1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thử nghiệm xây dựng mô hình kinh tế lượng để phân tích những tác động, ảnh hưởng của tổng giá trị nhập khẩu, xuất khẩu, dân số, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

26 352 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 166,77 KB

Nội dung

KINH TẾ LƯỢNGTIỂU LUẬN Đề tài Thử nghiệm xây dựng mô hình kinh tế lượng để phân tích những tác động, ảnh hưởng của tổng giá trị nhập khẩu, xuất khẩu, dân số, chỉ số giá tiêu dùng CPI đến

Trang 1

KINH TẾ LƯỢNG

TIỂU LUẬN

Đề tài Thử nghiệm xây dựng mô hình kinh tế lượng để phân tích những tác động, ảnh hưởng của tổng giá trị nhập khẩu, xuất khẩu, dân số, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đến

tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Giáo viên: Th.sĩ Phan Tất Hiển

Thành viên nhóm:

Trang 2

Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Lí do chọn đề tài:

_ Đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, hầu hết các nước

đều xác lập cho mình những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Những mục tiêuphát triển đều dựa vào khả năng khai thác các nguồn lực trong nước và nước ngoài

và phải tạo ra được sự tiến bộ toàn diện cả về kinh tế và xã hội nhưng coi sự tăngtrưởng kinh tế là tiền đề cần thiết cho phát triển Vậy có thể nói tăng trưởng và pháttriển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủyếu sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn các quốc gia Điều này có ý nghĩa rất quan trọngtrong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển,trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Vậy thế nào là tăng trưởng kinh tế?

_ Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý thuyết về phát triển

kinh tế Đây là một khái niệm tiền đề, là nền tảng của nhiều mối quan hệ góp phầntạo nên các mối quan hệ đa chiều của xã hội Các mối quan hệ đó có thể bao gồm vềmối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội, tăng trưởng kinh tế và văn hóa,tăng trưởng kinh tế và môi trường, tăng trưởng kinh tế và tham nhũng…Do đó, việcnắm rõ các khái niệm cũng như các lý luận và lý thuyết về tăng trưởng sẽ góp phầnnghiên cứu một cách có hệ thống hơn về mối quan hệ của tăng trưởng với các kháiniệm và phạm trù khác, để từ đó góp phần hài hòa khái niệm này với các khái niệm

và phạm trù khác Mặt khác, việc hiểu rõ về khái niệm và các lí luận về nó cũng gópphần về việc định hướng xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đảmbảo các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế

_ Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tăng lên haygiảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kì này so với thời kì trước đó Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng

và tốc độ tăng trưởng Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đinhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối vàphản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kì Để

đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng hai chỉ số chủ yếu: phần tăng,giảm quy mô của nền kinh tế (tính theo GDP), hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế (tínhtheo GDP)

_ Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia Nó làđiều kiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu; để cải thiện

và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư như tăng tuổi thọ, giảm suy dinhdưỡng, giảm bệnh tật, phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao…

Trang 3

_ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp

và nâng cao mức sống của nhân dân Đó còn là tiền đề vật chất để củng cố an ninh,quốc phòng của mỗi quốc gia, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lícủa nhà nước đối với xã hội

_ Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điềukiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu cao hơn về kinh tế so với các nước đangphát triển

_ Tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến sự mở cửa nền kinh tế tăng trưởng thế giới, sựphân công lao động và vận động của các yếu tố sản xuất mang tính chất toàn cầu,chính điều này đã góp phần thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực, cơ cấu kinh tế ngàycàng tiến bộ theo hướng hiện đại

_ Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế được xem như là vấn đề hấp dẫn nhất trongnghiên cứu kinh tế Đó là tiêu điểm để phản ánh sự thay đổi bộ mặt nền kinh tế củamột quốc gia

_ Ngày nay, tăng trưởng kinh tế được gắn với chất lượng tăng trưởng Mặt số lượngcủa tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở qui mô, tốc độ của tăng trưởng Còn mặtchất lượng của tăng trưởng kinh tế là tính quy định vốn có của nó, là sự thống nhấthữu cơ làm cho hiện tượng tăng trưởng kinh tế khác với các hiện tượng khác Chấtlượng tăng trưởng được qui định bởi các yếu tố cấu thành và phương thức kiên kếtgiữa các yếu tố cấu thành nên tăng trưởng kinh tế

_ Như đã biết, từ sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc,tăng trưởng đạt mức cao hàng đầu Nước ta hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tếđược đánh giá là cao nhất trong khu vực

_ Nhận thấy sự quan trọng của chi tiêu GDP đối với sự tăng trưởng kinh tế của mỗiquốc gia, đồng thời với mục đích tìm hiểu sự tác động, ảnh hưởng của các

yếu tố kinh tế đến chỉ tiêu quan trọng này Hiểu rõ được những đặc điểm, tính chất

và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước để từ đó đưa ra những định hướng gópphần phát triển đất nước

Với những lí do trên nhóm em quyết định chọn đề tài này

2 Nguồn gốc của mô hình từ lý thuyết:

_ Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP

(viết tắt của Gross Domestic Product) GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa

và dịch vị cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trongmột thời kì nhất định (thường là một năm)

Trang 4

_ Như vậy, GDP đánh giá kết quả của những hoạt động kinh tế xảy ra bên trong củalãnh thổ của đất nước Những hoạt động này do công ty, doanh nghiệp của công dânnước đó hay công dân nước ngoài sản xuất ra tại nước đó, nhưng lại không bao gồmkết quả hoạt động của công dân nước sở tại tiến hành ở nước ngoài.

_ Ngoài GNP, GDP cũng là một trong những thước đo tốt về thành tựu kinh tế củamột đất nước, người ta dùng chỉ tiêu này để so sánh qui mô sản xuất của các nướckhác nhau trên thế giới GDP được sử dụng để phân tích những biến đổi về sảnlượng của đất nước trong thời gian khác nhau Ngoài ra, GDP còn được sử dụng đểphân tích sự thay đổi mức sống của dân cư, cụ thể qua GDP bình quân đầu người._ Để tính GDP người ta sử dụng rất nhiều các dữ liệu sơ cấp, có rất nhiều phươngpháp tính GDP như tính theo chi tiêu, theo thu nhập, theo chi phí, cũng có thể tínhGDP theo giá trị gia tăng hay bình quân đầu người Mục tiêu của việc tính GDP làtập hợp các thông tin rời rạc lại thành một con số bằng thước đo tiền tệ, ví dụ ĐồngViệt Nam (VNĐ) hay Đô-la Mỹ (USD)- con số nói lên giá trị của tổng thể các hoạtđộng

_ GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chitiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế Về lý thuyết, dù theo cách tính nàocũng cho kết quả tính GDP như nhau Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có

sự chênh lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách tính Đó là vì có sai số trong thống kê._ Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thứcnhư sau:

GDP = C + I + G + NX

Trong đó các kí hiệu:

C là tiêu dùng của các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế

I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh Đây được coi là tiêu

dùng của các nhà đầu tư Lưu ý, đừng lẫn lộn này với đầu tư mang tính đầu

cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu

G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền) Quan hệ của

phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khảdụng

NX ( = X-M) là “xuất khẩu ròng” của nền kinh tế Nó bằng xuất khẩu (tiêu

dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tếtrong tính toán sản xuất) – nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tínhtoán đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất)

Ba thành phần đầu đôi khi được gọi chung là “nội thu”, còn thành phần cuối cùng là “ngoại thu”.

Trang 5

 GDP theo cách tính tổng chi phí (lúc này không gọi là GDP nữa, mà gọi là

tổng chi tiêu nội địa hay GDE (viết tắt của Gross Domestic Expenditure)

được tính toán tương tự, mặc dù trong công thức tính tổng chi phí không kêkhai những khoản đầu tư ngoài kế hoạch (bỏ hàng tồn kho vào cuối chu kỳbáo cáo) và nó phần lớn được sử dụng bởi các nhà kinh tế lý thuyết

3 Lý thuyết đưa biến phụ thuộc và các biến độc lập vào mô hình:

a) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Là thước đo chính của nạn lạm phát vì nó đo giá của giá cố định hàng hóa tiêudùng Giá cao hơn được xem là tiêu cực cho một nền kinh tế, nhưng vì ngân hàngtrung tâm thường đáp lại sự lạm phát giá bằng cách tăng lãi suất nên thỉnh thoảngtiền tệ phản ứng lại một cách tích cực trong những báo cáo của lạm phát cao hơn

Đo lường sự thay đổi trung bình trong giá cả hàng hóa được chi trả bởi số lượngngười tiêu dùng trung bình cho rõ hàng hóa dịch vụ cố định Trong rất nhiều trườnghợp các quốc gia còn dùng CPI như đại diện cho thông số về lạm phát, mặc dùkhông phải bao giờ cũng đúng, hoặc chỉ phản ánh tương đối

b) Giá trị xuất, nhập khẩu:

Chúng ta đang sống trong nền kinh tế mở, tham gia vào nền kinh tế thế giới

và có quan hệ với các nước khác thông qua thương mại và tài chính Chúng taxuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất rẻ nhất trong nước và nhập khẩunhững hàng hóa mà các nước khác có lợi thế về chi phí

Hàng xuất khẩu là những hàng hóa được sản xuất trong nước nhưng được bán

ra cho người tiêu dùng ở nước ngoài

Hàng nhập khẩu là những hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài nhưng đượcmua để phục vụ tiêu dùng nội địa

Căn cứ quan điểm đó, hàng xuất khẩu làm tăng GDP, còn hàng nhập khẩukhông nằm trong sản lượng nội địa, cần phải được loại trừ khỏi khối lượnghàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh và chính phủ đãmua và tiêu dùng

Khoảng chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu là sản xuất ròng

c) Dân số:

Khi dân số tăng nhanh thì thu nhập đầu người càng thấp Ngược lại, mức thunhập bình quân đầu người có tác động nhất định đến tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử của dân số

Trang 6

Phần 2: THIẾT LẬP, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH

GIÁ MÔ HÌNH

1 Xây dựng mô hình

1.1 Biến phụ thuộc:

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (đơn vị tính: tỉ đồng)

1.2 Biến độc lập: Mô hình gồm 4 biến độc lập:

CPI: Chỉ số giá tiêu dùng CPI (đơn vị tính: %)

NHAPXUAT: Nhập khẩu (đơn vị tính: triệu USD)

XUATKHAU: Xuất khẩu (đơn vị tính: triệu USD)

DANSO: Dân số (đơn vị tính: nghìn người)

1.3 Mô hình hồi quy tổng thể

GDPi = β1 + β2CPIi + β3NHAPKHAUi + β4XUATKHAUi + β5DANSOi + Ui

1.4 Nguồn số liệu và cách thu thập dữ liệu

Trang 7

a Dữ liệu

_ Số liệu tìm được từ trang web của Tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn_ Số liệu từ trang web http://tttm.moit.gov.vn

_ Số liệu từ trang web http://vi.wikipedia.org

_ Số liệu lấy từ Thời báo kinh tế Sài Gòn số ra ngày 31/12/2009

b Không gian mẫu: Khảo sát 31 quốc gia bất kỳ được lựa chọn trong niên

giám thống kê, nhóm tiến hành xây dựng các mô hình thống kê

Dân số(X5)

Trang 8

2.1 Xây dựng mô hình hồi quy (I):

Kết quả chạy từ phần mềm Eviews

R-squared 0.998247 Mean dependent var 526713.2

Adjusted R-squared 0.997780 S.D dependent var 415214.2

S.E of regression 19563.43 Akaike info criterion 22.81303

Sum squared resid 5.74E+09 Schwarz criterion 23.06196

Log likelihood -223.1303 F-statistic 2135.925

Durbin-Watson stat 2.918487 Prob(F-statistic) 0.000000

Trang 9

 Mô hình hồi qui tổng thể (PRM)

GDPi = β1 + β2CPIi + β3NHAPKHAUi + β4XUATKHAUi + β5DANSOi + Ui

 Mô hình hồi qui mẫu (SRM)

GDPi = 1 + 2CPIi + 3NHAPKHAUi + 4XUATKHAUi + 5DANSOi + ei

GDP = -11392001 - 19.83140*CPI + 9.461790*NHAPKHAU +4.906651*XUATKHAU + 17.56242*DANSO

 Ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng:

Đối với 2: Khi nhập khẩu, xuất khẩu, dân số không đổi,nếu chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng (giảm) 1% thì tổng thunhập quốc nội GDP giảm (tăng) 19.83139636 tỉ đồng

Đối với 3: Khi chỉ số giá tiêu dùng CPI, xuất khẩu, dân sốkhông đổi, nếu nhập khẩu tăng (giảm) 1 triệu USD thìtổng thu nhập quốc nội GDP tăng (giảm) 9.461789979 tỉđồng

Đối với 4: Khi chỉ số giá tiêu dùng CPI, nhập khẩu, dân sốkhông đổi, nếu xuất khẩu tăng (giảm) 1 triệu USD thìtổng thu nhập quốc nội GDP tăng (giảm) 4.906650896 tỉđồng

Đối với 5: Khi chỉ số giá tiêu dùng CPI, nhập khẩu, xuấtkhẩu không đổi, nếu dân số tăng (giảm) 1 nghìn ngườithì tổng thu nhập quốc nội GDP tăng (giảm) 17.562421 tỉđồng

biến phụ thuộc (dựa vào P.Value)

 P.Value (CPI) = 0.4736 > α = 0.05: chỉ số giá tiêu dùngCPI không ảnh hưởng đến tổng thu nhập quốc nội GDP

Trang 10

 P.Value (NHAPKHAU) = 0.0000 < α = 0.05: nhập khẩu cóảnh hưởng đến tổng thu nhập quốc nội GDP.

 P.Value (XUATKHAU) = 0.0001 < α = 0.05: xuất khẩu cóảnh hưởng đến tổng thu nhập quốc nội GDP

 P.Value (DANSO) = 0.0000 < α = 0.05: dân số có ảnhhưởng đến tổng thu nhập quốc nội GDP

Từ kết quả kiểm định trên suy ra cần loại bỏ biến CPI.

R-squared 0.998184 Mean dependent var 526713.2

Adjusted R-squared 0.997844 S.D dependent var 415214.2

S.E of regression 19280.40 Akaike info criterion 22.74842

Sum squared resid 5.95E+09 Schwarz criterion 22.94757

Log likelihood -223.4842 F-statistic 2931.941

Durbin-Watson stat 2.866368 Prob(F-statistic) 0.000000

 Mô hình hồi quy tổng thể (PRM)

GDPi = β1 + β2CPIi + β3NHAPKHAUi + β4XUATKHAUi + β5DANSOi + Ui

 Mô hình hồi qui mẫu (SRM)

GDPi = 1 + 2CPIi + 3NHAPKHAUi + 4XUATKHAUi + 5DANSOi + ei

GDPi = -1150044 + 9.395695*NHAPKHAUi + 4.973683*XUATKHAUi +17.69153*DANSOi

với biến phụ thuộc (dựa vào P.Value)

 P.Value (X3) = 0.0000 < α = 0.05: nhập khẩu có ảnhhưởng đến tổng thu nhập quốc nội GDP

 P.Value (X4) = 0.0000 < α = 0.05: xuất khẩu có ảnhhưởng đến tổng thu nhập quốc nội GDP

 P.Value (X5) = 0.0000 < α = 0.05: dân số có ảnhhưởng đến tổng thu nhập quốc nội GDP

Ta có sig(F) = 0.000000 < α = 0.05: mô hình phù hợp

Trang 11

050000010000001500000

Đồ thị của giá trị thực tế, giá trị ước lượng và phần dư trên cùng hệ trục tọa độ

Bảng thống kê mô tả:

GDP NHAPKHAU XUATKHAU DANSO

Mean (trung bình) 526713.2 23108.47 20098.74 76854.41 Median (trung vị) 420794.0 13689.30 13012.05 77116.05 Maximum (tối đa) 1477717 80713.80 68700.00 86210.80 Minimum (tối thiểu) 41955.00 2338.100 2087.100 66016.70 Std Dev (độ lệch chuẩn) 415214.2 22450.97 20285.99 6483.581 Skewness (hệ số bất đối xứng) 0.855180 1.222967 1.230533 -0.110833 Kurtosis (hệ số nhọn) 2.689545 3.470244 3.356044 1.767164 Jarque-Bera (thống kê JB) 2.518095 5.169770 5.153010 1.307517 Probability (mức xác suất) 0.283924 0.075405 0.076039 0.520087 Sum (tổng) 10534265 462169.3 401974.8 1537088 Sum Sq Dev (tổng bình phương chênh lệch) 3.28E+12 9.58E+09 7.82E+09 7.99E+08 Observations (số quan sát) 20 20 20 20

Các thông số thống kê dựa trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp được nhưsau:

Trang 12

2.6.1 Biến GDP

đồng)

Giá trị rơi vào năm

2.6.3 Biến xuất khẩu

USD)

Giá trị rơi vào năm

Giá trị rơi vào năm

Trung bình 76954.41

Trung vị 77116.05

Trang 13

Để kiểm định sự tồn tại đa cộng tuyến, chúng ta xây dựng môhình hồi quy phụ trong đó các biến độc lập sẽ lần lượt trở thànhbiến phụ thuộc và hồi quy với các biến còn lại.

Nghi ngờ biến giải thích NHAPKHAU phụ thuộc tuyến tính vàocác biến giải thích khác, hồi quy mô hình hồi quy phụ

xuất khẩu và

dân số

NHAPKHAUi = 1 + 2XUATKHAUi + 3DANSOi + ei

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

C -32562.92 30285.68 -1.075192 0.2973

XUATKHAU 0.936914 0.135684 6.905108 0.0000

DANSO 0.479356 0.424532 1.129138 0.2745

R-squared 0.941815 Mean dependent var 23108.47

Adjusted R-squared 0.934970 S.D dependent var 22450.97

S.E of regression 5725.230 Akaike info criterion 20.28063

Sum squared resid 5.57E+08 Schwarz criterion 20.42999

Log likelihood -199.8063 F-statistic 137.5858

Durbin-Watson stat 1.775753 Prob(F-statistic) 0.000000

Kiểm định giả thiết :

H0 : R2 = 0 : Mô hình ban đầu không có đa cộng tuyến

H1 : R2 ≠ 0 : Mô hình ban đầu có đa cộng tuyến

R2 = 0.941815

Ta có : k= 3, k’= k-1= 2, n=20

Ngày đăng: 28/08/2017, 22:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w