-Các slides tranh các loại quả và minh họa đồ chơi ở 5 góc chơi.. 3 Giáo dục - Trẻ chăm ngoan, biết và thích ăn các loại quả, biết rửa sạch, bỏ vỏ bỏ hạt khi ăn - Trẻ chơi đoàn kết, chi
Trang 1GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI QUẢ
I>DỰ KIẾN CÁC GÓC CHƠI
1) Góc xây dựng (7 trẻ): Xây vườn cây ăn quả
2)Góc phân vai ( 8 trẻ): - Bé tập làm nội trợ
- Quầy bán hoa quả sạch
- Nước giải khát
3) Góc học tập (6 trẻ): - Phân nhóm phân loại các loại quả
- Ôn số 7 tiết 2
- Chơi với bảng chun
4) Góc nghệ thuật (5trẻ): - Vẽ các loại quả
- Nặn các loại quả
- Hát, múa về quả
5) Góc thiên nhiên (4 trẻ):- Chăm sóc cây
- Gieo hạt
II> CHUẨN BỊ
1) Đồ dùng của cô
- Máy tính, máy chiếu
-Các slides tranh các loại quả và minh họa đồ chơi ở 5 góc chơi
- 35 kí hiệu quả (5 loại quả) trong đó 5 kí hiệu quả có dán số 5, 6, 7, 8 số lượng
đủ cho các góc dùng
2) Đồ dùng của trẻ
Trang 2* Góc xây dựng: - Hàng rào lớn (4-5 bộ), ghép nút (10-12 túi), các loại cây ăn quả (12-15 cây);
ghép nhà (1 bộ); cỏ, hoa, đất nặn, gạch, trang phục công nhân (7 bộ), cổng có chữ vườn cây ăn quả, cổng ở mỗi khu vườn
* Góc phân vai: - Bộ nấu ăn ( 3- 4 bộ), bát con (20 cái), đũa (20 đôi) thìa, cốc nhựa (20 cái),
ống hút (1 gói), các loại quả mỗi loại khoảng 0,5-1kg, quả cam chanh thái lát mỏng, hoa các loại, một số loại rau sạch, sô cắm hoa, giá bầy bán quả, rau
* Góc học tập: - Tranh lô tô các loại quả (10 bộ), tranh vẽ các nhóm quả có số lượng là 5-6-7-8
quả, bảng chun học toán (6 bảng)
* Góc nghệ thuật: - Bút chì sáp màu,giấy A4, đất nặn, mũ múa, sắc xô, phách
* Góc thiên nhiên:- Chăm sóc cây (2 bộ), dụng cụ làm vườn (1 bộ xẻng, cuốc, dầm ) khay đất
(2 khay), hạt na, hạt bưởi , rổ con
III> MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1) Kiến thức
- Trẻ biết kết hợp nhau để xây nên khu vườn cây ăn quả bằng hàng rào, ghép nút, cây quả, hoa,
cỏ kết hợp với nhau để tạo nên khu vườn cây ăn quả
- Trẻ biết phân loại quả theo đặc điểm, hình dạng Trẻ biết vẽ thêm, gạch bớt hoặc giữ nguyên sao cho có số lượng là 7 Trẻ biết dùng bảng chun để tạo thành các loại quả hoặc số mà trẻ biết
- Trẻ biết đi mua một số quả để chế biến thành những món: Như dưa góp, nộm…… Trẻ biết pha chế đồ uống từ các loại quả để bán Biết nói tên quả trẻ cần mua, biết hỏi giá tiền và nói cảm ơn với người bán Người bán biết nói giá tiền và nói cảm ơn người mua
- Trẻ biết vẽ, nặn các loại quả mà trẻ biết Trẻ biết hát múa các bài về quả
- Trẻ biết nhặt cỏ, tỉa lá vàng, bắt sâu, lau lá, làm đất gieo hạt
2) Kĩ năng
- Rèn kĩ năng giao tiếp, khéo léo khi chơi
- Rèn kĩ năng thao tác vai chơi, quan hệ vai chơi, nhóm chơi cho trẻ
- Rèn khả năng hoạt động theo nhóm cho trẻ
Trang 33) Giáo dục
- Trẻ chăm ngoan, biết và thích ăn các loại quả, biết rửa sạch, bỏ vỏ bỏ hạt khi ăn
- Trẻ chơi đoàn kết, chia sẻ nhường nhịn với bạn khi chơi
- Trẻ biết nhận xét đánh giá vai chơi, sản phẩm chơi trong góc chơi của trẻ
-Trẻ yêu quí chăm sóc các loại cây ăn quả và cảnh vật thiên nhiên
IV>TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Ổn định trò chuyện
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt”
-Trò chuyện : + Trò chơi Gieo hạt có trong chủ đề gì? ( 2 trẻ)
+ Gọi tên quả qua máy chiếu
*Giáo dục: Ăn đầy đủ các loại quả, bảo vệ các loại cây ăn quả, biết
rửa sạch, gọt vỏ bỏ hạt trước khi ăn Trẻ ăn quả có nhiều vitamin
tốt cho sức khỏe
Hoạt động 2: Nội dung chính
Cô dẫn dắt vào bài
1)Thỏa thuận chơi
- Cô cho trẻ nêu tên góc chơi, số bạn chơi trong mỗi góc chơi
+ Các con sẽ chơi ở mấy góc chơi?( 2-3 trẻ)
+ Số bạn chơi trong mỗi góc là bao nhiêu?
(Góc xây dựng 7 bạn, phân vai 8 bạn, học tập 6 bạn, nghệ thuật 5
bạn, thiên nhiên 4 bạn)
- Cô cho trẻ nhận góc chơi qua trò chơi: “ Góc chơi của bé”
Cô phổ biến cách chơi cho trẻ nghe
+ Cô qui định kí hiệu quả cho mỗi góc chơi,thời gian chọn góc
chơi được tính bằng bài hát Quả, khi bài hát được cất lên thì trẻ vỗ
tay đi vòng tròn vừa đi vừa nhận góc chơi, lấy và đeo kí hiệu của
góc chơi đó rồi sếp hàng dọc theo góc chơi của mình Nếu kết thúc
bài hát mà ai không lựa chọn được góc chơi cho mình thì bạn đó
sé phải về bất cứ góc chơi nào mà cô yêu cầu
- Trẻ nhận góc chơi xong cô tuyên dương trẻ
- Cô hỏi trẻ chủ đề chơi và phân vai chơi ở các góc chơi
Ví dụ: Góc xây dựng:
Trẻ chơi trò chơi Gieo hạt Chủ đề thế giới thực vật Trẻ gọi tên quả khi trẻ quan sát được
- 5 góc chơi: Xây dựng, phân vai, học tập, nghệ thuật và thiên nhiên
- 3- 4 trẻ
- Trẻ lắng nghe Trẻ chơi và lấy kí hiệu về xếp hàng ở góc chơi trẻ chọn
Trang 4+ Các bác chơi gì ở góc xây dựng?
+ Các bác cử ai làm đội trưởng?
+ Đội trưởng có nhiệm vụ thế nào?
Góc phân vai:
+ Ai chơi ở nhóm bé tập làm nội trợ?
+ Nhóm trưởng là ai?
+ Nhóm phó làm những gì ?
- Khi trẻ nêu chủ đề chơi, phân vai chơi xong cô hỏi trẻ:
+ Trong khi chơi các bác cần chú ý điều gi? (2-3 trẻ)
2) Quá trình chơi;
- Cô đi đến từng góc tác động và tạo cơ hội cho trẻ hành động
chơi
- Cô bao quát giúp đỡ trẻ khi cần:
* Dự kiến sẵn tình huống:
- Tình huống 1: Trẻ chưa biết thực hiện công việc của trẻ
Cô đến nhập vai chơi và gợi ý cho trẻ qua một số câu hỏi
+ Bác đang chơi ở góc gì?
+ Trong góc có những đồ chơi gì bác cho tôi chơi với?
+ Tôi muốn làm món nộm quả không biết phải làm những
gì?
- Tình huống 2: Trẻ ở quầy nước không có ai đến mua
Cô đến góc nào (xây dựng) thấy trẻ chơi mệt cô gợi ý
+ Tôi thấy các bác làm vất vả quá, bác chỉ huy trưởng sẽ giúp
gì cho thợ của mình?
+ Phải có gì mới mua được nước ép hoa quả?
+ Khi mua phải thế nào?
3) Nhận xét chơi
- Góc nào kết thúc trước cô đến góc đó:
+ Mời trẻ đại diện góc đó nhận xét:- Quá trình chơi của góc
-Vai chơi trong góc
- Sản phẩm chơi của góc
+ Cô nhận xét góc đó về quá trình chơi, vai chơi, sản phẩm
chơi của trẻ
- Sau khi nhận xét các góc cô, tuyên dương c¶ líp và động viên trẻ
chơi tốt hơn ở những lần sau
Hoạt động 3: Kết thúc
- Trẻ hát bài: “Em yêu cây xanh” và trẻ cất đồ dùng đồ chơi
- Chơi xây vườn cây ăn quả
- Bạn Bảo
- Chỉ huy bao quát công việc
- Trẻ giơ tay
- Bạn Hồng
- Nhóm phó đi mua đồ về chế biến
- Khi chơi cần nhường nhịn, quan
hệ bạn chơi và giữ gìn đồ chơi
- Góc phân vai
- §å dïng gãc néi trî, các loại quả
- Bác phải dùng nhiều loại quả thái nhỏ chộn kết hợp với gia vị và rau thơm nếm thấy vừa là được
- Cho thợ đi mua nước giải khát
- Có tiền
- Nói tên nước cần mua, hỏi giá tiền, nói cảm ơn
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe cô nhận xét
- Trẻ hát và trẻ cất đồ dùng đồ chơi