1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIAO AN NGOAI GIO LEN LOP

37 1,5K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 202 KB

Nội dung

3.Kết thúc hoạt động - Mời GVCM nhận xét - Trao quà cho các nhóm Hoạt động 2: THI HÙNG BIỆN VỀ “TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN HỌC SINH TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

Trang 1

Chủ đề tháng 9 :

THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

ĐẤT NƯỚC

HOẠT ĐỘNG 1: THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ : “BẠN HIỂU GÌ VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN

ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC?”

I MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

- Hiểu được nội dung cơ bản của CNH,HĐH đất nước và bày tỏ ý kiến của mình về CNH, HĐH

- Xác địng rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh là tích cực, chủ động, tự giác học tập và rèn luyện để sau này góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH

- Tin tưởng ở sự thành công của sự nghiệp CNH,HĐH đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

II NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

-Vì sao đất nước ta phải tiến hành CNH,HĐH?

-Nội dung của CNH,HĐH

-Vài trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước

-Quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong học tập, rèn luyện để phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH đất nước

III CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Định hướng cho học sinh thảo luận về các nội dung với những câu hỏi sau:

+ Em hiểu thế nào là CNH, HĐH?

+ Vì sao đất nước phải tiến hành CNH,HĐH?

+ Hãy nêu mục tiêu của CNH,HĐH ở nước ta?

+ CNH,HĐH đất nước bao gồm những nội dung gì?

+ Để phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, thanh niên học sinh phải học tập và rèn luyện như thế nào?

+ Hãy nêu vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước

- Giao trách nhiệm cho cán bộ lớp, BCH chi đoàn Chuẩn bị và triển khai tổ chức thảo luận

- Duyệt kế hoạch của cán bộ lớp và BCH chi đoàn, cho học sinh tiến hành thảo luận, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm

- Phân công theo tổ

- Phân công trang trí lớp, người dẫn chương trình và mời đại biểu

-Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, trò chơi

IV TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1.Hoạt động 1

- Hát tập thể: Nối Vòng Tay Lớn của Trịng Công Sơn

- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

1 Hoạt động 2: Thảo luận câu hỏi

Câu 1.Mục tiên của CNH,HĐH ở nước ta?

Câu 2 Nội dung CNH,HĐH ?

Trò chơi

Trang 2

Câu 3 Qúa trính CNH,HĐH đất nước đang đặt ra những yêu cầu gì?

Câu 4.Yêu cầu của quá trình CNH,HĐH đất nước đối với thanh niên?

Văn nghệ

- Các tổ lần lượt cử đại diện trình bày vấn đề đặt ra

3.Kết thúc hoạt động

- Mời GVCM nhận xét

- Trao quà cho các nhóm

Hoạt động 2: THI HÙNG BIỆN VỀ “TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN HỌC SINH TRONG

SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC”

(2 tiết) I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

- Hiểu sâu sắc về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước

- Xác định được trách nhiệm cụ thể của mình khi đang ngồi trên nghế nhà trường, từ đó biết lập kế hoạch phấn đấu cho mình trong học tập và rèn luyện

- Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể; sẵn sàng tham gia các hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao

II NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

1.Nội dung:

Thi hùng biện cới các nội dung sau:

- Vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

- Yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đối với thanh niên học sinh

- Nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

2 Hình thức:

- Tổ chức cuộc thi hùng biện

III CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

-Thông qua nôi dung buổi sinh hoạt cho học sinh

- Họp cán bộ lớp, BCH chi đoàn, giao trách nhiệm cho lớp, chi đoàn chuẩn bị các bước để tiến hành cuộc thi hùng biện

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Điều 12, Điều 29 công ước LHQ về Quyền trẻ em để học sinh hiểu rõ quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được thể hiện ước mơ, khát vọng của mình khi hùng biện

- Giải đáp những vướng mắc về kiến thức của học sinh

-Kiển tra sự chuẩn bị của học sinh

+ Nếu thi cá nhân thì xen kẽ các tiết mục văn nghệ, mỗi cá nhân dự thi trong vòng 5- 7 phút

- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban tổ chức

- Từng nhóm chuẩn bị các kiến thức co ùliên quan đến nội dung của hội thi

- Phân công người điều kiển chương trình hoạt động

- Chuẩn bị:

 Cơ sở vật chất và trang trí phù hợp với yêu cầu của diễn đàn

Trang 3

 Giấy mời đại biển

 Quà tặng (nếu có)

IV TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

- Người dẫn chương trình cho tập thể chơi trò chơi hoặc hát

- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

- Giới thiệu các đội tham gia

- Giới thiệu ban giám khảo cuộc thi

1 Khởi động

- Người dẫn chương trình hát một số bài hát (1 đoạn) và yêu cầu các đội đoán xem đó là bài hát gì?

- Các đội giành quyền trả lời bằng cách giơ tay

- Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm

2 Thi hùng biện:

Thể lệ:

- Ba đội bốc thăm câu hỏi và thảo luận

- Các bạn đại diện nhóm tham gia hùng biện đứng lên phía trước và lần lượt thi

- Sau mỗi phần thi Ban giám khảo sẽ đưa ra câu hỏi phụ để chất vấn Các đội có 1 phút thảo luận và trả lời câu hỏi trong vòng tối đa 2 phút

- Cách tính điểm:

Câu hỏi chính tối đa 10 điểm

Câu hỏi phụ tối đa 5 điểm

- Yêu cầu :Nội dung phải trình bày ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn.

- Câu 1: Vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước?

- Câu 2 : Yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đối với thanh niên học sinh?

- Yêu cầu:

 Thanh niên phải có hoài bão lớn

 Thanh niên học sinh phải có năng lực tiếp thu, sáng tạo trong khoa học và công nghệ; biết kế thừa và phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc

 Thanh niên học sinh phải rèn luyện phẩm chất đạo đức, rèn luyện tinh thần yêu lao động và tácphong công nghiệp

 Thanh niên học sinh phải xây dựng cho mình lí tưởng, ý chí và tinh thần cách mạng

 Thanh niên học sinh phải có sức khoẻ

 Thanh niên học sinh phải luôn ý thức sâu sắc rằng chính họ chứ không phải ai khàc là lực lượngxung kích trong sự nghiệp CNH, HĐH

Câu 3: Nhiệm vụ của thanh niên học sinh với CNH, HĐH đất nước?

- Yêu cầu:

Thi đua học tập, rèn luyện, làm chủ khoa học, công nghệ

Là lực lượng nòng cốt của phong trào thanh niên xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc

3.Thi tài năng

- Mỗi đội sẽ thể hiện tài năng của mình ( tiểu phẩm,hát,kể chuyện,…)

- Điểm do Ban giám khảo quyết định trên thang điểm 10

4 Kết thúc

- Công bố điểm của các đội

-Mời GVCN nhận xét

- Trao qua cho các đội tham gia

Trang 4

Chủ đề tháng 10: THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH

Hoạt động 1:

DIỄN ĐÀN THANH NIÊN

“VẺ ĐẸP TRONG TÌNH BẠN VÀ TÌNH YÊU”

(1 tiết)

I MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:

- Hiểu được vẻ đẹp của tình bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh ở lứa tuổi vị thành niên,ý nghĩa quan trọng của những tình cảm đó trong việc hình thành nhân cách của các em

- Hiểu được thanh niên học sinh có quyền được bày tỏ và bảo vệ quan điểm của mình về tình bạn,tình yêu và trong quan hệ gia đình

- Biết cách giao tiếp có văn hoá và cùng hợp tác xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bình đẳng trong tình bạn, tình yêu

- Có thái độ đúng đắn trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu trong sáng và bình đẳng

II NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1 Nội dung:

-Giới và vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu của tuổi vị thành niên

-Làm gì để xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp , trong sáng và bình đẳng

-Quyền và trách nhiện của người thanh niên học sinh trong việc xây dựng tình banï, tình yêu

2 Hình thức:

-Tổ chức diễn đàn để học sinh có cơ hội tranh luận , thảo luận về các nội dung trên

III CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1 Giáo viên

- Hội ý cán bộ lớp và BCH chi đoàn để thống nhất về nội dung và phương pháp tổ chức diễn đàn

- Chuẩn bị tài liệu để định hướng giúp học sinh tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chủ đề của diễn đàn

- Lưu ý học sinh khi soạn thảo câu hỏi, tình huống ứng xử phải nhẹ nhàng, sát với nội dung chủ đề và phù hợp đặc điểm học sinh của lớp

- Gợi ý cho cán bộ lớp cách thức tổ chức diễn đàn và để cử người điều kiển diễn đàn

- Kiển tra công việc chuẩn bị của học sinh

 Cơ sở vật chất và trang trì phù hợp với yêu cầu của diễn đàn

Giấy mời đại biểu, GVCM, giáo viên bộ moan GDCD

Quà tặng ( nếu có)

IV TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1.Khởi động:

- Hát tập thể

- Tuyên bố lí do – giới thiệu đại biểu, ban cố vấn

2 Hoạt động: Tổ chức diễn đàn

Trang 5

 Tình huống 1: Bạn Nam trong lớp nhờ bạn Hùng đưa thư tỏ tình cho bạn Hương mà bạn Hùng cũng thích Bạn Hùng đang băn khoăn không biết có nên đưa hay không?

- Thảo luận tình huống:

Theo bạn, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trò chơi

 Tình huống 2:Hai bạn A và B trong một lần đi picnic, đã quan hệ và làm cho bạn nữ có thai.hai bạn đang rất lo lắng, hoảng sợ, bối rối và không biết xử lí như thế nào?

- Thảo luận tình huống:

Tác hại của việc làm của hai bạn?

Trong tình huống đó bạn sẽ xử lí như thế nào?

-Văn nghệ

 Tình huống 3:Có ý kiến cho rằng không thể có tình bạn thân thiết giữa nam và nữ, ngược lại có ý kiếncho rằng hoàn toàn có thể có tình bạn thân thiết giữa nam và nữ Bạn đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

 Tình huống 4:Theo bạn yếu tố quan trọng trong tình bạn và tình yêu là gì?

 Tình huống 5:Khi có những nỗi niềm trong tình bạn, tình yêu bố mẹ có phải là người đầu tiên bạn tìm đến để tâm sự không? Vì sao?

- Văn nghệ

3.Kết thúc

- Mới GVCM phát biểu ý kiến

-Người điều khiển thông qua biên bản diễn đàn

- Trao quà

HOẠT ĐỘNG 2

THI VĂN NGHỆ: “ HÁT VỀ TUỔI 17”

(1 tiết)

I MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

- Nhận thức sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn, trong sách của tình bạn, tình yêu tuổi học trò Biết xây dựng tìnhbạn gắn bó giữa những người bạn

- Biết cách tổ chức và điều kiển một chương trình hội diễn văn nghệ ớ cấp chi đoàn

- Có thái độ tích cực, sẳn sằng tham gia các hoạt động tập thể cũng như tham gia phong trào văn hoá văn nghệ của lớp, của trường

II NÔI DUNG HOẠT ĐỘNG

- Ca ngợi vẻ đẹp “thiên thần” của tuổi học trò

- Ca ngợi tình cảm gắn bó của học trò với thầy cô và mái trường

- Ca ngợi tình bạn trong sáng, vô tư, chân thành của tuổi 17

- Ghi nhận cả những trò tinh nghịch, hiếu động “ nhất quỷ nhì ma”….những dỗi hờn đáng yêu của tuổi 17

- Hình thức thể hiện:sưu tầm, sáng tác tất cả các thể loại: bài hát, bài thơ, hò ve, kịch câm…

III CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1 Giáo viên

- Cùng học sinh xây dựng chương trình và chuẩn bị cho buổi hội diễn văn nghệ

- Họp cán bộ lớp và BCH chi đoàn để trao đổi thống nhất nội dung và phương pháp tổ chức:

+ Nêu mục tiêu và yêu cầu hoạt động

+Phổ biến các chủ đề, thể loại cho các nhóm và từng học sinh chuẩn bị

+Giao cho BCH chi đoàn phát động phong trào thi đua hướng về hoạt động “ Hát về tuổi 17” của chi đoàn

+ Cùng cán bộ lớp và BCH chi đoàn lựa chọn hình thức thi phù hợp với điều kiện của lớp

+ Giao cho ban cán sự chuan bị cơ sở vật chất, địa điểm, trang trí

Trang 6

+ Giao cho BCH chi đoàn đôn đốc các tổ tập luyện và lập danh sách các tiết mục, phân loại các tiết mục theo từng thể loại.

- Kiểm tra sự chuẩn bị và vận động, khích lệ tính sáng tạo của học sinh

2 Học sinh

- Họp cán bộ lớp và BCH chi đoàn để thông qua kế hoạch tổ chức hoạt động

- Phát động phong trào thi đua giữa các tổ hướng về hoạt động “Hát về tuổi 17” với tâm thế sôi nổi, hào hứng, sẵn sàng tham gia

- Giao chi tiêu cho mỗi tổ sưu tầm hoặc sáng tác từ 3-4 tiết mục Thể loại:đơn ca, tam ca, kịch, thơ,đồng ca…

- Xây dựng thể lệ thi, các thức tham gia hoạt động và phổ biến cách chấm thi đua giữa các tổ trong hoạt động Điển thi đua gồm các tiêu chí sau:

+ Chất lượng tiết mục

+ Số người tham gia

+ Đa dạng thể loại

+ Hình thức thể hiện sinh động, sáng tạo

+Trang phục đẹp, phù hợp, cộng thêm điểm sáng tạo cho các tiết mục tự biên

- Các tổ tiến hành luyện tập

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phầnt hưởng…

- Thiết kế chương trình hội diễn theo một cấu trúc chặt chẽ về nội dung và hình thức thể hiện

- Sắp xếp lớp theo yêu cầu của hoạt động

- Viết giấy mời đại biểu

- Cử người dẫn chương trình

IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.

- Người dẫn chương trình ra mắt, tự giới thiệu

+ Tuyên bố lí do

+Giới thiệu đại biểu

1 Hoạt động 1:

Khởi động bằng một bài hát: Đông Tay Vỗ Nên Kêu của Trần Long Ẩn

2 Hoạt động 2: Thi hát

- Người dẫn chương trình công bố thể lệ cuộc thi

- Giới thiệu ban giám khảo: GVCM, cán sự lớp…

- Các học sinh tập trung ngồi theo nhóm, cử đại diện lên bốc thăm thứ tự thi

- Thi theo từng thể loại đã được phổ biến trước, xem kẽ từng nhóm tham gia

- Ban giám khảo nhận xét và công bố kết quả và trao phần thưởng cho nhóm đạt giải nhất

3 Kết thúc hoạt động

GVCM hoặc người dẫn chương trình nhận xét chung về hoạt động

]

HOẠT ĐỘNG 3:

HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÍ LỨA TUỔI

(2 tiết)

I MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

- Học sinh hiểu được ý nghĩa của tình bạn, tình yêu trong cuộc sống gia đình và xã hội.hiểu thanh niênhọc sinh có quyền được tư vấn về tâm lí, tình cảm và các vấn đề có liên quan đến sự phát triển lứa tuổi,phát triển nhân cách, có quyền đảm bảo bí mật về các thông tin cần tư vấn

- Có khả năng vận dụng những thông tin được tư vấn để xử lí tình huống trong quan hệ hàng ngày, nhằmphòng tránh có hiệu quả các vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm lí vị thành niên

- Cởi mở lắng nghe và mạnh dạn trao đổi với các chuyên gia tư vấn tích cực tự điều chỉnh thái độ và

hành vi của mình sao cho có trách nhiện hơn đối với các hoạt động có liên quan đến Giới tính và sức khoẻ sinh sản nhằn xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp, trong sáng.

Trang 7

II NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

A.Tư vấn về tâm lí, tình cảm vị thành niên liên quan đến tình yêu,đến quyền của các em được

bảo vệ, không bị xâm phạm và lạm dụng tình dục

B.Tư vấn về quyền được tìm hiểu, giúp đỡ và được cung cấp kiến thức, thông tin về bình đẳng

giới, sức khoẻ sinh sản và những vấn đề tâm lí liên quan đến sự phát triển của vị thành niên

III CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1 Giáo viên

- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị cho hoạt động tư vấn

- Họp với cán bộ nêu rõ mục đích, yêu cầu của hoạt động

- Địng hướng và cung cấp cho học sinh những nội dung can được tư vấn

2 Học sinh

- Chuẩn bị tư thế, câu hỏi, tình huống và những thắc mắc của bản thân có liên quan đến nội dungcủa hoạt động

- Chuẩn bị trang trí và bố trí phòng thích hợp với hoạt động tư vấn

IV TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

Nội dung tư vấn : chia thành 2 tiết

1 Hoạt động 1:

- Chơi trò chơi tập thể

- Giới thiệu nhóm tư vấn: giáo viên môn Sinh học…

Học sinh đặt câu hỏi bằng cách viết vào giấy , chia nhóm nan, nữ riêng v

2 Hoạt động 2:

A Tư vấn về tâm lí, tình cảm vị thành niên liên quan đến tình yêu và quyền được bảo vệ của các em khỏi sự xâm hại, lạm dụng tình dục:

- Người tư vấn dẫn chuyện để nêu lên chủ đề cần tư vấn

- Người tư vấn có thể đưa ra một số tình huống để khuyến khích học sinh trả lời:

Tình huống 1: Em chơi rất thân với một bạn trai cùng lớp.Hiện bạn đó đang giận nhau với bạn gáicủa mình và có lẽ dẫn đến chia tay.Bạn ấy rất đau khổ và hỏi ý kiến em, mong em cho lời khuyênvề chuyện bạn ấy.Em phải làm gì khi mà em cũng rất có cảm tình với bạn ấy?

Tình huống 2: Một người bạn trai thân của anh trai em nói rằng rất yêu em và thường xuyên đón em

ở cổng trường để đua em về nhà hoặc rủ đi chơi Em không thích nhưng lại nể anh Em phải làm thếnào? Xin cho một lời khuyên

+ Tại sao có khái niệm “mối tình đầu” ? Như vậy phải có mối tình thứ 2 ? Em nghe nói phầnlớn mối tình đầu đều tan vở Xin cho biết vì sao?

B.Tư vấn về quyền được tìm hiểu, giúp đỡ và được cung cấp kiến thức, thông tin về bình đẳng

giới, sức khoẻ sinh sản và những vấn đề tâm lí liên quan đến sự phát triển của vị thành niên.

+Tuổi dậy thì là gì? ? Có những vấn đề gì đặc biệt và những vấn đề gì cần chú ý ở vấn đề này?+Nếu thường xuyên xuất tinh thì có bị giảm trí nhớ và giảm chiều cao không?

+ Kinh huyệt do đâu mà có? Hiện tượng này có lúc ra ít, có lúc ra nhiều, gây mệt mỏi.Phải làm thế nào?

+Thế nào là bệnh lây qua đường tình dục? Ngồi gần người mắc bệnh đó có bị lây bệnh không?+Em nghe chỉ dùng bao cao su mới tránh được các bệnh lây qua đường tình dục và HIV/AIDS Điều đó có đúng không?

Tình huống: Năm nay em 17 tuổi, em muốn biết bao nhiêu tuổi thì có quyền được yêu,vì bố mẹ, thầy, cô giáo luôn luôn ngăn cấm và nhắc nhở chúng em không được yêu?

Lưu ý : Khuyến khích các em cùng trao đổi.

3 Kết thúc hoạt động:

Đại diện nhóm tư vấn nhận xét

Trang 8

Chủ đề tháng 11:

THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌN ĐẠO

Hoạt động 1: GIAO LƯU VỚI CÁC THẦY, CÔ GIÁO DẠY Ở LỚP MÌNH

( 2 tiết)

I MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

- Hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về thầy, cô giáo dạy ở lớp mình như: lao động sư phạm của thầy, cô giáo, sự nghiệp giáo dục của ngưởi thầy Từ đó nhận thức được vai trò to lớn của thầy, côgiáo đối với thế hệ trẻ, đối với xã hội nói chung và đối với sự trưởng thành, phát triển của mỗi học sinh nói riêng

- Hiểu sâu hơn về kinh nghiệm và phương pháp học tập các môn học cụ thể mà các thầy, cô giảng dạy

- Có thái độ kính trọng, tự hào đối với các thầy, cô giáo

- Có phương pháp học tập và rèn luyện tích cực, không ngừng tiến bộ để đền đáp công ơn của các thầy cô

II NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

- Giao lưu giữa các học sinh trong lớp với các thầy, cô giáo đang dạy lớp mình với nội dung là:+ Được nói lên tình cảm vàlòng biết ơn đối với công lao dạy dỗ của thầy, cô giáo

+Hiểu biết thêm về công việc, lao động sư phạm của thầy, cô giáo và yêu cầu của thầy, cô giáo đối với học trò

+Được trao đổi với thầy, cô giáo về vai trò của người giáo viên trong xã hội, về truyền thống hiếuhọc và tôn sư trọng đạo

+Được trao đổi, tâm tình với thầy, cô giáo về những kỉ niện vui, buồn trong tình cảm thầy –trò.+Hiểu biết thêm về các kinh nghiệm, phương pháp học tập các môn cụ thể

- Trong quá trình giao lưu, có các tiết mục văn nghệ của thầy và trò

III CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

- Chuẩn bị các nội dung câu hỏi và giao lưu

- Yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị sẵn các câu chuyện, các câu hỏi, lời phát biểu, các tiết mục văn nghệ… để sẵn sàng giao lưu với thầy, cô giáo

- Lớp cử người dẫn chương trình

- Nếu có điều kiện , nên chuẩn bị hoa tặng các thầy, cô giáo

IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1 Người dẫn chương trình tuyên bố lí do và mời các thầy cô giao lưu với lớp.

+ Giới thiệu các thầy cô giáo hoặc các thầy cô giáo tự giới thiệu về mình

+ Hát một bài hát tập thể

Hoạt động 2 Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi giao lưu hoặc đề nghị các bạn trong lớp

giao lưu với các thầy cô như:

 Các thầy cô mong muốn ở học sinh của mình những điều gì?

 Chúng em muốn biết về truyền thống hiếu học của dân tộc ta?

Văn nghệ: Người giáo viên nhân dân

Trang 9

 Chúng em muốn biết cụ thể hơn về vai trò của người giáo viên đối với xã hội?

 Chúng em muốn biết nỗi vất vả , khó khăn và hạnh phúc trong lao động sư phạm của người giáo viên?

Văn nghệ : Bụi phấn

 Chúng em muốn được nghe các thầy, cô giáo kể lại những kỉ niện sâu sắc về tình cảm thầy- trò

 Chúng em muốn được thầy cô chỉ bảo về cách học tốt các môn?

 Thầy cô giáo nêu vấn đề để học sinh cùng trao đổi, giúp các em hiểu sâu hơn các vấn đế đặt ra:+ Bạn hãy kể một kỉ niện về tình thầy- trò của mình

 Văn nghệ: Người thầy

+ Bạn hiểu câu “không thầy đố mày làm nên” như thế nào?

+“Muốn sang phải bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Bạn hiểu ý nghĩa của hai câu thơ này như thế nào?

3.Kết thúc

- Phát biểu cảm tưởng của thầy, cô Giáo

- Phát biểu cảm tưởng của học sinh

Hoạt động 2: THẢO LUẬN VỀ VIỆC PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ

TRỌNG ĐẠO

(1 tiết)

I MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

- Hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc

- Có thái độ kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo

- Có hành vi ứng xử đúng mục, tôn trọng các thầy cô giáo Ra sức học tập rèn luyện và phát huy truyền thống hiếu học để đền đáp công ơn của thầy, cô giáo và trở thành người có ích cho xã hội

II NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

- Truyền thống hiếu học trong lịch sử và hiện nay của dân tộc ta

- Các biểu hiện của truyền thống hiếu học

- Ý nghĩa của truyền thống hiếu học đối với xã hội, đất nước và đối với mỗi học sinh

- Khái niệm “Tôn sư trọng đạo”

- Các biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo

- Ý nghiã của truyền thống tôn sư trọng đạo

- Người học phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo?

III.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1 Giáo viên

- Nêu vấn đề, địng hướng nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động cho học sinh

- Hướng dẫn học sinh sưu tầm và nội dung truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo: bài hát, mẫu chuyện, ca dao….về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc, của nhà trường, của địa phương…

- Giúp học sinh xây dựng câu hỏi thảo luận

2 Học sinh

- Cán bộ lớp, BCH chi đoàn hội ý bàn bạc kế hoạch thực hiện tổ chức hoạt động với các công việc cụ thể như:

+ Lựa chọn câu hỏi thảo luận

+Thống nhất hình thức tiến hành, chương trình văn nghệ hoặc kịch xen kẽ

+Thốnh nhất chương trình và cử người dẫn chương trình

Trang 10

+Viết giấy mời các thầy cơ tham dự và làm cố vấn.

+ Cử nhóm trang trí phòng

III TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1 Người điều kiển chương trình :

+ Nêu lí do, mục đích hoạt động

+ Giới thiệu các thầy, cô giáo đến dự

Hoạt động 2 Thảo luận theo tổ.

- Người dẫn chương trình mời các tổ trưởng lên bốc thăm câu hỏi thảo luận ( mỗi tổ 2 câu) Quy địng thời gian thảo luận

Câu hỏi:

+Bạn hiểu thế nào là truyền thống hiếu học?

+Bạn hiểu thế nào là truyền thống tôn sư trọng đạo?

+Bạn hãy nên biểu hiện của truyền thống hiếu học?

+Bạn hãy kể một tâm gương hiếu học mà bạn biết

+ Bạn hãy giải thích câu ca dao: “Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên”

+ Bạn hãy trình bày một bài thơ ( hay bài hát) về truyền thống hiếu học hoặc tôn sư trọng đạo +Bạn hãy nêu một câu ca dao hay tục ngữ về truyền thống hiếu học hãy giảo thích câu ca daohay câu tục ngữ đó

+ Bạn hãy cho biết câu nói này của ai và cho biết ý nghĩa của câu nói đó: “Tiên học lễ, hậu họcvăn”

- Các tổ tiến hành thảo luận và cử đại diện trình bày

- Lưu ý: Với ý kiến gây nhiều tranh luận hoặc chưa rõ thì người điều khiển nên mời thầy, cô giáo

giúp đỡ.

3 Kết thúc

- Mời thầy cô phát biểu ý kiến

- Trao quà cho tổ nào xuất sắc

Hoạt động 3:

KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

(1 tiết)

I MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

- Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam Hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò của các thầy, cô giáo đối với xã hội, đối với sự nghiệp giáo dục

- Có thái độ biết ơn và kinh trọng đối với thầy, cô giáo, trân trọng nghề dạy học trong xã hội

- Không ngừng học tập và rèn luyện bản thân để đền đáp công ơn thầy, cô giáo

II NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

- Nội dung và ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

- Vị trí và vai trò của thầy, cô giáo đối với xã hội, đối với thế hệ trẻ và sự phát triển của đất nước

- Công ơn của thầy, cô giáo đối với mọi thế hệ học sinh

- Những tâm tư, tình cảm và lòng biết ơn của học sinh đối với thầy, cô giáo

- Những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm thầy trò

- Những vần thơ, bài hát, truyện kể… ca ngợi thầy, cô giáo

III CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1 Giáo viên

- Liên hệ với ban đại diện cha mẹ học sinh, yêu cầu phối hợp với lớp tổ chức kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Trang 11

- Địng hướng nội dung hoạt động, nêu kế hoạch thời gian, hướng dẫn học sinh chuẩn bị.

- Giao cho cán bộ lớp, BCH chi đoàn, phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức hoạt động kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

2 Học sinh

- Thống nhất chương trình và cử người điều kiển chương trình

- Chuẩn bị một bản tóm tắt nêu ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam

- Chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận,

- Yêu cầu các tổ, mỗi cá nhân học sinh sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện…

- Chuẩn bị hoa để tặng các thầy cô

- Viết giấy mời các thầy, cô, ban đại diện cha mẹ học sinh đến dự hoạt động của lớp

- Phân công trang trí, làm cây hoa…

IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1:

- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu các thầy, cô giáo và các đại biểu

- Giới thiệu chương trình hoạt động

Hoạt động 2:

- Lớp trưởng đọc tóm tắt nội dung, ý nghĩa lịch sử ngày 20-11 và thay mặt chúc mừng các thầy cô giáo

- Học sinh lên tặng hoa các thầy cô giáo

- Đại diện phụ huynh học sinh chúc mừng và tặng hoa các thầy, cô giáo

- Đại diện các thầy, cô giáo phát biểu ý kiến

Hoạt động 3:

- Tổ chức theo hình thức hái hoa dân chủ (mỗi đội cử người lên bốc thăm):

+ Bạn nghĩ gì về nghề giáo?

+ Cảm nghĩ của bạn về ngày 20-11?

+ Bạn hiểu thế nào về công ơn của thầy, cô giáo đối với mỗi người, đối với xã hội?

+ Bạn hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình cảm thầy – trò, về công ơn đối với thầy, cô giáo.+Ngày 20-11 hàng năm em thường làm gì ?

+ Hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ……

+ Em hãy phát biểu cảm tưởng của mình về bài hát : Người thầy

Hoạt động 4: Kết thúc

- Mời giáo viên phát biểu ý kiến

- Mời ban đại diện phụ huynh học sinh phát biểu ý kiến

CHỦ ĐỀ THÁNG 12 THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Trang 12

I MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Học sinh thấy được quyền và trách nhiêm của thanh niên học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước là tích cực học tập, rèn luyện, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ củ người công dân

Có thái độ quyết tâm trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực trong học tập rèn luyện để có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của xã hội đối với thanh niên học sinh

Thực hiện nghiêm chỉnh các nội qui về nề nếp học tập, những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng Tích cực tham gia các hoạt động góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước trong pham vi trách nhiệm , bổn phận của thanh niên học sinh

II NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Tôn trọng, chấp hành pháp luật, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, nội qui, quy định của nhà trường

Trách nhiệm tham gia các hoạt động xây dựng xã hội: bảo vệ mội trường phòng chống các tệ nạn xã hội

Quyền trách nhiệm tham gia đóng góp cho phong trào thanh niên của nhà trường, tại nơi cư trúRèn luyện một số kỹ năng sống để đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống và tự bảo vệ mìnhThanh niên có trách nhiện tuyên truyền vận động những người xung quanh thực hiện nghĩa vụ của người công dân đối với địa phương đất nước

Các em neu quyết tâm hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân,người học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa

Xác định trách nhiệm của học sinh trong gia đình và cộng đồng: giúp đỡ cha mẹ, giúp đỡ những người khó khăn

III.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

Nêu một số tình huống có thể gặp trong thực tế+ Bạn nghĩ gì về phong trào xây dựng các khu phố, làng xóm văn hóa?

+ Có người nói rằng học sinh còn đang sống phụ thuộc vào gia đình nên không cần tham gia các hoạt động từ thiện, theo bạn đúng hay sai? Tại sao?

+ Có bạn thắc mắc :” Đi bộ đội là việc của con trai, tại sao lại bắt con gái chúng em tập quân sự?” Bạn sẽ trả lời bạn gái đó thế nào?

2 Học sinh:

- xây dựng và tập rèn luyện theo các chủ đề được phân công

- chuẩn bị các chủ đề hùng biện

IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Lớp chia ra làm 4 đội va theo 4 tổ

Người dẫn chương trình giới thiệu đại biểu đến dự( nếu có), nêu mục đích cuộc thi và các thể lệ thi Người dẫn chương trình : yêu cầu về nội dung, yêu cầu về giọng nói, về kỹ thuật trình bày và sức truyền cảm,thuyết phục người nghe của diễn giả cũng như cách cho điểm của ban giám khảo

đại diện các đội lên trình bày bài chuẩn bị của mình Yêu cầu phải nĩi,khơng được đọc

+ Ngay trong năm nay, Nhà nước yêu cầu các em tham gia thanh niên tình nguyện, các em nghĩ thế nào?+ Cĩ người nghiện nĩi: “Việc hút hít là việc riêng của tơi, các bạn khơng được xen vào chuyện của ngườikhác” Bạn suy nghĩ thế nào về câu nĩi đĩ

+ cĩ người nĩi : “thanh niên học sinh thì chỉ cĩ học, cứ học cho tốt, khi nào trưởng thành hãy tham gia các hoạt động khác” Ý kiến bạn thế nào?

Trang 13

Giáo viên đánh giá học sinh bằng kết quả thi đội nào cĩ điểm cao thì đội đĩ thắng cuộc

Chủ đề tháng 12

THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Trang 14

Họat động 1 : DIỄN ĐÀN THANH NIÊN “VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN HỌC SINH TRONG SỰ

NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

(1 tiết)

I.MỤCTIÊU HỌAT ĐỘNG

- Hiểu rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong học tập, rèn luyện để góp phần xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc

- Xác định được vai trò, nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,từ đó tích cực, chủ động và sẵn sàng tham gia các họat động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường,địa phương tổ chức

- Định hướng nghề nghiệp đúng đắn theo năng lực, nhu cầu và điều kiện của bản thân

II.NỘI DUNG HỌAT ĐỘNG

- Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN

- Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thanh niên

- Trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

III.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Định hướng nội dung diễn đàn cho học sinh

- Hướng dẫn học sinh tìm tài liệu tham khảo.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều 29 Công ước LHQ vềQuyền trẻ em để học sinh xác định được các quyền của mình trong quá trình chuẩn bị và thực hiện diễnđàn

- Họp cán bộ lớp, BCH chi đoàn, phân công trách nhiệm và công việc cụ thể trong tổ chức diễn đàn

2 Học sinh

- Cán bộ lớp, BCH chi đoàn xây dựng kế họach, chương trình tổng thể cho diễn đàn

-Phân công các tổ chức chuẩn bị thực hiện theo từng nội dung cụ thể:

+ Trang trí, mời đại biểu

+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, cử người dẫn chương trình

-Mỗi học sinh tự chuẩn bị ý kiến của mình theo các nội dung nêu trên để tham gia diễn đàn một cách sôinổi, có chất lượng tốt

- Người dẫn chương trình phải hiểu được nội dung, mục đích của diễn đàn để hướng dẫn các tham giavào các vấn đề chính

IV.TIẾN HÀNH HỌAT ĐỘNG

1.Họat động 1 Hát tập thể hoặc chơi trò chơi

2.Họat động 2.Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

- Người dẫn chương trình đọc lời dẫn lời dẫn về vai trò,quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinhtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Học sinh trình bày các vấn đề mình hiểu về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niện học sinh trongsự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

 Là thanh niên trong thời đại mới em cần làm gì để đóng góp sức mình trong việc bảo vệ vững chắcđộc lập, chủ quyền, thống nhất toànvẹn lãnh thổ

+ Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an tòan xã hội

+ Bảo vệ chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả của cách mạng

do cha anh đã hi sinh để xây đáp nên

Văn nghệ:

Trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

+Xác định việc học tập, rèn luyện là quyền và bổn phận của bản thân

+Định hướng nghề nghiệp đúng, phù hợp với năng lực của bản thân

+ Luôn phấn đấu học hỏi không ngừng để làm giàu tri thức, rèn luyện tư cách đạo đức tốt

Trang 15

+Xác định trách nhiệm đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần.

Trò chơi tập thể

3 Kết thúc họat động:

Nhận xét của GVCM

Trao qùa cho các tổ họat động sôi nổi

Họat động 2: TÌM HIỂU CÁC HỌAT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỊA PHƯƠNG

(2 tiết)

I MỤC TIÊU HỌAT ĐỘNG

- Hiểu các chủ trương, kế họach của địa phương trong công cuộc xây dựng và những thành quả lao độngcủa nhân dân địa phương

- Tự hào và thêm yêu quê hương, đất nước

- Xác định được quyền và trách nhiệm của mình đối với địa phương và tham gia tích cực các họat độnggóp phần xây dựng quê hương, đất nước

II NỘI DUNG HỌAT ĐỘNG :

-Tham quan một số công trình của địa phương ( nếu có )

-Nghe cán bộ quận, huyện báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương

III CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

-Thông báo kế họach họat động cho tập thể lớp

-Hướng dẫn học sinh thu nhận thông tin và tư liệu tham khảo.Gợi ý cho các em tìm hiểu các điều 13,17của Công ước LHQ về quyền trẻ em để vận dụng thực hiện quyền tư do bày tỏ ý kiến, tự do tìm kiếm vàtiếp nhận các loại thông tin liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội ở địa phương

- Liên hệ với cán bộ địa phương để được tham quan các công trình trọng điểm của địa phương

- Mời cán bộ chủ chốt báo cáo tình hình địa phương cho học sinh nghe

2.Học sinh

- Cán bộ lớp, BCH chi đoàn xây dựng chi tiết cho họat động, cùng giáo viên cho nhiệm tổ chức cho lớptham gia họat động

- Viết giấy mời thầy, cô giáo cùng tham dự

- Chuẩn bị các câu hỏi tìm hiểu về địa phương mà học sinh quan tâm

- Chuẩn bị hoa và lời cảm ơn cán bộ địa phương sau khitham quan

- Nhắc nhở lớp về giờ giấc tham gia họat động, phương tiện đi lại

IV TIẾM HÀNH HỌAT ĐỘNG

1.Tập trung học sinh tại lớp, kiểm tra công tác chuẩn bị.

Họat động 1 GVCM giới thiệu các công trình lớp sẽ tham quan và người giới thiệu các công trình cho

học sinh

2.Tham quan di tích lịch sử Lăng Mạc Cửu

Lưu ý: Sau khi đi tham xong học sinh phải trả lời các câu hỏi sau:

+ Ai là người khai trấn Hà Tiên?

+ Qúa trình phát triển của dòng họ Mạc ?

+ Lăng được xây dựng năm nào? Diện tích bao nhiêu?

+Năm nào thì nó được công nhận là di tích văn hóa lịch sử?

Họat động 2 Nghe báo cáo và trao đổi ý kiến về tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương 3.Kết thúc họat động

Đại diện lớp nói lời cảm ơn cán bộ địa phương

Họat động 3: TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

Trang 16

(1 tiết)

I MỤC ĐÍCH HỌAT ĐỘNG

- Hiểu truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta

- Khơi dậy lòng yêu nước và trách nhiệm đối với quê hương , đất nước

- Sẵn sàng tham gia các họat động xây dựng và bảo vệ quê hương

II NỘI DUNG HỌAT ĐỘNG

- Oân lại lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, lịch sử đấu tranh chống giặc ngọai xâm và truyền thốngcách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng

- Văn nghệ: Những bài hát về Đảng, Bác Hồ

Hình thức thể hiện: Tổ chức một tiết sinh họat bình thường, thể hiện những bài hát cách mạng

III CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Định hướng cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn xây dựng kế họach họat động

- Liên hệ với giáo viên các môn Ngữ Văn, Lịch Sử để giúp hướng dẫn cho học sinh cách viết kịch bản

- Duyệt kế hoạch họat động của học sinh

2 Học sinh

Hình thức thể hiện tổ ca khúc những bài ca cách mạng

- Cán bộ lớp cùng BCH chi đoàn phân công các bạn có khả năng ca hát

- Thành lập đội đồng ca

- Chọn bài hát về Đảng, cách mạng, Bác Hồ

- Viết lời dẫn cho chương trình, ca khúc

- Chọn người dẫn chương trình

- Tổ chức tập luyện

- Viết giấy mời thầy, cô giáo, cán bộ Đoàn trường, BGH tham dự

- Trang trí cho buổi lễ

IV TIẾN HÀNH HỌAT ĐỘNG

1 Hoạt động 1: Hát tập thể: Nối vòng tay lớn –Trịnh Công Sơn

2 Họat động 2: + Tuyên bố lí do

+ Giới thiệu đại biểu

+ Chào cờ

3 Họat động 3:

- Người dẫn chương trình đọc lời đề dẫn.

- Thể hiện các bài hát theo lời dẫn:

+ Bác cùng chúng cháu hành quân - St: Huy Thục

+ Bài ca không quên – St:Phạm Minh Tuấn

+ Huyền thọai mẹ – St: Trịnh Công Sơn

+ Đêm trường sơn nhớ Bác – St: Trần Chung

+ Biết ơn chị Võ Thị Sáu – St: Nguyễn Đức Toàn

+ Hành khúc ngày và đêm – St: Phạm Hùynh Điểu

Thơ: Bùi Công Minh

- Kết thúc: Hát bài : Như có Bác Hồ trong ngày vui đạithắng - sáng tác : Phạm Tuyên

4 Kết thúc họat động:

Mời đại biểu phát biểu ý kiến

Chủ đề tháng 1

THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂNTỘC

Hoạt động 1: THI TÌN HIỂI CÁC CHÍNH SÁCH VĂN HÓA CỦA NHÀ TRƯỜNG

Trang 17

(1 tiết)

I MỤC TIÊU HỌAT ĐỘNG

- Hiểu nội dung và ý nghĩa các chủ trương, chính sách văn hóa của Đảng, và Nhà nước, đồng thời hiểuvề quyền được biết, được cung cấp tư liệu, thông tin về các chính sách văn hóa có liên quan đến quyềnlợi của các em

- Có thái độ tin tưởng vào các chính sách văn hóa của Nhà nước ta

- Biết thực hiện và tuyên truyền, bảo vệ tính đúng đắn của các chính sách văn hóa

II NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1.Khái niệm Văn hóa

- Theo nghĩa rộng: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sánh tạo ra

- Theo nghĩa hẹp: Văn hóa là những giá trị tinh thần trong lối sống, ứng xử… của con người

- Học sinh cũng phải hiểu những ý chính về chức năng, tác dụng của văn hóa đối với con người và xãhội

2 Các hính sách Văn hóa của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện ở một số văn kiện như:

- Cương lĩng chính trị năm 1930: Đảng chỉ ra những vấn đề chủ yếu như giải phóng dân tộc, nâng cao dântrí và tự do báo chí

- Đề cương văn hóa năm 1943 khẳng định: Văn hóa bao gồm cả tư tưởng, nghệ thuật, học thuật Văn hóalà một trong ba mặt trận quan trọng ( kinh tế, chính trị, văn hóa)

- Hội nghị văn hóa tòan quốc lần thứ hai (1948) trong tác phẩm “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam”của đồng chí Trường Chinh công bố tại Hội nghị đã mở rộng khái niệm văn hóa bao gồm cả văn học,nghệ thuật, khoa học, triết học, phong tục, tôn giáo, lối sống dân tộc,…

- Quan điển về văn hóa của Đảng thể hiện ở các Văn kiện Đại hội III, IV, V ( thời kì từ 1960 -1985)

- Từ năm 1986, bắt đầu đường lối đổi mới của Đảng, trong đó có đổi mới về văn hóa được thể hiện ở cácvăn kiện đại hội VI,VII,VIII và Hội nghị TW 5 khóa VI, Hội nghị TW 4 khóa VII, Hội nghị TW 5 khóaVIII- chuyên đề về văn hóa…

- Hiến pháp năm 1992, chương III cũng khẳng định rõ chính sách văn hóa của Nhà nước ta về văn hóa

3 Nội dung một số điều, khoản của Công ước LHQ về Quyền trẻ em có liên quan.

Điều 13:Nói về việc trẻ em có quyền được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau

Điều 17: Nói về việc khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến các thông tin và tư liệu cóliên quan đến quyền lợi về mặt xã hội và văn hóa cho trẻ em…

III CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Định hướng nội dung tìm hiểu cho học sinh về văn hóa và các chính sách văn hóa của Đảng và Nhànước

- Hướng dẫn học sinh tìm đọc các tài liệu, tư liệu liên quan đến chủ đề họat động

- Giao cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn phối hợp tổ chức họat động

- Mời thêm giáo viên GDCD cùng phối hợp làm cố vấn cho họat động

2 Học sinh

- Cán bộ lớp và BCH chi đoàn hội ý bàn bạc thống nhất hình thức tổ chức

- Xây dựng chương trình tổ chức họat động

- Cử ban giám khảo

-Mời GVCN và GV GDCD làm cố vấn

- Giao cho các tổ chuẩn bị nộidung để tham gia cuộc thi

- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ

- Phân công trang trí

IV TIẾN HÀNH HỌAT ĐỘNG

1.Khởi động: Chơi trò chơi

Hoạt động 1: - Người điều khiển tuyên bố lí do

Trang 18

- Giới thiệu đại biểu

- Giới thiệu chương trình họat động

- Giới thiệu ban cố vấn

Hoạt động 2: Người điều khiển nêu các câu hỏi và các tổ sẽ trả lời (tín hiệu):

Câu 1:Bạn hiểu Văn hóa là gì?

Gợi ý :- Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.

- Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc ViệtNam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước va giữ nước

Câu 2: Chức năng, ý nghĩa của văn hóa đối với con người và xã hội?

Gợi ý: - Văn hóa thúc đẩy sự phát triển của con người, sự phát triển của xã hội.

- Văn hóa có chức năng góp phần bồi dưỡng nhân cách và tinh thần cao đẹp của con người ViệtNam

- Văn hóa liên quan chặt chẽ đến ổn định xã hội, đến an ninh quốc gia, đến dân tộc để phát triểntoàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội

Văn nghệ:

Câu 3:Các chính sách xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước đuợc thể hiện

ở các văn bản, tài liệu nào? Bạn hãy nêu ví dụ?

- Quan điển về văn hóa của Đảng thể hiện ở các Văn kiện Đại hội III, IV, V ( thời kì từ 1960 -1985)

- Từ năm 1986, bắt đầu đường lối đổi mới của Đảng, trong đó có đổi mới về văn hóa được thể hiện ở cácvăn kiện đại hội VI,VII,VIII và Hội nghị TW 5 khóa VI, Hội nghị TW 4 khóa VII, Hội nghị TW 5 khóaVIII- chuyên đề về văn hóa…

- Hiến pháp năm 1992, chương III cũng khẳng định rõ chính sách văn hóa của Nhà nước ta về văn hóa

Câu 4: Bạn hãy nêu một vài nội dung chính của nhiệm vụ xây dựng môi trười văn hóa của Nghị quyết

TW lần thứ năm khóa VIII

Gợi ý: - Xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh ở gia đình, làng bản, cơ quan, xí nghiệp, đô thị, nông

thôn, miền núi

- Xây dựng gia đình văn hóa; quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường, xã hội…

- Phát triển phong trào quần chúng họat động văn hóa, nghệ thuật

Văn nghệ

Câu 5: Hội nghị TW lần thứ năm khóa VIII có chủ đề chính là gì?

Trả lời:Chủ đề:xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

2 Kết thúc họat động

- Công bố kết quả

- Phát biểu ý kiến của GVCM

Họat động 2: ĐÓNG KỊCH DỰA TRÊN CÁC TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH

(2 tiết)

I MỤC TIÊU HỌAT ĐỘNG

Ngày đăng: 08/07/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w