I.D.Dverev cho rằng: phương pháp dạy học là “hệ thống những hành động có mục đích của việc dạy học: hoạt động này được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận, các thủ thuật Lôgic, cá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG (Lưu hành nội bộ)
HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH
SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(DÀNH CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ HỆ CHÍNH QUY)
Tác giả: ThS Dương Vũ Thái
Quảng Bình năm 2017
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ,
CÁC CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 1
1.1 Khái niệm phương pháp dạy học lịch sử và cách phân loại phương pháp dạy học lịch sử 1
1.1.1 Khái niệm về phương pháp và phương pháp dạy học 1
1.1.2 Khái niệm về phương pháp dạy học lịch sử 5
1.1.3 Phân loại phương pháp dạy học Lịch sử 8
1.2 Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học với con đường, biện pháp và thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử 13
1.3 Cơ sở lý luận của việc xác định và xây dựng hệ thống phương pháp PPDHLS 17
1.3.1 Quá trình dạy học lịch sử ở trường PT và bản chất của nó 18
1.3.2 Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp dạy học lịch sử 25
1.4 Xác định và xây dựng hệ thống PPDHLS ở trường phổ thông 26
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BÀI HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 34
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ BÀI HỌC LỊCH SỬ 34
CHƯƠNG 4: NHÓM CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG TIN TÁI HIỆN LỊCH SỬ 35
4.1 Phương pháp trình bày miệng 35
4.2 Phương pháp tường thuật 37
4.3 Phương pháp miêu tả 40
4.4 Phương pháp nêu đặc điểm sự kiện, nhân vật 42
4.5 Phương pháp giải thích 43
4.6 Những yêu cầu về mặt sư phạm khi sử dụng các PP trình bày miệng 46
4.7 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan 50
CHƯƠNG 5 NHÓM CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC LỊCH SỬ VÀ THỰC HÀNH CHO HỌC SINH 65
5.1 Bộ môn Lịch sử với việc phát triển năng lực nhận thức và thực hành cho học sinh 65
Trang 35.2 Phương pháp sử dụng SGK Lịch sử 80
5.3 Phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo 90
5.4 Phương pháp sử dụng tài liệu khai thác từ Internet trong DH lịch sử 101
5.5 Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi trong DH lịch sử ở trường PT 107
5.6 Phương pháp trao đổi đàm thoại trong dạy học Lịch sử 111
CHƯƠNG 6: NHÓM PHƯƠNG PHÁP TÌM TÒI VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM DẠY HỌC HIỆN ĐẠI VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ 117
6.1 Dạy học liên môn – tích hợp 117
6.2 Phương pháp dạy học nêu vấn đề 118
6.3 Thâm nhập thực tế xã hội 124
6.4 Tổ chức việc tự học cho HS 125
6.5 Đổi mới PPDH lịch sử ở trường phổ thông 129
CHƯƠNG 7: ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA KẾT QUẢ HỌC TẬP LỊCH SỬ 130
CHƯƠNG 8: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 130
CHƯƠNG 9: NGƯỜI GIÁO VIÊN LỊCH SỬ 130
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Nội dung học phần giới thiệu những kiến thức cơ bản về hệ thống phương pháp dạy học lịch
sử Giúp sinh viên hiểu và vận dụng một cách linh hoạt các đặc trưng cơ bản, cơ sở phân loại của PPDH Lịch sử Nắm vững lý thuyết và hình thành kỹ năng vận dụng Nhóm các phương pháp thông tin tái hiện lịch sử, nhóm các phương pháp phát triển năng lực tư duy và thực hành cho học sinh, nhóm các phương pháp tìm tòi nghiên cứu vào quá trình thực hành, thực tập sư phạm Qua đó, giúp sinh viên sử dụng thành thạo hệ thống phương pháp dạy học lịch sử và đáp ứng chuẩn đầu ra của thực tiễn hoạt động nghề nghiệp ở trường phổ thông sau khi ra trường Ngoài ra học phần còn trang bị cho người học một số quan điểm dạy học hiện đại phát huy tính tích cực học tập Bài giảng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý, bổ sung để chúng tôi hoàn thiện hơn nữa Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 6QCND Quần chúng nhân dân
Trang 8CHƯƠNG 1:
KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ,
CÁC CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
1.1 Khái niệm phương pháp dạy học lịch sử và phân loại hệ thống phương pháp dạy học lịch sử
1.1.1 Khái niệm phương pháp và phương pháp dạy học
Trong quan điểm về phương pháp, nhiều người cho rằng chỉ có nội dung mới quyết định kết quả nhận thức Qua hành động thực tiễn và lý luận đã chứng minh quan niệm này không đúng, vì phương pháp đúng mới đưa lại nội dung khoa học cho việc nhận thức Vậy phương pháp là gì?
Thuật ngữ “phương pháp” ở phương Tây bắt nguồn từ chữ Latinh là
“Methodos”, có nghĩa là con đường nghiên cứu, con đường nhận thức lý luận, học thuyết, là hình thức tìm hiểu thấu đáo về mặt lý luận và thực tiễn hiện thực khách quan, xuất phát từ quy luật vận động của khách thể được nghiên cứu
Phương pháp là một hệ thống các nguyên tắc điều khiển hoạt động cải tạo hiện thực hay hoạt động nhận thức lý luận của con người
“Phương pháp là một hệ thống các nguyên tắc điều khiển hoạt động cải tạo hiện thực hay hoạt động nhận thức lý luận của con người” Phương pháp dạy học “là một
hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội được học vấn”
Con người đã sớm nhận ra sự thành công trong hoạt động thực tiễn cũng như trong học tập là nhờ phương pháp
- Nhà triết học Anh Bê Cơn (1561 - 1626) đã ví phương pháp như “ngọn đèn lớn, soi sáng cho người đi trong đêm tối” Ông khẳng định “người thọt đi đúng đường đến đích trước người lành chân nhưng đi lạc đường ”
Trang 9Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin rất coi trọng phương pháp cho rằng: phương pháp là sức mạnh tuyệt đối, duy nhất, cao nhất, vô cùng tận, không có vật nào
có thể cưỡng lại nổi, đó là xu thế của lý tính đi đến chỗ tìm thấy lại, nhận thức lại bản thân mình trong mọi sự vật
Giảng dạy và học tập là một quá trình nhận thức, quá trình gắn học với hành, lý luận với thực tiễn nên cũng phải xác định phương pháp dạy học đúng
Theo đó có người cho rằng trong dạy học, phương pháp giảng giải của giáo viên chiếm vị trí độc tôn, vì giáo viên là nguồn cung cấp kiến thức duy nhất cho HS Điều này làm cho HS trở nên thụ động trong học tập (nói lại, chép lại lời thầy hoặc SGK)
Các nhà giáo dục Xô Viết mà tiêu biểu Iu.K.Badanxki cho rằng “phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học”
I.Ia.Lecne quan điểm: Phương pháp dạy học là “hệ thống những hành động có mục đích của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS, đảm bảo
HS lĩnh hội nội dung học vấn”
I.D.Dverev cho rằng: phương pháp dạy học là “hệ thống những hành động có mục đích của việc dạy học: hoạt động này được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận, các thủ thuật Lôgic, các dạng hoạt động độc lập của HS và theo cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầy giáo”
Phương pháp dạy học còn được gọi là “Giáo học pháp”, hay “Khoa học giáo dục bộ môn”
Căn cứ: Các nhà lý luận dạy học và giáo dục trong những năm gần đây đã đề xuất những căn cứ có tính chất phương pháp luận cho việc nghiên cứu và xác định các PPDH
Yêu cầu cấp thiết của của việc nghiên cứu các PPDH: Hiện nay chúng ta chưa
có một hệ thống phương pháp ổn định, có căn cứ khoa học chính xác, vừa có trình độ
lý luận cao, vừa phù hợp với thực tiễn trường phổ thông Việt Nam để giúp GV sử
Trang 10dụng có hiệu quả và đúc kết kinh nghiệm của mình Tình trạng này cần khắc phục để tránh rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc tiếp nhận thiếu sáng tạo lý luận, kinh nghiệm của nước yếu thiếu tính chủ động độc lập trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục
PPDH là một bộ phận hợp thành của quá trình sư phạm, nhằm đào tạo thế hệ trẻ
có tri thức khoa học, thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng, thói quen và kĩ năng thực hành, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của trường PTVN
PPDH có mối quan hệ biện chứng với các nhân tố khác của của quá trình dạy học như mục đích, nhiệm vụ, nội dung hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động nhận thức của HS; phương tiện dạy học, đánh giá và kiểm tra kết quả dạy học Trong mối quan hệ giữa mục đích, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá là có tính quy luật cần được coi trọng
PPDH phải đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa việc giảng dạy của giáo viên với việc học tập của HS, từ đó xác định đúng vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học, nhằm tích cực hóa việc học tập của HS song không hạ thấp vai trò tổ chức, hướng dẫn cùa GV
PPDH phải góp phần có hiệu quả vào việc thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy học:
Xác lập kế hoạch tổng hợp của việc giáo dưõng, giáo dục và phát triển của bộ môn một cách cân đối nhịp nhàng
Cụ thể hóa nhiệm vụ DH trên cơ sở đặc điểm của HS mỗi lớp, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho sát hợp với diễn biến thực tế
Tổ chức và hướng dẫn HS ở trên lớp cũng như tự học ở nhà phù hợp với dự định sư phạm
Hệ thống PPDH phải sát với thực tiễn đất nước, với đặc trưng bộ môn, phải đem lại hiệu quả thực tế
Khái niệm: Từ những cơ sở phương pháp luận trên chúng ta thống nhất hiểu
“Phương pháp dạy học là con đường, cách thức hoạt động thống nhất của thầy và
Trang 11trò, trong đó thầy tổ chức hướng dẫn học sinh học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm
vụ dạy học PPDH trong lý luận và thực tiễn là một hoạt động phức tạp đòi hỏi sự
sáng tạo, cải tiến và không ngừng lao động của thầy trò Vì vậy PPDH không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật với những yêu cầu cao về mặt sư phạm
Hiện nay giáo dục thế giới đang chịu sức ép ngày càng lớn giữa việc truyền thụ
và tiếp thu kiến thức: khối lượng kiến thức ngày càng nhiều, trong khi thời gian và điều kiện tiếp thu có hạn mà yêu cầu chất lượng lại phải cao Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặc biệt
La Garăngdri đã nêu phương pháp dạy học theo năng lực, trí tuệ, vốn kiến thức, thói quen hoạt động trí óc của HS với 5 loại hoạt động trí óc cơ bản: chú ý (tập trung quan sát đối tượng để tái hiện sự vật khi không nhìn thấy nó), ghi nhớ (những điều cơ bản về sự vật), hiểu (đi sâu vào sự vật để giải thích, vận dụng những hiểu biết về sự vật vào cuộc sống), suy nghĩ (giải quyết những vấn đề đặt ra liên quan đến đối tượng nhận thức), tưởng tượng sáng tạo (để nhận thức sâu sắc và phát hiện, sáng chế cái chưa có trên cơ sở cái đã học)
Hiện giáo dục nhiều nước, nhất là phương Tây đã và đang thực hiện qui tắc 3C C1: connaitre (biết) là giúp cho HS phải nắm được các kiến thức cơ bản, gồm các sự kiện chủ yếu, những ý tưởng quan trọng, những qui luật nguyên lý, các thuật ngữ, khái niệm then chốt, phương pháp sử dụng tài liệu, tư liệu, đồ dùng trực quan và phương tiện dạy học hiện đại, biết chủ động xây dựng đề cương, dàn ý để trình bày (nói và viết), tìm tòi phát hiện khoa học, phù hợp với trình độ người học
C2: Convaincre (thuyết phục) là HS trình bày một cách tự tin có sức thuyết phục những điều mình đã tiếp thu, biến thành tài sản trí tuệ của mình để giải quyết vấn đề được đặt ra, không bị cầm tù trong đống tài liệu được cung cấp qua lời giảng
của thầy và qua tài liệu tham khảo
C3: Conclure (kết luận) là học sinh biết tóm tắt, tổng kết, nêu rõ quan điểm của
mình về sự vật, hiện tượng đang tìm hiểu
Trang 12Cốt lõi của qui tắc 3C là đòi hỏi sự nổ lực của cá nhân HS trong học tập, nêu rõ chủ kiến của mình khi tiếp thu kiến thức
Trong thời đại giáo dục hiện nay, UNESCO đưa ra bốn trụ cột: Học để biết, học
=> Đó cơ sở lý luận để xây dựng hệ thống phương pháp dạy học lịch sử
1.1.2 Khái niệm phương pháp dạy học Lịch sử
Khái niệm PPDH chi phối nhận thức về PPDHLS Cũng như các môn học khác,
bản chất của việc DHLS ở trường phổ thông là mối quan hệ, tác động của thầy giáo
và HS trong quá trình dạy học, nhằm khơi dậy ở các em tính tích cực, khả năng nắm vững các kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người và dân tộc, được bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, quan điểm tư tưởng đúng đắn và phát triển năng lực tư duy, hành động
Để đạt được mục tiêu như vậy giáo viên phải hoàn thiện nhiệm vụ của nhà giáo dục là “dẫn dắt HS qua đường” tức là hướng dẫn, chỉ đạo quá trình nhận thức và phát triển của HS Do phạm vi, chức năng của việc giáo dục trong nhà trường và đặc trưng của bộ môn lịch sử, GV không thể hướng dẫn HS phát hiện cái mới mà chủ yếu là giúp các em nắm vững (biết và hiểu) những sự kiện cơ bản quy định trong chương trình, được biên soạn trong SGK Nếu có thu thập tài liệu thông tin khác kể cả tài liệu Lịch sử địa phương, cũng chỉ làm phong phú hơn kiến thức đang học, với tư cách là tài liệu tham khảo Cái mới trong học tập chủ yếu là học sinh tiếp nhận một cách thông minh những kiến thức của nhân loại được đưa vào chương trình Do đó điều quan trọng là GV chú ý đến việc giáo dục và phát triển cho HS qua học tập lịch sử
Trang 13Đối với HS, để thực hiện mục tiêu môn học, khóa trình, bài học thì cần chủ động sáng tạo trong học tập một cách thông minh để tiếp nhận các kiến thức kỹ năng được GV cung cấp, rèn luyện và hướng dẫn thực hiện
Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây chúng ta nói nhiều đến việc dạy học lấy HS làm trung tâm Đây là một tư tưởng, quan điểm, một cách tiếp cận mới về
hoạt động dạy học Quan điểm này trở thành nguyên tắc dạy học nhằm phát huy mọi khả năng của HS trong học tập, nó khắc phục tình trạng “dạy học lấy GV làm trung tâm” đã tồn tại trước trong nhiều thế kỷ Quan điểm “DH lấy HS làm trung tâm” xuất phát từ nhận thức đúng rằng trong quá trình dạy học, HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể của nhận thức Tuy nhiên, thực hiện quan điểm này không nên quá nhấn mạnh vai trò tự học, tự nhận thức của HS mà hạ thấp, coi thường vai trò tổ chức hướng dẫn của người thầy Dạy học tập trung vào HS là một quá trình, trong đó thầy và trò cùng nhau làm giảm dần mối quan hệ điều khiển, chỉ huy và bị điều khiển, bị chỉ huy một chiều Thầy và trò cùng nhau học tập làm cho tất cả những gì thuộc về thuật ngữ dạy học cùng vận hành Nó tạo ra được mối quan hệ xã hội không có sợ hãi, chia sẻ và thông hiểu lẫn nhau
Quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm được hiểu là trong quá trình dạy học,
thầy giáo có vai trò giáo dục, hướng dẫn HS, phát huy tính tích cực chủ động của HS
để tiếp thu kiến thức, bồi dưỡng quan điểm, tư tưởng, phát triển năng lực tư duy hành động Do đó PPDH theo quan điểm này không phải từ bỏ những PP truyền thống để tìm kiếm phương pháp hoàn toàn mới, trong đó HS chỉ phải trả lời nhiều câu hỏi do thầy đặt ra mà hướng dẫn suy nghĩ tìm câu trả lời Vấn đề là từ khả năng nhận thức của HS, từ những dạng bài mà GV sử dụng các phương pháp thích hợp để khơi dậy tính tích cực học tập của các em Dạy học “lấy HS làm trung tâm được tiến hành trên
cơ sở nhận thức trình độ của HS về một môn học; GV lựa chọn nội dung, PP truyền thụ thích hợp, phát huy tối đa năng lực học tập của HS ở trên lớp, cũng như học tập ở nhà nhằm đạt chất lượng cao trong quá trình đào tạo và giáo dục ở nhà trường phổ thông
Trang 14Từ những nhận thức chung về PPDH nói trên, xuất phát từ nội dung, đặc trưng của bộ môn lịch sử, từ nhiệm vụ của giáo viên lịch sử, phù hợp với trình độ, yêu cầu của HS, chúng ta xác định nội hàm của khái niệm PPDH Lịch sử như sau:
Nhiệm vụ, vai trò của giáo viên lịch sử là cung cấp cho HS những sự kiện lịch
sử, các quan điểm lịch sử cơ bản, hướng dẫn học tập lịch sử phù hợp để phát huy tính tích cực, năng lực tự học thông minh sáng tạo, rèn luyện quan điểm tư tưởng, giáo dục đạo đức phẩm chất và phát triển năng lực tư duy hành động của HS
HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình nhận thức lịch sử nhưng do đặc trưng bộ môn các em không thể trực tiếp quan sát quá khứ, không phải phát hiện tài liệu - sự kiện mới Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được phát huy tính tích cực, năng lực độc lập nhận thức, thông minh sáng tạo để thực hiện tốt nhất những nhiệm
vụ giáo dưỡng, giáo dục, phát triển của môn học theo chương trình quy định
Xác lập mối quan hệ giữa giảng dạy của GV với học tập của HS là nhằm phát triển sự nhận thức tích cực, độc lập của HS
PPDHLS rất đa dạng, sinh động, phong phú không thể thực hiện một cách công thức khô cứng làm mất hứng thú học tập, tính tích cực và khả năng nhận thức của
HS
PPDHLS gắn liền với nội dung dạy học, với các phương tiện, phương thức dạy học để thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu và nâng cao chất lượng môn học
Như vậy nội hàm khái niệm phương pháp DHLS chi phối mối quan hệ giữa
các hoạt động nhận thức và giáo dục của GV và HS
Từ các nội hàm đó, chúng ta đi đến xác định khái niệm về PPDHLS là “một chuyên ngành thuộc khoa học giáo dục, có liên quan chặt chẽ với khoa học lịch sử, nghiên cứu quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông Nghiên cứu các quy luật của quá trình DHLS, xác định nội dung, hình thức tổ chức và PPDH, phù hợp với đặc trưng bộ môn, tâm lý học sinh và mục tiêu đào tạo của Nhà trường” Đây là một môn
học chủ yếu ở các trường sư phạm (có khoa Lịch sử) và chuyên ngành đào tạo Thạc
sĩ, Tiến sĩ (Theo từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông)
Trang 15Phương pháp DHLS là một khoa học vì nó có đầy đủ các tiêu chí của một ngành khoa học, nó có đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, hệ thống thuật ngữ khái niệm
và có phương pháp nghiên cứu riêng
1.1.3 Phân loại hệ thống phương pháp dạy học Lịch sử
a) Các quan niệm phân loại PPDHLS
Việc phân loại hệ thống PPDHLS chịu ảnh hưởng của các quan niệm khác nhau
về phân loại PPDH nói chung Do đó trước hết ta tìm hiểu một số quan điểm phân loại PPDH trong giáo dục học
Cách phân loại truyền thống về PPDH là cách chia ra phương pháp trình bày miệng và phương pháp thực hành, trong đó vai trò của người thầy là độc tôn Thầy là nguồn cung cấp kiến thức hầu như duy nhất cho HS, đánh giá kết quả học tập của HS Việc thực hành chỉ bó gọn ở việc làm bài, thể hiện sự nhận thức của HS một cách giáo điều, kinh viện
Các nhà Giáo dục học mác xít, đặc biệt các nhà GDH Xô viết trước đây đã xác lập cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc phân loại PPDH Trong đó có hệ thống PPDH của I.Ia.Lecne và M.N.Scatkin được nhiều người thừa nhận và khá phổ biến ở nhiều nước, các nhà nghiên cứu này nêu ra 5 PPDH:
Thông báo - thu nhận
Trang 16Ở các nước phương Tây vấn đề PPDH cũng được quan tâm nghiên cứu và cũng đạt được một số thành tựu mà chúng ta cần tham khảo Chúng ta có thế tổng hợp các loại PPDH được đề xuất và ứng dụng ở phương Tây thời gian gần đây như sau:
Phương pháp tiếp cận trực tiếp (Direct instructional Strategies) gồm giảng bài
(lectuting) Phát vấn (questioning), thực hành và luyện tập (practice and drill) Các PP này thường sử dụng để rèn luyện các kỹ năng cơ bản về đọc, viết và tính toán để ghi nhớ các kiến thức, các khái niệm hay kiến thức khái quát hóa
Phương pháp tiếp cận gián tiếp (Indirect instructional Strategies) bao gồm: dạy
học dựa trên vấn đề (problem - based leaning), dạy học theo nhóm (instructional grouping, dạy học qua hành động (teaching in action)
Qua các PP này, GV không đưa kiến thức trực tiếp đến cho HS mà chỉ cung cấp tài liệu để hướng để các em tự phát hiện ra tri thức
Phương pháp tiếp cận dạy học độc lập ( Indeependent Instructional Approch)
Sử dụng những phương pháp và phương tiện để thúc đẩy và tạo điểu kiện cho
HS làm việc độc lập, để tự mình thực hiện các nhiệm vụ học tập đã giao và không ngừng nâng cao khả năng tự học Về việc tiếp cận dạy học độc lập có phương pháp chủ yếu như sau: tự học tại các trung tâm học tập (learning centes); sử dụng máy tính
để thúc đẩy học tập (uning computer to promote learning)
-> Những phương pháp trên có những mặt tiến bộ, tích cực mà chúng ta có thể vận dụng phù hợp với mục tiêu giáo dục đã được xác định, chứ không phải là sự sao chép rập khuôn, máy móc
Quan niệm về PPDH và việc phân loại các PPDH sở dĩ cho nhiều điểm khác nhau thậm chí đối lập nhau là vì chưa được nhận thức theo những quan điểm khác nhau, trái nhau
Vì vậy, trên cơ sở chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh quan điểm của Đảng, chúng ta phải xác định đúng các loại PPDHLS để nêu rõ nhiệm vụ, đặc thù mỗi loại và Mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng với nhau trong một hệ thống nhất định Qua đó trong dạy học, giáo viên sẽ sử dụng các phương pháp một cách đa dạng, có
Trang 17hiệu quả để nhận thức quá trình phát triển của xã hội loài người, dân tộc là hiện thực khách quan thống nhất, đa dạng và đầy mâu thuẫn
Trên cơ sở những nguyên tắc phương pháp luận khoa học, mà nội dung chủ yếu của việc phân loại PPDHLS bao gồm các điểm sau:
Do quá trình phát triển xã hội loài người, dân tộc là một hiện thực khách quan thống nhất, đa dạng nên PP nhận thức (học tập) lịch sử cũng phải có nhiều loại khác
nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
PPDHLS thể hiện các quy luật của nhận thức của con người nói chung của việc dạy học nói riêng Mỗi một loại PPDHLS tuân thủ một mặt, một khía cạnh nào đó của quy luật nhận thức, quy luật dạy học, phù hợp với đặc trưng bộ môn Ví dụ, việc DHLS tuy phải tuân thủ quy luật chung của quá trình nhận thức cảm tính đến lý tính nhưng học lịch sử lại không thể quan sát hiện thực quá khứ một cách cụ thể, cho nên phương pháp tái hiện lịch sử phải được tiến hành như thế nào để vừa phù hợp quy luật nhận thức chung vừa đảm bảo tính đặc thù bộ môn
Mối quan hệ giữa GV - HS, học - hành, nhà trường - xã hội là những vấn đề quan trọng cần được thể hiện trong phương pháp dạy học bộ môn như thế nào cho hợp lý, có hiệu quả
Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về triết học, giáo dục học, chính trị
mà có nhiều cách phân loại khác nhau về PPDHLS Chúng ta điểm qua một số cách
phân loại chủ yếu sau:
Cách phân loại phổ biến tồn tại khá lâu ở nhiều nước, trong đó có VN là cách phân loại PDHLS căn cứ công việc cụ thể mà HS và GV tiến hành trong quá trình dạy học
Mỗi công việc có một phương pháp riêng: phương pháp trình bày tài liệu mới, phương pháp nghiên cứu các sự kiện lịch sử, phương pháp biên niên trong học tập lịch sử, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp sử dụng SGK, phương pháp phát vấn (hỏi và trả lời), phương pháp ôn tập, kiểm tra
Trang 18Ưu điểm: dễ nhận biết song đơn giản, không xác định được mối quan hệ của các phương pháp trong một hệ thống
Hạn chế: chỉ dựa vào dấu hiệu bên ngoài của việc DHLS - những công việc cụ thể - làm cho các khâu của quá trình dạy học trở nên rời rạc, thiếu sự thống nhất
Cách phân loại này phổ biến và ngày càng được bổ sung với nhiều phương pháp rất cụ thể, chi tiết, nhiều khi trùng lặp với nhau và thiếu cơ sở khoa học, chủ yếu
là những kinh nghiệm thực tiễn Ví dụ có người nêu ra “ phương pháp lướt và xoáy”
để nói về việc trình bày sơ lược và đi sâu vào một số kiện Nhiều người xác định mỗi thao tác trong dạy học lại là một phương pháp độc lập
Cách phân loại PPDHLS theo hoạt động nhận thức trong học tập của HS
Cách phân loại này phân thành: phương pháp tạo biểu tượng, phương pháp hình thành khái niệm, phương pháp phân tích, so sánh, khái quát (phương pháp nhận định sứ mệnh lịch sử, phương pháp nêu vai trò quần chúng và cá nhân trong lịch sử)
Cách phân loại này lấy thao tác tư duy làm cơ sở cho các khâu hoạt động của quá trình dạy học
Ưu điểm: nêu được dấu hiệu cơ bản của cấu trúc bên trong của PPDH
Hạn chế: không toàn diện, không đề cập đến đặc trưng hoạt động nhận thức của
HS, đặc biệt không căn cứ vào nội dung và quá trình học tập lịch sử
Quan điểm phân loại của các giáo trình ĐHSP, CĐSP trước đây ở nước ta là dựa vào nguồn kiến thức và đặc trưng của tri giác thông tin
Quan điểm này là cơ sở phân chia thành các phương pháp dùng lời nói, sử dụng
đồ dùng trực quan, sử dụng tài liệu, phương pháp thực hành Các phương pháp này tạo thành một hệ thống phối hợp, hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp trình bày miệng là trung tâm
Ưu điểm: đơn giản dễ nhận biết dễ sử dụng
Hạn chế: chỉ dựa vào nguồn và phương tiện truyền thụ kiến thức trong các PPDH chưa nêu bật được đặc trưng của việc DHLS so với các môn học khác, không nhấn mạnh đầy đủ đúng mức
Trang 19=> Như vậy, nếu chúng ta không căn cứ vào cơ sở lý luận dạy học, hoặc chỉ minh họa, cụ thể hóa những nguyên tắc chung của nó thì sẽ dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức, hời hợt trong dạy học bộ môn Sẽ không nâng cao được hiệu quả DHLS
b) Cơ sở phân loại PPDH Lịch sử
Việc phân loại PPDHLS được xác định trên cơ sở những quan điểm phương pháp luận của việc nghiên cứu, sử dụng PPDH và căn cứ vào đặc trưng của bộ môn, hoạt động nhận thức lịch sử của HS Việc phân loại PPPDHLS phải căn cứ vào những
cơ sở chủ yếu sau:
- PPDHLS phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung của trường phổ thông, thông qua nội dung các khóa trình (giống các môn học khác) Nhiệm vụ của việc DHLS là làm cho HS tiếp thu và củng cố kiến thức cơ bản, phát triển tư duy lịch
sử làm cho HS tiếp thu và củng cố kiến thức cơ bản, phát triển tư duy lịch sử (trong nhận thức và trong hành động), có khả năng hoạt động độc lập sáng tạo Như vậy mục tiêu và nội dung giáo dục ý nghĩa quyết định, song phương pháp dạy học có tác dụng không nhỏ đến quá trình dạy học
- Phải tính đến những đặc trưng của việc DHLS để tìm ra phương pháp thích hợp
+ HS không “trực quan sinh động” được các sự kiện (kể cả các sự kiện đang xảy ra ngoài tầm mắt các em), không thể tái diễn trong phòng thí nghiệm (trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển hiện nay, các nhà nghiên cứu cũng chỉ dựng lại một
bộ phận của sự kiện) khi học Lịch sử
+ PPDHLS đòi hỏi phải xuất phát từ những sự kiện cụ thể, chính xác để tạo biểu tượng rồi hình thành khái niệm và nêu quy luật, rút bài học lịch sử Ở đây những
sự kiện lịch sử có một giá trị đặc biệt quan trọng, vì tính cụ thể tính hình ảnh, vì khả năng tạo cơ sở để hình dung và hiểu quá khứ PPDHLS đòi hỏi một mặt phải xem xét các sự kiện với mọi tính chất cụ thể của chúng trong tiến trình phát triển; mặt khác phải đặt các sự kiện trong từng hình thức tổng quát nhằm tìm ra quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng
Trang 20- Đảm bảo một cách hợp lý mối quan hệ giữa thầy và trò Quá trình dạy học là một quá trình thống nhất của việc giảng dạy và học tập, có quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau GV cần chú ý đến việc phát huy tính tích cực, độc lập tư duy của HS
về các sự kiện, giúp HS không chỉ biết mà phải hiểu lịch sử
- Tiến hành việc học đi đôi với hành, phù hợp với nội dung và đặc trưng bộ môn Điều này thể hiện ở việc vận dụng những kiến thức đã học để tiếp nhận kiến thực mới, liên hệ tài liệu đang học với đời sống, vận dụng những kiến thức lịch sử vào ứng xử trong đời sống
- Góp phần vào quá trình tối ưu hóa việc DHLS
- Do tính chất uyên bác của việc học tập lịch sử, HS phải nắm những sự kiện cơ bản trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập, nên phương pháp liên môn trong học tập lịch sử cần được coi trọng
- Vì lịch sử có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức hình thành thế giới quan khoa học cho thế hệ trẻ, rèn luyện kĩ năng tư duy và thực hành
1.2 Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học Lịch sử với con đường, biện pháp và thao tác sư phạm trong dạy học Lịch sử
- PPDH nói chung và PPDHLS nói riêng mang tính chiến lược, chỉ rõ phương thứ hoạt động của GV và HS, nhằm làm cho HS lĩnh hội tốt nhất kiến thức lịch sử, bồi dưỡng tư tưởng, phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực tư duy và hành động
- Việc xác định và phân loại phương pháp DHLS nói riêng mới cung cấp cho chúng ta nhận thức vai trò quan trọng của phương pháp cùng với nội dung giáo dục, phương hướng thực hiện các phương pháp trong một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau, chứ chưa hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Vì vậy, cần phải tìm hiểu các con đường, biện pháp sư phạm để thực hiện hệ thống các PPDHLS
Các nhà nghiên cứu lý luận PPDHLS đã làm sáng tỏ nội hàm khái niệm và mối quan hệ giữa PPDH, con đường nhận thức và biện pháp sư phạm Tuy còn nhiều ý
Trang 21kiến khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu PPDH bộ môn về cơ bản thống nhất mấy điểm như sau:
+ Con đường nhận thức là nói về cách nhận thức tiến hành cụ thể một phương pháp hoặc một số phương pháp nào đấy trong dạy học
Nhà nghiên cứu PPDHLS Xô Viết A.A.Vaghin trước đây khẳng định rằng:
“thực tiễn hằng ngày của công việc của GV nêu rõ: chỉ có ba con đường nhận thức - nhận thức các hiện tượng lịch sử bằng việc tiếp nhận lời nói sinh động của GV; nhận thức bằng cách tri giác các tài liệu trực quan và nhận thức qua việc đọc các loại tài liệu”
Do mối quan hệ giữa “con đường nhận thức” với “PPDH” mà có khi “con đường nhận thức” cũng đồng thời mang nội dung, tính chất vai trò của một PPDH Sự phân biệt giữa “PPDHLS” và “con đường nhận thức lịch sử” cũng tương đối, có tính chất quy ước Dù sao cũng phải thấy rằng, PPDHLS được xây dựng nhằm đạt mục tiêu môn học, với chức năng, nội dung, đặc trưng của nó, còn “con đường nhận thức lịch sử” là con đường nhận thức cụ thể để thể hiện phương pháp
- “Biện pháp sư phạm” chỉ rõ những công việc cụ thể của cả GV và HS phải tiến hành để thực hiện con đường nhận thức, phù hợp với PPDHLS Các biện pháp sư phạm được tiến hành trên cơ sở lý luận dạy học nhưng là sự sáng tạo của GV để làm cho kết quả học tập của HS được nâng cao
- “Thao tác sư phạm” là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong DHLS những năm gần đây Trong mọi hoạt động của con người đều có những thao tác, tức
là “những tao tác nhất định để làm một việc gì đó…”
Trong việc dạy học diễn ra các thao tác sư phạm, theo Kiều Thế Hưng: “một cách chung nhất có thể nói thao tác sư phạm là hệ thống các động tác nhuần nhuyễn của thầy và trò diễn ra trong hoạt động dạy học”
Như vậy, có thao tác của thầy và thao tác của trò
Trang 22Thao tác sư phạm phải là một công cụ quan trọng trong quá trình điều khiển DHLS, nó phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, thông minh của HS khi học tập bộ môn
- Mối quan hệ giữa “Thao tác sư phạm” với “PPDH”, và “con đường nhận thức” “Nó là một nhân tố tất yếu, một bộ phận tất yếu trong thể thống nhất giữa mục tiêu, nội dung và PPDH Đó là một khâu của quá trình dạy học, là cầu nối giữa chủ thể và khách thể trong hoạt động dạy học Mọi con đường, mọi cách thức, mọi phương pháp của hoạt động dạy học cuối cùng đều phải thông qua thao tác sư phạm Không có thao tác, mọi nội dung, mọi phương pháp dạy học chỉ dừng ở mặt lý thuyết
mà không thể trở thành hành động, không thể phát huy được tác dụng hữu hiệu của nó”
- Thao tác sư phạm được thể hiện cụ thể trên mọi lĩnh vực, mọi khâu của quá trình dạy học: Trong việc xác định mục đích, yêu cầu, về kiến thức cơ bản của một bài học, trong việc tiến hành bài học khi diễn đạt bằng lời nói, việc sử dụng các phương tiện dạy học, sử dụng các loại đồ dùng trực quan, tổ chức ngoại khóa tiến hành việc kiểm tra đánh giá
- Mối quan hệ đó được thể hiện qua sơ đồ sau đây:
Thông tin trên lớp các kiến thức
cơ bản (chủ yếu của GV kết hợp
với HS)
Hướng dẫn HS tìm ra điều kiện
để giải quyết vấn đề (ở nhà, trên
lớp, trong tổ học tập)
Hướng dẫn HS tìm phương hướng để giải quyết vấn đề (ở nhà, trên lớp, trong tổ học tập)
Vấn đề HS không biết hoặc cần đi
sâu để tìm hiểu
Đồng thời là quá trình làm nảy sinh
Trang 23Tất cả các con đường, biện pháp, thao tác đều có mối quan hệ chặt chẽ với tất
cả các PPDHLS
- Trong một chừng mực nhất định, mỗi PPDHLS có mối quan hệ nhiều hơn đối với một số biện pháp, thao tác sư phạm:
+ VD: đối với phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử, các biện pháp, thao tác
sư phạm thường dùng là tường thuật, miêu tả, giải thích, nêu đặc điểm, sử dụng đồ dùng trực quan, các loại tài liệu
+ Đối với phương pháp nhận thức lịch sử, các biện pháp, thao tác sư phạm thường dùng là: sử dụng SGK, tài liệu lịch sử, văn kiện Đảng, Nhà nước việc sử dụng trao đổi, đàm thoại, thảo luận, phân tích khái quát, các loại bài học lịch sử, bài tập thực hành
+ Đối với phương pháp tìm tòi - nghiên cứu lịch sử, giáo viên cần thiết phải sử dụng các biện pháp của dạy học nêu vấn đề, dạy học liên môn, tổ chức tự học, tiến hành các hoạt động ngoại khóa, tiến hành các loại bài tập thực hành
- Việc sắp xếp các biện pháp vào mỗi PPDHLS chỉ có ý nghĩa tương đối, vì mỗi phương pháp đều sử dụng nhiều biện pháp như nhau Nếu khác biệt thì chỉ phân biệt ở mức độ sử dụng mà thôi
VD: Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử được xem như một biện pháp hữu hiệu để tạo biểu tượng về SK, nhân vật lịch
sử Còn trong phương pháp nhận thức lịch sử không chỉ dùng để minh họa mà là cơ
sở để giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất SK, nhân vật, rút ra kết luận khái quát
- Có thể nói, thao tác sư phạm, biện pháp sư phạm làm cho các PPDH, con đường nhận thức được sinh động, phong phú, nó thể hiện trình độ, tài nghệ sư phạm của GV
Các biện pháp và thao tác sư phạm vô cùng phong phú, nó thực hiện những nguyên tắc của PPDH, con đường nhận thức, cung cấp các kiến thức cơ bản để HS học tập một cách thông minh, sáng tạo
Trang 24Đặc trưng của biện pháp, thao tác sư phạm trong DHLS phụ thuộc vào bản chất, nội dung, đặc điểm của môn học, quá trình dạy học và người học
Có thể nói dạy học là một nghề đặc biệt - đối tượng của nó là con người, kết quả dạy học đưa lại sản phẩm đặc biệt hơn bất cứ sản phẩm nào của lao động sản xuất Cho nên biện pháp, thao tác sư phạm cũng là một hệ thống thao tác đặc biệt
- Các biện pháp, thao tác sư phạm đó phải làm cho HS như đang chứng kiến SK đang xảy ra Một trong những đặc trưng cơ bản của biểu tượng lịch sử chính là ở chỗ, các dữ kiện cho biểu tượng thường được tái tạo nhiều lần Đó là biểu tượng của biểu tượng
HS phải hình thành kiến thức trên cơ sở những biểu tượng mà các dữ kiện tương ứng hoàn toàn không còn tồn tại trên thực tế, nó chỉ là những dấu vết, những hình ảnh, những mảnh vỡ của hiện thực, của quá khứ khách quan
Nhưng biện pháp và thao tác sư phạm không xây dựng trên cơ sở lý luận về PPDH sẽ dễ rơi vào kinh nghiệm chủ nghĩa, trái lại lý luận mà không sáng tạo được những biện pháp, thao tác cụ thể thì chỉ là lý thuyết suông
=> Vì vậy nắm vững mối quan hệ giữa các biện pháp, thao tác sư phạm với PPDHLS và vận dụng sáng tạo trong dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng DHLS
1.3 Cơ sở lý luận của việc xác định và xây dựng hệ thống phương pháp dạy học lịch sử
DHLS là một bộ phận trong quá trình giáo dục ở trường phổ thông, nó tuân thủ những quy định của việc dạy học nói chung, quá trình DHLS nói riêng nhằm làm cho
HS biết những SK cơ bản và hiểu sâu sắc quá khứ, theo quy luật của việc nhận thức lịch sử
Vì vậy, việc xây dựng hệ thống PPDHLS vừa phải quán triệt thực hiện mục tiêu giáo dục, môn học mà còn phải tìm hiểu sâu sắc quá trình dạy học nói chung, quá trình DHLS nói riêng và việc phát huy tính tích cực của HS trong quá trình dạy học
Trang 251.3.1 Quá trình và bản chất của dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Quá trình DHLS phải giúp HS nắm vững tri thức lịch sử, giáo dục tư tưởng tình cảm và phát triển năng lực tư duy
a Quá trình DHLS
- Theo các nhà giáo dục học, quá trình dạy học là quá trình hoạt động thống nhất của hai chủ thể (chủ thể dạy và chủ thể học) trong đó có sự tác động qua lại giữa người dạy và người học để thực hiện các nhiệm vụ dạy học nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho người học
+ Dạy - học cùng thực hiện một nội dung, cùng hướng tới một mục đích Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học là mối quan hệ biện chứng Trong đó chủ thể dạy giữ vai trò chủ đạo: hướng dẫn tổ chức, quản lý, điều khiển, điều chỉnh cổ
vũ cho hoạt động học và người học, đảm bảo cho việc dạy học được tiến hành theo đúng mục đích và nội dung quy định HS là chủ thể của việc học với vai trò chủ động tích cực, tự giác độc lập, sáng tạo, tự tổ chức, tự điều chỉnh nhằm thực hiện các nhiệm
vụ học tập
+ Dạy - học là hoạt động trung tâm cơ bản, chủ yếu nhất trong nhà trường phổ thông Dạy học là con đường thuận lợi nhất giúp HS trong khoảng thời gian ngắn có thể nắm vững một khối lượng tri thức khoa học, hình thành và rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo với chất lượng cần thiết, bồi dưỡng được phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách Trong quá trình hoạt động đó, mọi sự tác động đều được thông qua nội dung giảng dạy nhất định (Nội dung dạy học là một hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và hệ thống các chuẩn mực của cuộc sống chung mà người học cần phải chuẩn bị nắm vững, nó tạo nên nội dung giảng dạy
và học tập của thầy và trò Nó bị chi phối bởi mục đích nhiệm vụ dạy học, song lại quy định việc lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học)
+ Quá trình dạy học được tạo thành từ các thành tố: mục đích, nội dung, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, phương pháp dạy học Mối liên hệ và tác động qua lại giữa các thành tố đó tạo thành hệ thống dạy và học hoàn chỉnh, với các
Trang 26quy luật cơ bản: thống nhất biện chứng giữa dạy và học; thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo dục; thống nhất biện chứng giữa dạy học và phát triển trí tuệ cho HS; thống nhất giữa nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; tính quy định của môi trường kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ đối với các thành tố của quá trình dạy học Trong đó quy luật bao trùm là thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học
+ Môi trường hoàn cảnh dạy học là điều kiện để thầy giáo cung cấp một cách hữu hiệu những thông tin cho HS, nâng cao hiệu quả dạy học
+ Mối quan hệ giữa các nhân tố trong quá trình dạy học được thể hiện qua sơ
đồ sau:
- Đối với quá trình DHLS, đó là một quá trình nhận thức đặc thù, trong đó thầy giáo tổ chức, dẫn dắt HS nắm vững những tri thức cơ sở về văn hóa, KHKT và kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực nhận thức, dần dần hình thành cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và nhân cách, đạo đức
+ Một loạt các vấn đề trong dạy học như chương trình, SGK, TLTK, đồ dùng trực quan, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học được đặt ra Việc giải quyết tốt hay không phụ thuộc vào sự lý giải quá trình dạy học
- Như vậy, quá trình DHLS là quá trình thống nhất của hai khâu có tác động, ảnh hưởng đến nhau - giảng dạy của GV và học tập của HS
Quá trình DHLS tuân theo những quy luật của quá trình nhận thức, nhưng những quy luật này không phải là quy luật cơ bản của bản thân hiện thực lịch sử, mà được tiến hành trên cơ sở quy luật nhận thức nói chung và quy luật nhận thức lịch sử
Hiệu ứng ngược Nội dung giáo dục Thầy giáo Học sinh
Môi trường giáo dục Ảnh hưởng nhân cách
Trang 27giúp HS nắm bản thân hiện thực quá khứ với quy luật vận động và phát triển của xã hội
Quá trình dạy học có cấu trúc như sau:
- Do đó, xác định hệ thống PPDHLS ở trường phổ thông phải dựa trên quy luật nhận thức nói chung và quy luật lịch sử nói riêng: đó là những quy luật khách quan
mà con người nhận thức được, tạo nên mặt khách quan của phương pháp, còn những thủ thuật, thao tác nảy sinh ra trên cơ sở những quy luật đó mà con người sử dụng để nhận thức và cải tiến các hiện tượng, tạo nên mặt chủ quan của phương pháp
b Bản chất của quá trình DHLS
* Quá trình DHLS là một quá trình nhận thức đặc thù
- Quy luật phổ biến của quá trình nhận thức là quy luật cơ bản chi phối quá trình dạy học Nó nêu lên phương hướng chung và đường lối cho thấy quy luật vận động của quá trình dạy học
VD: quy luật phổ biến của quá trình nhận thức: Cảm tính -> lý tính -> thực tiễn
- Nhận thức là hoạt động năng động, sáng tạo của chủ thể Con người thông qua thực tiễn để nhận thức, rồi nhận thức trở lại thực tiễn và nâng cao nhận thức sâu sắc
Môi trường Nhà
trường (điều kiện,
phương tiện, hoàn
cảnh…)
Trang 28hơn Quá trình này diễn ra không ngừng để nhận thức và cải tạo thế giới khách quan, đồng thời cũng cải tạo, biến đổi bản thân mình
Quá trình nhận thức của việc dạy học nói chung và việc DHLS nói riêng cũng tuân theo quy luật đó
- Quá trình nhận thức của HS mang ba đặc điểm: tính gián tiếp, được hướng dẫn và tính giáo dục
+ Tính gián tiếp thể hiện sự nhận thức lại, tức nhận thức cái đã phát hiện chứ
không phải tìm tòi cái mới như NCKH Việc tiếp nhận kiến thức thông qua tài liệu, giáo viên, SGK, TLTK
Tuy vậy, trong nhận thức cũng cần chú ý đến kinh ngiệm trực tiếp Loại kinh nghiệm này chiếm tỉ lệ nhỏ và vẫn phụ thuộc vào kinh ngiệm gián tiếp
+ Tính được hướng dẫn, là sự nhận thức của HS diễn ra dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo Khác hẳn giữa NCKH (độc lập) với học tập (được hướng dẫn)
Phương hướng, nội dung, phương pháp, tiến trình, kết quả một phần chủ yếu
do người thầy quyết định và chịu trách nhiệm thực hiện theo chương trình SGK bên cạnh sự nỗ lực học tập độc lập, thông minh sáng tạo của HS
Sự chỉ đạo, hướng dẫn của thầy - vai trò chủ thể học tập của HS thể hiện thống nhất biện chứng qua quá trình giảng dạy và học tập
+ Tính giáo dục, là thông qua quá trình nhận thức để tiếp thu sự giáo dục, để
phát triển toàn diện đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động
Mối quan hệ , ảnh hưởng việc giảng dạy của thầy và sự biến đổi về mặt nhận thức và phát triển của HS là tất nhiên
Tính giáo dục trong dạy học phải được định hướng, phải được kết hợp chặt chẽ nội dung cụ thể của hoạt động dạy học, dựa vào những nguyên tắc tư tưởng XHCN để
tự giác tiến hành giáo dục trên mọi mặt, mọi khâu hoạt động đó
* Đặc điểm riêng của quá trình DHLS:
- DHLS vừa tuân thủ nguyên tắc chung của lý luận dạy học vừa thể hiện đặc trưng môn học
Trang 29+ Từ những đặc điểm của tri thức lịch sử, có thể áp dụng hình thức dạy học chung mang tính truyền thống của việc dạy học nói chung với đặc điểm của hiện thực quá khứ và sự nhận thức lịch sử
+ Chúng ta có kết cấu mô hình DHLS: Xác định mục tiêu bài học, giới thiệu sơ lược về vấn đề nghiên cứu (đặt vấn đề) -> trình bày tài liệu mới Lý giải tài liệu, sự kiện (HS tiến hành dưới sự hướng dẫn của GV) -> Củng cố tri thức -> Vận dụng tri thức -> Kiểm tra đánh giá
* Các giai đoạn học tập lịch sử:
- Giai đoạn hướng dẫn động cơ học tập kiến thức lịch sử của bài, chương và sự cần thiết nắm vững tri thức lịch sử của bài, chương, tìm hiểu mục tiêu học tập (kiến thức, kỹ năng, thái độ của bài, chương để theo dõi bài giảng, tự học trên lớp, ở nhà )
+ Bước này là khêu gợi hứng thú của HS đối với việc học tập lịch sử, làm rõ mục đích học tập Bắt đầu từ xác định mục tiêu học tập để tạo cho HS động cơ đúng trong học tập bài học
+ Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy con người ta hoạt động Động cơ là biểu hiện cụ thể của nhu cầu: hứng thú, ý định, mong muốn
+ Hứng thú là biểu hiện tình cảm, nhu cầu nhận thức của con người Ý định là một nhu cầu chưa phân hóa, chưa có ý thức rõ rệt, nó khiến cho con người cảm thấy
mơ hồ muốn làm một cái gì đó nhưng chưa rõ tại sao mình định làm như thế và nên làm như thế nào
+ Vì vậy, trong phần mở đầu, thầy phải giúp HS thấy được mục đích, yêu cầu của toàn học kỳ, đồng thời biết nêu ra một số nội dung trong quá trình học tập có khả năng khêu gợi hứng thú học tập của HS, khiến họ khao khát muốn được biết, kích thích tính tích cực học tập của HS
+ Đặc điểm của nhận thức lịch sử là HS không thể tái hiện được trong thí nghiệm, HS không thể tiến hành quan sát trực tiếp đối tượng nhận thức quá khứ Trong khi đó nhận thức của con người được lặp đi, lặp lại theo vòng tuần hoàn từ cảm tính -> lý tính -> thực tiễn Do đó, thầy giáo phải dùng ngôn ngữ, phương tiện trực
Trang 30quan, tài liệu, phong cách, thao tác sư phạm để tái tạo lại hình ảnh lịch sử quá khứ với điều kiện cơ bản nhất là tư liệu lịch sử
Tư liệu lịch sử phong phú là cơ sở để DHLS có hiệu quả Nguồn chủ yếu của tư liệu lịch sử là tư liệu thành văn, chữ viết, tư liệu truyền miệng, tranh ảnh, tư liệu hiện vật trong đó được dùng nhiều nhất là tư liệu thành văn
- Giai đoạn lý giải tri thức lịch sử:
+ Khi HS tái tạo lại hình ảnh của các SK, hiện tượng thì HS mới biết căn bản lịch sử diễn ra như thế nào - mới dừng ở tính cảm tính trong nhận thức (chưa có khoa học sâu sắc, chưa hiểu bản chất lịch sử, chưa rút ra được quy luật ) Thầy giáo phải giúp HS nắm vững được tri thức lịch sử cụ thể để đi sâu hiểu được bản chất SK, hiện tượng, giải thích được mối liên hệ và quy luật của chúng
+ Tính quy luật của tri thức lịch sử là tri thức được hình thành thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát trên cơ sở những tri thức lịch sử cụ thể
Nó phản ánh mối quan hệ nội tại và bản chất của các SK, hiện tượng lịch sử
+ GV phải bồ dưỡng năng lực vận dụng quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét giải quyết vấn đề
VD: từ hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, GV ngoài việc phân tích biểu hiện đấu tranh ngoại giao khôn khéo, tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, thì còn phải hướng dẫn HS hiểu vì sao có SK đó, vì sao Đảng ta lại ký với Pháp hiệp định Sơ bộ Từ hiệp ước tay đôi trở thành tay ba
- Giai đoạn củng cố kiến thức đã tiếp nhận:
+ Quá trình học tập là quá trình tích lũy không ngừng kiến thức Nhưng khác với các môn học khác, kiến thức môn Lịch sử (SK, hiện tượng, KN lịch sử) thường được HS tiếp nhận một lần Điều này có thể gây khó khăn nhất định cho việc ghi nhớ những kiến thức lịch sử cơ bản Do đó việc củng cố kiến thức lịch sử là vô cùng quan trọng
+ Để củng cố GV cần phải:
Trang 31Thứ nhất, phải làm cho HS hiểu tầm quan trọng của việc học tập lịch sử (Điều
này góp phần hạn chế việc xem nhẹ môn Lịch sử và coi trọng các môn khoa học tự nhiên, từ đó dẫn đến phân biệt môn chính, môn phụ trong học tập)
Thứ hai, phải đảm bảo đặc trưng bộ môn Nội dung lịch sử phải được trình bày
thật cụ thể, sinh động, có hình ảnh phong phú với quan điểm chính xác, có trọng tâm, trọng điểm, phân tích cặn kẽ, vận dụng nhiều phương pháp truyền thụ, tăng cường tính trực quan cho HS, qua đó gây hứng thú học tập cho HS
Thứ ba, hướng dẫn cho HS một số PP ghi nhớ SKLS
SK là cơ sở của việc hình thành tri thức lịch sử, không nắm SK thì không thể hiểu được các bộ phận kiến thức khác của lịch sử để hiểu lịch sử
Trong việc hướng dẫn HS nhớ các nhân vật lịch sử thường có hai cách: lấy việc
để nói người và lấy người để nói việc
Lấy việc để nói người là phương pháp chủ yếu giảng về hoạt động của nhân vật lịch sử trong bài học lịch sử
Lấy người để nói việc thường được sử dụng trong trường hợp những hoạt động của nhân vật đó gắn với một giai đoạn lịch sử nhất định (VD: Mác, Ănghen, Lênin, HCM )
Nhân vật lịch sử vừa có nhân vật kiệt xuất tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lịch sử, có nhân vật phản động ngăn cản sự phát triển của lịch sử Do vậy GV cần cân nhắc SKLS đó có liên quan đến nhân vật lịch sử nào kết hợp tạo biểu tượng thông qua điển hình hóa để các em nhớ
Ví như lấy việc để nói người: khi dạy học CMTS Pháp 1789, không thể không
đi sâu về cuộc đời hoạt động của Rôbexpie “con người không thể mua chuộc”, hoặc trong bài thống nhất nước Đức không thể không nhắc đến Bixmac - “vị thủ tướng của sắt và máu”
GV khi chuẩn bị bài cần nghiên cứu cẩn thận, lựa chọn những kiến thức cơ bản cần truyền thụ và phương pháp thích hợp để HS tiếp thu Cần cân nhắc đi sâu vào những vấn đề nào để nêu bật tư tưởng, hành động nhân vật, thể hiện những nét tiêu
Trang 32biểu của thời đại Qua đó, khai thác những nhân tố, tư tưởng, hành động của nhân vật
đó để giáo dục HS thấy rõ mối quan hệ giữa thời đại và nhân vật
- Giai đoạn vận dụng tri thức lịch sử:
+ GV phải giúp HS đi từ biết -> hiểu -> vận dụng tri thức đã học vào thực tế để hình thành một năng lực nào đó
+ HS vận dụng tri thức lịch sử chủ yếu để đi sâu tìm hiểu, nắm vững kiến thức lịch sử cũng như các kiến thức khoa học xã hội khác, chứ không phải yêu cầu họ giải quyết ngay những vấn đề do thực tiễn xã hội đặt ra
+ Vận dụng tri thức của HS bao gồm:
Một là, bồi dưỡng năng lực tự học kiến thức lịch sử và kiến thức của các môn
khoa học xã hội khác có liên quan GV cần hướng dẫn cho HS cách tự học SGK, hướng dẫn các em có ý thức và từng bước vận dụng kiến thức lịch sử đã nắm vững để tiếp thu kiến thức mới, vận dụng những KNLS đã hình thành để phân tích những hiện tượng, SKLS mới Tiến hành các loại bài tập để bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt bằng lời nói hoặc viết các kiến thức lịch sử, phân tích và tổng hợp vấn đề, dạy HS cách sưu tầm TLLS, xây dựng niên biểu, sơ đồ, bản đồ lịch sử
Hai là, bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức lịch sử để quan sát, phân tích
vấn đề hiện nay Học tập lịch sử trên cơ sở hiểu biết quá khứ, nhận thức sâu sắc hơn hiện tại
Ví như khi học Lịch sử Việt Nam thế kỷ XX, trên cơ sở nắm chắc các khuynh hướng, các con đường cứu nước khác nhau ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, HS hiểu sự lựa chọn con đường cứu nước theo CMVS của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là đúng đắn
Trong quá trình DHLS, GV cung cấp cho HS một số phương pháp tư duy về lịch sử cơ bản nhất để HS có thể vận dụng những phương pháp tư duy đó để quan sát, phân tích những vấn đề hiện thực
1.3.2 Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp dạy học lịch sử
a Đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng
Trang 33b Đảm bảo tính trực quan
c Đảm bảo tính vừa sức
d Đảm bảo tính hệ thống
e Đảm bảo kết hợp chặt chẽ lý thuyết với thực hành
g Đảm bảo tính vững chắc của việc nhận thức lịch sử
h Đảm bảo việc kết hợp học tập của tập thể với mỗi học sinh
i Đảm bảo việc phát huy tính tích cực của HS trong học tập lịch sử
k Vận dụng tính tích hợp trong dạy học liên môn
* Phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử
+ Phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử là PP trình bày tài liệu mới, nhắc lại những kiến thức đã học có liên quan đến việc tiếp thu kiến thức mới GV chủ yếu trình bày các sự kiện cơ bản chính xác, trong chương trình, SGK, nhằm giúp HS ghi nhớ thông tin qua các hoạt động về quá trình tâm lý trong nhận thức và trong một số trường hợp có thể trình bày những tài liệu mới do GV hướng dẫn tìm ra
+ Mục đích: giúp HS nắm nắm những kiến thức cơ bản, điển hình, cụ thể và sinh động, nhằm tái tạo lại hình ảnh của quá khứ Việc tái hiện lịch sử phải đạt đến mức làm cho HS dường như đang tham dự, chứng kiến SK, như các SK đang diễn ra trước mắt HS
Đây là việc phát triển trí tưởng tượng tái tạo cho HS, rất cần cho việc học tập Lịch sử
Trang 34Nêu không hình dung đúng quá khứ khách quan thì không thể hiểu được bản chất của lịch sử, dễ rơi vào tình trạng “hiện đại hóa lịch sử“ Mặt khác nếu HS tái hiện được hình ảnh của sự kiện lịch sử, các em sẽ nhớ lâu các sự kiện đó
+ Thông tin - tái hiện lịch sử được thực hiện qua việc trình bày miệng với hệ thống các biện pháp sư phạm tương ứng: tường thuật, miêu tả, kể chuyện, giải thích,
và việc sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tài liệu văn bản
* Phương pháp nhận thức lịch sử
+ Phương pháp phát triển năng lực nhận thức lịch sử cho HS (hay là tư duy) là
PP tiến hành trên cơ sở HS nắm vững các sự kiện, quá khứ một cách cụ thể có hình ảnh để đi sâu tìm hiểu những mối liên hệ bản chất của nó, giúp HS từ biết đến hiểu sâu sắc các sự kiện và quá trình lịch sử
+ Việc nhận thức lịch sử phải thông qua các hoạt động tư duy của HS, không phải là sự áp đặt chủ quan công thức Vì vậy giáo viên phải đặt vấn đề và hướng dẫn học sinh giải quyết Học sinh phải tự mình nhận thức bản chất của sự kiện lịch sử, vận dụng những tri thức đã học để giải thích lịch sử và tùy trình độ mà nêu khái quát sự kiện, quá trình lịch sử
+ Trong việc hình thành và phát triển tư duy lịch sử, SKLS đóng vai trò quan trọng, vì học sinh chỉ có thể tư duy đúng đắn trên cơ sở tài liệu - sự kiện cụ thể Không dựa vào tài liệu - sự kiện thì mọi khái quát lý luận đều không có cơ sở khoa học
* Phương pháp tìm tòi - nghiên cứu lịch sử
+ PP này nhằm nâng cao trình độ của HS trong việc biến kiến thức lịch sử đã học thành kiến thức của mình, chủ động sử dụng những tri thức đó có hiệu quả trong học tập và đời sống
+ Tiến hành thông qua các hình thức từ thấp đến cao của những công việc học tập, như sử dụng SGK và tài liệu tham khảo để trả lời các câu hỏi, hoàn thành các bài tập, thực hành, rèn luyện việc tìm tòi từng phần và bước đầu tập dượt NCKH một số vấn đề lịch sử phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của HS
Trang 35* Mối quan hệ giữa các phương pháp trong DHLS
- Các PP này kết hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh trong DHLS ở trường phổ thông, hỗ trợ cho nhau Trong quá trình DH, không thể chỉ sử dụng một phương pháp đơn nhất, song ở mỗi khâu của quá trình DH lại có một phương pháp trọng tâm kết hợp với các phương pháp khác Ví dụ: khi trình bày tài liệu mới, thì phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử cần giữ vai trò chủ yếu và kết hợp phương pháp nhận thức lịch sử đồng thời tiến hành việc tìm tòi nghiên cứu
- Mỗi một phương pháp nói trên được thực hiện qua nhiều biện pháp sư phạm, được xem là PPDH nhỏ hơn Ví dụ: khi tiến hành việc thông tin - tái hiện lịch sử phải dùng lời nói trình bày sự kiện kết hợp sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, các phương pháp để tạo biểu tượng cho HS Những biện pháp sư phạm này đã trở thành nhiều phương pháp nhỏ như trình bày miệng, sử dụng các loại tài liệu
- Việc phân loại hệ thống PPDHLS dựa vào quy luật của nhận thức, lý luận dạy học và đặc điểm của bộ môn Theo đó, việc nhận thức quá khứ lịch sử phải bắt đầu bằng việc nắm vững các sự kiện cơ bản Do đó phương pháp thông tin - tái hiện lịch
sử cung cấp cho HS những kiến thức cần thiết để khôi phục lại bức tranh lịch sử bằng việc tạo nên các biểu tượng cụ thể, có hình ảnh Có thể xem phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử là phương pháp cơ sở cho việc học tập lịch sử của HS Chức năng chủ yếu của phương pháp này là vừa cung cấp kiến thức mới vừa củng cố, nhắc lại kiến thức đã học có liên quan trên cơ sở các kiến thức ấy khôi phục lại bức tranh quá khứ đúng như nó tồn tại Công việc này giúp cho HS dường như sống, tham dự vào sự kiện đã diễn ra, hoặc như thấy hiện ra trước mắt mình cảnh tượng của quá khứ Đó là
“biết” lịch sử, làm cơ sở cho việc “hiểu” lịch sử Do vậy, cùng với phương pháp thông tin- tái hiện là phương pháp nhận thức lịch sử phương pháp này giúp HS đi sâu vào bản chất sự kiện, nhân vật lịch sử, hình thành khái niệm, nêu quy luật lịch sử, rút bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại Nó đòi hỏi HS không dừng ở việc nhớ SK
mà phải phân tích đánh giá, nêu ra các kết luận khái quát
Trang 36- Việc sử dụng phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử và phương pháp nhận thức lịch sử trong DHLS là việc vận dụng, thể hiện cụ thể hai nguyên tắc của phương pháp sử học: phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong nghiên cứu lịch sử:
- Phương pháp lịch sử là phương pháp trình bày bản thân sự ra đời, phát triển,
kết thúc và triển vọng của một sự kiện cụ thể phương pháp thông tin - tái hiện chính
là hình thức của phương pháp lịch sử nhằm tạo cho HS những biểu tượng lịch sử phương pháp lo gic là phương pháp nghiên cứu các sự kiện trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng phát triển của sự kiện Do đó, phương pháp nhận thức lịch sử trong dạy học chính là vận dụng phương pháp lôgic phù hợp với chức năng nhiệm vụ bộ môn và trình độ, yêu cầu học tập của HS
- Vận dụng nguyên tắc về phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong nhận thức lịch sử nói chung, phương pháp thông tin tái hiện lịch sử và phương pháp nhận thức lịch sử có những điểm giống và khác nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình dạy học Vì vậy cần sử dụng các biện pháp sư phạm khác nhau
để thể hiện hai phương pháp này Đó là hai biểu hiện khác nhau của phương pháp biện chứng mácxít trái ngược với phương pháp duy tâm siêu hình trong nhận thức
- Ăng ghen chỉ rõ “về bản chất phương pháp lôgic không phải gì khác mà cũng
là phương pháp lịch sử, chỉ có khác là đã thoát khỏi những hình thức lịch sử của nó khỏi những hiện tượng ngẫu nhiên có tác dụng phá hoại của nó Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng bắt đầu từ đó, và sự vận động tiếp tục thêm nũa của nó không phải là cái gì khác hơn là sự phản ánh quá trình lịch sử dưới một hình thức trừu tượng và nhất quán về lý luận Nó là sự phản Ánh đã được uốn nắn Theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử thực tế đem lại; hơn nữa, có thể xem xét mỗi nhân
tố ở điểm mà ở đó quá trình phát triển đạt đến hình thức điển hình” Từ quan điểm Mácxít vận dụng nguyên tắc phương pháp lịch sử, phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử và phương pháp nhận thức lịch sử là hai mặt, hay hai giai đoạn kế tiếp nhau, đan xen vào nhau trong quá trình dạy học Lịch sử Hai phương pháp này có quan hệ chặt chẽ trong quá trình thống nhất của việc dạy học Lịch sử, nhưng không đồng nhất
Trang 37với nhau, vì mỗi phương pháp có chức năng và nội dung riêng chúng hỗ trợ cho nhau làm cho việc học tập của HS tốt hơn
- Hiểu rõ sự khác nhau và mối quan hệ giữa hai phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử và phương pháp nhận thức lịch sử chúng ta cần khắc phục những sai lầm thường gặp trong DHLS ở trường phổ thông, do vận dụng không đúng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
- Sai lầm thường gặp trong DHLS do không xử lý đúng mối quan hệ giữa hai phương pháp lịch sử và lôgic được biểu hiện ở hai khuynh hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất, chỉ sử dụng phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử Dẫn đến:
+ Nặng về cung cấp nhiều sự kiện, làm cho HS không phân biệt được đâu là sự kiện cơ bản và không cơ bản, sự kiện chủ yếu và thứ yếu
+ Phương pháp thông tin- tái hiện lịch sử trở thành việc cung cấp chất đống tài liệu đưa những sự kiện thiếu chính xác, nặng về trình bày dật sử (những sự việc trong chính sử không nói đến hoặc bỏ sót), giai thoại làm cho HS không có biểu tượng chân thực, khoa học về sự kiện, nhân vật
Thứ hai, không chú trọng đến cung cấp tài liệu - sự kiện mà nặng về khái quát
lý luận
+ Biểu hiện của sai lầm này trong DHLS thiên về giải thích, suy diễn áp đặt nên
HS cảm thấy khô khan, công thức rơi vào tình trạng: “hiện đại hóa” lịch sử
+ Biến bài học lịch sử thành bài giảng chính trị không phù hợp với đặc trưng bộ môn hiệu quả giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của môn học sẽ giảm sút
- Việc sử dụng kết hợp chặt chẽ 2 phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng phương pháp tìm tòi - nghiên cứu trong DHLS
Bản thân học tập lịch sử ở trường phổ thong cũng mang tính chất “phát hiện”, khám phá của việc nhận thức lịch sử Dĩ nhiên tính chất và mức độ của việc nghiên cứu sử học và học tập lịch sử cũng khác nhau Cái “mới” đối với HS cần tìm tòi nghiên cứu trong học tập lịch sử không phài là phát hiện điều chưa ai biết như trong nghiên cứu sử học mà chủ yếu nắm được kiến thức cơ bản, chính xác đã được khoa
Trang 38học lịch sử xác định, mà các em chưa biết cần hiểu rõ theo trình độ yêu cầu học tập của mình
Do đó, phương pháp tìm tòi - nghiên cứu trong DHLS phải hướng dẫn cho HS nắm được kiến thức (do GV cung cấp hay tìm thấy trong các TLTK, SGK, sưu tầm trong thực tế địa phương) và hiểu rõ các SK, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV
Phương pháp tìm tòi - nghiên cứu được tiến hành trong mọi hoạt động nhận thức (học tập) lịch sử của HS Nó đan xen, hỗ trợ vào các phương pháp thông tin - tái hiện và nhận thức lịch sử
- Mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm phương pháp trong DHLS ở trường phổ thông thể hiện qua sơ đồ sau đây:
- Điều này càng khẳng định tính hệ thống của PPDHLS, mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng và việc sử dụng có kết quả các phương pháp này với những biện pháp sư phạm, tương ứng với mỗi loại phương pháp và cả hệ thống PPDHLS ở trường phổ thông
Câu hỏi và bài tập
Nhóm các phương pháp tìm tòi – nghiên cứu lịch sử
Trang 391 Trình bày và phân tích một số quan điểm về PPDHLS Ảnh hưởng tác động của các quan điểm ấy đến PPDHLS của chúng ta
2 Nội dung, tính chất của quá trình DH ở trường phổ thông
3 Đặc điểm, bản chất của quá trình DHLS ở trường phổ thông?
4 Trình bày và minh họa cụ thể những nguyên tắc DHLS ở trường phổ thông Tập trung vào các nguyên tắc dạy học nêu vấn đề
5 Hãy nêu những yêu cầu cơ bản khi sử dụng PPDHLS ở trường phổ thông?
6 Qua nghiên cứu tài liệu, anh (chị) hãy nêu và phân tích những biểu hiện của phương pháp dạy học cũ, lạc hậu Dẫn chứng cụ thể
7 Nêu và phân tích những ảnh hưởng và tác động tiêu cực của PPDH theo kiểu
áp đặt với, những PPDH phát huy tính tích cực của HS
8 Từ nhận thức về khái niệm “phương pháp dạy học”, nêu lên những nội dung
và đặc trưng chủ yếu của “phương pháp dạy học lịch sử”
9 Cơ sở phân loại phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông
10 Trình bày nội dung các phương pháp dạy học lịch sử và xác định tính hệ thống của các phương pháp này
11 Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học, con đường nhận thức, biện pháp
và thao tác sư phạm trong DHLS ở trường phổ thông
Trang 40Câu hỏi và bài tập
1 Nêu, phân tích những quan niệm không đúng và trình bày nhận thức của mình về bài học lịch sử ở trường phổ thông?
2 Các cách phân loại bài học lịch sử: cơ sở, căn cứ của việc phân loại, các loại bài học lịch sử (nêu vai trò, nội dung, ý nghĩa từng loại bài)?
3 Thế nào là thiết kế một bài học lịch sử? Những công việc có tính nguyên tắc khi chuẩn bị một bài học lịch sử?
4 Quy trình tiến hành một bài học lịch sử?
CHƯƠNG 3:
THIẾT KẾ BÀI HỌC LỊCH SỬ
Ở chương này sinh viên tự nghiên cứu, giảng viên chỉ cần tập trung hướng dẫn
Sinh viên tự nghiên cứu là chủ yếu
Câu hỏi và bài tập
1 Những điều kiện đảm bảo chất lượng của bài học lịch sử ở trường THPT (chú ý điều kiện đối với từng loại bài)?
2 Những biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử?