Giáo án Ngoài giờ lên lớp 10

21 1K 4
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THPT Tân Long HNNGLL GV: Phạm Từ Mỹ Linh Chủ đề hoạt động tháng 9: TN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CNH - HĐH ĐẤT NƯỚC  I.Mục tiêu hoạt động: -Học sinh hiểu được vai trò của CNH, HĐH trong qua trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH. Có thái độ tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. -Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai. -Tích cực chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện. Vận dụng phương pháp học tập tích cực vào các tiết học, môn học cụ thể. -Có ý thức tôn trọng luật giáo dục, có trách nhiệm với việc thực hiện luật giáo dục và vận dụng những người xung quanh thực hiện tốt các điều khoản của luật giáo dục trong phạm vi thực hiện của người học sinh. II.Nội dung hoạt động: -CNH, HĐH có tầm quan trọng như thế nào trong xây dựng và phát triển đất nước. -Để thực hiện CNH, HĐH cần có những điều kiện gì về con người. -Vai trò trách nhiệm của thanh niên, học sinh THPT trong nhà trường và trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước là gì? -Trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở THPT giữa các học sinh cùng lớp. -Thi tìm hiểu một số vấn đề cơ bản trong luật giáo dục đặc biệt những vấn đề liên quan đến học sinh và trách nhiệm của học sinh. III.Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan về nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh. - Chuẩn bị các câu hỏi. - Giao cho cán bộ lớp phân công các bạn chuẩn bị câu trả lời. - Thể lệ chấm điểm. 2.Học sinh: - Nhận vấn đề hoặc câu hỏi, phân công trả lời cho các bạn trong tổ, nhóm của mình. - Trang trí lớp, kê bàn ghế. - Cử người dẫn chương trình, thư ký, giám khảo, thống nhất chương trình hành động. - Chuẩn bị cây hoa, câu hỏi gắn trên cây. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. IV. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu: ( 5’ ) - Người điều khiển cho cả lớp hát tập thể bài “Lên Đàng” nhạc Lưu Hữu Phước. - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu đại biểu, đội thi. 2.Hoạt động 1: Đội nào nhanh hơn ( 45’ ) - Nội dung: thi hỏi đáp nhanh về vai trò của thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Cách tiến hành: + Chia lớp làm 2 đội. + Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi, mỗi đội có thời gian suy nghĩ 10 giây. Đội nào có tín hiệu trước sẽ cử đại diện trả lời. + Ban giám khảo chấm điểm +Sau 10 giây, không đội nào có tín hiệu người dẫn chương trình sẽ hỏi khán giả. ( Câu hỏi: ====================================================================== Trang 1 Trường THPT Tân Long HNNGLL GV: Phạm Từ Mỹ Linh a. CNH, HĐH đất nước là gì? b. CNH, HĐH tập trung vào các lĩnh vực? c. Quá trình CNH, HĐH đất nước đang đặt ra những yêu cầu gì? d. CNH, HĐH có tầm quan trong như thế nào trong XD và phát triển đất nước? e. Muốn đất nước tiến lên HĐH người dân phải có trình độ như thế nào? f. CNH, HĐH có mối quan hệ như thế nào? g. Để thực hiện CNH, HĐH cần có những điều kiện gì về con người? h. Để góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, người thanh niên học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường có nhiệm vụ gì? 3.Hoạt động 2: Chương trình văn nghệ ( 25’ ) Người thực hiện chương trình văn nghệ, giới thiệu các tiết mục văn nghệ. ( Câu hỏi khán giả: a.Thế nào là HĐH nông thôn? b.Hãy so sánh phương pháp học tập ở lớp 9 và lớp 10. 4.Hoạt động 3: Hái hoa dân chủ ( 50’ ) -Người dẫn chương trình nêu cách chơi: trên cây hoa có rất nhiều hoa với các yêu cầu khác nhau., mỗi đội cử người lên hái hoa, người hái hoa sẽ đọc to yêu cầu của hoa, hội ý ở đội 30 giây và trả lời câu hỏi. Người dẫn chương trình làm trọng tài. Trên cây có 12 câu hỏi nhưng mỗi đội chỉ được bốc thăm 5 câu, tổng số câu trả lời cho 2 đội là 10 câu. Sau khi thi xong nếu phân thắng bại thì thôi. Nếu 2 đội bằng điểm nhau sẽ còn 2 câu hỏi nữa trên cây. Người dẫn chương trình bốc thăm câu hỏi và đọc to cho 2 đội cùng nghe. -Đội nào trả lời trước đúng đội đó sẽ thắng. Điểm tối đa của mỗi câu 10 điểm. Câu hỏi: 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân được luật giáo dục qui định: a. Điều 7 b. Điều 8 c. Điều 9 2. Người học là người đang học tập tại nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân. a. Đúng b. Sai 3. Giáo dục phổ thông gồm: a. Giáo dục tiểu học b. Giáo dục THCS c. Giáo dục THPT d. Cả a,b,c đúng 4. Câu mở đầu của điều 9 là câu nào trong 3 câu sau đây: a. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong Giáo dục. b. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc tiểu số. c. Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. 5. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ ……………… ……………… , ………………… ……………… trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác. 6. Giáo dục phổ thông nhằm giúp gì cho học sinh. 7. Người học có những nhiệm vụ gì? 8. Người học có quyền lợi gì? 9. Thế nào là phương pháp học tập tích cực. 10.Tại sao học sinh phải cần thiết học tập theo phương pháp tích cực. 11.Tác dụng của phương pháp học tập tích cực so với phương pháp học tập cổ truyền NTN? 12.Là học sinh các em phải làm gì để học tập theo phương pháp học tập tích cực? 13. Văn nghệ đợi tổng kết điểm 14.Cơng b? k?t qu? cu?c thi 15.Trao phần thưởng cho đội thắng V. Kết thúc hoạt động: - Người điều khiển mời GVCN phát biểu ý kiến. - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động của lớp và nhắc nhở cho hoạt động tiếp theo. ====================================================================== Trang 2 Trường THPT Tân Long HNNGLL GV: Phạm Từ Mỹ Linh ==================================================================== Chủ đề hoạt động tháng 10: THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH  I.Mục tiêu hoạt động: 1.Kiến thức: - Hiểu được tình bạn, tình yêu, gia đình, lứa tuổi vị thành niên và vai trò gia đình trong giáo dục. - Xây dựng tình bạn trong sáng. - Biết ứng xử tốt trong quan hệ bạn bè, gia đình. 2.Kỷ năng: - Giao tiếp khéo léo, ứng xử tế nhị. - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến. 3.Thái độ: - Nghiêm túc xây dựng mối quan hệ bạn bè. - Có ý thức trách nhiệm và hành vi ứng xử. II.Nội dung hoạt động: - Thế nào là tình bạn, tình yêu? - Khác biệt giữa tình bạn và tình yêu là gì? - Nên có tình yêu trong lứa tuổi vị thành niên không? Tại sao? - Ýù nghĩa của tình bạn, tình yêu trong cuộc sống con người ? - Vai trò và hạnh phúc gia đình trong giáo dục lứa tuổi vị thành niên? III.Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Sưu tầm tài liệu, tìm hiểu nội dung tình bạn, tình yêu và gia đình của lứa tuổi TN - Hướng dẫn học sinh tham khảo tài liệu, tìm tòi thêm một số câu thơ, truyện ca ngợi tình cảm trên. - Giáo viên thông báo cho học sinh nội dung của câu hỏi, gợi ý trả lời câu hỏi và các hình thức tổ chức hoạt động. - Phân công học sinh: + Dẫn chương trình và điều khiển các hoạt động. + Giám khảo. + Tổ chức buổi học. + Tập diễn một số tiểu phẩm về tình bạn ( 1 hoặc 2). 2.Học sinh: - Tìm và tham khảo sách báo, tài liệu liên quan đến chủ đề hoạt động. - Viết bài hùng biện tình bạn chân chính. - Chuẩn bị khâu tổ chức tốt: văn nghệ phục vụ, trang trí lớp, thành phần tham dự, … IV. Tổ chức hoạt động: 1.Ổn định: Lớp 10A3 ( 5’) 2.Tuyên bố lý do: ( 1’) 3.Giới thiệu đại biểu: ( 2’) - Giáo viên chủ nhiệm. - Giáo viên GDCD, GVSH. 4.Giới thiệu thành phần: ( 1’ ) - Giám khảo. - Thư ký. 5.Giới thiệu các hoạt động: ( 1’) - Hái hoa dân chủ. - Hùng biện. ====================================================================== Trang 3 Trường THPT Tân Long HNNGLL GV: Phạm Từ Mỹ Linh - Thi ứng xử tình huống trong giao tiếp, ứng xử. 6.Thực hiện các hoạt động: a.Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ ( 30’) - Mỗi tổ cử đại diện lần lượt hái hoa. Mỗi câu hỏi đúng sẽ ghi được nhận 20 điểm. - Qua 2 lần, ban giám khảo sẽ tuyên bố điểm nhận xét và phát thưởng cho tổ nào đạt điểm cao nhất. - Nội dung câu hỏi: 1. Thế nào là tình bạn chân chính? 2. Tình bạn và tình yêu có điểm nào khác nhau? 3. Bạn bè trong học tập có trách nhiệm giúp nhau không? Tại sao? 4. Trong lứa tuổi học sinh, bạn có nên yêu không? Tại sao? 5. Vì sao ở tuổi vị thành niên không thể lập gia đình? 6. Cở sở của một gia đình hạnh phúc là gì? 7. Vai trò của cha mẹ, anh chị em đối với bạn trong đời sống ( nhất là học tập ) như thế nào? b. Hoạt động 2: Thi hùng biện ( 30’ ) - Giới thiệu nội dung hùng biện. - Mời các thí sinh ( 4 hoặc 2 ) lần lượt trình bày nội dung hùng biện. - Các học sinh bên dưới đặt từ 2 – 3 câu hỏi phỏng vấn người hùng biện. - Giám khảo công bố điểm. Nhận xét chung và cho biết người đạt giải. - Giáo viên chủ nhiệm trao giải thưởng. c. Hoạt động 3: Thi xử lý tình huống trong giao tiếp, ứng xử ( 60’ ) - Người dẫn chương trình: giới thiệu 3 tiểu phẩm ( 2 tổ kết hợp thực hiện 1 tiểu phẩm), ( xử lý tình huống, ứng xử ). - Tổ cử đại diện lên thực hiện tiểu phẩm và đặt ra 3 câu hỏi. - Học sinh trả lời câu hỏi. BGK tính điểm cho từng tổ, nhận xét chung và công bố. + Tiểu phẩm nào diễn, ý nghĩa hay nhất? + Đặt và trả lời câu hỏi hay? - Phát thưởng. V. Kết thúc hoạt động ngoài giờ: ( 5’) - Giáo viên GDCD có ý kiến nhận xét, đánh giá buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Giáo viên chủ nhiệm: + Nhận xét chung. + Rút kinh nghiệm. + Một số công việc cần thực hiện cho tiết học GDNGLL tháng tới. ====================================================================== Trang 4 Trường THPT Tân Long HNNGLL GV: Phạm Từ Mỹ Linh Chủ đề hoạt động tháng 11: TN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO  I.Mục tiêu hoạt động: - Hiểu được nội dung và giá trị của truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, xác định được trách nhiệm của thanh niên trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đó. - Biết cách xử sự đúng mực với thầy, cô giáo. - Kính trọng, yêu quí thầy cô giáo; tích cực, tự giác học tập để phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. II.Nội dung hoạt động: - Ca ngợi công lao của thầy, cô giáo. - Những dòng cảm xúc của thầy, cô giáo. - Giao lưu với học sinh tiêu biể của trường để học tập và rèn luyện đạt kết quả tốt. - Kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam. III.Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Gợi ý một số chủ đề cụ thể (thơ, văn, kể truyện, …) để học sinh viết bài nói lên cảm xúc của mình đối với thầy cô giáo. - Mời một số học sinh tiêu biểu của trường tham dự. - Chuẩn bị các câu hỏi cho các học sinh thi trả lời. - Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp phân công công việc. 2.Học sinh: - Trang trí lớp. - Chuẩn bị một số phần quà. - Phát động toàn bộ lớp ai cũng có bài viết hoặc sưu tầm theo gợi ý nội dung ở trên. - Mỗi tổ(nhóm) tổng hợp chọn bài viết, bài sưu tầm hay để tham gia thi “ Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo”. - Ban giám khảo ( ban cán sự lớp ) nhận bài các tổ dự thi, chấm điểm các bài nhất, nhì, ba ở từng thể loại khác nhau. - Mỗi tổ chuẩn bị vài câu hỏi để giao lưu. - Chọn vài học sinh phục vụ văn nghệ (chủ đề thầy, cô giáo). - Cử người dẫn chương trình, thư ky,ù giám khảo thống nhất chương trình hành động. IV. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu ( 5’) - Người dẫn chương trình nêu ý nghĩa buổi sinh hoạt. - Giới thiệu đại biểu, ban giám khảo, các nhóm dự thi. - Thông báo chương trình hành động. 2.Hoạt động 1: ( 30’) a.Nội dung: Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo. b.Cách tiến hành: - Người dẫn chương trình mời đại diện ban giám khảo báo cáo tóm tắt kết quả sưu tầm, sáng tác của các nhóm theo chủ đề hoạt động trên. - Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi “Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo”. - Sau đó mời đại diện các tổ có bài dự thi đạt giải lên thể hiện lại bài đạt giải của mình (như đọc diễn cảm bài thơ hoặc kể lại chuyện…). - Sau cùng là trao phần quà cho các tổ đạt giải. 3.Hoạt động 2: ( 10’) a.Nội dung: văn nghệ, ca ngợi, biết ơn công lao thầy, cô giáo. b.Các tiến hành: Người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ: ====================================================================== Trang 5 Trường THPT Tân Long HNNGLL GV: Phạm Từ Mỹ Linh + Bài “ Bụi phấn” + Bài “ Người thầy” 4.Hoạt động 3: ( 45’ ) a.Nội dung: Giao lưu với học sinh tiêu biểu của trường. b.Cách tiến hành: - Cả lớp hát bài “ Nối vòng tay lớn” - Người dẫn chương trình giới thiệu anh (chị) học sinh tiêu biểu để giao lưu. (Câu hỏi giao lưu: 1. Anh (chị) đã vượt khó như thế nào? Mặc dù nhà xa anh (chị) đi lại khó khăn nhưng vẫn đảm bảo giờ học tốt. 2. Anh (chị) cho biết thời khoá biểu ở nhà để em học tập? 3. Gặp bài tập khó Anh (chị) giải quyết như thế nào? Có thể cho em biết một vài kinh nghiệm. 4. Người ta nói “ Học thầy không tày học bạn”. Vậy Anh (chị) đã vận dụng câu tục ngữ này như thế nào để trở thành người học sinh tiêu biểu? 5. Anh (chị) có giúp bạn bè trong nhóm tiến bộ không? Giúp bằng cách nào? 6. Nếu Anh (chị) giúp bạn như thế sẽ mất thời gian vậy Anh (chị) phân bố thời gian ntn? - Sau những câu hỏi giao lưu, mời học sinh tiêu biểu phát biểu ý kiến của mình. - Đại diện lớp lên tặng quà cho học sinh tiêu biểu. - Kết thúc là bài hát “Bạn tôi”. 5.Hoạt động 4: ( 45’) a.Nội dung: Tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của truyền thống tôn sư trọng đạo. b.Cách tiến hành: Thi trả lời câu hỏi: - Chia lớp làm 3 đội. - Có một số câu hỏi để trên bàn giáo viên. Đội 1 sẽ cử 1 bạn lên bốc câu hỏi, sau đó đọc to câu hỏi cho các đội cùng nghe. Các đội sẽ suy nghĩ thảo luận trong 15 giây, đội nào có tín hiệu trước sẽ được trả lời. Nếu trả lời sai thì đội khác được quyền trả lời. Tiếp theo là đội 2, đội 3 lần lượt lên bốc câu hỏi. Thực hiện 2 lượt (mỗi đội bốc câu hỏi 2 lần). (Câu hỏi: 1. Lễ nhà giáo Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? 2. Vì sao lấy ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam? 3. Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư “ bạn nghĩ gì về câu này? 4. Câu “Tiên học lễ, hậu học văn” ngày nay còn phù hợp không? 5. Nếu có một bạn HS nào trong lớp có thái độ vô lễ với thầy, cô giáo bạn sẽ làm gì? 6. Điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Muốn sang thì ……… Muốn con hay chữ thì ……… ” 7. Câu: “ Em trồng giàn bông trước cửa nhà em, em giành 1 cây cho cô giáo hiền” là câu mở đầu trong bài hát nào? Tác giả là ai? - Khi 3 đội trả lời xong, cho 3 đội giao lưu bằng cách: đội A sẽ đặt ra câu hỏi cho đội B trả lời, đội B đặt 1 câu hỏi cho đội C trả lời, đội C đặt câu hỏi cho đội A trả lời. Sau câu trả lời của đội bạn thì đội đặt ra câu hỏi phải nêu ra đáp án và nhận xét câu trả lời của đội bạn là đúng hay sai. - Ban giám khảo tổng hợp điểm và công bố đội nào nhất, nhì, ba. - Phát thưởng cho đội về nhất, nhì. V. Kết thúc hoạt động: ( 5’) Người dẫn chương trình mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến. ====================================================================== Trang 6 Trường THPT Tân Long HNNGLL GV: Phạm Từ Mỹ Linh Chủ đề hoạt động tháng 12: THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC  I.Mục tiêu hoạt động: - Hiểu rõ trách nhiệm của TN học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Học sinh hiểu được các loại tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn mại dâm, ma tuý; tác hại của tệ nạn xã hội, có thái độ tích cực lên án, đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến các tệ nạn xã hội trong học sinh. II.Nội dung hoạt động: - Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần xây dựng đất nước. - Thanh niên và nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội. - Kỉ niệm ngày quốc phòng toàn dân. III.Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan về nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh. - Chuẩn bị các câu hỏi. - Giao cho cán bộ lớp phân công các bạn chuẩn bị câu trả lời. - Thể lệ chấm điểm. 2.Học sinh: - Nhận vấn đề hoặc câu hỏi, phân công trả lời cho các bạn trong tổ, nhóm của mình. - Trang trí lớp, kê bàn ghế. - Cử người dẫn chương trình, thư ký, giám khảo. - Chuẩn bị tiết mục văn nghệ. IV. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu: (5’) - Người dẫn chương trình cho cả lớp hát tập thể bài “Lên đàng” nhạc Lưu Hữu Phước. - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu đại biểu, đội thi. 2.Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ ( 35’) 1. Có người rủ bạn thử hút ma tuý, bạn sẽ nói với người bạn đó như thế nào? 2. Khi bạn nhìn thấy một người hàng xóm buôn bán ma tuý, bạn sẽ làm thế nào? 3. Có người nói thấy ma tuý phải tránh xa, nên thấy một bạn hít hêrôin tôi liền bỏ đi ngay, như vậy đúng hay sai? Tại sao? 4. Bạn nghĩ gì về phòng trào xây dựng khu phố làng xóm văn hóa? 5. Có người nói rằng học sinh còn đang đang sống phụ thuộc vào gia đình nên không cần tham gia các hoạt động từ thiện, theo bạn đúng hay sai? Tại sao? 6. Ba tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá. 7. Là một học sinh, bạn phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc? 8. Tỉnh Đồng Tháp hiện nay có bao nhiêu người bị nhiễm HIV? 9. Tỉnh Đồng Tháp, trại ma tuý thuộc xã, huyện nào? 10. Nếu người thân bị nhiễm HIV,bạn có dùng thức ăn chung với người ấy không?Vì sao? 11. Vào tháng 12 trường bạn thường phát động phòng trào thi đua nào? 12. Ngay trong năm nay nhà nước yêu cầu các em tham gia thanh niên xung phong, các em nghĩ thế nào? + Chia lớp làm 6 đội. + Các đội lần lượt lên bốc thăm, suy nghỉ trong 10 giây và trả lời câu hỏi. + Ban giám khảo chấm điểm. + Văn nghệ để thư ký cộng điểm ( 10’) ====================================================================== Trang 7 Trường THPT Tân Long HNNGLL GV: Phạm Từ Mỹ Linh + Sau hoạt động 1, loại 1 đội có số điểm thấp nhất. 3.Hoạt động 2: Trắc nghiệm ( 30’) + Chỉ còn 5 đội. Loại 1 đội có điểm thấp nhất. Câu hỏi: 1. Ma tuý có bao nhiêu loại? a. 246 b. 247 c. 248 d. 245 2. Ma tuý được phân chia bao nhiêu nhóm chính? a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 3. Ngày quốc phòng toàn dân là ngày, tháng nào? a. 22/11 c. 22/12 d. 24/12 d. 25/12 4. Hít thử mấy lần thì có thể xem là nghiện ma tuý? a. Chỉ 1 lần b. Ba lần trở lên c. Năm lần trở lên d. Hai lần 5. Ngày thế giới phòng chống AIDS? a. 10/12 b. 6/12 c. 22/12 d. 1/12 6. Tác hại của Ma tuý đến sức khoẻ: a. Suy nhược cơ thể b. Có thể chết người c. Vị thành niên không thể phát triển bình thường. d. Cả 3 câu a, b, c đều đúng. 4.Hoạt động 3: Văn nghệ ( 20’ ) + Chọn 6 học sinh chia làm 2 đội. + Bốc thăm: 6 thăm. + Hát theo chủ đề: Nếu hát trọn bài là 20 điểm, nửa bài 10 điểm, 1 đoạn 4 điểm. • Thanh niên (2 thăm) • Đất nước (2 thăm) • Tình bạn (2 thăm) 5.Hoạt động 4: Đôi bạn hiểu nhau ( 20’) + Đại diện 2 bạn trong nhóm thể hiện. + (Còn 4 đội) sau đó loại 1 đội có điểm thấp. ( Câu hỏi: 1. Bạn hãy diễn tả “cơn nghiện” ma tuý. 2. Bạn hãy diễn tả “sự đau kho”å của người thân khi trong gia đình có người bị nghiện ma tuý. 3. Bạn hãy diễn ta, một người bị nhiễm “HIV sắp chết”. 4. Bạn hãy diễn tả Bạn là “một tên trộm”. ( Ghi chú: nếu 4 đội đồng điểm bốc thăm ( 3 thăm may mắn + 1 thăm bị loại) 6.Hoạt động 5: Văn nghệ ( 5’) 7.Hoạt động 6: Trò chơi ô chữ ( 15’ ) + Chỉ còn 3 đội. + Hình thức: Đoán từng chữ cái khi bốc thăm, thăm gồm: 10 điểm, 5 điểm, …, mất lượt, thêm lượt, mất điểm, gấp đôi,… Ô chữ: 1. TUYÊN TRUYỀN ( 11 chữ cái) Đây là một hình thức khá phổ biến trong việc phòng chống ma tuý? 2. TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN ( 18 chữ cái) Đây là một ngày lễ kiû niệm trong tháng 12. ( Đáp án: Trắc nghiệm 1. b 2.c 3.b 4.a 5.d 6.d V. Kết thúc hoạt động ngoài giờ: - Giáo viên chủ nhiệm: + Nhận xét chung. + Rút kinh nghiệm. ====================================================================== Trang 8 Trường THPT Tân Long HNNGLL GV: Phạm Từ Mỹ Linh + Một số công việc cần thực hiện cho tiết học GDNGLL tháng tới. Chủ đề hoạt động tháng 1: THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC  I.Mục tiêu hoạt động: - Học sinh hiểu được tính riêng biệt, tính cụ thể của nền văn hoá dân tộc là một bộ phận của nền văn minh nhân loại: Trách nhiệm của công dân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. - Phát huy kỹ năng nghiên cứu các vấn đề VHXH của gia đình địa phương và đất nước. - Có thái độ tôn trong nền văn hoá, lịch sử dân tộc mình nuôi dưỡng thái độ tôn trọng tất cả các dân tộc và các nền văn hoá của họ. II.Nội dung hoạt động: - Báo cáo các kết quả tìm hiểu các DT lịch sử, di sản văn hóa của địa phương, đất nước. - Trò chơi ô chữ về di sản văn hoá tỉnh Đồng Tháp. - Câu hỏi trả lời nhanh về những giá trị lịch sử của các di sản văn hoá của địa phương của đất nước và của thế giới. - Hội thi nét đẹp tuổi thanh niên. III.Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan về nội dung để cung cấp cho học sinh. - Chuẩn bị các câu hỏi. - Giao cho cán bộ lớp phân công các thành viên trong lớp thực hiện nội dung. - Thể lệ chấm điểm. 2.Học sinh: - Nhận vấn đề hoặc câu hỏi, phân công trả lời cho các bạn trong tổ, nhóm của mình. - Trang trí lớp, kê bàn ghế. - Cử người dẫn chương trình, thư ký, giám khảo, thống nhất chương trình hành động. - Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ. IV. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu: (5’) - Người dẫn chương trình cho cả lớp hát tập thể bài “Ca khúc truyền thống của trường”. - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu đại biểu, đội thi. 2.Hoạt động 1: Báo cáo kết quả tìm hiểu di tích lịch sử, di sản văn hóa của địa phương của đất nước ( 45’) • Cách tiến hành: - Chia lớp thành 4 đội. - Người dẫn chương trình lần lượt mời từng đội lên báo cáo kết quả tìm hiểu của đội mình, thời gian báo cáo là 10 phút. - Các tổ khác đặt câu hỏi để tổ báo cáo có thể giải đáp thắc mắc mắc. • Nội dung tìm hiểu: - Khái niệm di sản văn hóa. - Văn hoá vật thể, phi vật thể của địa phương của đất nước. - Ýù kiến của mình về khái niệm di sản văn hóa. - Cho ví dụ về văn hoá vật thể, phi vật thể. - Mô tả giá trị của DSVH mà em biết ( giá trị nghệ thuật, giá trị LS, giá trị địa chất). - Di sản văn hóa nào mà em tìm hiểu mô tả lại cho cả lớp nghe. - Chúng ta làm gì để bảo vệ, phát triển các di sản văn hóa đó. - Kiến nghị ( nếu có). ====================================================================== Trang 9 Trường THPT Tân Long HNNGLL GV: Phạm Từ Mỹ Linh Ban giám khảo dựa vào những ý kiến đó cho điểm (có thể mỗi 1 ý tưởng cho 1 điểm). ( Chương trình văn nghệ giao lưu ( 15’). 3.Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ về di sản văn hóa Trà Vinh ( 30’) ( Cách tiến hành: - Người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện mỗi tổ, lên bốc thăm và trả lời, người bốc thăm không đoán được chữ thì đến người tiếp theo ( bốc thăm chọn vị trí, hình thức như “Chiếc nón kỳ diệu”. - Trong các thăm có ghi điểm từ 10 – 90 điểm, thăm mất điểm, thăm may mắn, thăm mất lượt, thăm thưởng. ( ô chữ : 1. BA ĐỘNG ( 6 chữ ) Đây là khu du lịch gắn với văn hóa sông nước Trà Vinh ? 2. LONG VĨNH (8 chữ ) Đây là căn cứ Cách Mạng đầu tiên của Huyện Duyên Hải? 3. NGUY?N TH? ÚT ( 11 chữ ) “Còn lai quần cung đánh” là câu nói nổi tiếng của Ch?. 4.Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi về hội thi nét đẹp tuổi thanh niên ( 20’ ) ( Cách tiến hành: + Mỗi đội cử 2 -> 3 thành viên: khi Người dẫn chương trình đọc câu hỏi đội nào có tín hiệu trước thì trả lời trước. ( Câu hỏi: 1. Theo bạn những dấu hiệu nào biểu hiện nét đẹp văn hóa của tuổi thanh niên nói chung? 2. trong quan hệ tình bạn khác giới, theo bạn nên có những các ứng xử như thế nào là đẹp, là có văn hoá? 3. Bạn hiểu thế nào là ứng xử có văn hóa? 4. Nét đẹp văn hoá của thanh niên được thể hiện ntn trong trang phục hằng ngày? 5. Thanh niên có trách nhiệm như thế nào trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn những nét văn hoá của lứa tuổi mình? 6. Tích cực rèn luyện thân thể, học tập và tham gia các hoạt động khác có kế hoạch là nét đẹp văn hoá của thanh niên. Bạn hãy bình luận ý kiến trên? 7. Định hướng học sinh tham gia vào cộng tác chuẩn bị: bàn bạc về cách thức tiến hành, phân công lực lượng chuẩn bị (về nội dung,về tổ chức, về điều hành hoạt động, về nhiệm vụ của từng học sinh, về các điều kiện cơ sở vật chất,…) V. Kết thúc hoạt động ngoài giờ: - Giáo viên chủ nhiệm: + Nhận xét chung. + Rút kinh nghiệm. + Một số công việc cần thực hiện cho tiết học GDNGLL tháng tới. ====================================================================== Trang 10 . thưởng. V. Kết thúc hoạt động ngoài giờ: ( 5’) - Giáo viên GDCD có ý kiến nhận xét, đánh giá buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Giáo viên chủ nhiệm: + Nhận. hoặc các cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân. a. Đúng b. Sai 3. Giáo dục phổ thông gồm: a. Giáo dục tiểu học b. Giáo dục THCS c. Giáo dục THPT

Ngày đăng: 23/12/2013, 18:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan