1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hệ thống thông tin đất đai ở việt nam hiện nay như thế nào và liên hệ ở địa phương

45 363 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 765,47 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI Đề tài: “ Hệ thống thông tin đất đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

Đề tài:

“ Hệ thống thông tin đất đai ở Việt Nam hiện nay

như thế nào và liên hệ ở địa phương”

GVHD : Trương Đỗ Thuỳ Linh

Trang 2

Danh sách các sơ đồ, ảnh

Sơ đồ 1: Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin đất đai

Sơ đồ 2: Các thành phần của LIS

Sơ đồ 3: Sơ đồ vận hành của LIS

Sơ đồ 4: Mô hình hệ thống thông tin các cấp tại địa phương

Sơ đồ 5: Mối quan hệ của thông tin đất đai

Sơ đồ 6: kiến trúc CSDL quốc gia

Ảnh 1: Mô hình hệ thống của tỉnh Thừa Thiên Huế

Ánh 2: Tra cứu thông tin thửa đất trực tuyến tại Bình Dương

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1.MỞ ĐẦU 1

1.1.Đặt vấn đề 1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1

1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

1.3.1.Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2.Phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1.Giới thiệu về hệ thống thông tin đất đai 3

2.1.1.Khái niệm về thông tin 3

2.1.2.Khái niệm về hệ thống thông tin đất đai 4

2.1.3.Vai trò của hệ thống thông tin đất đai 6

2.1.4.Chức năng của hệ thống thông tin đất đai 6

2.1.5.Khái niệm quản lý thông tin đất đai 6

2.1.6.Các dạng thông tin được quản lý trong hệ thống thông tin đất đai 7

2.1.7.Đặc điểm của quản lý thông tin đất đai 7

2.1.8.Các phần mềm quản lý thông tin đất đai hiện nay 7

2.2.Nội dung và phương pháp nghiên cứu 7

2.2.1.Nội dung nghiên cứu 7

2.2.2.Phương pháp nghiên cứu 8

2.3.Khái quát về 1 số đặc điểm của thông tư 34/2014/TT-BTNMT 8

2.4.Những điều đổi mới về hệ thống thông tin đất đai tại chương IX Luật Đất Đai 2003 8

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9

3.1.Hệ thống thông tin đất đai ở một số tỉnh thành 9

3.1.1.Các tỉnh miền Bắc 9

3.1.2.Các tỉnh miền Trung 13

3.1.3.Các tỉnh miền Nam 19

Trang 4

3.1.3.1.Vùng Đông Nam Bộ 19

3.1.3.2.Vùng Tây Nam Bộ 25

3.2.Thực trạng hệ thống thông tin đất đai của Việt Nam hiện nay 32

3.3.Nhận xét về hệ thống thông tin đất đai hiện nay tại Việt Nam 35

3.3.1.Mặt tích cực trong công tác quản lý, xây dựng và phát triển 35

3.3.2.Những mặt hạn chế trong công tác quản lý đất đai ở Việt Nam 36

3.4 Giải pháp phát triển hệ thống thông tin đất đai 37

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39

4.1.Kết luận 39

4.2.Kiến nghị 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 5

PHẦN 1 – MỞ ĐẦU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại vàtham gia hầu hết các quá trình sản xuất vật chất của xã hội, là thành phần quan trọng hàng đầucủa môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xậy dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xãhội, an ninh và quốc phòng Quá trình khai thác sử dụng đất lun gắn liền quá trình phát triển củaxã hội Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao, trong khi đất đai lại có hạnvà ngày càng trở nên quý giá Chính vì vậy mà sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững lun lànhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và hoạch định khoa học

Trong những năm trước đây để ghi nhận, mô tả và quản lý tài nguyên thiên nhiên, sựphân bố đô thị, phân bố dân cư, phân bố sản xuất…người ta sử dụng hệ thống bản đồ địa lý, bảnđồ chuyên đề, bản đồ giải thửa…vẽ trên cùng các bảng biểu thống kê được lưu trữ thủ công Cácbản đồ này mức độ sử dụng còn hạn chế do độ chính xác thấp, nội dung không phong phú, khókhăn cho việc lưu trữ, nhân bản, bảo quản, cập nhật và chỉnh sửa

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học điện tử, diện tửviễn thông, ngành Địa chính đã có những ứng dụng kỹ thuật mới làm thay đổi nhiều vấn đề vềcông nghệ Cho phép số hóa các thông tin không gian, mã hóa các thông tin thuộc tính, tổ chứclưu trữ một khối lượng thông tin lớn, nhanh chóng và dễ tổng hợp, phân tích, cung cấp, cập nhậtthông tin

Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học, ngành Địa chính đang phải đối mặt vớisự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ Những khái niệm mới, hệ thống mới, kỹthuật mới xuất hiện, đã được ngành Địa chính ứng dụng có hiệu quả vào công tác quản lý đất đai,và thành lập bản đồ địa chính ở dạng số

Song song với mội giai đoạn phát triển của loài người, các ngành khoa học nói chung vàngành Địa chính nói riêng cũng có những bước phát triểng rõ rệt Ngày nay, những thành tựu tolớn của nhiều ngành như: toán học, khoa học, địa lý học, kỹ thuật điện tử, tin học…đã ứng nhiềuvào ngành Địa chính

Thể hiện ở việc quản lý các thông tin đất đai bằng các phần mềm tin học như: Famis,Vilis, cisPacel, ViREG, giúp chúng ta có thể dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa bổ sung và tìm kiếmnội dung về các thửa đất một cách dễ dàng và nhanh chóng

Xuất phát từ thực tiễn đó, nhóm chúng em tiến hành tìm hiểu đề tài: “ Hệ thống thông tin đất đaiở Việt Nam hiện nay như thế nào và liên hệ ở địa phương”

Trang 6

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

- Xác định nhu cầu đối với thông tin đất đai

- Kiểm tra xem một hệ thống thông tin đất đai trong thực tế hoạt động như thế nào trongviệc gia quyết định, được chuyển giao ra sao từ người làm thông tin đến người sử dụng và cáctrở ngại trong việc chuyển giao thông tin đó

- Xây dựng các chính sách cho việc ưu tiên phân phối các nguồn tài nguyên cần thiết,giao trách nhiệm để hoạt động và thiết lập các tiêu chuẩn và phương pháp điều hành hoạt độngcủa các nguồn vốn đó

- Tăng cường hệ thống thông tin đất đai đang có hoặc đưa vào các hệ thống thông tin đấtđai mới

- Sử dụng và thiết kế các thiết bị và kỹ thuật mới

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tương nghiên cứu của đề tài là những hệ thống thông tin đất đai của Việt Nam và cácđịa phương

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Giới hạn về không gian: tại Việt Nam, các tỉnh phát triển và kém phát triển ở 3 miềnBắc, Trung, Nam

- Giới hạn về thời gian: giai đoạn 2003 – đến nay

Trang 7

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU:

2.1 Giới thiệu về hệ thống thông tin đất đai:

Ở Nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện sở hữu và thống nhất quảnlý Cùng với sự phát triển của nên kinh tế xã hội, tốc độ đo thị hoá diễn ra mạnh mẽ, khối lượngthông tin về đất đia tang lên rất nhanh và thay đổi liên tục Các phương pháp thủ công dã bộc lộrõ những nhược điểm của mình và không đáp ứng được nhu cần thực tiễn Bên cạnh đó, khaithác tìm kiếm thông tin đai là nhu cầu chính đáng và rất cần thiết đối với các cơ quan tổ chức vàngười dân Do đó, việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai và công khai hoá thông tin trêninternet là một vấn đề có tính thời sự cao

Một đất nước muốn phát triển bền vững thì phải đảm bảo được sự phát triển của ba yếu tốkinh tế, xã hội, môi trường, Cả ba yếu tố này đều chịu sự tác động từ mô hình quản lý và sử dụngđất đai Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai ở nước ta hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, tốcđộ đô thị hóa diễn ra nhanh, khối lượng và nhu cầu sử dụng các thông tin đất đai tăng cao gâyquá tải cho hệ thống thu thập và xử lý thông tin bằng phương pháp thủ công trên giấy tờ sổ sách.Một số hạn chế tồn tại trong công tác quản lý đất đai hiện nay là:

- Các loại hồ sơ tài liệu còn phân tán, tốc độ thu thập thông tin đất đai chậm

- Việc quản lý, lưu trữ và xử lý, khai thác thông tin chủ yếu thực hiện trên sổ sách, vănbản, bằng bản đồ giấy và trao đổi thông tin qua văn bản truyền thống Trong thời gian gần đây,bước đầu đã chuyển sang lưu trữ trên máy tính nhưng còn manh mún, ít chuẩn hóa và chưa cóđược hiệu quả như tiềm năng của công nghệ thông tin có thể mang lại.Sự kết nối trực tiếp giữadữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian chưa thực hiện được, gây lên những chậm trễ, lãng phívà sai sót không thể tránh khỏi trong quản lý và sử dụng

Do đó, bên cạnh việc tăng cường quản lý Nhà nước và cải cách hành chính, việc xâydựng một hệ thống thông tin đất đai nhằm tin học hóa và tự động hóa hệ thống thu thập và xử lýthông tin hiện nay là một vấn đề cấp thiết để có thể đáp ứng được các nhu cầu quản lý đất đaihiện đại

2.1.1 Khái niệm về thông tin:

Thông tin là nguồn lực phát triển và là nguồn tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia, chínhvì vậy trong thời đại hiện nay, thông tin giữ vai trò rất quan trọng trong xã hội mà nó tạo ra vàtồn tại cùng sự phát triển của xã hội đó.Ngoài ra thông tin còn là những gì mà người ra quyếtđịnh cần phải tìm hiểu và nắm bắt để đưa ra quyết định Nó được sử dụng trong những tình

Trang 8

huống cần đề ra quyết định của mọi thành viên, mọi cấp Nói cách khác, dữ liệu, thông tin về đấtđai là cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đến việc đầu tư, phát triển, quản lý và sử dụng tàinguyên quốc gia trong đó có tài nguyên đất đai.

2.1.2 Khái niệm về hệ thống thông tin đất đai:

Hệ thống thông tin đất đai (Land Information System - LIS) là hệ thống thông tin cungcấp các thông tin về đất đai Nó là cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đến việc đầu tư, pháttriển, quản lý và sử dụng đất đai Hệ thống hệ thống thông tin đất đai là công cụ hiện đại đượcxây dựng dựa trên những giải pháp khoa học, công nghệ tiên tiến, nhằm trợ giúp và đáp ứngnhững nhu cầucấp thiết cho công tác quản lý nhà nước các cấp về đất đai Nó có tính đa mụcđích, phục vụ các nhu cầu khai thác sử dụng khác nhau về thông tin đất đai của Chính phủ, cácbộ, ngành liên quan và cộng đồng xã hội

\

Sơ đồ 1: Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin đất đai

Trang 9

Sơ đồ 2: Các thành phần của LIS

H thống thông tin ệc quản lý, sử

đất

- Con người

- Công nghệc quản lý, sử

- Dữ li u ệc quản lý, sử

Nguồn lực con

người Nguồn dữ li uệc quản lý, sử Nguồn lực kĩ thu tập

Tổ chức thực hi n thông qua ệc quản lý, sử

phần mềm

Trang 10

Sơ đồ 3: Sơ đồ vận hành của LIS

Giá trị của thông tin đất và hiệu quả của việc ra quyết định sẽ có liên quan trực tiếp đếnchất lượng và các vấn đề được thực hiện trong hệ thống thông tin Chịu trách nhiệm “vận hành”hệ thống thông tin đất là một tập thể các viện nghiên cứu, các nhà địa chất, các nhà đo đạc vẽ bảnđồ, các nhà lâm nghiệp, các nhà đánh giá đất, cá nhân, các kỹ sư thiết kế hệ thống, các nhà khoahọc máy tính, các cán bộ ghi chép dữ liệu, các nhà qui hoạch đất, các chuyên gia về luật đất đaivà tất cả các nhà khoa học có vai trò nổi bật trong lĩnh vực thông tin đất

2.1.3 Vai trò của hệ thống thông tin đất đai:

- Hệ thống thông tin đất đai là công cụ trực tiếp phục vụ cho việc hoạch định các chínhsách đất đai: đó là các thông tin phục vụ cho các quyết định về quy hoach, kế hoach sử dụng đất.Phục vụ cho các việc sử dụng đất có hiệu quả đúng với các mục tiêu quy hoạch và phát triển kinhtế xã hội

- Hệ thống thông tin đất đai là công cụ để quản lý thống nhất hệ thống các dữ liệu về hồ

sơ địa chính, các thông tin về tài nguyên và cung cấp các thông tin đất đai cho các hoạt độngkinh tế của các ngành, các địa phương và các đối tượng sử dụng đất

- Hệ thống thông tin đất đai là công cụ đặc biệt và hiệu quả cho việc cung cấp các thôngtin đất đai cho thị trường sử dụng đất và thị trường bất động sản

- Ngoài ra hệ thống thông tin đất đai còn cung cấp các thông tin nền cơ bản cho công tácquy hoạch quản lý đô thị và nông thôn

2.1.4 Chức năng của hệ thống thông tin đất đai:

- Hệ thống thông tin đất đai nhằm lưu trữ một cách an toàn, hạn chế thấp nhất những sựcố làm thông tin bị thay đổi, hỏng thiết bị kỹ thuật hây ra sự cạnh tranh không lành mạnh của conngười đo thới gian gây nên

- Không cho phép cá nhân xâm phạm bản quyền, thay đổi nội dung dữ liệu

- Xây dựng các khuôn dạng dữ liệu cho phép, có khả năng phân tích và sử lý dữ liệu, đểtạo ra các sản phầm khi cáo yêu cầu về thông tin

- Cung cấp các thông tin đầy đủ và chình xác điể giúp các nhà quản lý phục vụ cho côngtác quản lý đất đai

2.1.5 Khái niệm quản lý thông tin đất đai:

- Quản lý thông tin đất đai là một hoạt động thiết yếu của con người trong hệ thông thông

Trang 11

hệ thông có thể hoàn thiện các nhiệm vụ và mục tiêu đã định, trên cơ sở sử dụng tốt nhất cánguồn tài liệu, dữ liệu hiện có.

- Quản lý thông tin đất đailà quá trình xác đinh một loạt các hoạt động của hệ thống đượcđinh hướng theo các mục tiêu, trong đó các hoạt động cơ bản là: xác định mục tiêu, lập kế hoạchđể xác đinh mục tiêu đó, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó Chẳng hạn các việcchăm sóc bảo trì các thông tin Nó bao gồm các hoạt động từ khi nhập dữ liệu vào hệ thống, kiểmtra, sắp xếp, phân loại thông tin

2.1.6 Các dạng thông tin được quản lý trong hệ thống thông tin đất đai:

- Dữ liệu dạng chữ-số: các dữ kiệu dạng chữ số có thế lưu trong các hồ sơ sổ sách hoặcvăn bản trong máy tính

- Dữ liệu dạng đồ họa (bản đồ hay ảnh chụp máy bay, ảnh vệ tinh) : dữ liệu đồ họa đượclưu trữ bằng bản đồ, dữ liệu số được lưu trữ trên băng từ, đĩa từ Thông thường hệ thông máytính cung cấp khả năng lưu trữ, nèn, hiển thị nhanh chóng một khối lượng dữ liệu lớn, dữ liệukhông gian số dạng vector hay raster

2.1.7 Đặc điểm của quản lý thông tin đất đai:

- Quản lý thông tin đất đai mang đầy đủ các đặc điểm của công tác quản lý dữ liệu vàquản lý về hồ sơ

- Quản lý cá thông tin về quá khứ, thông tin hiện tại và có thể có các thông tin về tươnglai

- Quản lý thông tin gốc, thông tin sao chép

- Quản lý các sản phẩm phản anh trực tiếp hoạt động của ngành theo một thể thông nhất ởtất cả các quốc gia

- Quản lý thông tin đất đai mang tình kinh tề, tính kỹ thuật, tính xã hội đặc trưng

- Quản lý đầy đủ các thông tin về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã họi , pháp lý

- Quản lý thông tin đất có khả năng cập nhật, bổ xung những biến động về thông tin 1cách thường xuyên và liên tu5v

- Quản lý thông tin đất đai mang tính nhân dân

2.1.8 Các phần mềm quản lý thông tin đất đai hiện nay:

Hiện nay các phần mềm quản lý thông tin đang được sử dụng để quản lý cá thông tin vểđất đai bao gồm:

Trang 12

- Vilis

2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu:

2.2.1 Nội dung nghiên cứu:

- Tình hình hệ thống thông tin đất đai ở Việt Nam và các địa phương

- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý thông tin đất đai

- Đề xuất một số biện pháp cụ thể để phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin đất đaihiện nay

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dùng để nghiên cứu các tài liệu,các công trình nghiêncứu và các bài báo về hệ thống thông tin đất đai, cũng như quản lý nhà nước về đất đai có liênquan đến nghiên cứu đề tài của nhóm, từ đó kế thừa chúng vào quá trình nghiên cứu của nhóm

- Phương pháp phân tích: phân tích chi tiết từng vấn đề có liên quan đến nội dung nghiêncứu, tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập được để rút ra lời nhận xét, đánh giá về hệ thống thôngtin đất đai tại địa phương và của Việt Nam

- Phương pháp so sánh: so sánh tình hình, công tác quản lý thông tin đất đai của các địaphương từ đó đưa ra những kết luận và kiến nghị

- Phương pháp tổng hợp: dùng để hệ thống hóa các tài liệu ban đầu đã thu thập được vàlựa chọn giải pháp tốt nhất Phương pháp này giúp tổng hợp các kết quả để rút ra những đánhgiá, nhận xét về những lợi ích và hạn chế trong hệ thống thông tin đất đai thời gian qua

- Phương pháp chuyên gia: trao đổi, tham khảo các ý kiến của thầy cô và các anh chịkhóa trước

2.3 Khái quát về một số đặc điểm của thông tư số 34/2014/TT-TNMT.

Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thốngthông tin đất đai Theo đó tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm giúp Bộ Tài nguyên và Môitrường quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định sau: Xây dựng, quản lý, vận hành và khaithác hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia và thực hiện dịch vụ công điện tửtrong lĩnh vực đất đai; tích hợp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đếnđất đai do các bộ, ngành, cơ quan có liên quan cung cấp; xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành quyđịnh về phân quyền truy cập vào hệ thống thông tin đất đai; quản lý việc kết nối, chia sẻ và cungcấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương

2.4 Những điều đổi mới về hệ thống thông tin đất đai tại chương IX luật đất đai 2013:

Đây là một chương mới, gồm 5 điều (từ Điều 120 đến Điều 124), bao gồm các quy địnhmới của Luật với các nội dung chủ yếu:

- Hệ thống thông tin đất đai;

- Thành phần của hệ thống thông tin đất đai;

- Cơ sở dữ liệu đất đai;

- Quy định quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai;

- Quy định Dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất;

- Trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Trang 13

Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng thành một hệ thống thống nhất trên phạm vi cảnước, phục vụ đa mục tiêu Thông tin đất đai trong cơ sở dữ liệu đất đai được cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền cấp thì có giá trị pháp lý như hồ sơ dạng giấy

Đây là quy định mới, góp phần thay đổi tư duy, thói quen truyền thống về khai thác, sửdụng hồ sơ đang thực hiện

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

3.1 Hệ thống thông tin đất đai ở một số tỉnh thành:

Sơ đồ 4:Mô hình hệ thống thông tin các cấp tại địa phương

3.1.1 Các tỉnh miền Bắc:

 Hà Nội:

Tại Thủ đô Hà Nội, Dự án VLAP được thực hiện ở 10 quận huyện, gồm: Hà Đông, ĐanPhượng, Quốc Oai, Phú Xuyên, Thạch Thất, Thường Tín, Ba Vì, Hoài Đức, Ứng Hòa, ChươngMỹ.Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường kiêm Giám đốc BQL

Trang 14

Dự án VLAP Hà Nội cho biết: Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của dự án, sự tham giacủa người dân vào các bước công việc của dự án VLAP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sựthành công của dự án Vai trò và trách nhiệm của người sử dụng đất được nâng cao, từng bướcđưa pháp luật đất đai vào đời sống xã hội một cách hiệu quả.

Kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của người dân (viếttắt là PACP) sẽ là cơ sở để Ban Quản lý dự án VLAP Hà Nội từng bước triển khai hiệu quảVLAP và tăng cường sự tham gia của người dân vào mọi hoạt động của dự án Mục đích củaPACP chính là cơ sở để Ban quản lý Dự án VLAP Hà Nội xây dựng tài liệu hướng dẫn và chỉđạo triển khai hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng sao cho phù hợp đối với địabàn triển khai; bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, bảo đảm niềm tin của người dân cũng nhưnâng cao trách nhiệm và khuyến khích sự tham gia của họ trong quá trình khảo sát xác định ranhgiới sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất PACP còn cung cấp và tuyêntruyền cho người sử dụng đất hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ theo quy định củapháp luật

Điều quan trọng của PACP khi triển khai ở các huyện nhằm nâng cao nhận thức của cácđối tượng tham gia dự án trong việc thực hiện chính sách pháp luật đất đai; Tăng cường sự thamgia của người sử dụng đất, cộng đồng dân cư trong việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đấtđai, cấp GCN và tiếp cận thông tin cũng như phản hồi các vướng mắc trong quá trình thực hiệndự án; Tăng cường sự tham gia, giám sát của các đối tượng trong quá trình thực hiện dự án

Hoạt động của PACP bao gồm: Truyền thông trực tiếp: Tổ chức các buổi truyền thôngtrực tiếp thông qua các cuộc họp, hội nghị, buổi nói chuyện, tham vấn tại cộng đồng để giớithiệu về dự án và lấy ý kiến của người dân về các công việc triển khai tại địa phương; đồng thờituyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng Thứ hai, đưa nội dung truyền thông củadự án VLAP lên trang Web của Ủy ban nhân dân tỉnh và/hoặc trang Web của Sở Tài nguyên vàMôi trường TP; tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở; biên tập, phát hành các tàiliệu, tờ rơi

Kế hoạch PACP sẽ giúp người dân hiểu, tin tưởng vào hiệu quả mà dự án VLAP manglại: Dự án VLAP triển khai đo đạc và cấp mới, cấp đổi GCN và hoàn thành hồ sơ địa chính dạngsố hướng đến quản lý đất đai hiện đại Công tác đo đạc, lập bản đồ diễn ra chính xác và hiệu quả.Đối với việc đăng ký đất đai, VLAP cho phép một quy trình đơn giản, nhanh gọn để cấp GCNvới số lượng lớn mà vẫn nhanh và an toàn Đối với việc công bố thông tin, UBND xã đăng thôngbáo công khai danh sách những người được cấp GCN do cơ quan Tài nguyên- Môi trường cungcấp Chu kỳ đăng thông báo công khai hợp pháp là 15 ngày Danh sách người sử dụng đất phảidễ tiếp cận Một bản đồ thể hiện vị trí, kích thước, diện tích của thửa đất được đo đạc và cấpGCN trong VLAP với nội dung giải thích cũng được đăng ở điểm công cộng Các chương trìnhnâng cao nhận thức và tham vấn cộng đồng cũng cần đề cập đến các quy định về thực hiện nghĩavụ tài chính của người sử dụng đất khi được cấp GCN Làm cho người dân hiểu được “thuế lànguồn thu chủ yếu của quốc gia” và hoàn thành nghĩa vụ tài chính là trách nhiệm chủ yếu củangười sử dụng đất

Trang 15

Trong dự án VLAP, hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng cần nêu bật sự cần thiếtphải hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính và cấp GCN Người sử dụng đất cần hiểu GCN là mộtvăn bản pháp lý cho thấy mối liên hệ pháp lý giữa họ và nhà nước GCN là một bảo đảm chongười sử dụng đất để yên tâm đầu tư trên đất của họ hoặc để thế chấp vay vốn cho công việckinh doanh Ngoài ra, dự án VLAP giúp người dân có cái nhìn đầy đủ và hướng dẫn các bước đểthực hiện khi có giải quyết khiếu nại, thắc mắc liên quan đất đai cũng như trình tự giải quyếttranh chấp đất đai.

Sau khi dự án được triển khai, đối tượng hưởng lợi của dự án là người sử dụng đất, các

cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng đất cũng như các hệ thống dịch vụtrong quản lý và sử dụng đất đai Tất cả các thửa đất sẽ được đo đạc, cập nhật và chỉnh lý biếnđộng theo phương pháp hiện đại có độ chính xác cao Dựa trên kết quả bản đồ địa chính được đovẽ hoặc chỉnh lý, người sử dụng đất sẽ được cấp mới hoặc cấp đổi GCN cho từng thửa đất vớicác thông tin được cập nhật mà không phải nộp các khoản lệ phí đo đạc, lệ phí cấp mới, cấp đổi,cấp lại GCN Ngoài ra, người dân địa phương sẽ được tiếp cận với dịch vụ đăng ký đất đai theomột trình tự, thủ tục đơn giản, từ đó sẽ giảm bớt chi phí gián tiếp hoặc những chi phí khôngchính thức khác Mỗi xã, huyện sẽ được đầu tư, cung cấp trang thiết bị kết nối với cơ sở dữ liệuđất đai của cấp TP nhằm chia sẻ, cập nhật, cung cấp và trao đổi các thông tin về đất đai giữa các

cơ quan quản lý và hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu tiếp cận thông tin về đất đai

Dự án xây dựng một cổng thông tin về đất đai để phục vụ cho việc cung cấp thông tin đấtđai trên mạng một cách dễ dàng đơn giản Dự án cũng xây dựng những tài liệu giới thiệu về phápluật đất đai giúp cho mọi đối tượng có nhu cầu kể cả người ở những nơi vùng sâu, vùng xa, dântộc thiểu số cũng có cơ hội hiểu biết và nắm rõ quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình trong quátrình sử dụng đất Những nội dung khiếu nại, tranh chấp đất đai ở cơ sở được UBND các cấp giảiquyết trong quá trình thực hiện dự án VLAP

 Bắc Ninh:

Bắc Ninh là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tươngđối đầy đủ Bắc Ninh đã áp dụng CNTT vào việc quản lý và xây dựng các cơ sở dữ liệu địachính, bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất và một số chuyên đề khác Bắc Ninh đã sửdụng ELIS như hệ thống cơ bản quản lý toàn bộ số liệu địa chính (bản đồ địa chính, hồ sơ địachính) dạng số trên phạm vi toàn bộ địa bàn tỉnh (125/125 xã, phường, thị trấn)

Theo Sở Tài nguyên – Môi trường Bắc Ninh, cho biết: Các dữ liệu liên tục được cập nhật,mỗi năm Sở Tài Nguyên Môi trường đều cấp kinh phí dưới dạng kinh phí thường xuyên cho vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất để cập nhật số liệu này vào hệ thống Hệ thống bản đồ địachính dạng số đã phủ trùm toàn bộ địa bàn tỉnh và phục vụ trực tiếp cho việc cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, xây dựng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất và tất cả các nhu cầu vềquản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai Tuy đã đạt được nhiều thành quả, song việc áp dụngCNTT vào quản lý đất đai vẫn còn một số hạn chế như: Mặc dù dữ liệu thông tin đất đai đã đượcxây dựng cho toàn bộ các đơn vị cấp xã trong tỉnh, nhưng chỉ có 50/125 đơn vị cấp xã có dữ liệu

Trang 16

hồ sơ địa chính đồng bộ giữa bản đồ và sổ sách địa chính Một số đơn vị cấp xã còn lại, dữ liệuđược xây dựng theo số liệu đo đạc bản đồ địa chính.

Tuy nhiên, toàn bộ số liệu này vẫn chưa được chuẩn hóa theo quy định của luật đất đainăm 2003, là số liệu lập hồ sơ địa chính ban đầu mà chưa cập nhật được những biến động thườngxuyên nên cũng chưa phản ánh được hiện trạng sử dụng đất Về công nghệ, hiện tại chưa đápứng được việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trong cùng một hệ thống Tất cả dữ liệu đượccập nhật theo kiểu chồng, đè lên dữ liệu cũ, chưa tra cứu được quá trình thay đổi (lịch sử) củabiến động đất đai Chưa đáp ứng được các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực CNTT như côngnghệ mạng (chưa chạy được trên mạng), tra cứu trực tuyến

Mặt khác, hệ thống này cũng mới lưu trữ sau khi đã xử lý, chưa lưu được các thông tintrong quá trình sử lý hồ sơ để phục vụ cho tra cứu hồ sơ sau này Nhất là các thông tin trong quátrình xử lý hồ sơ hữu ích khi xử lý tranh chấp đất đai

Mặt khác, hệ thống cũng chưa tích hợp dữ liệu địa chính với dữ liệu của các ngành kháctrong ngành tài nguyên môi trường

Trước những hạn chế này, Sở Tài nguyên- Môi trường Bắc Ninh đã đề xuất với nhómELIS: Nhóm chuyên đề ELIS phối hợp với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Bắc Ninh xâydựng cơ sở hạ tầng thông tin (máy tính, máy chủ, máy trạm, hệ thống mạng…) để triển khaiELIS Mặt khác, Văn phòng quản lý sử dụng đất khảo sát hệ thống ELIS đã có (mức core), đưa

ra các yêu cầu bổ sung phù hợp với tình hình số liệu thực tế tại Bắc Ninh Nhóm ELIS cần thiếtkế, lập trình, chỉnh sửa ELIS phù hợp với Bắc Ninh, xây dựng hệ thống công khai hóa thông tintài nguyên – môi trường tại Bắc Ninh

 Vĩnh Phúc:

Cũng giống như Hà Nội thì Tĩnh Vĩnh Phúc cũng áp dụng VLIS vào quản lý thông tin đấtđai đã có nhìu hiệu quả như: Thành phố Vĩnh Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía BắcViệt Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 55 km về phía Tây Bắc, là huyết mạch nối thủ đô HàNội với các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc Vì vậy, những năm gần đây thành phố có tốc độphát triển nhanh chóng, mạnh mẽ để đáp ứng vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế vùng.Trong khi mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì các hoạt động này cũng đã tạo áp lực rấtlớn cho công tác quản lí đất đai Trên thực tế hệ thống thông tin đất đai nói chung và hệ thống cơsở dữ liệu địa chính nói riêng của thành phố chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của thànhphố Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao có thể duy trì được, bắt buộc chúng ta phải xây dựng hệthống thông tin đất đai (LIS) đem lại hiệu quả nhất Ứng dụng ViLIS2.0 xây dựng cơ sở dữ liệuđịa chính số trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có ý nghĩa quan trọng trong côngtác quản lý đất đai

 Ninh Bình:

Trang 17

Ninh Bình là 1 tỉnh đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn Việc quản lý đất đai theophương pháp thủ công là chủ yếu do trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển,phương pháp tin học hóa chưa được phát triển ở thị trấn và thị xã Tuy nhiên công tác vẫn đangthực hiện rất tốt, đảng bộ và các cập quản lý đang từng bước đưa tin học nhằm đáp ứng nhu cầucập nhật thông tin Hiện nay đang sử dụng phần mềm mapinfo để quản lý thông tin về đất đai vàphần mềm này đã mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý và hiện phần mềm quản lý đấtđai và môi trường (ELIS) đang được xây dựng và tuyên quang sẽ áp dụng phần mềm này trongcông tác quản lý

 Hải Phòng:

Hải Phòng cũng nằm trong tình hình chung của cả nước, hiện nay các số liệu điều tra cơbản, các loại bản đồ, sổ sách, liên quan đến tài nguyên đất còn chưa được thống nhất, lưu trữcồng kềnh, tra cứu thông tin khó khăn, làm cho công tác quản lý đất đai của thành phố gặp nhiềuvướng mắc và ít có hiệu quả Những vấn đề nổi cộm hiện nay là thông tin về đất đai được nhiềuban ngành khác nhau thu thập một cách chồng chéo, thiếu hiệu quả Bản thân các thông tinthường chỉ phục vụ cho chính tổ chức thu thập thông tin mà thiếu sự chia sẻ giữa các ban ngành.Nhu cầu tra cứu thông tin của người dân thường là không được đáp ứng Vì thế, các thông tinđược thu thập với chi phí lớn nhưng hiệu quả sử dụng lại rất thấp Thực tiễn này đòi hỏi phải cónhững cơ chế và giải pháp thích hợp để việc thu thập và phân phối thông tin đất đai trở nên hiệuquả hơn

Thực trạng chung của các tỉnh miền Bắc:

- Vùng miền bắc là vùng đất chật người đông, đất nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn và đô thị chiếm tỷ lệ không lớn, chúng vừa có đặc điểm chung, vừa có đặc điểm riêng đó là:liền kề với đất ở, nhà ở; tiện lợi cho việc trồng cấy, chăm sóc, bảo vệ; ranh giới đôi khi không tách biệt rõ ràng; quy mô nhỏ, xen kẽ; Loại đất này vừa có những quy định chung của các loại đất nông nghiệp bình thường khác, vừa có các quy định riêng mang tính đặc trưng như vừa được công nhận là đất ở, vừa là đất nông nghiệp bình thường; quy định để tính bồi thường, hỗ trợ cũngkhác đất nông nghiệp ngoài đồng ruộng

- Thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp nói chung và đất nông nghiệp khu dân nói riêng của các địa phương trong vùng những năm qua đã có chuyển biến tích cực Với việc giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình cá nhân; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lập quy hoạch sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đã làm cho việc quản lý đất đai tại các địa phương ngày càng chặt chẽ, đảm bảo đúng pháp luật Qua đó đã giúp cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ nâng cao hiệu quả sử dụng đất

3.1.2 Các tỉnh miền Trung:

 Thừa Thiên Huế:

Huế nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam ( Hội An , MỹSơn , động Phong Nha-Kẻ Bàng ) và gần với các Thành phố cố đô của các nước trong khu vực Thành phố hội đủ các dạng địa hình : đồi núi , đồng bằng , sông hồ , tạo thành một không giancảnh quan thiên nhiên - đô thị - văn hoá lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạtđộng du lịch thể thao khác nhau Thành phố Huế là địa bàn lý tưởng gắn kết các tài nguyên văn

Trang 18

hoá truyền thống đặc sắc với du lịch mà không một Thành phố , địa danh nào ở nước ta có đượcvà là một trong 5 trung tâm du lịch quốc gia

Trong thời gian từ 2005 - 2010, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư xây dựng hệthống thông tin địa lý toàn tỉnh, trong đó có hệ thống thông tin đất đai TP.Huế là một hệ thốngthành phần

(1) CSDL địa chính TP.Huế;

(2) phần mềm hệ thống thông tin đất đai TP.Huế;

(3) hạ tầng kỹ thuật phục vụ triển khai CSDL, phần mềm hệ thống thông tin đất đaiTP.Huế;

(4) quy trình vận hành hệ thống thông tin đất đai thành phố Huế;

(5) đào tạo, hướng dẫn quản trị, vận hành hệ thống thông đất đai TP.Huế choVP.ĐKQSDĐ, phòng TN & MT, cán bộ địa chính các phường;

(6) Các sản phẩm liên quan

Hiện nay, Hệ thống thông tin đất đai TP.Huế đã được khai thác hoạt động, một số phânhệ phần mềm đã được ứng dụng, trợ giúp đắc lực công tác chuyên môn nghiệp vụ củaVP.ĐKQSDĐ như phân hệ Đăng ký đất đai, phân hệ Tra cứu CSDL đất đai,

Thừa Thiên Huế có một hệ thống thông tin đất đai, CSDL đất đai được thống nhất từTrung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ TN&MT Vớimục tiêu ứng dụng khoa học kỹ thuật và quản lý phát triển bền vững, trong thời gian tới phải xâydựng và hiện đại hóa hệ thống đăng ký đất đai thông qua thủ tục điện tử, đo đạc lập bản đồ địachính, lập các sổ sách địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các thửa đấtdưới dạng cơ sở dữ liệu đất đai mới, cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh

Ngày 17/6/2013, tại buổi họp rà soát tổng thể việc triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu địachính GISHue để đưa ra các giải pháp xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại cho thànhphố Huế và nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh UBND tỉnh đã thống nhất chỉ đạo Sở TNMT ThừaThiên Huế phối hợp với Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam xây dựng phương ánchi tiết tham mưu UBND tỉnh phê duyệt dự án “XÂY DỰNG HẠ TẦNG HỆ THỐNG THÔNGTIN ĐẤT ĐAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THEO MÔ HÌNH TẬP TRUNG” theo Thông tư04/2013/TT-BTNMT ngày 24/4/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng cơ sở dữliệu đất đai

Trang 19

Ảnh 1: Mô hình hệ thống của tỉnh Thừa Thiên Huế

 Khánh Hòa:

Sáng 10/11, tại TP Nha Trang, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Mạnh Hiển cùng lãnhđạo Tổng cục Quản lý đất đai đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa về công tác quảnlý nhà nước về đất đai và kết quả triển khai Dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lýđất đai Việt Nam (Dự án VLAP) của địa phương

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa, từ đầu năm đến nay, cùng với việc tăng cườngcông tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai; địa phương luôn chú trọng đẩy mạnh đồngbộ các hoạt động về quản lý nhà nước về đất đai Nhờ đó đã đạt được kết quả cao trên hầu hếtcác mặt, đặc biệt trong công tác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đếnviệc thi hành Luật Đất đai cho đến công tác lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địachính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…

Trang 20

Riêng việc triển khai Dự án VLAP, đến nay địa phương đã hoàn thành đo đạc bản đồ địachính theo hệ tọa độ VN-2000 được 48.314 ha (đạt 108% theo kế hoạch), trong đó đã kê khai275.821 thửa (đạt 80%), họp xét thẩm định 234.706 thửa (đạt 85%), đã in được 189.735 giấychứng nhận (đạt 96%) Tuy nhiên, việc triển khai Dự án này hiện vẫn gặp nhiều khó khăn do cácnhà thầu là các doanh nghiệp tư nhân nên rất yếu trong khâu cấp giấy chứng nhận.

Ngoài ra, tại buổi làm việc, ông Lê Đức Vinh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòacũng cho biết địa phương đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong việc thu hồi, xử lý nhữngdự án mà chủ đầu tư dây dưa kéo dài cũng như các lô đất đấu giá có giá trị cao nhưng qua thờigian dài, đơn vị trúng đấu giá vẫn chưa đầu tư xây dựng; công tác bồi thường thu hồi đất cũngnhư giải quyết những khiếu nại liên quan ngày càng phức tạp…Những khó khăn vướng mắc trên,

cơ bản đã được Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển phân tích và hướng dẫn các phương án xử lý cụthể nhằm đạt được kết quả cao nhất và đảm bảo đúng pháp luật Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đềnghị UBND tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới cần chú trọng hơn nữa công tác ban hành, triểnkhai thực hiện và thanh kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật về lĩnh vực đất đai; tậptrung triển khai tốt các nhiệm vụ chuyên môn, nhất là cập nhật nhu cầu sử dụng đất để có quyhoạch sử dụng đất tốt nhất và kiểm kê số liệu về quản lý đất đai chính xác nhất để đưa vào phầnmềm cơ sở dữ liệu Đặc biệt, địa phương cần kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý đất đai theo LuậtĐất đai mới; đẩy nhanh tiến độ Dự án VLAP và sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai vàkhai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu này để vừa tạo thuận tiện trong việc cung cấp thông tin chongười dân, vừa tạo sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong chỉ đạo chuyên mônvà giám sát hoạt động trong lĩnh vực quản lý đất đai

 Quảng Ngãi:

Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý đất đai

Ông Tôn Long Hiếu, Phó Giám đốc Sở Khoa học – công nghệ tỉnh Quảng Ngãi cho biết:Việc triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở các xãthuộc các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Nghĩa Hành đã phát huy hiệu quả tốt, giảiquyết được nhiều vấn đề bức xúc của nhân dân về đất đai

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin đất đai giúp cho đội ngũ cánbộ địa chính cấp xã làm tốt công tác báo cáo thống kê, kiểm soát được số liệu đất đai của từngvùng, từng loại đất và từng hộ gia đình cá nhân sử dụng đất, quản lý việc cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất; tra cứu và báo cáo nhanh những biến động về đất đai trên địa bàn quản lýhằng năm; giải phóng một khối lượng công sức tính toán thủ công của cán bộ xã khi cần xử lýthông tin về đất đai Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hỗ trợ cán bộ địa chínhcấp xã phát hiện nhiều sai sót trong công tác quản lý đất đai do lịch sử để lại, khắc phục cáctrường hợp sai sót thường gặp như: ghi trùng số chứng minh nhân dân chủ sử dụng, chung thửa,ghi trùng số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tại huyện Sơn Tịnh, 21/21 xã, thịtrấn đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai phù hợp với yêucầu tại các xã, phường, năng suất và chất lượng công việc được nâng lên, giải quyết nhiều vấn đề

Trang 21

bức xúc về đất đai với công dân do giảm thiểu việc tra tìm sổ sách, từng bước khắc phục nhữngbất cập tồn tại trong công tác quản lý đất đai cấp xã trước đây.

 Thanh Hóa:

Từ năm 2003, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã được Cục Công nghệ thôngtin (CNTT) (Bộ TN&MT) quan tâm đầu tư hệ thống mạng LAN đồng bộ và hiện đại.Trên cơ sở đó, Sở TN&MT đã nâng cấp, mua sắm mới các trang thiết bị kỹ thuật CNTT và hệthống máy tính chuyên dụng phục vụ cho công tác chuyên môn, đồng thời xây dựng kế hoạchứng dụng CNTT trong toàn ngành, kiện toàn trung tâm CNTT, đưa nhiều phần mềm chuyênngành vào sử dụng Tiêu biểu như phần mềm thống kê, kiểm kê đất đai, MicroStation, -Mapinfo, Vilis, TMV.Cada, TNM.Map, TMV.Data và phần mềm Kho-Online phục vụ quản lý,tra cứu thông tin TN&MT Hiện nay, cùng với hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống thôngtin đất đai (LIS), Sở TN&MT đang tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) về tài nguyên nước,CSDL đất đai, CSDL tài nguyên biển, đa dạng sinh học phục vụ công tác quản lý Nhà nước,góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc chuyên môn; đẩy mạnh cải cách hànhchính và bảo đảm công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng phục vụ nhândân.Nhằm bảo đảm công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành có hiệu quả trên môi trường mạng, Sởđã đưa phần mềm TD Office quản lý văn bản và hồ sơ công việc vào sử dụng Nhờ đó, việc triểnkhai thực hiện về sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động, trao đổi thông tin trong nội bộ cơquan, đơn vị như: tài liệu phục vụ các cuộc họp, hội nghị, báo cáo, thông báo, tài liệu cần traođổi trong quá trình giải quyết công việc được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cậpnhật liên tục, thường xuyên Đi đôi với ứng dụng CNTT, Sở TN&MT còn chú trọng chuyểngiao khoa học - kỹ thuật, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ ứng dụngCNTT cho cán bộ cơ sở các huyện, thị, thành phố, nhằm bảo đảm công tác quản lý TN&MTđược toàn diện, hiệu quả, thống nhất trong toàn tỉnh Từ đầu năm đến nay, Sở đã mở 9 lớp tậphuấn về ứng dụng CNTT cho trên 320 cán bộ, nhân viên phòng TN&MT, văn phòng đăng kýquyền sử dụng đất cấp huyện và cấp xã trong toàn tỉnh

Ông Đào Ngọc Đức, Giám đốc Trung tâm CNTT (Sở TN&MT), cho biết: “Những nămqua, Sở TN&MT đã xây dựng nhiều bộ CSDL ở các lĩnh vực của ngành, ứng dụng nhiều phầnmềm chuyên ngành, góp phần nâng cao hiệu quả công tác Từ việc ứng dụng CNTT, năm 2014,Sở đã tổ chức 2 cuộc giao lưu trực tuyến với người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực đất đai

Trang 22

mang lại hiệu quả thiết thực Về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng CNTT, Sở TN&MT đượcUBND tỉnh đánh giá cao và xếp thứ 3 trong số các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh”.

Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc ứng dụng CNTT đối với ngành TN&MT càng trởnên quan trọng và cấp thiết Theo đó, trong thời gian tới, Sở TN&MT tiếp tục tăng cường đẩymạnh ứng dụng CNTT trong quản lý ngành, cung cấp các dịch vụ trực tuyến phục vụ các doanhnghiệp; cập nhật ứng dụng phần mềm theo quy trình, quy phạm của Bộ TN&MT; tập trung đàotạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chấtlượng trong công tác quản lý Nhà nước về TN&MT

 Nghệ An:

Thành phố đã áp dụng phần mềm AutoCAD vào quản lý quy hoạch; Phần mềmMicroStation SE vào quá trình xây dựng quản lý và chỉnh lý biến động BĐĐC, bản đồ hiệntrạng, bản đồ QHSDĐ; Ứng dụng phần mềm tin học chưa được chuẩn hóa vào quản lý hệ thống

cơ sở dữ liệu đăng ký quyền sử dụng đất, viết GCNQSDĐ, quản lý hồ sơ địa chính; Sử dụngphần mềm TK05 vào công tác thống kê đất đai hàng năm

- Đánh giá ưu điểm: Bước đầu đã ứng dụng các phần mềm tin học hiện có vào việc xâydựng hồ sơ địa chính, đăng ký QSDĐ, cung cấp thông tin đất đai Thông qua hệ thống các phầnmềm tin học cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng và lưu trữ được dưới dạng số và dạng giấy phụcvụ cho công tác quản lý đất đai

- Hạn chế : Việc ứng dụng tin học vào xây dựng hồ sơ địa chính, đăng ký QSDĐ, cungcấp thông tin đất đai chỉ mới dừng lại ở Văn phòng Đăng ký QSDĐ TP, chưa được ứng dụngrộng rãi Việc triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai gặp rất nhiều khó khăn do thôngtin đầu vào nhiều và chưa được chuẩn hóa; nguồn dữ liệu không đầy đủ, chính xác Việc kết nối

cơ sở dữ liệu đất đai với hệ thống Internet để cung cấp thông tin rộng rãi là chưa được thực hiện

- Nguyên nhân của những hạn chế: Thành phố chưa quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thốngthông tin để cung cấp cho mọi người dân; đội ngũ làm công tác này và kinh phí đầu tư còn hạnchế Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù HTĐC TP Vinh đã có nhiều đổi mới nhằm đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, xét trên tiêu chuẩn của HTĐC hiện đại hầu hết cácnội dung đều chưa đạt yêu cầu

Ngày đăng: 28/08/2017, 17:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w