1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quy trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện Ba Vì

49 988 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 371,76 KB

Nội dung

Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của nước ta, yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu. Con người được coi là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của công cuộc đổi mới,điều này càng có ý nghĩa hơn đối với đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước. Đất nước ta đang trên đà phát triển,quá trình hội nhâp và mở cửa với các nước trên thế giới ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh những thuận lợi, những cơ hội chúng ta cũng gặp không ít khó khăn và thách thức. Trước tình hình này đòi hỏi đội ngũ CBCC trong cơ quan hành chính không chỉ ở cấp trung ương mà ở cấp địa phương phải có đủ năng lực, giỏi về chuyên môn và tốt về phẩm chất chính trị để đưa đất nước vượt qua khó khăn thách thức để tiến lên con đường Xã hội Chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Qua đó có thể thấy tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp. Trong đó quy trình đào tạo, bồi dưỡng đúng, phù hợp và hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, giúp cán bộ, công chức có cơ hội học hỏi, trao dồi thêm hiểu biết, kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ và trọng trách của mình. Nắm vững tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì phối hợp với các cơ quan đơn vị làm tốt các đề án, kế hoạch, linh hoạt trong việc thực hiện quy trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy còn gặp không ít khó khăn, nhưng chính sự nỗ lực của tập thể, những năm qua Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì cùng các cơ quan đơn vị đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ những lí do trên, em chọn chuyên đề “ Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội ” làm chuyên đề báo cáo thực tập.

Trang 1

  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ và tên sinh viên : Phùng Công Tráng

Lớp : Kh14 Quản lý công 1

Niên khóa : 2013-2017

Thời gian thực tập : Từ ngày 6/03/2017 đến ngày 28/4/2017Địa điểm thực tập : Phòng Nội vụ huyện Ba Vì, T.p Hà NộiGiảng viên hướng dẫn : ThS Đỗ Tuấn Anh

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

`

Trang 2

Thực tập là một nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ Đại họcchính quy, với mục đích nâng cao, bổ sung những kiến thức thực tế trong hoạt độngcủa cơ quan nhà nước Học viện Hành chính Quốc gia tạo điều kiện để sinh viên cóthời gian thực tập, có cơ hội tiếp xúc với thực tế, tìm hiểu, quan sát và thực hiệnnhững quy trình công việc trong tổ chức, hoạt động của cán bộ, công chức trong cơquan nhà nước.

Để có thể hoàn thành tốt Báo cáo thực tập với đề tài “Quy trình đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội ”ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡchân thành từ nhiều phía khác nhau Qua Báo cáo thực tập này, em xin gửi lời cảm

ơn chân thành đến:

- Lãnh đạo, Ban Giám đốc Học viện cùng các thầy (cô) giảng viên trong khoaHành chính học, chuyên ngành Quản lý công đã hướng dẫn tận tình cho chúng emtrong suốt thời gian thực tập

- Lãnh đạo Phòng, các anh (chị) chuyên viên Phòng Nội Vụ huyện Ba Vì đãhướng dẫn, góp ý để em có thể hoàn thành Báo cáo thực tập

- ThS Đỗ Tuấn Anh đã tận tình hướng dẫn, góp ý giúp em hoàn thành tốt Báocáo thực tập

- Gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh động viên để em hoànthành tốt Báo cáo thực tập

Xin chân thành cảm ơn

Do thời gian nghiên cứu không dài, kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế, báocáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ýkiến quý báu của thầy cô để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn

`

Trang 3

Viết tắt Diễn giải

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức Phòng Nội vụ huyện Ba Vì

Sơ đồ 2 Sơ đồ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Bảng 2 Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng năm 2016 của UBND huyện Ba Vì

MỤC LỤC

`

Trang 4

A LỜI MỞ ĐẦU

B PHẦN TỔNG QUAN 1

1 Báo cáo chung về tình hình thực tập 1

2 Báo cáo kết quả thực tập 3

C BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 6

PHẦN I TÌM HIỂU CHUNG VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP 6

1 Địa vị pháp lý 6

2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 6

3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy 7

4 Cơ cấu nhân sự 9

PHẦN II NỘI DUNG QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN BA VÌ 10

1 Khái niệm, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 10

1.1 Hệ thống các khái niệm 10

1.2 Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 11

2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Ba Vì 13

2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Ba Vì 13

2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Ba Vì 15

2.2.1 Hệ thống cơ sở, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Ba Vì 15

2.2.2 Thực trạng quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Ba Vì 16 3 Nội dung quy trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Ba Vì 17

3.1 Các căn cứ pháp lý 17

3.2 Nội dung quy trình 19

4 Nhận xét về “ Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì” 31

4.1 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng 31

4.2 Nhận xét về quy trình đào tạo bồi dưỡng 32

`

Trang 5

4.2.2 Những hạn chế trong quy trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Uỷ ban nhân dân Huyện Ba Vì 33

5 Bài học kinh nghiệm 35 PHẦN III GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG TẠI UBND HUYỆN BA VÌ 36

1 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Ba Vì 36

2 Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Ba Vì 37 KẾT LUẬN 39

A LỜI MỞ ĐẦU

`

Trang 6

đặt lên hàng đầu Con người được coi là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của côngcuộc đổi mới,điều này càng có ý nghĩa hơn đối với đội ngũ cán bộ, công chức Nhànước.

Đất nước ta đang trên đà phát triển,quá trình hội nhâp và mở cửa với các nướctrên thế giới ngày càng mạnh mẽ Bên cạnh những thuận lợi, những cơ hội chúng tacũng gặp không ít khó khăn và thách thức Trước tình hình này đòi hỏi đội ngũCBCC trong cơ quan hành chính không chỉ ở cấp trung ương mà ở cấp địa phươngphải có đủ năng lực, giỏi về chuyên môn và tốt về phẩm chất chính trị để đưa đấtnước vượt qua khó khăn thách thức để tiến lên con đường Xã hội Chủ nghĩa màĐảng và nhân dân ta đã lựa chọn Qua đó có thể thấy tầm quan trọng của công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp Trong đó quy trình đào tạo, bồidưỡng đúng, phù hợp và hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chấtlượng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, giúp cán bộ, công chức có cơ hội học hỏi,trao dồi thêm hiểu biết, kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ và trọng tráchcủa mình

Nắm vững tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Uỷ ban nhân dân huyện

Ba Vì phối hợp với các cơ quan đơn vị làm tốt các đề án, kế hoạch, linh hoạt trongviệc thực hiện quy trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao kiến thứcchuyên môn, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức Tuy còn gặp không ít khókhăn, nhưng chính sự nỗ lực của tập thể, những năm qua Uỷ ban nhân dân huyện

Ba Vì cùng các cơ quan đơn vị đã đạt được những thành tựu đáng kể

Từ những lí do trên, em chọn chuyên đề “ Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức tại Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội ” làm

chuyên đề báo cáo thực tập

`

Trang 7

B PHẦN TỔNG QUAN

1 Báo cáo chung về tình hình thực tập

Căn cứ Quyết định Số 1918/2005/QĐ-HCQG ngày 30 tháng 12 năm 2005 củaGiám đốc Học viện Hành chính Quốc gia về việc Ban hành Quy định về tổ chứcthực tập cho sinh viên Đại học hệ chính quy

Theo kế hoạch thực tập của Phòng Đào tạo Học viện Hành chính quốc gia

1.1 Thời gian thực tập: Tổng thời gian thực tập: 08 tuần (Từ ngày

- Trình diện cơ quan thực tập

- Nhận sự phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Phòng

- Tiếp xúc và bước đầu làm quen với các phương tiệnmáy móc tại cơ quan

- Xây dựng và hoàn thiện đề cương báo cáo thực tập

- Nghiên cứu quy chế, cơ cấu tổ chức của cơ quan

Tuần 3

(Từ ngày 20/3/2017

đến ngày 24/3/2017)

- Thực hiện công việc dưới sự phân công của cơ quan

- Tiếp tục tìm hiểu các văn bản, thông tin, các số liệu

có liên quan đến đề tài thực tập

- Tham gia hỗ trợ các chương trình của Phòng

- Hoàn thiện đề cương báo cáo thực tập sau khi đượcgiáo viên hướng dẫn chỉnh sữa

SV: PHÙNG CÔNG TRÁNG 1

Trang 8

Tuần 4

(Từ ngày 27/3/2017

đến ngày 31/3/2017)

- Tiếp tục nghiên cứu các thông tin về đề tài thực tập

- Hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công

- Học hỏi, tìm hiểu và tiếp thu các công việc tại cơquan

Tuần 5

(Từ ngày 03/04/2017

đến ngày

07/04/2017)

- Thực hiện công việc được phân công

- Trao đổi thắc mắc, những vấn đề cần thiết với ngườitrực tiếp hướng dẫn

-Viết báo cáo thực tập

- Thực hiện nhiệm vụ được phân công

- Chỉnh sữa, hoàn thành báo cáo thực tập

Tuần 8

(Từ ngày 24/4/2017

đến ngày 28/4/2017)

- Thực hiện công việc được phân công

- Xin ý kiến của người hướng dẫn và lãnh đạo cơ quanthực tập về bài báo cáo

- Hoàn thành và nộp báo cáo

- Gửi lời cảm ơn đến cơ quan thực tập

2 Báo cáo kết quả thực tập

2.1 Những nội dung công việc sinh viên đã thực hiện trong quá trình thực tập

SV: PHÙNG CÔNG TRÁNG 2

Trang 9

Thời gian Nội dung công việc Đánh giá Tuần 1

- Trình diện cơ quan thực tập

- Nhận sự phân công nhiệm vụ củalãnh đạo Phòng

- Tiếp xúc và bước đầu làm quen vớicác phương tiện máy móc tại cơ quan

- Hoàn thành công việc

- Soạn thảo kế hoạch,công văn dưới sự phâncông của người hướngdẫn

- Xây dựng và hoàn thiện đề cươngbáo cáo thực tập

- Nghiên cứu quy chế, cơ cấu tổ chứccủa cơ quan

- Hoàn thành công việc

- Sắp xếp hồ sơ choPhòng Nội vụ: côngvăn, thông báo, báocáo

- Tham gia hỗ trợ các chương trình củaPhòng

- Hoàn thiện đề cương báo cáo thựctập sau khi được giáo viên hướng dẫnchỉnh sữa

- Hoàn thành công việc

- Phân loại các văn bảnđến trong ngày, photovăn bản

- Hoàn thành công việc

- Nhập dữ liệu hồ sơđiện tử

SV: PHÙNG CÔNG TRÁNG 3

Trang 10

- Tiếp tục quan sát, học hỏi từ nhữngnhiệm vụ được phân công.

- Tiếp tục viết báo cáo

Hoàn thành công việc

- Thực hiện nhiệm vụ được phân công

- Chỉnh sữa, hoàn thành báo cáo thựctập

Hoàn thành công việc

- Thực hiện công việc được phân công

- Xin ý kiến của người hướng dẫn vàlãnh đạo cơ quan thực tập về bài báocáo

- Hoàn thành và nộp báo cáo

- Gửi lời cảm ơn đến cơ quan thực tập

Hoàn thành công việc

2.2 Những kết quả thu nhận được trong quá trình thực tập

- Được làm quen với máy móc, trang thiết bị phục vụ trong quá trình làm việc.

- Tiếp xúc trực tiếp với các loại văn bản, được hướng dẫn soạn thảo và chỉnhsữa văn bản phục vụ công việc của Phòng Nội vụ

SV: PHÙNG CÔNG TRÁNG 4

Trang 11

- Làm quen và tiến hành đóng dấu các loại văn bản qua sự hướng dẫn củangười hướng dẫn.

2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực tập

a) Những thuận lợi

Được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo, các cô chú, anh chị củaPhòng Nội vụ huyện Ba Vì

Được các cô chú, anh chị hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị, các phương

tiện hỗ trợ trong công việc của phòng một cách nhiệt tình Môi trường làm việc

thoải mái, vui vẻ, hòa đồng

Trong quá trình làm báo cáo, luôn nhận được sự giúp đỡ, chia sẽ, hỗ trợ tàiliệu, thông tin từ các cô chú, anh chị

Thời gian thực tập xuyên suốt giúp em tiếp xúc với nhiều công việc, có nhiềuthời gian nghiên cứu tài liệu, trao đổi với người trực tiếp hướng dẫn đồng thời tíchlũy nhiều bài học kinh nghiệm

Trang 12

C BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

PHẦN I TÌM HIỂU CHUNG VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP

1 Địa vị pháp lý

Phòng Nội vụ huyện Ba Vì là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dânhuyện Ba Vì Phòng Nội vụ huyện Ba Vì có tư cách pháp nhân, có con dấu và tàikhoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế vàcông tác của Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì; đồng thời chịu sự hướng dân, kiểm tra,thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ Hà Nội

2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Chức năng:

Phòng Nội vụ huyện Ba Vì có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dânhuyện Ba Vì thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biênchế các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước; cải cách hành chính; chính quyềnđịa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ,công chức phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo;thi đua khen thưởng; công tác thanh niên

Nhiệm vụ và quyền hạn:

Phòng Nội vụ huyện Ba Vì có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Trình Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì các văn bản hướng dẫn về công tác nội

vụ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định

b) Trình Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì ban hành quyết định, chỉ thị; quyhoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chứcthực hiện các hiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao

SV: PHÙNG CÔNG TRÁNG 6

Trang 13

c) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạchsau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cáclĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.

d) Thực hiện các nhiệm vụ trên các lĩnh vực: vị trí việc làm; biên chế côngchức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước;

vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức năng nghề nghiệp và số lượng ngườilàm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức,viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệpcông lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán

bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những ngườihoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữnhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua – khen thưởng;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dânhuyện Ba Vì

3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy

Phòng Nội vụ huyện Ba Vì do Trưởng phòng phụ trách, 02 Phó Trưởng phòng

và các cán bộ phụ trách

Trưởng Phòng Nội vụ huyện Ba Vì chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dânHuyện Ba Vì về mọi hoạt động của ngành, đồng thời chịu trách nhiệm với Giámđốc Sở Nội vụ về việc triển khai thực hiện các mặt công tác chuyên môn củangành

Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòngphân công phụ trách một số công việc cụ thể, chịu trách nhiệm trực tiếp với Trưởngphòng và liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về những phần việc được phân

SV: PHÙNG CÔNG TRÁNG 7

Trang 14

công phụ trách Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền thực hiện một sốcông việc cụ thể khi Trưởng phòng đi vắng.

Biên chế của Phòng Nội vụ Huyện Ba Vì do Uỷ ban nhân dân Huyện Ba Vìquyết định trong phạm vi chỉ tiêu biên chế quản lí Nhà nước của Huyện Ba Vì được

Uỷ ban nhân dân Thành phố giao hàng năm

SV: PHÙNG CÔNG TRÁNG 8

TRƯỞNG PHÒNG (Phụ trách chung)

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

- Tôn giáo

- Thi đua – Khen thưởng

- Công tác thanh niên

- Quản lý Địa giới hành chính

- Hội quần chúng

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

- Tổ chức bộ máy

- Công tác chính sách CB, CC

- Văn thư lưu trữ

- Công tác Đào tạo, bồi dưỡng

- Công tác Cải cách hành chính

CHUYÊN VIÊN

Công tác Cải cách hành chính, ISO – Thủ quỹ Văn thư – Lưu trữ

CHUYÊN VIÊN

Công tác Đào tạo bồi dưỡng – Địa giới hành chính ,Báo cáo tổng hợp

CHUYÊN VIÊN

Công tác Tôn giáo – thi tuyển, nâng ngạch, Công tác Thanh niên

CHUYÊN VIÊN

Công tác Chế độ chính sách CBCC – Quản trị

cơ sở vật chất

CHUYÊN VIÊN

Công tác Thi đua – Khen thưởng;

Công tác Hội quần chúng, Tổ dân phố, khu phố

CHUYÊN VIÊN

Công tác Chế độ hưu trí, bảo hiểm, phụ cấp, thâm niên Quản lý biên chế

Trang 15

Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức Phòng Nội vụ huyện Ba Vì

SV: PHÙNG CÔNG TRÁNG 9

Trang 16

4 Cơ cấu nhân sự

Bảng 1: Cơ cấu nhân sự Phòng Nội vụ

Stt Họ và tên Chức vụ LươngHệ số Chuyênmôn Trình độQLNN Chính trị Ngoạingữ Tin học

1 Nguyễn Đức Anh Ttưởng phòng 3.66 Thạc sỹ CVC và TĐ Trung cấp Anh B B

2 Nguyễn Lê Dũng Phó phòng 4.74 Cử nhân CV và TĐ Trung cấp Anh B B

3 Phùng Văn Bạch Phó phòng 3.66 Cử nhân CV và TĐ Trung cấp Anh B B

4 Bùi Hồng Thủy Chuyên Viên 4.74 Cử nhân CV và TĐ Trung cấp Anh B B

5 Nguyễn T.Huyền Trang Chuyên Viên 2.67 Cử nhân CVC và TĐ Trung cấp Anh B B

6 Phùng T.Mai Phương Chuyên Viên 2.67 Cử nhân CV và TĐ Sơ cấp Anh B B

7 Bùi Huy Giáp Chuyên Viên 2.67 Cử nhân CV và TĐ Trung cấp Anh B B

8 Nguyễn Đức Thủy Chuyên Viên 2.34 Cử nhân CV và TĐ Sơ cấp Anh B B

9 Nguyễn Thị Doan Chuyên Viên 2.34 Cử nhân CV và TĐ Sơ cấp Anh B B

10 Phùng T.Mai Hương Chuyên Viên 2.67 Cử nhân CV và TĐ Sơ cấp Anh B B

Trang 17

PHẦN II NỘI DUNG QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN BA VÌ

1 Khái niệm, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

1.1 Hệ thống các khái niệm

- Cán bộ, công chức

Theo Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định về cán bộ, công chứcnhư sau:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức

vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trungương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào nghạch,

chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, côngnhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôn g phải là

sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị

Trang 18

sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệpcông lập theo quy định của pháp luật.

- Đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo là quá trình bù đắp những thiếu hụt về mặt chất lượng của người

lao động nhằm trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với côngviệc để họ có thể hoàn thành công việc hiện tại với năng suất và hiệu quả cao nhất

Bồi dưỡng là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ

túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo cácchuyên đề Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đểcủng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn,

nghề nghiệp sẵn có để lao động có hiệu quả hơn (Nghị định 18/2010/NĐ – CP của

Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức)

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một quá trình nhằm trang bị cho đội

ngũ cán bộ, công chức những kiến thức, kỹ năng, hành vi cần thiết để thực hiện tốtnhất nhiệm vụ được giao Tùy thuộc vào từng nhóm cán bộ, công chức ở trên đã nêu

1.2 Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định, triển khai

và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước; quyết định sự thành công haythất bại của đường lối, chính sách do cơ quan, tổ chức vạch ra Đội ngũ cán bộ,công chức trực tiếp thực thi các chính sách, kế hoạch của cơ quan, tổ chức; các mụctiêu quốc gia; thực hiện các giao tiếp (trao đổi, tiếp nhận thông tin, ) giữa các cơquan nhà nước với nhau và với doanh nghiệp và người dân Vì vậy, đội ngũ cán bộ,công chức phải được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về năng lực công tác, kỹ năngnghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân Đổi mới, nâng cao

Trang 19

chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức là mộtnhiệm vụ quan trọng được xác định trong Chương trình tổng thể cải cách hànhchính nhà nước giai đoạn 2011-2020 Đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng được độingũ cán bộ, công chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giaotrên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩaquan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lựccông tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; hướngtới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn.Đào tạo, bồi dưỡng tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiệncông việc cho cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, cung cấp những kiến thức, lýluận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái

độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người cán

bộ, công chức, viên chức

Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các cấp,các ngành, các địa phương đã có chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được nhữngkết quả quan trọng Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức (nhất là cán bộ chủchốt) ở các cơ quan, đơn vị, địa phương có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độchuyên môn, nghiệp vụ, năng động và sáng tạo; tích cực thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước Trình độ, kiến thức và năng lực hoạtđộng thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao, thích nghivới cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Độingũ cán bộ, công chức có đóng góp quan trọng trong việc đạt được những thànhtựu trong phát triển kinh tế xã hội, đưa nước ta gia nhập các nước đang phát triển,

có thu nhập trung bình thấp, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng

Trang 20

2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Ba Vì

2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Ba Vì

2.1.1 Cơ cấu giới tính

Trang 21

Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Hiện nay, đối với công tác ĐTBD CBCC huyện Ba Vì có cơ sở chịu tráchnhiệm đào tạo đó là Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Ba Vì Đó là nơi tổ chứcthực hiện công tác ĐTBD CBCC cho toàn đội ngũ CBCC trên địa bàn huyện Ba

Vì Cơ sở vật chất của Trung tâm và đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn về

cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của học viên

Trang 22

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

- Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

- Đào tạo, bồi dưỡng về công tác quản lý nhà nước

- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ

- Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ CBCC

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Thứ nhất là hình thức đào tạo tại chức Đây là hình thức phổ biến, thường

xuyên được áp dụng tại huyện Với hình thức này thì CBCC có thể vừa học vừalàm kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nên mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn

Thứ hai là đào tạo tập trung và bán tập trung Đối tượng chủ yếu của hình thức

này đó là CBCC xã dự nguồn; CB các tổ chức Đảng, chính quyền theo học cácchương trình ĐTBD lý luận chính trị

Bên cạnh đó, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện cũng thường xuyên mở cáclớp bồi dưỡng ngắn hạn theo chứng chỉ để cập nhật những kiến thức, kĩ năngchuyên ngành mới cho cán bộ, công chức

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

- Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp bài tập tình huống…

2.2.2 Thực trạng quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Ba Vì

- Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCC

- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC

Trang 23

- Tổ chức thực hiện kế hoạch ĐTBD

- Đánh giá kết quả hoạt động ĐTBD

3 Nội dung quy trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Ba Vì

3.1 Các căn cứ pháp lý

Để quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Uỷ ban nhân dân Huyện

Ba Vì được thực hiện thống nhất, cơ quan cấp trên có văn bản quy định, hướng dẫnthực hiện, sau đó đơn vị tổ chức triển khai thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên, đảmbảo đúng quy định

Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên:

- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD côngchức (Nghị định số 18);

- Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫnthực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/ NĐ-CP ngày 05/3/2010 củaChính phủ về ĐTBD công chức (Thông tư số 03);

- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy địnhviệc lập dự toán, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước dành cho công tác ĐTBDcán bộ, công chức (Thông tư số 139);

- Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06/6/2011 của BộNội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc,chính sách đối với giảng viên tại cơ sở ĐTBD của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Thông tư

số 06);

Trang 24

- Thông tư số 06/2014/TT-BNV ngày 09/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫnchế độ báo cáo định kỳ hàng năm về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức, viên chức của trường trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội, lực lượng;

- Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ Nội vụ quy định,hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức;

- Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ vềphê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 –2025;

- Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 31/07/2012 của Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội về việc ban hành quy định quản lý và sử dụng kinh phí từ ngânsách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chứccủa thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 của Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức vàgiảng viên thỉnh giảng thuộc thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 4450/QĐ-UBND ngày 17/08/2016 của Ủy ban nhân dân thànhphố Hà Nội về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viênchức thành phố hà nội giai đoạn 2016-2020 theo quyết định số 163/QĐ-TTg ngày25/01/2016 của thủ tướng chính phủ;

- Quyết định số 6790/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của UBND thành phố HàNội về việc Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức cơ quan của Đảng, Ủy ban MTTQ thành phố các đoàn thể chính trị

Ngày đăng: 16/05/2017, 15:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w