Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác: Chỉ tiêu này được tính căn cứ vào tổng số tiền đã thu Tổng giá thanh toán trong kỳ do bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ
Trang 1
BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN KÊ TOÁN TÀI CHÍNH Học viên: Nguyễn Tuấn Đức
Lớp: M0611
Bài 1: Một vài số liệu chọn lọc trên bảng cân đối kế toán trong bốn năm gần
đầy của liên doanh sản xuất xe hơi Good Luck được trình bay trong bảng sau (đơn vị tính: chục triệu đồng)
( Đvt: chục triệu đồng)
Tài sản lưu động/Nợ
ngắn hạn
a- Hãy tính toán những số liệu còn thiếu trong bốn năm qua trong bảng trên
Ta có:
Tổng tài sản = Tài sản cố định + tài sản lưu động
Tổng nợ và vốn cổ đông = Nợ ngắn hạn + nợ dài hạn + vốn góp
Lợi nhuận giữ lại= Lợi nhuận giữ lại ban đầu + thu nhập ròng - cổ tức
dựa vào các mối quan hệ cân đối trên mà ta tính được các chỉ tiêu còn thiếu trong bảng số liệu trên
b/ Hãy tìm những thay đổi về cơ cấu tổng tài sản và cơ cấu nguồn vốn (tức tổng
nợ và vốn cổ đông) trong thời gian bốn năm qua Hãy đề xuất những sự kiện hay những giao dịch mà có thể là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này.
Trang 2
Qua số liệu bảng trên, ta có thể tính được tỷ trọng của các chỉ tiêu tài sản cố định, tài sản lưu động trong cơ cấu tổng tài sản cũng như tỷ trọng của các khoản
nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn góp trong cơ cấu nguồn vốn như sau:
năm 6 năm 7 năm 8 năm 9
Tổng tài sản
Tài sản lưu động
58.84 59.71 58.45 52.55 Tài sản cố định 41.16 40.29 41.55 47.45
Tổng nợ và vốn cổ
đông
Nợ ngắn hạn 46.70 46.74 48.71 49.57
Nợ dài hạn 18.70 18.48 20.42 22.81
Lợi nhuận giữ lại
24.03 22.68 20.46 18.31
Để làm rõ hơn những biến động, thay đổi trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong thời gian 4 năm qua, ta có thể minh họa qua đồ thị sau:
1 Đồ thị minh họa cơ cấu tài sản
Sự thay đổi về cơ cấu tổng tài sản như sau:
Về tài sản lưu động, nhận thấy qua 4 năm có xu hướng biến động không đều nhưng thay đổi nhẹ Cụ thể năm thứ 6, tỷ trọng tài sản lưu động là 58.84%, năm thứ 7 là 59.71% tăng nhẹ 1.11%, năm thứ 8 là 58.45% giảm nhẹ 1.26% so với năm thứ 7 trong khi năm thứ 9 tỷ trọng tài sản lưu động là 52.55% giảm 5.9% so với năm thứ 8 Nhìn chung về tỷ trọng tài sản lưu động trong cơ cấu tổng tài sản biến động không nhiều Tuy nhiên nhìn về con số tuyệt đối thì tổng tài sản đều tăng khá nhanh qua 4 năm, tài sản lưu động cũng tăng cả về số tuyệt đối Như
Trang 3
vậy, cần phải xem xét lại tình hình sử dụng tài sản lưu động mặc dù biến động ở ngưỡng khá an toàn để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cũng như tăng tốc độ vòng quay vốn các sự kiện giao dịch có thể là nguyên nhân: giảm lượng hàng tồn kho bằng cách thanh lý hàng tồn đọng trong kho, thu hồi các khoản nợ, gia tăng các khoản chi tiền mặt
Trong khi tài sản lưu động có xu hướng biến động không đều nhìn chung giảm nhẹ thì tài sản cố định lại có xu hướng tăng Tốc độ tăng tuy không nhiều tốc độ tăng nhiều nhất là vào năm thứ 9 với tỷ trọng 47.45% trong khi các năm thứ 6,7,8 chỉ xấp xỉ 40% Có thể nói, công ty liên doanh này đang tích cực mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm vào các tài sản cố định như máy móc sản xuất, dây chuyền công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất bằng cách trang bị thêm các tài sản cố định phục vụ sản xuất ngoài ra, công ty có thể gia tăng đầu tư thêm vào các công ty con, công ty liên doanh liên kết khác, hoặc đầu tư chứng khoán
2 Đồ thị minh họa cơ cấu nguồn vốn
Qua đồ thị minh họa trên và bảng số liệu về tỷ trọng các chỉ tiêu trong nguồn vốn, ta có thể nhận xét như sau:
- nợ ngắn hạn tăng nhẹ trong năm thứ 7 chiếm 46.74% trong cơ cấu nguồn vốn tốc độ tăng nhẹ cho thấy nợ gia tăng có thể do công ty liên doanh này gia tăng các khoản vay ngắn hạn, chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp, gia tăng các khoản chiếm dụng đến năm thứ 8 và 9, tình hình nợ ngắn hạn vẫn tăng nhưng tốc độ không lớn,và thay đổi không nhiều
- nợ dài hạn nhìn chung gia tăng nhanh cả về số tuyệt đối và số tương đối năm thứ 6 chiếm 18.7 %, giảm nhẹ trong năm thứ 7 và tăng với tốc độ
Trang 4
nhanh vào năm thứ 8 và 9 với tình hình này có thể do công ty đã vay nợ dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định tuy nhiên, cơ cấu nợ gia tăng sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty, làm cho xu hướng trở nên xấu đi
- vốn góp có xu hướng giảm, thể hiện khá rõ vào năm thứ 8 và 9 sang năm thứ 8 và 9 thì tỷ trọng vốn góp biến động không nhiều nhưng ngày càng
có xu hướng giảm đây là vấn đề đáng lo ngại có thể do các cổ đông rút vốn
Bài 2: Bảng sau đây trình bày những số liệu chọn lọc ảnh hưởng đến lợi nhuận
giữ lại trong bốn năm gần đây của liên doanh sản xuất xe hơi Fortune (đơn vị tính: triệu đồng )
Thu nhập giữ lại ngày 01-01 26916 32009 36055 39818
Cổ tức công bố và đã chia 856 1140 1263 1263
Thu nhập giữ lại ngày 31-12 32009 36055 39818 37484
a/ Hãy tính toán những số liệu còn thiếu trong bốn năm qua trong bảng trên.
Ta có:
Thu nhập giữ lại ngày 31/12 = Thu nhập giữ lại ngày 01/01+ Thu nhập ròng – Cổ tức công bố và đã chia
Như vậy dựa vào mối quan hệ này mà ta có thể tính toán được những số liệu còn thiếu trong 4 năm qua trong bảng
b/ Lợi nhuận giữ lại tuy gia tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của lợi nhuận giữ lại giảm xuống từ năm 3 đến năm 5 ; và từ năm 5 đến năm 6, lợi nhuận giữ lại giảm xuống Ta có thể giải thích như thế nào cho những thay đổi này?
Để có thể thấy được sự thay đổi tỷ lệ tăng trưởng của lợi nhuận giữ lại qua các năm, ta lập bảng sau:
Năm Tốc độ tăng trưởng của thu nhập giữ
lại (%)
Trang 5
Nhận thấy, từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 thì lợi nhuận giữ lại tăng về quy mô nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm dần cụ thể, năm thứ 3 lợi nhuận giữ lại là
32009 triệu đồng, năm thứ 4 là 36055 triệu đồng tăng 12.64% so với năm thứ 3 Năm thứ 5 lợi nhuận giữ lại là 39818 triệu đồng tăng 10.44% Nhận thấy mặc dù lợi nhuận giữ lại tăng từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 nhưng tốc độ tăng trưởng lại
có xu hướng giảm đi Nguyên nhân do: thu nhập giữ lại ban đầu ngày 01/01 có
xu hướng tăng cả 4 năm, cổ tức đã chia tăng theo, trong khi thu nhập ròng lại giảm Chính điều này làm cho lợi nhuận giữ lại từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 tăng
về số tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng
Mặt khác, lợi nhuận giữ lại năm thứ 6 giảm so với năm thứ 5 Nguyên nhân do: thu nhập ròng năm thứ 6 giảm mạnh xuống -1071 triệu đồng trong khi lợi nhuận giữ lại ban đầu tăng nhưng với tốc độ nhỏ hơn tốc độ giảm của thu nhập ròng còn cổ tức đã chia lại không thay đổi Vì vậy mà không những lợi nhuận giữ lại năm thứ 6 giảm về số tuyệt đối mà còn giảm mạnh về tốc độ tăng trưởng
BÀI 3:
a Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 ( Đơn vị: triệu đồng)
NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ
HỮU
Trang 6
Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 580.4 501.1
Báo cáo thu nhập ( Triệu đồng )
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 49.4 34.2
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 51.7 37.9
b Nêu nhận xét của Anh, Chị về thay đổi trong khoản mục tài sản cố định, khấu hao tích luỹ trên bảng cân đối kế toán và chi phí khấu hao trên báo cáo thu nhập của năm 2010? Hãy nêu các tính toán cụ thể để minh hoạ cho nhận xét của Anh chị ?
* Tài sản cố định ròng :
Tài sản cố định ròng = Nguyên giá + Khấu hao tích lũy
Năm 2009 : Tài sản cố định ròng = Tổng tài sản – Tài sản lưu động
= 501,1-334.1 =167,0 ( triệu đồng)
Năm 2010: 203,8 triệu đồng
Tài sản cố định ròng năm 2010 lớn hơn năm 2009: 36,8 triệu đồng Số liệu này cho thấy giá trị tài sản cố định đang tăng lên, công ty đang đầu tư các thiết bị, máy móc, mở rộng qui mô sản xuất
*Khấu hao tích lũy:
Năm 2010: - 246,2 triệu đồng
Năm 2009: Khấu hao tích lũy = Nguyên giá – Tài sản cố định ròng
Trang 7
= Nguyên giá - ( Tổng tài sản – cộng tài sản lưu động)
=400 - ( 501,1 – 334,1) = -233( triệu đồng)
Tài sản cố định ròng tăng nhưng khấu hoa tài sản tích lũy năm 2010 so với năm 2009 giảm 13,2 triệu đồng
*Chi phí khấu hao trên báo cáo thu nhập :
Năm 2010:
Ta có: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh= Lãi gộp – Chi phí kinh doanh – chi phí khấu hao
Chi phí khấu hao = Lãi gộp – Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh – chi phí kinh doanh
= 260,6 - 49,4 – 188,5 = 22,7 (triệu đồng) Năm 2009: Chi phí khấu hao: 20,1 triệu đồng
Chi phí khấu hao năm 2010 lớn hơn chi phí khấu hao năm 2009 là 2,6 triệu đồng
c/ Anh Chị biết rằng doanh thu trên báo cáo thu nhập được dựa trên cơ sở
kế toán theo thực tế phát sinh (accrual), nó không phải là số tiền mặt thực
thu.
Vậy số tiền mặt thu được từ việc bán hàng trong năm 2010 của Công ty PHUSA thực sự là bao nhiêu? Hãy diễn giải các tính toán của Anh Chị.
Ta biết rằng doanh thu trên báo cáo thu nhập được dựa trên cơ sở kế toán theo thực tế phát sinh, nó không phải là số tiền mặt thực thu
Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác:
Chỉ tiêu này được tính căn cứ vào tổng số tiền đã thu (Tổng giá thanh toán) trong kỳ do bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ, tiền bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản doanh thu khác (như bán chứng khoán vì mục đích thương mại) (nếu có), trừ các khoản doanh thu được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, kể cả các khoản tiền đã thu từ các khoản nợ phải thu liên quan đến các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác phát sinh từ
Trang 8
các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền và số tiền ứng trước của người mua hàng hóa, dịch vụ
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản “Tiần mặt”,
“Tiền gửi ngân hàng” (phần thu tiền), sổ kế toán các tài khoản phải trả (Tiền thu
từ bán hàng, cung cấp dịch vụ chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả, trong kỳ báo cáo sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dv” (bán hàng, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay) và sổ kế toán tài khoản
“Phải thu của khách hàng” (bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác phát sinh từ các kỳ trước, đã thu được tiền trong kỳ này) hoặc số tiền ứng trước trong
kỳ của người mua sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ, sổ kế toán tài khoản “đầu tư chứng khoán ngắn hạn” và tài khoản “doanh thu hoạt động tài chính” (bán chứng khoán vì mục đích thương mại thu tiền ngay)
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ các khoản khác từ hoạt động kinh doanh, ngoài khoản tiền thu được phản ánh ở Mã số 01, như: tiền thu
từ khoản thu ngắn hạnập khác (tiền thu về được bồi thường, tiền phạt, tiền thưởng và các khoản tiền thu khác…); tiền đã thu do được hoàn thuế; tiền thu được do nhận ký quỹ, ký cược; tiền thu hồi các khoản đưa đi ký cược, ký quỹ; tiền thu từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án (nếu có); tiền được các tổ chức, cá nhân bên ngoài thưởng, hỗ trợ ghi tăng các quỹ của doanh nghiệp; tiền nhận được ghi tăng các quỹ do cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp…
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “Tiền mặt”, “tiền gởi ngân hàng” sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản “thu nhập khác”, tài khoản “thuế GTGT được khách hàng khấu trừ” và sổ kế toán các tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo
d/ Tương tự câu c, Anh Chị hãy tính toán số tiền mặt thực chi cho việc mua hàng của Công ty PHUSA trong năm 2010
Trang 9
Tiền mặt thực chi năm 2010 = Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch
vụ + Tiền chi trả cho người lao động + Tiền chi trả lãi vay + Tiền chi trả nộp thuế TNDN + Tiền chi khác
1 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả (tổng giá thanh toán) trong
kỳ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, chi mua chứng khoán vì mục đích thương mại (nếu có), kể cả số tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả liên quan đến giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới trả tiền và số tiền chi ứng trước cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản “Tiền mặt”,
“tiền gởi ngân hàng” và “tiền đang chuyển” (phần chi tiền trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ), sổ kế toán tài khoản “phải thu của khách hàng” (phần chi tiến từ thu các khoản phải thu của khách hàng), sổ kế toán tài khoản “vay ngắn hạn” (phần chi tiền từ tiền vay ngắn hạn nhận được chuyển trả ngay cho người bán) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài khoản “phải trả cho người bán”, sổ kế toán các tài khoản hàng tồn kho và các tài khoản có liên quan khác, chi tiết phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo, sổ kế toán các tài khoản
“đầu tư chứng khoán ngắn hạn” (chi mua chứng khoán vì mục đích thương mại) Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
2 Tiền chi trả cho người lao động
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng…do doanh nghiệp đã thanh toán hoặc tạm ứng Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gởi ngân hàng” và “tiền đang chuyển” (phần chi tiền trả cho người lao động) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài khoản “phải trả người lao động” – phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
3 Tiền chi trả lãi vay
Trang 10
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả phát sinh từ các kỳ trước và đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản “Tiền mặt”,
“tiền gởi ngân hàng” và “tiền đang chuyển” (phần chi trả lãi tiền vay); sổ kế toán tài khoản “phải thu của khách hàng” (phần tiền trả lãi vay từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài khoản “chi phí phải trả”, tài khoản “chi phí tài chính”, tài khoản “chi phì trả trước ngắn hạn”, tài khoản “chi phí trả trước dài hạn” (theo dõi số tiền lãi vay trả trước) (theo dõi số tiền lãi vay phải trả) và các tài khoản liên quan khác Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
4 Tiền chi nộp thuế TNDN
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế TNDN cho nhà nước trong ký báo cáo, bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước (nếu có)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản “Tiền mặt”,
“tiền gởi ngân hàng” và “tiền đang chuyển” (phần chi tiền nộp thuế TNDN), sổ
kế toán tài khoản “phải thu của khách hàng” (phần tiền nộp thuế TNDN từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với
sổ kế toán tài khoản “thuế và các khoản phải nộp nhà nước” (phần thuế TNDN
đã nộp trong kỳ báo cáo) Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
5 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi về các khoản khác, ngoài các khoản tiền chi liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo được phản ánh ở mã số 02, 03, 04, 05, như: tiền chi bồi thường, bị phạt và các khoản chi phí khác; tiền nộp các loại thuế (không bao gồm TNDN); tiền nộp các loại phí, lệ phí, tiền thuê đất; tiền chi đưa đi ký cược, ký quỹ; tiền trả lại các khoản nhận ký cược, ký quỹ, tiền chi trực tiếp từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc