Một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam .... vấn đề này, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài luận
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRỊNH THỊ BÍCH DIỆP
PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2016
Trang 2Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ THANH
Hà Nội – 2016
Trang 3iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trịnh Thị Bích Diệp
Trang 41
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU 4
Chương I 11
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 11
1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại giới hạn cấp tín dụng 11
1.1.1 Khái niệm giới hạn cấp tín dụng 11
1.1.2 Đặc điểm giới hạn cấp tín dụng 12
1.1.3 Phân loại giới hạn cấp tín dụng 13
1.2 Khái quát về an toàn hoạt động của NHTMCP 14
1.3 Vai trò của giới hạn cấp tín dụng đối với an toàn hoạt động của NHTMCP 16
1.4 Sự cần thiết phải quy định bằng pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của NHTMCP 17
1.5 Pháp luật về giới hạn cấp tín dụng trong hoạt động của NHTMCP 19
1.5.1 Khái niệm pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để bảo đảm an toàn hoạt động của NHTMCP 19
1.5.2 Nội dung chủ yếu của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng trong hoạt động của NHTMCP 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 28
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM HIỆN
NAY Error! Bookmark not defined.
Trang 52
2.1 Giới hạn về chủ thể được cấp tín dụng Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Giới hạn về tổ chức, cá nhân không được trở thành chủ thể được
NHTMCP cấp tín dụng Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Giới hạn chủ thể bị hạn chế cấp tín dụngError! Bookmark not
defined
2.1.3 Giới hạn chủ thể được cấp tín dụng Error! Bookmark not defined.
2.2 Giới hạn về quyền lợi được ưu đãi Error! Bookmark not defined.
2.3 Thủ tục cấp tín dụng trong giới hạn cấp tín dụngError! Bookmark not
defined
2.4 Giới hạn về tổng mức dư nợ cấp tín dụng Error! Bookmark not defined.
2.5 Giới hạn về lĩnh vực cấp tín dụng Error! Bookmark not defined.
2.6 Giới hạn về biện pháp bảo đảm Error! Bookmark not defined.
2.7 Những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật hiện hành về giới hạn cấp tín
dụng tác động đến an toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam Error!
Bookmark not defined
2.7.1 Ưu điểm của pháp luật hiện hành về giới hạn cấp tín dụng tác động của
chúng đến an toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt NamError! Bookmark
not defined
2.7.2 Nhược điểm của pháp luật hiện hành về giới hạn cấp tín dụng tác động
của chúng đến an toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam Error!
Bookmark not defined
KẾT LUẬN CHƯƠNG II Error! Bookmark not defined.
Chương III Error! Bookmark not defined.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG ĐỂ ĐẢM BẢO
Trang 63
AN TOÀN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM Error! Bookmark not defined.
3.1 Cơ sở để hoàn thiện pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an
toàn hoạt động của các NHTMCP tại Việt NamError! Bookmark not
defined
3.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo
an toàn hoạt động của các NHTMCP tại Việt NamError! Bookmark not
defined
3.3 Một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về giới hạn cấp tín dụng
để đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam Error!
Bookmark not defined
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an
toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Xây dựng cơ chế đồng bộ nhằm hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý giám sát và
bảo đảm tuân thủ trên thực tế quy định về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo
an toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt NamError! Bookmark not
defined
KẾT LUẬN CHƯƠNG III Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 74
MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngân hàng thương mại cổ phần là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế thực hiện chức năng luân chuyên vốn, góp phần điều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế Hoạt động kinh doanh của NHTMCP được phân vào nhóm hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao nhất bởi đối tượng của hoạt động kinh doanh ngân hàng là tiền - là hàng hóa đặc biệt do chính Nhà nước phát hành, là công cụ thanh toán trong nền kinh
tế, nó có sự ảnh hưởng và liên quan đến nhiều chủ thể trong xã hội Chỉ một biến động nhỏ trong hoạt động kinh doanh cũng có thể gây tác động đến hoạt động của không chỉ NHTMCP đó mà có thể ảnh hưởng đến toàn ngành ngân hàng (một thay đổi nhỏ về lãi suất có thể dẫn đến sự dịch chuyển khách hàng
từ ngân hàng này sang ngân hàng khác) Do vậy, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh luôn được pháp luật cũng như mỗi NHTMCP gắn liền với yêu cầu đảm bảo an toàn kinh doanh Tuy nhiên, trong xu thế thị trường hiện tại, khi các NHTMCP đang phải cạnh tranh khốc liệt thì các NHTMCP vẫn thường đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết mà chưa coi trọng vấn đề an toàn hoạt động Trong khi đó, bản chất của hoạt động ngân hàng mang tính “dây chuyền”, mang tính hệ thống nên chỉ cần một NHTMCP “có vấn đề” nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của một mình NHTMCP đó mà còn ảnh hưởng đến NHTMCP khác, ảnh hưởng chung đến toàn ngành ngân hàng và dẫn đến ảnh hưởng đến nền kinh tế
Đồng thời, hoạt động kinh doanh của NHTMCP bao gồm rất nhiều hoạt động như: huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán, phái sinh, ngoại hối,
Trang 85
… trong đó, tín dụng là hoạt động truyền thống, hoạt động cốt lõi và cơ bản đem lại nguồn lợi nhuận cho các NHTMCP nhưng cũng chính vì thế nên nó luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho NHTMCP Do hoạt động của NHTMCP là kinh doanh tiền, “mang” tiền đi cho vay để thu lợi nhuận là lãi suất vay mà tiền nội tại của NHTMCP có để cho vay chỉ nằm trong vốn điều lệ còn lại là vốn đi vay từ hoạt động huy động nên khi hoạt động cấp tín dụng gặp rủi ro thì NHTMCP không chỉ rơi vào tình trạng mất vốn tự có của bản thân mình
mà còn có nguy cơ không thể trả được số tiền đã huy động của khách hàng Điều đó có nghĩa, rủi ro từ hoạt động cấp tín dụng của NHTMCP có thể ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn kéo theo ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của NHTMCP
Để đảm bảo hạn chế rủi ro kinh doanh, hoạt động cấp tín dụng của NHTMCP cần đánh giá được toàn diện khách hàng mà cốt lõi là năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng Nếu không đánh giá được năng lực tài chính của khách hàng, không đánh giá được khả năng hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn của khách hàng mà chỉ cấp tín dụng dựa vào tài sản bảo đảm thì rủi ro từ hoạt động cấp tín dụng càng cao Đến khi NHTMCP buộc phải xử
lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ là lúc nợ xấu đã xảy ra, NHTMCP có khả năng bị mất vốn và có thể dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
Bản chất hoạt động cấp tín dụng của NHTMCP luôn tiềm ẩn nhiều rủi
ro như vậy nên cần phải đặt ra các điều kiện, những giới hạn về mặt tỷ lệ an toàn trong hoạt động cấp tín dụng để đảm bảo an toàn cho hoạt động chung của NHTMCP, tránh những rủi ro tiềm ẩn có thể gặp phải Tuy vậy, pháp luật
là một trong các công cụ điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTMCP lại chưa xây dựng được các quy định đầy đủ và hoàn thiện, trong tổng thể
Trang 9vấn đề này, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài luận văn là “Pháp luật về giới
hạn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại
cổ phần tại Việt Nam”, trong đó, luận văn này sẽ hướng tới hai nội dung: (1)
Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của NHTMCP và những bất cập trong việc thực thi pháp luật đó; (2) Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giới hạn cấp tín dụng
để đảm bảo an toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận của pháp luật về các giới hạn cấp tín dụng để bảo đảm an toàn hoạt động tại NHTMCP và đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn thực thi pháp luật về gi ới hạn cấp tín dụng để bảo đảm an toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam Trên cơ sở những nghiên cứu đó, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để bảo đảm an toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam
Trang 101.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài
Cho đến thời điểm hiện tại, pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTMCP nói chung và pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của NHTMCP nói riêng còn chưa hoàn chỉnh và cụ thể Một số quy định pháp luật về các giới hạn và tỷ lệ cấp tín dụng trong hoạt động của NHTMCP còn nhiều bất cập, mâu thuẫn trong chính các quy định của pháp luật và chưa khả thi trong thực tế Do đó, là công trình nghiên cứu pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật một cách cụ thể, luận văn có những đóng góp mới là:
- Tổng hợp, trình bày và phân tích một cách khoa học và có hệ thống các vấn
đề lý luận cơ bản về giới hạn cấp tín dụng và pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam
- Nêu và phân tích nguyên nhân, đánh giá thực trạng pháp luật giữa các quy định của pháp luật với nhau và thực tiễn áp dụng pháp luật, những khó khăn và vướng mắc của các NHTMCP trong cách hiểu và cách áp dụng pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam
- Luận văn kiến nghị, đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam nhằm góp phần xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, mang tính khả thi và thuận tiện khi áp dụng vào thực tiễn
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 11Đồng thời, luận văn cũng chỉ tiếp cận và làm rõ các nội dung về giới hạn cấp tín dụng tác động đến sự an toàn hoạt động của NHTMCP mà không nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động cấp tín dụng của NHTMCP (bao gồm các nội dung như hoạt động quản lý của NHNN với các NHTMCP, các chế tài áp dụng trong trường hợp NHTMCP vi phạm quy định về giới hạn cấp tín dụng,…)
1.5 Tổng quan tài liệu
Dưới góc độ luật học, pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam đã được đề cập đến tại một số công trình nghiên cứu khoa học như:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Tấn Phước, bảo vệ thành công năm 2007 tại Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh về: “Bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” Nội dung luận án tập trung phân tích đánh giá tình hình hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bao gồm nghiên cứu tình hình huy động vốn, tình hình cho vay và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo
an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Trung, bảo vệ thành công năm
2012 tại Học viện Ngân hàng về: “Đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel” Tại luận án này, tác giả hệ thống hóa, phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng an toàn của hệ
Trang 129
thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sơ đối chiếu với các chuẩn mực khuyến nghị của Basel II&III
- Bài viết: “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng
ở Việt Nam – Con đường gập ghềnh” của tác giả Huỳnh Thế Du và Đỗ Thiên Anh Tuấn năm 2013 đăng tải trên trang web của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nội dung chính của bài viết này là phân tích những điểm mới của Thông
tư 13/2010/TT-NHNN về đảm bảo an toàn hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam nhưng tác giả chỉ đề cấp đến vấn đề an toàn vốn tối thiểu và sự phù hợp của quy định về an toàn vốn tối thiểu tại Thông tư này với các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng (Basel)
- Bài viết: “Hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng” của tác giả TS Phạm Thị Giang Thu – Đại học Luật Hà Nội và ThS Nguyễn Ngọc Lương - Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương Tại bài viết này, tác giả nghiên cứu về các quy định về phòng ngừa rủi ro tín dụng, nguyên tắc xây dựng các quy định phòng ngừa và xử lý rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật thời điểm nghiên cứu
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, các bài trao đổi, bài viết trên đây chỉ mới dừng lại ở việc liệt kê lại những quy định chung về bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTMCP, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel, phòng ngừa rủi ro tín dụng,… Qua quá trình tra cứu tài liệu cho thấy, hiện chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu để tìm hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về lý luận và thực tiễn áp dụng giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam hiện nay
2 Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
Trang 13Chương III: Định hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Luận văn được giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với các NHTMCP được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và đang tồn tại, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiếp cận và giải quyết những vấn đề đặt ra, tác giả luận văn
đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin
Trong những trường hợp cụ thể, tôi kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp như thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích… nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lý luận và thực tiễn để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu
Trang 1411
Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG
VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại giới hạn cấp tín dụng
1.1.1 Khái niệm giới hạn cấp tín dụng
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn được xếp vào nhóm hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao nhất, trong đó, cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống, cốt lõi của ngân hàng lại luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn Do vậy, một phương án đặt ra có thể giúp các NHTMCP đạt được các mục đích: (1) Bảo vệ người gửi tiền; (2) Ngăn chặn các hành vi
“phi đạo đức”; và (3) Đảm bảo an toàn hoạt động của mỗi NHTMCP, hạn chế
sự đổ vỡ hệ thống, đó là giới hạn cấp tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của NHTMCP
Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học do Nhà xuất bản Đà
Nẵng phát hành 2013 xác định “giới hạn” là danh từ có nghĩa là “phạm vi,
mức độ nhất định, không thể hoặc không được phép vượt qua” [41, tr 640]
Theo đó, giới hạn cấp tín dụng được hiểu một cách chung nhất là phạm vi, mức độ không được phép vượt qua khi NHTMCP thực hiện giao dịch cấp tín dụng với khách hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động của NHTMCP được ổn định, an toàn
Trong lĩnh vực pháp lý, thuật ngữ “giới hạn cấp tín dụng” đã được nhắc đến và sử dụng tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, tuy nhiên, pháp luật lại chưa có một thuật ngữ chính thức “giới thiệu” tổng quát
về vấn đề này
Trang 1512
Theo quan điểm của tác giả, giới hạn cấp tín dụng có thể hiểu là một
bộ khung bảo vệ hoạt động cấp tín dụng của NHTMCP, giúp dự liệu, ngăn ngừa hoặc hạn chế ở mức thấp nhất những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra cho những khoản cấp tín dụng nằm trong phạm vi bảo vệ này và hướng đến sự an toàn, ổn định trong hoạt động của cả NHTMCP Từ đó, có thể đưa ra định
nghĩa: giới hạn cấp tín dụng là phạm vi an toàn mà NHTMCP được phép
thực hiện các giao dịch cấp tín dụng với khách hàng
1.1.2 Đặc điểm giới hạn cấp tín dụng
So với các quy định khác của pháp luật, các quy định giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTMCP có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, về nội dung điều chỉnh, các quy phạm pháp luật quy định
giới hạn cấp tín dụng để bảo đảm an toàn hoạt động của các NHTMCP là những quy định mang tính biệt lệ so với quy định chung
Ví dụ: Pháp luật quy định cá nhân được vay vốn tại các NHTMCP nhưng các quy định về giới hạn cấp tín dụng của NHTMCP thì quy định NHTMCP không được cá nhân là thành viên Hội đồng quản trị vay vốn
Thứ hai, các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng để bảo
đảm an toàn hoạt động của các NHTMCP chỉ ra một cách xử sự cụ thể mà tổ chức tín dụng phải thực hiện
Trên đây là hai đặc điểm cơ bản của giới hạn cấp tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của NHTMCP Các đặc điểm này là cơ sở để phân biệt giới hạn cấp tín dụng với các quy định về giới hạn, tỷ lệ khác trong hoạt động của NHTMCP cùng nhằm hướng tới mục đích đảm bảo cho sự an toàn hoạt động của NHTMCP
Trang 1613
1.1.3 Phân loại giới hạn cấp tín dụng
Thuật ngữ “giới hạn cấp tín dụng” là tên gọi chung của một tập hợp những quy định xác định phạm vi NHTMCP được thực hiện hoạt động cấp tín dụng Do vậy, việc phân loại giới hạn cấp tín dụng là điều cần thiết giúp các NHTMCP xác định được đầy đủ các tiêu chí phải tuân thủ Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng trong bài này, tác giả nghiên cứu giới hạn cấp tín dụng qua ba tiêu chí cơ bản sau:
Thứ nhất, căn cứ theo chủ thể, giới hạn cấp tín dụng gồm giới hạn các
cá nhân, tổ chức và chủ thể khác (theo quy định của Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành) không được trở thành chủ thể được NHTMCP cấp tín dụng (sau đây gọi tắt là các cá nhân, tổ chức không được trở thành chủ thể được NHTMCP cấp tín dụng), giới hạn chủ thể bị hạn chế cấp tín dụng và giới hạn chủ thể được cấp tín dụng
Bằng cách phân loại này giúp các NHTMCP thấy rõ được bất kỳ khách hàng nào thuộc nhóm các cá nhân, tổ chức không được trở thành chủ thể được NHTMCP cấp tín dụng mà không phụ thuộc vào hình thức cấp tín dụng, số tiền cấp tín dụng, đồng tiền cấp tín dụng (Việt Nam đồng hay ngoại tệ), mục đích cấp tín dụng,… thì NHTMCP đều không được ký kết, thực hiện bất kỳ khoản cấp tín dụng nào Đối với khách hàng thuộc nhóm chủ thể bị hạn chế cấp tín dụng, NHTMCP chỉ được cấp tín dụng cho khách hàng trong phạm vi nhất định (như không được cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi lãi suất,…) với những thủ tục kiểm soát chặt chẽ Còn đối với khách hàng thuộc nhóm chủ thể được cấp tín dụng, trong một số trường hợp, NHTMCP chỉ được cấp tín dụng cho khách hàng trong một giới hạn hạn chế như tổng dư nợ cấp tín dụng cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NHTMCP
Trang 1714
Thứ hai, căn cứ theo tỷ lệ cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng được
chia nhỏ thành giới hạn về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và giới hạn về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và NCLQ
Thứ ba, căn cứ theo mục đích cấp tín dụng, giới hạn về mục đích cấp
tín dụng bao gồm các mục đích bị giới hạn cấp tín dụng (như cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu,…) và các mục đích khác
1.2 Khái quát về an toàn hoạt động của NHTMCP
“An toàn” theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học do Nhà
xuất bản Đà Nẵng phát hành 2013, là một tính từ có nghĩa là “yên ổn, loại trừ nguy hiểm, hoặc tránh được sự cố” Do vậy, an toàn hoạt động của NHTMCP
là việc NHTMCP loại trừ, “tránh” những nguy hiểm có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sự yên ổn trong hoạt động kinh doanh và hoạt động chung của NHTMCP
Có thể xem xét tổng quan vấn đề về an toàn hoạt động của NHTMCP thông qua việc trả lời hai câu hỏi sau: (1) Khi nào thì hoạt động của NHTMCP rơi vào tình trạng không an toàn?; và (2) Hoạt động của NHTMCP không an toàn thể hiện ở những góc độ nào?
Thứ nhất, khi nào thì hoạt động của NHTMCP rơi vào tình trạng
không an toàn?
Hoạt động của NHTMCP rơi vào tình trạng không an toàn là khi NHTMCP đã thực hiện những hoạt động vượt quá “khuôn khổ” an toàn dẫn đến những rủi ro ngoài tầm kiểm soát của NHTMCP Ví dụ như tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng dẫn đến tình trạng NHTMCP mất khả năng thanh khoản,…
Thứ hai, hoạt động của NHTMCP không an toàn thể hiện ở những
góc độ nào?
Trang 1815
Trong nội tại NHTMCP, một NHTMCP hoạt động an toàn là NHTMCP có khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu về tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế; người gửi tiền có thể rút ra đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; hệ thống ngân hàng có thể phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội bền vững; góp phần mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân
và hội nhập kinh tế quốc tế Do vậy, khi hoạt động của NHTMCP rơi vào tình trạng không an toàn sẽ biểu hiện rõ rệt nhất qua sự sụt giảm nguồn vốn huy động và tỷ lệ nợ xấu tăng cao NHTMCP không thu hồi được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay nhưng NHTMCP phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn Nếu không đáp ứng được các nhu cầu thanh toán đó NHTMCP có thể bị mất khả năng thanh khoản và có nguy cơ bị phá sản
Đối với NHTMCP khác, biểu hiện rõ rệt nhất khi một NHTMCP rơi vào tình trạng không an toàn sẽ ảnh hưởng đến NHTMCP khác là sự biến động mạnh nguồn vốn huy động từ NHTMCP này sang NHTMCP khác hoặc biến động nguồn vốn huy động của toàn ngành NHTMCP Trong trường hợp nguồn vốn huy động tại một NHTMCP quá cao trong khi nguồn vốn cấp tín dụng thấp sẽ dẫn đến tình trạng NHTMCP không đủ lợi nhuận từ lãi cho vay
để trả lãi tiền gửi cho người gửi tiền Hay khi biến động nguồn vốn huy động của toàn ngành NHTMCP, khi những người rút tiền tăng thêm, luồng tiền chảy ra khỏi NHTMCP cũng tăng lên dẫn đến tình trạng toàn bộ hệ thống NHTMCP sẽ không đủ nguồn vốn để hoạt động Tình trạng này có thể đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thống NHTMCP Sự hỗn loạn của hệ thống NHTMCP có thể chuyển thành khủng hoảng kinh tế - xã hội - chính trị của
quốc gia