1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiện trạng và hiệu quả của một số mô hình canh tác nông lâm nghiệp tại bản khăng khố, huyện sầm nưa, tỉnh hủa phăn nước CHDCND lào

100 423 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

Với hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình canh tác tại khu vực nghiên cứu, đề tài “ Đán

Trang 1

BOUNPHENG PHOOMSAVARTH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI BẢN KHĂNG KHỐ, HUYỆN

SẦM NƯA, TỈNH HỦA PHĂN - NƯỚC CHDCND LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2012

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN MINH THANH

Hà Nội, 2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu, khoa Đào tạo Sau đại học, khoa Lâm học, bộ môn Khoa học đất cùng các thầy cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp, các bạn

Xin trân trọng cám ơn Sở Nông Lâm nghiệp tinh Hủa Phăn nơi tôi công tác, Phòng Nông nghiệp huyện Sầm Nưa, Trưởng bản và bà con nhân dân bản Khắng Khố, huyện Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn đã tạo điều kiện về thời gian, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu tại hiện trường

Trân trọng cám ơn sự động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè đồng nghiệp trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Xin trân trọng cám ơn!

Tác giả

BOUNPHENG PHOOMSAVARTH

Trang 4

MỤC LỤC Trang phụ bìa

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục các từ viết tắt, ký hiệu v

Danh mục các bảng vi

Danh mục hình vẽ vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Những lý luận cơ bản về vấn đề nghiên cứu 3

1.1.1 Quan điểm nghiên cứu 3

1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6

1.2.1 Trên thế giới 6

1.2.2 Ở Việt Nam 12

1.2.3 Ở CHDCND Lào 14

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU- ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 17

2.1.1 Mục tiêu lý luận 17

2.1.2 Về thực tiễn 17

2.2 Đối tượng nghiên cứu 17

2.3 Nội dung nghiên cứu 17

2.4 Phương pháp nghiên cứu 18

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 18

2.4.1.1 Phương pháp kế thừa có chọn lọc 18

2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 20

Trang 5

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU 24

3.1.Điều kiện tự nhiên 24

3.1.1 Vị trí địa lý 24

3.1.2 Địa hình, địa thế 24

3.1.3 Khí hậu 25

3.1.4 Sông suối 25

3.1.5 Các nguồn tài nguyên 25

3.2 Điều kiện kinh tế -xã hội 28

3.2.1 Dân số và nhà ở 28

3.2.2 Tình hình kinh tế 29

3.2.3 Giáo dục và y tế 30

3.2.4 Đất nông nghiệp và đất rừng 30

3.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 31

3.3.1 Lợi thế 31

3.3.2 Tồn tại 31

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

4.1 Đánh giá hiện trạng quản lý sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu 33 4.1.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai 33

4.1.2 Hiện trạng sử dụng đất tại bản Khăng Khố 35

4.2 Phân tích những điều kiện thuận lợi khó khăn đối với công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn khu vực nghiên cứu 38

4.2.1 Đánh giá kết quả, tồn tại cần khắc phục trong công tác QLNN về đất đai 38

4.2.2 Cơ cấu sử dụng đất 39

4.2.3 Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội 39

Trang 6

4.3 Phân loại một số mô hình canh tác tại khu vực 40

4.3.1 Khái quát một số mô hình canh tác tại khu vực 40

4.3.2 Phân tích lịch mùa vụ 43

4.3.3 Phân loại các loại hình canh tác và mô hình canh tác 46

4.3.4 Đánh giá một số chỉ tiêu cấu trúc trong loại hình canh tác 51

4.2.3 Nhận xét chung về cấu trúc của các LHCT 56

4.4 Phân tích hiệu quả của các loại hình canh tác 56

4.4.1 Hiệu quả về kinh tế 56

4.4.2 Hiệu quả về xã hội 66

4.4.3 Hiệu quả môi trường 68

4.4.2 Xác định các loài cây có triển vọng và mô hình canh tác tối ưu 71 4.5 Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế tại khu vực nghiên cứu 78

4.5.1 Cải tiến các LHCT hiện có 78

4.5.2 Xây dựng mới các mô hình canh tác 80

4.5.3 Phát triển các LHCT hiện có 81

4.5.4 Hướng dẫn các biện pháp các kỹ thuật canh tác 81

4.5.4 Giải pháp cơ chế chính sách 82

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 85

Kết luận 85

Tồn tại 86

Kiến nghị 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

5 PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân

6 ĐTQH Điều tra quy hoạch

7 NPV Giá trị hiện tại thu nhập ròng

8 IRR Tỷ lệ thu hồi nội bộ

9 BCR Tỷ lệ thu nhập so với chi phí

10 UBND Ủy ban nhân dân

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

3.1 Thống kê hộ gia đình, dân số và diện tích tại khu vực 29

4.1 Hiện trạng sử dụng đất của bản Khăng Khố 35

4.4 Các loại hình canh tác tại khu vực nghiên cứu 48 4.5 Thống kê số lượng các loài cây trong loại hình canh tác 52 4.6 Một số chỉ tiêu cấu trúc trong các LHCT 53 4.7 Dự tính chi phí và thu nhập của một số cây trồng nông nghiệp 58 4.8 Đầu tư chi phí cho sản xuất của mô hình Thông xen Ngô 59 4.9 Giá trị thu nhập của mô hình Thông và Ngô 60 4.10 Đầu tư chi phí cho sản xuất của mô hình Ngô xen Keo 61

4.12 Đầu tư chi phí cho sản xuất của mô hình Trẩu + Sắn 62 4.13 Giá trị thu nhập của mô hình Trẩu + Sắn 62 4.14 Đầu tư chi phí sản xuất của mô hình Tre, luồng 63

4.16 Đầu tư chi phí sản xuất của mô hình cây ăn quả 64 4.17 Hiệu quả kinh tế mô hình canh tác với loài Cây ăn quả 65 4.18 Kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế của các mô hình canh tác 66

4.19 Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường của các LHCT tại bản

4.20 Kết quả đánh giá mức độ ưa thích về loại hình canh tác 72 4.21 Tổng hợp phân loại lựa chọn cây trồng lâm nghiệp 73

Trang 9

4.22 Tổng hợp đánh giá, phân loại lựa chọn cây ăn quả 74 4.23 Tổng hợp kết quả đánh giá phân loại cây màu 75 4.24 Tổng hợp kết quả đánh giá lựa chọn cây lúa 76 4.25 Tổng hợp kết quả đánh giá lựa chọn cây rau xanh 77 4.26 Tổng hợp kết quả lựa chọn các loài cây ưa thích 78

DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất được xem là tài sản quý giá của mọi quốc gia, là tư liệu sản xuất quan trọng để con người sinh sống, thực hiện lao động để sinh tồn Đối với bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xưa, người Ấn Độ, người Ả-rập, người Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mượn của con cháu” Người Mỹ còn nhấn mạnh “ đất không phải là tài sản thừa kế của tổ tiên” Người Ét-xtô-ni-a, người Thổ Nhĩ

Kỳ coi “có một chút đất còn quý hơn có vàng” Người Hà Lan coi “mất đất còn tồi tệ hơn sự phá sản” Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”

Tài nguyên đất chịu tác động khác nhau của nhiều nhân tố khách quan, trong đó có con người Có thể nói: Con người là nhân tố làm biến đổi chiều hướng phát triển của đất Nếu con người tác động theo chiều hướng nào thì đất

sẽ biến đổi theo chiều hướng đó Nó chỉ phát huy đầy đủ vai trò và tiềm năng của mình khi con người khai thác và sử dụng hợp lý Đây chính là vấn đề mấu chốt trong việc sử dụng đất bền vững - một mặt, chúng ta khai thác được tiềm năng của đất, mặt khác đất phải luôn luôn được bù đắp chất dinh dưỡng

Trong nhiều hàng trăm, ngàn năm qua con người đã không ngừng khai thác, cải tạo và canh tác trên mảnh đất của mình Ở mỗi nơi, mỗi vùng, mỗi một lãnh thổ con người lại có những phương thức canh tác khác nhau với nhiều mô hình canh tác độc đáo Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng việc xây dựng được một mô hình canh tác hợp lý và hiệu quả tại bất kỳ nơi nào cũng không phải là chuyện dễ dàng Để làm được điều này việc nghiên cứu thử nghiệm xây dựng các mô hình canh tác khác nhau hoặc đánh giá hiệu quả của

Trang 11

các mô hình canh tác đã có nhằm tìm ra được một vài mô hình canh tác và phương thức canh tác tại một vùng nào đó là một việc làm có ý nghĩa to lớn

Khăng Khố là một bản thuộc tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Là một xã miền núi nên hoạt động sản xuất của người dân tại Khăng Khố đều gắn với các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp Để có được các sản phẩm cây trồng đa dạng, năng suất cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường bên cạnh đó đảm bảo được vấn đề sử dụng đất bền vững thì việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hiệu quả và bền vững cho xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn là điều hết sức cần thiết

Với hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình

canh tác tại khu vực nghiên cứu, đề tài “ Đánh giá hiện trạng và hiệu quả

một số loại hình canh tác nông lâm nghiệp tại bản Khăng Khố, huyện Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào” được đề xuất thực hiện với hi

vọng đề xuất được môt số giải pháp phát triển loại hình canh tác theo hướng bền vững phù hợp tình hình thực tế tại địa phương

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Những lý luận cơ bản về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Quan điểm nghiên cứu

1.1.1.1 Quan điểm về Mô hình canh tác (MHCT) theo hướng bền vững

Một MHCT được coi là bền vững thì mô hình phải đảm bảo được yêu cầu cuộc sống của thế hệ này mà không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau

Lý thuyết như vậy nhưng khi thực hiện MHCT bền vững thì nó gặp phải không ít những khó khăn bởi vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu

tố khác như hiệu quả kinh tế, phong tục, tập quán, truyền thống canh tác, công tác quản lý và điều kiện áp dụng [5]

1.1.1.2 Quan điểm và MHCT hiệu quả

Một MHCT được coi là hiệu quả nó phải đảm bảo được các chỉ tiêu sau đây:

- MHCT đó phải đảm bảo an toàn lương thực, cho nhiều sản phảm có giá trị hàng hóa MHCT phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất, nước, môi trường sinh thái, không làm tổn hại đến các thành phàn khác trong sản xuất nông lâm nghiệp [5]

- Phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nằm trong hành lang pháp luật, phù hợp với phong tục tập quán canh tác truyền thống và truyền thống văn hóa của địa phương[6]

1.1.1.3 Quan điểm về hiệu quả xã hội

Các quá trình sản xuất xã hội đều có mục tiêu cụ thể, nhưng quy tụ lại

là mục đích thu lợi nhuận Khả năng thu lợi nhuận càng cao thì càng hấp dẫn việc đầu tư cho quá trình sản xuất

Tuy nhiên, không phải mọi quá trình sản xuất có khả năng cho sinh lợi cao đều tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế xã hội Do đó,

Trang 13

trên góc độ quản lý vĩ mô phải xem xét, đánh giá thực hiện dự án đầu tư có những tác động như thế nào đối với nền kinh tế quốc dân và xã hội, nghĩa là xem xét những lợi ích kinh tế xã hội của quá trình sản xuất đem lại

Trong sản xuất nông lâm nghiệp, thì mô hình canh tác là đối tượng được dùng để đánh giá hiệu quả Hiệu quả xã hội là mức độ chấp nhận của người dân đối với các mô hình sử dụng đất [7,8] Một mô hình sử đụng đất được người dân chấp nhận khi chúng đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt: Mô hình sử dụng đất nào càng giải quyết nhanh chóng nhu cầu của gia đình như lương thực, thực phẩm… thì càng được chấp nhận dễ dàng Nói cách khác, chu kỳ kinh doanh càng ngắn thì hiệu quả xã hội càng cao

- Khả năng đầu tư của hộ gia đình: Mô hình sử dụng đất nào có mức đầu

tư thấp phù hợp với khả năng kinh tế của người dân thì dễ được chấp nhận

- Sản phẩm sản xuất ra có ý nghĩa cho xã hội: Mô hình nào tạo ra những sản phẩm càng quan trọng với xã hội bao nhiêu thì càng có ý nghĩa xã hội và mô hình đó cũng duy trì được lâu dài

- Phát huy kinh nghiệm, truyền thống của người dân: Với những người nông dân chủ yếu sản xuất bằng vốn kinh nghiệm do các thế hệ trước truyền lại Chính vì vậy, những mô hình canh tác đã gắn bó với người dân lâu dài mức độ chấp nhậ của họ cũng rất cao và thường không muốn thay đổi [7,8]

1.1.1.4 Quan điểm về hiệu quả môi trường

a Quan điểm

Trước đây và phần lớn như các trường hợp hiện nay, hiệu quả kinh tế được xem là mục tiêu quan tâm hàng đầu của người sản xuất Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế thường được xác định một cách không đầy đủ, nó chỉ tính đến những chi phí do người dân trực tiếp đầu tư như phân bón, giống, thuốc trừ sâu, công lao động… mà không tính đến những chi phí xã hội phải gánh chịu

Trang 14

chẳng hạn như suy thoái môi trường, thiệt hại do ô nhiễm môi trường, chi phí

để phục hồi lại hiện trạng môi trường… Khi phân tích hiệu quả xã hội, người

ta chỉ tính đến lợi ích trực tiếp với cá nhân hay một tập thể sản xuất nhất định

mà không tính đến những lợi ích xã hội như làm cải tạo môi trường, sự ổn định khi giải quyết công ăn việc làm cho dân công trong xã hội

Do hiệu quả canh tác không được tính đầy đủ nên người sản xuất không phải chi phí cho tất cả những tổn thất tài nguyên môi trường, cũng không được hưởng lợi khi tài nguyên môi trường được cải thiện hoặc gia tăng Để kích thích sản xuất theo hướng tiết kiệm tài nguyên, tạo cơ hội để hiệu quả của những mô hình canh tác, cần tính toán đầy đủ không chỉ những đầu tư và hiệu quả kinh tế mà còn phải quan tâm đến những tổn thất và lợi ích môi trường sinh thái

Một mô hình canh tác được coi là hiệu quả về mặt môi trường sinh thái khi nó có khả năng cải tạo và bảo vệ được môi trường và có tính bền vững

b Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường

Cho đến nay, trong các hệ thống hoạch toán kinh tế, người ta thường bỏ qua những giá trị về môi trường hay nói cách khác là coi những giá trị môi trường bằng [13]

Người nào trong quá trình sản xuất khai thác được môi trường sinh thái càng nhiều thì người đó càng có lợi, quá trình sản xuất đó càng có lãi Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây hao hụt giá trị môi trường, thúc đẩy con người sử dụng lãng phí tài nguyên, lam cho con người thường chỉ sử dụng những giá trị thứ yếu mà bỏ qua những giá trị nhiều khi là vô cùng quý giá của thiên nhiên Do không phải hạch toán chi phí tài nguyên trong sản xuất nên con người trong những trường hợp chỉ

sử dụng những chức năng chuyên biệt của môi trường mà không cố gắng sử dụng tổng hợp chúng để thu hiệu quả cao hơn Kết quả làm cho tài nguyên

Trang 15

nhanh chóng bị cạn kiệt Con người trở nên thờ ơ trước sự hủy diệt của những giống loài hay sự suy giảm chất lượng môi trường nói chung Họ hướng lao động vào lợi ích trước mắt, không để ý đến lợi ích lâu dài Về thực chất khi không tính đến chi phí môi trường trong đánh giá hiệu quả đầu tư là người ta

đã chuyển chi phí ấy sang cho thế hệ khác hay người khác[13]

Đánh giá hiệu quả môi trường là công cụ thông tin có nhiệm vụ phân tích, xác đinh hiệu quả môi trường, chi phí môi trường và tổn thất tài nguyên

tự nhiên do hoạt động của con người gây ra Đánh giá hiệu quả môi trường được hình thành như một yêu cầu khách quan vì sự phát triển bền vững của con người Nó không chỉ giúp nhận biết được hậu quả môi trường do các hoạt động của con người một cách định lượng mà còn cho phép xác định đối tượng lao động, đảm bảo có lợi ích cho bảo vệ môi trường và sự tồn tại lâu bền của môi trường tự nhiên Đánh giá hiệu quả môi trường là công cụ quan trong cho các nhà quản lý trong việc quản lý bền vững tài nguyên[13]

1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Trên thế giới

- Hành tinh chúng ta đã trải qua nhiều thế kỷ, trong quá trình sản xuất,

con người đã có những phương thức sử dụng đất thay đôi theo một cách phù hợp với từng đối tượng cụ thể Đứng trước nhu cầu lương thực, thực phẩm của loài người trên hành tinh, các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm tòi và thử nghiệm một số mô hình canh tác trên phạm vi toàn cầu và đã đạt được những kết quả đáng khả quan Những công trình nghiên cứu, thực nghiệm mang lại hiệu quả bảo vệ đất canh tác, môi trường và kinh tế như: Dùng cây họ đậu; Cây phân xanh trồng xen với cây trồng chính có tác dụng che phủ, chống được rửa trôi, bào mòn đất và ánh sáng trực xạ của mặt trười…, đồng thời hạn chế được sự mất mùa, tăng đạm cho đất, cung cấp một lượng phân bón đáng

kể cho cây trồng, có tác dụng bảo vệ đất tốt

Trang 16

- Theo Zakhatop, Lucton, Sevich thì việc bón phân hữu cơ có tác dụng chống xói rất tốt (khoảng 40,4% so với không bón) Việc sử dụng phân bón là biện pháp chống xói mòn có hiệu quả, bón phân thúc đẩy cây sinh trưởng tốt, tạo độ che phủ Khi bón phân hữu cơ đất sẽ có cấu trúc tốt hơn, khả năng ngấm nước cao hơn, thúc đẩy vi sinh vật hoại động nhờ vậy tính chất đất được

cải thiện [19]

Một số phương thức sử dụng đất có hiệu quả cao lâu bền trên đất dốc đó

là mô hình SALT (Slopping Agricultural Land Technology) đã được Trung íâm phát triển đời sống nông thôn Basptìt Mindanao Philippines tổng kết, hoàn thiện và phát triển từ giữa năm 1997 đến nay Các mô hình đó không chỉ được ứng dụng và phát triển rộng rãi ở Philippines mà còn được các nhóm cộng tác Quốc tế và khu vực ghi nhận và ứng dụng [1]

- Mô hình SALT1 kỹ thuật canh tác đất nông nghiệp Đây là mô hình tổng họp dựa trên cơ sở phối hợp tốt các biện pháp bảo vệ đất đối với sản xuất lương thực Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc với cơ cấu cây được sử duns để đảm bảo SALT1; 75% diện tích đất nông nghiệp (50% là cây hàng năm và 25% cây lâu năm) được ổn định và có hiệu quả và 25% cây lâm nghiệp

- Mô hình SALT2 (Simple Agrolivestock Technology) Đây là mô hình

kinh tế nông súc kết hợp đơn giản với cơ cấu 40% cho nông nghiệp + 20%

lâm nghiệp + 20% chăn nuôi + 20% làm nhà ở và chuồng trại[19,1]

- Mô hình SALT3 (Sustainable Agro- Forest Technology) Kỹ thuật canh tác lâm nghiệp bền vững Đây là mô hình sử dụng đất tổng hợp dựa trên

cơ sở kết hợp trồng rừne quy mô nhỏ với việc sản xuất lương thực thực phẩm

Cơ cấi; sử dụng đất thích hợp ở đây là 40% đất dành cho nông nghiệp, 60% dành cho lâm nghiệp

- Mô hình SALT4 (Small AgroFrait Likelihood Technology) Mô hình

Trang 17

kỹ thuật sản xuất nông nghiệp với cây ăn quả quy mô nhỏ: Trong mô hình này, ngoài đất đai dành cho nông nghiệp - lâm nghiệp, cây hàng rào xanh còn dành ra 1 phần để trồng cây ăn quả Cơ cấu sử dụng đất dành cho lâm nghiệp 60%, nông nghiệp 15% và cây ăn quả 25% Đây là mô hình đòi hỏi đầu tư cao cả về nguồn lực, vốn và kỹ thuật canh tác

Một số hệ thống nông lâm kết ở Đông Nam Á:

Ở Philippines; Các khu vực trồng rừng được xen canh với hoa màu nông nghiệp có sự tham gia của người dân

Hệ thống nông lâm nghiệp ở Trung Quốc: Hệ thống nông nghiệp dựa vào cây gỗ (rừng + cây công nghiệp) với quy mô lớn để sản xuất gỗ, ví dụ như: Hệ thống cây linh sâm xen cây hoa màu trồng trong giai đoạn khi mới trồng rừng và một số nông lâm kết hợp khác của Trung Quốc như trồng xen

cây hoa màu với Paulownia sp [19]

Hệ thống Taungya cải tiến ở Thái Lan:

Trong hệ thống nào, kết hợp giữa cây và vật nuôi được thực hiện trước tiên trong các chương trình trồng rừng của Chính phủ, mục tiêu xây dựng lại rừng với loại cây trồng Tếch [19]

Hệ thống nông lâm kết hợp ở Indonesia:

Hệ thống Pekarangan: Vườn hộ Pekarangan là một sự kết hợp cây nsắn ngày, cây lâu năm và vật nuôi (bao gồm gia súc) trong các khu vực quanh nhà Nó là một hệ thống canh tác hỗ tương với ranh giới được xác định để phục vụ một loạt các chức năng khác nhau về kinh tế, sinh học tư nhiên và văn hoá xã hội Hệ thống vườn hộ xuất phát từ trung tâm đảo Java và phát triển sang Đông và Tây Java vào giữa thế kỷ 18 [14]

Hệ thống Kebun-talun: Hệ thống Kebun-talun bao gồm 3 giai đoạn phát triển: kebun (vườn), kebun campuran (vườn hỗn giao) và talun (vườn hỗn giao xen cây rừng hay vườn rừng) Giai đoạn một, kebun bao gồm khai hoang

Trang 18

rừng và canh tác hoa màu ngắn ngày Các hoa màu này chủ yếu được dùng trong nông hộ, một phần ít để bán Trong giai đoạn kebun, hệ thống có ba tầng (theo chiều thẳng đứng) với hoa màu ngắn ngày chiếm ưu thế: tầng thấp nhất bao gồm các loại thực vật bò sát mặt đất cao khoảng 30cm; tầng cao từ 50cm đến 1m chiếm ưu thế bởi rau xanh và tầng trên bao gồm bắp, thuốc lá, khoai mì hoặc dây leo họ đậu mọc trên giàn tre Sau hai năm, cây con của các loại lâu năm bắt đầu phát triển khiến diện tích đất để canh tác hoa màu ngắn ngày giảm xuống Khi đó kebun từ từ chuyển sang kebun campuran, trong đó hoa màu ngắn ngày sẽ được trồng xen kẽ với các cây lâu năm đang phát triển,

về giá trị kinh tế vườn tạp thì ít hơn vườn chuyên canh, nhưng về giá trị sinh học tự nhiên thì cao hơn Sự đa dạng tự nhiên trong kebun campuran cũng tăng cường vấn đề bảo tồn đất, nước Xói mòn trong hệ thống talun được hạn chế ở mức tối thiểu, bởi vì cây bụi thấp và vật rụng rất nhiều Khi cây bụi thấp và thảm vật rụng mấĩ đi thì xói mòn có thể gia tăng, Trong kebim campuran, những cây chịu được bóng như khoai môn chiếm lĩnh khoảng không phía dưới lm, khoai mì hình thành tầng thứ hai từ Im đến 2m và tầng thứ ba là chuối và cây lâu năm Sau khi thu hoạch hoa màu ngắn ngày trong kebun campuran, cánh đồng có thể được bỏ hoang khoảng 2-3 năm được chiếm ưu thế bởi cây lâu niên Trong giai đoạn này được biết như tailun và là giai đoạn cao đỉnh của hệ thống kebun- talun Talun được chiếm ưu thế bởi

sự kết hợp cây lâu niên và hình dạng như khoảng rừng nhỏ (cung cấp chất đốt hoặc vật liệu xây dựng), tre và sự kết hợp cây lâu niên[14]

Về nghiên cứu hệ thống canh tác vào năm 1990, FAO đã xuất bản cuốn

"Phát triển hệ thống canh tác" Công trình chỉ rõ phương pháp tiếp cận nông

thôn trước đây là phương pháp tiếp cận một chiều từ trên xuống, đã không phát huy tiềm năng nông trại và cộng đồng nông thôn Thông qua nghiên cứu

và thực tiễn ấn phẩm đã nêu lên phương hướng tiếp cận mới - phương pháp

Trang 19

tiếp cận có sự tham gia của người dân, nhằm phát triển các hệ thống trang trại trong cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững Hệ thống nông trại là các nông hộ được chia làm 3 phần cơ bản

- Nông hộ đơn vị ra quyết định

- Trang trại và các hoạt động

- Các thành phần ngoài trang trại,

Ở đây đã sử dụng đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân vào việc nghiên cứu các hệ thống canh tác Theo Robert Chambers (1985'' có các cách tiếp cận sau đây:

- Cách tiếp cận theo tài liệu của Robert Chambers "Nghiên cứu nông nghiệp cho nông dân nghèo" phần 2 : Một sự biến hoá tồi tệ (đồng tác giả Javice liơgins, trong Agricaltural Ađminnistration and Extension)

- Cách tiếp cận "Chuẩn đoán và thiết kế của ICRAF" (Raintree)

- Chương; trình nông nghiệp quốc tế - bản phân tích theo vùng các hệ canh tác của trườns đại học Cornel (Garrett và cộng sự, 1987)

Nhìn chung, các cách tiếp cận đó đều xem xét đánh giá nhanh như một quá trình học tập liên tục và đang tiếp diễn, qua đó các kết quả của mỗi giai đoạn đều được sử dụng để đánh giá lại vấn đề và các biện pháp đã dự kiến Nhiều kỹ thuật điều tra và phỏng vấn được xây dựng qua các cách tiếp cận đố

có khả năng áp dụng tốt đối với lâm nghiệp cộng đồng, đặc biệt là nhu cầu coi hệ canh tác như một tổng thể để xem xét các vấn đề theo quan điểm của từnẹ nông dân cá thể và cả cộng đồng nhóm, nhất là cần hiểu các vấn đề sử dune đất tác động đến việc đề xuất quyết định của nông dân như thế nào Những ràng buộc đặc biệt đối với "nông dân nghèo" cũng rất quan trọng irons việc thiết kế các biện pháp can thiệp về trồng cây lâm nghiệp và nông nghiệp,

về cải tạo đồns cỏ chăn nuôi hoặc các đầu vào, nguồn lực chung yêu cầu phải

có sự đóng góp lao động của cộng đồng [14]

Trang 20

Về mặt phương pháp, bản hướng dẫn quan tâm tới các vấn đề sau:

- Cung cấp các chỉ dẫn để xây đụng một khung cảnh đáng tin cậy nhằm tiến hành phỏng vấn

- Tiếp thu thông tin qua các phạm trù quen thuộc ở địa phương, đặc biệt

là các mặt cần đo và ước tính thời gian,

- Tạo nên việc liên hệ tốt đối với người phải trả lời trước khi đi vào các vấn đề tế nhị

- Khuyến khích người được hỏi tham gia thảo luận về các lĩnh vực quan trọng đối với họ

- Kiểm tra chéo thông tin quan sát và sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu

Thực ra "Sự tham gia" (Participation) đã xuất hiện và đưa vào từ vựng của RRA từ giữa thập kỷ 70

- Năm 1985 tại Hội nghị RRA ở Đại học Khonkean (Thái Lan) từ “Sự tham gia/ người tham gia" được sử dụng vói sự tiếp tục của RRA

- Đến thời điểm năm 1987 - 1988 người ta chia phương pháp RRA ra 4 loai sau:

+ RRA cùng tham gia (Participatory RRA)

+ RRA thăm dò (Exploratory RRA)

+ RRA chủ để (Topical RRA)

+ RRA giám sát (Monitoring RRAS)

Trong đó RRA cùng tham gia là giai đoạn chuyển đổi đầu tiên sang PRA Cũns trong thời điểm 1988, tại hai địa điểm trên thế giới cùng thực hiện hai chương trình phát triển nông thôn, trong đó RRA cùng tham gia được sử dụng tương tự như PRA,

Ở Kenya văn phòng môi trường Quốc gia hợp tác với đại học Clack thực hiện RRA ở Mbusayi, một cộng đồng ở huyện Machakos Một kế hoạch quản lý tài nguyên cấp thôn bản được xây dựng tháng 9/1998 Sau đó người

Trang 21

ta mô tả RRA này như một PRA và đưa ra phương pháp trong hai cuốn sổ tay hướng dẫn

Chương trình hỗ trợ phát triển nông thôn Aga Khan (Ấn Độ) bắt đầu sử dụng PRA có sự tham gia của người dân

Như vậy PRA được hình thành cùng một thời điểm (1998) tại Kenya và

Đến năm 1994 đã có hai cuộc hội thảo Quốc tế về PRA tại Ấn Độ, đến nay có hơn 30 nước đã và đang áp dụng PRA vào phát triển các lĩnh vực: + Quản lý tài nguyên thiên nhiên

+ Sử dụng đất trong nông lâm nghiệp

+ Các chương trình xã hội và xóa đói giảm nghèo

+ Y tế và an toàn lương thực

Trên đây là những tài liệu liên quan tới vấn đề sử dụng đất đai, hệ thống

sử dụng đất, hệ thống canh tác cùng phương pháp tiếp cận nông thôn mới írên thế giới đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều quốc gia Có thể coi đây là

cơ sở để các nước áp dụng trong quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô

1.2.2 Ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trong nước đã không ngừng nghiên cứu, áp dụng các loại hình canh tác đã được nghiên cứu ở nước ngoài nhằm tìm ra các loại hình phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, điều

Trang 22

kiện tự nhiên từng vùng của nước ta Sử dụng tốt các nguồn lợi và các mối quan hệ của sinh thái với hiệu quả đầu tư là cao nhất nhằm phát triển sản xuất của LHCT vùng đất trũng, LHCT vùng ven biển, LHCT vùng đồi gò, vùng núi cao [8]

Người ta đã nhận thức được rằng vấn đề phát triển nông nghiệp trong tương lai cần có kế hoạch lâu dài, kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và bảo

vệ tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo thực sự tính bền vững và phát triển Cần tiến tới một chế độ canh tác hợp lý trên đất nương rẫy ở vùng đồi núi Việt Nam vì hoạt động của con người khai thác tài nguyên thiên nhiên mà thảm thực vật ngày càng bị thu hẹp nhanh, độ che phủ của mặt đất bằng cây rừng, cây trồng ngày càng giảm sút, đất trống đồi trọc ngày càng xuất hiện nhiều, đất đai bị xói mòn và rửa trôi nghiêm trọng [8]

Ở Việt Nam sử dụng đất theo phương thức NLKH là một giải pháp đúng đắn trong điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Bộ Lâm nghiệp cũng đã tổng kết các mô hình nông lâm kết hợp được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc

tế như FAO, SIDA, ESCAP, ICRAP, PAM cũng có giá trị đáng kể

Trong việc phục hồi độ phì của đất nhờ cây phân xanh và cây họ đậu được nhiều tác giả chú ý Theo Lương Đức Loan (1992) cây phân xanh và cây họ đậu

ăn hạt trồng trên đất Bazan thoái hóa sẽ nhanh chóng tạo ra một sinh khói hữu cơ lớn có chất lượng cao làm nguồn năng lượng cải tạo đất, có khả năng điều hòa nhiệt độ, ẩm độ, tăng khả năng hấp thụ cation, tăng lượng lân dễ tiêu, rút ngắn thời gian phục hồi ít nhất là từ 10 - 15 năm so với bỏ hóa tự nhiên, phục hồi theo phương thức này sau 1 - 3 năm có thể đưa vào sản xuất được [8]

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đậu và các cộng sự về LHCT nông lâm nghiệp ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam cho thấy hiệu quả các mô hình canh tác trên đất dốc như sau: Mô hình canh tác cây lương thực Sắn xen đậu đỗ, lạc với các cây phân xanh chống xói mòn trên các loại

Trang 23

đất phát triển trên sa thạch, phiến thạch sét và phù sa cổ cho thấy đó là biện pháp giải quyết phân bón tại chỗ có hiệu quả cao để thâm canh tăng năng suất Sắn trên đất [14]

Tác giả Nguyễn Văn Trương cho rằng cơ cấu cây trồng được chọn vào

mô hình nông lâm kết hợp như sau:

+ Cây phòng hộ: Muồng đen, keo dậu, so đũa, phi lao, keo lá tràm… + Cây dài ngày: Chè, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả…

+ Cây ngắn ngày: Lúa, ngô, lúa nương, cây có củ, đậu đỗ…

Có thể sắp xếp không gian cho cây rừng, cây công nghiệp và cây ngắn ngày như sau:

Tóm lại các tài liệu đã nghiên cứu trong và ngoài nước từ trước đến nay đều có đề cập đến vấn đề loại hình canh tác Các điều kiện sinh thái, điều kiện môi trường, điều kiện xã hội, nông lâm kết hợp, hiệu quả kinh tế và một số biện pháp kỹ thuật có liên quan…Như vậy các kết quả nghiên cứu cho chúng

ta thấy, các nghiên cứu mang tính thực tiễn cao, khả năng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất cao sẽ mang lại hiệu quả đáp ứng được mục tiêu kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường góp phần nâng cao đời sống của nhân dân nói riêng và hoà chung mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp của cả nước

1.2.3 Ở CHDCND Lào

- Chính sách đầu tiên là Nghị định 74/TTg.CP ra ngày 19/01/1979 về việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, trong nghị định này đã quy định, quyền sở hữu của Nhà nước về tài nguyên rừng, bảo tồn thiên nhiên, khai thác

gỗ, cấm các hành động chặt phá rừng làm nương rẫy các khu vực đầu nguồn,

sử dụng tài nguyên rừng theo phong tục tập quán và việc khuyến khích trồng rừng Sau nghị định đã ban hành, và đã được thực hiện trong toàn quốc song trong việc thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn và rất hạn chế do thiếu vốn, thiếu phương tiện, thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn hạn chế

Trang 24

- Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ Nhất của ngành lâm nghiệp (1989) đã đề ra là:

+ Tăng cường và phát triển giá trị về môi trường sinh thái của rừng bằng cách hoàn thiện và bổ sung hệ thống quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng hiện có

+ Kinh doanh lợi dụng rừng phải đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của tài nguyên rừng

+ Phải tiến hành công tác phục hồi rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đi đôi với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân miền núi vùng sâu vùng xa

+ Tháng 10/1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định

số 117/CT.HĐBT Về việc quản lý, sử dụng đất và tài nguyên rừng Nghị định đã nhận định phải bắt đầu thử nghiệm và tiến hành giao đất khoán rừng, với hình thức giao là:

(1) Giao rừng và đất rừng cho hội gia đình quản lý, sử dụng và sản suất lâu dài từ 2-5 ha và giao khoán rừng cho cộng đồng (Thôn bản) quản lý, sử dụng và bảo vệ từ 100-500 ha

(2) Cho phép nhân dân quản lý và sử dụng rừng đã giao vì mục đích kinh

tế nếu trữ lượng và chất lượng rừng đã giao tăng lên

(3) Cho phép dân có quyền thừa kế, chuyển đổi rừng và đất rừng đã giao

(4) Chấp nhận quyền quản lý, sử dụng của tập thể, hộ gia đình, cá nhân

đã trồng, phục hồi rừng hoặc sản xuất nông lâm nghiệp khác trên diện tích rừng nghèo, đồi núi trọc, bằng lao động và nguồn vốn của họ

Về thực tế Nghị định này đã được thử nghiệm đầu tiên ở một số tỉnh miền Bắc và được tiến hành thực hiện chính thức năm 1994

Trang 25

- Tháng 10/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 186/TTg.CP về việc giao đất lâm nghiệp quản lý sử dụng sản xuất lâu dài và khoán rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ và sử dụng Nghị định này làm cơ

sở cho việc khuyến khích cho người dân trồng rừng, và được phép miễn thuế với hộ gia đình có diện tích rừng trồng từ 1 ha trở lên tương ứng với 1.100 cây/ha và có quyền khai thác, sử dụng, bán và kế thừa Nghị định này đã bảo đảm cho việc đầu tư trồng rừng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước

- Cùng với sự ra đời của luật lâm nghiệp số 01/96 ngày 11/11/1996; Luật đất đai số 01/97, ngày 19/04/1997 Hai Luật này đã quy định: Rừng và đất rừng là tài sản Quốc gia thuộc quyền sở hữu của Nhà nước do Nhà nước quản lý và giao cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân sử dụng hợp lý (Điều 5 của Luật lâm nghiệp), giao khoán và cho các doanh nghiệp quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác (Luật lâm nghiệp điều 48, 54), tập thể, hộ gia đình, cá nhân mà nhà nước đã giao cho quản lý, bảo vệ được hưởng lợi dùng gỗ và lâm sản (Luật lâm nghiệp điều 7); luật đất đai (điều 17) Nhà nước cho phép sử dụng đất nông nghiệp hợp lý theo quy hoạch và đúng mục đích và lâu dài[22]

Những chính sách trên của Nhà nước đã đảm bảo bình đẳng quyền và nghĩa vụ, bảo hộ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của người được giao Vì vậy đã khuyến khích nông dân nhận đất , nhận rừng để sản xuất kinh tế trong gia đình Công tác giao đất khoán rừng đến nay đã được truyển khai thực hiện ở tất cả các tỉnh trong toàn Quốc Kết quả giao đất lâm nghiệp tính đến ngày 20/08/2003 (Số liệu lưu trữ của văn phòng định canh, định cư thuộc tổng cục lâm nghiệp) trên địa bàn cả Nước

Trang 26

Chương 2 MỤC TIÊU- ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu lý luận

Đánh giá hiện trạng và hiệu quả một số mô hình canh tác nông lâm nghiệp làm cơ sở đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững tại bản Khăng Khố, huyện Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa DCND Lào

2.1.2 Về thực tiễn

- Đánh giá được hiệu quả một số loại hình canh tác nông lâm nghiệp về

các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của một số loại hình canh tác nông lâm nghiệp tại bản Khăng Khố, huyện Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, nước cộng hòa

DCND Lào

- Đề xuất được môt số giải pháp phát triển loại hình canh tác theo

hướng bền vững phù hợp tình hình thực tế tại địa phương

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số loại hình canh tác nông lâm nghiệp phổ biến tại bản Khăng Khố, huyện Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, nước cộng hòa DCND Lào

2.3 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung sau:

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại khu vực

- Phân tích những điều kiện thuận lợi khó khăn đối với công tác quản lý

sử dụng đất trên địa bàn khu vực nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình canh tác nông nghiệp phổ biến tại khu vực nghiên cứu

Trang 27

- Đề xuất một số giải pháp phát triển các loại hình canh tác nông lâm nghiệp theo hướng bền vững

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1.1 Phương pháp kế thừa có chọn lọc

* Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội tại bản Khăng Khố

Số liệu cần thu thập bao gồm:

+ Thông tin về điều kiện tự nhiên;

+ Thông tin về kinh tế - xã hội;

+ Định hướng phát triển của bản Khăng Khố

+ Phương hướng, đường lối, chính sách, chủ trương của xã đối với hoạt động sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp

2.4.1.2 Phương pháp PRA, RRA

* Phương pháp PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân):

Là quá trình điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình, từng cá nhân trong bản Thu nhập thông tin và kết quả phải chính xác và cần thiết Các thông tin cần thu thập: số người, số lao động, điều tra về loại hình canh tác nông lâm nghiệp, loài cây, chi phí và thu nhập… (Điều tra, phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi được soạn sẵn)

* Phương pháp RRA (Đánh giá nhanh nông thôn):

Được áp dụng để thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng sử dụng với sự tham gia của các chuyên gia về địa chính, điều tra, quy hoạch, nông nghiệp…

* Trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Khảo sát nắm tình hình chung của bản

Trang 28

Bước 2: Đi lát cắt bản

- Mục đích của bước này nhằm thể hiện được các dạng loại hình sử dụng đất đặc trưng của xã, tìm hiểu các loại hình sử dụng đất đai, hình thức tổ chức quản lý, một số khó khăn và từ đó, đưa ra các giải pháp cho sử dụng đất bền vững

sử dụng và quản lý đất hiệu quả

+ Sau đó, các thông tin phải được người dân thẩm định lại thông tin để hoàn chỉnh hồ sơ theo bố cục:

Phần trên: Vẽ lại hiện trạng sử dụng đất của thực địa trên tuyến lát cắt Phần dưới: Trình bày các thông tin thu thập theo cách lập biểu

Bước 3: Phân loại loại hình canh tác

+ Sử dụng phương pháp Matrix (Phương pháp này được sử dụng bởi một nhóm người dân cân bằng về giới cho việc lựa chọn đánh giá các loại hình canh tác)

+ Matrix là một biểu có:

- Hàng trên cùng là các loại hình canh tác ở địa phương, cột bên trái là các tiêu chí đánh giá cây trồng hoặc loại hình canh tác, các hàng, các ô còn lại dành

để ghi kết quả đánh giá các tiêu chí cao nhất là 10 điểm, thấp nhất là 0 điểm

- Hàng cuối cùng ghi tổng số điểm đánh giá tổng hợp từ các tiêu chí một loại hình

Các chỉ tiêu như: Phù hợp với khí hậu, đất đai, dễ kiếm giống, dễ gây trồng, ít sâu bệnh hại, dễ tiêu thụ, ít dịch bệnh…)

Trang 29

Bước 4: Phân tích lịch mùa vụ

(Lịch mùa vụ cũng được chính người dân sống trong cộng đồng bàn bạc, phân tích và thống nhất xây dựng lên biểu đồ lịch thời vụ)

Biểu đồ lịch thời vụ gồm có trục thời gian được mô tả 12 tháng trong năm: + Biểu đồ lịch thời gian được người dân mô tả các nhân tố chủ yếu của thời tiết khí hậu như: lượng mưa, nhiệt độ theo tháng bằng phương pháp so sánh giữa các tháng người dân dễ dàng thống nhất đánh giá các yếu tố thời tiết + Phần dưới mục thời gian được người dân mô tả các công việc mà họ có liên quan như: Lịch gieo trồng các loài cây chính, các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, lịch sử dụng lao động, lịch sâu bệnh hại…

2.4.1.3 Phương pháp điều tra hiện trường các loại hình canh tác

Lập OTC điển hình: tại mỗi loại hình canh tác lập 1OTC điển hình có diện tích 200 - 1000 m2 phụ thuộc vào đặc điểm từng loại hình canh tác, trong mỗi OTC tiến hành :

- Xác định và vẽ sơ đồ phối trí các thành phần của loại hình (sơ đồ bằng

và sơ đồ đứng) theo tỷ lệ 1/200

- Điều tra các đặc điểm của các thành phần: Tầng cây gỗ/cây công nghiệp, cây nông nghiệp hàng năm về các các chỉ tiêu mật độ, phương thức trồng, đường kính chiều cao, đường kính tán, chất lượng và tình hình sâu bệnh hại dựa vào các phương pháp điều tra truyền thống theo quy định của

bộ môn ĐTQH và Lâm sinh trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

2.4.2.1 Tổng hợp phân tích thông tin về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội

+ Tập hợp kết quả khảo sát theo tuyến lát cắt để lập sơ đồ loại hình canh tác phổ biến nhất ở khu vực nghiên cứu

+ Tập hợp những thuận lợi, khó khăn được thực hiện trong quá trình phỏng vấn

Trang 30

+ Phân tích diễn biến tài nguyên đất đai và tổng hợp phân tích kinh tế hộ gia đình

+ Để lựa chọn cây trồng một cách phù hợp: Từ điểm đánh giá cho một

số cây trồng của người dân theo phương pháp Matrix kết hợp với thực tiễn trong sản xuất từ đó rút ra những nhận định chung nhất cho một số cây trồng, loại hình canh tác phù hợp với thực tiễn sản xuất tại khu vực nghiên cứu + Tổng hợp những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng, thách thức của điều kiện tự nhiên, xã hội và hiện trạng sử dụng đất, những chính sách, chủ trương của Nhà nước có liên quan, tiến hành lập phương án quy hoạch mặt bằng sử dụng đất trong tương lai và đề xuất một số giải pháp phù hợp

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được xây dựng có sự trợ giúp của máy tính bằng phần mềm Mapinfor 8.5

2.4.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường

* Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế

Sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, với sự trợ giúp của phần mềm Microsoft Excel 2003

Trang 31

- Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại

C B NPV

0 (1 )Trong đó: NPV là giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng)

Bt là giá trị thu nhập ở năm t (đồng)

Ct là giá trị chi phí ở năm t (đồng)

i là tỉ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)

T là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm) NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao

- Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu

IRR chính là tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ này làm cho NPV = 0 tức là khi

i

C B

0

0 ) 1 ( thì i = IRR

- Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR:

BCR là hệ số sinh lãi thực tế phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất

CPV BPV

i C i

B BCR n

t

t t

n

t

t t

)1(

Trong đó: BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/đồng)

BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)

CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng)

Trang 32

Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào đó BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế

BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại BCR < 1 thì kinh doanh không có hiệu quả

* Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp:

Hiệu quả tổng hợp của các loại hình canh tác có nghĩa là một loại hình canh tác có hiệu quả kinh tế nhất, mức độ chấp nhận của xã hội cao nhất (hiệu quả xã hội) và góp phần gìn giữ bảo vệ môi trường sinh thái (hiệu quả sinh thái)

Áp dụng phương pháp tính chỉ số hiệu quả tổng hợp các loại hình canh tác (Ect) của W Rola (1994):

f f

f f

f f

f Ect

n

or

max 1

min max

1

Trong đó: Ect là chỉ số hiệu quả tổng hợp Nếu Ect = 1 thì loại hình canh tác có hiệu quả tổng hợp cao nhất Loại hình nào có Ect càng gần 1 thì hiệu quả tổng hợp càng cao

F là các đại lượng tham gia vào tính toán (NPV, CPV, IRR …)

n là số đại lượng tham gia vào tính toán

* Phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả về môi trường

Vì thời gian thực hiện luận văn có hạn nên tác giả không đi sâu nghiên cứu các nhân tố định lượng có ảnh hưởng trực tiếp của rừng đến môi trường,

mà chỉ đánh giá hiệu quả của môi trường thông qua việc phỏng vấn người dân trên địa bàn xã về vấn đề khả năng bảo vệ đất chống xói mòn của các loại hình canh tác

Việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và hiệu quả tổng hợp loại hình canh tác là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn, đề xuất phương án sử dụng đất bền vững

Trang 33

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI

KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý

Sầm Nưa là một huyện thuộc tỉnh Hủa Phăn Tọa độ địa lý: Từ 20o04’ 10”N - 20o39’35”N độ kinh độ đến 103o40’50”E - 104o 22’ 30”E Vĩ độ

- Phía Bắc giáp huyện Xiêng Khỏ và huyện Shốp Bau

- Phía Nam giáp huyện Săm Táy

- Phía Đông giáp huyện Viêng Xay

- Phía Tây giáp huyện Viêng Thong và huyện Hủa Mương

3.1.2 Địa hình, địa thế

Địa hình huyện Sầm Nưa phần lớn là đồi núi chiếm nhiều hơn đồng bằng chỉ có khoảng 30 % cho nên khó khăn về đất làm ruộng, có độ cao so với nước biển khoảng 342 mét và có độ cao khoảng 2.071 mét

Có thể mô tả địa hình huyện Sầm Nưa có các dạng như sau:

- Địa hình núi cao: Phân bố chủ yếu ở vùng phía Đông và phía Nam của huyện Tỷ lệ đá lộ đầu lớn, nhiều nơi thành từng cụm Các loại đất hình thành trên địa hình này có tầng dày từ 30 - 70 cm

- Địa hình núi thấp: Có độ cao dưới 700m phân bố ở phía Đông - Bắc,

ở dạng địa hình có độ dốc và mức độ chia cắt phức tạp, nhiều khu vực có độ dốc > 250, độ chia cắt mạnh do đá lộ đầu nhiều, tầng đất thường mỏng, một số khu vực có độ dốc dưới 250 độ chia cắt yếu hơn, tầng đất trung bình

- Địa hình thung lũng: Thung lũng nằm xen kẽ các dãy núi Tập trung nhiều nhất tại phía Tây Địa hình có độ dốc nhỏ khá bằng phẳng Đất được hình thành chủ yếu do bồi tụ

Trang 34

Nhìn chung các trên địa bàn huyện có các dạng địa hình khác nhau đã tạo nên những loại đất khác nhau Do đó chi phối tới hướng sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện

3.1.3 Khí hậu

Khí hậu thời tiết của huyện Sầm Nưa thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khu vực nghiên cứu có đặc điểm khí hậu thời tiết như sau:

- Nhiệt độ bình quân năm là 21,12 oc (2006 - 2010)

- Nhiệt độ bình quân cao nhất là 21,7 0c

- Lượng mưa bình quân hàng năm đo được là 1375 mm

- Lượng bốc hơi bình quân trên năm là 60,9 mm, bình quân cao nhất năm 69 mm và bình quân thấp nhất năm là 51,5 mm

3.1.4 Sông suối

Huyện Sầm Nưa có các con sông lớn: Năm Săm, Năm Ham, Năm Ven, Năm Hăng và các suối khác Các sông suối trên thuận lợi cho việc trồng chọt lúa nước, nuôi cá, hoa màu và sử dụng khác

3.1.5 Các nguồn tài nguyên

3.1.5.1 Tài nguyên đất

Dựa trên kết quả bản đồ thổ nhưỡng huyện Sầm Nưa tỷ lệ 1/50.000, điều tra xây dựng theo tiêu chuẩn phân loại định lượng của FAO-UNESCO Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 269100 ha Diện tích đất trên được chia thành 5 nhóm sau:

Trang 35

- Nhóm đất phù sa (Fluvisols): Diện tích chiếm chiếm 0,61% tổng diện tích tự nhiên Nhóm đất này thích hợp với cây trồng ngắn ngày, đặc biệt

là cây lương thực chủ yếu là lúa nước

- Nhóm đất Gley (Gleysols): Diện tích chiếm 1,04% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã có địa hình thấp, trũng như Mương Ven vùng thành Nhóm đất này có tính hơi chua nhưng hàm lượng mùn, đạm, lân và kali tổng

số giàu, chủ yếu trồng lúa nước, đất chặt, bí Vì vậy trong canh tác cần chú ý tưới tiêu nước và bón lân, vôi cải tạo đất

- Nhóm đất đen (Luvisols): có diện tích nhỏ nhất khoảng 1083 ha, được hình thành ở vùng ven chân núi đá vôi có độ dốc thấp phân bố ở bản Phả Thì Đất tốt, có tính kiềm, giàu dinh dưỡng nhưng khi thiếu nước đất trai cứng, nứt nẻ làm giảm năng suất cây trồng

- Nhóm đất xám (Acrisols): Diện tích 197.858 ha chiếm 74% diện tích tự nhiên, phân bố khắp các xã trên địa bàn huyện Đất có phản ứng chua Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, đất nghèo dinh dưỡng Đây là đối tượng chính để trồng các loài cây nông lâm nghiệp dài ngày Cần có biện pháp chống xói mòn và bảo vệ đất

- Nhóm đất đỏ (Ferralsols): Diện tích 53.599 ha, chiếm 5,88% diện tích tự nhiên Nhóm đất này là sản phẩm phong hoá của của đá vôi Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng của đất chua hoặc ít chua, đất giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loài cây trồng

3.1.5.2 Tài nguyên nước

- Tài nguyên nước mặt

Do địa hình chủ yếu là núi đá, có nhiều hang động, suối ngầm, sông suối ngắn và dốc nên vào mùa khô chỉ những xã thuộc vùng thấp mới đáp ứng

đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt Còn lại ở nhiều xã vùng cao thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt ngay cả trong mùa mưa Thiếu nước cho sản xuất

Trang 36

nông nghiệp (trồng lúa nước) nên nhân dân ở đây trồng ngô là chủ yếu trên nương và trong các thung lũng núi đá Vào mùa mưa, do độ dốc lớn, mức độ che phủ của thảm thực vật thấp đã tạo nên dòng chảy mạnh gây ra lũ cục bộ làm sạt lở ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, nhà cửa và các công trình đã và đang xây dựng trong vůng

- Tài nguyên nước ngầm

Chưa thấy có tài liệu điều tra khảo sát cụ thể nào về tài nguyên nước ngầm ở khu vực nhưng qua thực tế sử dụng của người dân, nước ngầm trong khu vực thường sâu (6-10m), chất lượng nước tốt Nhưng bên dưới có nhiều

đá tảng, đá cục khó đào để khai thác sử dụng

- Tình hình sử dụng:

Trong huyện tuy có những con sông, suối lớn nhưng khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất là rất hạn chế Nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước ở các hồ chứa và nước sông, suối Về mùa khô tình trạng thiếu nước xảy ra rất trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế cũng như đời sống của đồng bào các dân tộc trong vùng Do đó, trong thời gian tới cần có những công trình nghiên cứu về khai thác nguồn nước từ suối ngầm, xây dựng thêm các "hồ treo" để dự trữ và cung cấp nước cho người dân trong vùng

Trang 37

- Khu vực phía Bắc và Đông – Bắc của huyện gồm: Đây là khu vực có

độ che phủ của rừng cao nhất trong toàn huyện, khu vực này còn rừng tự nhiên với các loài cây quý hiếm như Pơmu, Trai, Nghiến, …

- Khu vực phía Tây của huyện gồm: Diện tích rừng tự nhiên còn ở mức trung bình với các loài cây lấy gỗ và rừng vầu, tre, nứa ở các khu vực ven trục giao thông chính, rừng trồng chủ yếu là Thông, Sở

- Khu vực phía Nam của huyện gồm: Do địa hình phức tạp gồm các dãy núi đất và núi đá vôi xen lẫn nên diện tích rừng còn ít và không tập trung Thực vật chủ yếu là một số loài cây bản địa như Kháo, Tống quá sủ, Vầu, Tre nứa, Lau lách

Ngoài tài nguyên rừng của huyện còn phải kể đến các loại cây có tác dụng tăng độ che phủ mặt đất, chống xói mòn, rửa trôi như: cây công nghiệp dài ngày (chè), cây ăn quả (xoài, hồng, lê), nghề nuôi ong đã góp phần không nhỏ vào kinh tế vườn rừng và góp phần nâng cao độ che phủ mặt đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi góp phần đắc lực cho việc bảo vệ đất đai và cải thiện môi trường sinh thái của huyện

Tuy tiềm năng tài nguyên rừng của Sầm Nưa rất lớn nhưng ý thức bảo

vệ và phát triển rừng của người dân chưa cao Uỷ ban nhân dân huyện đã có những định hướng phát triển và khai thác tài nguyên đất rừng nhưng vốn đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn thấp, việc áp dụng quy trình công nghệ và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu tư vào ngành lâm nghiệp còn hạn chế dẫn đến việc khai thác tài nguyên đất rừng còn nhiều bất cập, hiệu quả kinh tế thấp

3.2 Điều kiện kinh tế -xã hội

3.2.1 Dân số và nhà ở

Sầm Nưa là một huyện niền núi có tổng diện tích là 269.100 ha bao gồm 13 cụm, 109 thôn bản, dân số khoảng 58.101 người, nữ 28.567 người có 10.077 hộ khẩu Trên địa bàn huyện chủ yếu có 3 dân tộc lớn gồm:

Trang 38

- Lào Lụm (kinh) chiếm khoảng 56,55 %

- Mông (dân tộc mông) 31,83 %

- Dân tộc Lào Thâng 11,62 %

Thống kê dân số, nhà ở và diện tích theo từng cụm tại huyện Sầm Nưa được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.1 Thống kê hộ gia đình, dân số và diện tích tại khu vực

Diện tích (ha)

Trang 39

3.2.3 Giáo dục và y tế

- Giáo dục: Hệ thống giáo dục rất phát triển nếu do các huyện trong tỉnh cả huyện có 174 trường học, học sinhcó 17.445 người , nữ 8.182 người, tổng số giáo viên là 872 người, nữ 441 người, trong đó trường mầm non 20 trường, trường tiểu học 62 trường, trường phổ thông cơ sở trung học 70 trường, trường phổ thông 22 trường

- Y tế: Huyện Sầm Nưanằm ở trong thành thị cho nên rất thuận tiện cho việc chữa trị các bệnh nhân, cả huyện có 9 trạm xã, có 42 người, nữ 18 người, bắc sỹ 2, y tá 39 người, nữ 15 người

- Huyện Sầm Nưa có điện lưới dùng rộng rãi chiếm khoảng 78 % cả huyện, đường rải bằng nhựa và một số đường đất

Trên địa bàn huyện chủ yếu nuôi các loài động vật như: Trâu, Bò, Dê, Lợn

và một số loài gia cầm Thống kê các loài vật nuôi được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.2 Thống kê các loài vật nuôi tại khu vực

TT Loại vật nuôi Số lượng Mục đích sử dụng

Trang 40

Tại khu vực nghiên cứu, các loài vật nuôi được sử dụng chủ yếu là để làm thực phẩm cung cấp thịt cho toàn huyện Số lượng vật nuôi là gia cầm được tập chung nuôi chủ yếu là các vùng thung lũng và núi thấp, trong khi đó

số lượng vật nuôi là Trâu, Bò, Dê được chăn thả tại các vùng núi là chủ yếu

3.2.4.2 Diện tích Rừng

Diện tích rừng 93.156 ha, chiếm khoảng 34,62 %, rừng hỗn giao 86,169 ha chiếm khoản 32,021 %, rừng thông 238 ha chiếm khoảng 0,09 %, tre trúc 1.452 ha, chiếm khoảng 0,54 %, đất cả xanh 152.245 ha chiếm khoảng 56,58 % rừng nghèo 152.245 ha chiếm khoảng 56,58 %,

Mở rộng phát triển rừng đến năm 2020

Diện tích rừng 242.508 ha, chiếm khoảng 90,12 %, hiện nay có 93.156

ha chiếm khoảng 34,62 %, có khả năng mở rộng thêm 149.352 ha chiếm khoảng 55.50 %

3.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.3.1 Lợi thế

- Sầm Nưa có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trong mối giao lưu kinh

tế, văn hoá, thương mại với các huyện, các tỉnh trong vùng

- Là huyện có tổng diện tích tự nhiên khá lớn, đất đai đa dạng với nhiều loại đất, thích hợp với nhiều loài cây trồng đây là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế nông lâm nghiệp Nếu định hướng đầu tư đúng sẽ đẩy nhanh nền kinh tế toàn huyện và cải thiện đời sống nhân dân trong vòng 5 đến 10 năm tới

3.3.2 Tồn tại

- Là huyện miền núi có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh nên điều kiện

đi lại và xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi rất khó khăn

- Dân cư ở phân tán, nhiều thôn bản nhỏ, trình độ học vấn còn hạn chế

so với mặt bằng chung của tỉnh Mặc dù nhân dân trong huyện đã cố gắng tận dụng triệt để quỹ đất nông nghiệp nhưng do thiếu vốn đầu tư và thiếu nguồn

Ngày đăng: 30/08/2017, 16:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Đinh Đức Thuận (2005), Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam
Tác giả: Đinh Đức Thuận
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2005
14. Đặng Thịnh Triều và cs (2004), Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế và phòng hộ cho vùng xung yếu ven hồ sông Đà, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế và phòng hộ cho vùng xung yếu ven hồ sông Đà
Tác giả: Đặng Thịnh Triều và cs
Năm: 2004
15. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi (2006), Phân tích thống kê trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thống kê trong lâm nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
16. Nguyễn Bá Ngãi (2001), Nghiên cứu cơ sở khoa học và tực tiễn cho quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học và tực tiễn cho quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Bá Ngãi
Năm: 2001
17. Nguyễn Đình Sơn (2003), Nghiên cứu hiệu quả dự án - xây dựng mô hình kinh tế lâm nông kết hợp vùng gò đồi Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp Hà Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hiệu quả dự án - xây dựng mô hình kinh tế lâm nông kết hợp vùng gò đồi Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Nguyễn Đình Sơn
Năm: 2003
18. Trần Hữu Viên và cộng sự (2004), Cơ sở khoa học xây dựng giải pháp quản lý bền vững trên núi đá vôi ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
19. Trần Đức Viên, Phạm Chí Thành và tập thể tác giả (1996), Nông nghiệp trên đất dốc, thách thức và tiềm năng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Tây Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w