Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Một phần của tài liệu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực việt nam (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

3.4.Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thứ nhất, nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống.

Chất lượng con người, trước hết, phải tính đến vấn đề chất lượng sinh nở. Ngành y tế phải có những quy định cụ thể về chất lượng sinh nở như kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, tính di truyền và vợ chồng quan hệ để sinh con,…, trước khi chính quyền cấp giấy đăng ký giá thú. Hiện nay, tại Việt Nam, đang có tình trạng đẻ vô tội vạ, đẻ không tính toán, cân nhắc, nhất là ở nông thôn, làm cho những đứa con sinh ra bị còi cọc, không phát triển được trí tuệ. Thậm chí có những người bị nhiễm chất độc da cam mà vẫn đẻ ra những đứa con dị tật. Có người tính rằng, tại Việt Nam, cứ 10 đứa trẻ sinh ra, có 1

người bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy, phải tăng cường chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng.

Khi có chất lượng con người, phải tính đến chất lượng cuộc sống, có nghĩa là phải nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của con người sinh ra, bảo đảm cho họ có thể lực dồi dào, trí tuệ minh mẫn. Về vấn đề này, Việt Nam còn kém xa so với nhiều nước.

Thứ hai, phối hợp toàn lực lượng trong xã hội. Để xây dựng chất lượng con người phải có sự gắn kết với chất lượng cuộc sống xã hội; có sự gắn kết chặt chẽ giữa xã hội - nhà trường - gia đình để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

KẾT LUẬN

Hiện nay, phát triển bền vững được xác định là chiến lược ưu tiên hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược phát triển đó là nguồn lực con người. Lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh rằng, trong mọi giai đoạn, con người là yếu tố đóng vai trò quyết định sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của xã hội. Nhận thức rõ vai trò to lớn của nguồn lực con người, Việt Nam luôn nhấn mạnh đến nguồn lực con nguời, coi đó là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Việt Nam là quốc gia có dân số đông trong khu vực. Xét về mặt lượng, có thể khẳng định nguồn nhân lực nói chung, lực lượng lao động nói riêng của chúng ta rất dồi dào. Điều này là một thuận lợi nếu chúng ta biết khai thác triệt để và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả; song đó cũng là một khó khăn, một sức ép lớn có thể kìm hãm quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhìn chung, trong điều kiện hiện nay, đông đảo về lượng không còn là một ưu thế của lực lượng lao động. Xét về mặt chất lượng, ngoài những phẩm chất như cần cù, khéo léo..., nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động nói riêng của nước ta còn khá nhiều hạn chế, bất cập. Điều này thể hiện trên một số khía cạnh cơ bản, như thể chất, trí lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng,... Những khía cạnh này bị tác động bởi các nhân tố khác nhau như: trình độ phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo, trình độ khoa học kỹ thuật, tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, hệ thống các chính sách của Nhà nước, dân số,... chính các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động ở nước ta hiện nay. Thực trạng sự tác động này còn có nhiều điểm bất cập, hạn chế, trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác gia xin đề xuất 4 nhóm giải pháp sau:

Nhóm giải pháp về đổi mới và phát huy vai trò của Nhà nước Nhóm giải pháp trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Nhóm giải pháp về tăng cường hội nhập quốc tế Nhóm giải pháp về chất lượng cuộc sống người dân

Tương ứng với mỗi nhóm sẽ có những giải pháp cụ thể, góp phần giải quyết những hạn chế trong tiến trình phát triển nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực việt nam (Trang 29 - 32)