Quản trị nguồn nhân lực là việc sử dụng các cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.Như vậy việc sử dụng các cá nhân trong tổ chức công ty như thế nào, đào tạo và phát triển họ r
Trang 1NỘI DUNG
Quản trị nguồn nhân lực mang tính chiến lược, đó là khẳng định chắc chắn về vai trò và chức năng của mảng công việc này.Hình ảnh hay văn hóa chung của công ty, biểu trưng của các giá trị và tiêu chuẩn làm thước đo cho hành vi của con người trong công ty, mọi người trong công ty hiểu mục tiêu của công ty là gì, đó là những gì thương hiệu HR khẳng định
Bất cứ một xã hội nào, một cộng đồng nói chung nào đó hay một doanh nghiệp cụ thể, con người luôn luôn là nguồn gốc xuất xứ của mọi giá trị đích thực hay tiềm tàng một khả năng sinh giá trị cho
xã hội, cộng đồng hay doanh nghiệp đó.Khoa học công nghệ được phát minh từ bàn tay khối óc của con người, máy móc thiết bị được vận hành sử dụng cũng dưới bàn tay con người Từ đó mọi giá trị
và của cải được tạo ra cho XH Như vậy có thể khẳng định rằng CON NGƯỜI là tài sản của doanh
nghiệp, tài sản quý giá nhất
Quản trị nguồn nhân lực là việc sử dụng các cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.Như vậy việc sử dụng các cá nhân trong tổ chức ( công ty) như thế nào, đào tạo và phát triển họ
ra sao là một trong năm chức năng chính của quản trị nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức bao gồm nhiều phần việc và công đoạn, đào tạo và phát triển là những phần việc quan trọng trong quá trình này Đào tạo nhân lực được hiểu là quá trình được thiết kế với mục đích cung cấp cho học viên ( nguồn nhân lực được đào tạo) những kiến thức
và kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại Phát triển nhân lực liên quan đến việc học tập nhiều hơn những gì cần cho hiện tại, nó hướng về mục đích lâu dài
Trong các cơ quan hành chính sự nghiệp công tác đào tạo và phát triển theo tôi là chưa được chú trọng Việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nói chung vẫn chỉ là hình thức, người sử dụng trực tiếp nhân lực chưa hoặc chỉ tham gia vào quá trình này rất mờ nhạt Chúng ta cùng xem xét một quy trình đào tạo và phát triển nhân lực tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Định
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; Lâm nghiệp; Diêm nghiệp; Thuỷ sản; Thuỷ lợi và phát triển nông thôn; phòng, chống lụt, bão; an toàn
Trang 2nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường; về các dịch vụ công thuộc ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh và thực hiện một số nhiệm
vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có chức năng và nhiệm vụ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh: Ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình, đề án, dự án về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn; quy hoạch phòng, chống giảm nhẹ thiên tai phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh của địa phương; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở… vv
Về cơ cấu tổ chức văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT có 88 người bao gồm một Giám đốc, 5 phó giám đốc, 9 phòng chức năng, 2 ban quan lý các dự án và 26 trung tâm, chi cục trực thuộc Sở
Về đặc điểm nguồn nhân lực tại văn phòng Sở: 83% công chức có trình độ từ đại học trở lên, tuyển dụng công chức thông qua nhu cầu của Sở đã trình và được UBND tỉnh phê duyệt và qua hình thức thi tuyển tại Sở nội vụ của tỉnh ( Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ tham gia trong hội đồng xét tuyển với
tư cách đồng tham gia chứ không có quyền quyết định)
Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhu cầu đào tạo
Trang 3Định kỳ hàng năm Lãnh đạo các Phòng, Ban, đơn vị Hành chính sự nghiệp thuộc sở căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình xác định nhu cầu đào tạo và lập Phiếu đăng ký đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức cho năm sau gửi về Phòng Tổ chức Cán bộ theo biểu mẫu BM-13.01 trước ngày 10
tháng 12
UBND TỈNH NAM ĐỊNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ NÔNG NGHIỆP &PTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày tháng năm 200
PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
NĂM 200
T
NGÀY SINH
HỌC LỚP
NƠI ĐÀO TẠO
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu) Lập kế hoạch đào tạo
Trước ngày 31/12 căn cứ theo Phiếu đăng ký đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị, nhu cầu đáp ứng nhiệm vụ công tác, quy hoạch cán bộ trong toàn ngành, phòng Tổ chức – Cán bộ lập Kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng theo mẫu BM-13 02.
UBND TỈNH NAM ĐỊNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ NÔNG NGHIỆP &PTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /KH-SNN Nam Định , ngày tháng năm 200
Trang 4KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG DÀI HẠN
Năm:
T
T
lượng
Hình thức
Kinh phí
dự kiến
Thời gian Từ
………
…
Đến
……….
1
Người lập Giám đốc
Đối với trường hợp đào tạo đột xuất: Trong quá trình công tác, tùy theo yêu cầu của công việc cũng như các phát sinh nhu cầu đào tạo mới không có trong kế hoạch thì: Phòng Tổ chức Cán
bộ căn cứ yêu cầu thực tế công việc, năng lực trình độ cán bộ, quy hoạch cán bộ để tham mưu lãnh đạo sở và lập Phiếu nhu cầu đào tạo đột xuất (BM-13.03)
Sở Nông nghiệp và PTNT Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
Đơn vị: Độc lập – Tự do –
Hạnh phúc
Nam Định, ngµy
th¸ng n¨m 200
Phiếu đăng ký đột xuất
Cán bộ, công chức đào tạo, bồi dưỡng
Năm 200
chú
Trang 5m ữ
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)
Thông báo
Phòng Tổ chức Cán bộ trình Lãnh đạo sở phê duyệt kế hoạch đào tạo và thông báo cho các đơn
vị biết
Triển khai
Khi nhận được thông báo tuyển sinh, mở lớp bồi dưỡng, Phòng Tổ chức Cán bộ căn cứ kế hoạch đã được phê duyệt, báo cáo Lãnh đạo sở, thông báo cho đơn vị và cá nhân được cử đi học viết đơn xin đi học theo BM-13.04 thực hiện các thủ tục yêu cầu và ban hành quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định , ngày tháng năm 200
ĐƠN XIN ĐI HỌC Kính gửi: .
Tôi tên là:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ, đơn vị công tác:
Kính đề nghị Lãnh đạo Sở, Phòng Tổ chức – Cán bộ cho Tôi được tham dự lớp học: ………
do ……… tổ chức Thời gian học: Từ ngày ………đến ngày………
Trang 6Kính đề nghị Lãnh đạo xem xét, cho ý kiến./
Ý kiến của Trưởng phòng Người viết đơn
PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO SỞ
UBND TỈNH NAM ĐỊNH
SỞ NÔNG NGHIỆP &PTNT
Số: /QĐ-CTKHD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định , ngày tháng năm 200
V/v cử cán bộ đi học GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP &PTNT TỈNH NAM ĐỊNH
- Căn cứ Quyết định số 88/2007/QĐ-UBND ngày 11/01/2007 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy – cán bộ, công chức, viên chức – lao động;
- Căn cứ giấy báo nhập học số ngày……tháng…….năm…….của
- Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức – Cán bộ
QUYẾT ĐỊNH Điều 1 Cử ông ( bà): Chức danh, chức vụ .
Tham gia lớp :
Thời gian đào tạo :
Điều 2: ông (bà) được hưởng các chế độ chính sách theo quy định hiện hành của
nhà nước
Trang 7Điều 3 Trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ, Trưởng phòng và ông (bà)
căn cứ quyết định thi hành /
Nơi nhận:
- Như Điều 3
- Lưu VP, TCCB
GIÁM ĐỐC SỞ
Lê Xuân Thuỷ
Báo cáo và lưu hồ sơ
Kết thúc quá trình đào tạo, bồi dưỡng, các đối tượng tham gia đào tạo báo cáo kết quả học tập cho lãnh đạo cơ quan và chuyển Phòng Tổ chức Cán bộ giấy chứng nhận hoặc văn bằng kết quả đào tạo
Phòng Tổ chức Cán bộ lưu văn bằng chứng chỉ (bản sao có công chứng) vào hồ sơ cá nhân
(theo phân cấp quản lý) và cập nhật thông tin vào Bảng theo dõi đào tạo cá nhân BM-13.06
Sæ THEO DâI §µO T¹O C¸ NH¢N
§¬n vÞ :
t¹o
Thêi gian
(B¨t ®Çu -KT)
KÕt qu¶
TP TC-CB ký
Trang 8Lãnh đạo các Phòng, Ban, đơn vị Hành chính sự nghiệp thuộc sở lập Phiếu đánh giá đào tạo, bồi dưỡng theo mẫu BM-13.07 và đánh giá lại tình hình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ sau khi được tham gia đào tạo để báo cáo Lãnh đạo sở thông qua Phòng Tổ chức Cán bộ
UBND TỈNH NAM ĐỊNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ NÔNG NGHIỆP &PTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định , ngày tháng năm 200
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐÀO TẠO
A Tổng quát:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Hình thức đào tạo:
Thời gian đào tạo:
Có nhận văn bằng, chứng chỉ đào tạo: Có Không
B Phần cán bộ, công chức chức tự đánh giá:
Nhận xét của cá nhân sau khi hoàn thành khoá học đào tạo, bồi dưỡng về trình độ nhận thức, chuyên môn, hiệu quả trong công tác:
Ký tên
C Phần đánh giá của Lãnh đạo đơn vị :
Sau khi tham gia khoá đào tạo chất lượng công việc của cán bộ được đào tạo
Trang 9
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu)
Hồ sơ
Thời gian lưu
Cách thức lưu
1 Phiếu đăng ký đào tạo,
2 Kế hoạch ĐT, bồi dưỡng BM-13.02 ,, ,, ,,
3 Phiếu nhu cầu đào tạo đột
5 Quyết định cử CBCC đi
6 Sổ theo dõi đào tạo cá
7 Phiếu đánh giá đào tạo,
8 Các văn bằng chứng chỉ
Qua phân tích tình hình công tác đào tạo và phát triển của Sở Nông nghiệp và PTNT Nam Định có thể thấy quy trình đào tạo và bồi dưỡng xét về mặt lý thuyết là rất bài bản, đúng quy trình Nhưng trên thực tế ngay từ khâu tuyển dụng đã bộc lộ những hạn chế nhất định : người quản lý và sử dụng nhân lực trực tiếp không được tham gia hoặc tham gia chỉ với vai trò người thứ hai chứ không có vai trò quyết định
Trang 10Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ dường như chỉ áp dụng cho lớp cán bộ trẻ, lớp cán bộ trung tuổi hoặc ngại tham gia bồi dưỡng nâng cao, hoặc khi đã có vị trí trong
bộ phận hoặc đơn vị rồi thì không tham gia các khóa đào tạo hoặc bồi dưỡng nữa ( có chăng chỉ là các lớp bồi dưỡng chính trị cho đầy đủ thủ tục) Một khâu yếu nữa trong quy trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ của các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và Sở Nông nghiệp và PTNT Nam định nói riêng là đào tạo không đúng ngành nghề, người tham gia đi đào tạo đã học những chuyên ngành khác với chuyên ngành đã được đào tạo chính quy mặc dù công việc đang làm cũng như sau khi kết thúc đào tạo vẫn là công việc như trước khi đào tạo Và cuối cùng phải nói về chất lượng sau đào tạo : cơ quan cử người
đi đào tạo chỉ lưu lại văn bằng chứng chỉ mà người được đi đào tạo đem về nộp chứ không tổ chức kiểm tra sát hạch năng lực về trình độ chuyên môn sau khi được đào tạo Những bước đánh giá đào tạo bồi dưỡng nêu ở trên chỉ là lý thuyết và mang nặng màu sắc hình thức Như vậy cuối cùng cơ quan cử người đi đào tạo chỉ cầm trong tay văn bằng chứng chỉ mà không biết người được đi đào tạo gặt hái được những gì qua quá trình đào tạo và vô hình chung làm lãng phí ngân sách nhà nước ( phần kinh phí này được cấp hàng năm theo tỉ lệ nên hầu như cơ quan hành chính nào cũng chi tiêu cho đào tạo hết mà không phải đắn đo suy nghi trong phần kinh phí của mình)
Giải pháp nào cho công tác đào tạo và phát triển của cơ quan hành chính sự nghiệp ? Theo tôi đó là vấn đề nhạy cảm và phải được thay đổi trong diện rộng bởi không chỉ riêng một cơ quan nào mà hầu hết các cơ quan hành chính sự nghiệp đều thế, việc này đòi hỏi phải có sự thay đổi về quy trình từ TW, thay đổi cả từ khâu tuyển dụng Bản thân tôi thấy rằng Chính phủ nên cho phép các cơ quan chủ quản có quyền lựa chọn và tuyển dụng nhân sự cho chính cơ quan mình ( Sở nội vụ chỉ tham gia với tư cách người thứ hai
và tham mưu về vấn đề hồ sơ) Trong quá trình tuyển dụng phải có phần phỏng vấn trực tiếp, có như vậy mới giúp cho công tác đào tạo sau này có hiệu quả Công tác đào tạo và bồi dưỡng phải kiểm soát chặt chẽ từ khâu lựa chọn người đi đào tạo, ngành nghề đào tạo
và cuối cùng là kết quả đào tạo
Con người luôn luôn là yếu tố quan trọng trong bất cứ một xã hội, một tổ chức nào Quản trị nguồn nhân lực ( con người) mang tính chiến lược Tổ chức nào, doanh nghiệp
Trang 11nào quản trị tốt công tác này điều chắc chắn họ sẽ thành công trong kinh doanh ( tuy nhiên đôi khi trong kinh doanh chúng ta phải tính tới cả yếu tố may rủi nữa) và điều này phụ thuộc rất nhiều vào tài năng của người cầm lái, người chủ doanh nghiệp./
Tài liệu tham khảo
- Quản trị nguồn nhân lực
- Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001 - 2000