* Hoạt động nhóm: - Trình bày lại những hiểu biết của em về trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng; quang hợp; hô hấp ở cây xanh mà em đã học từ lớp 6.. Trao đổi * Hoạt động tập thể: - Tổn
Trang 1Ngày soạn: 07/10/2016
CHỦ ĐỀ 3 – SINH HỌC CƠ THỂ
BÀI 8 TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG (3T)
I Mục tiêu (TLHDH)
II Chuẩn bị:
1 GV: - Bộ đồ chơi: mô hình phân tử đường glucoz, mô hình enzim.
- Bánh mì
- Cốc nước vôi trong, ống hút
- Bài giảng điện tử, bảng nhóm, bút dạ
2 HS: - Nghiên cứu trước bài mới; ôn lại kiến thức về trao đổi nước và dinh dưỡng
khoáng ở cây xanh
III Tiến trình bài học
7A: Ngày 14/10/2016
7B: Ngày 17/10/2016
Tiết 24.
Hoạt
động
Thay đổi hình thức,
bổ sung nội dung
Nội dung
A Hoạt
động
khởi
động
* Hoạt động tập thể:
- Chơi trò chơi đóng vai phản ứng
enzim xúc tác thủy phân tinh bột
thành đường Glucoz
- HS ăn bánh mì, nhai kĩ và nêu
cảm giác về vị của bánh khi nhai
lâu Trả lời câu hỏi trong tài liệu
- Nghe giới thiệu về enzim trong
nước bọt giúp phân giải bánh mì
thành đường
* Hoạt động nhóm:
- Trình bày lại những hiểu biết
của em về trao đổi nước và dinh
dưỡng khoáng; quang hợp; hô
hấp ở cây xanh mà em đã học từ
lớp 6
- Thuyết trình trước lớp, lắng
nghe ý kiến của các nhóm khác
và GV
- Thấy được phản ứng hóa học thủy phân tinh bột thành đường nhờ enzim: chất tham gia, sản phẩm, điều kiện
- Có thể HS nêu được là bánh đã chuyển hóa thành đường nên thấy vị ngọt từ đó suy ra trong nước bọt có enzim
- Nêu lại được: con đường trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng của cây xanh; sơ đồ quang hợp; hô hấp ở cây xanh
B Hoạt
động
hình
thành
kiến
thức
1 Trao
đổi
* Hoạt động tập thể:
- Tổng hợp lại các nội dung về
trao đổi nước ở cây xanh, kết hợp
với thông tin trong sách, thảo
luận 2 câu hỏi trong tài liệu
- Nêu ý kiến tranh luận, lắng
nghe các ý kiến góp ý và phản
biện
- Nêu được các vai trò của nước đối với cây: là thành phần cấu tạo chính của cây, giúp vận chuyển các chất trong cây, giúp cây hấp thụ muối khoáng hòa tan, là nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ…
- Vai trò của quá trình thoát hơi nước
Trang 2nước. - Hoàn thiện nội dung vào vở.
* Hoạt động nhóm:
- Đọc thông tin về nhu cầu nước
ở người và các con số về bài tiết
nước ở người
- Thảo luận 3 câu hỏi trong tài
liệu, ghi ra bảng nhóm
- Trình bày trước lớp, lắng nghe ý
kiến các nhóm khác và nhận xét
của GV để hoàn thiện vào vở
* Ghi nội dung về nhà:
- Chuẩn bị nội dung mục D, E để
chia sẻ trước lớp
(7A chỉ chuẩn bị mục D)
qua lá là tạo động lực để cây hút nước
và vận chuyển các chất hòa tan, làm mát bề mặt lá
- Quá trình toát mồ hôi giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt đồng thời đào thải một số chất ra khỏi cơ thể
- Nếu cơ thể thiếu nước, các quá trình vận chuyển các chất trở nên khó khăn, các chất thải không được thải ra ngoài dẫn tới đau đầu, mệt mỏi và nếu thiếu nước nhiều đến 20% thì có thể dẫn tới tử vong do trụy mạch
- Cần uống đủ nước (6-8 cốc một ngày); uống vào sáng sớm lúc mới ngủ dậy, nửa buổi sáng, trước và sau khi ăn trưa 30 phút, giữa buổi chiều, trước khi ăn tối 1 giờ và trước khi đi
ngủ nửa giờ; không: uống nước đun
lại nhiều lần, nước đun để quá 2 ngày, nước ngọt có ga, uống trong khi ăn và ngay sau khi vận động, uống nhiều trước khi đi ngủ
Ngày dạy:7A:
17/10/2016
7B: 21/10/2016
Tiết 25.
2 Sự
dinh
dưỡng
* Hoạt động nhóm:
- Đọc thông tin trang 63
- Thảo luận và ghi thông tin vào
bảng theo mẫu trong tài liệu
- Cử đại diện trình bày trước lớp,
lắng nghe ý kiến của các nhóm
khác và GV, hoàn thiện vào vở
* Hoạt động cặp đôi:
- Đọc thông tin trang 63
- Trao đổi, trả lời câu hỏi bên
dưới
- Trình bày trước lớp, lắng nghe ý
kiến của các cặp khác và GV,
hoàn thiện vào vở
- Nêu được:
+ Thực vật “ăn”: nước, phân bón, ánh sáng; người ăn: cơm, thịt, rau, trứng, sữa, nước, hoa quả…
+ Khí hít vào là không khí nên có thành phần như không khí còn khí thở
ra sau khi đã trao đổi khí thì có hàm lượng oxi thấp và hàm lượng CO2 cao
do con người đã lấy khí O2 và thải khí
CO2 + Hệ hô hấp thực hiện quá trình trao đổi khí
+ Khi vận động mạnh hoặc tập thể dục, cơ thể đã sử dụng nhiều năng
Trang 3lượng nên cần tăng cường trao đổi khí
để giải phóng năng lượng bù cho năng lượng đã sử dụng dẫn tới nhịp
hô hấp tăng
Ngày dạy:7A:
17/10/2016
7B: 24/10/2016
Tiết 26.
C Hoạt
động
Luyện
tập
* Hoạt động nhóm:
- Làm thí nghiệm thổi vào nước
vôi trong để thấy được hàm
lượng CO2 trong khí thở cao hơn
trong không khí
* Hoạt động nhóm:
- Thảo luận BT2,3 mục C
- Báo cáo kết quả tại nhóm, một
số nhóm làm hoàn thiện trợ giúp
các nhóm chưa hoàn thiện
- Bài 2 Năng lượng được tích lũy khi tổng hợp các chất và được giải phóng khi phân giải các chất
- Bài 3 Nhờ quá trình chuyển hóa vật chất mà cơ thể tích lũy các chất và sinh trưởng đồng thời tích lũy năng lượng để sử dụng cho các hoạt động sống
Quá trình chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể tích lũy và giải phóng năng lượng để hoạt động
Hai quá trình thể hiện đặc trưng cơ bản của cơ thể sống
D Hoạt
động vận
dụng
* Hoạt động tập thể:
- Báo cáo nội dung BT 1,2,3
- Lắng nghe nhận xét và hoàn
thiện vào vở
- B1: giun đất chết vì da khô, không
hô hấp được
- B2: Phải thường xuyên tắm gội và giữ vệ sinh cơ thể để tạo điều kiện cho cơ thể trao đổi nước thuận lợi
- B3: Ăn uống khoa học là ăn uống đủ
và cân đối các chất, ăn uống đúng lúc, đúng cách…
Với lớp 7A: Cần gợi ý: giun hô hấp
bằng cơ quan nào? Da có chức năng
gì với TĐC? Ăn thiếu chất hoặc thừa chất có tác hại gì?
E Hoạt
động tìm
tòi mở
rộng
- Chia sẻ nội dung chuẩn bị ở
nhà
* Ghi nội dung công việc ở nhà:
- Nghiên cứu trước bài 9 “Sinh
trưởng và phát triển ở sinh vật”
Nêu được: những loài ăn thức ăn thô
có ruột dài hơn các loài ăn tạp, những loài ăn thức ăn tinh có ruột ngắn nhất
Rút kinh nghiệm:
………
………
………
Trang 4………