- Ngày cấp giấy phép kinh doanh: 12/7/2011 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnhBình phước cấp - Vốn điều lệ: 1.500.000.000 Một tỷ năm trăm triệu đồng 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay với cơ chế mới của thị trường nền kinh tế phát triển theo nhiềuthành phần theo định hướng mới của cơ chế thị trường hiện nay thì ngành xây dựngkhông những góp phần đổi mới cho sự phồn hoa của đất nước mà nó còn là ngànhphát triển rất mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Cho đến nay có thể thấy nó rất quan trọng trong sự nghiệp của đất nước ta,nhưng bên cạnh đó mỗi doanh nghiệp cũng phải đặt cho mình một chiến lược mới
để tồn tại phát triển thị trường, để tiến hành những hoạt động sản xuất kinh doanhcác doanh nghiệp phải có đầy đủ các yếu tố sau như: vốn, lao động, tư liệu lao độngtrong đó vốn là cơ sở hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh, điều quan trọngcủa vốn là phải sử dụng nã một cách khoa học do đó không chỉ có ý nghĩa về mặt kếtoán để hạch toán một cách chính xác mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh của từng doanh nghiệp
Với những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường cùng với việc đi thực tế
vào Công ty TNHH MTV xây dựng Thanh Sang đã giúp em hiểu thêm về cuộc
sống và những điều cần thiết cho công việc học kế toán của mình sau khi ra trường,nhưng để hoàn thành báo cáo này em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình
cô Lê Thị Lanh và các cô chú trong phòng kế toán ở Công ty TNHH MTV xây dựng Thanh Sang./
Trang 2PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG THANH SANG
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
1.1.1 Giới thiệu công ty:
Với chính sách mở cửa và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, trongnhững năm qua, nền kinh tế của nước ta không chỉ ổn định mà còn có những bướcphát triển rất khả quan Đời sống người dân không ngừng được cải thiện
Từ nhận định trên, các thành viên của Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở công tynhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội Được thành lập vào ngày 29/12/2010 với quy mô
nhỏ nhưng công ty ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu của thị trường -Tên công ty chính thức: Công ty TNHH MTV Xây dựng Thanh Sang
- Người đại diện pháp luật Ông: Hoàng Thanh Long Chức vụ: Giám đốc
- Trụ sở chính: Ấp 5- X.Lộc Thuận – H.Lộc Ninh- T.Bình Phước
- Điện thoại: 0944.254.860 Fax:
- Mã số thuế: 3800764546 Email: congtymtvthanhsang@gmail.com.vn
- Ngày cấp giấy phép kinh doanh: 12/7/2011 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnhBình phước cấp
- Vốn điều lệ: 1.500.000.000 (Một tỷ năm trăm triệu đồng)
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV (vốn tự có)
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để có đủ điều kiện cạnh tranhvới các đối tác, phù hợp với yêu cầu phát triển của thị trường, Công ty TNHH MTVxây dựng Thanh Sang đã mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Quy mô nhân sự : Công ty có đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm tổ
chức thiết kế và thi công và lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, sẵn sàng tổchức, chỉ đạo thi công các hạng mục công trình trên mọi địa bàn và đáp ứng đầy đủyêu cầu của khách hàng
Trang 3Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 80 người trong đó :
+ Cao đẳng, kỹ thuật viên : 38 người
+ Công nhân lao động phổ thông : 22 người
Ban đầu thành lập Công ty đã gặp không ít khó khăn và trở ngại do sự cạnhtranh của những Công ty kinh doanh cùng nghành nghề trên thị trường
Tuy nhiên những năm gần đây do sự phát triển của xã hội, Công ty TNHHMTV Xây dựng Thanh Sang đã không ngừng trao dồi đào tạo, nâng cao kỹ năngchuyên môn cũng như ý thức chuyên nghiệp trong công việc của từng cán bộ côngnhân làm cho các sản phẩm xây lắp của Công ty ngày càng tăng lên cả về số lượngtiêu thụ cũng như chất lượng cũng được nâng cao
1.1.3 Ngành nghề đăng ký kinh doanh:
+ Tư vấn, thiết kế xây dựng công trình giao thông
+ San lắp mặt bằng, thi công cơ giới
+ Thi công xây dựng công trình cầu, đường, công trình thuỷ lợi, cấp thoátnước, công trình điện nước 35KW
+ Duy tu, bảo dưỡng cầu đường bộ
+ Sản xuất cấu kiện bê tông
+ Mua bán cung cấp các vật liệu xây dựng, sơn các loại
+ Cho thuê máy móc thiết bị xây dựng
+ Thi công công trình dân dụng, công nghiệp
+ Bán lẽ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, cáccửa hàng chuyên kinh doanh
1.1.4 Phạm vi hoạt động:
+ Công ty luôn đáp ứng cho nhu cầu xây dựng công trình dân dụng phần lớntrên địa bàn tỉnh Bình Phước nói chung và địa bàn huyện Lộc Ninh nói riêng
+ Công ty đã chú trọng tạo công ăn việc làm cho một số lao động, chăm lo đờisống vật chất tinh thần của nhân viên, bồi dưỡng kỹ năng an toàn trong lao độngcho đội ngũ nhân công và nâng cao tay nghề cho công nhân xây dựng mới vào làm
Trang 4+ Tại văn phòng làm việc của doanh nghiệp cán bộ công nhân viên trong vănphòng thực hiện tốt chế độ làm việc theo giờ hành chính mà Nhà nước quy định.
1.1.5 Nguyên tắc của công ty: Thực hiện chế độ hạch toán độc lập theo đúng
pháp luật Nhiệm vụ của ban lãnh đạo công ty là điều hành mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh nâng cao hiệu quả kinh doanh đảm bảo có lãi và tạo công ăn việc làm,bảo toàn vốn kinh doanh làm tiền đề phát triển cho tương lai
1.1.6 Nhiệm vụ của công ty:
+ Tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lý kinh tế
+ Nghiên cứu các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm và
mở rộng thị trường
+ Thực hiện tốt chính sách về phân phối thu nhập, chế độ tiền lương, tiềnthưởng, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề cho người lao động+ Làm tốt việc bảo bộ lao động, đảm bảo an ninh, bảo vệ môi trường trên địabàn sản xuất
1.2 Bộ máy tổ chức của công ty:
1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức tại công ty:
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại công ty (nguồn tin: P tổ chức H.chính)
GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC
P.KẾ TOÁN
ĐỘI THI CÔNG
CƠ GIỚI
CÁC ĐỘI THI CÔNG XÂY LẮP
ĐỘI SỮA CHỮA
Trang 5Công ty TNHH MTV Xây dựng Thanh Sang có các phòng, ban như:
- Các đội thi công
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:
* Giám đốc: Là người đưa ra quyết định cao nhất, chịu trách nhiệm quản trị vĩ
mô, đưa ra các quyết định chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty Quyếtđịnh phương hướng phát triển, mục tiêu, cơ cấu tổ chức công ty Quyết định tất cảcác vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty, điều hành hoạt động củacông ty theo đúng chế độ chính sách và phát luật của Nhà Nước
- Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty,trước pháp luật, quyết định và tự chịu trách nhiệm về kế hoạch sản xuất cũng nhưkết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Giám đốc là người quản lý, bốtrí hợp lý lực lượng quản trị viên nhằm duy trì tốt hoạt động của công ty và hoànthành các mục tiêu đã đề ra
* Phó Giám đốc: Là những người trực tiếp giúp việc cho giám đốc đồng thời
chỉ đạo cấp dưới thực hiện đúng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và thaymặt giám đốc giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động SXKD của Công ty màmình đảm nhiệm
- Quản lý điều hành sản xuất trong nội bộ công ty
- Ngoài ra còn trực tiếp chỉ đạo thi công các công trình đảm bảo theo yêu cầu
“hiệu quả - an toàn - chất lượng - tiến độ”
* Phòng kế toán: Thực hiện công tác kế toán tài chính, tổng hợp ghi chép kịp
thời mọi hoạt động kinh doanh phát sinh trong toàn công ty
Trang 6- Tổ chức lập và thực hiện các kế hoạch tài chính, cung cấp những chỉ tiêukinh tế, tài chính và lập báo cáo kế toán phản ánh kết quả hoạt động kinh doanhhàng tháng, quý, năm của công ty.
- Phân tích đánh giá tình hình thực tế nhằm cung cấp thông tin kế toán phục
vụ nhu cầu quản lý
- Nghiên cứu tham mưu cho ban giám đốc các chế độ tiền lương, BHXH,BHYT cho cán bộ công nhân viên toàn công ty Giúp giám đốc quản lý, theo dõi vềmặt tài chính, thực hiện việc chi tiêu, hạch toán kinh doanh, nộp thuế và các khoảnđóng góp khác, xác định lãi lỗ trong quá trình SXKD
- Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho giám đốc công ty.Trên cơ sở đó giúp giám đốc công ty nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện và
có hệ thống kết quả kinh doanh của toàn công ty, từ đó đề ra phương án và biệnpháp chỉ đạo sao cho hoạt động của công ty có hiệu quả hơn
* Phòng Kỹ thuật:
+ Đọc bản vẽ lên tiên lượng vật tư thi công và vật tư sản xuất
+ Cân đối các yếu tố sản lượng, nguồn vốn để kết hợp lập kế hoạch giaokhoán
+ Quản lý kỹ thuật chất lượng sản phẩm
+ Thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức chỉ đạo thi công
+ Lập hồ sơ hoàn thành công trình, nghiệm thu bàn giao, duyệt quyết toáncông trình hình thành
+ Phát triển khoa học công nghệ, áp dụng và đề xuất sáng kiến cãi tiến sảnxuất, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ
+ Chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về chất lượng công trình+ Hướng dẫn nhằm nâng cao tay nghề cho nhân công, tăng khả năng nghiệp
vụ cho nhân viên
* Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc hành chính như tiếp
nhận, phát hành và lưu trữ công văn, giấy tờ, tài liệu Quản lý nhân sự, nghiên cứu,xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty Thực hiện một số công việc về chế độ chính
Trang 7sách cũng như vấn đề lương bổng, khen thưởng Quản trị tiếp nhận lưu trữ công văn
từ trên xuống, chuyển giao cho các bộ phận liên quan
Ngoài ra còn có các mối quan hệ nghiệp vụ khác nhằm phối hợp một cách
nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau để hoàn thành tốt công việc được giao
* Các đội thi công: bao gồm cán bộ kỹ thuật, bộ phận kế toán, giám sát thi
công, bảo vệ công trường Đội trưởng do giám đốc bổ nhiệm và chịu trách nhiệm
trước giám đốc về mọi hoạt động của đội như tổ chức quản lý, điều hành các bộ
phận công nhân viên trong đội thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao Đảm
bảo tiến độ, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật xây lắp và an toàn lao động trong thi
công, chịu sự chỉ đạo chuyên môn của các phòng chức năng trong công ty
1.3 Tình hình nhân sự của công ty:
Bảng 1: cơ cấu lao động trong công ty năm 2015, 2016 (theo nguồn tin từ phòng tổ chức)
Trang 8+ Trong những năm qua công ty đã duy trì được một lực lượng lao độngtương đối ổn định và khá hợp lý phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh củacông ty, biến động không đáng kể.
+ Công tác tổ chức nhân sự của Công ty được thực hiện dựa trên nguyên tắctuyển chọn và bố trí lao động một cách hợp lý cho từng nhiệm vụ, phù hợp với từngchuyên môn nghiệp vụ
+ Tuy nhiên sự bố trí lao động vẫn chưa thực sự khoa học nên chưa tận dụngđược hết năng lực lao động của công nhân viên Một số lao động vẫn chưa thực sựlàm đúng chuyên môn đúng vị trí, ngành nghề mà mình đã được đào tạo
* Nhận xét: Qua 2 năm hoạt động công ty đã có sự biến chuyển về nhân sự;
điều này chứng tỏ Công ty ngày càng phát triển, ngày càng mở rộng thu hút thêmđược lao động Để đảm bảo công việc luôn tiến triển tốt, Công ty phải tuyển thêmlao động theo hợp đồng để đáp ứng được nhu cầu phát triển Căn cứ vào số liệu trên
ta thấy lao động theo hợp đồng chiếm đa số Khi tiến hành tuyển dụng lao độngtheo hợp đồng thì phải cần chi phí và chi phí này được tính vào chi phí nhân công;đây là một trong các yếu tố trong giá thành sản lượng làm tăng chi phí Để giảm chi
Trang 9phí tuyển dụng lao động hợp đồng, cần tăng số lượng hợp đồng dài hạn một cáchphù hợp để dễ dàng quản lý được lao động trong Công ty Căn cứ vào bảng cơ cấu
trong Công ty, ta thấy lượng lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn vì các phòng ban có
nhu cầu nam lớn hơn do tính chất của công việc
*Ưu điểm:
- Nhân sự gián tiếp trong công ty với trình độ chuyên môn cao, đồng đều và ít
biến động do đó các công việc, tổ chức điều hành trong công ty luôn được sắp xếpchặt chẽ, quyền, nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban nói chung và các nhân sựnói riêng không có gì thay đổi
- Lao động trực tiếp trong công ty là lao động lâu dài với các hợp đồng không
kỳ hạn, công ty có thể tuyển dụng và huy động nhanh chóng tùy thuộc vào số lượngcông việc
- Đội ngũ công nhân rất nhiệt tình trong công việc, luôn hoàn thành đúnghoặc sớm hơn dự kiến
*Nhược điểm:
Nhân sự công nhân trực tiếp của công ty trong lĩnh vực xây dựng điều là lao động thời vụ theo từng hạng mục công trình nên có phần khó khăn trong việc huy động lực lượng nhất là công nhân có tay nghề cao
1.4 Doanh số của công ty: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu
được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thườngcủa doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sỡ hữu
Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2016
(có phụ lục đính kèm) để đánh giá kết quả doanh thu của công ty qua 2 năm 2015 và
2016 cụ thể như sau:
(năm 2015)
Số năm nay (năm 2016)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.404.454.992 8.642.478.130
Trang 103 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.404.454.992 8.642.478.130
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.787.608.859 441.195.050
9 Chi phí quản lý kinh doanh 193.000.000 215.600.000
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.594.608.859 225.430.112
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.335.147.973 214.158.607
Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 (được trích từ báo cáo tài chính của công ty TNHH MTV xây dựng Thanh Sang )
Đơn vị tính: VNĐ
* Qua bảng trên ta thấy: Tình hình hoạt động của công ty có sự giảm rõ rệt,
ta thấy các chỉ tiêu về doanh thu, giá vốn hàng bán tăng lên, lợi nhuận gộp và sauthuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống qua bảng so sánh 2 năm, năm 2016 so với
2015 cụ thể:
- Công ty trúng thầu nhiều công trình mới nên Doanh thu từ hoạt động bánhàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2016 so với năm 2015 tăng
1.238.023.138 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 16,72% Điều này cho thấy trong
2016 công ty đã bán và cung cấp dịch vụ nhiều hơn năm 2015
- Chi phí về giá vốn cũng tăng 3.584.436.947 đồng tương ứng với tỷ lệtăng 77,63%
- Chi phí bán hàng và quản lý tăng 22.600.000 đồng với tỷ lệ tăng 11,70%
- Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2016 so với năm 2015 giảm
2.120.989.366 đồng với tỷ lệ giảm 90,82% so với năm 2015 mức giảm này dotrong năm giá cả vật liệu trên thị trường đột biến tăng giá liên tục nên không ítnhiều ảnh hưởng đến việc dự toán nhu cầu về vốn kinh doanh
* Thuận lợi:
- Trải qua quá trình hình thành và phát triển dưới sự lãnh đạo của Ban GiámĐốc công ty đã hoàn thành tốt các mọi nhiệm vụ được giao, đảm bảo số lượng cũngnhư chất lượng của công trình
Trang 11- Có đội ngũ nhân viên kỹ sư trẻ, tay nghề giỏi, luôn năng động và sáng tạotrong công việc cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại đã giúp cho công ty kinhdoanh có lợi nhuận và tạo thương hiệu, chỗ đứng trong ngành xây dựng.
* Khó khăn:
Do đặc thù là ngành xây dựng nên thời gian thi công phần lớn thường kéo dài
1 đến 3 năm hoặc có thể lâu hơn, công ty phải bỏ vốn ra ban đầu rồi sau đó mới thuhồi sau khi công trình bàn giao
1.5 Giới thiệu phòng kế toán tài vụ:
1.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty:
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty (nguồn tin: P tài chính kế toán)
1.5.2 Chức năng nhiệm vụ chung:
- Là cơ quan tham mưu xử lý nghiệp vụ , giúp việc cho giám đốc trong côngtác tổ chức hạch toán thống kê và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, đề xuất với Giám Đốc về những biện pháp kinh tế tài chính để kích thích sảnxuất, tăng năng suất lao động, giảm chi phí bất hợp lý, giảm giá thành, tăng lợinhuận, tăng phúc lợi và thu nhập cho CBCNV, hạn chế các tiêu cực trong hoạt độngkinh tế và có nhiệm vụ chung như sau:
- Ghi chép tính toán, phản ánh chính xác tình hình luân chuyển và sử dụng tàisản, vật tư, tiên vốn, và phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KIÊM THỦ QUỸ
Trang 12- Đáp ứng nhu cầu về tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty.
- Phân tích, phản ánh tình hình hoạt động SXKD của công ty
- Hướng dẫn, tổ chức nghiệp vụ hạch toán cho các xưởng đội
- Thực hiện kiểm kê định kỳ, kiểm tra đột xuất vê TSCĐ, vật tư và đề xuất xử
lý số liệu kiểm kê trong phạm vi chế độ tài chính phân cấp
1.5.3 Chức năng nhiệm vụ từng người:
* Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp:
- Phụ trách chung bộ máy kế toán cũng là người đứng đầu điều hành mọi công
việc của phòng kế toán, kiểm tra giám sát tình hình thực hiện công việc của các bộphận kế toán và từng kế toán viên Có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính quý, năm vềhoạt động của đơn vị để báo cáo lên công ty, lập báo cáo để vay vốn các công trình.Chịu trách nhiệm trước giám đốc Các thành viên trong phòng kế toán
- Lập báo cáo tài chính, thuế …theo quy định hiện hành
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán các khâu (tiền mặt, ngân hàng, thànhphẩm, tiêu thụ, …)
- Tổ chức kiểm tra kế toán định kỳ ở các đội, xưởng
- Tổ chức hướng dẫn chế độ kế toán ban đầu, cập nhật các thông tin hướng dẫn
về chế độ kế toán mới của nhà nước ban hành
- Kiểm tra tính pháp lý và hợp lý của chứng từ trước khi trình lên giám đốc kýduyệt
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng báo cáo kế toán và số liệu tổng hợp
ở các tài liệu có liên quan
- Đề nghị với giám đốc khen thưởng hoặc phạt đối với nhân viên kế toánthống kê thiếu trách nhiệm
- Thanh toán – quyết toán khoản chi phí đối với đội nhận khoán
* Kế toán thanh toán kiêm kế toán vật tư, TSCĐ:
- Chịu trách nhiệm về kế toán vốn bằng tiền của công ty, lập kế hoạch thu chi
tiền mặt và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch đó
Trang 13- Theo dõi các khoản công nợ nội bộ và công nợ phải thu khách hàng, cáckhoản công nợ phải trả cho nhà cung cấp và các đơn vị khác.
- Tổ chức hệ thống sổ chi tiết, sổ tổng hợp, kiểm tra thu mua nguyên vật liệu
- Theo dõi tất cả hoạt động Nhập - Xuất - Tồn vật tư, tập hợp chi phí, đốichiếu số lượng với thủ kho, theo dõi tình hình tăng và giảm tài sản cố định, trích vàtính khấu hao Cuối tháng tập hợp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Định kỳ tiến hành kiểm kê, phát hiện thừa thiếu tài sản cố định, tìm nguyênnhân và đề nghị cách xử lý
* Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ:
- Tính tiền lương và theo dõi tiền lương phải trả cho nhân viên toàn công ty,
các khoản trích theo quy định BHXH, BHTN, KPCĐ
- Chịu trách nhiệm công tác kế toán tiền lương
- Chịu trách nhiệm bảo quản tiền mặt tại quỹ, chi tiết các khoản thu, chi tiềnmặt phát sinh hàng ngày, theo dõi tình hình tồn quỹ tiền mặt công ty
- Tính toán, xác định chính xác kịp thời các khoản thuế phải nộp
- Lập các tờ khai thuế đầu ra, đầu vào và báo cáo về sản xuất kinh doanh cóliên quan đến việc kê khai và khấu trừ thuế
* Kế toán thuế kiêm thủ kho:
- Theo dõi các chứng từ liên quan đến thuế và báo cáo thuế.
- Chịu trách nhiệm về quản lý kho chứa nguyên vật liệu
- Ghi chép, phản ánh số lượng thu mua, vận chuyển, nhập, xuất, tồn kho.
- Xác định giá trị thực tế của nguyên vật liệu, kiểm tra tình hình thực hiện kếhoạch cung cấp vật liệu về số lượng, chất lượng
* Nhận xét:
- Ưu điểm:
+ Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung rất phù hợp vớitình hình ngành nghề kinh doanh của công ty và bên cạnh đó còn có việc hỗ trợ củaphần mềm kế toán trên máy đã giúp cho công tác kế toán trở nên đơn giản và nhanhchóng hơn, giảm bớt được công việc cho các nhân viên phòng kế toán, cũng như
Trang 14cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng góp phần tiết kiệm được chi phí Ngoài ra
hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ giúp cho việc trao đổi thông tin giữa bộphận kế toán với các phòng ban được thuận lợi và dễ dàng
+ Phòng làm việc được thiết kế khoa học, phù hợp với yêu cầu công việc củacông ty Các phòng đều được lắp hệ thống chiếu sáng, hệ thống máy điều hòa nhiệt
độ hiện đại Nhằm mang lại môi trường làm việc lý tưởng, thoải mái cho nhân viên
- Nhược điểm:
+ Phần mềm kế toán hiện nay do công ty mua bản quyền nên cũng có nhữnghạn chế nhất định do người lập trình không nắm hết những đặc thù riêng biệt củacông tác tổ chức kế toán tại công ty Máy tính thường gặp những sự cố về lỗichương trình trong khi vận hành Trong khi đó kiến thức về máy tính của nhân viên
kế toán còn hạn chế nên khi gặp sự cố phải nhờ đến chuyên viên máy tính, do đócông việc kế toán đôi khi bị trì trệ
+ Các quá trình xử lý bằng máy được thực hiện tự động nên nếu chương trình
xử lý được tạo lập không chính xác thì sẽ tạo ra thông tin không chính xác Vì có rất
ít sự tham gia của con người trong quá trình xử lý nên sai xót rất khó bị phát hiện.Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ cần nhập liệu vào máy một lần là tất cả các tậptin có liên quan sẽ được cập nhật Do đó, khi có một sai xót trong khâu nhập liệu sẽdẫn đến toàn bộ các dữ liệu có liên quan sẽ bị sai
1.6 Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp:
- Để phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, liên tục có hệ thống tình hình và kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của DN nhằm cung cấpthông tin cần thiết cho việc lập BCTC Các DN bắt buộc phải mở đầy đủ các sổ, ghichép quản lý, bảo quản và lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán
- Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinhdoanh, yêu cầu trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của chế độ kế toán, điều kiện
Trang 15trang bị kỹ thuật tính toán để lựa chọn một hình thức sổ kế toán phù hợp và nhấtthiết phải tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản của hình thức sổ kế toán đó.
- Hiện nay công ty TNHH MTV Xây dựng Thanh Sang đang áp dụng việcghi chép sổ sách kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính sử dụng phần mềm
kế toán Misa với quy trình ghi sổ như trên
1.6.1 Tổ chức kế toán trên máy vi tính :
a Đặc trưng và điều kiện áp dụng : Hình thức kế toán trên máy vi tính là
công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trênmáy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốnhình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây
b Các loại sổ sách sử dụng : Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi
tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổcủa hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay,nhưng phải đảm bảo khả năng đối chiếu, tổng hợp số liệu kế toán, lập báo cáo tàichính và sau khi khóa sổ trên máy vi tính phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thànhquyển theo năm kế toán
Để đáp ứng tình hình kinh doanh tại công ty đồng thời phù hợp với cơ cấu tổchức bộ máy kế toán, công ty hiện đang ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổchức công tác kế toán giúp cho công việc cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời,chính xác giảm bớt công việc kế toán thủ công Hiện nay công ty đã áp dụng hìnhthức kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán Misa theo hình thức ghi sổ
là chứng từ ghi sổ
Quá trình hạch toán khi áp dụng máy tính: Kế toán viên từ các chứng từ kếtoán và dựa vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ tiến hành cập nhật ban đầu vào máy,máy sẽ tự xử lý và cho thông tin đầu ra (khi cần) gồm các sổ kế toán, báo cáo kếtoán
Trang 16Sơ đồ 4 : Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Cuối kỳ kế toán Đối chiếu, kiểm tra
- Ưu điểm xử lý hệ thống thông tin bằng tin học thì luôn thực hiện và hoànthành tốt các nhiệm vụ được giao Tổ chức hệ thống chứng từ, và báo cáo kế toánđúng theo quy định của cơ quan của Nhà nước Các báo cáo luôn đảm bảo cung cấpthông tin kịp thời cho cấp quản lý, hệ thống tài khoản linh hoạt, đơn giản có thể mởrộng khi có nhu cầu thêm tài khoản chi tiết, tổ chức kiểm tra, kiểm soát nhập liệu.Nhờ hệ thống thông tin tin học, mọi thành viên của đơn vị có thể hiểu rõ công việccủa mình, tiếp nhận đầy đủ và chính xác các chỉ thị từ cấp trên, thông tin bên ngoàicũng được tiếp nhận và ghi nhận trung thực, đầy đủ
- Bên cạnh đó cũng có một số nhược điểm quá trình vận hành hệ thống thôngtin kế toán của doanh nghiệp lại tiềm ẩn nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến tính chínhxác, độ tin cậy của thông tin cung cấp Các nguy cơ dẫn đến rủi ro là sai sót hoặcgian lận, phổ biến nhất là kế toán thiếu cẩn thận trong quá trình xử lý và thu thậpthông tin Trong môi trường thông tin bằng máy vi tính các hành vi gian lận có thểthực hiện bằng những công cụ, thiết bị tinh vi hơn và phức tạp hơn nhiều so với môitrường xử lý bằng tay
c Trình tự ghi chép sổ kế toán:
Trang 17- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tàikhoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểuđược thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào
sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện cácthao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổnghợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trungthực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Kế toán viên có thể kiểm tra, đối chiếu
số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy
- Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ragiấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toánghi bằng tay
- Để theo dõi các chi phí phát sinh công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng
từ ghi sổ” Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày được tập hợp trên chứng từghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết
d Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Tài khoản kế toán là cách thức
phân loại và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng phản ánhcủa hạch toán kế toán nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của các chủ thể Để thựchiện công tác kế toán các đơn vị, các tổ chức kinh tế phải sử dụng nhiều tài khoảnkhác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin đa chiều cho các đối tượng sử dụng
1.6.2 Các loại sổ sách kế toán chủ yếu:
- Sổ tài sản cố định
- Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá
- Thẻ kho
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
- Số tiền gởi ngân hàng
- Sổ công nợ mua hàng, bán hàng
Trang 18- Phiếu thu, Phiếu chi.
- Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho
1.7 Tổ chức nghiệp vụ kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết tại Công ty: 1.7.1 Chế độ kế toán áp dụng :
Công ty TNHH MTV Xây dựng Thanh Sang thực hiện chế độ kế toán theoQuyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006
1.7.2 Hình thức kế toán đang áp dụng: Hình thức công ty đang áp dụng là
hình thức “chứng từ ghi sổ”, ghi chép kết hợp sổ sách giữa kế toán chi tiết và kếtoán tổng hợp sử dụng nhiều biểu mẩu của cơ quan tài chính có sẵn
Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp thực hiện đồng thời Từ cơ sở dữ liệuchung ban đầu có được khi nhập số liệu của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinhvào máy tính, sổ kế toán chi tiết và các loại sổ sách và báo cáo kế toán tổng hợpkhác sẽ có được từ kết quả xử lý
a Đặc trưng và điều kiện áp dụng : Căn cứ ghi sổ: căn cứ trực tiếp để ghi sổ
kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Ghi theo nội dung trên sổ cái
+ Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợpcác chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
- Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm có
cả chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán
- Điều kiện áp dụng: áp dụng cho DN có quy mô vừa và nhỏ, sử dụng nhiềulao động kế toán và nhiều sổ kế toán
b Các loại sổ sách sử dụng:
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái, Các sổ thẻ kế toánchi tiết
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: dùng để đăng ký các chứng từ ghi sổ đã lập và
hệ thống hóa thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh theo trình tự
Trang 19thời gian nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ đã lập và phản ánh được toàn bộcác nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh khi ghi sổ kế toán, tránh thất lạc, sai sót.+ Sổ cái: được mở riêng cho từng tài khoản sử dụng.
+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết: được mở theo yêu cầu quản lý các đối tượng kếtoán.phản ánh các tài khoản cấp 1 cần phải theo dỏi chi tiết
c Trình tự ghi sổ kế toán:
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lậpChứng từ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi
sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứlập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan
- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phátsinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào
Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh
- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chitiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính
- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng
số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằngnhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư
Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằngnhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dưcủa từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Trang 20Bảng cân đối Số Phát Sinh
Chứng từ kế toán
Sổ Cái
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ Quỹ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Cuối kỳ kế toán Đối chiếu, kiểm tra
Ưu điểm và nhược điểm:
- Mẫu đơn giản , dễ thực hiện
- Thuận tiện cho việc phân
công lao động kế toán
- Lượng ghi chép nhiều, thường xuyên xảy
ra hiện tượng trùng lặp
- Việc kiểm tra chỉ diễn ra vào cuối tháng,
vì vậy cung cấp số liệu cho nhà quản lý chậm
d Phương pháp ghi chép theo thực tế:
Trang 21Chứng từ ghi sổ được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độnày là S02a-DNN theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 do Bộ tàichính ban hành, Cách ghi chứng từ ghi sổ được quy định như sau:
- Cột A: Trích yếu
- Cột B: Số hiệu tài khoản nợ
- Cột C: Số hiệu tài khoản nợ
- Cột 1: Ghi số tiền của chứng từ ghi sổ
- Cột D: ghi chú
Cuối trang sổ, cộng số phát sinh lũy kế để chuyển sang trang sau
Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước sang
1.7.3 Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng:
- Chế độ kế toán áp dụng: sử dụng chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hànhtheo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006
o TK loại 5 và loại 7 : Phản ánh doanh thu
o TK loại 6 và loại 8 : Phản ánh chi phí
o TK loại 9 : Xác định kết quả kinh doanh
o TK loại 0 là tài khoản ngoại bảng
- Hệ thống TK cấp 2 được thiết kế phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanhcủa Công ty trên cơ sở TK cấp 1 và các chỉ tiêu quản lý mục đích để hạch hoán vàquản lý cho thuận tiện
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 dương lịch hàngnăm Sử dụng hệ thống tài khoản Việt Nam
Trang 22- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng việt nam (VNĐ).
- Công tác kế toán tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: công ty đang áp dụng hạch toán kê khaithường xuyên
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định công ty đang áp dụng đường thẳng
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay theo chuẩn mực chi phí đi vay
- Nguyên tắc ghi nhân chi phí phải trả theo chuẩn mực các khoản chi phí phảitrả
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực số 14 chuẩnmực kế toán việt nam
1.7.4 Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết tại công ty:
1.7.4.1 Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp:
- Kế toán tổng hợp là việc thu thập, kiểm tra, xử lý, ghi chép và cung cấpthông tin tổng quát về tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, phản ánh tình hình, sựvận động của đối tượng kế toán theo các tài khoản tổng hợp
- Kiểm tra sự chính xác của quá trình hạch toán kế toán trong một thời kỳ,Cung cấp các thông tin cho chủ doanh nghiệp
1.7.4.2 Nhiệm vụ của kế toán chi tiết:
- Thu thập, kiểm tra, xử lý, ghi chép từng nghiệp vụ kinh tế, tài chính thể hiệntrên các chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp vào đúng tài khoản chi tiết một cáchchính xác, kịp thời, đầy đủ
- Kế toán chi tiết bất cứ lúc nào cũng có thể biết mọi thông tin cần thiết về đốitượng kế toán cụ thể như: Số dư đầu kỳ, doanh số nợ, doanh số có, doanh số tích luỹ
từ đầu tháng, đầu năm, số dư cuối kỳ Từ đó quản lý chặt chẽ tài sản, nguồn vốn,đảm bảo an toàn tài sản
Đối chiếu tại kế toán tổng hợp:
+ Kiểm tra toàn bộ các định khoản, các nghiệp vụ phát sinh
+ Kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp
Trang 23+ Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và đúng với thực tế không.
+ Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi.+ Định khoản các nghiệp vụ
+ Kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ
+ In sổ kế toán
+ Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê,…
+ Lập các báo cáo thuế
+ Giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toáncác đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu
Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như:thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu
1.8 Nghiệp vụ lập báo cáo tài chính tại Công ty:
- Hệ thống báo cáo tài chính của công ty TNHH MTV xây dựng ThanhSang Áp dụng theo Quyết định số 48/2006/QĐ –BTC, ngày 14/9/2006 của Bộtrưởng Bộ Tài chính và trình bày báo cáo tài chính tuân thủ theo chuẩn mực kếtoán số 14 chuẩn mực kế toán Việt nam
- Công ty lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch
- Báo cáo tài chính của công ty được gởi tới Sở kế hoạch và đầu tư, Cục thuế,Cục thống kê …
Trang 24- Các tài khoản này là cơ sở tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết,nhằm thu nhập, xử lý và cung cấp dữ liệu để lập báo cáo tài chính phù hợp với yêucầu quản lý của Công ty và của cơ quan Nhà nước.
Hiện nay Công ty TNHH MTV Xây dựng thanh sang lập báo cáo tài chínhgồm các bản biểu sau:
+ Báo cáo tài chính bộ 48 BCTC Mẫu số: B-01/DNN (Gồm có: Bảng cân đối
kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng cân đối tài khoản
+ Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số: B09 - DNN
1.8.1 Bảng cân đối kế:
Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng cân đối kế toán:
- Đối với cột “số đầu năm”, căn cứ số liệu “cột cuối kỳ” của bảng cân đối kếtoán ngày 31/12 năm trước để ghi
- Cột “số cuối kỳ” lấy số dư cuối kỳ các tài khoản liên quan trên bảng cân đốiphát sinh năm nay Để bảng cân đối kế toán đúng, ngoài việc phản ánh đúng, đầy đủ
số liệu cho các chỉ tiêu của nó cần phải đảm bảo quan hệ cân đối chung giữ tài sản
và nguồn vốn: tổng tài sản = tổng nguồn vốn
* Có đính kèm phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán và số liệu của Công ty năm
2016 theo mẫu số B-01/DNN ban hành theo Quyết định số: 48/2006/QĐ –BTC, ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính của công ty TNHH MTV Thanh Sang.
1.8.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh :
Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh:
- Đối với cột “số đầu năm”, căn cứ số liệu “ cột cuối kỳ” của bảng Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh ngày 31/12 năm trước để ghi
- Cột “ số cuối kỳ” lấy số dư cuối kỳ các tài khoản liên quan trên bảng cân đốiphát sinh năm nay
* Có đính kèm phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và số liệu của Công ty năm 2016 theo mẫu số B-01/DNN ban hành theo Quyết định số: 48/2006/QĐ –BTC, ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính của công ty
Trang 25TNHH MTV Thanh Sang.
1.8.3 Bảng cân đối tài khoản:
Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng cân đối tài khoản:
- Cột “tên tài khoản” ghi tên từng tài khoàn theo thứ tự từng loại mà doanhnghiệp đang sử dụng
- Cột “số hiệu” của từng tài khoản cấp 1 (hoặc tài khoản cấp 1 và cấp 2) doanhnghiệp sử dụng trong năm báo cáo
- Cột “số dư đầu năm” phản ánh số dư Nợ đầu năm và số dư Có đầu năm; Sốliệu để ghi được căn cứ vào sổ cái hoặc nhật ký - sổ cái, hoặc được ghi căn cứ vào
số liệu ghi ở cột 7, 8 của bảng cân đối tài khoản của năm trước
- Cột “số phát sinh trong năm” căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ, số phátsinh bên Có của từng tài khoản trong năm báo cáo; số liệu để ghi được căn cứ vàotổng số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên sổ cáihoặc nhật ký sổ cái trong năm báo cáo
- Cột “số dư cuối năm” dùng để phản ánh số dư bên Nợ cuối năm và số dư bên
Có cuối năm theo từng khoản mục của năm báo cáo; số liệu được tính ghi như sau:
Số dư cuối năm = số dư đầu năm + số phát sinh tăng – số dư cuối năm
* Có đính kèm phụ lục 3: Bảng cân đối tài khoản và số liệu của Công ty năm
2016 theo mẫu số B-01/DNN ban hành theo Quyết định số:48/2006/QĐ–BTC, ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính của công ty TNHH MTV Thanh Sang.
1.8.4 Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B-09/DNN): là một bộ
phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô
tả mang tính tường thuật hoặc phân tích những thông tin số liệu đã được trình bàytrong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối tàikhoản, cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế
toán cụ thể Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông
tin khác, nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lýbáo cáo tài chính
Trang 26* Có đính kèm phụ lục 4: Bản thuyết minh báo cáo tài chính và số liệu của
Công ty năm 2016 theo mẫu số B-09/DNN ban hành theo Quyết định số: 48/2006/
QĐ –BTC, ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính của công ty TNHH MTV
Thanh Sang.
* Nhận xét: Từ báo cáo tài chính năm 2016 (đính kèm) trên cho ta thấy tình
hình doanh thu của công ty năm 2016 so với 2015 giảm rõ rệt do trong năm giá cả
vật liệu trên thị trường đột biến tăng giá liên tục nên không ít nhiều ảnh hưởng đến
việc dự toán nhu cầu về vốn kinh doanh
Công ty đã thực hiện các báo cáo tài chính đúng theo quy định của Bộ tài
chính và Tổng Cục Thuế Tuy nhiên, còn một số nhân viên kế toán chưa áp dụng
đúng biểu mẫu theo quy định
* Kiến nghị: Công ty cần nên nâng cao kiến thức cho nhân viên kế toán để
thực hiện đúng biểu mẫu cũng như nghiệp vụ kế toán theo chế độ kế toán và thông
tư, nghị định của Bộ Tài Chính
1.9 Tổ chức kế toán quản trị tại Công ty:
Hiện nay công ty có bộ máy nhỏ gọn nên trong bộ máy kế toán không có kế
toán quản trị riêng biệt nhưng công ty đã tạo điều kiện lồng ghép với các bộ phận kế
toán nghiệp vụ khác, bên cạnh đó công ty cũng cần quan tâm đến việc thu nhận, xử
lí, ghi chép và phân tích thông tin đúng theo yêu cầu, vì vậy công ty giao cho kế
toán trưởng phụ trách kế toán quản trị công ty
1.10 Kết luận về công tác kế toán tại Công ty:
Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã học thêm đựơc nhiều kiến thức từ
thực tế Trên cơ sở từ lý thuyết đã học ở trường và thực hành trong thực tế em xin
đưa ra một số kiến nghị đến công ty Tuy nhiên, do kiến thức thực tế chưa có nên ý
kiến của em có thể chưa mang tính thực tiễn cao, nhưng em mong rằng nó có thể
góp phần ít nhiều vào việc làm kế toán tại công ty
* Ưu điểm:
- Mọi hoạt động SXKD, quản lý điều hành nói chung và công tác kế toán nói
riêng đều nằm trong những khuôn khổ, những quy định, chế độ của công ty Bộ
Trang 27máy quản lý của công ty thường xuyên được hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra của bộquản lý cấp trên, do đó công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình.
- Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung nên tinhgọn, khả năng xử lý công việc nhanh chóng và hiệu quả cao
- Hệ thống chứng từ kế toán được tổ chức ghi chép chính xác, đầy đủ, tổ chứclưu trữ theo đúng quy định Việc áp dụng kế toán máy trong công ty giúp công việchoàn thành nhanh chóng, tiết kiệm được khá nhiều công sức, rút ngắn thời gianquyết toán
- Công ty áp dụng hình thức kết toán là “Chứng từ ghi sổ” Việc áp dụng hìnhthức này giúp cho việc ghi sổ trở nên ngắn gọn, cách ghi chép đơn giản, dê hiểu, dễdàng áp dụng các phần mềm kế toán hiện hành mới nhất
- Các nhân viên kế toán phân công phù hợp với trình độ khả năng và kinhnghiệm Môi trường làm việc thoải mái năng động giúp các nhân viên phát huynăng lục làm việc luôn hoàn thành tất cả kế hoạch và nhiệm vụ được giao
* Nhược điểm:
- Hầu hết công việc kế toán được sử dụng trên phần mềm máy tính nên khi có
sai sót về máy tính hay phần mềm thì toàn bộ công việc kế toán bị ngưng trệ ảnhhưởng đến thời gian hoàn thành báo cáo
- Công việc kế toán phân công còn chưa đồng bộ, nhân viên chưa thực sự tâm
huyết nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Còn tồn tại một số ít cơ cấu quan liêu.
Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
* Kiến nghị về hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Tích cực quan hệ tìm kiếm và mở rộng thị trường và các đối tác đầu tư
- Không ngừng đổi mới biện pháp thi công đảm bảo chất lượng hạ giá thành,từng bước nâng cao tay nghề của công nhân, nâng cao uy tín và vị thế công ty
- Củng cố bộ máy quản lý, thực hiện phân công rõ ràng và giao chỉ tiêu thựchiện công việc cho từng phòng ban để đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng cao hơn