I/ Ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách nhà nước1.Ngân sách nhà nước 1.1 Khái niệm Trong tiến trình lịch sử, ngân sách nhà nước NSNN với tư cách là mộtphạm trù kinh tế đã ra đời và t
Trang 1THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT
NAM-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP?
I/ Ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách nhà nước
II/Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam
III/Giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam
Trang 2I/ Ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách nhà nước
1.Ngân sách nhà nước
1.1 Khái niệm
Trong tiến trình lịch sử, ngân sách nhà nước (NSNN) với tư cách là mộtphạm trù kinh tế đã ra đời và tồn tại từ lâu.Là một công cụ Tài chính của Nhànước, NSNN xuất hiện dựa trên cơ sở hai tiền đề khách quan là tiền đề Nhà nước
và tiền đề hang hóa – tiền tệ
Trong hệ thống tài chính, NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sức quantrọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực Nhà nước, Tại Việt Nam,định nghĩa về NSNN được nêu rõ trong luật ngân sách Nhà nước(20/3/1996):
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước(Điều 1- luật
ngân sách Nhà nước)
Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động thu( tạo lập) và chi tiêu( sửdụng) quỹ tiền tệ của Nhà nước làm cho nguồn tài chính vận động giữa mộtbên là các chủ thể kinh tế,xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân dưới hình thức giá trị và một bên là Nhà nước Đúng hơn là bản chất kinh tế là củaNSNN Đứng sau các hoạt động thu chi là mối quan hệ giữa Nhà Nước và các chủ
thể kinh tế, xã hội Nói cách khác, NSNN phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa nhà
nước với các chủ thể trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà Nước, chuyển dịch 1 bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của Nhà Nước và Nhà Nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thực hiện để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
1.2 Đặc Điểm
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về NSNN Các quan niệm trên
về NSNN đã lột tả được mặt cụ thể, mặt vật chất của NSNN, nhưng lại chưa thểchưa thể hiện được nội dung kinh tế xã hội của NSNN TRên thực tế, nhìn
bề ngoài hoạt động NSNN là hoạt động thu chi tài chính của Nhà Nước Hoặt động
đó được thể hiện một cách đa dạng và phong phú, được tiến hành hầu hết trên cáclĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, kinh tế … nó tác động đến hầu hết cácchủ thể kinh tế xã hội Nhưng về cơ bản nó có các đặc điểm sau:
Trang 3Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn liền với quyền lực
của nhà nước và phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở luật định Đây cũng là điểm khácbiệt giữa NSNN với các khoản tài chính khác Các khoản thu NSNN đều mang tínhchất pháp lý, còn chi NSNN mang tính chất cấp phát “không hoàn trả trực tiếp”
Do nhu cầu chi tiêu của mình để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội Nhà Nước đã
sử dụng để quy định hệ thống pháp luật tài chính, buộc mọi pháp nhân và thể nhânphải nộp một phần thu nhập của mình cho Nhà Nước với tu cách là một chủ thể.Các hoạt động thu chi NSNN theo cơ sở nhất định đó là luật thuế, chế độ chi doNhà Nước ban hành, đồng thời các hoạt động luôn chịu sự kiểm soát của các cơquan nhà nước
NSNN nó luôn luôn chứa đựng những lợi ích về mặt kinh tế, chính trị, ngoạigiao, xã hội…Nhưng lợi ích quốc gia và tổng thể luôn được đặt lên hàng đầu và chiphối các lợi ích khác
Thứ hai, NSNN luôn gắn chặt với Nhà Nước chứa đựng những lợi ích chung
và công, hoạt động thu chi NSNN là thể hiện qua các mặt kinh tế - xã hội của NhàNước NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà Nước và được chia ra làm nhiều quỹnhỏ có tác dụng riêng rồi mới chia cho các mục đích
Thứ ba, giống như các quỹ tiền tệ khác NSNN cũng có đặc điểm riêng của
một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà Nước và được chia ra làm nhiều quỹ nhỏ có tácdụng riêng rồi mới chia cho các mục đích
Thứ tư, hoạt động thu cho ngân sách Nhà nước được thể hiện theo nguyên tắ
c không hoàn trả lại trực tiếp đối với người có thu nhập cao nhằm mục đích rútngắn khoảng cách giữa người giàu và nghèo nhằm công bằng cho xã hội Ví dụ:xây dựng đường xá, an ninh quốc phòng … Người chịu thuế sẽ được hưởng lợi từhàng hóa này nhưng hoàn trả một cách trực tiếp Bên cạnh đó ngân sách còn chi cho các quỹ chính sách, trợ cấp thiên tai…
Trang 42.Thâm hụt ngân sách nhà nước
2.1 Khái niệm
Thâm hụt ngân sách là tình trạng mất cân bằng ngân sách nhà nước khi sốchi vượt quá số thu ngân sách trong cân đối ngân sách nhà nước trong một tàikhoản nhất định
Thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ.
Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính
sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hộihay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,
Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh
tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân Ví
dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách
từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tănglên
2.2Nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tác đông của chu kỳ kinh tế
Nền kinh tế phát triển theo chu kỳ: tăng trưởng-suy thoái-tăng trưởng Khinền kinh tế trong tình trạng suy thoái, số thu từ thuế của nhà nước giảm đitrong khi chi tiêu ngân sách lại tăng lên, dẫn đến thâm hụt ngân sách, thâmhụt như vậy gọi là thâm hụt chu kỳ
+ Hậu quả do các tác nhân gây ra
Khi có rủi ro do thiên tai, dịch bệnh hoặc chiến tranh, khủng bố, tính trạngdân số gia tăng, mặc dù chính phủ đã có những biện pháp dự phòng nhưngđôi khi rủi ro vượt qua ngoài dự toán, do đó nhà nước phải tăng chi, thâmhụt ngân sách ngoài mong muốn của nhà nước
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Do cơ cấu thu, chi ngân sách thay đổi
Trang 5Khi nhà nước khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành cơ cấukinh tế cao hơn, nhưng chi tiêu ngân sách không giảm, điều này làm chothâm hụt ngân sách xảy ra.
+ Do điều hành ngân sách nhà nước không hợp lý dẫn đến tình trạng khôngkhai thác nguồn thu một cách hợp lý, thất thu do trốn, lậu thuế
Trang 62.3 Tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước: thâm hụt ngân sách nhà nước được tài trợqua các biện pháp sau:
- Giảm chi tiêu công: Giải pháp này được thực hiện trên cơ sở tính toán lại các
khoản chi một cách khoa học để cắt giảm các khoản chi kém hiệu quả hoặcchưa thật sự cần thiết Nhưng biện pháp này có hạn chế là không được giảmchi quá nhiều vì khi đó nó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của công chúng và dễdẫn tới tiêu cực từ phía công chúng
- Tăng thuế và kiện toàn hệ thống thu:
Về dài hạn, thâm hụt ngân sách có thể sử dụng biện pháp tăng thuế để bù đắp.Tăng thuế không chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh tăng thuế suất mà còn hướngđến cải cách sắc thuế, kiện toàn và nâng cao hiệu quả công tác hành thu nhằmchống thất thu thuế
- Vay nợ: Là biện pháp chủ yếu được tài trợ thâm hụt ngân sách ở tất cả các
quốc gia trên thế giới
Các biện pháp vay nợi khá đa dạng:
+ Vay trong nước thông qua phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước,trái phiếu đầu tư
+ Vay nợ nước ngoài: có thể được thực hiện vay từ chính phủ các nước, các tổchức tài chính quốc tế hoặc phát hành trái phiếu quốc tế
Trang 7II/Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam
Thâm hụt ngân sách là sự chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi trong năm đócủa Chính phủ Thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khỏang hơn một thập kỉqua và có xu hướng ngày càng gia tăng Cụ thể, thâm hụt ngân sách của Việt Namtrung bình trong giai đoạn 2003-2007 chỉ là 1,3% GDP nhưng con số này đã tănghơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2013 Đặc biệt trong 2 năm 2009-
2010 con số thâm hụt nân sách của VN thuộc diện cao nhất so với các nước trongkhu vực, vao khoảng 6% GDP/năm Con số này gấp khoảng 6 lần so với con sốtương ứng của Indonesia, gấp 3 lần so với Trung Quốc và gấp khoảng gần 2 lần sovới Thái Lan
Bảng thông kê tình hình thâm hụt ngân sách qua các năm (2001 – 2013)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
Tổng thu cân đối NSNN
Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước
Thâm hụt ngân sách nhà nước
Tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP
Trang 81 Tỉ lệ thu thuế cao
Theo quyết toán NSNNcủa Bộ Tài chính, trung bình giai đoạn 2007-2011, tổngthu NSNN của Việt Nam là khá ổn định vào khoảng 29%GDP Nếu chỉ tính thu từthuế và phí con số này là 26,3% GDP Loại trừ tiếp thu từ dầu thô thì số thu cònkhoảng 21.6% GDP Đáng chú ý là thu từ dầu thô đang có tỉ trọng ngày càng giảmdần trong tổng thu NHSS từ khoảng 6,9% GDP năm 2007 xuống chưa đầy 3,1% GDPnăm 2011 Điều này chứng tỏ tỉ trọng các khoản thu khác ngày càng gia tăng Ngoạitrừ năm 2009 khi Chính phủ thực hiện hàng loạt các biện pháp cắt giảm thuế nhằmkích thích tổng cầu thì thu thuế và phí, không kể dầu thô của Việt Nam chưa có dấuhiệu giảm
2 Nhiều khoản thu không bền vững
Tổng thu thuế và phí của VN chủ yếu đến từ ba nguồn chính đó là thuế giá trịgia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt đối vớihàng nhập khẩu Trong đó tỉ trọng thuế TNN đang có xu hướng giảm dần từ 36% giaiđoạn 2006-2008 xuống còn 28% giai đoạn 2009-2011 Trong khi đó, tỉ trọng thu thuếGTGT và thuế xuất khẩu lại tăng nhanh, một mặt cho thấy sự gia tăng nhanh chóngcủa hoạt động thương mại quốc tế mặt khác phản ánh mức độ bảo hộ thương mại caocủa Việt Nam Sự phụ thuộc lớn vào nguồn thuế này khi lộ trình cắt giảm thuế đượcthực hiện theo cam kết với WTO sẽ khiến cho mức độ thâm hụt ngân sách trở nêntrầm trọng hơn trong những năm tới
Tương tự như vậy, thu từ việc khai thác dầu thô và các tài nguyên khác cũng cóbản chất giống các khoản thu từ việc bán tài sản quốc gia và không bền vững donguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn Cụ thể, thu từ dầu thô đã có tỉ trọng liên tụcgiảm những năm qua trong tổng thu ngân sách nhà nước Khoản thu này từ chiếm tới28,8% trong tổng thu ngân sách trong năm 2006 đã giảm xuống còn 11,6% trong năm
2011 Ngoài ra, thu từ viện trợ không hoàn lại cũng nên được loại trừ khi tính toánthâm hụt ngân sách hàng năm do bản chất ngắn hạn không ổn định của chúng
3 Chi tiêu ngân sách cao kéo dài
Trong nhiều năm qua chi tiêu công được coi là một trong những động lực quantrọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Tuy nhiên, vai trò của chi tiêucông đối với tăng trưởng kinh tế là một chủ đề còn gây tranh cãi Nhiều nghiên cứu đãchỉ ra rằng nếu chi tiêu chính phủ quá nhỏ sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp, bởi vìviệc thực chi các hợp đồng kinh tế, bảo vệ quyền sở hữu tài sản, phát triển cơ sở hạtầng…sẽ rất khó khăn nếu không có vai trò của chính phủ Hay nói một cách khác,một số khoản chi tiêu của chính phủ là cầ thiết để đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế.tuy nhiên, chi tiêu chính phủ một khi đã vượt quá ngưỡng nào đó sẽ cản trở tăngtrưởng kinh tế do nó gây ra sự phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả, thamnhũng thất thoát, và chèn ép khu vực tư nhân
Trang 9Dựa trên những phân tích thực nghiệm, nhìn chung các nhà kinh tế thống nhấtvới nhau rằng quy mô chi tiêu công đối với các nền kinh tế đang phát triển nằm trongkhoảng từ 15-20%GDP
Số liệu so sánh của ADB cho thấy Hồng Kong, Đài Loan, Indinesia, Singapore
và Ấn Độ là những ước có quy mô chi tiêu chính phủ nhỏ nhất, chỉ chiếm khoảng 18%GDP Trong đó, quy mô chi tiêu ngân sách của Việt Nam đang nằm ở phía trênrất xa ngưỡng tối ưu này, chiếm tới hơn 30%GDP trong nhẵng năm gần đây
Một điều đáng nghịch lý là sau hơn 20 năm đỏi mới chuyển từ nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, quy mô chi tiêu chính phủ lại tăngmạnh từ 22% năm 1990 lên tới 30% GDP trong năm 2010 Tất nhiên, thành tựu kinh
tế không chỉ phụ thuộc vào chính sách tài khóa mà còn phụ thuộc vào chính sách tiền
tệ, thương mại, lao động…hơn nữa, thực tế trên thế giới chỉ ra rằng chất lượng hayhiệu quả, chứ không phải quy mô, của chi tiêu chính phủ ới là nhân tố quan trọngquyết định tốc độ tăng trưởng và trình độ phát triển của mỗi quốc gia
Trang 104 Đầu tư công lớn, dàn trải và kém hiệu quả
Đầu tư công thường được định nghĩa là các khoản chi tiêu của khu vực nhànước đối với vốn vật chất nhằm tạo ra các hàng hóa công cộng và dịch vụ xã hội:đường sá, cầu cảng, trường học, bệnh viện…Nguồn vốn đầu tư có thể được lấy từngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, trái phiếu chính phủ hoặc viện trợ của nướcngoài Ở Việt Nam, đầu tư công còn bao gồm các dự án cho các mục đích kinh doanhthuần túy thực hiện qua khu vực doanh nghiệp nhà nước
Trong giai đoạn từ 2001- 2010, tổng đầu tư toàn xã hội của Việt Nam thuocjvào diện cao nhất thế giới, trung bình đạt khoảng 40% trong tổng đầu tư toàn xã hội.Trong bối cảnh tiết kiệm trong nước và quốc gia chỉ chiếm lần lượt khoảng 28,5 và32,5%GDP, và chỉ tăng với tốc độ xấp xỉ 16% mỗi năm, thì quy mô lớn và tăng nhanhcủa tổng đầu tư xã hội, trong đó có đầu tư công, đã tạo ra chênh lệch lớn giwuax tiếtkiệm và đầu tư trong kinh tế Sự chênh lệch này dấn đếnsự tăng nhanh của vay nợnước ngoài và tăng trưởng cung tiền trong nước nhằm bù đắp cho khoảng trống tiếtkiệm- đầu tư cho năm vừa qua
Đáng chú ý là trong năm 2010, tỷ trọng đầu tư công của vốn ngân sánh nhànước đã sụt giảm mạnh, trong khi đó vốn vay lại tăng vọt lên hơn gấp đôi, từ 13- 15%lên 36,6% trong những năm 2010 Cùng với quy mô lớn là sự dàn trải của đầu tưcông Chúng ta có thể thấy đầu tư của khu vực nhà nước dàn trải trên tất cả các lĩnhvực, từ hoạt động công ích trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế…đếncác hoạt động mạng tính kinh doanh thuần túy như công nghiệp chế biến, khaikhoáng, nghệ thuật, giải trí…Đặc biệt, tỉ trọng đầu tư công trong lĩnh vực kinh doanhbất động sản, tài chính, ngân hàng, xây dựng, dịch vụ lưu trú đã tăng mạnh từ 1,9%trong năm 2006 lên tới 4,8% tổng đầu tư công năm 2010
Trang 115 Rủi ro từ khối doanh nghiệp nhà nước
Được định hướng giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhànước đã nhận được nhiều ưu đãi của chính phủ ở nọi góc độ từ tiếp cận tín dụng, đấtđai, tiếp cận thị trường, bảo hộ độc quyền… dến các hậu thuẫn về mặt chính trị khác.Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp này đã có đóng góp nhất định trong quá trìnhtrong quá trình công nghiệp hóa và tạo việc làm ở Việt Nam, đặc biệt là trong nhữngnăm đầu của công cuộc đổi mới Tuy nhiên, sự mở rộng nhanh chóng về quy mô lẫn
sự tham gia tràn lan trong mọi ngành nghề gần đây của các DNNN, kết hợp với việcthiếu một cơ chế giám sát chặt chẽ và minh bạch đã khiến cho công tác quản lý cácDNNN bị buông lỏng, hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp này sa sút trầm trọnggây rủi ro lớn cho nền kinh tế
Đặc biệt, trong số các DNNN thì các tập đoàn kinh tế nhà nước đã được sự hậuthuẫn lớn của chính phủ với kì vọng đưa chúng trở thành mũi nhọn của nền kinh tế.Tuy nhiên, thay vì tập trung vào các hoạt động cốt lõi, nhiều tập đoàn lại nhanh chóngphát triển thành mạng lưới chằng chịt hàng trăm tổng công ty, công ty con, và công tyliên doanh liên kết Các tập đoàn này thực hiện đầu tư dàn trải vào các ngành nghềkinh doanh không phải thế mạnh của mình: đầu tư tài chính, ngân hàng, chứng khoán,bất động sản…