gia vào nhóm Hêghen trẻ
và xuất bản một vài bài trên Nhật báo sông Ranh Ph Ăngghen đã phát triển chủ nghĩa
cộng sản cùng với C.Mác, đồng tác giả của cuốn sách Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) Ăngghen cũng biên tập và xuất bản quyển II và quyển III của bộ Tư bản sau
khi Mác mất
Qúa trình hình thành và phát triển Chủ nghĩa Mác (1842 - 1848):
- Thời gian từ 1842 về trước: Mác và Ăngghen là những thanh niên đầy nhiệt tình
và lòng nhân đạo, say mê nghiên cứu triết học, nhưng chưa thoát khỏi lập trường triếthọc duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng
- C Mác, Ph Ăngghen và quá trình chuyển biến tư tưởng của các ông từ CNDT
và dân chủ cách mạng sang CNDV và cộng sản chủ nghĩa (1842 – 1844):
Cột mốc quan trọng cho sự chuyển biến tư tưởng của C.Mác là thời kỳ ông làmviệc ở báo sông Ranh (2-1842) Ở đó, tư tưởng dân chủ cách mạng của ông đã chuyển
sang bảo vệ quyền lợi của quần chúng nghèo khổ, bất hạnh về chính trị và xã hội
Nhận thức những vấn đề trong hiện thực chính trị xã hội đã khiến Mác bắt đầu có sự
hồ nghi đối với triết học Hêghen vì nó mâu thuẫn với tinh thần dân chủ cách mạng.Trong khi phê phán Hêghen, Mác vừa tiếp đón nồng nhiệt những tư tưởng duy vật vànhân văn của Phoi-ơ-bắc Sự phê phán đối với triết học Hêghen, việc khái quát nhữngkinh nghiệm lịch sử cùng với ảnh hưởng của triết học Phoi-ơ-bắc đã tăng cường xuhướng duy vật trong quan điểm của Mác
- Giai đoạn 1844 - 1848: Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những tinh hoa của
chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng để xây dựng nên phép biện chứng duy vật.Trong “Tuyên ngôn đảng cộng sản” (Các Mác, Ph.Ăngghen, 1848) đã chỉ ra quy luậtvận động của lịch sử, thể hiện tư tưởng cơ bản về lý luận hình thái kinh tế xã hội, về
Trang 15giai cấp và đấu tranh giai cấp Với các quan điểm này, Các Mác và Ph.Ăngghen đã tạotiền đề sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác (1849 - 1895):
Đây là giai đoạn phát triển, hoàn thiện của chủ nghĩa Mác Trong giai đoạn này cùngvới các hoạt động thực tiễn, trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử, Các Mác vàPh.Ăngghen đã nghiên cứu một cách toàn diện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.Dựa trên việc phát hiện ra phạm trù hàng hóa sức lao động, Các Mác đã tìm ra nguồngốc của giá trị thặng dư, chỉ ra bản chất bóc lột của CNTB Lý luận giá trị thặng dưđược Các Mác và Ph.Ăngghen trình bày toàn diện, sâu sắc trong bộ “Tư bản” Tưtưởng về chủ nghĩa duy vật lịch sử, về cách mạng vô sản tiếp tục được phát triển trongtác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” (Các Mác, 1875) Tác phẩm này trình bàynhững luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác về nhà nước chuyên chính vô sản, về thời
kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, các giai đoạn xây dựng chủ nghĩa cộng sản
Những đóng góp của Mác vào kho tàng lý luận của nhân loại:
- Giá trị lý luận tiêu biểu nhất mà Chủ nghĩa Mác đã sáng tạo, cống hiến chonhân loại trước hết là về Triết học Triết học Mác không chỉ giải thích mà còn vạch racon đường, những phương tiện cải tạo thế giới bằng con đường cách mạng Mác viết:Triết học không chỉ nhận thức mà còn phải cải tạo thế giới
- Việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử mà cốt lõi là học thuyết hình tháikinh tế - xã hội là một thành tựu vĩ đại của triết học Mác
- Học thuyết giá trị thặng dư vạch ra quy luật vận động kinh tế cơ bản của CNTB,
từ đó thấy rõ bản chất của CNTB; vai trò địa vị lịch sử của CNTB trong sự phát triểncủa nhân loại
- Lý luận về sứ mệnh lịch sử của GCCN chỉ rõ giai cấp công nhân là người lãnhđạo cuộc đấu tranh để xóa bỏ chế độ bóc lột và xây dựng thành công xã hội mới
Ngoài sáng tạo ra học thuyết lý luận, Mác – Ăngghen đã tích cực hoạt động trongphong trào của Giai cấp công nhân Hai ông là lãnh tụ, người thầy vĩ đại của Giai cấpcông nhân quốc tế
1.2 Giai đoạn V.I Lênin phát triển Chủ nghĩa Mác (1895 - 1924)
a Sự phát triển lý luận cách mạng
V.I Lênin (1870 – 1924) là người tiếp tục sự nghiệp của C Mác và Ph Ăngghen,lãnh tụ của giai cấp vô sản Nga và quốc tế, người sáng lập Đảng cộng sản Liên Xô vàNhà nước XôViết
Bối cảnh lịch sử mới và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác:
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, CNTB đã bước sang một giai đoạn mới:
CNTB độc quyền, chủ nghĩa đế quốc, là giai đoạn cao của CNTB Bản chất bóc lột và
Trang 16thống trị của CNTB ngày càng được bộc lộ rõ nét, mâu thuẫn của CNTB trở nên gaygắt Các nước tư bản chia nhau thị trường thế giới và gây ra cuộc chiến tranh thế giới1914-1918.
- Tại các nước thuộc địa, cuộc đấu tranh chống CNĐQ tạo nên sự thống nhấtgiữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản mà trung tâm là cách mạngTháng Mười Nga Cách mạng vô sản đã trở thành nhiệm vụ trực tiếp
- Sau khi Ăngghen qua đời, các phần tử cơ hội trong Quốc tế II xuyên tạc CNMác Tình hình đó đòi hỏi Lênin phải tiến hành đấu tranh bảo vệ và phát triển chủnghĩa Mác
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong khoa học tự nhiên, nhất là trong vật lýhọc, có một loạt phát minh khoa học làm đảo lộn quan niệm siêu hình về vật chất vàvận động, gây ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý học Chủ nghĩa duytâm lợi dụng tình trạng khủng hoảng này để tấn công và bác bỏ chủ nghĩa duy vật.Lênin phải tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và bảo vệ và phát triển chủnghĩa duy vật
Vai trò của V.I Lênin:
Cống hiến vĩ đại của Lênin thể hiện ở sự nghiệp nghiên cứu một cách sáng tạohọc thuyết mác-xít áp dụng cho những điều kiện lịch sử mới, đã cụ thể hóa nó dựa trênkinh nghiệm của các cuộc cách mạng Nga và phong trào cách mạng thế giới sau khiMác và Ăngghen mất
Lênin là người đã vận dụng sáng tạo và thành công chủ nghĩa Mác vào thực tiễncách mạng nước Nga; Tiếp tục bổ sung và phát triển các nguyên lý của chủ nghĩa Máctrong điều kiện lịch sử mới; Xây dựng thêm các nguyên lý mới trong điều kiện ĐảngCộng sản nắm chính quyền; Làm rõ về CNXH và lý luận về con đường đi lên CNXHtrong thời đại mới
Khi chống lại những người dân túy Nga, Lênin đã phát triển lý luận hình tháikinh tế – xã hội của Mác, bảo vệ sự trong sáng của triết học Mác Khi chống chủ nghĩaduy tâm chủ quan của phái Makhơ, Lênin đã khái quát được những thành tựu của khoahọc đương thời, đưa ra định nghĩa nổi tiếng về vật chất, khắc phục được cuộc khủng
về thế giới quan trong vật lí
Lênin có những đóng góp vào việc phát triển phép biện chứng, lý luận nhận thức,vấn đề nhà nước và cách mạng, vấn đề chuyên chính vô sản, vấn đề xây dựng Đảngkiểu mới…
Chủ nghĩa Lênin là sự tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Mác - Lênin
là một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời - đó là ngọn cờ lý luận của loài ngườitiến bộ đang đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội
Trang 17b Chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười là một sự kiện quốc tế vĩ đại Đó không chỉ
là thắng lợi riêng của dân tộc Nga, mà còn là thắng lợi chung của giai cấp công nhân
và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới Cách mạng tháng mười đã mở ra một thời đại
mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Cách mạng tháng
Mười đã đưa CNXH từ lý luận trở thành hiện thực; đây được coi là thắng lợi đầu tiên
của Chủ nghĩa Mác – Lênin trên thực tế Sự xuất hiện và lớn mạnh của hệ thốngXHCN đã cổ vũ mạnh mẽ cao dân tộc bị áp bức trên thế giới, vùng dậy để đấu tranh tựgiải phóng mình
Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, nước Nga lâm vào nội chiến 1918 –
1920 Trong thời kỳ này Lênin đã thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến Đó là
Nhà nước trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi giành lại cho họ mức ăn tối thiểu, đồng thời xoá bỏ quan hệ hàng hoá – tiền tệ, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước
Chính sách Cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng kẻthù, bảo vệ được Nhà nước Xô Viết non trẻ, tuy nhiên, khi hoà bình lập lại, chính sáchCộng sản thời chiến không còn phù hợp, nó kìm hãm sự phát triển sản xuất Trong bối
cảnh đó chính sách Kinh tế mới (NEP) ra đời.
Nội dung cơ bản là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay vào đó là chế
độ thuế lương thực Nhờ đó mà trong một thời gian ngắn nền kinh tế quốc dân đã
được khôi phục và khối liên minh công nông đuợc củng cố
Rất đáng tiếc là Chính sách kinh tế mới chỉ được thực hiện trong một thời gianngắn và sau khi Lênin qua đời, chính sách này được thay thế bằng chính sách pháttriển kinh tế với mô hình tập trung hoá, trên cơ sở kế hoạch hoá để tiến hành côngnghiệp hoá cao độ
Mô hình Chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới:
Năm 1924, V.I.Lênin mất Từ đó Liên Xô chuyển dần sang xây dựng CNXH theo
mô hình kế hoạch hóa tập trung Mô hình đó có những đặc trưng cơ bản sau:
- Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu dưới hai hình thức: toàndân và tập thể;
- Việc sản xuất cái gì, như thế nào, phân phối cho ai, giá cả như thế nào đượcquyết định từ nhà nước và mang tính pháp lệnh;
- Phân phối mang tính chất bình quân và trực tiếp bằng hiện vật là chủ yếu, xemnhẹ các quan hệ hàng hóa – tiền tệ;
- Nhà nước quản lý bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, xem nhẹ các biệnpháp kinh tế
Trang 18Trong điều kiện Liên Xô bị các nước tư bản bao vây, mô hình đó đã có vai trò tolớn trong việc huy động sức người, sức của vào sự nghiệp xây dựng đất nước Chỉtrong một thời gian ngắn, Liên Xô đã thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,tạo ra một nền công nghiệp hiện đại.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống XHCN ra đời bao gồm các nước Liên
Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức, Bungari, Ba Lan, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc, Anbani,Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, Việt Nam Năm 1960, tại Mátcơva, Hộinghị 81 Đảng cộng sản và công nhân của các nước trên thế giới đã tuyên bố và khẳngđịnh: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống XHCN đang trở thành nhân
tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người”
Những thành tựu của CNXH hiện thực.
- Lần đầu tiên trong lịch sử loài người đã đưa nhân dân lao động từ những người
nô lệ, làm thuê, trở thành những người làm chủ đất nước Đời sống vật chất, tinh thầncủa nhân dân không ngừng được cải thiện Trong chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô
đã giữ vai trò quan trọng cứu loài người khỏi thảm họa phát xít
- Về kinh tế các nước đã giành được nhiều thành tựu to lớn làm thay đổi bộ mặt
của hệ thống xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô đã từ một nước nông nghiệp trong
một thời gian ngắn đã trở thành một nước “siêu cường” của thế giới.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng lớn mạnh, hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộtrên thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh của những thế lực phản động
3 CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TỪ 1924 ĐẾN NAY
3.1 Vận dụng và phát triển lý luận xây dựng CNXH (1924 - 1991)
Từ năm 1924 đến nay, Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết lý luận với vai trò lànền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của các Đảng cộng sản trên thế giớitrong đấu tranh cách mạng và xây dựng CNXH
Các hội nghị quốc tế và các cuộc gặp gỡ của lãnh tụ các Đảng cộng sản các nước
đã thường xuyên trao đổi kinh nghiệm vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vàoxây dựng CNXH và đấu tranh cách mạng trong điều kiện đặc thù của từng nước
Trên cơ sở những nguyên lý lý luận phổ biến và cơ bản của Chủ nghĩa Mác –Lênin, các Đảng cộng sản và công nhân từng nước vận dụng sáng tạo và cụ thể hóanhững quy luật chung và đặc thù, đề ra những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng nướcmình để bổ sung và làm phong phú, phát triển lý luận mới Đó là biểu hiện sáng tạo vàsức sống mới về mặt thực tiễn của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Qua hai mươi năm xây dựng CNXH (1921 - 1941), Liên Xô đã đạt được nhữngthành tựu hết sức to lớn Nền kinh tế Liên Xô vững mạnh, trở thành một cường quốc
Trang 19trên thế giới Những thắng lợi đó làm cho Liên Xô thành một cường quốc, văn hóa,khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh là trụ cột của các lực lượng cách mạng vàthành trì của hòa bình thế giới.
Từ sau Chiến tranh thế giới lần II, lý luận và kinh nghiệm xây dựng CNXH đãđược vận dụng ở tất cả các nước XHCN Hệ thống XHCN trên thế giới phát triểnmạnh Tác động mạnh mẽ của hệ thống XHCN và phong trào cách mạng thế giới gópphần vào thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Phi, Mỹ Latinh nhữngnăm 60 và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Việt Nam năm 1975
Lịch sử xã hội loài người không đi theo con đường thẳng và phong trào cáchmạng cũng không tránh khỏi sai lầm, thất bại hay những thời kỳ thoái trào Bắt đầu từcuối những năm 60 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đivào thời kỳ khủng hoảng Từ tháng 4 năm 1989 trở đi, sự đổ vỡ diễn ra liên tiếp ở cácnước Đông Âu Chỉ trong vòng 2 năm, đến tháng 9 năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô và sáu nước Đông Âu đã bị sụp đổ hoàn toàn Sự đổ vỡ cũng diễn ra ởMông Cổ, Anbani, Nam tư
Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của chủ nghĩa
xã hội Xôviết
Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ
Một là, trong cải tổ Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc những sai lầm rất nghiêm
trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội
và xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất
Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực
hiện được “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu
Tóm lại, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong lànguyên nhân trực tiếp làm Liên Xô sụp đổ Hai nguyên nhân này quyện chặt vào nhau,tác động cùng chiều, tạo nên lực cộng hưởng rất mạnh và nhanh như một cơn lốcchính trị trực tiếp phá hoại ngôi nhà của chủ nghĩa xã hội Tất nhiên, xét cho cùngchính bọn cơ hội, xét lại và phản bội, sự mất cảnh giác trong hàng ngũ những ngườicộng sản đã tạo cơ hội bằng vàng cho chủ nghĩa đế quốc “chiến thắng mà không cầnchiến tranh”
Trong tình hình CNXH trì trệ và khủng hoảng do sai lầm của mô hình cũ thì cải
tổ, cải cách mở cửa, đổi mới là tất yếu để thoát khỏi khủng hoảng, đưa đất nước vàothời kỳ phát triển mới Nhưng vấn đề là ở chỗ, cải cách dựa trên nguyên tắc nào? Bằngphương pháp nào để vừa giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa đạt được hiệu quảkinh tế xã hội cao Bài học của Liên Xô và Đông Âu có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Trang 20cho những người Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới hiệnnay
3.2 Đổi mới xây dựng CNXH từ sau năm 1991
Sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ CNXH thế giới không còntồn tại với tư cách một hệ thống Các nước XHCN còn lại đã tiến hành đổi mới
Ngày nay, công cuộc đổi mới xây dựng CNXH giành nhiều thắng lợi Các Đảngcộng sản và xu hướng cách mạng tả khuynh trong phong trào cách mạng thế giới đangtiếp tục bổ sung, phát triển phong phú chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện mới, làmcho học thuyết này có thêm sức sống mới, thực chất và năng động hơn, đi sâu vào thựctiễn cách mạng thế giới
Ở Trung Quốc, sau một thời gian dài hiện đại hoá không ổn định, đã từng bướcgây ra những hậu quả tiêu cực, làm chậm bước tiến của Trung Quốc mà sau này, khitiến hành cải cách và mở cửa, ĐCS Trung Quốc đã đánh giá lại với tinh thần phê phán.Cải cách và mở cửa đã thu được thành tựu, đảm bảo cho CNXH tồn tại và phát triển.Việt Nam, sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH, những sai lầm chủquan duy ý chí, không tôn trọng quy luật khách quan, duy trì quá lâu mô hình và cơchế cũ đã đưa đến khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm phát nghiêm trọng Để đưa nước
ta thoát khỏi tình trạng đó, Đảng và nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới nhằm xâydựng CNXH một cách có hiệu quả hơn Thành công trong sự nghiệp cải cách và đổimới đã khẳng định tính uư việt và sức sống của CNXH, tính đúng đắn của đuờng lốiđổi mới
Trong số các nước Mỹ Latinh hiện nay, nhiều nước tuyên bố đi lên CNXH Từnăm 2005, Tổng thống Vênêzuêla Hugo Chavez nhiều lần công khai mục tiêu của cuộccách mạng ở Vênêzuêla là đưa đất nuớc đi lên “CNXH” Trong bài phát biểu ngày 3tháng 12 năm 2006, ngay sau khi tái đắc cử, Tổng thống Hugo Chavez đã một lần nữakhẳng định: “Vênêzuêla sẽ tiếp tục con đuờng đi lên CNXH thế kỷ XXI”
Tổng thống Bôlivia Êvô Môralét nói rằng, CNXH là ước mơ của các dân tộc MỹLatinh CNXH này dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin, nó phải có sức mạnh như thế nào
để nguời ta cỗ vũ dân tộc họ vươn tới
Êcuađo và Nicaragoa cũng tuyên bố lựa chọn con đường XHCN
Sự xuất hiện của “chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh thế kỷ XXI” còn điểm này, điểmkhác phải tiếp tục nghiên cứu và theo dõi, nhưng rõ ràng những biểu hiện đó đã vàđang thể hiện sự tác động sâu xa và sức sống mãnh liệt của CNXH hiện thực đối vớicác dân tộc Mỹ Latinh, thể hiện bước tiến mới của CNXH trên thế giới Đó là một thực
tế lịch sử chứng minh cho sức sống và khả năng phát triển của CNXH, củng cố niềmtin vào lý tuởng cộng sản chủ nghĩa
Trang 21Tóm lại, từ diễn biến của tình hình thế giới từ cách mạng Tháng Mười Nga đếnnay có thể khẳng định rằng; CNXH trên thế giới, từ những bài học thành công và thấtbại, sự thức tỉnh của các dân tộc, nhất định sẽ có bước phát triển mới; theo quy luậtkhách quan của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH CNXH nhất định làtương lai của xã hội loài người.
Bài học từ công cuộc đổi mới xây dựng CNXH:
- Về lý luận và hệ tư tưởng: phải thấm nhuần sâu sắc bản chất cách mạng và khoahọc của chủ nghĩa Mác - Lênin; vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lêninphù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước, với xu thế và yêu cầu của thờiđại
- Về xây dựng Đảng: phải làm cho Đảng cộng sản luôn luôn xứng đáng là mộtĐảng cách mạng chân chính, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có kinhnghiệm và bản lĩnh, không phạm sai lầm về đường lối, không phân liệt về tư tưởng và
tổ chức, gắn bó với nhân dân, đoàn kết và kỷ luật, xứng đáng là Đảng cầm quyền
- Xây dựng Nhà nước: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sựcủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
- Về kinh tế - xã hội: xây dựng và phát triển văn hoá theo đúng quy luật kháchquan, chăm lo đến nhu cầu, lợi ích vật chất và tinh thần của con người
- Về đoàn kết dân tộc: không ngừng chăm lo và phát triển mọi mặt cho khối đạiđoàn kết đó mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức
Nhìn chung, CNXH đang ở giai đoạn khó khăn, gay go chưa từng có Cuộc đấutranh để bảo vệ và phát triển CNXH đang diễn ra quyết liệt Nhưng CNXH nhất định
sẽ vượt qua được thử thách, tiếp tục tíên lên theo quy luật vận động và phát triển củalịch sử
Ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa nhu cầu học tập và nghiên cứu phát triển chủnghĩa Mác - Lênin vẫn là một nhu cầu cấp thiết trong quá trình xây dựng và phát triển
xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới (nhằm xây dựng đường lối phát triển nền kinh
tế-xã hội, xây dựng và bồi dưỡng nhân sinh quan cách mạng, rèn luyện và tu dưỡng đạođức của con người trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa …)
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân và các đảng cộng sản các nướcvẫn kiên trì việc học tập, nghiên cứu và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin như là một
vũ khí lý luận nhằm chống lại chủ nghĩa tư bản
Trong những năm gần đây, ở một số quốc gia tư bản chủ nghĩa thuộc các nướcđang phát triển như Vênêzuêla, Bôlôvia,… việc học tập và nghiên cứu chủ nghĩa Mác
- Lênin đang trở thành một nhu cầu cần thiết trong việc xác định đường lối phát triểntheo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của mình
Trang 22Ở Việt Nam, Chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò
là nền tảng tư tưởng khoa học của toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam Trong giaiđoạn hiện nay, ĐCSVN tiếp tục khẳng định: “phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”; phải “vậndụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạtđộng của Đảng Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, giảiquyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra”
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin là những quan điểm cơ bản, nềntảng và có tính chân lý khoa học bền vững của CN Mác- Lênin Bởi vậy, sinh viên họctập CN Mác – Lênin là để:
- Hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lốicách mạng của ĐCSVN; nhận thức sâu sắc các quan điểm, đường lối cách mạng củaĐảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta từ cơ sở nền tảng của nó là nhữngnguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn ViệtNam
- Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cáchmạng, xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng; vận dụng sáng tạo nó trong hoạtđộng nhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện tư tưởng và đạo đức, đáp ứng yêu cầu củacon người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thành công chủnghĩa xã hội
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1 Chủ nghĩa Mác là gì? Chủ nghĩa Mác- Lênin là gì? Vì sao nói sự ra đời củaChủ nghĩa Mác là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng nhân loại?
2 Chủ nghĩa Mác- Lênin hình thành và phát triển qua những giai đoạn nào? Kểtên và nêu những nội dung chính của các giai đoạn đó
3 Tìm hiểu vai trò của Chủ nghĩa Mác- Lênin với thực tiễn cách mạng ViệtNam? Vì sao trong công cuộc đổi mới hiện nay, chúng ta phải kiên trì Chủ nghĩa Mác-Lênin?
4 Phân tích bản chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin Mỗingười cần nhận thức và hoạt động thực tiễn như thế nào để phát huy bản chất đó?
Trang 23Bài 2 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1 Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
a Khái niệm và các điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội có quan hệ sản xuấtdựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngàycàng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng củaCNTB; trên cơ sở đó có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân vớitrình độ xã hội hoá ngày càng cao
Các điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa từ các nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển cao
Những tiền đề vật chất được tạo ra từ sự phát triển của CNTB: Nền đại côngnghiệp cơ khí ngày càng hiện đại và xuất hiện một giai cấp lao động mới: giai cấpcông nhân
Những tiền đề này cho thấy, lực lượng sản xuất trong CNTB đã phát triển vớitrình độ và tính chất xã hội hoá ngày càng cao Đây cũng là tiền đề vật chất để có thểxây dựng hình thái kinh tế - xã hội mới, cao hơn CNTB - hình thái kinh tế - xã hộicộng sản chủ nghĩa
Những nhân tố dẫn đến sự phủ định hình thái kinh tế - xã hội TBCN: mâu thuẫn nảysinh trong lòng xã hội TBCN, trong đó, các mâu thuẫn cơ bản là:
+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá cao với quan hệ sảnxuất tư nhân TBCN, dẫn đến xu hướng quan hệ sản xuất bị phá vỡ, đòi hỏi phải thaythế vào đó một quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất xã hội hoá của lực lượngsản xuất
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc, dẫn đếncuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp công nhân (cùng với nhân dân lao động bị bóc lột)
Trang 24chống giai cấp tư sản áp bức bóc lột phát triển mạnh mẽ, đưa đến sự ra đời đảng chính trịcủa giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
+ Mâu thuẫn giữa hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân với hệ tư tưởngchính trị của giai cấp tư sản
Ngày nay, CNTB hiện đại đã có nhiều thay đổi, tuy có sự "điều chỉnh", thíchnghi" mới, song bản chất của CNTB không thay đổi, mâu thuẫn trên không dịu đi màngày càng gay gắt Đó là những mâu thuẫn:
Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với giai cấp tư sản (laođộng với tư bản)
Mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc gia, các trung tâm tưbản, các nước đế quốc với nhau
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới với các nước độc lập
và đang phát triển…
Ngoài những mâu thuẫn trên, trong xã hội còn tồn tại nhiều tai hoạ do bản chất,mục đích bóc lột của CNTB gây nên, như: chế độ bóc lột, bất công xã hội, phân hoágiàu nghèo ngày càng tăng, phân biệt chủng tộc, chiến tranh xâm lược, lối sống phảnvăn hoá, đạo đức suy đồi, tệ nạn xã hội phức tạp, ô nhiễm môi trường…
Những mâu thuẫn và tai hoạ trên là nguyên nhân đưa đến cách mạng XHCNnhằm thay thế hình thái kinh tế - xã hội TBCN bằng hình thái kinh tế - xã hội mới -cộng sản chủ nghĩa
- Những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa từ các nước tư bản chủ nghĩa trung bình và các nước chưa qua chủ nghĩa tư bản.CNTB phát triển đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, làm xuất hiện những mâu thuẫnmới: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa, giữa các nước đế quốcvới nhau ở những nước lạc hậu, còn mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, giữa dân tộcvới đế quốc, địa chủ phong kiến Những mâu thuẫn trên là nguyên nhân đưa đến mộtcuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến, giải phóng dân tộc ở những nước lạchậu Mặt khác, chính những mâu thuẫn đó cũng cho thấy rõ, CNTB càng phát triển, bảnchất bóc lột, xâm lược của nó càng bộc lộ rõ hơn CNTB không thể là tương lai tốt đẹpđối với nhân dân lao động
Trang 25Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân thế giới, trong đó có sự giúp đỡcủa giai cấp công nhân ở những nước tiên tiến (đã làm cách mạng XHCN, lật đổCNTB, bước vào xây dựng CNXH) với giai cấp công nhân và nhân dân lao động ởnhững nước lạc hậu.
Những nước lạc hậu phải có Đảng Cộng sản cầm quyền - điều kiện quan trọng đểgiữ định hướng sự phát triển của đất nước theo con đường XHCN
Những điều kiện trên cho thấy, ở những nước nước lạc hậu còn chế độ phongkiến, đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, hoàn toàn phù hợp với quy luật chung của sựphát triển xã hội loài người Tuy nhiên, đây là con đường vô cùng khó khăn và phứctạp, đòi hỏi sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng Cộng sản và sự đoàn kết, nỗ lực,kiên trì của toàn thể nhân dân lao động
b Phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự phân kỳ hình thái kinh tế xã hội cộngsản chủ nghĩa:
- Theo C Mác và Ph Ăngghen, hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời vàphát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn Đó là:
+ Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản (hay giai đoạn đầu của xã hội cộng sản)- xãhội xã hội chủ nghĩa
+ Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản - xã hội cộng sản chủ nghĩa
+ Giữa xã hội TBCN và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cáchmạng từ xã hội nọ sang xã hội kia… một thời kỳ quá độ chính trị…., chuyên chínhcách mạng của giai cấp vô sản - thời kỳ quá độ lên CNXH
- Theo V.I Lênin, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và pháttriển qua các giai đoạn:
+ Những cơn đau đẻ kéo dài (thời kỳ quá độ)
+ Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa
+ Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa
Trong đó, thời kỳ quá độ và giai đoạn đầu nằm trong giai đoạn thấp của hình tháikinh tế - xã hội CSCN
1.2 Các giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
a Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trang 26Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc trêntoàn bộ các mặt của đời sống xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết
để hình thành một xã hội mà trong đó những nguyên tắc căn bản của CNXH sẽ đượcthực hiện Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH là do:
Một là, CNTB và CNXH khác nhau về bản chất, dựa trên chế độ sở hữu khác
nhau về tư liệu sản xuất CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu TBCN về tưliệu sản xuất, dựa trên áp bức, bóc lột và bất công CNXH được xây dựng trên cơ sởchế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không còn tình trạng áp bức, bóc lột Muốn có xãhội như vậy cần phải có thời kỳ lịch sử nhất định
Hai là, CNXH được xây dựng trên nền đại công nghiệp có trình độ cao, nhưng nó
chưa phải là cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH Muốn có cơ sở vật chất kỹ thuật củaCNXH cần phải có thời gian để tổ chức lại, sắp xếp, cải tạo nền đại công nghiệpTBCN thành cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH
Ba là, các quan hệ xã hội của CNXH không tự phát nảy sinh từ CNTB, mà chỉ có
thể là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo XHCN
Bốn là, công cuộc xây dựng CNXH là công việc mới mẻ, khó khăn phức tạp nên
đòi hỏi phải có thời gian
Các nhà kinh điển của CNXHKH đã nêu ra hai kiểu quá độ lên CNXH:
Thứ nhất, quá độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH Đây là kiểu quá độ lên CNXH
của các nước đã qua giai đoạn phát triển TBCN Ví dụ nước Nga sau Cách mạngTháng Mười quá độ lên CNXH
Thứ hai, quá độ gián tiếp từ xã hội tiền TBCN không qua chế độ TBCN Đây là
kiểu quá độ của những nước chưa qua giai đoạn phát triển TBCN Ví dụ: Việt Nam từ
1945 đến nay, Trung Quốc từ 1949 đến nay, Cu Ba từ 1959 đến nay Vì chưa qua giaiđoạn phát triển TBCN, cho nên nền kinh tế của những nước này còn ở trình độ kémphát triển, lạc hậu Do đó, thời kỳ quá độ lên CNXH đối với những nước này tất yếu sẽkhó khăn hơn, gian khổ hơn và lâu dài hơn so với những nước đã qua giai đoạn pháttriển TBCN
Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên CNXH cũngđều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có nền kinh tế rất phát triển, bởi lẽ, ởcác nước này, tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao, nhưng vẫn còn cần phải cải tạo
và cần xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hoá mới Dĩ nhiên, đối vớinhững nước thuộc loại này, về khách quan có nhiều thuận lợi hơn, thời kỳ quá độ cóthể sẽ diễn ra ngắn hơn Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủnghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thì lại càng phải trải qua một thời kỳ quá
độ lâu dài
Trang 27Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH
Xã hội của thời kỳ quá độ lên CNXH là xã hội vừa thoát thai từ xã hội cũ, do đó,
là một xã hội, về mọi phương diện - kinh tế, xã hội, đạo đức, tinh thần - còn mang dấuvết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng Đó là xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính
nó Biểu hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống:
+ Trên lĩnh vực kinh tế: thời kỳ quá độ tồn tại kết cấu kinh tế của CNTB vàCNXH Trong đó, có các thành phần kinh tế, các loại hình sở hữu, các hình thức tổchức, quản lý và phân phối khác nhau Chúng tồn tại đan xen, thâm nhập vào nhau,vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau
+ Trên lĩnh vực xã hội: xã hội còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau, vừađấu tranh vừa liên minh với nhau Do vậy, sự tồn tại của nhà nước trong thời kỳ quá độlên CNXH là tất yếu
+ Trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng: còn tồn tại nền văn hoá, trên nền tảng hệtưởng của giai cấp tư sản bên cạnh nền văn hoá mới, trên nền tảng hệ tư tưởng của giaicấp công nhân
Thực chất: thời kỳ quá độ là thời kỳ tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phứctạp giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản Cuộc đấu tranh nàydiễn ra trong điều kiện mới và hình thức mới nhằm xây dựng thành công CNXH
b Tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội (CNXH)
- Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội
Mọi sự biến đổi của các chế độ trong lịch sử đều là quá trình phát triển của lịch
sử - tự nhiên Sự phát triển của xã hội loài người là quá trình thay thế các hình tháikinh tế - xã hội từ thấp đến cao Mỗi hình thái kinh tế - xã hội được đặc trưng bởi mộtkiểu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất và kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên quan hệ sản xuất đó Nguyên nhândẫn đến sự thay thế đó xét đến cùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất
Bên cạnh những mặt tích cực, trong lòng xã hội tư bản chứa đựng những mâuthuẫn không thể điều hoà được; đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã xã hội hoácao với quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
Như vậy, CNTB không thể thực hiện được mục tiêu tạo ra ấm no, tự do, hạnhphúc…cho tất cả mọi người Chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra nhữngtiền đề vật chất cho sự phủ định của phủ định bản thân nó Do đó, tất yếu phải có sự rađời của phương thức sản xuất mới sau phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác dựbáo: phương thức sản xuất đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa
Cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ phát triển thành cuộc cách mạng xã hội Đó làđiều kiện tiên quyết để giải phóng lực lượng sản xuất đã xã hội hoá cao ra khỏi sự kìm
Trang 28hãm của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bảnchủ nghĩa về tư liệu sản xuất Cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra tất yếu bắt nguồn từmâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng là tất yếu để xác lập quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.Như vậy, CNXH tất yếu sẽ ra đời dựa trên chính những tiền đề về vật chất kỹthuật, kinh tế, xã hội và văn hoá mà CNTB đã tạo ra, thông qua cuộc cách mạng xã hội
để giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành lấy chính quyền và sử dụng nó làmcông cụ để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới
+ Có quan hệ sản xuất tiến bộ trên cơ sở xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độcông hữu về tư liệu sản xuất Phân phối trong xã hội phát triển theo hai giai đoạn từthấp đến cao, ở CNXH là phân phối theo lao động, ở CNCS là phân phối theo nhu cầu.+ Có nền văn hóa và tư tưởng tiến bộ với lối sống dựa trên cơ sở bình đẳng, dânchủ và chủ nghĩa tập thể Con người phát triển tự do, toàn diện Sự phát triển tự do,toàn diện của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người
+ Các dân tộc trên thế giới đoàn kết hữu nghị, bình đẳng và cùng đi lên CNXH
c Chủ nghĩa cộng sản
Giai đoạn cao: là Chủ nghĩa cộng sản, những tàn dư của xã hội cũ bị xóa bỏ, lực
lượng sản xuất phát triển cao độ, của cải xã hội dồi dào, lao động trở thành nhu cầuđầu tiên của con người, mỗi người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu
Chủ nghĩa cộng sản có các đặc điểm sau:
Một là, lực lượng sản xuất xã hội phát triển cao
Hai là, chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóclột người bị thủ tiêu
Ba là, sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội
Bốn là, nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vitoàn xã hội và sản xuất hàng hoá bị loại trừ
Năm là, sự phân phối sản phẩm bình đẳng
Sáu là, xoá bỏ sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và laođộng chân tay, xoá bỏ giai cấp
Trang 29Do tính chất phức tạp, khó khăn và lâu dài nên trong xây dựng CNXH phải tiếnhành dần dần từng bước tránh nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn Vấn đề cơ bản
là phải xác định đúng bước đi, hình thức phù hợp với trình độ LLSX, biết kết hợp cáckhâu trung gian, quá độ tuần tự, từng bước từ thấp đến cao Điều đó đòi hỏi một nănglực và trí tuệ lãnh đạo của Đảng cầm quyền nắm vững Chủ nghĩa Mác – Lênin để vậndụng sáng tạp vào điều kiện cụ thể của nước mình
2 THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1 Cơ sở khách quan của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
a Qúa độ lên CNXH bỏ qua TBCN là một tất yếu lịch sử
Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên CNXH cũngđều phải trải qua Đối với những nước đã phát triển, có nhiều thuận lợi hơn, thời kỳquá độ sẽ diễn ra ngắn hơn Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lênCNXH bỏ qua chế độ TBCN, thì phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài
Con đường quá độ đi lên CNXH đã được Đảng ta lựa chọn từ rất sớm, ngay khithành lập Đảng cộng sản Việt Nam Ở nước ta, thời kỳ quá độ lên CNXH bắt đầu từnăm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cảnước thống nhất, cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân đã hoàn toàn thắng lợi trênphạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độlên chủ nghĩa xã hội
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là mộtthời kỳ lịch sử mà: "nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảngvật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có côngnghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến Trong quá trình cáchmạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tếmới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài" TKQĐ lên CNXH là tất yếu kháchquan đối với mọi quốc gia xây dựng CNXH, dù điểm xuất phát ở trình độ phát triểncao hay thấp
Qúa độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một tất yếu lịch sử đối với nước ta, vì:
- Đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trênphạm vi toàn thế giới, đó là quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn pháttriển khách quan, hợp với quy luật của lịch sử Qúa trình cách mạng đó vì sự nghiệpcao cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, vìtiến bộ chung của loài người, đó là quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử loài người
- Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội
Với quan điểm ấy, nhân dân ta đã làm Cách mạng tháng Tám thành công, đã tiến
Trang 30hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc Sự lựachọn con đường độc lập dân tộc và CNXH của nhân dân ta, vừa phù hợp với nguyệnvọng của dân tộc vừa phù hợp với xu thế của thời đại Do đó sự quá độ lên CNXH bỏqua CNTB ở nước ta là một tất yếu lịch sử.
Nói về TKQĐ lên CNXH ở nước ta, Đảng ta xác định: “Xây dựng CNXH bỏ quachế độ TBCN, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệprất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiềuchặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”
Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ
và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hìnhthức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen
“Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa,nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp Đất nước trải qua hàng chục năm chiếntranh, hậu quả để lại còn nặng nề Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều Cácthế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập cuả nhândân ta”
Như vậy, đặc trưng bao trùm nhất của TKQĐ ở nước ta là bỏ qua chế độ TBCN
Nhưng, thế nào là bỏ qua chế độ TBCN?
- Về kinh tế: bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX TBCN, nghĩa là không
để hình thành giai cấp tư sản và sự thống trị của nó đối với đời sống kinh tế của xã hội.Xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
- Về chính trị: bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của KTTT TBCN, nghĩa làkhông để hình thành giai cấp tư sản và sự thống trị của nó đối với đời sống chính trị vàtinh thần của xã hội
Điều không thể bỏ qua là sự tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã
đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanhlực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại
Khả năng bỏ qua: Trong lịch sử nhân loại, có nhiều dân tộc bỏ qua một hình tháikinh tế - xã hội lỗi thời, tiến lên một hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn Đây chính
là con đường phát triển rút ngắn lên CNXH ở nước ta
Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn củaĐảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển củalịch sử
b Bối cảnh lịch sử của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu
Trang 31hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước Tình hình đótạo thời cơ phát triển, đồng thời đặt ra những thách thức gay gắt đối với Việt Nam.
- Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ nhưng chúng ta vẫnkiên định mục tiêu, lý tưởng, đồng thời đổi mới giành được những thành tựu to lớn,phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có bước hồi phục tuy vẫn còn gặp nhiều khókhăn trong khi các thế lực thù địch tìm mọi cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội
- Hiện tại chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển nhưng về bản chất vẫn là mộtchế độ áp bức, bóc lột, bất công
- Các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khókhăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược
để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc Đồng thời, cùng với nhân dân thế giớihợp tác giải quyết những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loàingười, như: gìn giữ hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môitrường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòngngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo
Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xãhội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranhgay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình,độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thử thách,
nhưng sẽ có những bước tiến mới Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất
định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
2.2 Nội dung của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH
- Đặc trưng của mô hình CNXH ở Việt Nam hiện nay:
+ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
+ Do nhân dân làm chủ;
+ Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệsản xuất tiến bộ phù hợp;
+ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
+ Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàndiện;
+ Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúpnhau cùng phát triển;
+ Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới
- Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về
Trang 32cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tưtưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩangày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây
dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủnghĩa
- Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri
thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường
+ Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người,nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
+ Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội + Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác vàphát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
+ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc,tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân
+ Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Thực tiễn phong phú và những thành tựu đạt được qua 25 năm đổi mới đã chứng
tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; đi lên chủ nghĩa xã hội là sựlựa chọn phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn cách mạng Việt Nam Chỉ cóchủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho dân tộc ta có độc lập, tự do thực sự, đất nước pháttriển phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng Thựctrạng đó đòi hỏi Đảng ta tiếp tục đổi mới toàn diện, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạngkém phát triển
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1 Phân tích sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng trong việc xây dựng mô hình chủnghĩa xã hội ở nước ta Nêu các đặc trưng của mô hình CNXH mà nhân dân ta đangxây dựng
2 Em hiểu thế nào là quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa?
Trang 33Bài 3
TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1 Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
a Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Bối cảnh quốc tế và trong nước cuối XIX đầu XX
Bối cảnh quốc tế: Đầu thế kỷ XX, CNĐQ tăng cường xâm lược thuộc địa, đặt rakhát vọng lớn nhất của dân tộc là đấu tranh giải phóng dân tộc Trung tâm cách mạngchuyển từ Châu Âu sang Châu Á Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi Đặc điểmnày đem lại mâu thuẫn mới: CNTB và CNXH Từ năm 1918, Đảng xã hội Pháp bịphân hóa
- Tình hình trong nước:
+ 1858 Pháp xâm lược Việt Nam, sau hiệp ước Patonots: Việt Nam từ một quốcgia phong kiến độc lập trở thành thuộc địa nửa phong kiến Các phong trào đấu tranhchống Pháp ở trong nước phát triển mạnh mẽ nhưng đều bị thực dân Pháp dìm trongbiển máu
+ Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Là một xã hội phong kiến,nông nghiệp lạc hậu, trì trệ Nhà Nguyễn thi hành chính sách bảo thủ, phản động: Tăngcường đàn áp, bóc lột ở bên trong, bế quan toả cảng với bên ngoài; Cự tuyệt mọi đề áncải cách, nên không đủ sức bảo vệ Tổ quốc và bị Pháp xâm lược
+ Từ năm 1858 đến cuối TK 19, phong trào chống Pháp bùng lên trong cả nước:
Ở miền Trung có Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng…Ở
miền Bắc có Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích…Ở miền Nam có Trương
Định, Nguyễn Trung Trực…Song, tất cả các phong trào đều thất bại, do chưa có đườnglối đúng, chưa tin tưởng vào lực lượng quần chúng cũng như thắng lợi cuối cùng
+ Đầu TK 20, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất, khi đó:
Xuất hiện các tầng lớp tiểu tư sản và mầm mống của giai cấp tư sản; Phong trào chống
Pháp chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản, như: Phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội…Nhưng cũng chỉ rộ lên một thời
gian ngắn rồi lần lượt bị dập tắt, vì chưa lôi cuốn được các tầng lớp nhân dân và đường lối chưa đúng.
+ Nguyễn Tất Thành lớn lên khi phong trào cứu nước gặp rất nhiều khó khăn:Trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa tháng 12/1907; Cuộc biểu tình chống sưu