Trong lịch sử, có hai thứ chữ viết được sử dụng để ghi tiếng Việt, đó là chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.. Tiếng Việt - chữ Quốc ngữ gần một thế kỷ nay là một thể thống nhất không rời, chữ Quốc
Trang 1CHỮ VIẾT GHI TIẾNG VIỆT:
CHỮ NÔM HAY LÀ CHỮ QUỐC NGỮ?
Đỗ Thùy Trang
Trường Đại học Quảng Bình
Tóm tắt Trong lịch sử, có hai thứ chữ viết được sử dụng để ghi tiếng Việt, đó là chữ Nôm và
chữ Quốc ngữ Bài viết này giới thiệu cuộc tranh luận chuyên môn về chữ viết nào phù hợp và tiện lợi hơn, nên sử dụng thứ chữ nào để ghi tiếng Việt và quan điểm của cá nhân tác giả về vấn đề này Cuộc tranh luận này dĩ nhiên chỉ mang tính học thuật nhưng rất hữu ích đối với sinh viên học ngôn ngữ, giúp cho sinh viên có những hiểu biết sâu sắc về chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình là tiếng Việt
1 Chữ viết không những đảm nhiệm chức năng ghi tiếng nói mà nó còn có chức năng
xã hội vô cùng quan trọng, không thể thay thế, không thể cải cách theo ý muốn chủ quan của bất cứ cả nhân nào trong xã hội Bởi nó là công cụ chung được cả xã hội chấp nhận, diện mạo gắn liền với mặt nghĩa của từ, nó trở thành một thứ truyền thống văn hoá, được sử dụng theo tập quán của cả cộng đồng xã hội Do vậy, bây giờ đặt ra vấn đề lựa chọn chữ viết nào để ghi tiếng Việt hiện đại, thứ tiếng nói mẹ đẻ thân thuộc của chúng ta từ bao đời nay, thoạt tiên có
vẻ ngây ngô, thậm chí có phần hài hước Tiếng Việt - chữ Quốc ngữ gần một thế kỷ nay là một thể thống nhất không rời, chữ Quốc ngữ đã trở thành ký hiệu chính thức để ghi tiếng nói dân tộc, còn chữ Nôm là một chữ viết chỉ còn mang tính di sản Thế nhưng, xét một cách nghiêm túc và có tính học thuật, trong quá trình nghiên cứu tài liệu lẫn thực tế giảng dạy ngôn ngữ tiếng Việt cho sinh viên, đối sánh và lựa chọn (nếu được quyền) thứ chữ viết nào tốt nhất, phù hợp nhất để ghi tiếng nói người Việt Nam, là vấn đề không hề đơn giản và dễ thuyết phục Do vậy, chữ viết ghi tiếng Việt là một đề tài tranh luận thú vị, tạo được sự quan tâm của rộng rãi những người chuyên môn và quan tâm đến ngôn ngữ học và tiếng Việt cho đến tận bây giờ
2 Trong lịch sử, một cách chính thức từ khoảng thế kỉ XII trở về trước chúng ta chưa
có chữ viết để ghi tiếng Việt Một số nhà Việt ngữ học trong thời gian gần đây cho rằng dân tộc ta đã có chữ viết "hình dạng ban đầu như những con nòng nọc đang bơi", cùng hình thành với nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc Những nghiên cứu khảo cổ học bắt đầu chứng minh cho nhận định đó Nhưng giả sử đã từng tồn tại một dạng chữ viết thật sự hoặc tiền thân như chữ viết thì biến cố lịch sử 1000 năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ và đồng hoá không cho phép nó phát triển thành một hệ thống chữ viết hoàn chỉnh
Sau khi bành trướng Trung Hoa bị quét sạch khỏi bờ cõi thì xuất hiện nhu cầu cấp bách cần một chữ viết trong lĩnh vực hành chính quốc gia, chính quyền các triều đại phong kiến Việt Nam đã vay mượn chữ Hán làm văn tự chính thức Từ đó cho đến hết thế kỉ XIX, nửa đầu thế kỉ XX, trong lĩnh vực hành chính, thi cử, văn chương…cha ông ta đều sử dụng chữ Hán Trong quá trình vay mượn chữ Hán, xuất phát từ tinh thần dân tộc và nhu cầu cần ghi những từ thuần Việt không có trong vốn từ Hán, cha ông ta đã sáng tạo ra chữ Nôm, tức mượn mẫu tự Hán để ghi âm tiếng Việt Không ai có thể biết chính xác chữ Nôm chính thức
ra đời vào thời điểm nào tuy nhiên căn cứ vào lịch sử ngữ âm và những dấu tích trong văn chương, các nhà ngôn ngữ học xác định chữ Nôm ra đời vào khoảng thế kỉ XII- XIII Nhưng
Trang 2sự ra đời của một thứ chữ viết sẽ chỉ là một sự kiện không quan trọng, không ai chú ý đến nếu
nó không trở thành một thiết chế, được áp đặt do một quyền lực chính trị và được người sử dụng nhìn nhận như vậy Đó chính là điều chữ Nôm không bao giờ đạt đến, vì chữ Nôm chưa bao giờ được nhìn nhận như là một thiết chế, một thứ chữ viết chính thức của Việt Nam, có lẽ ngoại trừ hai khoảng thời gian trị vì ngắn ngủi của nhà Hồ (1400-1407) và nhà Nguyễn Tây Sơn (1788-1802)
Từ thế kỉ XVII, với sự xuất hiện của cuốn Dictionnarium, lusitanum et latium (từ điển Việt - Bồ - La) của Giáo sĩ Alexandre de Rhodes, xuất bản năm 1651 tại Roma, có thể nói là chữ viết tiếng Việt theo mẫu tự Latinh đã ra đời Về chữ Quốc ngữ, từ lúc cấu tạo vào thế kỉ XVII cho đến khi đem áp dụng một cách tác động vào giữa thế kỉ XIX, nghĩa là trong suốt hai thế kỉ, thứ chữ viết này chỉ được biết đến và sử dụng bởi một nhóm người theo Kitô giáo
để truyền bá Thiên Chúa giáo Sau đó, dưới áp lực của chính quyền đô hộ, chữ Quốc ngữ mới rời khỏi khung cảnh nhỏ hẹp của người Công giáo để phổ biến vào quần chúng ở các vùng do Pháp quản trị Từ đó chữ viết theo mẫu tự Latinh trở thành một công cụ không thể thiếu được trong guồng máy cai trị của Pháp ở Việt Nam Cuộc chinh phục Việt Nam của Pháp ngày càng mở rộng thì sự áp dụng chữ Quốc ngữ ngày càng lan ra Ban đầu các nhà nho yêu nước Việt Nam chống lại sự truyền bá chữ Quốc ngữ, nhưng bắt đầu thế kỉ XX, người Việt Nam trở nên đồng tình, hô hào học chữ Quốc ngữ, khi nhận thấy cái lợi của sự thay đổi của chữ viết này
Khi Pháp hoàn tất cuộc xâm lược, thiết lập bộ máy hành chính trên đất nước Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam có hai quyền lực chính trị và hành chính song song, một bên là chính quyền Pháp, một bên là chính quyền bản xứ, triều đình nhà Nguyễn Tình trạng này đưa đến hai thứ chữ viết chính thức cùng cộng cư và cạnh tranh: chữ Quốc ngữ phía chính quyền Pháp và chữ Hán phía triều đình Huế Khi quyền lực của triều đình bị suy giảm thì chữ Hán cũng bị lép vế trước chữ Quốc ngữ Việc chữ Hán bị đánh bật ra khỏi giới chức trách quan trường không chỉ là sự thất thế của một chữ viết, đó cũng là một sự thay thế quan trọng, tiếng Pháp chiếm địa vị của tiếng Trung Quốc Với chữ viết, Việt Nam đi từ vùng ảnh hưởng Hán (sinophonie) sang vùng ảnh hưởng Pháp (francophonie) Từ đó đến nay, chữ Quốc ngữ là văn
tự chính thức của nước ta trong tất cả mọi lĩnh vực, còn chữ Nôm là một thứ chữ viết đã mất, chỉ tồn tại trong một thời kì lịch sử nhất định
3 Chữ Nôm hay là chữ Quốc ngữ? Về hai thứ chữ viết ghi tiếng Việt, có hai quan niệm khác hẳn nhau Một bên đại diện tiêu biểu là GS Cao Xuân Hạo, ca ngợi tính phù hợp của chữ Nôm và chữ Hán đối với việc ghi âm tiếng Việt, đồng thời chỉ ra những bất cập trong việc dùng mẫu tự La tinh để ghi tiếng Việt Ngược lại, đại diện là GS Nguyễn Phú Phong lại
ca ngợi tính tích cực, hợp lí của chữ Quốc ngữ Mỗi nhà nghiên cứu đều có lí do riêng và đã chứng minh rất thuyết phục, hùng hồn cho quan điểm của mình
Theo GS Cao Xuân Hạo, chữ Quốc ngữ có ưu điểm học nhanh, biết đọc, biết viết nhanh Nếu đặt ưu điểm này vào điều kiện và lịch sử nước ta thì rất có ý nghĩa Đối với những người sáng tạo ra nó, là các giáo sĩ truyền đạo, thứ chữ dễ đọc dễ viết này giúp họ viết được tiếng Việt nhanh chóng và người Việt qua đó cũng tiếp thu Đạo Thiên chúa nhanh hơn
Trang 3Có một số thời điểm trong lịch sử, cần phải thanh toán nạn mù chữ để lo những nhiệm vụ quan trọng hơn như đánh giặc, kháng chiến, nên ưu điểm này rất có giá trị Nhưng theo GS Hạo, ưu điểm đó hiện nay trong thời bình không có mấy giá trị nữa
Mặt khác sự tồn tại của chữ Nôm làm cho chữ Quốc ngữ có vẻ ưu việt đặc biệt Vì chữ Nôm là một thứ chữ phức tạp, khó học, khó nhớ gấp nhiều lần so với chữ Hán, nên chữ Quốc ngữ tiện hơn hẳn GS còn đặt ra một giả thiết (và mong ước), giá người Việt cứ dùng nguyên chữ Hán như người Nhật thì có lẽ tình hình bây giờ đã khác (hàm ý rằng có lẽ bây giờ người Việt sẽ dùng chữ Hán chứ không phải là chữ Quốc ngữ)
Trên bình diện thực tiễn, chữ Quốc ngữ phân biệt đầy đủ các âm thanh cần phải phân biệt của tiếng Việt Việc vay mượn kiểu chữ này của phương Tây có một thuận lợi khá quan trọng, đưa nước ta vào khối cộng đồng lớn của những nước dùng chữ Latinh trên sách báo, giấy tờ và biển hiệu Nhờ đó, một khi “tiếng” đã được tháo rời ra thành âm, các văn bản tiếng Việt có thể sao đúng chính tả của bất cứ từ ngữ nào (đặc biệt là các tên họ) được viết sang chữ Latinh hoặc đã được chuyển tự sang hệ chữ Latinh
Bên cạnh những ưu điểm dó, GS Hạo đưa ra những nhận xét về nhược điểm của thứ chữ viết này Xét về loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập nên dùng chữ Hán để ghi tiếng Việt là hợp lí và thích hợp Còn dùng mẫu tự ABC của tiếng Latinh là có phần xa lạ vì
nó chỉ phù hợp với hệ thống cấu trúc âm vị học của các ngôn ngữ biến hình kiểu châu Âu Trên bình diện lí thuyết, chữ Quốc ngữ không phải là một cách viết thích hợp với tiếng Việt
Nó sử dụng tự mẫu Latinh, một hệ thống văn tự phản ánh cấu trúc âm vị học của các ngôn ngữ biến hình kiểu châu Âu, trong đó đơn vị cơ bản là tiểu âm vị (microphoneme), một đơn
vị được thể hiện bằng một âm tố, trong khi đơn vị cơ bản của hệ thống âm vị học tiếng Việt là tiếng, hình tiết hay trường âm vị (macrophoneme) vốn đồng thời là đơn vị ngữ nghĩa và ngữ pháp Một thứ chữ như Quốc ngữ che giấu và xuyên tạc cái cấu trúc âm vị học thực của các tiếng sử dụng nó, và làm cho người nghiên cứu lạc hướng hoàn toàn
Hơn nữa, chữ viết không phải là phiên âm, vì ngôn ngữ không phải chỉ là âm thanh, nó còn có nghĩa Cho nên, một hệ thống chữ viết lí tưởng phải phản ánh, ít nhất là một phần cái nghĩa của từ Từ cổ đại, loài người đã có một hệ thống chữ viết gần đạt đến cái lí tưởng ấy: chữ Hán Một bằng chứng sáng rực của tính ưu việt của chữ Hán là hiệu quả tuyệt vời của việc sử dụng nó cho một ngôn ngữ thuộc loại hình khác hẳn tiếng Hán, tiếng Nhật Nhờ chữ Hán mà người Trung Quốc vốn nói nhiều ngôn ngữ khác nhau có được một công cụ giao tiếp chung Nó còn là sứ giả cho người Hán và các dân tộc Hàn, Nhật, Giao Chỉ, người Hồ và các thứ rợ khác vốn thường bút đàm với người Hán nhiều hơn là ngôn đàm Còn chữ Quốc ngữ chỉ là loại chữ ghi âm thuần tuý mà không có biểu hiện về ngữ nghĩa Do đó, nhược điểm của chữ Quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm âm vị học (như nhiều người đã lầm tưởng mà đề xuất ra cuộc cải cách chữ viết những năm 60 của thế kỉ XX), mà chính ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, nhược điểm ấy lộ rõ nhất là trong trường hợp những từ đồng âm vốn rất nhiều trong tiếng Việt
Trang 4Tóm lại GS Cao Xuân Hạo trong quá trình so sánh đối chiếu hai thứ chữ viết đã có trong lịch sử tiếng Việt là chữ Hán và chữ Quốc ngữ, đã đi đến nhận xét là chữ Hán phù hợp với tiếng Việt hơn hẳn so với chữ Quốc ngữ Những ưu điểm của chữ Quốc ngữ mà GS thừa nhận chỉ là sự tiện dụng có tính thời điểm hoặc là yếu tố phụ Còn về bản chất loại hình và ngôn ngữ, chữ Hán phù hợp với tiếng Việt Do đó, việc bỏ chữ Hán để dùng chữ Quốc ngữ là một “điều đáng tiếc của lịch sử”, là “một tai hoạ” không cải hoán được nữa mà hậu quả của
nó là làm cho đa số người Việt Nam mù chữ ngay trên đất nước mình Và GS đề xuất: chúng
ta có thể bổ cứu cho sự mất mát này bằng cách dạy chữ Hán như một môn bắt buộc ở trường phổ thông Người Việt sẽ không thể giỏi tiếng Việt nếu không hiểu thấu đáo nghĩa các từ Hán Việt vốn chiếm tỉ lệ hơn 70% trong vốn từ vựng tiếng Việt
Còn theo quan niệm của GS Nguyễn Phú Phong, chữ Nôm có những hạn chế rất cơ bản Với chữ Nôm, bộ phận nghĩa chỉ là một yếu tố phụ, một nét khu biệt cho bộ phận âm và
ta có thể không dùng đến Vì tính chất thứ yếu và không cần thiết của bộ phận chỉ ý và hiệu suất kém cỏi của nó, sự sử dụng yếu tố chỉ ý ngày càng nhiều với sự gia tăng càng cao của chữ Nôm hình thành vào thời phát triển mạnh của chữ Nôm từ thế kỉ XVIII trở đi, là một giải pháp thật tốn kém
Một trở ngại khác của chữ Nôm bắt nguồn từ quyết định tuyển dụng hay đúng hơn là sự nổi trội và bảo tồn âm tiết như là đơn vị ngữ âm tác động trong công cuộc đặt chữ viết Việc
sử dụng âm tiết như một đơn vị ngữ âm cơ sở bắt buộc ta phải tạo ra thật nhiều kí hiệu viết,
8187 chữ/kí hiệu theo bảng tra chữ Nôm của Viện Ngôn ngữ học Một hậu quả khác xuất phát từ quan niệm chữ Nôm: một số kí hiệu/chữ đạt đến số nét cao khó tưởng tưởng 35, như chữ rùa Như vậy đối với một thứ chữ viết quá rườm rà
Về chữ Quốc ngữ, mặc dù có những khuyết điểm nhỏ, công trình của A.de Rodhes của những người đi trước ông cũng như của những người kế là một thành công khoa học đáng ghi Chữ Quốc ngữ có những ưu điểm rất nổi trội Đó là một hệ thống phiên viết mạch lạc, chặt chẽ, có giá trị về ngữ âm học và rất tiết kiệm So với sự rườm rà của chữ Nôm, chữ Quốc ngữ chỉ cần dùng vẻn vẹn có 43 kí hiệu cơ bản Do vậy, chữ Quốc ngữ rất tiện lợi và dễ học,
dễ nhớ Một khi đã học, hiểu chữ Quốc ngữ chỉ cần vài ba tuần thì chữ nào từ nào cũng đọc được đúng đắn vì trường hợp chính tả ngoại lệ có nhưng không đáng kể Đó là chỗ khác biệt phi thường giữa hai thứ chữ viết, một sự tiết kiệm lớn lao trong việc vận dụng trí nhớ để học chữ Quốc ngữ thay vì chữ Nôm, mặc dù là khi học chữ Quốc ngữ không chỉ học chữ cái mà còn phải học cách kết hợp của chúng
Người ta thường nói đến một khuyết điểm lớn của chữ Quốc ngữ là chữ viết này không
có khả năng phân biệt những từ khác nghĩa nhưng đồng âm Trong chữ Quốc ngữ, chu cảnh, ngữ đoạn làm công tác thay thế bộ phận nghĩa trong chữ Nôm Do đó, cũng không thể chỉ trích đây là điểm yếu của chữ Quốc ngữ
4 Như đã trình bày, GS Cao Xuân Hạo và GS Nguyễn Phú Phong khi đối chiếu, so
sánh hai thứ chữ viết đã có trong lịch sử tiếng Việt đều có những nhận định và kiến giải rất sâu sắc, đáng tin cậy về nhiều phương diện Tuy nhiên, hai ông lại theo đuổi hai quan niệm khác hẳn nhau Mỗi thứ chữ viết đều có những ưu điểm và giá trị nhất định, không ai có thể
Trang 5phủ nhận Đối với chữ Quốc ngữ đó là tính tiện dụng, dễ học, dễ nhớ, dễ phổ biến Còn chữ Nôm thì ghi được cả âm lẫn ghi ý, phân biệt được những từ đồng âm vốn rất phong phú trong tiếng Việt
Tuy nhiên, sự trái ngược trong kết luận của hai nhà nghiên cứu xuất phát từ quan niệm
và sự đánh giá độ quan trọng của các tiêu chí Nếu GS Phong xem tính tiện dụng là đặc tính quan trọng hàng đầu của chữ viết thì GS Hạo lại cho rằng, một chữ viết lí tưởng phải là chữ viết có khả năng ghi âm lẫn ghi ý, còn tính tiện dụng, dễ học, dễ nhớ chỉ là tiêu chí thứ yếu Mặt khác, chữ Nôm lại phù hợp với loại hình đơn lập của tiếng Việt hơn là chữ Quốc ngữ, ghi âm bằng hệ thống mẫu tự Latinh, vốn phù hợp với các ngôn ngữ biến hình Châu Âu nhiều hơn Chữ Nôm cũng gần gũi với chữ Hán, nên nối kết liền mạch với văn hoá truyền thống Việt Nam hơn Do đó, theo quan niệm nào là tuỳ thuộc vào việc đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của tiêu chí chữ viết
Nói chung, xu hướng phổ biến hiện nay là đề cao tính tiện dụng, tiết kiệm, một chữ viết được đánh giá là tối ưu hay không thì phải căn cứ vào tính tiết kiệm của nó Chữ Nôm đúng
là quá phức tạp và rườm rà so với chữ Quốc ngữ
Tuy nhiên, thứ chữ viết nào được lựa chọn làm chữ viết quốc gia không phải bao giờ cũng xuất phát từ tính ưu việt hay phù hợp hơn của nó Trong trường hợp này, sự lựa chọn chữ viết để ghi tiếng Việt theo chúng tôi rõ ràng là không xuất phát từ đặc trưng bản chất loại hình hay tính tiết kiệm, tiện dụng như hai GS tranh luận mà đây là sự lựa chọn mang tính lịch
sử Chữ Quốc ngữ được chọn theo chúng tôi nghĩ không phải vì thứ chữ viết này tối ưu hơn
so với chữ Nôm mà lí do căn bản là nó đã được chính quyền thực dân Pháp áp đặt bắt buộc như một thể chế, thứ mà nói như Nguyễn Phú Phong, chữ Nôm chưa bao giờ đạt được địa vị
đó Cho nên, chưa bao giờ trong lịch sử tiếng Việt, chữ Nôm được xem như một chữ viết quốc gia và được toàn dân sử dụng Cũng không thể không thừa nhận tính chưa hoàn chỉnh
và chưa chặt chẽ của chữ Nôm, vì trong lịch sử, chưa bao giờ nó được hiệu chỉnh, sửa chữa một cách có hệ thống như lịch sử chữ Quốc ngữ
Ngược lại, chữ Quốc ngữ từ khi ra đời, trải qua một quá trình có thể nói là không dài nhưng đã được toàn thể người dân Việt Nam sử dụng, nâng cao số lượng người biết đọc biết viết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, góp phần đưa Việt Nam hội nhập vào cộng đồng rộng lớn các nước trên thế giới ngoài ảnh hưởng của Hán ngữ Mỗi chữ viết bao giờ cũng có những nhược điểm nhất định, không có thứ chữ viết nào là tối ưu Việc lựa chọn và sử dụng chữ Quốc ngữ của Việt Nam là một sự kiện có tính xã hội và lịch sử, mà chữ viết là thứ của cải chung của xã hội, không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan của bất kì ai, dù đó là ý muốn làm tốt hơn Do đó, việc Việt Nam sử dụng chữ Quốc ngữ là một hiện thực Còn giữ gìn, bảo tồn chữ Nôm và di sản văn hoá Hán Nôm của dân tộc là một lĩnh vực hoàn toàn khác
Do đó, việc lật lại vấn đề chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ ở đây chỉ là một công việc thuần học thuật nảy sinh trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy của bản thân chứ không nhằm đề nghị cải cách hay thay đổi chữ viết Bởi cải cách, cách tân chữ viết (dù với mong muốn tốt đẹp là hoàn chỉnh hệ thống ký hiệu ghi âm) theo chúng tôi là một việc làm hết sức duy ý chí, không thể biến thành hiện thực khi chúng ta đều thừa nhận rằng chữ viết cũng là một tài sản
Trang 6chung của xã hội, mang tính văn hóa tinh thần Cân nhắc ưu, nhược điểm của chữ Nôm và chữ Quốc ngữ chỉ là cơ hội cho chúng ta nhìn lại và hiểu thấu đáo hơn về vấn đề lịch sử chữ viết tiếng Việt, biết trân trọng chữ viết chúng ta ngày nay cũng như trân trọng những giá trị
đã có, dù bây giờ chỉ còn là quá khứ, cùng với mong muốn người trí thức Việt Nam phải biết
và hiểu được chữ Nôm, là tài sản cha ông đã sáng tạo ra trên tinh thần tự lực dân tộc, là chữ viết ghi lại bao nhiêu áng văn thơ tinh hoa dân tộc như Truyện Kiều, ghi lại bao tên đất tên làng, tên đình chùa miếu mạo, là tâm hồn, cốt cách văn hóa Việt vẫn còn hiện diện cho đến hôm nay Cho nên không biết chữ Nôm là thực trạng "người Việt mù chữ Việt" đáng buồn
đúng như GS Cao Xuân Hạo đã từng cảnh báo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cao Xuân Hạo (2003), “Chữ Tây và chữ Hán, thứ chữ nào hơn?”, Kiến thức ngày nay, số 14 ngày
15-6-1994 Đăng lại trong Tiếng Việt Văn Việt Người Việt, In lần thứ 3, NXB Trẻ
[2] Cao Xuân Hạo (1995), “Mấy nhận xét về chữ Quốc ngữ”, Kỷ yếu Hội thảo Chữ Quốc ngữ và sự phát triển
của văn hóa Việt Nam, ĐH TH TPHCM Đăng lại trong Tiếng Việt Văn Việt Người Việt, In lần thứ 3, NXB Trẻ
2003
[3] Nguyễn Phú Phong, Việt Nam, “Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội”, Tạp chí Chim Việt Cành Nam online, Số 41
/ 15 - 11 - 2010
VIETNAMESE LETTERS:
NOM SCRIPT OR NATIONAL SCRIPT?
Do Thuy Trang
Quang Binh University
Abstract: In our history, there are two scripts that have been used to write Vietnamese They
are Nom (demotic script) and Quoc ngu (Vietnamese script) This article introduces the argument about which script is more suitable, user-friendly and Vietnamese should choose between Nom and Quoc ngu to write Vietnamese? The author also shows some points of view about it This only signifies in the domain of learning but it is very useful for linguistics students to know deeply our mother tongue