1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn khảo sát địa danh đường phố ở hà nội

155 314 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Nghiên cứu địa danh không những chỉ ra được những đặc điểm về ngôn ngữ đặt tên của một vùng phương ngữ mà còn góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các địa danh với những lĩnh vực khác,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

KHẢO SÁT ĐỊA DANH ĐƯỜNG PHỐ Ở HÀ NỘI

Chuyên ngành: Việt Nam học

Mã số: 60 31 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN THỊ VIỆT THANH

HÀ NỘI – 2009

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 lí do chọn đề tài

Có nhiều cách để tiếp cận một không gian văn hoá, trong đó tìm hiểu những nét đặc trưng mà địa danh để lại trên mình nó là một trong những con đường như thế

Địa danh là một trong những chứng cứ quan trọng để tìm hiểu và nhận diện đặc trưng của một không gian văn hoá trên các mặt địa lí, lịch sử, tộc người, ngôn ngữ, văn hoá… Nhờ địa danh người ta có được hiểu biết

về sự giao tiếp và bảo lưu văn hoá, về quá trình lịch sử, văn hoá của một địa bàn, một dân tộc; những vấn đề về lãnh thổ, lãnh hải, vấn đề chủ quyền và biên giới quốc gia

Nghiên cứu địa danh không những chỉ ra được những đặc điểm về ngôn ngữ đặt tên của một vùng phương ngữ mà còn góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các địa danh với những lĩnh vực khác, đặc biệt là văn hoá

Hà Nội là thủ đô đã gần một nghìn năm tuổi, với bề dày đáng tự hào

về lịch sử, văn hoá Địa danh chính là tấm bia ghi lại những thăng trầm đó Trong đó, địa danh đường phố ở Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Địa danh đường phố là nhóm địa danh đặc trưng, tiêu biểu trong hệ thống địa danh ở Hà Nội Nghiên cứu địa danh đường phố sẽ góp phần tìm ra nét chung của hệ thống địa danh ở Hà Nội cũng như nét riêng biệt và đặc sắc của một đô thị cổ, cùng những bước đi liền mạch với vai trò trung tâm trong suốt quá trình phát triển Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa

có nhiều chuyên luận nghiên cứu khoa học và sâu sắc về địa danh đường

Trang 3

phố ở Hà Nội, từ góc độ ngôn ngữ - văn hoá, nhằm khai thác và lí giải nhiều vấn đề của quá khứ, cũng như hiện tại, trên nhiều phương diện như ngôn ngữ, địa lí, lịch sử, dân tộc, văn hoá…

Để góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về Thủ đô, đóng góp cho những nghiên cứu về vùng đất ngàn năm văn hiến, thiết thực hướng tới

kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, chúng tôi đã chọn đề tài “Khảo sát

địa danh đường phố ở Hà Nội” để nghiên cứu

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là toàn bộ hệ thống địa danh đường phố ở Hà Nội, bao gồm tên gọi các đường, phố ở Hà Nội Chúng tôi

sẽ đề cập chi tiết hơn về vấn đề này trong chương 1

Đề tài chủ yếu sưu tầm, khảo sát địa danh đường, phố trên phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội, bao gồm địa bàn các quận, huyện hiện nay, tính đến trước ngày 1/08/08 Tư liệu khảo cứu chủ yếu là ở diện đồng đại Theo số liệu của tổng cục thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, tính đến trước ngày 01/08/08, có tổng số 752 địa danh đường phố, bao gồm 458 địa danh phố, 121 địa danh đường và 173 địa danh ngõ Khi khảo sát thực tế, một số địa danh có hiện tượng trùng, do đó con số thực tế địa danh nghiên cứu là 697 địa danh Chúng tôi dựa vào hệ thống những địa danh này làm cơ sở để khai thác phần lớn nội dung của luận văn

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng dựa trên các tài liệu về lịch sử để dựng lại một bức tranh toàn cảnh về địa danh đường phố trong lịch sử

3 Mục đích, { nghĩa nghiên cứu

Trang 4

Dựa vào kết quả khảo sát, thu thập tài liệu, tư liệu qua điều tra điền

dã, trên cơ sở tham khảo các tài liệu liên quan, trong luận văn này, chúng tôi nêu một vài { kiến bước đầu có tính thử nghiệm về việc tìm hiểu địa danh dưới góc độ văn hoá Thông qua việc khảo sát phân loại quá trình hình thành và biến đổi địa danh đường phố, những giá trị của địa danh đường phố dưới góc độ văn hoá, luận văn mong muốn đưa ra một số nhận xét về giá trị của địa danh đường phố ở Hà Nội như một yếu tố mang trong mình nhiều giá trị văn hoá qu{ báu, như một chất liệu góp phần làm sáng tỏ thêm

về văn hoá Thăng Long – Hà Nội, đặc biệt là vấn đề địa chí văn hoá

Nghiên cứu địa danh đường phố ở Hà Nội cũng là dịp cho phép người viết áp dụng thao tác nghiên cứu liên ngành như ngôn ngữ, văn học, lịch sử, địa lí, dân tộc học, khảo cổ học, phong tục tập quán để nhìn nhận và lí giải vấn đề của một không gian văn hóa

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đã sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:

Thứ nhất là các phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học Chúng tôi sử dụng các kiến thức và phương pháp phân tích từ vựng, ngữ âm, phương pháp khảo sát của phương ngữ học với hai bình diện tiếp cận là đồng đại và lịch đại

Thứ hai là những thao tác trong nghiên cứu khu vực học Chúng tôi nhìn nhận ngôn ngữ trong địa danh là vấn đề ngôn ngữ dưới góc độ khu vực học, trọng tâm là xem xét ngôn ngữ như một đặc trưng của không gian văn hóa Đồng thời những tri thức của khoa học địa l{, lịch sử, văn hóa, dân

Trang 5

tộc học, xã hội học, phong tục tập quán…cũng được sử dụng để phục vụ cho thao tác nghiên cứu liên ngành

Ngoài ra những phương pháp nghiên cứu như thống kê, miêu tả, so sánh, đối chiếu, phương pháp bản đồ…cũng được chúng tôi sử dụng để nghiên cứu một đề tài liên quan nhiều đến địa chí dân gian

Để hiểu rõ, hiểu sâu từng địa danh, từng lớp địa danh, qua đó thấy được những lớp văn hoá biểu hiện ở đó, chúng tôi nhận thấy cần khảo sát

cả từ góc độ đồng đại lẫn lịch đại Theo góc nhìn đồng đại, có thể nhìn thấy hiện trạng biểu hiện của các loại địa danh trong một vùng, một khu vực Theo hướng lịch đại, lại có thể thấy được quá trình đổi thay, biến đổi qua các thời kz của các địa danh mà mỗi lần biến đổi đó đều gắn với những sự kiện, những biến cố của lịch sử, văn hoá trong một không gian cụ thể Khi nghiên cứu, chúng tôi chú trọng tới cả hai bình diện này, và sử dụng nó tuz vào mục đích của nội dung khai thác

5 Tư liệu nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu địa danh đòi hỏi phải thu thập rất nhiều tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau Để có được những thống kê và đánh giá khoa học, đầy

đủ, chúng tôi thu thập tài liệu từ những nguồn sau:

- Các văn bản của chính quyền các cấp trong quá khứ

Các tư liệu này có thể cho biết tình trạng địa danh của Hà Nội trong những giai đoạn nhất định Một số đã được in trong các niên giám, một số

đã được các nhà nghiên cứu sưu tập và công bố dưới dạng tác phẩm Đây là những tư liệu gốc, chính xác, hết sức cần thiết cho việc nghiên cứu địa danh

Trang 6

- Các số liệu, danh sách địa danh ở các cơ quan Nhà nước hiện nay

Chúng tôi sưu tập tài liệu này ở những nguồn sau: UBND Thành phố Hà Nội,

Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, sở Giao thông công chính, Cục Quản l{ di sản văn hoá Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Thư viện Quốc gia, Thư viện Hà Nội, thư viện Khoa học – xã hội…

- Tư liệu trên sách báo

Tư liệu trên sách báo bao gồm : Sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá, dân tộc học, xã hội học, địa danh học…và đặc biệt là văn hoá dân gian có liên quan đến vấn đề địa danh

Đây là những tài liệu rất quan trọng đối với đề tài, cho phép bổ sung những địa danh có thể còn khuyết thiếu trong những tài liệu hành chính,

đa phần là những tên gọi trong dân gian, hoặc những tên gọi gắn liền với những điển tích Đây cũng là tư liệu quan trọng để góp phần giải nghĩa tên gọi, đánh giá những đặc trưng về mặt văn hoá của địa danh

- Tư liệu từ điển về ngôn ngữ, từ điển về địa danh, sách địa phương chí…

Địa danh là một lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ học, do đó những

từ điển về ngôn ngữ cho phép nghiên cứu địa danh trên cả hai góc độ ngữ

và nghĩa, nhất là nguồn gốc ngữ nguyên, nó góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn

đề về yếu tố tộc người, diện mạo văn hoá…

- Tư liệu bản đồ

Các bản đồ về địa hình, hành chính, kinh tế, quân sự, văn hoá, kiến trúc…cho phép xác định vị trí các địa danh, sự ra đời và mất đi của chúng, cũng như cho phép hình dung được những không gian mang tính văn hoá,

Trang 7

nhất là với những khu vực tương đối đặc biệt như hiện tượng xuất hiện một

số địa danh có những yếu tố tên gọi giống nhau trong một không gian gần nhau, các mối liên hệ giữa các loại địa danh khác nhau, nhưng trên một phạm vi địa lí gần nhau Nó giúp ích rất nhiều trong việc có được những hình dung cũng như suy luận về các địa danh Ở đây chúng tôi chú { một số bản đồ chính:

+ Bản đồ cổ của huyện Vĩnh Thuận và Thọ Xương

- Tư liệu điền dã

Đây là loại tư liệu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên các tài liệu văn bản, giải đáp những băn khoăn, thậm chí chưa chính xác về những địa danh trên văn bản, đồng thời mở ra cho người nghiên cứu nhiều hướng nghiên cứu mới Những tài liệu điền dã mà người viết chú trọng là hệ thống tài liệu văn hoá dân gian, đặc biệt là văn học dân gian, như thần thoại, truyền thuyết, thần tích, ca dao, tục ngữ….có liên quan đến các địa danh Những tư liệu này phần lớn nằm trong hương ước, gia phả, hay thần tích của các làng Nhiều tư liệu qu{ báu cũng có được nhờ ghi chép từ các lời kể của những người lớn tuổi

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 8

6.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Luân văn mong muốn xây dựng một bức tranh toàn cảnh về địa danh đường phố ở Hà Nội một cách khái quát (trong quá khứ), và chi tiết (trong hiện tại) Thông qua những lí luận, đánh giá, thấy được những đóng góp quan trọng của địa danh trên nhiều lĩnh vực, nhất là những đóng góp trong lĩnh vực ngôn ngữ học

Luận văn cũng góp phần bước đầu khẳng định vai trò của địa danh như một phương tiện quan trọng để nghiên cứu văn hoá và các khoa học khác, đồng thời, bản thân nó cũng là một sản phẩm đặc sắc của văn hoá

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Thông qua những đóng góp về mặt { nghĩa khoa học, luận văn góp phần vào công tác danh hóa các địa danh đường phố, đặc biệt trong vấn đề đặt, đổi tên đường phố ở Hà Nội

Với đề tài nghiên cứu địa danh đường phố, luận văn đóng góp vào tiến trình nghiên cứu toàn bộ địa danh Hà Nội, góp phần lưu giữ những giá trị qu{ giá của Thủ đô nhân kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm:

Chương 1 Lí thuyết về địa danh và nghiên cứu địa danh đường phố ở Hà Nội

Chương 2 Phương thức định danh và cấu tạo địa danh đường phố ở Hà Nội

Chương 3 Quá trình hình thành và biến đổi của địa danh đường phố ở Hà Nội

Trang 9

Chương 4 Góp phần khẳng định đặc trưng văn hoá của địa danh đường phố ở Hà Nội

Chương 1

LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH Ở HÀ NỘI

1.1 Một số vấn đề lí thuyết về nghiên cứu địa danh

1.1.1 Cơ sở l{ luận và lược sử nghiên cứu địa danh

Khi nghiên cứu vốn từ vựng của một ngôn ngữ, tuz theo mục đích có thể phân ra các hệ thống khác nhau như địa danh, nhân danh…Hệ thống này gọi là hệ thống tên riêng nằm trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ Trong ngôn ngữ học, ngành địa danh học (toponymic) và nhân danh học (Athronnymic) thuộc bộ môn khoa học có tên là Danh xưng học

Địa danh có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp “Topos” (vị trí) và “omoma”/

“onyma” (tên gọi) Theo A.V Superanskaja “Địa danh là những từ ngữ chỉ

tên riêng của các đối tượng địa l{ có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” {97,

tr.21}

Ở Việt Nam, theo Hán Việt từ điển của Phan Văn Các thì “Địa danh là

tên gọi các miền đất” {7, tr.71} Từ điển Tiếng Việt cũng giải thích rất đơn

giản “Tên đất, tên địa phương”{66, tr.102} Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Âu nêu quan niệm “Địa danh học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về

tên địa lí các địa phương”{2, tr.6} Trong khi đó, tác giả Lê Trung Hoa có

nhận xét “Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định, được dùng làm tên riêng

của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều”

{41, tr.5} Nguyễn Kiên Trường lại xác định “Địa danh là tên riêng chỉ các đối

Trang 10

tượng địa l{ tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất”

{93, tr.16}

Theo chúng tôi, mặc dù nằm trong hệ thống những loại hình khác nhau nhưng các đối tượng địa l{ bao giờ cũng xuất hiện trong thực tế với những cá thể độc lập Đầu tiên, người ta thường sử dụng các tên chung để định danh, tạo tên riêng cho đối tượng Tên riêng của các đối tượng này xuất hiện muộn hơn các tên chung chỉ loại Do vậy, khi xác định khái niệm địa danh cần phải chú { đến những vấn đề nội tại trong bản thân đối tượng Trước hết mỗi địa danh sinh ra đều có tính l{ do, sau đó là sự thể hiện chức năng gọi tên và cá thể hoá Từ kiến giải của các tác giả trong và ngoài nước nói trên, chúng tôi sử dụng định nghĩa của Superanskaja để nghiên cứu Do

đó, chúng tôi cũng chấp nhận cách phân loại địa danh thành 2 loại lớn là địa danh tự nhiên và địa danh không tự nhiên Địa danh tự nhiên là địa danh gọi tên các đối tượng địa hình thiên nhiên, trong loại địa danh không tự nhiên, chúng tôi chia nhỏ hơn thành các tiểu nhóm: tiểu nhóm địa danh chỉ các đơn vị dân cư, hành chính; tiểu nhóm địa danh đường phố; tiểu nhóm địa danh chỉ các công trình xây dựng

Địa danh có hai đặc trưng quan trọng nhất là chức năng xã hội và chức năng văn hoá của một cộng đồng cụ thể

Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học, nghiên cứu cấu tạo, ngữ nghĩa, nguồn gốc và sự biến đổi của các địa danh Việc nghiên cứu địa danh xuất hiện từ rất lâu Nhiều sách lịch sử, địa lí của Trung Quốc không những ghi chép địa danh mà còn chỉ ra cách đọc, ngữ nghĩa, vị trí diễn biến

và quy luật gọi tên Đầu thời Đông Hán (32 – 92 sau CN), Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa danh, một số địa danh được giải thích rõ { nghĩa và nguồn

Trang 11

gốc Đến thời Bắc Ngụy (380 – 535), Lịch Đạo Nguyên viết Thuỷ kinh Chú sớ, trong đó có ghi chép 3 vạn địa danh {64, tr 3}

Cuối thế kỉ XIX, ở phương Tây môn địa danh học chính thức ra đời

Năm 1872, J.J Eghi ( Thuỵ Sĩ) viết Địa danh học và năm 1903, J. W. Nagl

(người Áo) cũng cho ra đời tác phẩm Địa danh học Những năm 90 của thế

kỉ XIX và 20 năm đầu của thế kỉ XX, các uỷ ban địa danh ở các nước được thành lập: Uỷ ban địa danh nước Mĩ (BGN – 1890), Uỷ ban địa danh Thụy Điển (1920), Uỷ ban địa danh nước Anh (1919)…Thời kì đầu các nhà địa danh học quan tâm đến khảo cứu nguồn gốc địa danh Bắt đầu từ thế kỉ XX,

J.Gilllénon (1854 – 1926) đã viết “Atlat ngôn ngữ Pháp”, nghiên cứu địa danh theo hướng phát triển địa lí học A.Dauzat (1926 – Pháp) đã viết “

Nguồn gốc và sự phát triển địa danh”, đề xuất phương pháp địa lí học để

nghiên cứu các lớp niên đại của địa danh

Ngày nay, địa danh học phổ thông nghiên cứu tổng hợp các nguyên lí

cơ bản về địa danh: sự xuất hiện, quy luật phát triển và quan hệ địa danh với lịch sử địa lí trong một khu vực, địa danh, địa chí học nghiên cứu từng địa danh về cách đọc, cách viết, cách dịch, tiêu chuẩn hoá có mục đích thực tiễn Ngoài ra địa danh học còn vận dụng phương pháp phân tích bản đồ để nghiên cứu sự phân bố địa danh

Đi đầu và đạt nhiều thành tựu trong nghiên cứu địa danh là các công trình của những học giả Xô Viết trước đây Có thể kể tên một số công trình

tiêu biểu như “Dẫn luận địa danh học” (M 1965) và “Từ điển địa danh bỏ

túi” (M 1968) của V.A Nhikonov; “Môn địa lí trong các tên gọi” (M.1979)

của E.M Muzaeve….Trong đó công trình “Địa danh học là gì?” của A.V

Superanskaja là tác phẩm quan trọng nhất đã tổng kết thu gọn các tri thức cơ

Trang 12

bản của địa danh học như khái niệm, nhận diện, phân tích, phân loại địa danh {41, tr.11}

Hàng loạt các tác phẩm nghiên cứu địa danh khác và nhiều cuốn từ điển địa danh cũng đã lần lượt xuất hiện ở Anh, Pháp, Hoa Kz, Đức, Trung Quốc…

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh cũng đã có từ lâu, nhưng các công trình nghiên cứu phần lớn đều tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu ngôn

ngữ Với bài nghiên cứu công bố cách đây hơn 40 năm “Mối liên hệ về

ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á với qua một vài tên sông” {16}, Hoàng Thị

Châu được coi như một trong những người cắm cột mốc đầu tiên nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn ngôn ngữ học Sau đó, những nghiên cứu của tác giả Lê Trung Hoa {38} là những chuyên khảo đầu tiên về địa danh của một địa phương là Thành phố Hồ Chí Minh Các tác phẩm này đã dựa vào những cứ liệu ngôn ngữ học để nghiên cứu địa danh Tiếp sau đó là luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Kiên Trường, nghiên cứu địa danh thành phố Hải Phòng {93}, tác giả Từ Thu Mai nghiên cứu địa danh Quảng Trị {61} Những công trình này đã có những đóng góp đáng trân trọng khi tiếp cận vấn đề địa danh học dưới cách nhìn ngôn ngữ học….Tiếp theo các tác giả Trần Thanh Tâm , Bùi Thiết {74}, {79} đã lần lượt nghiên cứu địa danh một số địa phương, địa danh lịch sử văn hoá…

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu địa danh hiện nay về cơ bản sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học để khai thác vấn

đề Đây là một hướng nghiên cứu khoa học và chặt chẽ Nó thường đi vào tìm hiểu địa danh bằng những thao tác của ngôn ngữ học như từ vựng học, ngữ pháp học, phương ngữ học, ngôn ngữ học lịch sử….Vì người nghiên cứu

Trang 13

coi địa danh như một lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ (địa danh học) nên

đã bỏ qua những yếu tố phi ngôn ngữ của địa danh, mà vấn đề này chỉ có thể được nhìn nhận và sáng tỏ bằng nhiều khoa học khác

1.1.2 Vấn đề địa danh đường phố trong nghiên cứu địa danh

Phân loại địa danh là vấn đề phức tạp, do sự khác biệt về cách phân loại Tuy nhiên, địa danh đường phố luôn là đối tượng được chú { trong hệ thống phân loại địa danh

Ở Liên Xô, nhà địa danh học A V Superanskaja chia địa danh thành 7 loại theo đối tượng mà địa danh biểu thị, gồm: 1) Phương danh; 2) Thuỷ danh; 3) Sơn danh; 4) phố danh (tên các đối tượng trong thành phố); 5) Viên danh; 6) Lộ danh (tên các đường phố); 7) Đạo danh {97; tr.31} Trong khi đó, G P Smolicnaja và M V Gorbanevskij cũng chia địa danh theo 4 loại: 1) Phương danh; 2) Sơn danh; 3) Thuỷ danh; 4) Phố danh (tên các đối tượng trong thành phố) {41, tr.25}

Ở phương Tây, nhà nghiên cứu Ch Rostaing cũng đề cập đến một chương có tên là Các địa danh và tên đường phố trong tác phẩm Les noms

de lieux {41, tr.26} Trong các nghiên cứu này, đường phố nằm trong hệ thống phố danh, hoặc lộ danh

Ở Việt Nam, đáng chú { nhất, là cách phân loại của Lê Trung Hoa Căn

cứ vào đối tượng nghiên cứu, ông chia địa danh thành ba loại: địa danh chỉ các địa hình tự nhiên, địa danh chỉ các công trình xây dựng, thiên về không gian hai chiều như tên cầu, cống, chợ, đường phố, công viên… và địa danh chỉ các đơn vị hành chính {41, tr.15} Dựa theo cách phân loại này, tác giả Nguyễn Kiên Trường đã có những phân chia nhỏ hơn, với nhiều tiểu nhóm,

Trang 14

trong đó có tiểu nhóm địa danh đường phố, bao gồm các đối tượng: cửa ô, đại lộ, đoạn phố, đường, đường bao, đường vòng, đường xuyên đảo, ngã

ba, ngã năm, ngã sáu, ngã tư, ngõ, ngõ phố, phố, quảng trường {93, tr.31}

Bản thân ngành địa danh học trong ngôn ngữ học cũng được chia thành nhiều tiểu nhóm như sơn danh học, thuỷ danh học, phương danh học và phố danh học Trong đó, phố danh học là ngành học chuyên nghiên cứu về tên gọi các đường phố và các đối tượng trong thành phố Có thể sử dụng sơ đồ của tác giả Lê Trung Hoa để khái quát mối quan hệ này:

Trang 15

Nguồn: {41, tr 20}

Khi khảo sát hệ thống địa danh ở Hà Nội, chúng tôi sử dụng kết quả

hệ thống phân loại địa danh của tác giả Nguyễn Kiên Trường khi nghiên cứu địa danh Hải Phòng, do đây là kết quả thống kê có tính khái quát cao, có thể

áp dụng cho nhiều địa bàn khác nhau:

PHƯƠNG DANH HỌC

PHỐ DANH HỌC

Trang 16

- Nhóm địa danh tự nhiên: Hồ, sông, ao, núi, vũng, đầm, đảo, gò, cánh đồng, ruộng

- Nhóm địa danh hành chính, đơn vị cư trú: khu, khu phố, khu tập thể, phủ, tổng, trại, tràng, trấn, thị trấn, làng, xóm, xã, thôn, giáp, khu, phường, quận, huyện, thành phố, vùng…

- Nhóm địa danh công trình xây dựng: cầu, cống, bãi, bến, chợ, công viên, vườn hoa, vườn thú, cung thể thao, cung văn hoá, đập , đê, đồn, khu di tích, pháp trường, quảng trường, sân vận động, thành cổ, đình, chùa, am, nhà thờ, quán

- Nhóm địa danh đường phố: đường, phố, ngõ, dốc, quảng trường, cửa ô, ngã ba, ngã tư, ngã năm, quốc lộ

{93, tr.32}

Như vậy, đường phố là một đối tượng nghiên cứu quan trọng của địa danh, tuz theo mỗi cách phân chia mà nó nằm trong những đối tượng cụ thể Theo chúng tôi, địa danh đường phố Hà Nội nên được xét vào nhóm đối tượng riêng, vì nó mang trong mình những đặc trưng riêng biệt của không gian, cũng như chức năng mà nó được gọi tên Khi nghiên cứu những đối tượng này, có thể nhận ra những ảnh hưởng quan trọng của vấn đề địa – văn hoá trong tên gọi và những vấn đề biến đổi trên phương diện lịch đại Trong nghiên cứu này, chúng tôi lấy địa danh đường phố làm đối tượng nghiên cứu chính, bao gồm thống kê những tên gọi của các đối tượng: đường, phố, ngõ với cấu tạo chung gồm:

Đường ( phố, ngõ) + tên riêng

Ví dụ: Đường Hoàng Hoa Thám, Phố Huế, Ngõ Dân Chủ…

Trang 17

Lí do chúng tôi chọn những đối tượng này vì đây là những tên gọi có

số lượng lớn, có tính hệ thống cao, có những biến đổi quan trọng và có nhiều vấn đề gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển của Hà Nội Việc lựa chọn này cũng là để chúng tôi có điều kiện đi vào nghiên cứu cụ thể và chặt chẽ những đối tượng được chọn lọc, hơn là đi vào thống kê cả những đối tượng khác mà xét về { nghĩa trên góc độ văn hoá và ngôn ngữ lại có sự trùng lặp Những l{ do cụ thể hơn, chúng tôi sẽ đề cập trong phần sau của

Trên thực tế, những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam từ trước đến nay thường hạn chế khi nghiên cứu địa danh dưới góc độ của riêng khoa học ngôn ngữ, coi đây là một ngành của ngôn ngữ học, hoặc nếu

có xét địa danh dưới góc độ khác thì lại nặng về tính trình bày, như một cuốn từ điển về lịch sử, địa chí Tất cả những nghiên cứu này chưa thực sự chú { đến tính khu vực và liên ngành để đi vào lí giải những vấn đề của địa

Trang 18

danh Địa danh được hình thành và phát triển trong một không gian cụ thể, biến đổi theo chiều dài của thời gian Đặc thù của nó là gắn với bối cảnh của rất nhiều các tác động với các yếu tố như địa l{, lịch sử, tộc người và tính liên tục của văn hoá Địa danh được ghi lại bằng chất liệu ngôn ngữ, do vậy khi nghiên cứu địa danh, cần phải coi ngôn ngữ là chìa khoá và thao tác chính để lí giải và nghiên cứu nhiều hiện tượng Bản thân ngôn ngữ cũng mang đậm tính khu vực Nó góp phần hình dung diện mạo của chính khu vực đang nghiên cứu, dưới nhiều góc độ Đây là cách tiếp cận khoa học và hợp l{ Tuy nhiên, như phần phương pháp nghiên cứu chúng tôi đã trình bày, địa danh với chức năng định danh, cá thể hoá đối tượng, đồng thời cũng mang chức năng phản ánh và bảo tồn nên nó mang trong mình nhiều biểu hiện có tính ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ Vì thế vấn đề địa danh cần được nhìn nhận bằng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, dưới nhiều góc độ Có thể khái quát mối quan hệ này bằng sơ đồ 1.2:

ĐỊA DANH HỌC

ĐỊA LÝ

NGÔN NGỮ

XÃ HỘI HỌC

VĂN HÓA

LỊCH SỬ KHOA

HỌC KHÁC

Trang 19

Hình 1.1 Sơ đồ mối quan hệ của địa danh học với các khoa học khác

Nghiên cứu địa danh đường phố ở Hà Nội từ góc nhìn ngôn ngữ và văn hoá theo phương pháp nghiên cứu liên ngành khu vực học là xem xét địa danh trong một không gian cụ thể, tìm ra sự ảnh hưởng của những đặc trưng đó vào sự phản ánh trong địa danh Đồng thời, thông qua các thao tác của khoa học ngôn ngữ và những khoa học liên ngành khác, tìm ra những nét đặc trưng của khu vực được thể hiện trong địa danh

1.2 Vấn đề nghiên cứu địa danh đường phố ở Hà Nội

1.2.1 Lược sử nghiên cứu địa danh và địa danh đường phố ở Hà Nội

Nghiên cứu địa danh là một vấn đề còn mới mẻ ở Việt Nam và chưa có nhiều công trình nghiên cứu Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu về địa danh Hà Nội một cách khoa học và đầy đủ Những địa danh ở Hà Nội đã được nhắc đến từ rất sớm trong những tài liệu của người Trung Quốc, sau này là trong các tài liệu của triều đình phong kiến, trong văn học dân gian Là vùng đất cổ, đế đô của nhiều triều đại, thể chế, việc địa danh ở Hà Nội xuất hiện nhiều và phổ biến là điều dễ hiểu

Những công trình nghiên cứu về địa danh Hà Nội mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ thứ XIX Đó là những công trình thiên về lịch sử, liệt kê các đơn vị hành chính, mô tả phong vật, sông núi, thành trì, nhân vật, sản vật của vùng đất Hà Nội xưa, bao gồm địa bàn chủ yếu của hai huyện Vĩnh Thuận và Thọ Xương,

nay thuộc quận Ba Đình và Hoàn Kiếm, Hà Nội Đầu tiên là công trình “Các

trấn, tổng, xã danh bị lãm” (1810), thu thập tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ

Trang 20

XIX thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra, trong đó có địa danh làng, xã Hà Nội

{63, tr.396} Tiếp đó là cuốn “Bắc Thành địa dư chí lục” (1818 – 1821) do Lê

Chất biên soạn, có ghi chép 12 trấn thuộc Bắc Thành, nay là 12 tỉnh miền Bắc

{63, tr 271} Năm 1866, “Hà Nội địa bạ” xuất bản với danh sách các địa danh

đến tận xã, phường, thôn, trại của tỉnh Hà Nội thời Tự Đức {63, tr.1034} Tiếp

theo đó là các cuốn “Đại Việt địa dư toàn biên” của Bùi Hữu Trúc, “Phương

Đình dư địa chí” của Nguyễn Văn Siêu, xuất bản năm 1882; “Đồng Khánh địa

dư toàn biên” năm 1888 {63, tr.624}, {63, tr.3034}, {63, tr.702} Bên cạnh đó,

còn có những ghi chép về sông núi, thành trì …thuộc địa bàn Hà Nội khá tỷ mỉ

như “Hà Nội, sơn xuyên phong vực”, “Hà Nội địa dư”…{63, tr.2035}, {63,

tr.1157} Các công trình này không có giá trị nhiều về l{ luận nghiên cứu mà chỉ được xem như là nguồn tư liệu cho việc khảo sát địa danh ở Hà Nội

Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp thực hiện việc nghiên cứu địa danh

Hà Nội mang tính ghi chép chủ yếu để phục vụ cho công cuộc xâm lược Điều này được thể hiện rõ trong tài liệu lưu trữ 1873 – 1954 của trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, về địa giới hành chính, về giao thông đô thị….do người Pháp ghi chép Ở thời kz này nhiều tên gọi địa danh được đặt thêm, mang màu sắc của địa danh phương Tây Ngoài ra, các kho thần tích, thần sắc Hà Nội năm 1938 có ghi chú rõ ở ngõ, làng, phố, khu phố nào, đình nào có bao nhiêu đạo sắc phong, bao nhiêu nhân thần, thiên thần, hoàng thành và tên gọi của chúng Cũng có những địa danh bị mất đi nhưng vẫn có thể suy luận

ra nay ở đâu nhờ tên nhân thần, thành hoàng…của khu vực đó Như vậy việc nghiên cứu địa danh Hà Nội ở thời kz này cũng chỉ dừng lại ở việc khảo sát, không mang tính l{ luận

Địa danh đường phố Hà Nội được nhắc đến từ cuối đời Lê trong tài

liệu “Lịch triều hiến chương loại chí” {63, tr 2877} Đến đời Nguyễn nó trở

Trang 21

nên phổ biến hơn trong các tài liệu như “Đại Nam nhất thống chí” {63,

tr.675, trong tài liệu của một số nhà buôn người Pháp, trong ca dao, tục ngữ…nhưng đó chỉ là những tài liệu có nhắc đến tên phố mà chưa đi vào khảo sát thống kê như một chuyên đề

Tài liệu đầu tiên còn lưu lại đến ngày nay có đề cập đến hệ thống địa danh đường phố, tuy chưa đầy đủ nhưng bước đầu đã có { nghĩa như một

khảo sát, thống kê là cuốn “Đại Nam nhất thống chí”, có nêu tên 21 phố

nhưng chưa có thống kê về vị trí, xuất xứ hoặc { nghĩa tên gọi Sau đó,

những tài liệu thời Pháp thuộc như “Hà Nội địa bạ”, “Hà Nội chỉ nam”, “Hà

Nội sơn xuyên và phong tục”… đã có những thống kê thứ tự các đường phố ở Hà Nội, cả tiếng Pháp lẫn tên quen thuộc của người Việt, vị trí, độ dài của những đường phố đó Tuy nhiên, những tài liệu này vẫn nặng về tính chất hành chính hơn là một tài liệu nghiên cứu

Thời hiện đại, hàng loạt các công trình nghiên cứu về đường phố và địa danh đường phố Hà Nội đã ra đời như những nghiên cứu về lịch sử, địa

chí, văn hoá Tiêu biểu có các tài liệu “Tiểu sử các tên phố Hà Nội” – Đinh Gia Thuyết – 1951, “Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX” - Nguyễn Văn Uẩn – 1987 {89}, {95} Gần đây đáng chú { có các tài liệu “Hà Nội tự điển” – Bùi Thiết –

1991, “Từ điển đường phố Hà Nội” - Nguyễn Loan, Nguyễn Hoài – 1994,

“Từ điển đường phố Hà Nội” – Giang Quân – 2003 {79}, {59}, {68} Điểm

giống nhau của những tài liệu này là sự thống kê, phân loại địa danh đường phố theo thứ tự A, B, C…Mỗi địa danh có nêu độ dài, vị trí, tên gọi trước đó (nếu có), nguồn gốc tiểu sử và những di tích danh thắng trên đường phố

đó Đây là những khảo sát tỷ mỉ, công phu, như một cuốn từ điển, giúp người đọc có những hiểu biết cụ thể về từng địa danh Tuy nhiên, vấn đề chỉ dừng lại ở đó mà chưa có những nghiên cứu khoa học về địa danh

Trang 22

đường phố như một vấn đề của ngôn ngữ, và văn hoá Mặt khác, do chú trọng về diễn biến thời gian mà những tài liệu này thường hướng đến cái nhìn lịch đại của địa danh đường phố mà chưa thấy được cái nhìn đồng đại

về những gì còn đọng lại của hệ thống địa danh đường phố ngày nay qua quá trình biến đổi và chắt lọc của lịch sử

Địa danh đường phố là một vấn đề đặc sắc và thú vị của Thăng Long –

Hà Nội, nhưng chưa được khai thác như một vấn đề có tính khoa học của

ngôn ngữ, văn hoá Vì vậy, người viết mạnh dạn xây dựng đề tài “Khảo sát

địa danh đường phố ở Hà Nội”, coi đó là một vấn đề cần khảo sát, nghiên

cứu của khoa học liên ngành, đặc biệt với địa hạt ngôn ngữ và văn hoá

1.2.2 Vấn đề lựa chọn địa danh đường phố ở Hà Nội để nghiên cứu

Hà Nội là đô thị cổ, kinh đô của nhiều triều đại phong kiến Tính chất

đô thị hẳn nhiên là nét đặc sắc và tiêu biểu của vùng đất này, là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Địa danh đường phố là một biểu hiện quan trọng, một hình thức phản ánh có tính chất đặc biệt tính đô thị đó

Trong khi khảo sát, chúng tôi nhận thấy địa danh đường phố, xét về xuất xứ, là sự biến đổi, chuyển hoá từ hầu hết hệ thống địa danh khác (địa danh tự nhiên, địa danh hành chính, cư trú, địa danh các công trình xây dựng….) Nó là hệ quả đặc biệt của quá trình đô thị hoá lâu dài và liên tục trong lịch sử Do đó, nghiên cứu địa danh đường phố Hà Nội, tuy là một đối tượng nhỏ trong hệ thống phân loại địa danh, nhưng khi nghiên cứu, lại góp phần khái quát được những nét tiêu biểu của địa danh Hà Nội nói chung, tránh những thống kê có tính trùng lặp, rườm rà, làm ảnh hưởng đến quá trình khai thác theo hướng chuyên sâu

Địa danh đường phố mang trong mình những giá trị đặc sắc nhiều mặt về lịch sử, địa l{, văn hoá, ngôn ngữ….trong một không gian phân bố

Trang 23

rộng nhưng lại có tính thống nhất cao Nó rất phù hợp với những nghiên cứu theo hướng khu vực học liên ngành Nó góp phần quan trọng vào việc phục dựng diện mạo không gian văn hoá Thăng Long – Hà Nội, đồng thời cũng góp phần kiến giải nhiều vấn đề về ngôn ngữ, văn hoá của mảnh đất nghìn năm văn hiến Do đó chúng tôi chọn đối tượng địa danh đường phố

để đi sâu nghiên cứu

Tiểu kết chương 1

Địa danh học là khoa học phát triển trên thế giới và có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội Với tư cách là một bộ phận của ngôn ngữ, địa danh mang trong mình những đặc điểm vốn có của ngôn ngữ Vì thế, nó là đối tượng nghiên cứu của cả từ vựng học, ngữ âm học, ngữ pháp học và phương ngữ học Ở Việt Nam, ngành học này vẫn còn non trẻ, đang trên đường hình thành Tác giả Nguyễn Văn Âu là nhà nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực này ở Việt Nam

Nghiên cứu địa danh thường được nhìn nhận dưới góc độ của ngôn ngữ học Tuy nhiên, hiện nay có nhiều hướng nghiên cứu chú trọng đến yếu

tố liên ngành trong nghiên cứu địa danh Đây là hướng đi phù hợp để khai thác vấn đề địa danh dưới nhiều góc độ, nếu chỉ nhìn nhận dưới cái nhìn của ngôn ngữ sẽ có những hạn chế nhất định Nghiên cứu địa danh theo hướng liên ngành, khu vực học là một trong những hướng nghiên cứu phù hợp, góp phần phác họa bức tranh toàn cảnh về lịch sử, địa l{, văn hóa, ngôn ngữ, tộc người…trong một không gian địa l{, văn hóa cụ thể

Hà Nội trong quá trình phát triển lâu dài với nhiều biến động đã để lại những dấu ấn trên hệ thống địa danh, trong đó đặc biệt đáng chú { là lớp địa danh đường phố Đây được coi là hệ thống địa danh đặc sắc và tiêu biểu

Trang 24

của Thăng Long – Hà Nội Nghiên cứu địa danh Hà Nội nói chung và địa danh đường phố Hà Nội nói riêng chưa được đánh giá đúng mức và chưa được nghiên cứu như một vấn đề khoa học của ngôn ngữ và văn hóa

Chương 2

Trang 25

Phương thức định danh và cấu tạo địa danh đường phố

Hà Nội đương đại

2.1 Một số nét khái quát về không gian văn hoá Thăng Long – Hà Nội

Không gian văn hóa Thăng Long – Hà Nội được hình thành trên cơ sở vùng hạt nhân trung tâm và những biến đổi của địa giới hành chính, gắn với những biến động của lịch sử Tuy nhiên, không gian văn hóa không đồng nhất với không gian hành chính, địa giới vùng văn hóa không thể coi là địa giới hành chính Nói đến vùng văn hóa không thể xác định rõ ràng vị trí như vùng địa l{ hành chính Khi nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng khái niệm vùng văn hóa của GS Ngô Đức Thịnh:

Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác

{84, tr.64}

Theo chúng tôi, không gian văn hóa Thăng Long – Hà Nội, nếu xét hạt nhân trung tâm chính là vùng nội thành, gồm phạm vi bốn quận là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng cùng những vùng ven nội mà ngày nay đã mở rộng thành quận là Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàng Mai và Long Biên Nếu mở rộng vùng ảnh hưởng và những mối quan hệ trong lịch

sử thì địa vực vùng văn hóa Thăng Long – Hà Nội có thể tính thêm cả những

Trang 26

huyện ngoại thành gồm Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn Địa vực này về cơ bản giống với địa giới hành chính Hà Nội trước khi sát nhập với Hà Tây Do đó, khi nghiên cứu chúng tôi lấy địa giới hành chính và cũng là địa giới văn hóa này để nghiên cứu nhằm đảm bảo tính thống nhất

và liên tục Không gian văn hóa này tương đối thuần nhất và phát triển theo hướng lấy trung tâm, là bốn quận nội thành làm hạt nhân Những đặc điểm

về địa l{, địa giới, lịch sử, tộc người, ngôn ngữ và văn hóa là những yếu tố tác động tới những đặc trưng của địa danh đường phố Hà Nội Tìm hiểu đặc trưng của không gian văn hóa Thăng Long – Hà Nội chính là tìm hiểu cơ sở hình thành địa danh đường phố, dưới cái nhìn của khoa học liên ngành

2.1.1 Đặc trưng về địa l{, địa hình

Hà Nội ngày nay nằm trên vùng bồi tụ của ngã ba sông Hồng, sông Đuống và là vùng đất trung tâm của châu thổ Bắc Bộ Theo nghiên cứu của các nhà địa l{ và thổ nhưỡng thì vùng này cách đây hàng triệu năm vốn là

một vùng “biển xanh”, sau đó biển rút rồi lại qua những thời kz “biển tiến”,

“biển lùi”, cùng với quá trình sông hồ bồi tích và bàn tay con người khai

phá, cảnh quan Hà Nội mới có được diện mạo địa l{ như ngày nay

Địa hình Hà Nội có đặc điểm nổi bật là thấp dần từ Bắc xuống Nam,

từ Tây sang Đông Điều này được phản ánh rõ nét qua các các dòng chảy tự nhiên của các sông chính chảy qua Hà Nội (Sông Cầu, Sông Cà Lồ, Sông Đuống, Sông Hồng) Dạng địa hình chủ yếu là địa hình đồng bằng, được bồi đắp do các dòng sông với các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao, còn có các vùng trũng với các hồ, đầm Các bậc thềm sông chỉ có ở huyện Sóc Sơn và phía Bắc huyện Đông Anh Ngoài ra Hà Nội còn có dạng địa hình núi và đồi xâm thực tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn

Trang 27

Hà Nội là vùng phù sa bãi và trên bãi của sông Nhị - Hồng và các chi

lưu Do đó Hà Nội được mệnh danh là “thành phố trong sông”: Nhị Hà bao

quanh phía Bắc; phía Đông Thăng Long, xa hơn là sông Đuống, sông Thiên Đức; phía Tây là sông Tô Lịch rồi sông Nhuệ, sông Đáy; phía Nam là sông Kim Ngưu, rồi sông Sét, sông Lừ Thành phố nằm gọn trong một tứ giác nước

Hệ thống hồ cũng rất nhiều, được thấy qua các bản đồ thời Lê, Nguyễn Vào năm 1837, chỉ tính riêng Thọ Xương, tức là vùng đất bao gồm quận Hoàn Kiếm, phần lớn quận Hai Bà Trưng, một phần quận Đống Đa, đã

có tới trên 400 hồ lớn nhỏ, trong đó thôn Văn Hương có 33 hồ, Lạc Trung có

30 hồ, Thịnh Yên có 28 hồ….Sắc thái địa văn hóa đó tuy đã bị phai nhòa theo quá trình đô thị hóa với mô hình thành phố đường, chồng lên nó kiểu Tây, nhưng đô thị sông hồ vẫn tiềm ẩn ở cả Hà Nội ngày nay

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho khí hậu vùng Bắc Bộ với đặc điểm của vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Khí hậu thành phố vì thế có cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông

2.1.2 Vài nét về lịch sử và sự thay đổi địa giới hành chính của Hà Nội

Thăng Long – Hà Nội là một trong những thủ đô thuộc loại lớn, một thành phố duy nhất của Đông Nam Á có lịch sử lâu đời và liên tục hàng nghìn năm trong lịch sử, giữ vững vị trí đầu não về chính trị, trung tâm kinh

tế, văn hoá của cả dân tộc Tìm hiểu địa danh đường phố Hà Nội và những dấu ấn đằng sau nó, nhất thiết phải hiểu rõ về địa chí Thăng Long – Hà Nội, đặc biệt là những thay đổi về địa giới hành chính gắn liền với những biến động về lịch sử, địa l{, văn hoá

Trang 28

Ngay từ thời Hùng Vương, Hà Nội cổ đã là vùng đất thuộc bộ Văn Lang, một vùng đất quan trọng của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

Đầu thời Bắc thuộc, Hà Nội thuộc đất đai quận Giao Chỉ, nằm trên địa bàn ba huyện Chu Diên, Liên Lâu và Tây Vu Tuy nhiên, Hà Nội lúc này chưa

có tên gọi cụ thể Đến khoảng năm 454 – 456, huyện Tống Bình được thành lập, trong đó có vùng đất Hà Nội ngày nay Năm 544, L{ Bí khởi nghĩa giành thắng lợi và xưng là Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên và dựng thành trên bờ sông Tô Lịch Đến năm 627, huyện Tống Bình hợp nhất thêm các huyện: Hoàng Giáo, Giao Chỉ, Hoài Đức và trở thành trụ

sở của Giao Châu Đến năm 697, Tống Bình trở thành trụ sở của An Nam đô

hộ phủ Tống Bình lúc này được nâng cấp thành quận gồm ba huyện: Nghĩa Hoài, Tuy Linh, ở Nam sông Hồng và Xương Quốc ở bờ Bắc Đến những năm

627, 767, 864 triều đại đô hộ lần lượt xây Tử Thành, La Thành, rồi Đại La Thành bao quanh Hà Nội để đề phòng những cuộc nổi dậy của nhân dân ta

và cũng là phân chia địa giới của Hà Nội với những khu vực khác Đại La trở thành tên gọi quen thuộc thay thế tên gọi Tống Bình Mùa thu năm 1010, với tầm nhìn xa trông rộng, L{ Thái Tổ đã quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại

La, đổi tên thành Thăng Long, với { nghĩa là Rồng bay Kinh đô Thăng Long được xây dựng thành hai khu riêng biệt: Hoàng thành và kinh thành Cả hai khu vực này làm thành một đơn vị hành chính có tên phủ Ứng Thiên, gồm

61 phường Nền văn minh Đại Việt bắt đầu được tạo dựng từ đây

Nhà Trần thay thế nhà L{ (1226 – 1400), tiếp tục củng cố lại Hoàng Thành và xây thêm kinh thành nhưng ranh giới Thăng Long vẫn giữ như cũ Năm 1230, kinh đô vẫn chia làm 61 phường với những hoạt động buôn bán rất nhộn nhịp Dưới thời Hồ, Thăng Long đổi thành Đông Đô Sau khi đánh thắng giặc Minh, Lê Lợi đổi Đông Đô thành Đông Kinh Phạm vi Hoàng thành

Trang 29

được giới hạn bởi các phố (ngày nay): Hàng Cót, Hàng Điếu, Đường Hoàng Hoa Thám, Đường Bưởi, Đường Cầu Giấy, Đường Kim Mã, Phố Hàng Da Khu dân cư được chia thành 2 huyện: Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện gồm 18 phường Dưới triều Lê Thánh Tông, Đông Kinh – Thăng Long trở thành một thành thị phồn thịnh, buôn bán tấp nập, đông vui, được coi như đỉnh cao của chế độ phong kiến

Thời Trịnh - Nguyễn, tuy có những biến động nhưng cung điện đã được mở rộng, chạy dài từ bờ tây Hồ Gươm sang tới tận đê sông Hồng Sang thời Tây Sơn, kinh đô đóng tại Phú Xuân, Đông Kinh đổi ra Bắc Thành

Đầu đời Gia Long, đặt “Tổng trấn Bắc Thành”, Hoàng thành bị phá bỏ và

thay vào đó là toà thành vuông Năm Gia Long thứ tư, phủ Hoài Đức được thành lập từ phủ Phụng Thiên, bao gồm huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, trong đó Thọ Xương có 8 tổng, 194 phường, thôn, Vĩnh Thuận có 5 tổng, 56 phường, thôn Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), diễn ra việc phân định lại các khu vực hành chính trong cả nước nhằm bãi bỏ các trấn và thành lập các tỉnh Tỉnh Hà Nội ra đời, gồm bốn phủ: Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hoà, L{ Nhân Thăng Long trở thành tỉnh lỵ của Hà Nội Khu vực kinh thành Thăng Long cũ gồm hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, cùng với huyện Từ Liêm hợp thành phủ Hoài Đức Năm Minh Mạng thứ 12, có sự thay đổi về đơn vị hành chính cấp thôn, cấp tổng nên hệ thống đơn vị hành chính cấp dưới huyện ở Thăng Long đều thay đổi Hệ thống chính quyền từ Gia Long đến Tự Đức được tổ chức như sau: Cấp cơ sở là thôn, phường, trại Nhiều thôn (phường, trại) hợp lại thành tổng, nhiều tổng hợp lại thành huyện, nhiều huyện hợp lại thành phủ Ngoài ra một thôn, phường, trại có thể gồm nhiều giáp nhưng giáp không phải là đơn vị hành chính Sau này trong hệ

Trang 30

thống tên đường phố Hà Nội, có rất nhiều tên gọi lấy từ các thôn, làng, giáp

cũ Đó chính là kết quả của quá trình đô thị hoá của Thăng Long, Hà Nội

Như vậy, không gian cấu trúc của Thăng Long – Hà Nội, xét về chức năng có thể phân ra thành ba khu vực: Thứ nhất, khu hành chính, chính trị,

quân sự Đây chính là khu vực Hoàng Thành, Cấm Thành, “phần đô” của Hà

Nội Thứ hai, khu cư trú thủ công và thương nghiệp: Đó là khu đôi bờ sông

Tô Lịch, Nam Hồ Tây và đặc biệt là khu vực phường Hà Khẩu ( gần tương đương với khu 36 phố phường ngày nay) Thứ ba, khu cư trú nông nghiệp: Khu vực phía Tây và phía Nam sông Kim Ngưu mà ta vẫn quen gọi là khu Thập Tam Trại Địa giới và tổ chức hành chính này còn tồn tại đến khi thực dân Pháp chiếm được Hà Nội Năm 1888, thực dân Pháp cho lập “Thành phố Hà Nội”, gồm phần đất huyện Thọ Xương và một phần huyện Vĩnh

Thuận Năm 1889, Pháp lại cho lập “ngoại thành Hà Nội” với phần đất còn

lại cùng một số xã, thôn thuộc hai huyện: Từ Liêm và Thanh Trì Thành cổ

Hà Nôi bị phá để xây khu nhà binh, công sở “Khu phố Tây” ra đời (nằm trên

khu vực đường Đinh Tiên Hoàng, Ngô Quyền, L{ Thái Tổ….ngày nay) Cấu trúc không gian đô thị truyền thống bị phá vỡ Năm 1915, nội thành Hà Nội gồm 8 hộ và đại l{ Hoàn Long (khu ngoại thành Hà Nội), gồm 9 tổng, 60 xã

Sau cách mạng tháng Tám, thành phố Hà Nội được chia thành 22 khu phố nội thành và 120 xã ngoại thành Thời kz đầu kháng chiến, Hà Nội được gọi là khu IX Đến khi hoà bình, Hà Nội bao gồm 4 quận nội thành (34 khu phố) và 4 quận ngoại thành Sau rất nhiều thay đổi, đến 1980, tổ chức hành chính Hà Nội bao gồm 6 khu phố nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, thị xã Sơn Tây và 11 huyện ngoại thành Đến tháng 11/2003, Thành phố Hà Nội có tổng số 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành Ngày 01/08/08, tỉnh Hà Tây chính thức sát nhập về Hà Nội Toàn thành phố

Trang 31

hiện nay có 2 thành phố, 9 quận và 18 huyện ngoại thành, với diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, dân số 6.232.940 người

Những đơn vị hành chính cũng như những thay đổi về địa giới hành chính trên đây chính là cơ sở cho việc ra đời, thay đổi cũng như hình thành mới hệ thống địa danh đường phố Hà Nội Địa danh đường phố Hà Nội vì thế đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu đặc sắc của Thăng Long – Hà Nội trên nhiều góc độ

2.1.3 Đặc trưng về dân cư, tộc người

Đặc tính và đặc điểm dân cư là một yếu tố quan trọng quyết định tới ngôn ngữ sử dụng, xét về cả cấu tạo lẫn ngữ nghĩa

Hà Nội là một vùng đất cổ Những cứ liệu lịch sử đã cho thấy đây là cái nôi của người Việt cổ Nhưng tính chất Việt cổ nơi đây không đơn nhất

mà là sự hòa nhập của nhiều tộc người khác nhau trong một cộng đồng

thống nhất Theo GS Trần Quốc Vượng, đó là “những nhân tố cư dân –

ngôn ngữ - văn hóa Môn Khmer cổ, Tày Thái cổ, Mã Lai cổ và thậm chí cả Tạng Miến cổ trong sự hình thành phức hệ cư dân – ngôn ngữ - văn hóa Việt cổ” {101, tr.67} Đó là nơi hội tụ sự đa dạng văn hóa của những thành

phần Việt cổ khác nhau, chứ không phải là địa bàn thuần Kinh Việt như nhiều người nghĩ Chúng tôi đồng nhất quan điểm với PGS Trần Chí Dõi khi ông tiến hành khảo sát một vài địa danh gốc Nam Đảo ở Hà Nội (địa danh sông Cà Lồ), để tìm ra sự đa dạng trong tính thống nhất của thành phần tộc người Sau này, trải qua những biến động của lịch sử, khi người Việt một lần nữa trở lại với sông Hồng, thì tính chất thuần Kinh Việt mới trở thành đặc

điểm nổi bật, Thăng Long – Hà Nội mới thực sự trở thành “chỗ bốn phương

tụ hội, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời”.{21, tr.74 – 84}

Trang 32

Một đặc điểm quan trọng của Thăng Long – Hà Nội là tính chất của một kinh đô trong nhiều triều đại nên vùng đất này có sức hút lớn với cư

dân nhiều vùng miền trong cả nước Tính chất “tứ chiếng” đã thể hiện rõ

đặc điểm này Ở những làng ngoại thành, ven đô cũ, nơi người dân sinh sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, thường không có sự thay đổi lớn nên nhiều gia đình còn giữ được gia phả ngược đến tận thế kỷ XV, XVI Như ở làng Trung Tự, phường Đông Tác xưa nay là phường Trung Tự, quận Đống Đa có

họ Nguyễn (của những học giả Nguyễn Văn L{, Nguyễn Hữu Kha…) Gia phả

mà dòng tộc này cho biết họ vốn gốc tự Gia Miêu, Thanh Hóa ra cư trú tại Trung Tự từ thời Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) và đến nay trẻ nhất là thế hệ thứ 18 Còn trường hợp họ Nguyễn ở làng Vân Điềm, huyện Đông Anh – dòng họ đã sản sinh ra các bậc đại nho như Nguyễn Án, Nguyễn Tư Giản thì lại coi cụ Nguyễn Thực (1553 – 1637) là tổ thứ 1 và nay trẻ nhất là đời thứ 17.Tuy vậy ở nội thành, hiện tượng này khác hẳn Các khu vực vốn là những phường thương nghiệp và thủ công ở ven cửa sông Hồng và ven sông Tô (nay là khu vực các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, cư dân xáo trộn nhiều Những thương nhân và thợ thủ công ít khi sống cố định nhiều đời tại một nơi Gặp khó khăn trong kinh doanh, những thời điểm sa sút, họ tìm tới vùng đất khác Cũng có những trường hợp, một gia đình có người đỗ đạt được bổ nhiệm làm quan và đem theo gia quyến, đôi khi cả họ hàng đi cùng

Một dòng chảy theo chiều hướng ngược lại là luồng nhập cư trong suốt các thời kz vẫn luôn đổ về Thăng Long – Hà Nội Vào thế kỷ thứ XV, dân các trấn về Thăng Long quá đông khiến cho vua Lê Thánh Tông có { định buộc tất cả phải trở về nguyên quán Nhưng khi nhận thấy chính họ là

Trang 33

lực lượng lao động và nguồn thuế đóng góp quan trọng cho kinh đô, triều đình đã cho phép họ ở lại

Một nguồn dân cư gia nhập khá sớm vào cộng đồng Thăng Long – Hà Nội phải kể đến những thành phần dân tộc ngoại bang, phần lớn là người Hoa Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, rất nhiều người Hoa đã ở lại sinh sống tại thành phố này Trải qua các triều đại L{, Trần, Lê vẫn có những người Hoa tới xin phép cư ngụ tại Thăng Long Dư địa chí của Nguyễn Trãi

có chép, vào thế kỷ XV, trong số 36 phường của Kinh thành đã có tới một phường của người Hoa sinh sống là phường Đường Nhân, thuộc khu vực phố Hàng Ngang ngày nay Trong suốt quá trình nhập cư, rất nhiều gia đình người Hoa đã Việt hóa, nhập tịch làng Việt, và nhất là sử dụng ngôn ngữ Việt

Ngoài người Hoa phải kể đến bộ phận người Chăm, những lớp người được đưa từ phương Nam ra trong nhiều trường hợp khác nhau Một phần trong số họ bị bắt đưa ra sau các cuộc chiến tranh, số khác tự nguyện đến Thăng Long Theo một số tài liệu có ghi: năm 1039, một hoàng tử con vua Chăm đã cùng 5 gia tộc vượt biển ra Thăng Long quy phục nhà L{ Năm

1448, một qu{ tộc nhà Trần là Phan Mỗ đã mang theo tổng số 340 người sang quy phục nhà Lê Các làng Hà Nội, nếu trong tên có chữ Sở thì phần lớn là các sở đồn điền dành cho người Chăm như Vĩnh Tuy Sở, Thịnh Quang

Sở, Xuân Tảo Sở, Quán La Sở….Đặc biệt có làng Phú Gia, quận Tây Hồ có hai

họ Bố và Ông là gốc Chăm Sử sách cũng ghi chép về một phi tần người Chăm là bà Phan Ngọc Đô, được vua Lê Thánh Tông đưa ra Thăng Long, ở tại trang Thiên Niên (nay là Trích Sài) Bà đã dạy cho dân vùng này dệt một mặt hàng lụa rất mỏng, mịn, nhuộm thâm, bóng láng, mặc mát gọi là dệt lĩnh

Trang 34

Thời kz cận đại và hiện đại, luồng nhập cư lại tiếp tục với những dấu

ấn của văn hóa phương Tây, trong đó văn hóa Pháp có ảnh hưởng rộng rãi nhất, đặc biệt là những dấu ấn về ngôn ngữ, được thể hiện trong hệ thống địa danh đường phố

Luồng nhập cư mạnh mẽ và biến động đã dẫn đến những xáo trộn về

thành phần dân cư Các thế hệ “tứ chiếng” kéo về Thăng Long sinh cơ lập

nghiệp đã mang theo cả những lề thói của quê hương mình Song những đặc điểm ấy, theo thời gian, đã được chung đúc lại, chắt lọc ra, hòa với người Thăng Long bản địa để tạo nên nét đặc trưng của người Tràng An: thanh lịch, hào hoa, anh hùng

2.1.4 Đặc điểm về phương ngữ

Trên sự hình thành và biến động của đặc điểm cư dân và những tác động của lịch sử, tiếng nói Hà Nội là kết quả của sự pha trộn, tiếp nhận, lựa chọn cách nói của nhiều tầng lớp người khác nhau cùng tới cư trú từ khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ và về sau này là cả miền Trung và miền Nam Do sự thu hút của sự phát triển kinh tế, văn hoá thương mại, nhiều cuộc di chuyển dân cư lớn tới Hà Nội đã diễn ra như cuộc tập kết ra Bắc của cán bộ miền Nam những năm 1954 1975 và các cuộc sơ tán chống Mỹ từ 1968 của

Hà Nội ra các tỉnh rồi lại trở về Hà Nội Những người di cư đến mảnh đất này tiếp nhận sự phong phú, tinh tế tiếng nói của người Hà Nội và ngược lại, tiếng nói của người Hà Nội cũng tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố tích cực, phong phú của các vùng khác làm cho tiếng nói Hà Nội có bản sắc riêng của Thủ đô

a.Về mặt ngữ âm

Trang 35

Theo Hoàng Thị Châu {17, tr 25}, đặc điểm về hệ thống thanh điệu, âm đầu,

âm cuối được thể hiện như sau:

+ Hệ thống thanh điệu: có 6 thanh, đối lập từng đôi về âm vực và âm điệu

+ Hệ thống phụ âm đầu: có 20 âm vị, không có những phụ âm ghi trong chính tả là s, r, gi, tr, tức là không phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch

+ Hệ thống âm cuối: có đủ các âm cuối ghi trong chính tả Có 3 cặp âm cuối

ở thế bổ túc là:

[ - nh, - ch + đứng sau nguyên âm dòng trước * I, ê, e +

[ - ng, - k + đứng sau nguyên âm dòng giữa *ư, ơ, â, a, ă +

[ - ngm , -kp + đứng sau nguyên âm dòng sau tròn môi * u, ô, o +

Trong chính tả đôi phụ âm này không được phân biệt với đôi phụ âm trên, tuy rằng phát âm khác nhau

Người Hà Nội được đánh giá là “nói năng nhẹ nhàng, thanh lịch,

giọng đầy nhạc tính, dễ nghe” {5, tr 61}cũng chính là nhờ cách phát âm có

đủ 6 thanh điệu và không phát âm có giọng nặng (tức là không có phụ âm rung /r/, phụ âm sát /s/ và phụ âm quặt lưỡi /tr/ Việc không phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch sẽ dẫn tới hiện tượng đồng âm khác nghĩa trong nói và viết Mặc dù phát âm như vậy người Hà Nội vẫn viết đúng theo quy định của chính tả

b Về mặt từ vựng

Trong bối cảnh giao lưu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác, vốn từ vựng

- ngữ nghĩa của tiếng Việt ngày một phong phú và đa dạng Những từ ngữ của các dân tộc thiểu số, từ ngữ nước ngoài, tiêu biểu là từ ngữ tiếng Hán,

Trang 36

tiếng Pháp, tiếng Anh…đã du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau Tiếng Việt đã tiếp nhận từ ngữ nước ngoài một cách có chọn lọc

và phổ thông hoá cho phù hợp với mỗi địa phương Trong suốt 1000 năm đồng hoá, người Hán đã không ngừng đưa ra những chủ trương, chính sách đồng hoá người Việt Nam nhưng không thành công Một trong những chính sách đồng hoá của người phương Bắc là vấn đề ngôn ngữ Kết quả là từ ngữ mang yếu tố Hán Việt hiện nay chiếm khoảng 70% so với tiếng Việt toàn dân cũng là điều dễ hiểu Đối với người Pháp, tình hình cũng diễn ra tương

tự Họ đến Việt Nam và luôn tìm cách bổ sung vào ngôn ngữ tiếng Việt những yếu tố ngôn ngữ gốc Ấn – Âu và họ cũng chuyển dịch các từ địa phương vào ngôn ngữ của mình Sự tiếp nhận các yếu tố từ ngữ ngoại lai nói trên có ảnh hưởng không nhỏ đến vốn từ vựng nói chung, trong đó có vốn từ thuộc về địa danh

2.1.5 Đặc trưng về văn hóa

Trong Chiếu dời đô, vua L{ Thái Tổ đã chỉ ra một nét quan trọng và cơ bản của đất và người được chọn làm kinh thành Thăng Long đã có ngay từ

thời điểm khai sinh “Muôn vật rất thịnh mà phồn vinh….thực là chỗ hội họp

của bốn phương, là chỗ hội tụ của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh

sư muôn đời” Rõ ràng đó là đặc trưng nổi bật của một đô thị Ngay từ thủa

mới khai sinh, Thăng Long đã không chỉ là đô thị hàng đầu mà còn hầu như

là đô thị duy nhất của Việt Nam Thăng Long được xem như một hòn đảo vây quanh là biển cả nông thôn và nông dân Sau này, trong quá trình phát

triển, có những thời kz “mặc dù không còn là Kinh đô nữa, Kẻ Chợ vẫn là

một đô thị đứng đầu vương quốc về nghệ thuật, công nghiệp, thương nghiệp, sự giàu có, về số dân đông đúc, sự lịch duyệt về văn hóa…” {95,

tr.30} Một chất đô thị là bản sắc và bản lĩnh của một địa bàn đất đai và cư

Trang 37

dân – như thế, tất sẽ khiến cho Thăng Long – Hà Nội có một đặc trưng về văn hóa, với mẫu số chung là văn hóa dân tộc với hằng số nông thôn – nông nghiệp – nông dân, nhưng lại có những nét khu biệt, đặc thù so với đặc trưng văn hóa ở bất kz nơi nào khác Những đặc trưng văn hóa nảy sinh từ căn nguyên từ một đô thị hàng đầu, với ảnh hưởng lâu dài của văn hóa cung đình, hòa trộn với nhau, tạo nên một sắc thái văn hóa tiêu biểu Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền Bắc và cả đất nước Trong hàng ngàn năm, vị trí kinh đô khiến thành phố này trở thành nơi quy tụ của những nhân vật ưu tú, những thương nhân, những nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề Họ tới đây lập nghiệp, mang theo những phong tục, tập quán địa phương và Hà Nội trở thành mảnh đất tiêu biểu cho nền văn hóa của cả Việt Nam Những danh nhân, nhân vật nổi tiếng của Việt Nam phần đông xuất thân từ những vùng đất khác, nhưng kinh đô Thăng Long thường là nơi họ xây dựng nên sự nghiệp Môi trường cạnh tranh của đất kinh thành khiến những thương nhân, thợ thủ công trụ vững lại Hà Nội phải là những người xuất sắc, tài năng Khi những người dân tứ xứ về định cư tại Thăng Long, các phong tục tập quán

mà họ mang theo cũng dần thay đổi, tạo nên nét văn hóa của Hà Nội

Thăng Long – Hà Nội còn là nơi giao thoa của những nền văn hóa lớn Hơn một nghìn năm Bắc thuộc đã để lại trên vùng đất Hà Nội ít nhiều những dấu ấn của nền văn minh Trung Hoa Dấu ấn đó đọng lại rõ nét trên

hệ thống tôn giáo Nho – Phật – Lão và những phong tục tập quán mang đậm dấu ấn của văn hóa cung đình Thế kỉ XX, Hà Nội tiếp xúc với nền văn minh phương Tây để rồi xây dựng nên những cơ sở đầu tiên của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại với tân nhạc, thơ mới, hội họa, văn học hiện đại, điện ảnh, nhiếp ảnh, kiến trúc và cả lối sống, để bước vào thời kz hiện đại

Trang 38

Tuy nhiên, dù ở thời kz nào, văn hóa Thăng Long cũng tiếp nhận ảnh hưởng bên ngoài theo hướng tiếp nhận – lan tỏa – chắt lọc – kết tinh, để biến những ảnh hưởng xa lạ thành vốn có của riêng mình Vì thế, trải qua những thăng trầm của thời gian và lịch sử, Thăng Long – Hà Nội đã chắt lọc cho riêng mình những đặc trưng văn hóa mà không nơi nào có được Đó là chữ

“thanh” trong hai chữ “Thanh lịch”, trở thành bản lĩnh và và bản sắc tiêu

biểu, điển hình của văn hóa và con người nơi mảnh đất nghìn năm văn hiến

2.2 Phương thức định danh đường phố ở Hà Nội

Một trong những nội dung cơ bản của địa danh học là nghiên cứu cấu tạo của địa danh, tức là nghiên cứu các phương thức tạo lập hay cách cấu tạo để gọi tên sau khi chọn lựa các thuộc tính, đặc điểm của đối tượng hay gán cho đối tượng một thuộc tính nào đó Về phương diện này, địa danh học quan tâm đến việc người ta đã dùng những phương tiện gì, và bằng cách nào, theo nguyên tắc nào để biến những phương tiện đó trở thành địa danh Việc đặt tên cho một đối tượng địa l{ thường chứa đựng một { nghĩa nào đó liên quan đến đối tượng hoặc chủ thể đặt tên Ý nghĩa đó được thể hiện như thế nào, nhằm mục đích gì tuz thuộc vào phương thức định danh

và cấu tạo của nó

Mỗi dân tộc, mỗi địa phương do đặc điểm ngôn ngữ và văn hoá khác nhau nên thường có những nguyên tắc cấu tạo địa danh khác nhau Vấn đề phương thức định danh lâu nay cũng đang được các nhà địa danh học Việt Nam đưa ra những quan điểm không giống nhau Nguyễn Văn Âu đưa ra các nguyên tắc đặt tên, trong đó có nguyên tắc chung và nguyên tắc cụ thể Tác giả đưa ra một số ví dụ về cách đặt tên một số con sông, con đường,

Trang 39

đơn vị hành chính, từ đó đưa ra các nguyên tắc đặt tên cho hai loại địa danh như sau:

Đối với loại địa danh tự nhiên, địa danh được thực hiện theo các nguyên tắc: địa phương, hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị, âm thanh, đặc sản, thứ tự, phương hướng, vị trí, dân tộc, địa phương, tên người, lịch

sử, kế thừa, truyền thuyết, đặc điểm chung

Đối với loại địa danh kinh tế xã hội, tác giả xác định theo các nguyên tắc: địa phương, đặc sản, nghề nghiệp, tình cảm, huyết tộc, tên người, dân tộc địa phương, lịch sử, tôn giáo, truyền thuyết, kế thừa, kích thước, thứ tự, phương hướng, vị trí, đặc điểm chung

{2, tr 6 – 8}

Ở đây, tác giả đã không xác định một cách rạch ròi giữa phương thức đặt tên và nguyên tắc đặt tên Trần Thanh Tâm cũng không phân định rõ về cách đặt tên và các loại tên được đặt Tác giả đưa ra 6 loại địa danh được đặt là:

1 Địa danh được đặt theo loại hình và đặc điểm

2 Địa danh đặt theo vị trí không gian và thời gian

3 Địa danh đặt theo tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử

4 Địa danh đặt theo hình thái, chất đất

5 Địa danh đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế

6 Địa danh đặt theo sinh hoạt xã hội

{75, tr.60 – 73}

Trang 40

Các loại địa danh trên theo chúng tôi, chỉ mới là sản phẩm của phương thức

tự tạo, còn các phương thức khác, tác giả chưa đề cập đến

Khi nghiên cứu địa danh ở Hải Phòng, Nguyễn Kiên Trường đã đưa ra bốn phương thức cấu tạo địa danh, đó là:

1 Phương thức đặt tên dựa vào các thuộc tính, tính chất phản ánh hình thức và nội dung có trong hoặc gắn với bản thân đối tượng, địa bàn hoặc trong mối quan hệ với các đối tượng, địa bàn khác có liên quan

2 Phương thức chuyển hoá

3 Phương thức vay mượn

1 Phương thức tự tạo

Ngày đăng: 30/08/2017, 15:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Âu (1993), Địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa danh Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Âu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
2. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về địa danh học
Tác giả: Nguyễn Văn Âu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
3. Nguyễn Bắc, Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Vinh Phúc (1990), Hà Nội tự điển, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội tự điển
Tác giả: Nguyễn Bắc, Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Vinh Phúc
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1990
4. Nguyễn Bắc, Nguyễn Vinh Phúc (2000), Hà Nội phố, làng biên niên sử, NXB Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội phố, làng biên niên sử
Tác giả: Nguyễn Bắc, Nguyễn Vinh Phúc
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2000
5. Nguyễn Trọng Báu (2000), “Tiếng Hà Nội và vấn đề chuẩn tiếng Việt toàn dân”//Hà Nội – Những vấn đề ngôn ngữ văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.59 – 65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Hà Nội và vấn đề chuẩn tiếng Việt toàn dân”//"Hà Nội – Những vấn đề ngôn ngữ văn hóa
Tác giả: Nguyễn Trọng Báu
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2000
6. Trần Văn Bính (2000), Văn hoá Thăng Long, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Thăng Long
Tác giả: Trần Văn Bính
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
7. Phan Văn Các (1994), Từ điển Hán Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Phan Văn Các
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
8. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1975
9. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
10. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
11. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
12. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
13. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
14. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1999
15. Đỗ Hữu Châu (2005), “Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ (số 10), tr.1 – 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 2005
16. Hoàng Thị Châu (1966), “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông”, Thông báo khoa học văn học – ngôn ngữ 1964 – 1965 tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.94 – 106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông”, "Thông báo khoa học văn học – ngôn ngữ 1964 – 1965
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1966
17. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước (phương ngữ học), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt trên các miền đất nước (phương ngữ học)
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1989
18. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
19. Trần Chí Dõi (2000), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội
Tác giả: Trần Chí Dõi
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2000
20. Trần Chí Dõi (2000), “Về địa danh Cửa Lò”, T/c Văn hóa dân gian (số 3), tr.43 – 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về địa danh Cửa Lò”, "T/c Văn hóa dân gian
Tác giả: Trần Chí Dõi
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w