1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

kế toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng vận tải và thương mại đại dương

135 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 6,72 MB

Nội dung

Người nộp thuế có thể không đồng nhất với người chịu thuế Luật thuế GTGT Luật số 13/2008/QH12 quy định tại điều 4 – Ngườinộp thuế: “Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất kinh

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực tiễn hiện nay cho thấy, kể từ khi nước ta có sự chuyển đổi nền kinh

tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước, nền kinh tếnước ta đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, khởi sắc cả về lượng: đa ngành nghề, đathành phần kinh tế và về chất: tốc độ phát triển tăng qua từng năm, GDP,GNP, GNI tăng qua từng năm Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh

tế, vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước lại càng được chútrọng, một trong những công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô hữu hiệu nhất đó làthuế Thuế có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, không chỉ

là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước mà mỗi tác động đến hệ thốngthuế đều liên quan đến những hoạt động kinh tế xã hội như: tiết kiệm, đầu tư,tiêu dùng, và phân bổ nguồn lực trong xã hội Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay làlàm thế nào để luật thuế được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước, đảmbảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.Những vấn đề đó phần lớn được thực hiện thông qua công tác kế toán thuế tạidoanh nghiệp bởi kế toán thuế là sợi dây kết nối giữa doanh nghiệp với các cơquan quản lý của Nhà nước, và kế toán thuế còn liên quan tới rất nhiều phầnhành kế toán khác tại doanh nghiệp

Là một Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, hoạt động sản xuất kinhdoanh diễn ra phức tạp, trong những năm vừa qua hoạt động kinh doanh củaCông ty cổ phần Xây dựng Vận tải và Thương mại Đại Dương luôn đạt hiệu quảcao Đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cùng các nhân viêntrong Công ty Bên cạnh đó là do công tác kế toán của Công ty đều tuân thủ theođúng những quy định của Bộ tài chính, đặc biệt là trong kế toán thuế, bất kỳ sựsửa đổi nào về pháp luật thuế đều được kế toán Công ty nghiêm túc thực hiệnđúng theo các Thông tư hướng mới nhất của cơ quan thuế Kế toán thuế củaCông ty đã thực hiện đầy đủ chế độ, các nguyên tắc kế toán và các chuẩn mựccủa kế toán Tuy nhiên, nếu khảo sát kỹ lưỡng và đánh giá chính xác về công tác

kế toán thuế tại Công ty cổ phần Xây dựng Vận tải và Thương mại Đại Dương

Trang 2

thì có thể đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán thuế tạiCông ty.

Với tất cả lý do trên, được thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần Xây

dựng Vận tải và Thương mại Đại Dương, em đã lựa chọn “Kế toán thuế tại Công ty cổ phẩn Xây dựng Vận tải và Thương mại Đại Dương ” làm đề tài

khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Phản ánh và đánh giá đầy đủ thực trạng kế toán thuế tại công ty Cổ phầnXây dựng Vận tải và Thương mại Đại Dương, từ đó đưa ra một số giải phápnhằm hoàn thiện kế toán thuế tại Công ty trong thời gian tiếp theo

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán thuế đối với doanh nghiệp, baogồm: kế toán thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN),thuế tài nguyên thiên nhiên (TNTN)

- Phản ánh và đánh giá thực trạng kế toán thuế tại công ty Cổ phần Xâydựng Vận tải và Thương mại Đại Dương

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế tại công

ty Cổ phần Xây dựng Vận tải và Thương mại Đại Dương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Bộ phận kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng

vận tải và thương mại Đại Dương

- Đối tượng khảo sát: Kế toán thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT),

thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế tài nguyên thiên nhiên (TNTN)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Công tác kế toán thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế

thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên thiên nhiên tại công ty Cổ phần Xâydựng Vận tải và Thương mại Đại Dương

Trang 3

- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2013 Trong đó

tập trung vào tháng 03 năm 2013

- Về không gian: Tại công ty Cổ phần Xây dựng Vận tải và Thương mại

Đại Dương Địa chỉ: Số nhà 1314, đại lộ Hùng Vương, phường Tiên Cát, thànhphố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tìm hiểu, nghiên cứu các lý luận có liên quan đến thuế, kế toán thuế, từ

đó hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về thuế, kế toán thuế trong doanhnghiệp

4.2 Phương pháp thống kê kinh tế

4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung vàtài liệu về kế toán thuế nói riêng tại Công ty cổ phần xây dựng vận tải và thươngmại Đại Dương qua 03 năm từ năm 2011 đến năm 2013 qua điều tra trực tiếp vàgián tiếp

4.2.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Số liệu sơ cấp và thứ cấp được thống kê và phân tích thông qua thống kê

mô tả và thống kê so sánh bằng các công cụ sử lý số liệu

4.3 Phương pháp kế toán

- Phương pháp chứng từ kế toán: Sử dụng để phản ánh các hoạt động kinh

tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinhhoạt động đó vào bảng chứng từ kế toán, phục vụ cho công tác kế toán và quản lý

- Phương pháp tài khoản kế toán: Sử dụng để phân loại đối tượng kế toán,

ghi chép, kiểm tra, phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện

có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể nhằm cung cấp thông tin có

hệ thống về các hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị

- Phương pháp tính giá: Sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị thực

tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất định

Trang 4

- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán: Sử dụng để tổng hợp số liệu

từ các tổ kế toán theo mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán nhằmcung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán

4.4 Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia về quản lý và kếtoán trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và cácphụ lục kèm theo, đề tài bao gồm 03 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán thuế trong doanh nghiệp.

- Chương 2: Thực trạng về kế toán thuế tại công ty Cổ phần Xây dựng

Vận tải và Thương mại Đại Dương

- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế tại

công ty Cổ phần Xây dựng Vận tải và Thương mại Đại Dương

Trang 5

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về thuế

1.1.1 Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

1.1.1.1 Nguồn gốc ra đời của thuế

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời làmột tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhànước

Thuế luôn gắn liền với sự hình thành và tồn tại của hệ thống Nhà nước,đồng thời thuế cũng phát triển cùng với sự phát triển của hệ thống Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường, tùy theo mức độ thị trường hóa các quan hệkinh tế đặc thù của mỗi quốc gia, mà các Chính phủ vận dụng các lý thuyết vào

hệ thống chính sách thuế của mình một cách thích hợp Việc suy tôn học thuyếtnày hay học thuyết khác chỉ mang tính lịch sử, không mang tính đối kháng vàđiều quan trong nhất cho các nhà hoạch định chính sách thuế các quốc gia là tìm

ra những ứng dụng hiệu quả nhất, để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụcủa thuế trong cơ chế thị trường mà không quá chú trọng quá vào trường phái lýthuyết nhất định

1.1.1.2 Khái niệm thuế

Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa

vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với Nhà nước; không mang tính chất đốikhoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho cácnhu cầu chi tiêu công cộng

1.1.1.3 Vai trò của thuế trong nền kinh tế quốc dân

a Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước

Ngay thừ lúc phát sinh, thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện độngviên nguồn tài chính cho Nhà nước Đây chính là vai trò truyền thống, căn bảncủa thuế

Trang 6

Nhờ có vai trò này mà nhà nước mới có thể có trong tay mình nguồn tiền

tệ cần thiết để chi tiêu cho các hoạt động của mình, đồng thời tạo ra những tiền

đề để nhà nước tiến hành tái phân phối sản phẩm xã hội theo các mục tiêu quản

lý được đặt ra Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế là nguồn thuchủ yếu và quan trọng nhất Tỷ trọng của thuế thường chiếm trên 80% tổng thucủa ngân sách Ở nước ta, nếu không tính đến các khoản thu từ dầu thô, nguồnthu từ thuế cũng chiếm trên 90% tổng các khoản thu của ngân sách nhà nướctrong vòng một thập kỷ trở lại đây

b Điều tiết nền kinh tế vĩ mô

Chức năng điều tiết kinh tế của thuế được thực hiện thông qua việc quyđịnh các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng nộp thuế vàđối tượng chịu thuế, xây dựng chính xác các mức thuế phải nộp có tính đến khảnăng của người nộp thuế, sử dụng linh hoạt các ưu đãi và miễn giảm thuế Trên

cơ sở đó, Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung, phùhợp với lợi ích của xã hội Trong điều kiện cơ chế thị trường, khi sự can thiệptrực tiếp của nhà nước vào nền kinh tế ngày càng hạn chế thì việc sử dụng công

cụ thuế như một biện pháp điều chỉnh vĩ mô mang lại hiệu quả cao Vai trò nàyxuất phát từ khả năng tái phân phối của cải làm thay đổi tương quan lực lượngvật chất của các đối tượng điều chỉnh trong nền kinh tế Tác động điều chỉnh vĩ

mô nền kinh tế có thể biểu hiện ở các khía cạnh sau:

- Thuế có thể được sử dụng như một công cụ nhạy bén góp phần kiềm chếlạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư tạo nền tảng cho sự phát triển bềnvững

Theo các lý thuyết kinh tế, lạm phát và tăng giá có thể xuất phát từnguyên nhân cầu kéo hoặc chi phí đẩy Trường hợp lạm phát do nguyên nhâncầu kéo làm giá cả tăng cao, Nhà nước có thể dùng biện pháp điều chỉnh tăngthuế tiêu dùng làm giảm bớt áp lực tăng cầu giả tạo, trên cơ sở đó điều chỉnh lạicân bằng quan hệ cung cầu Trường hợp ngược lại, nếu lạm phát nảy sinh từnguyên nhân chi phí đẩy thì việc giảm thuế đối với các yếu tố đầu vào là cần

Trang 7

thiết nhằm giảm nhẹ áp lực tăng chi phí và tạo điều kiện hạ giá bán sảnphẩm,trên cơ sở đó lập lại quan hệ cung cầu, ổn định giá cả thị trường.

Cũng theo lý thuyết kinh tế hiện đại, tự thân của nền kinh tế thị trường có

xu hướng phát triển theo chu kỳ (hưng thịnh – suy thoái – tiêu điều – hồi phục)gây ra những tàn phá nặng nề sau mỗi chu kỳ phát triển Thuế được coi là công

cụ điều tiết nhạy cảm để hạn chế sự phát triển chu kỳ của nền kinh tế Trong bốicảnh nền kinh tế phát triển quá nóng, Nhà nước có thể tăng thuế nhằm giảm bớtđầu tư tư nhân Ngược lại, trong điều kiện nền kinh tế phát triển trì trệ, việcgiảm thuế đầu tư sẽ góp phần kích thích đầu tư, kích thích cầu tiêu dùng làm chokinh tế phục hồi nhanh hơn

- Thuế được coi là công cụ sắc bén để phân phối lại sản phẩm xã hộinhằm mục tiêu đạt công bằng xã hội

Phát triển kinh tế thị trường chắc chắn sẽ nảy sinh những vấn đề xã hộicần có sự can thiệp của nhà nước Một trong những vấn đề đó là sự gia tăngkhoảng cách giàu nghèo giữa các thành viên trong xã hội do những lợi thế kháchquan hoặc hoàn cảnh bất lợi ngẫu nhiên mang lại Xét cả từ góc độ kinh tế lẫn xãhội, sự chên lệch thái quá về thu nhập giữa các thành viên trong xã hội cần đượchạn chế Tham gia vào quá trình này, thuế được coi là công cụ tái phân phốiquan trọng, góp phần đảm bảo công bằng xã hội Thuế có thể thực hiện đượcmục tiêu công bằng này nếu nó có thể bao quát được hầu hết đối tượng nộp thuế

và phân biệt mức đóng góp thông qua các mức thuế suất khác nhau, đặc biệt làthuế suất lũy tiến theo thu nhập

- Bên cạnh đó thuế còn được coi là công cụ sắc bén được sử dụng nhằmđạt mục tiêu bảo hộ sản xuất nội địa và duy trì, tăng cường khả năng cạnh tranhcủa nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế

Giữa vai trò huy động nguồn tài chính và vai trò điều tiết kinh tế có mốiquan hệ gắn bó mật thiết với nhau Tuy nhiên, thực thi hai vai trò này khôngphải lúc nào cũng đạt được đồng thuận Nếu việc huy động nguồn lực tài chínhđược tăng cường có thể ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nền kinh tế và ngượclại Đó là tính hai mặt của thuế, nó có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế một

Trang 8

cách tích cực, nhưng cũng có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực Tính hai mặt của

sự tác động này cần phải được tính toán kĩ lưỡng trong tiến trình hoạch địnhchính sách thuế ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau

1.1.2 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế

1.1.2.1 Tên gọi của sắc thuế

Mỗi sắc thuế đều có một tên gọi phân biệt giữa các hình thức thuế khácnhau, đồng thời phản ánh những tính chất chung nhất của hình thức thuế đó

1.1.2.2 Đối tượng nộp thuế

Trong một luật thuế phải quy định rõ ai là người nộp thuế và người đóđược gọi là đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế theo luật định là thể nhân hoặc pháp nhân có tráchnhiệm phải nộp thuế cho Nhà nước teo qui định của pháp luật Người nộp thuế

có thể không đồng nhất với người chịu thuế

Luật thuế GTGT ( Luật số 13/2008/QH12) quy định tại điều 4 – Ngườinộp thuế: “Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hànghóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổchức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhậpkhẩu)

1.1.2.3 Đối tượng chịu thuế

Theo các luật thuế hiện hành ở Việt Nam, đối tượng chịu thuế chỉ rõ thuếđánh vào cái gì (hàng hóa, thu nhập hay tài sản,…) Mỗi một sắc thuế lại có đốitượng chịu thuế riêng, thông thường tên gọi của một sắc thuế bắt nguồn từ đốitượng chịu thuế của sắc thuế đó Đối tượng chịu thuế thường được tính trên mộtđơn vị giá trị hoặc một đơn vị vật lý Theo nghĩa này, các nước cho rằng đây làđối tượng tính thuế Đối tượng chịu thuế theo quan điểm của nhiều nước lànhững người phải lấy từ thu nhập của mình ra để trả thuế cho Nhà nước thôngqua hành vi tiêu dùng hoặc hành vi tìm kiếm thu nhập

Trang 9

Luật thuế GTGT (Luật số 13/2008/QH12) quy định tại điều 3 – Đốitượng chịu thuế: “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh và tiêudùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tạiĐiều 5 của Luật này”.

1.1.2.4 Mức thuế

Mức thuế thể hiện mức độ động viên của Nhà nước trên cơ sở tính thuế

và được biểu hiện dưới hình thức thuế suất hay định suất thuế Thuế suất là linhhồn của một sắc thuế, mang trong mình gánh nặng của thuế và là mối quan tâmhàng đầu của người nộp thuế

- Mức thuế tuyệt đối: Là mức thuế được ấn định bằng một con số cụ thểtrên đối tượng chịu thuế

+ Mức thuế tuyệt đối cố định là mức thuế được quy định bằng số tiền tínhtrên một đơn vị hàng hóa

Ví dụ: Thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm “Xăng, trừ etanol ” là :

1.000 đồng / lít

+ Mức thuế tuyệt đối lũy tiến: Cũng được ấn định bằng một con số nhưngtăng theo

- Thuế suất thống nhất

- Thuế suất phân biệt

- Thuế suất đơn vị (hay còn gọi là định suất)

- Thuế suất theo giá trị bao gồm các loại sau:

+ Thuế suất theo tỷ lệ

+ Thuế suất lũy tiến

+ Thuế suất cố định ( hay thuế suất tuyệt đối )

1.1.2.5 Chế độ miễn giảm thuế

Một số loại thuế quy định cho phép người nộp thuế không phải thực hiệnnghĩa vụ nộp toàn bộ số tiền thuế, mà không phải nộp cho Nhà nước gọi là miễnthuế hoặc chỉ phải nộp một phần số tiền thuế đó gọi là giảm thuế

Thông thường, những lý do để người nộp thuế được Nhà nước cho phépmiễn thuế, giảm thuế được quy định trong các luật thuế là:

Trang 10

- Do nguyên nhân khách quan mà người nộp thuế gặp khó khăn trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh hoặc bị giảm sút thu nhập.

- Thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế của Nhà nước như:khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề trọng điểm,địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn

Tuy nhiên, thực hiện việc miễn giảm thuế cũng có tính hai mặt, nó chứađựng những yếu tố tích cực tạo điều kiện thực hiện các chính sách kinh tế xã hộicủa Nhà nước nhưng cũng chứa đựng các yếu tố tiêu cực, có thể làm méo mónhững ý tưởng ban đầu khi thiết lập các loại thuế, không phù hợp với những tiêuchuẩn của một hệ thống thuế hiện đại

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, việc giảm miễn thuế là phươngtiện quan trọng để ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất trong nước khi cácrào cản thuế quan bị bãi bỏ Tuy nhiên việc miễn giảm thuế nếu không đúngthông lệ quốc tế, được các tổ chức kinh tế quốc tế chấp thuận sẽ được xem làmột khoản trợ cấp và sẽ bị áp dụng các biện pháp đối kháng hoặc trả đũa

1.1.2.6 Chế độ trách nhiệm

Chế độ kê khai thuế quy định trong luật thuế thể hiện các quyền và nghĩa

vụ của đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành sổ sách kế toán, hóa đơn chứng

từ và cung cấp tài liệu, chứng từ hóa đơn liên quan đến việc tính và thu thuế.Tùy thuộc vào yêu cầu của việc tính thuế đối với từng loại thuế mà luật thuế vàcác văn bản pháp luật thuế có liên quan quy định nội dung pháp lý về nghĩa vụ

kê khai của đối tượng nộp thuế

Chế độ nộp thuế bao gồm các quy định về quyền, nghĩa vụ của đối tượngnộp thuế thực hiện với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Hành vi hoàn thànhnghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế được thể hiện ở việc nộp đủ và đúngthời hạn số thuế phải nộp Thời hạn nộp thuế quy định trong các luật thuế và cácvăn bản pháp luật thuế được xác định phù hợp với nội dung,tính chất của từngloại thuế

Chế độ thu thuế là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Trang 11

nước trong việc thực hiện hoạt động thu thuế như cơ quan thuế, cơ quan hảiquan, kho bạc Nhà nước Ngoài ra, trong các luật thuế còn quy định trách nhiệm,quyền hạn của các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, cơ quan Nhà nước cóliên quan trong quá trình thực hiện việc thu thuế hoặc trách nhiệm, quyền hạncủa các tổ chức và cá nhân thực hiện ủy nhiệm việc thu thuế.

1.1.2.7 Thời gian thu, thủ tục nộp thuế và các chế tài liên quan

Để đảm bảo cho pháp luật thuế được thực hiện một cách triệt để, tập trungđúng, đủ, kịp thời nguồn thu thuế vào ngân sách Nhà nước, các Luật thuế đều cóquy định các biện pháp chế tài của Nhà nước đối với các thể nhân và pháp nhân

vi phạm luật thuế, khen thưởng đối với thể nhân, nhân hoàn thành tốt nhiệm vụthu thuế

Các biện pháp chế tài được áp dụng để đảm bảo sự tuân thủ luật thuế baogồm các biện pháp cưỡng chế hành chính và cưỡng chế tư pháp

Mỗi luật thuế sẽ quy định cụ thể cấp có thẩm quyền áp dụng các biệnpháp cưỡng chế hành chính, giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong quá trình ápdụng luật thuế

1.2 Tổng quan về các loại thuế

1.2.1 Nội dung cơ bản của thuế môn bài

1.2.1.1 Khái niệm

Là một khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm vào các cơ sở hoạtđộng sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế Tất cả tổ chức, cá nhânhoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả các chi nhánh, cửa hàng, nhà máy,phân xưởng… trực thuộc đơn vị chính) đều thuộc đối tượng nộp thuế môn bài

1.2.1.2 Đối tượng chịu thuế, nộp thuế môn bài

* Các tổ chức kinh tế bao gồm:

- Các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữuhạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt namkhông theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế của tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,

Trang 12

đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác và tổ chức kinhdoanh hạch toán kinh tế độc lập khác

- Các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã và các Quỹ tín dụng nhân dân (gọichung là các HTX)

- Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc Công tyhoặc thuộc chi nhánh) hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh, có đăng ký nộp thuế, và được cấp mã số thuế ( loại 13số)

* Hộ kinh doanh cá thể và các đối tượng khác:

- Hộ sản xuất kinh doanh cá thể.- Người lao động trong các Doanh nghiệp(Doanh nghiệp NQD, Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp hoạt động theoLuật ĐTNN ) nhận khoán tự trang trải mọi khoản chi phí, tự chịu trách nhiệm

về kết quả sản xuất kinh doanh

- Trường hợp nhóm cán bộ công nhân viên, nhóm người lao động nhậnkhoán nhưng từng cá nhân trong nhóm nhận khoán lại kinh doanh riêng rẽ thìtừng cá nhân trong nhóm còn phải nộp thuế môn bài riêng

- Các cơ sở kinh doanh trên danh nghĩa là Doanh nghiệp nhà nước, Doanhnghiệp hoạt động theo Luật ĐTNN, các Công ty cổ phần, Công ty TNHH nhưng từng thành viên của đơn vị vẫn kinh doanh độc lập, chỉ nộp một khoảntiền nhất định cho đơn vị để phục vụ yêu cầu quản lý chung thì thuế Môn bài thutheo từng thành viên

- Các cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu kinh doanh trực thuộc cơ sở kinhdoanh hạch toán kinh tế độc lập hoặc trực thuộc chi nhánh hạch toán phụ thuộc

1.2.1.3 Mức thuế môn bài

* Đối với các tổ chức kinh tế

Các tổ chức kinh tế nộp thuế Môn bài căn cứ vào vốn đăng ký ghi tronggiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo biểu nhưsau:

Trang 13

+ Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài là vốn đầu tư.

+ Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Hợp tác xã làvốn điều lệ

+ Đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư

* Đối với hộ kinh doanh cá thể và các đối tượng khác nộp thuế Môn bàitheo 6 mức theo biểu thuế sau đây:

Như vậy hộ kinh doanh cá thể và các đối tượng khác nộp thuế Môn theo

1 trong 6 mức quy định tại biểu trên; căn cứ xác định mức môn bài là thu nhập 1tháng

Thu nhập làm căn cứ xác định mức thuế môn bài định bằng (=) doanhthu bán hàng, cung ứng dịch vụ trừ (-) các khoản chi phí vật chất không baogồm chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương,tiền công

(Nguồn: Trích Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính.) (Nguồn: Trích Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính.)

Trang 14

* Quy định việc xác định bậc thuế Môn bài đối với một số trường hợp cụthể như sau:

- Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập căn cứ vào vốn đăng ký ghitrong ĐKKD năm thành lập để xác định mức thuế Môn bài

- Các doanh nghiệp thành viên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương của các Doanh nghiệp hạch toán toàn ngành nộp thuế Môn bài theo mứcthống nhất 2.000.000 đồng/năm Các doanh nghiệp thành viên nêu trên nếu cócác chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã và các điểm kinh doanh khác nộp thuếMôn bài theo mức thống nhất 1.000.000 đồng/năm

- Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ, các

tổ chức kinh tế khác không có giấy chứng nhận ĐKKD hoặc có giấy chứngnhận ĐKKD nhưng không có vốn đăng ký thì thống nhất thu thuế Môn bài theomức 1.000.000 đồng/năm

- Nhóm người lao động thuộc các Doanh nghiệp nhận khoán cùng kinhdoanh chung thì nộp chung thuế Môn bài theo, mức 1.000.000 đồng một năm

- Trường hợp cơ sở kinh doanh của nhóm người lao động nếu có các cửahàng, quầy hàng, cửa hiệu, điểm kinh doanh dịch vụ ở các địa điểm kháckhông cùng địa điểm của cơ sở thì mỗi cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu, điểmkinh doanh dịch vụ phải nộp thuế Môn bài theo mức 1.000.000 đồng mộtnăm

1.2.1.4 Kê khai, nộp thuế môn bài

a Kê khai thuế môn bài

+ Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế

- Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuếquản lý trực tiếp

- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng )kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế thực hiện nộp Tờkhai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trựctiếp của người nộp thuế

Trang 15

- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấptỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờkhai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn

+ Thời gian khai thuế môn bài:

Khai thuế môn bài là loại khai thuế để nộp cho hàng năm được thực hiệnnhư sau:

- Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinhdoanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinhdoanh

- Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưahoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn bamươi ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuếhoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Đối với người nộp thuế đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp thuếmôn bài thì không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm tiếp theo nếukhông thay đổi các yếu tố làm thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp

- Trường hợp người nộp thuế có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn

cứ tính thuế làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo thì phảinộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai thuế chậm nhất làngày 31/12 của năm có sự thay đổi

+ Hồ sơ khai thuế Môn bài là Tờ khai thuế Môn bài theo mẫu 01/MBAI

b Nộp thuế môn bài

* Thời gian nộp thuế môn bài

- Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng

ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp mức môn bài cả

Trang 16

năm Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm Cơ sở đang sản xuấtkinh doanh nộp thuế môn bài ngay tháng đầu tiên của năm dương lịch, cơ sởmới ra kinh doanh nộp thuế môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế vàcấp mã số thuế.

- Cơ sở kinh doanh có thực tế kinh doanh nhưng không kê khai đăng kýthuế, phải nộp mức thuế môn bài cả năm không phân biệt thời điểm phát hiện làcủa 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm

* Địa điểm nộp thuế môn bài

- Cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế cấp nào thì nộpthuế môn bài tại cơ quan thuế cấp đó Trường hợp cơ sở kinh doanh có nhiềucửa hàng, cửa hiệu trực thuộc nằm ở các điểm khác nhau trong cùng địa phươngthì cơ sở kinh doanh nộp thuế Môn bài của bản thân cơ sở, đồng thời nộp thuếMôn bài cho các cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc, đóng trên cùng địa phương Cácchi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu đóng ở địa phương khác thì nộp thuế Môn bài tại

cơ quan thuế nơi có chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh

- Sau khi nộp thuế Môn bài, cơ sở kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu được

Cơ quan thuế cấp một thẻ Môn bài hoặc một chứng từ chứng minh đã nộp thuếMôn bài ( biên lai thuế hay giấy nộp tiền vào ngân sách có xác nhận của khobạc) ghi rõ tên cơ sở kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu, địa chỉ, ngành nghề kinhdoanh làm cơ sở để xuất trình khi các cơ quan chức năng kiểm tra kinh doanh

- Cơ sở kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh doanh buônchuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác nộp thuếMôn bài tại cơ quan thuế nơi mình cư trú hoặc nơi mình được cấp ĐKKD

Trang 17

1.2.2 Tổng quan về thuế giá trị gia tăng

1.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

- Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở các giaiđoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó Tổng số thuếGTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá báncho người tiêu dùng cuối cùng

- Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập cao

- Về phạm vi đánh thuế: thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn

ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào phạm vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ

1.2.2.2 Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

a, Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinhdoanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ mua cho tổ chức,

cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định

hiện hành

b, Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Theo nguyên tắc thuế GTGT thì mọi hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở VệtNam đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT Tuy nhiên, trong quy định của Luậtthuế GTGT ở nước ta cũng như các nước đều có quy định các đối tượng khôngchịu thuế GTGT Ở nước ta theo quy định hiện hành có 26 nhóm hàng hóa, dich

Trang 18

vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT Các cơ sở kinh doanh hàng hóa,dịch vụ không chịu thuế GTGT theo quy định không được khấu trừ và hoàn thuếGTGT đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định.

c, Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá,dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổchức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhậpkhẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT

1.2.2.3 Căn cứ tính thuế

a) Giá tính thuế

- Giá tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phảinộp Nguyên tắc chung xác định giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuếGTGT được ghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấpdịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hoá nhậpkhẩu

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặccung ứng cho đối tượng khác: Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT, baogồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hoá, dịch vụ mà cơ sởkinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộpngân sách Nhà nước

Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán thì giá tínhthuế GTGT là giá bán đã giảm ghi trên hoá đơn

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá tính thuếGTGT là giá đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT

Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giátính thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).Thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) được xác định theo mức thuếphải nộp sau khi đã được miễn giảm

Trang 19

- Thời điểm để xác định giá tính thuế GTGT là thời điểm cơ sở kinhdoanh đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá, dịch vụ khôngphân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam Trường hợp người nộpthuế có thu nhập bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giágiao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhànước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định tính thuế

a) Phương pháp khấu trừ thuế

- Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiệnđầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kếtoán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế

X

Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó.

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng (=) tổng số thuế GTGT ghitrên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùngcho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT

b) Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

- Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủchế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật

Trang 20

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các

tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoáđơn, để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế

- Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ

Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó

Có 3 cách xác định GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế:

- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hóa,dịch vụ có hóa đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán:

GTGT của hàng hóa,

Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra -

Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra

- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hóa đơn, chứng từ bánhàng hóa, dịch vụ, xác định được đúng doanh số bán hàng hóa, dịch vụ theo hóađơn bán hàng hóa, dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ:

- Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưađầy đủ hóa đơn mua, bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tìnhhình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh số tính thuế:

GTGT của

hàng hóa, dịch vụ =

Doanh số do cơ quan thuế ấn định

X

Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh số

Trang 21

1.2.2.5 Kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng

a Kê khai thuế giá trị gia tăng

* Phân loại khai thuế giá trị gia tăng

- Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Áp dụng với người nộp thuế làdoanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổchức kinh tế thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định

- Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT: Áp dụng đối với hộgia đình, cá nhân kinh doanh và người nộp thuế kinh doanh vàng bạc, đá quý,ngoại tệ lưu giữ được đầy đủ hóa đơn mua vào, hóa đơn bán ra để xác định đượcgiá trị gia tăng

- Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh số: Áp dụng đối với

hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh doanh thực hiện lưu giữ đủ hóa đơn, chứng từbán hàng, cung cấp dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn, chứng từ mua hànghóa, dịch vụ đầu vào nên không xác định được GTGT trong kỳ

- Khai thuế GTGT tạm tính theo từng lần phát sinh đối với hoạt động kinhdoanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và đối với người kinhdoanh không thường xuyên

* Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT tháng chậm nhất là ngày thứ haimươi của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế

- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế GTGT năm (dùng cho người nộpthuế tính thuế theo phương pháp trực tiếp): chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể

từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo từng lần phát sinh nghĩa vụthuế chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế

b Nộp thuế giá trị gia tăng

* Đồng tiền nộp thuế:

- Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam

- Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ:

Trang 22

+ Người nộp thuế chỉ được nộp thuế bằng các loại ngoại tệ tự do chuyểnđổi theo quy định của Ngân sách Nhà nước.

+ Số ngoại tệ nộp thuế được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giángoại tệ do Ngân sách Nhà nước công bố có hiệu lực tại thời điểm tiền thuếđược nộp vào kho bạc Nhà nước

* Địa điểm nộp thuế:

- Tại kho bạc Nhà nước

- Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế

- Thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế

- Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch

vụ theo quy định của pháp luật

1.2.2.6 Khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng

a Khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định như sau:

- Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộpthuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu

- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ muavào trừ hàng hóa dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng

- Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định phải

có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cungứng dịch vụ, hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng,

tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu

Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanhtoán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu,trả nợ thay nhà nước được coi là thanh toán qua ngân hàng

b Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoànthuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưađược khấu trừ hết

Trang 23

- Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh,

đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm

dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động,nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá,dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm Trường hợp, nếu số thuế GTGT luỹ

kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lênthì được hoàn thuế GTGT

- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theophương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sởkinh doanh phải kê khai bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sửdụng cho dự án đầu tư mới cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sảnxuất kinh doanh đang thực hiện Sau khi bù trừ nếu có số thuế GTGT của hànghoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết từ 200 triệuđồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư

- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế

GTGT đầu vào phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trởlên thì được xét hoàn thuế GTGT theo tháng

- Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổidoanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạtđộng có số thuế GTGT đầu vào chưa đuợc khấu trừ hết hoặc có số thuế GTGTnộp thừa được hoàn thuế GTGT

- Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại,viện trợ nhân đạo

Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế thìkhông được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế đượckhấu trừ của tháng tiếp sau thời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế

c Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng

- Người nộp thuế có giấy chứng nhận đăng ký thuế: nộp hồ sơ hoàn thuếtại cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Trang 24

- Tổ chức, cá nhân không có giấy chứng nhận đăng ký thuế: nộp hồ sơhoàn thuế tại cục thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức có trụ sở điều hành, nơi cánhân có địa chỉ thường trú.

d Thời hạn giải quyết hoàn thuế

- Thời hạn giải quyết hoàn thuế đối với đối tượng áp dụng hoàn thuế trướckiểm tra sau tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định

- Thời hạn giải quyết hoàn thuế đối với đối tượng áp dụng kiểm tra, thanhtra tại cơ sở trước khi hoàn thuế tối đa là 60 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ

hồ sơ theo quy định

1.2.3 Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.3.1 Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp

a Khái niệm

Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế củacác doanh nghiệp trong kỳ tính thuế

b Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp

Thứ nhât, thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là cácdoanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thờicũng là người chịu thuế

Thứ hai, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư

Thứ ba, thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân

Thứ tư, tuy là thuế trực thu song thuế TNDN không gây phản ứng mạnhmẽ bằng thuế thu nhập cá nhân

1.2.3.2 Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nướcngoaifcos cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam

Trang 25

- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập

+ Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế theo quy định phải nộp thuế thunhập doanh nghiệp như sau

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộpthuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam

- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam đối với thunhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài ViệtNam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó

- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đốivới thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liênquan đến hoạt động của cơ sở thường trú

- Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộpthuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam

+ Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinhdoanh mà thông qua cơ sở này doanh nghiệp nước ngoài tiến hành nộp một phầnhoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập,bao gồm

- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vậntải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tạiViệt Nam

- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp

- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư van thông qua người làmcông hay một tổ chức, cá nhân khác

- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài

- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kếthợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩmquyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyênthực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam

Trang 26

1.2.3.3 Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN được xác định dựa trên căn cứ: thu nhập tính thuế TNDN vàthuế suất TNDN

Các khoản lỗ đượckết chuyển theo quyđịnh

Các khoản thunhập khácThu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanhthu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừcủa hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó Doanh nghiệp có nhiềuhoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệpphải thính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng

Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán riêng

để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, không được bù trừ với thu nhậphoặc lỗ từ các hoạt động kinh doanh khác

Thu nhập khác bao gồm thu nhập chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bấtđộng sản, thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, thu nhập từ chuyểnnhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bánngoại tệ, hoàn nhập các khoản dự phòng, thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòiđược, thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ, khoản thu nhập từ kinhdoanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thunhập nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở ngoài Việt Nam

c.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% , trừ trường hợp quy địnhkhác theo quy định và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi

Trang 27

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm

dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp vớitừng dự án, từng cơ sở kinh doanh

Thuế TNDN

phải nộp = (

Thu nhậptính thuế -

Phần trích lậpquỹ KH &CN ) X

Thuế suấtthuế TNDNTrường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loạithuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệpđược trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuếthu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của luật thuế TNDN

- Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch

- Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tínhthuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giaodịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà nướcViệt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế

và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quyđổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam

1.2.3.5 Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

- Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký, kê khai và nộp thuế theođúng quy định

Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế theo bản tự kê khai hoặc theo số cơquan thuế ấn định từng quý, đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước Thời hạnnộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối quý

Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từtheo quy định phải nộp thuế hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế Thời

Trang 28

hạn hộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25của tháng tiếp theo.

Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính và nộp bằng đồng Việt Nam

- Cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuếtrong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.Nếu số thuế tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyếttoán thuế thì cơ sở kinh doanh phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn

10 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán Nếu số thuế tạm nộp trong năm lớnhơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh được trừ

số thuế nộp thừa vào số thuế phải nộp kỳ tiếp theo

1.2.4 Tổng quan về thuế tài nguyên

1.2.4.1 Đối tượng chịu thuế tài nguyên

- Khoáng sản kim loại

- Khoáng sản không kim loại

- Dầu thô

- Khí thiên nhiên, khí than

- Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật

- Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển

- Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất

- Yến sào thiên nhiên

- Tài nguyên khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định

1.2.4.2 Đối tượng nộp thuế tài nguyên

- Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyênthuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên

- Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụthể như sau:

a) Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thìdoanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế;

Trang 29

b) Bên Việt Nam và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khaithác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thểtrong hợp đồng hợp tác kinh doanh;

c) Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làmđầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuậnbằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổchức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế

1.2.4.3 Căn cứ tính thuế tài nguyên

Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tínhthuế và thuế suất

+ Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giátính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chấttrong tài nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhândân cấp tỉnh quy định

- Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thểnhư sau:

+ Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điệnthương phẩm bình quân;

+ Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa xác định được giábán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do Uỷban nhân dân cấp tỉnh quy định;

Trang 30

+ Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu làgiá xuất khẩu;

+ Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận.Điểm giao nhận là điểm được thoả thuận trong hợp đồng dầu mà ở đó dầu thô,khí thiên nhiên, khí than được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham giahợp đồng dầu khí

+ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế đối với tàinguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên, trừ dầu thô, khíthiên nhiên, khí than và nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện

Chính phủ quy định chi tiết Điều này

- Căn cứ vào quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Uỷ ban thường

vụ Quốc hội quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên trongtừng thời kỳ bảo đảm các nguyên tắc sau:

+ Phù hợp với danh mục nhóm, loại tài nguyên và trong phạm vi khungthuế suất do Quốc hội quy định;

+ Góp phần quản lý nhà nước đối với tài nguyên; bảo vệ, khai thác, sửdụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên;

+ Góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường

1.2.4.4 Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế tài nguyên

Người nộp thuế tài nguyên thực hiện đăng ký, kê khai, tính và nộp thuếtheo quy định của pháp luật về quản lý thuế

1.3 Kế toán thuế

1.3.1 Kế toán thuế môn bài

1.3.1.1 Chứng từ sử dụng

Trang 31

- Phiếu chi, Giấy báo nợ……

1.3.1.2 Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 3338 – các loại thuế khác.

Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các loại thuế như: Thuếmôn bài, thuế nộp thay cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinhdoanh tại Việt Nam….Tài khoản này được mở chi tiết cho từng loại thuế khác

1.3.1.3 Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.1 Kế toán thuế môn bài – Phụ lục số 01 1.3.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng

1.3.2.1 Kế toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

a Kế toán thuế giá trị gia tăng đầu vào

 Chứng từ sử dụng

+ Hợp đồng kinh tế

+ Biên bản thanh lý, nghiệm thu hợp đồng kinh tế

+ Hóa đơn GTGT mẫu số: 01GTKT3/001

+ Tờ khai thuế GTGT mẫu số: 01/GTGT

+ Bảng kê mẫu số: 02A/GTGT 02B/GTGT 02C/GTGT

+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số: PL01-2/GTGT

 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu trừ : Phản ánh số thuế GTGT

đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp TK

133 chỉ áp dụng cho đối với các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với cơ sở kinh doanhthuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanhthuộc diện chịu thuế GTGT Nội dung kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Bên Có:

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ

Trang 32

- Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được giảm giá

- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại

Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT

được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả

TK 133 có 2 TK cấp 2

- TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

- TK 1332 Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định:

+ Hóa đơn GTGT mẫu số: 01GTKT3/001

+ Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ mẫu số: 06/GTGT

+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số: 1GTGT

PL01-+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mẫu số: BC26/AC

+ Tờ khai thuế GTGT mẫu số: 01/GTGT

+ Bảng kê mẫu số: 02A/GTGT 02B/GTGT 02C/GTGT

 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 3331- Thuế GTGT phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra,

số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ,

số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT đầu ra được khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu ra đã nộp vào NSNN

- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp

- Số thuế GTGT của hàng hóa bị trả lại

Bên Có:

Trang 33

- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàn hóa, dich vụ để trao đổi, biếu

tặng, sử dụng nội bộ

- Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động tài chính, thu nhâp khác

- Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu

Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp vào NSNN

Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN

+ Hóa đơn thu nua nông, lâm, thủy sản mẫu số 06/TMH-3LL

+ Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào có hóa đơn bán hàng, hóa đơn thumua hàng nông, lâm thỷ sản mẫu số: 05/GTGT

+ Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu số:04/GTGT

+ Tờ khai thuế GTGT mẫu số 07A/GTGT, mẫu số 07B/GTGT

+ Bảng quyết toán thuế GTGT mẫu số 12A/GTGT, 12B/GTGT

 Nguyên tắc hạch toán hàng hóa dịch vụ mua vào

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trênGTGT khi mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ phản ánh giá mua là tổng giáthanh toán ( Bao gồm cả thuế GTGT)

- Thuế GTGT đầu vào không theo dõi trên tài khoản 133 mà tính vào giátrị vật tư, hàng hóa mua vào

Trang 34

- Không được khấu trừ hay hoàn thuế đối với đối tượng nộp thuế GTGTtheo phương pháp trực tiếp.

b Kế toán thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ bán ra

 Chứng từ sử dụng

+ Hóa đơn bán hàng thông thường mẫu số: 02/GTGT-3LL

+ Tờ khai thuế GTGT mẫu số 7A/GTGT mẫu số 7B/GTGT

+ Bảng quyết toán thuế GTGT mẫu số 12A/GTGT, 12B/GTGT

 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp: Tài khoản này dùng để xác định

số thuế GTGT phải nộp khi xác đinh được giá trị hàng hóa, dịch vụ tăng thêmvào cuối kỳ kế toán

 Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.4 Kế toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp trực tiếp – Phụ lục số 04 1.3.3 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

1.3.3.1 Chứng từ sử dụng

- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn đặc thù…

- Bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanhkhông có hóa đơn theo chứng từ quy định mẫu 01/TNDN

- Tờ khai thuế TNDN mẫu số 02A/TNDN

- Tờ khai điều chỉnh thuế TNDN mẫu số 02B/TNDN

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN

- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước

- Các chứng từ liên quan khác

1.3.3.2 Tài khoản sử dụng

 Tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh số thuế

TNDN phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách nhà nước

Bên Nợ

- Phản ánh số thuế TNDN đã nộp vào ngân sách nhà nước

Trang 35

- Số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp hàngquý trong năm.

- Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước đã ghi nhận lớn hơn số phảinộp của các năm đó do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trướcđược ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại

Bên Có

- Số thuế TNDN phải nộp vào ngân sách nhà nước

- Số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số TNDN tạm nộp hàng quýtrong năm, nộp bổ sung

Số dư bên Có

- Số thuế TNDN còn phải nộp ngân sách nhà nước

- Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số TNDN hiện hành của các nămtrước phải nộp bổ sung do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điềuchỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước

Số dư bên Nợ

- Số thuế TNDN nộp thừa

- Điều chỉnh giảm số dư đầu năm đối với số TNDN hiện hành của cácnăm trước được giảm trừ do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặcđiều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước

1.3.3.3 Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.5 Kế toán thuế TNDN – Phụ lục số 05 1.3.4 Kế toán thuế tài nguyên

1.3.4.1 Chứng từ sử dụng

+ Tờ khai thuế Tài nguyên

+ Bảng kê nộp thuế Tài nguyên

+ Phiếu chi, Giấy báo Nợ

1.3.4.2 Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 3336 – Thuế Tài nguyên: Phản ánh số thuế Tài nguyên phải

nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước

Bên Nợ:

Trang 36

- Phản ánh số thuế Tài nguyên đã nộp vào ngân sách Nhà nước.

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần Xây dựng Vận tải và Thương mại

Đại Dương

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1 Tên và địa chỉ công ty

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Xây dựng Vận tải và Thương mại Đại Dương.Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Xây dựng Vận tải và Thương mại Đại Dương.Địa chỉ: Số nhà 1314 – đại lộ Hùng Vương – phường Tiên Cát – thành phố ViệtTrì – tỉnh Phú Thọ

Số điện thoại: (0210)3- 569 000 Fax: 0210 3 569 111

Mã số thuế : 2600 349 653

Số tài khoản : 2700 201 003 180

Tại ngân hàng : Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ

Vốn điều lệ : 12.180.000.000 VNĐ

2.1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của công ty

Công ty cổ phần xây dựng vận tải và thương mại Đại Dương là Công tyhoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân riêng, có tài khoản riêng thuộc sở kếhoạch và đầu tư tỉnh Phú thọ trực tiếp quản lý và chỉ đạo Công ty đã trải quacác giai đoạn phát triển như sau:

* Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành được thành lập theo giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh số: 1803000404 Ngày 21/10/2000 do Sở Kế hoạch và Đầu

tư tỉnh Phú Thọ cấp

Trong thời kỳ này Công ty chủ yếu xây dựng các công trình nhỏ: dândụng, thuỷ lợi, công trình điện trung, hạ thế, san lấp mặt bằng

* Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển

Với sự phát triển và đi lên không ngừng của nền kinh tế Việt Nam, Công ty cổphần xây dựng vận tải và thương mại Đại Dương kể từ khi thành lập, tồn tại vàphát triển cho đến nay với mục đích mang đến cho nhà đầu tư, khách hàng tính

Trang 38

hiệu quả và chất lượng cho các công trình xây dựng mà họ đầu tư, góp phần thuhút đầu tư từ mọi phía và đống góp cho sự tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.Cùng với sự phát triển trong ngành nghề hoạt động kinh doanh chính là xâydựng, Công ty đã và đang tiến hành mở rộng quy mô, đa dạng hóa ngành nghềsản xuất kinh doanh như: sản xuất gạch Tuynel, dịch vụ vận tải, khai tháckhoáng sản Nhằm mục đích phát triển bền vững trong tương lai Công ty đãquyết tâm và xây dựng thực hiện 03 mục tiêu cốt lỗi mà Công ty đã lựa chọn:

- Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

- Chiếm lĩnh vị thế cạnh tranh trên thị trường xây dựng

- Đạt lợi nhuận theo kế hoạch năm, xây dựng chính sách đãi ngộ sự đónggóp của nhân viên

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

2.1.2.1 Chức năng

Từ khi thành lập Công ty CP xây dựng vận tải và thương mại Đại Dương

có 2 chức năng kinh doanh chính trong lĩnh vực vận tải và thương mại:

- Sản xuất gạch xây theo Công nghệ lò Tuynel

- Tham gia đấu thầu các công trình xây dựng

2 Tạo công ăn việc làm cho người lao động ,thực hiện các nghĩa vụ đốivới người lao động, theo qui định của Bộ luật lao động, luật công đoàn

3 Thực hiện các qui định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường,quốc phòng và an ninh quốc gia

Trang 39

4 Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theoqui định của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó.

Để tổ chức tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng tíchlũy cho doanh nghiệp, đơn vị đã đề ra 03 vấn đề cơ bản cần thực hiện triệt đểtrong công tác quản lý là:

1 Thực hiện đúng chế độ các qui định về quản lý vốn, tài sản,các quĩ kếtoán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước qui định vàchịu trách nhiệm tính xác thực về các hoạt động tài chính của Công ty

2 Công bố báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin đánh giá đúng đắn

về hoạt động của doanh nghiệp theo qui định của Chính phủ

3 Chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác(nếu có) theoqui định của Pháp luật

2.1.3 Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Xây dựng Vận tải và Thương mại Đại Dương

2.1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

- Bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Tổ chức bộ máy quản lý trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cầnthiết và không thể thiếu được, để đảm bảo sự giám sát, quản lý chặt chẽ tìnhhình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để phát huy và nâng cao vai trò của

bộ máy quản lý Công ty đó tổ chức lại cơ cấu lao động

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chứcnăng, đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc, dưới đó là các

phòng ban, cuối cùng là các đội công trình sản xuất.

Trang 40

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Giám đốc

P.Giám đốc

Phòng kỹ thuật , công nghệPhòng vật tưPhòng tổ chức hành chínhPhòng kế toán tài vụPhòng kinh doanh

Đội thi công công trình xây dựng

Phân xưởng sản xuất sản phẩm

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Xây dựng Vận tải và

Thương mại Đại Dương

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Bộ máy quản lý của Công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng.Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty các phòng ban thực hiện sựquản lý của ban giám đốc theo chức năng của mình

Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận như sau:

Ngày đăng: 28/08/2017, 16:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Tài Chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp (2008), Quyển 1: Hệ thống tài khoản kế toán, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyển 1: Hệ thống tàikhoản kế toán
Tác giả: Bộ Tài Chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2008
4. Bộ tài chính, Quy trình quản lý thuế và cơ chế tự khai,tự nộp thuế theo luật quản lý thuế; Nxb Lao động Xã hội, (2007), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình quản lý thuế và cơ chế tự khai,tự nộp thuế theo luậtquản lý thuế
Tác giả: Bộ tài chính, Quy trình quản lý thuế và cơ chế tự khai,tự nộp thuế theo luật quản lý thuế; Nxb Lao động Xã hội
Nhà XB: Nxb Lao động Xã hội
Năm: 2007
5. GS.TS. Ngô Thế Chi (2008), Giáo trình Kế toán tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán tài chính
Tác giả: GS.TS. Ngô Thế Chi
Năm: 2008
6. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên, Giáo trình thuế, Nxb Tài Chính; (2007), Hà Nội 7. Luật thuế giá trị gia tăng, của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 13/2008/QH12 ngáy 03 tháng 06 năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thuế, "Nxb Tài Chính; (2007), Hà Nội7. "Luật thuế giá trị gia tăng
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên, Giáo trình thuế, Nxb Tài Chính
Nhà XB: Nxb Tài Chính; (2007)
Năm: 2007
8. Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật Thuế GTGT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 123/2008/NĐ-CP
9. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 của chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
10. Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011 hướng dẫn thi hành một số điều luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 và nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2011của Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 28/2011/TT-BTC "ngày 28 tháng 02 năm 2011 hướng dẫn thi hànhmột số điều luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành "nghị định số 85/2007/NĐ-CP"ngày 25/05/2007 và "nghị định số 106/2010/NĐ-CP
11. Thông tư 129/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành mốt số điều luất thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 129/2008/TT-BTC" hướng dẫn thi hành mốt số điều luất thuế giá trịgia tăng và hướng dẫn thi hành "Nghị định số 123/2008/NĐ-CP
3. Bộ Tài Chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp (2008), Quyển 2: Báo cáo tài chính, chứng từ, sổ kế toán và sơ đồ kế toán Khác
13. Tài liệu kế toán tại Công ty cổ phần Xây dựng Vận tải và Thương mại Đại Dương từ năm 2011 đến năm 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w