đó sản xuất nông nghiệp nước ta cũng đối mặt với nhiều thách thức như: chất lượng, mẫu mã nông sản hàng hóa còn kém; các nguồn lực đầu tư cho sản xuất nông sản hàng hóa còn thiếu, nhỏ lẻ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG KHỐI AEC
GVHD: Thầy Trần Minh Trí
Trang 2Mục lục
CHƯƠNG I
1. Đặt vấn đề :
Năm 2015- 2016, Việt Nam đã đón nhận nhiều sự kiện quốc tế quan trọng Đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nổi bật là kế hoạch gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (Vietnam - EU FTA), và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Trong
đó có thể nói kế hoạch gia nhập AEC có tầm quan trọng đặc biệt Trong thập kỷ qua, ASEAN đã và đang thành công trong việc thu hút đầu tư và tham gia vào các thỏa thuận thương mại tự do với một số đối tác thương mại lớn, hội nhập khu vực với nền kinh tế toàn cầu Nhiều Hiệp định thương mại tự do của ASEAN với các đối tác thương mại trong khu vực đã có hiệu lực nhằm khai thác tiềm năng to lớn
về hợp tác và tăng trưởng, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư giữa ASEAN với các đối tác, nhắm tới một khu vực ASEAN tự do dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ và lao động có kỹ năng và tự do dịch chuyển dòng vốn Với việc thành lập AEC, ASEAN sẽ trở thành một thị trường đơn nhất, một không gian sản xuất chung, hướng tới sự phát triển năng động và cạnh tranh hơn; tạo ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam như cơ hội về cắt giảm thuế quan, hưởng lợi ích từ việc áp dụng các thuận lợi hóa thương mại AEC đã được hình thành vào 22/11/2015, tạo ra thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất cho một khu vực rộng lớn với dân số lên tới 600 triệu người và GDP hàng năm gần
3000 tỷ USD Các năm 2014 - 2015 là giai đoạn nước rút của ASEAN để tiến đến mục tiêu xây dựng AEC ASEAN đang đứng trước triển vọng tăng cường hơn nữa
vị thế của mình, trở thành khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao Việc gia nhập AEC đem lại nhiều cơ hội cho ngành Nông Nghiệp Việt Nam, tuy nhiên bên cạnh
Trang 3đó sản xuất nông nghiệp nước ta cũng đối mặt với nhiều thách thức như: chất lượng, mẫu mã nông sản hàng hóa còn kém; các nguồn lực đầu tư cho sản xuất nông sản hàng hóa còn thiếu, nhỏ lẻ, manh mún và chưa đồng bộ… Đâu là cơ hội cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam? Những thách thức nào cần vượt qua để phát huy tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp? Định hướng nào để đưa nông sản Việt Nam hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế? Là những nội dung cơ bản của bài viết này Tham gia AEC sẽ giúp Việt Nam tăng thêm khối lượng trao đổi thương mại với các nước trong khu vực Trong đó, thương mại nông sản giữ một vị trí quan trọng với gạo, thủy sản, rau quả là những mặt hàng chính Việt Nam xuất sang thị trường này, với trị giá chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN Thực tế trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kể Xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta và tương
đối ổn định Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 7 năm 2015, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 8,2 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước, giảm mạnh ở các mặt hàng như cà phê (giảm 33,7%), cao su (giảm 9,2%) và gạo giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2014 (Báo cáo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 7/2015) Bên cạnh những mặt tích cực và lợi ích từ việc gia nhập AEC đem
lại, sản xuất nông sản của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nông sản của các nước khác trong ASEAN Khi hàng hóa ở tất cả các nước thành viên đều có mức thuế như nhau thì sức cạnh tranh sẽ tập trung vào chất lượng và giá bán sản phẩm Hàng nông sản Việt Nam sẽ đón nhận những cơ hội mới, song cũng phải đương đầu với nhiều thách thức Bài viết tập trung vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sản xuất nông sản Việt Nam, trên cơ sở đó tận dụng những điểm mạnh và cơ hội có được để khắc phục những điểm yếu và vượt qua thách thức, hướng tới một thị trường nông sản phát triển bền vững
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng ngành nông nghiệp của Việt Nam
- Phân tích đánh giá về cơ hội và thách thức trong sản xuất nông nghiệp của
Việt Nam trong khối AEC.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu: Cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam trong AEC
- Phạm Vi nghiên cứu: Ngành nông nghiệp trong các nước AEC
Trang 44. Phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp thu thập các dữ liệu, suy luận logic
và phương pháp so sánh
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
1. Điều kiện tự nhiên
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có độ ẩm cao nên thích hợp với phát triển nghành nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa và nhiều loại cây ăn trái nhưu thanh long, vải, nhãn…
Nằm ở trung tâm của đông nam á và có các tuyến đường giao thông quan trọng của thế giới đi qua, nên thuận lợi cho việc phát triển giao thương buôn bán Trong những năm gần đây,Biến đổi khí hậu:biến đổi khí hậu ngày càng tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra hàng năm như mưa, bão, hạn hán, lũ lụt làm thiệt hại tới sản lượng của các cây lương thực
Hiện nay theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp, nếu 10% diện tích sản xuất lúa chính bị nhiễm bệnh thì Việt Nam sẽ phải ngưng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực và nếu tỷ lệ đó vượt quá 30% thì chúng ta sẽ phải nhập khẩu
Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan trong nông nghiệp hiện nay cũng rất đáng báo động đẫn đến nguy cơ đất nông nghiệp bị thoái hóa, bạc màu.Trong khi
đó, các công ty trong lĩnh vực chế phẩm sinh học của ta lại rất yếu, nhiều sản phẩm nhập từ nước ngoài về đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng trên thế giới, chính vì vậy mà gây khó khăn thêm cho phát triển nông nghiệp
2 Điều kiện xã hội
2.1 Yếu tố con người
Nhận thức của nhiều người về vai trò của nông nghiệp hiện nay vẫn chưa tương xứng với sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực này đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của nước ta
Sản xuất nông nghiệp ở một số vùng của nước ta còn mang nặng tính tự phát của người dân , trong khi sự định hướng, hỗ trợ, tư vấn rõ ràng của nhà
Trang 5nước,chính quyền địa phương còn thiếu Đó thật sự là lo ngại khi để “người nông dân tư duy trên mảnh đất của mình” Thói quen “phường hội”, nặng về lợi trước mắt dẫn đến chỗ người dân phá lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản tràn lan
Đời sống của người nông dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nghèo Dù chúng ta đã đạt được nhiều thành quả về xuất khẩu lúa gạo và các nông sản phẩm khác nhưng nông dân trồng chúng thì vẫn là những người nghèo về vật chất và tinh thần Mặc dù sản lượng lương thực mỗi năm lại tăng hơn 1 triệu tấn nhưng thu nhậpcủa nông dân thì vẫ chưa được cải thiện bao nhiêu
2.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài:
Việc phòng chống thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng tuy nhiên lại chưa được thực hiện tốt
Đã có các chính sách cắt giảm thuế cho nông nghiệp nhưng khi thực hiện lại thiếu những biện pháp rào cản kỹ thuật gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi nước nhà.Một ví dụ là vào năm 2009, chính sách cắt giảm thuế của nhà nước
ta đã tạo khe hở cho các loại thịt và nội tạng gia súc, gia cầm nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam
Việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học –công nghệ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển nông nghiệp, sự hạn chế trong nghiên cứu giống cây trồng dẫn đến khả năng cạnh tranh về phẩm chất nông sản của một số cây giống còn kém, công nghệ hạt giống chưa tiếp cận đầy đủ với trình độ cao của thếgiới Một
số chương trình lai tạo giống thiếu các bước nghiên cứu cơ bản, thiếu định hướng
và chưa tiếp cận với trình độ của thế giới
2.3 Nhóm các yếu tố thị trường:
Các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp vẫn chưa phát triển, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao Nông nghiệp vẫn thiếu máy móc thiết bị, phân bón, thuốc bảo vệthực vật, thuốc thú y…dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, vận tải, kho bãi, viễn thông tăngtrưởng chậm, giao thông nông thôn tuy đã được đầu tư nhưng chưa thật nhiều
Trang 6CHƯƠNG III: NỘI DUNG
1. Thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam.
1.1. Vài nét về nền Nông Nghiệp Việt Nam
Nước Việt Nam là 1 quốc gia nông nghiệp có nhiều mặt hàng nông nghiệp.Nhưng sản phẩm và chất lượng không cao nên khó co thể cạnh tranh với các quốc giua khác trên thế giới Hiện nay, Việt Nam đã đã gia nhập AEC, Nhưng nếu không có những bước cải tiến về sản xuất nông nghiệp thì sản phẩm VN không chỉ gặp khó khăn ở thị trường quốc tế mà còn gặp khó khăn ngay tai sân nhà
Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết là khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội
Trong nội bộ nền kinh tế, nông nghiệp là Ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế khác Ngành nông nghiệp cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu; đồng thời, sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ, như: nhiên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc cơ khí, năng lượng, tín dụng, bảo hiểm
1.2 Thực trạng của ngành Nông Nghiệp ở Việt Nam
Khu vực nông lâm thủy sản chiếm 18,12% GDP năm 2014 (TCTKe) -Gần 60% dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp(2014) , kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 30%.
Biểu đồ 1.2: Thể hiện lao động nghề trong nông lâm ngư nghiệp
Trang 7( Nguồn: Tổng cục thống kê )
Sản lượng lúa cả năm 2015 ước tính đạt 45,2 triệu tấn, tăng 240,9 nghìn tấn so với năm 2014; diện tích gieo trồng đạt 7,8 triệu ha, tăng 18,7 nghìn ha; năng suất đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha.
Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng lúa cả năm chia theo giá trị
Năm Tổng diện tích(Nghìn ha) Tổng sản lượng(Nghìn tấn)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bảng 1.3: Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm
(nghìn ha) (nghìn ha) (nghìn ha)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tại thời điểm 01/10/2015, đàn trâu cả nước có 2,5 triệu con, tăng 0,1%
so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 5,4 triệu con, tăng 2,5%; đàn lợn
có 27,7 triệu con, tăng 3,7%; đàn gia cầm có 341,9 triệu con, tăng 4,3% Sản lượng thịt trâu hơi đạt 85,8 nghìn tấn, tăng 0,1%; sản lượng thịt bò đạt 299,3 nghìn tấn, tăng 2,2%; sản lượng thịt lợn đạt 3,5 triệu tấn, tăng 4,2%; sản lượng thịt gia cầm đạt 908,1 nghìn tấn, tăng 3,8% ( Tổng cục thống kê)
Bảng 1.4: Bảng số liệu một số gia súc gia cầm
Trang 8(nghìn con)
1995 2962.8 3638.9 550.5 16306.4 142.1
2000 2897.2 4127.9 543.9 20193.8 196.1
2005 2922.2 5540.7 1314.1 27435 219.9
Sơ bộ 2014 2511.9 5234.3 1668.9 26761.6 327.7
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Diện tích rừng trồng tập trung năm nay ước tính đạt 240,6 nghìn ha, tăng 8,5% so với năm 2014; sản lượng gỗ khai thác đạt nghìn m 3 , tăng 11,9%.
Biểu đồ 1.3: Thể hiện diện tích các loại rừng
(Nguồn: Tổng cục thống kê (ĐVT: nghìn ha)
Sản lượng thuỷ sản năm 2015 ước tính đạt 6549,7 nghìn tấn, tăng 3,4% so với năm trước, trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 3413,3 nghìn tấn, tăng 2,9%; sản lượng khai thác đạt 3036,3 nghìn tấn, tăng 4%
Biểu đồ 1.4: Thể hiện sản lượng thủy sản
(Nguồn: Tổng cục thống kê( Đv: nghìn/ tấn)
Nếu nhìn lại tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm gần đây, sẽ thấy sự giảm sút đáng ngại của nông nghiệp Việt Nam, giảm từ 4% giai đoạn 1996-2000
xuống còn 3,4 % ( 2006-2011)
Nông sản
Xuất khẩu một số mặt hàng trong nông nghiệp
2000 2005 Sơ bộ 2014 Hàng rau, hoa, quả (Triệu USD) 213.1 235.5 1489
Trang 9Gạo (Nghìn tấn) 3476.7 5254.8 6331.5
(Nguồn: tổng cục thống kê)
- Sản xuất ngông nghiệp ở mức nhỏ lẻ manh múng, khó áp dụng được máy móc thiết bị công nghệ vào, tăng giá thành sản xuất
- Người nông dân có xu hướng chuyển đổi sang làm ở các lĩnh vực khác bỏ ruộng trống đất trống
- Thực trạng đáng buồn là năng lực quản lý của chúng ta trong lĩnh vực này khá kém
- Sản phẩm nông nghiệp của chúng ta làm ra vẫn chủ yếu ở dạng thô, nên gia trị không cao và phải nhập trở lại việt nam với giá cao hơn
- Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm sút
- Khâu chế biến và bảo quản sau thu hoạch vẫn chưa tốt, nêú sản phẩm không xuất khẩu được ngay sẽ bị ùn ứ, hư hỏng
- Chúng ta thiếu sự chuẩn bị trước cho người nông dân sản xuất nông nghiệp khi gia nhâp các tổ chức lớn TPP, AEC,
-Đặc biệt tình trạng ngập mặn hiện nay khiến cho các tỉnh ở ĐBSCL không sản xuất được, giảm sản lượng
- Biến đổi khí hậu cũng đã ảnh hưởng rất lớn tới một nền nông nghiệp quá phụ thuộc vào Điều kiện tự nhiên như việt nam
- Chúng ta đang thiếu những tiến bộ trong quá trình tạo giống mới chất lượng Nhập khẩu giống nhiều từ Thái Lan
Chăn nuôi.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi đang được coi là ngành kinh tế chịu tác động rất lớn khi nước ta tham gia một loạt các hiệp định thương mại trong đó có AEC Xem xét thực trạng ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện nay, có thể nhận thấy ngành chăn nuôi trong giai đoạn vừa qua vẫn phát triển với quy mô nhỏ lẻ, thiếu tình thị trường, tốc độ tăng trưởng cũng đang chậm lại, vì vậy có khả năng ngành sẽ gặp nhiều bất lợi trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng qua các năm, năm 2014 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (theo giá so sánh 2010) đạt 15.4015 tỷ đồng tăng 4,1% so với năm 2013.
• Thuận lợi
Trang 10- Trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượng trang trại nông nghiệp cả nước, và hiện nay tỷ trọng này đang có chiều hướng tăng lên Năm 2014 cả nước có 9.026 trang trại chăn nuôi (bằng 38,72 tổng số trang trại nông nghiệp), 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ có nhiều trang trại nhất (tương ứng có 3.709 và 2.204 trang trại) Tuy nhiên theo ước tính của Hội Chăn nuôi Việt Nam Nam cả nước hiện có khoảng 20.000 trang trại chăn nuôi,
- Nhập được các loại giống tốt, có áp dụng công nghệ tiên tiến , ứng dụng khoa học kỹ thuật
- Có điều kiện thuận lời về tự nhiên để phát triển chăn nuôi
- Có lực lượng lao động tham gia sản xuất đông đảo
• Khó khăn
- Sản xuất manh múng, điều này làm khó cho việc quản lí và áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật
-Trang trại nhỏ thường chịu rủi ro rất cao về giá cả thị trường cũng như là các biện pháp phòng chống dịch
- Người dân còn sản xuất theo kinh nghiệm tích lũy chứ chưa theo lối chăn nuôi khoa học, ít được tập huấn
- Thị trường nghành chăn nuôi chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong nước
- Vệ sinh an toàn thực phẩm kém
- Các công đoạn bảo quản và sau chế biến chưa phát triển, còn kém về vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó giá cả thị trường thường không ổn định
Lâm nghiệp
• Thuận lợi
- Diện tích rừng trồng cũng tăng lên rất nhanh từ 1 triệu ha năm 1990 lên 2,7 triệu ha năm 2005, nằm trong tốp 10 các nước (đứng thứ 9 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á) có diện tích rừng trồng lớn nhất thế giới Đây là kết quả của sự đổi mới trong chính sách phát triển lâm nghiệp đã thúc đẩy trồng rừng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên
- Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Định, Quảng trị, vùng Tây Nguyên và Đông Bắc Bộ Những vùng này đã chế biến thành các sản