1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực việt nam

33 4,1K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 79,08 KB

Nội dung

Trí lực gắn vớilĩnh vực giáo dục và đào tạo, còn đạo đức phẩm chất chịu ảnh hưởng của truyền thốngvăn hóa dân tộc, nền tảng văn hóa và thể chế chính trị,… Do vậy, để đánh giá chấtlượng n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN

-TIỂU LUẬN NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

VIỆT NAM

GVHD: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Trang

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2017

1

Trang 2

Kinh tế giữ một vai trò hết sức quan trọng, quyết định vận mệnh cũng như sựphát triển của một quốc gia Với tốc độ phát triển kinh tế chóng mặt hiện nay của thếgiới, thì chúng ta phải tự đặt cho bản thân, cho thế hệ tương lai của đất nước một câuhỏi: Làm sao để tiến độ phát triển của nước nhà theo kịp với khu vực và thế giới?Trả lời cho câu hỏi này, nhóm tác giả xin khẳng định, cái cốt lõi cần quan tâmnhất là vấn đề nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực con người luôn được xem

là một yếu tố tạo nên sự thành công của mọi tổ chức, quốc gia và vùng lãnh thổ Lànguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng hiệu quả sử dụng cácnguồn lực khác trong hệ thống nguồn lực của doanh nghiệp Trong bối cảnh cạnh tranhkinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế, tất cả các nước đều coi nguồn nhân lực là

2

Trang 3

công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, năng lực cạnhtranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia Kinh tế nước ta muốn phát triểnmột cách bền vững thì đòi hỏi bài toán nguồn nhân lực phải được giải quyết một cách

ổn thỏa cả về chất và lượng Nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết, quyết định sự tồntại và phát triển nền kinh tế của một quốc gia

Chúng ta đã biết nguồn nhân lực giữ một vị trí hết sức quan trọng Vì vậy chúng

ta cần phải hướng nguồn nhân lực đó phát triển theo hướng tích cực Để làm được điềunày, chúng ta phải xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực, điều chỉnh chúngsao cho bài toán nguồn nhân lực của chúng ta đáp ứng được yêu cầu mà xã hội đã đặt

ra Vậy những yếu tố đó là gì, đặc điểm của các yếu tố ra làm sao và làm cách nào đểđiều hòa các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực, để trả lời, nhóm tác giả đã quyết

định chọn đề tài nghiên cứu “NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG

NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM”

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ nguồn lực con người củamột quốc gia, vùng lãnh thổ có khả năng huy động, quản lý để tham gia vào quá trìnhphát triển kinh tế xã hội Theo nghĩa hẹp và về mặt tâm lý học, đó là toàn bộ tri thức,hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo, trí tuệ, năng lực và tài năng của con người để phục vụ chocác hoạt động làm phát triển xã hội

1.1.2 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp, bao gồm những nét đặctrưng về trạng thái thể lực, trí lực và tâm lực Nó thể hiện trạng thái nhất định củanguồn nhân lực với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể củamọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội

1.2 Phân loại nguồn nhân lực

1.2.1 Căn cứ vào khả năng và mức độ tham gia hoạt động kinh tế

3

Trang 4

Một là, nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư bao gồm toàn bộ những người nằmtrong độ tuổi lao động, có khả năng và nhu cầu lao động không kể đến trạng thái cólàm việc hay không làm việc

Độ tuổi người lao động là giới hạn về những điều kiện cơ thể, tâm sinh lý xãhội mà con người tham gia vào quá trình lao động Giới hạn độ tuổi lao động được quyđịnh tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước và trong từng thời kỳ TạiĐiều 6 và Điều 145 của Bộ Luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namquy định độ tuổi lao động của nam từ 15 – 60 tuổi và nữ là 15 -55 tuổi

Bộ phận nguồn nhân lực này được gọi là nguồn lao động Như vậy có một sốngười được tính vào nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động Đó lànhững người trong độ tuổi lao động không có việc làm nhưng không có nhu cầu làmviệc

Hai là, nguồn nhân lực tham gia làm việc trong thị trường lao động có giao kếthợp đồng lao động, kể cả trong hay ngoài độ tuổi lao động Bộ phận này của nguồnnhân lực được gọi là lực lượng lao động, hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế

Ba là, nguồn nhân lực dự trữ bao gồm những người trong độ tuổi lao động có nhucầu nhưng chưa tham gia làm việc, không có giao kết hợp đồng lao động Đó là nhữngngười làm nội trợ, thất nghiệp,…

1.2.2 Căn cứ vào vị trí của từng bộ phận nguồn nhân lực

Một là, nguồn nhân lực chính: Đây là nguồn nhân lực có năng lực lao động lớnnhất, đảm đương chủ yếu các quá trình hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước Đâychính là nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động

Hai là, nguồn nhân lực phụ: Đây là bộ phận nguồn nhân lực tùy theo sức củamình có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế với thời gian nhất định Đây là bộ phậndân cư nằm ngoài độ tuổi lao động

Ba là, nguồn nhân lực bổ sung: Đây là bộ phận nguồn nhân lực được bổ sung từcác nguồn khác, sẵn sang tham gia làm việc như: số người trong độ tuổi lao động tốtnghiệp ra trường, số người hết hạn nghĩa vụ quân sự, số người lao động ở nước ngoàitrở về,…

1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

4

Trang 5

1.3.1 Về thể lực

Thể lực là tình trạng sức khoẻ của con người, biểu hiện ở sự phát triển bình thường,

có khả năng lao động Tình trạng sức khỏe của người lao động được phản ánh bằngmột hệ thống chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe như: Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, chỉ tiêu

về tình trạng bệnh tật (các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tai, mũi,họng…); Các chỉ tiêu về cơ sở vật chất, các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe,các chỉ tiêu về tỷ lệ sinh tử, suy dinh dưỡng, tỷ lệ biến động tự nhiên, cơ cấu giới tínhcủa quốc gia, khu vực Thể lực của con người chịu ảnh hưởng của mức sống vật chất,

sự chăm sóc sức khỏe và rèn luyện của từng cá nhân cụ thể Một cơ thể khỏe mạnh,thích nghi với môi trường sống thì năng lượng do nó sinh ra sẽ đáp ứng yêu cầu củamột hoạt động cụ thể nào đó Thể lực có ý nghĩa quan trọng quyết định năng lực hoạtđộng của con người Phải có thể lực con người mới có thể phát triển trí tuệ và quan hệcủa mình trong xã hội

1.3.2 Về trí lực

Trí lực được xác định bởi tri thức chung về khoa học, trình độ kiến thức chuyênmôn, kỹ năng kinh nghiệm làm việc và khả năng tư duy xét đoán của mỗi con người.Trí lực của người lao động thường được đánh giá theo các tiêu chí: trình độ học vấn,trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng mềm, năng lực ngoại ngữ, tin học, Trí lựcthực tế là một hệ thống thông tin đã được xử lí và lưu giữ lại trong bộ nhớ của mỗi cánhân con người, được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau Nó được hình thành vàphát triển thông qua giáo dục và đào tạo cũng như quá trình lao động sản xuất

Trang 6

nước Châu Á là tiếp thu kỹ thuật phương Tây trên cơ sở khai thác và phát huy giá trịtốt đẹp của nền văn hóa dân tộc để đổi mới và phát triển.

Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, là tiền đề phát triển của nhau.Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải nâng cao ba mặt: thể lực, trí lực vàtâm lực Tuy nhiên mỗi yếu tố trên lại liên quan đến một lĩnh vực rất rộng lớn Thể lực

và tình trạng sức khỏe gắn với dinh dưỡng, y tế và chăm sóc sức khỏe Trí lực gắn vớilĩnh vực giáo dục và đào tạo, còn đạo đức phẩm chất chịu ảnh hưởng của truyền thốngvăn hóa dân tộc, nền tảng văn hóa và thể chế chính trị,… Do vậy, để đánh giá chấtlượng nguồn nhân lực thường xem xét trên ba mặt: sức khoẻ, trình độ văn hóa vàchuyên môn kỹ thuật, năng lực phẩm chất của người lao động

1.4 Nhân tố ảnh hưởng chất lượng nguồn nhân lực

1.4.1 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Tăng trưởng là nhân tố kinh tế quan trọng tác động đến chất lượng nguồn nhânlực trên nhiều phương diện Tăng trưởng kinh tế không chỉ trực tiếp góp phần cải thiệnđời sống nhân dân mà còn tăng tiết kiệm và đầu tư trong nước, tạo được nhiều việclàm mới với mức thu nhập cao Ngoài ra, nhờ thành tựu tăng trưởng, thu ngân sáchtăng nên đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên cho các chương trình mục tiêu quốc gia,chi cho phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa,… tác động tích cực hơn đến chấtlượng nguồn nhân lực

Sự phát triển kinh tế với cơ cấu biến đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp vàdịch vụ, giảm nông nghiệp dẫn đến sự phân bổ lao động trong các lĩnh vực hoạt độngđòi hỏi người lao động phải được đào tạo, có khả năng tự học hỏi, thích ứng với nềnsản xuất mới

Bên cạnh mặt tích cực quá trình tăng trưởng kinh tế cũng có một số ảnh hưởngtiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực Tăng trưởng kinh tế thường gắn liền với quátrình đô thị hóa, thay đổi trong lối sống Các nghiên cứu cho thấy quá trình đô thị hóagắn liền với mức ô nhiễm môi trường tăng cao, tỷ lệ tai nạn gia tăng đáng kể gây ảnhhưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân Do thu nhập tăng lên và sự thay đổitrong lối sống nên ở các đô thị tồn tại phổ biến đồng thời mô hình bệnh tật của nướcnghèo và của mức sống cao Hiện tượng này được gọi bằng thuật ngữ “gánh nặng gấp

6

Trang 7

đôi”, ám chỉ những khó khăn mà người dân và hệ thống y tế xã hội ở các nước đangphát triển vấp phải.

1.4.2 Giáo dục và đào tạo

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực thì mức độ phát triểncủa giáo dục đào tạo là yếu tố quan trọng nhất vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đếntrình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành của người laođộng, mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của người dân:

Thứ nhất, giáo dục góp phần vào tăng trưởng Từ những năm 1970, với lý thuyết

về tỷ suất lợi nhuận, các nhà nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ hoàn trả của giáo dụcsau đầu tư Giáo dục góp phần vào tăng trưởng kinh tế thông qua tăng năng suất laođộng của mỗi cá nhân nhờ nâng cao trình độ và quan điểm của họ lẫn tích lũy kiếnthức Vai trò của giáo dục có thể được đánh giá qua tác động của nó đối với năng suấtlao động được tính toán so sánh bằng sự khác biệt giữa sản phẩm của một cá nhân làm

ra trong cùng một đơn vị thời gian trước và sau khi cá nhân đó được học một khóa đàotạo với chi phí cho khóa đào tạo đó Kết quả này được gọi tỷ suất lợi nhuận xã hội khiđầu tư vào giáo dục Các nhà nghiên cứu đã chứng minh tỷ suất lợi nhuận của giáo dụcrất cao ở những nước có thu nhập vừa và thấp

Thứ hai, giáo dục và đào tạo góp phần cải thiện sức khỏe và nâng cao tuổi thọcủa người dân Giáo dục cung cấp trình độ văn hóa cơ bản là điều kiện để tiếp thu trithức, góp phần chống suy dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe Giáo dục cơ bản phát triểnnăng lực học tập, giải thích thông tin và thích nghi tri thức vào điều kiện, môi trườngsống của mỗi người Đó là nền tảng cho việc học tập suốt đời đóng góp vào việc chốngsuy dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe trẻ em và người lớn, đồng thời nó cũng giúp giảm

tỷ lệ chết và nâng cao tuổi thọ

Thứ ba, trong bối cảnh thay đổi công nghệ nhanh, giáo dục giữ vai trò chủ yếutrong tiếp thu và vận dụng tri thức Các nước đang phát triển có thể tham gia vàohưởng lợi của tiến bộ công nghệ hay không phụ thuộc vào điều kiện tiên quyết là giáodục Giáo dục cơ bản là nền tảng để tạo ra một xã hội học vấn, nhưng chưa đủ để cácquốc gia cạnh tranh trên thị trường toàn cầu Giáo dục đại học mới có khả năng đàotạo những người có khả năng theo dõi các khuynh hướng công nghệ, đánh giá được sự

7

Trang 8

thích ứng của chúng đối với những triển vọng của đất nước và giúp xây dựng triểnkhai một chiến lược phát triển công nghệ quốc gia thích hợp Những khám phá khoahọc và các phát minh không chỉ đòi hỏi nguồn tài chính dồi dào mà còn cần lực lượnglao động có chất lượng cao với năng lực tinh vi của con người và sự nhạy bén kinhdoanh để thắng lợi trong cạnh tranh

1.4.3 Dân số

Phát triển nguồn nhân lực liên quan mật thiết đến vấn đề dân số, dân số là nhân tốảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lao động của mỗi quốc gia Số lượng lao động phụthuộc chặt chẽ vào tốc độ gia tăng dân số, quy mô dân số, chất lượng dân cư Song tốc

độ và quy mô gia tăng dân số, đặc biệt là tốc độ gia tăng dân số phụ thuộc rất lớn vàođiều kiện kinh tế, môi trường sống (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xãhội), trình độ dân trí, khả năng nhận thức của các thành viên trong xã hội, chính sáchkinh tế, chính sách xã hội, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách an sinh

xã hội, pháp luật, phong tục, tập quán, tâm lý, sự phát triển của khoa học công nghệ,nhất là trong lĩnh vực y học, của mỗi quốc gia

1.4.4 Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe

Dinh dưỡng thấp và sức khỏe yếu dẫn đến giảm năng suất lao động Một bà mẹsuy dinh dưỡng trong thời kì mang thai, sự thiếu thốn lương thực thực phẩm trong giaiđoạn sơ sinh và vào lúc trẻ còn nhỏ là đều dẫn tới các bệnh tật cũng như sự khiếmkhuyết trong quá trình phát triển về thể trạng và thần kinh của trẻ Do đó năng suất laođộng trong tương lai sẽ bị hạn chế Hơn nữa sự suy dinh dưỡng và bệnh tật ở người lớnlàm suy giảm năng lượng, tính sáng tạo, sáng kiến, khả năng học tập và làm việc của

họ Các nước đang phát triển thường mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của nghèo đói, suydinh dưỡng và năng suất lao động thấp

Tình trạng suy dinh dưỡng thường là vấn đề của người nghèo Nguyên nhânkhông chỉ do thu nhập thấp mà còn vì trình độ học vấn thấp, không có khả năng tiếpcận và thu nhận thông tin cần thiết để thực hiện dinh dưỡng hợp lý

Ngoài vấn đề dinh dưỡng, sự phát triển của hệ thống y tế và khả năng tiếp cậncủa người dân có ảnh hưởng quan trọng đến việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Dothành tựu tăng trưởng và phát triển kinh tế, quy mô và năng lực của mạng lưới y tế

8

Trang 9

tăng lên cùng với tiến bộ của khoa học công nghệ trong y học đã góp phần nâng caosức khỏe, thể hiện ở tuổi thọ bình quân ngày càng tăng cao Tuy nhiên như người tathường nói hệ thống y tế là xã hội thu nhỏ, điều đó có nghĩa là khả năng tiếp cận tiếpcận của người dân với dịch vụ y tế, đặc biệt là dịch vụ y tế chất lượng cao là khôngđồng đều.

1.4.5 Trình độ khoa học công nghệ

Trình độ khoa học công nghệ phản ánh quá trình tiếp thu thành tựu của cuộc cáchmạng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động, nâng cao tiềm lực pháttriển quốc gia, đặc biệt giúp các quốc gia đang phát triển có cơ hội rút ngắn khoảngcách nhanh hơn với thế giới Muốn có trình độ khoa học công nghệ cao, đầu tiên phải

có nguồn nhân lực có chất lượng cao, và ngược lại, trình độ khoa học công nghệ tácđộng đến chất lượng nguồn nhân lực Khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức cótác động làm thay đổi quá trình tổ chức, trình độ chuyên môn và là động lực thúc đẩyngười lao động không ngừng học hỏi, tự đào tạo, tự trao dồi kiến thức Trong một nềncông nghiệp hiện đại với dây chuyền tự động hóa ngày càng cao, người lao độngkhông thể chỉ có tay nghề như lao động thủ công, mà đòi hỏi họ phải tự mình trang bị

kỹ năng, kiến thức để cạnh tranh với lao động khác trong quá trình tuyển dụng, từ đó,làm cho mặt bằng chung về lao động của xã hội nâng lên, chất lượng nguồn nhân lựccũng nâng cao Ngược lại, nếu như trình độ khoa học công nghệ của một quốc gia cònthấp thì đa số người lao động chỉ dừng lại ở việc trang bị kiến thức phổ thông, đủ đểđáp ứng cho nền sản xuất thủ công, tiểu công nghiệp, điều này sẽ làm cho chất lượngnguồn nhân lực không thể cải thiện và tiến bộ, làm cho xã hội khó phát triển

1.4.6 Hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần đến hệ thống các chính sách vĩ môcủa Nhà nước như: Chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách sửdụng, phân bổ và thu hút nhân tài, chính sách văn hóa - xã hội, chính sách bảo hiểm xãhội, chính sách tiền lương, đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển nguồnnhân lực Chúng ta biết rằng, nếu trình độ y tế cao, chính sách chăm sóc sức khỏe tốt

sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao thể trạng và chất lượng nguồn nhân lực Khôngthể có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, tâm hồn trong sáng, tinh thần thoải mái,phát triển hài hòa trên nền tảng một nền y tế yếu kém, chính sách chăm sóc sức khỏe

9

Trang 10

nhân dân, chính sách văn hóa - xã hội, đời sống văn hóa tinh thần không được quantâm, đầu tư thỏa đáng Mặt khác, việc sử dụng, phân bổ, trọng dụng và thu hút nhântài, nguồn nhân lực chất lượng cao hợp lý dựa trên cơ sở năng lực là động lực để ngườilao động phấn đấu, cống hiến trong quá trình lao động Khi mà cơ hội thăng tiến rộng

mở trên tiêu chí phẩm chất đạo đức và tài năng thực sự của bản thân người lao động lànền móng bền vững để người lao động phát huy tối đa sự sáng tạo trong công việc, là

bệ phóng để họ khẳng định tài năng và chuyên tâm lao động, sản xuất cống hiến cho

xã hội Bên cạnh đó, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chính sách ansinh xã hội phù hợp sẽ là động lực thôi thúc tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm,tính kỷ luật hay lao động sản xuất của nguồn nhân lực

10

Trang 11

CHƯƠNG 2: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG

NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM

Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm, giai đoạn2016-2020 thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là: “Thực hiệnđồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lựcchất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” Vấn đề đặt ra là cần đánhgiá thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay rasao để có giải pháp hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế Nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sựphát triển của mỗi quốc gia Vấn đề nguồn nhân lực thực chất là vấn đề con người.Xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam tức là xây dựng con người Việt Nam có đủ tầmvóc, tố chất, tiêu chuẩn, tài đức, đủ sức đảm đương công việc được giao

2.1 Thực trạng sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay

2.1.1 Trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 của Tổng cục thống kê, Tổngsản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015 Mứctăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mụctiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả

và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trườngbiển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công, khẳngđịnh tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện Cũngtheo báo cáo này, GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 2215 USD, tăng 106 USD

so với năm 2015 Cho thấy kinh tế đất nước vẫn tăng trưởng tốt, thu nhập người dândần được nâng cao, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, cải thiện chất lượng nguồnnhân lực

Trong năm 2016, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trởlại hoạt động (gia nhập và gia nhập lại thị trường) của cả nước là 136.789 doanhnghiệp, trong đó: có 110.100 doanh nghiệp thành lập mới và 26.689 doanh nghiệp

11

Trang 12

quay trở lại hoạt động Việc này đã giải quyết việc làm cho khoảng 1.641 nghìn ngườitrong cả năm 20161 Trong quý I năm 2017, cả nước có 26.478 doanh nghiệp đăng kýthành lập mới với tổng vốn đăng ký là 271,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4% về số doanhnghiệp và tăng 45,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 20162, điều nay mang lạinhững yếu tố tích cực cho việc giải quyết việc làm năm 2017.

Các khoản chi phát triển và chi thường xuyên cho các hoạt động giáo dục, y tế,văn hóa, tăng theo mỗi thời kì, cụ thể là:

Chi đầu tư phát triển cho giáo dục - đào tạo, dạy nghề dự toán năm 2014 là28.984 tỉ đồng, năm 2015 là 33.756 tỉ đồng Ngân sách chi thường xuyên dự toán cholĩnh vực này là 174.480 tỉ đồng (năm 2014) tăng lên 184.070 tỉ đồng (năm 2015) vànăm 2016 là 195.604 tỉ đồng3 Cho thấy giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu, đầu

tư cho giáo dục tạo điều kiện góp phần nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyênmôn kỹ thuật, khả năng ngoại ngữ tin học của người học, từ đó nâng cao chất lượngnguồn nhân lực về mặt trí lực

Chi thường xuyên dự toán cho phát triển y tế năm 2015 là 14.830 tỷ đồng, năm

2016 là 18.637 tỷ đồng3 Nguồn vốn này sẽ cải tiến trang thiết bị y tế, nâng cao chấtlượng và số lượng cơ sở khám chữa bệnh Đồng thời cũng đầu tư phát triển dân số, chế

độ dinh dưỡng, cải thiện sức vóc cho thế hệ tương lai và hiện tại, từ đó nâng cao chấtlượng sức khỏe công dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mặt thểlực

Riêng chi thường xuyên dự toán trong lĩnh vực văn hóa thông tin trong năm

2015 và 2016 có sự giảm nhẹ, cụ thể năm 2015 là 2.220 tỷ đồng, năm 2016 là 2.110 tỷđồng3 Nhìn chung, trong những năm gần đây, ngân sách chi cho lĩnh vực này có sựgiảm nhẹ qua các năm do sự cắt giảm, tiết kiệm kinh phí và chuyển kinh phí sang đầu

tư giáo dục văn hóa học đường, nhưng mức chi này vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu vănhóa và giáo dục giá trị truyền thống của dân tộc cho nhân dân, góp phần nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực về mặt tâm lực

1 Bộ kế hoạch và đầu tư, Tình hình chung về đăng kí doanh nghiệp tháng 12 và năm 2016, 2016.

2 Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2017, 04/2017

3 Tổng cục Thống kê, Công khai dự toán Ngân sách Nhà nước các năm 2014, 2015, 2016.

12

Trang 13

Tất cả các yếu tố này đều phụ thuộc vào trình độ kinh tế xã hội của đất nước, nếukinh tế gặp nhiều khó khăn, biến động thì sẽ khó có thể có sự quan tâm đúng mức choviệc phát triển nguồn nhân lực thông qua các khoản chi đầu tư phát triển và chi thườngxuyên như vừa nêu trên.

Tuy nhiên, bên cạnh việc chi ngân sách phải kể đến việc sử dụng có hiệu quảnguồn ngân sách đó Thực trạng Việt Nam hiện nay cho thấy nhiều bất cập trong quátrình triển khai và sử dụng nguồn vốn, chưa hiệu quả và chưa đồng bộ dẫn đến hiệuquả chưa cao, có khi gây ra những tổn thất không nên có Cụ thể là:

Việc thiếu nhất quán trong đào tạo và đảm bảo nhu cầu tuyển dụng xã hội đãgây ra nạn thất nghiệp, theo Thống kê của bộ Lao động thương binh và xã hội chỉtrong quý I năm 2016, có 225.500 người thất nghiệp từ trình độ cử nhân trở lên Cónhiều doanh nghiệp sẵn sàng đào tạo lại lao động khi có nhu cầu sử dụng, do quá trìnhđào tạo còn có một số bất cập, xa rời thực tiễn, đặt nặng lý thuyết

Trong tiến trình phát triển kinh tế, sự giải quyết chưa hài hòa giữa lao động vàviệc làm dẫn tới vấn đề thiếu việc làm Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổinăm 2015 là 2,31%, trong đó khu vực thành thị là 3,29%; khu vực nông thôn là 1,83%

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15 - 24 tuổi là 6,85% Tỷ lệ thất nghiệp của laođộng từ 25 tuổi trở lên là 1,27%.4

Tình trạng quan liêu cửa quyền trong các bệnh viện, cơ sở y tế còn xảy ra, gâykhó khăn cho việc khám chữa bệnh của người dân, các chính sách y tế đưa ra chưađồng bộ, thất thoát, cơ chế quản lý còn lỏng lẻo

Vẫn còn tồn tại tình trạng người lao động thiếu tác phong công nghiệp, làmviệc theo tính cách tiểu nông, thiếu trách nhiệm, không tận tụy, làm việc qua loa, lốisống cha chung không ai khóc,

Mặt trái của tăng trưởng kinh tế đem lại những hậu quả bức bội như ô nhiễmmôi trường, thay đổi lối sống, Vấn đề ô nhiễm ở 4 tỉnh miền Trung do sự cố Fomosagây ra đã cho thấy biểu hiện rõ nét của nó Bầu không khí ở các trung tâm đô thị lớn,như thành phố Hồ Chí Minh chịu ô nhiễm nặng nề Bên cạnh đó, kinh tế phát triển

4 Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015.

13

Trang 14

đem lại lối sống thực dụng cho một bộ phận người dân, gây ảnh hưởng đến sức khỏe,khả năng làm việc Và còn nhiều hệ quả khác như tai nạn tăng cao, bệnh tật,

Trình độ phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng nguồnlao động, vì đây là yếu tố quyết định các lĩnh vực khác trong xã hội Thực trạng sự tácđộng của yếu tố này bên cạnh những yếu tố tích cực, còn có nhiều bất cập, tiêu cựctrong nhiều lĩnh vực làm cho chất lượng nguồn lao động chưa thực sự được nâng cao

và đầu tư đúng mức

2.1.2 Giáo dục và đào tạo

Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, tạo ra nguồn nội lực to lớn phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đưađất nước hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế, Đảng ta đã khẳng định: “Pháttriển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục ViệtNam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,trong đó, đổi mới cơ chế giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý làkhâu then chồt” Nghị quyết TW 8 khóa XI về Đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục

và đào tạo, một lần nữa Đảng ta khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàngđầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tưphát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xãhội” Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội vàbảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan và

“Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chấtlượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng Đổi mới hệ thống giáo dụctheo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phươngthức giáo dục, đào tạo Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo”

Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh Điều này có thểđược xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực Số sinhviên đại học và cao đẳng là 2.118.500 người (năm 2015), số học sinh các trường trungcấp chuyên nghiệp là 315.000 người (năm 2015)5 Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, cơcấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương,… chưa đồng

5 Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2015 của Tổng cục Thống kê

14

Trang 15

nhất, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lựccủa Nhà nước và xã hội.

Mỗi năm có khoảng 20000 sinh viên ra trường và chỉ 50% được đáp ứng việclàm, trong đó chỉ 30% đúng ngành nghề6 Dĩ nhiên chúng ta chưa nói đến chất lượng

và thực tế chuyên môn của tầng lớp mà người ta gọi là tri thức, là bộ mặt của đất nước.Việt Nam là một trong những quốc gia còn sót lại của nền giáo dục đại học dưới

sự quản lý chặt chẽ từ trung ương, thiếu sự tự quản đến mức khó hiểu Sự bất cập nàykhông những ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ giảng dạy mà còn cảcác tiêu chuẩn xây dựng cơ sở vật chất

Trong 10 năm từ 1996 đến 2005 chỉ có 3456 công trình nghiên cứu khoa học trêncác tập san quốc tế Nếu đem so sánh với con số giáo sư và phó giáo sư thì trung bìnhmỗi vị chỉ có 0,58 bài báo cáo trong vòng 10 năm Không những ít so với quốc tế và

so với các nước trong khu vực, Việt Nam cũng đứng vào loại thấp nhất : chỉ bằng 1/5

so với Thái lan ; 1/3 Malaysia ; 1/14 Singapo; thậm chí thấp hơn cả Indonesia vàPhilippin.7

Chất lượng sinh viên tốt nghiệp ở Việt nam thấp hơn một bậc so với nước ngoài.Theo một giảng trình viên của cuộc hội thảo về toán lý hóa : “Trình độ của sinh viêntốt nghiệp ở Việt nam chỉ bằng chương trình đại cương của đại học nước ngoài, caohọc bằng đại học và tiến sĩ bằng cao học”

Trong một cuộc sát hạch, đánh giá của Intel để tuyển dụng 2000 sinh viên côngnghệ thông tin, chỉ có 90 ứng sinh, nghĩa là 5% vượt qua kiểm tra, và trong số đó chỉ

có 40 người đủ khả năng tiếng anh theo yêu cầu tuyển dụng Intel xác nhận, đây là kếtquả tệ nhất mà họ từng gặp ở những nước mà họ đầu tư

Có thể nói giáo dục Việt Nam đang thực sự khủng hoảng, mà nói như các chuyêngia của đại học Harvard thì nó đã đến mức trầm trọng Điều nay gây ảnh hưởng đếnchất lượng nguồn nhân lực, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

2.1.3 Dân số

6 Báo điện tử Luanvanaz.com, Thực trạng chất lượng giáo dục Việt Nam hiện nay

7 GS Nguyễn Văn Tuấn, Ngiên cứu khoa học ở Việt Nam: Vấn đề chất lượng và đầu tư

15

Trang 16

Tổng điều tra dân số năm 16/1/2017 nước ta có tổng dân số là 94.970.597 người,chiếm khoảng 1,27% tổng dân số thế giới, xếp thứ 14 trên thế giới Cơ cấu dân số ViệtNam theo độ tuổi đang biến đổi theo hướng giảm tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi và tăng

tỷ trọng người già Tuy nhiên nhìn chung dân số nước ta vẫn là dân số trẻ

Tỷ lệ nam/nữ là 100% tuy nhiên tỷ lệ này không đồng đều ở tất cả nhóm tuổi, đặcbiệt đáng chú ý là tình trạng trẻ em nam nhiều hơn trẻ em nữ Các nhóm tuổi càng nhỏthì tỷ lệ chênh lệch giới tính càng lớn, trong đó nhóm tuổi từ 0-4 tuổi hiện đang có tỷ

lệ chênh lệch giới tính cao nhất lên đến 111,6% tương đương cứ 100 bé gái thì có111,6 bé trai.8

Tổng diện tích cả nước là 310,060 km2 Mật độ dân số trung bình của Việt Nam

là 308 người/km2 Dân cư đô thị chiếm 34,7% tổng dân số (33.121.357 người) Mật độdân số Việt Nam tăng lên nhanh chóng và thuộc loại cao trong khu vực và trên thế giớinhưng phân bố không đồng đều giữa các vùng Vùng đất hẹp thì tập trung nhiều: đồngbằng chiếm 24,3% diện tích lãnh thổ nhưng lại có tới 56,26% dân số Dân số Việt Namđại bộ phận sống ở nông thôn (76,5%)8 Từ thực trạng dân số VN có ảnh hưởng quy

mô và chất lượng nguồn nhân lực:

Với dân số trên 90 triệu người đây là nguồn hình thành nguồn nhân lực tựnhiên của nước ta Dân số nước ta là dân số trẻ, do đó có nguồn nhân lực dồi dào, mỗinăm tăng thêm khoảng 1 đến 1,2 triệu lao động, hiện nay nước ta có khoảng 58 triệungười trong độ tuổi lao động8

Việt Nam đang bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” Thời kỳ đặc biệt nàychỉ xảy ra một lần trong lịch sử phát triển của bất kỳ quốc gia nào Dân số đông, nguồnnhân lực dồi dào tạo động lực để phát triển đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, thu hútđược nhiều sự đầu tư của nước ngoài do giá nhân công ở nước ta tương đối rẻ so vớicác nước khác trong khu vực, đồng thời nguồn nhân lực nước ta có sức khỏe, ham họchỏi, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến rất nhanh của thế giới Ngoài ra cũng cónhững tác động tiêu cực, với dân số đông và tăng nhanh trong đó kinh tế lại chưa pháttriển kịp với phát triển dân số do đó đã tạo ra sức ép về việc làm, gây khó khăn choquá trình quy hoạch chính sách phát triển chất lượng nguồn nhân lực như: giáo dục, an

8 Tổng cục thống kê

16

Ngày đăng: 28/08/2017, 21:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020
7. “Chiến lược phát triển Giáo dục 2011- 2020”, ban hành theo Quyết định số 711 ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủTài liệu điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển Giáo dục 2011- 2020
1. C.Mác, Bộ tư bản, phần Phê phán khoa kinh tế chính trị, Quyển thứ nhất (Quá trình sản xuất của tư bản), Tập 1. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1973 Khác
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009 Khác
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006 Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011 Khác
5. Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Các Cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w