Định nghĩa về DLST ở Việt Nam lần đầu tiên được đưa ra tại Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch du thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9/9/1999: “Du lịch sinh thái là
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ)
DU LỊCH SINH THÁI
(Dành cho sinh viên ngành Đại học Địa lí học)
Tác giả: ThS Lê Thị Thu Hiền
Năm 2016
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 4
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI 5
1.2 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI 7
1.3 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ NHỮNG YÊU CẦU CỦA DU LỊCH SINH THÁI 9
1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 9
1.3.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái bền vững 10
1.3.3 Những yêu cầu để phát triển du lịch sinh thái 11
1.4 CÁC BÊN THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI 13
1.4.1 Các nhà hoạch định chính sách 13
1.4.2 Các nhà quản lý lãnh thổ 13
1.4.3 Các nhà điều hành du lịch 14
1.4.5 Khách du lịch sinh thái 14
1.5 MỐI QUAN HỆ GIỮA CUNG VÀ CẦU CỦA DU LỊCH SINH THÁI 15
1.5.1 Cung (Hiểu là Các môi trường tự nhiên có tổ chức hoạt động DLST) 15
1.5.2 Cầu (Hiểu là các loại khách tham gia DLST) 16
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI 17
2.1 DU LỊCH SINH THÁI TRONG CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI 17
2.1.1 Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galapagos 17
2.1.2 Du lịch sinh thái ở Khu dự trữ sinh quyển Tonle Sap (Campuchia) 17
2.1.3 Du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên Madagascar 18
2.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI 18
2.2.1 Bài học kinh nghiệm từ phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galapagos 18
2.2.2 Bài học kinh nghiệm từ phát triển du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên 19
CHƯƠNG 3 SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 20
3.1 KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI 20
3.1.1 Các khái niệm về tài nguyên, tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch sinh thái 20
3.1.2 Các khái niệm liên quan 21
3 2 ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI 22
3.2.1 Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn 22
3.2.2 Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động 23
3.2.3 Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau 23
3.2.4 Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch 23
3.2.5 Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài 23
3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN 24
3.3.1 Quan hệ giữa đa dạng sinh học và DLST 24
3.3.2 DLST với phát triển cộng đồng 27
3.3.3 Quan hệ giữa du lịch sinh thái và phát triển bền vững 28
3.4 CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI CƠ BẢN Ở VIỆT NAM 29
3.4.1 Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học 29
3.4.2 Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù 30
3.4.3 Văn hóa bản địa 30
3.5 BÀI TẬP 30 CHƯƠNG 4 HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 31
Trang 34.1 NHỮNG TÁC ĐỘNG LÊN MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH
THÁI 31
4.1.1 Tác động đến tài nguyên thiên nhiên 32
4.1.2 Tác động đến tài nguyên sinh vật và môi trường 32
4.1.3 Tác động đến các mặt của đời sống xã hội 33
4.2 SỰ CỐ VÀ HIỂM HỌA DU LỊCH SINH THÁI 34
CHƯƠNG 5 PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 36
5.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 36
5.1.1 Các hệ sinh thái điển hình 36
5.1.2 Đa dạng sinh học 37
5.1.3 Hệ thống rừng đặc dụng 38
5.1.4 Tiềm năng du lịch sinh thái biển 42
5.1.5 Các tiềm năng khác 42
5.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 43
5.2.1 Các loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam 43
5.2.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 45
5.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 48
5.3.1 Phát triển các loại hình DLST 48
5.3.2 Phát triển các tuyến điểm DLST 48
5.3.3 Phát triển DLST tại các khu BTTN 48
5.3.4 Phát triển các đại lí, các nhà điều hành tour du lịch 48
5.3.5 Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc và phương tiện giao thông 48
5.3.6 Nâng cao các dịch vụ phục vụ hoạt động DLST 49
5.3.7 Phát triển cộng đồng 49
5.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 49
5.4.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 49
5.4.2 Giải pháp về thị trường 50
5.4.3 Giải pháp về quy hoạch viên du lịch giới thiệu 50
5.4.4 Giải pháp về đào tạo 50
5.4.5 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng 51
5.4.6 Giải pháp về xã hội 51
5.4.7 Giải pháp về tổ chức quản lí 51
5.4.8 Giải pháp kiểm tra 51
5.5 BÀI TẬP 51
CHƯƠNG 6 QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ DU LỊCH SINH THÁI 52
6.1 KHÁI NIỆM QUY HOẠCH DU LỊCH SINH THÁI 52
6.2 CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ LỰA CHỌN KHU VỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 52
6.3 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LÃNH THỔ DU LỊCH SINH THÁI 53
6.4 CÁC BƯỚC CƠ BẢN CỦA QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ DU LỊCH SINH THÁI 54 6.5 CÁC NGUYÊN TẮC CỦA QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ DU LỊCH SINH THÁI 57
6.5.1 Yếu tố sinh thái môi trường đặc thù 57
6.5.2 Yếu tố thẩm mỹ sinh thái 57
6.5.5 Yếu tố xã hội 58
6.6 BÀI TẬP 58
PHẦN PHỤ LỤC: 59
CÂU HỎI ÔN TẬP 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Du lịch sinh thái là tài liệu dành cho sinh viên ngành Đại học Điạ lí học Nội dung giáo trình được chia làm 6 chương giới thiệu về các nội dung liên quan đến du lịch sinh thái, kinh nghiệm phát triển trên thế giới và thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo và công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và các tác giả Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các cơ quan về những kết quả nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng và đưa vào giáo trình
Giáo trình Du lịch sinh thái chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và những hạn chế Hi vọng rằng giáo trình sẽ là tài liệu bổ ích cho sinh viên chuyên ngành cũng như những người quan tâm khác
Trang 5CHƯƠNG 1 CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI
Du lịch sinh thái đang dấy lên trong giới lữ hành và bảo tồn ngày một tăng, nguồn gốc của nó giống nh- một sự tiến hoá hơn là một cuộc cách mạng Du lịch sinh thái bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời Những du khách
lũ l-ợt kéo đến các v-ờn quốc gia Yellowstone và yosemite hàng thế kỷ tr-ớc dây
là những nhà du lịch sinh thái đầu tiên Những khách lữ hành đến Serengeti từ khoảng nửa thế kỷ tr-ớc, những nhà dó ngoại mạo hiểm Himalaya đã cắm trại trên Annapurna 25 năm sau, hàng ngàn ng-ời đến chụp ảnh chim cánh cụt ở Nam cực, những nhóm ng-ời đến Belize cũng là những khách du lich sinh thái
Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự thay đổi kịch tính và liên tục của lữ hành thiên nhiên Châu phi là một ví dụ điển hình Những cuộc đi săn năm 1909 của Thoedore Rooevelt để cho vào túi săn những chiếc đầu hoặc những cái sừng lớn nhất mà ông có thể tìm thấy là một điển hình đ-ơng đại Vào những năm 70, du lịch đại chúng và du lịch không phân biệt, vẫn chủ yếu để tâm đến các con thú lớn, đã phá hoại các môi tr-ờng sống gây phiền nhiễu đến các động vật , và phá huỷ thiên nhiên Ngày nay, các hành vi này đang thay đổi Ngày càng nhiều khách thăm quan nhận thức
đ-ợc tác hại sinh thái họ có thể gây ra cho giá trị của tự nhiên , và cho những mối quan tâm của nhân dân địa ph-ơng Các tour du lịch chuyên hoá - săn chim ,c-ỡi lạc đà ,bộ hành thiên nhiên có h-ớng dẫn và nhiều nữa - đang tăng lên Cái dòng nhỏ nh-ng đang lớn lên này chính là du lịch sinh thái Và, một cách ngạc nhiên du lịch sinh thái dang làm cho cả ngành công nghiệp lữ hành trở nên nhạy cảm hơn với môi tr-ờng
1.1.1 Cỏc quan niệm và định nghĩa về du lịch sinh thỏi
-Du lịch thiờn nhiờn
-Du lịch dựa vào thiờn nhiờn
Du khỏch sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về mụi trường để nõng cao hiểu biết, cảm nhận được những giỏ trị thiờn nhiờn và văn húa mà khụng gõy ra những tỏc động khụng thể chấp nhận đối với cỏc hệ sinh thỏi và văn húa bản địa
Trang 6Những đặc tính cơ bản của du lịch sinh thái:
- Phát triển dựa vào những giá trị (hấp dẫn) của thiên nhiên và văn hóa bản địa (Nghĩa là đến những nơi thật độc đáo về môi trường thiên nhiên, đặc sắc về văn hóa bản địa; đó là điều kiện đầu tiên, tiên quyết để có thể thu hút du khách có nhu cầu muốn đến tham quan, tìm hiểu thỏa mãn nhu cầu muốn khám phá, tìm hiểu.)
- Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái (Hiểu là yêu cầu cần bắt buộc phải đạt được khi phát triển du lịch tại đây.)
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường (Hiểu như là một tiêu chí bắt buộc phải có đối với DLST để có thể phân biệt với các loại hình DL khác-Cung cấp cho du khách những hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường tại đây.)
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng (Hiểu là một nhiệm vụ của DLST là một phần quan trọng thu nhập từ DL phải được dành cho công tác bảo tồn tự nhiên và phát triển, gìn giữ văn hóa bản địa cũng như phát triển đời sống cộng đồng địa phương như là điều kiện để phát triển DL bền vững ở địa phương.)
1.1.1.2 Định nghĩa
Từ năm 1987 đến nay, trên thế giới đã có nhiều định nghĩa khác nhau về DLST của các nhà khoa học và của các quốc gia Tiêu biểu như các định nghĩa của Hector Ceballos-Lascurain (1987); Wood (1991); Allen (1993); Bukley (1994); định nghĩa của Nêpan; Malaixia; Ôxtrâylia; Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế
kỷ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch
và môi trường Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau, khái niệm về DLST cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất
Định nghĩa về DLST ở Việt Nam lần đầu tiên được đưa ra tại Hội thảo quốc gia
về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch du thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến
9/9/1999: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh cũng là hình du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên
một cách bền vững” (Lê Huy Bá – 2000)
1.1.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái
- DLST bao gồm tất cả những hình thức DL dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của khách DL là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó
- DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường
- Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có quy
mô nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách Các công ty lữ hành nước ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các tour DLST cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế
- DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hóa-xã hội
Trang 7- DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách:
+Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản
lý, với mục đích bảo tồn các khu vực tự nhiên
+Tạo ra những cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương +Tăng cường nhận thức của cả du khách và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa
1.1.3 Quy hoạch và quản lý DLST
-Việc quản lý và kiểm soát hoạt động phát triển DLST ở các vùng tự nhiên chủ yếu phải do cộng đồng địa phương đảm trách
-Cần có được nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về sự cần thiết phải bảo
vệ các vùng tự nhiên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa
-Cần có được những dự báo và biện pháp kiểm soát bổ sung khi tổ chức phát triển hoạt động DLST ở những khu vực có tính nhạy cảm đặc biệt về môi trường
-Cần đảm bảo các quyền lợi truyền thống của cộng đồng và quyền lợi của địa phương ở những khu vực thuận lợi cho phát triển DLST
1.1.4 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác
Du lịch sinh thái là loại hình DL dựa vào thiên nhiên nhưng có thêm chức năng tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương
Nguồn gốc Các loại hình du lịch Mục đích chung Mục đích DLST
Dựa vào
thiên nhiên
-Nghỉ dưỡng -Tham quan -Mạo hiểm -Thể thao -Thắng cảnh -Vui chơi giải trí
Chủ yếu đưa con người về với thiên nhiên
-Giáo dục nâng cao nhận thức về thiên nhiên môi trường, văn hóa cộng đồng địa phương -Có trách nhiệm bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa cộng đồng -Tạo việc làm và lợi ích cho người dân địa phương
Công vụ -Hội nghị, hội thảo
-Hội chợ -Tìm cơ hội đầu tư -Quá cảnh
-v.v
Công việc
1.2 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI
Trang 8Mọi hoạt động phát triển DL nói chung và DLST nói riêng đều được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên DL tự nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích cho XH
Trước tiên đó là các lợi ích về KT-XH, tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ DL, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử và sự đa dạng của thiên nhiên nơi có những hoạt động phát triển DL
Sau nữa là những lợi ích đem lại cho khách DL trong việc hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên mới lạ, độc đáo; các truyền thống văn hóa lịch sử; những đặc thù dân tộc mà trước đó họ chưa biết tới, từ đó xác lập ý thức trách nhiệm về bảo tồn sự vẹn toàn của các giá trị thiên nhiên, văn hóa lịch sử của nơi họ đến nói riêng và của hành tinh nói chung
DLST là một dạng của hoạt động DL, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc trưng cơ bản của hoạt động DL nói chung, bao gồm:
Bên cạnh đó DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng, bao gồm:
-Tính giáo dục cao về môi trường:
DLST hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường Hoạt động DL gây nên những áp lực lớn đối với môi trường và DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển DL với việc bảo vệ môi trường
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên duy trì tính đa dạng sinh học:
Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn TNTN cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương:
Cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn TNTN tại địa phương mình Phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ,
có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có
sự tham gia của cộng đồng địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình
Trang 9Sự tham gia của cộng đồng địa phương cú tỏc dụng to lớn trong việc giỏo dục
du khỏch bảo vệ cỏc nguồn tài nguyờn và mụi trường, đồng thời cũng gúp phần nõng cao hơn nữa nhận thỏc cho cộng đồng, tăng cỏc nguồn thu nhập cho cộng đồng
1.3 CÁC NGUYấN TẮC CƠ BẢN VÀ NHỮNG YấU CẦU CỦA DU LỊCH SINH THÁI
1.3.1 Cỏc nguyờn tắc cơ bản để phỏt triển du lịch sinh thỏi
Thị tr-ờng du lịch sinh thái hiện nay đang phát triển mạnh so với các thị tr-ờng khác Song sự phát triển nhanh chóng này đe doạ tính bền vững của du lịch sinh thái
và mở rộng ra những cái có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững Du lịch sinh thái bản thân nó bị giới hạn phạm vi, mức độ phát triển Nó không thể tiếp nhận một số l-ợng lớn du khách mà không phải là nguyên nhân dần dần làm thay đổi dẫn đến sự phá huỷ lý do mà nó tồn tại Vì vậy vấn đề trọng tâm trong việc phát triển du lịch sinh thái bền vững là sự kiểm soát hạn chế những nguyên tắc xử lý và thực hiện
Du lịch sinh thái bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững Điều
đó không có nghĩa là luôn có sự tăng tr-ởng liên tục về du lịch Đây là điểm khác biệt cần nhấn mạnh trong thời điểm mà Việt nam bắt đầu lo lắng về tốc độ tăng tr-ởng của
du lịch
“Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao về môi tr-ờng và sinh thái thông qua những h-ớng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề Du lịch sinh thái chứa đựng mối tác động qua lậi lớn giữa con ng-ời và thiên nhiên hoang dã cộng với ý thức đ-ợc giáo dục nhằm biến chính những khách du lịch thành những ng-ời đi đầu trong việc bảo vệ môi tr-ờng Phát triển
du lịch sinh thái làm giảm tối thiểu tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi tr-ờng, đảm bảo cho địa ph-ơng đ-ợc h-ởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại
và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”
Sau đây là những nguyên tắc cơ bản về thế nào là du lịch sinh thái thực sự:
- Du lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi tr-ờng, tăng c-ờng và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi tr-ờng tự nhiên
- Du lịch sinh thái là không đ-ợc làm tổn hại đến tài nguyên, môi tr-ờng, những nguyên tắc về môi tr-ờng không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhàm thu hút khách mà còn bên trong của nó
- Du lịch sinh thái phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này
- Các nguyên tắc về môi tr-ờng và sinh thái cần phải đạt lên hàng đầu do đó mỗi ng-ời khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận - Các nguyên tắc về môi tr-ờng
và sinh thái cần phải đạt lên hàng đầu do đó mỗi ng-ời khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của
nó hơn là làm biến đổi môi tr-ờng cho sự thuận tiện cá nhân
- Du lịch sinh thái phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa ph-ơng và đối với nghành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học )
- Du lịch sinh thái phải đ-a ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi tr-ờng tự nhiên, đó là những kinh nghiêm đ-ợc hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là
đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng c-ờng thể trạng cơ thể - ở đây những
Trang 10kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của cả ng-ời h-ớng dẫn và các thành viên tham gia
- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa ph-ơng, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (tr-ớc, trong
và sau chuyến đi)
- Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa ph-ơng, tăng c-ờng sự hiểu biết và sự phối hợp với các ban nghành chức năng
- Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng xử và nguyên tắc thực hiện là rất quan trọng Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của nghành phải đ-a ra các nguyên tắc và các tiêu chuẩn đ-ợc chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động
- Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn khổ quốc tế cho ngành
1.3.2 Cỏc nguyờn tắc cơ bản của du lịch sinh thỏi bền vững
1.3.2.1 Cơ sở cỏc nguyờn tắc của du lịch sinh thỏi bền vững
Với mục tiờu đỏp ứng nhu cầu của du khỏch, giảm thiểu cỏc tỏc động lờn mụi trường sinh thỏi và đem lại phỳc lợi (sinh thỏi, kinh tế, xó hội) cho cộng đồng địa phương, du lịch sinh thỏi lấy một số cơ sở sau để phỏt triển:
- Tỡm hiểu và bảo vệ cỏc giỏ trị thiờn nhiờn, văn húa
- Giỏo dục mụi trường
- Phải cú tổ chức về nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất đối với mụi trường
- Phải hỗ trợ cho bảo vệ mụi trường
1.3.2.2 Cỏc nguyờn tắc cơ bản của du lịch sinh thỏi bền vững
- Du lịch sinh thỏi nờn khởi đầu với sự giỳp đỡ của những thụng tin cơ bản nhưng đa dạng của cộng đồng và cộng đồng nờn duy trỡ việc kiểm soỏt phỏt triển của
du lịch
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyờn một cỏch bền vững: bao gồm cả tài nguyờn thiờn nhiờn, xó hội và văn húa Việc sử dụng bền vững tài nguyờn là nền tảng cơ bản nhất của việc phỏt triển DLST bền vững
- Chương trỡnh giỏo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và cỏc tài nguyờn thiờn nhiờn nờn được thành lập Giảm tiờu thụ, giảm chất thải một cỏch triệt để nhằm nõng cao chất lượng mụi trường
- Duy trỡ tớnh đa dạng về tự nhiờn, văn húa… (chủng loại thực vật, động vật, bản sắc văn húa dõn tộc…)
- Lồng ghộp cỏc chiến lược phỏt triển du lịch của địa phương với quốc gia
- Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, trỏnh gõy thiệt hại cho cỏc hệ sinh thỏi ở đõy
- Phải thu hỳt sự tham gia của cộng đồng địa phương Điều này khụng chỉ đem lại lợi ớch cho cộng đồng, cho mụi trường sinh thỏi mà nhằm tăng cường khả năng đỏp ứng cỏc thị hiếu của du khỏch
- Phải biết tư vấn cỏc nhúm quyền lợi và cụng chỳng Tư vấn giữa cụng nghiệp
du lịch và cộng đồng địa phương, cỏc tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tỏc lõu dài cũng như giải quyết cỏc xung đột cú thể nảy sinh
Trang 11- Đào tạo cỏc cỏn bộ, nhõn viờn phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nõng cao chất lượng dịch vụ du lịch
- Nghiờn cứu, hỗ trợ cho du lịch Phải cung cấp cho du khỏch những thụng tin đầy đủ và cú trỏch nhiệm nhằm nõng cao sự tụn trọng của du khỏch đến mụi trường tự nhiờn, xó hội và văn húa khu du lịch, qua đú gúp phần thỏa món cỏc nhu cầu của du khỏch
1.3.3 Những yờu cầu để phỏt triển du lịch sinh thỏi
Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức đ-ợc du lịch sinh thái là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao Sinh
thái tự nhiên đ-ợc hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và
động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp ( agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu ( ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology)
Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh h-ởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống nh- : đất, n-ớc, địa hình, khí hậu đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công -ớc đa dạng sinh học đ-ợc thông qua tại Hộ nghị th-ợng đỉnh Rio de Jannero về môi tr-ờng)
Nh- vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển
ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái th-ờng chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên (natural reserve), đặc biệt ở các v-ờn quốc gia (national park), nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hinh du lịch sinh thái pháttriển ở những vùng nông thôn ( rural tourism ) hoặc các trang trại ( farm tuorism) điển hình
Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ở 2 điểm:
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao đ-ợc sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, ng-ời h-ớng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là ng-ời am hiểu cac đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa ph-ơng Điều này rất quan trọng và có ảnh h-ởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở ng-ời h-ớng dẫn viên Trong nhiều tr-ờng hợp, cần thiết phải cộng tác vói ng-ời dân địa ph-ơng để có đ-ợc những hiểu biết tốt nhất, lúc đó ng-ời h-ớng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một ng-ời phiên dịch giỏi
- Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có đ-ợc ng-ời điều hành có nguyên tắc Các nhà điều hành du lịch truyền thống t-ờng chỉ quan tâm đến lợi nhuận
và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên,
họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết đ-ợc những giá trị tự nhiên
và văn hoá tr-ớc khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi Ng-ợc lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có đ-ợc sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa ph-ơng nhằm mục đích đóng
Trang 12góp vào việc bảo vệ một cách lâu dai các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa ng-ời dân địa ph-ơng và du khách
Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạtđộng
du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi tr-ờng, theo đó du lịch sinh thái cần đ-ợc tổ
chức với sự tuân thủ chặt chẽ cá quy định về “sức chứa” Khái niệm “ sức chứa”
đ-ợc hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới l-ợng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm
Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây đ-ợc hiểu là số l-ợng tối đa khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối vớ mỗi du khách cũng nh- nhu cầu sinh hoạt của họ Đứng ở góc độ xã hội, sức chuuas là giói hàn về l-ợng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác
động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá-xã hội, kinh xã hội của khu vực Cuộc sống bình th-ờng của cộng đồng địa ph-ơng có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập
tế-Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa đ-ợc hiểu là l-ợng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ Nếu l-ợng khách v-ợt quá giói hạn này thì năng lực quản lý ( lực l-ợng nhân viên, trình đọ và ph-ơng tiện quản lý ) của khu du lịch
sẽ khụng đáp ứng đ-ợc yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh h-ởng đến môi tr-ờng và xã hội
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định l-ợng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách t-ơng đối bằng ph-ơng pháp thực nghiệm
Yêu cầu thứ t- là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du lịch Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái
về những kinh nghiêm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa th-ờng là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành
du lịch sinh thái Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm
Hoạt động du lịch sinh thỏi hiện nay đang hướng tới phỏt triển bền vững vỡ vậy đặt ra những yờu cầu mới cho quỏ trỡnh phỏt triển du lịch sinh thỏi bền vững
* Những yờu cầu để phỏt triển du lịch sinh thỏi bền vững
- Phải cú sự tồn tại của cỏc hệ sinh thỏi tự nhiờn điển hỡnh với tớnh đa dạng sinh thỏi cao
- Để đảm bảo tớnh giỏo dục, nõng cao hiểu biết cho khỏch DLST thỡ đũi hỏi:
Người hướng dẫn viờn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt cũn phải là người am hiểu cỏc đặc điểm sinh thỏi tự nhiờn và văn húa cộng đồng địa phương
Phải cú được người điều hành cú nguyờn tắc khụng chỉ vỡ lợi nhuận như cỏc nhà điều hành DL truyền thống chỉ đơn giản tạo cho khỏch DL một cơ hội để biết được những giỏ trị tự nhiờn và văn húa trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi mà cũn phải cú được sự cộng tỏc với cỏc nhà quản lý cỏc khu bảo tồn thiờn nhiờn và cộng đồng địa phương nhằm mục đớch đúng gúp vào việc bảo vệ một cỏch lõu dài cỏc giỏ trị tự nhiờn và văn húa khu vực, cải thiện cuộc sống, nõng cao sự hiểu biết chung giữa người dõn địa phương và khỏch DL
Trang 13- Nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động của hoạt động DLST đến tự nhiên
và môi trường thì DLST cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa, bao gồm các khía cạnh: vật lí, sinh học, tâm lí học, quản lý và xã hội
- Phải thỏa mãn được nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách DL về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hóa bản địa
1.4 CÁC BÊN THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI
1.4.1 Các nhà hoạch định chính sách
Thường là các nhà khoa học làm công tác quy hoạch, xây dựng các chính sách phát triển DLST trong các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước với vai trò là nghiên cứu để xác định các định hướng phát triển phù hợp với tiềm năng và điều kiện thực tế, đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện những định hướng đó Các phương án và giải pháp phải phù hợp để tối đa hóa lợi ích từ hoạt động phát triển DLST, đồng thời đảm bảo việc phát triển DLST phải như một công cụ hữu hiệu để phục vụ cho công tác bảo tồn (là mục tiêu được xem trọng hàng đầu trong phát triển DLST)
Quá trình tổ chức khai thác tài nguyên lãnh thổ để phát triển DLST thường được họ tiến hành theo các bước sau đây:
- Quy hoạch phát triển DLST chỉ được xem xét để thực hiện trên những vùng lãnh thổ đặc trưng, đảm bảo các yêu cầu cần thiết Quá trình thực hiện quy hoạch cần được tiến hành trong khuôn khổ của các quy định và luật pháp, sao cho Chính phủ chấp nhận các đề xuất được đưa ra
- Trên các vùng lãnh thổ được cân nhắc thì câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là: “Loại hình DL này có được phép phát triển ở đây không?” Nếu được thì vấn đề nghiên cứu tiếp theo là: “Hoạt động phát triển đến mức độ nào là phù hợp?” Và căn cứ vào nguyên tắc của DLST để cân nhắc: “Những hoạt động DL được hoạch định phát triển
có thể được coi là DLST không?”
- Các nhà hoạch định chính sách cần có được những hiểu biết về yêu cầu điều chỉnh giới hạn bảo vệ lãnh thổ khỏi các tác động của hoạt động DL, để một mặt phù hợp với quyền lợi thực tế của cộng đồng địa phương và mặt khác đảm bảo các lợi ích kinh doanh DL
1.4.2 Các nhà quản lý lãnh thổ
Hiện tồn tại 2 hệ thống quản lý là quản lý theo ngành (Cục Kiểm lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và quản lý theo lãnh thổ (Chính quyền địa phương tỉnh, thành phố thuộc Trung ương)
Yêu cầu đầu tiên với họ là sự kiểm soát thường xuyên đối với sự biến đổi các
hệ sinh thái và môi trường tự nhiên trong phạm vi được quản lý để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng lãnh thổ phục vụ phát triển DLST trên quan điểm bảo tồn và phát triển bền vững
Họ cần phải có sự đánh giá đầy đủ về hiện trạng sinh thái môi trường, các tác động chủ yếu do hoạt động KT-XH của khu vực trước và trong quá trình phát triển DLST để có thể đề xuất những biện pháp thích hợp trong việc điều chỉnh và quản lý các tác động tiêu cực Trong quá trình phát triển DL, việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng mà họ cần thực hiện nhằm khuyến khích người dân địa phương và các nhà điều hành DL có được những nỗ lực chung cho sự phát triển bền vững
Trang 14Họ cần kết hợp chặt chẽ với các nhà điều hành DL nhằm:
- Đảm bảo hiệu quả của công tác điều hành DL trong những giới hạn cho phép
- Đảm bảo an toàn cho khách DL, trật tự XH ở khu vực quản lý
- Đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh và qua đó đảm bảo sự đóng góp vào quá trình bảo tồn và phát triển bền vững ở lãnh thổ được quản lý
1.4.3 Các nhà điều hành du lịch
Là những người có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hành cụ thể hoạt động DLST, họ chịu trách nhiệm trực tiếp xác định các phương thức tiến hành hoạt động, lựa chọn địa điểm tổ chức DLST, xây dựng các chương trình tour trọn gói, xác định các dịch vụ có thể cung cấp cho khách với cơ chế giá cả cạnh tranh
Trách nhiệm của họ là hết sức lớn vì họ phải đảm bảo lợi ích của tổ chức kinh doanh DL; đồng thời phải đảm bảo các nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững Vì thế đòi hỏi họ phải có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà quản lý, nhà quy hoạch và người dân địa phương
1.4.4 Hướng dẫn viên du lịch
Là những người được xem là cầu nối giữa khách DL và đối tượng DL để thỏa mãn các nhu cầu của khách; chất lượng những đóng góp của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của hoạt động DLST
Họ phải là người có kiến thức, nắm được đầy đủ thông tin về môi trường tự nhiên, các đặc điểm sinh thái, văn hóa cộng đồng địa phương để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với du khách về những vấn đề mà khách quan tâm
Bên cạnh đó họ cũng phải là người có mối quan hệ đặc biệt với người dân địa phương nơi tổ chức hoạt động DL Họ có thể là người dân địa phương hoặc nhà quản
lý lãnh thổ-đặc biệt ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
1.4.5 Khách du lịch sinh thái
Khác với khách DL thông thường, khách DLST là những người quan tâm hơn
cả đến những giá trị tự nhiên và giá trị nhân văn ở những khu vực thiên nhiên hoang dã nên họ có những đặc điểm cơ bản là:
- Thường là những người đã trưởng thành, có thu nhập cao, có giáo dục và có
sự quan tâm đến môi trường thiên nhiên
- Thường là những người thích hoạt động ngoài thiên nhiên Tỉ lệ khách nam,
nữ là ngang nhau và đây thường là những khách DL có kinh nghiệm
- Thường có thời gian đi DL dài hơn và mức chi tiêu/ngày nhiều hơn so với khách DL ít quan tâm đến thiên nhiên
- Họ không đòi hỏi thức ăn hoặc nhà nghỉ cao cấp, đầy đủ tiện nghi Mặc dù họ
có khả năng chi trả cho các dịch vụ này Điều này phản ánh nhận thức của họ rằng
“các cơ sở vật chất mà họ sử dụng ít ảnh hưởng nhất đến môi trường tự nhiên”
Trang 15Hình 1.1 Sơ đồ các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái
-Các nhà quản lý theo lãnh thổ (Chính quyền địa phương tỉnh, thành phố thuộc Trung ương)
là người dân địa phương hoặc nhà quản lý lãnh thổ-đặc biệt ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
-Thích hoạt động ngoài thiên nhiên, có kinh nghiệm
-Thường có thời gian đi DL dài hơn và mức chi tiêu/ngày nhiều hơn
-Không đòi hỏi thức ăn hoặc nhà nghỉ cao cấp, đầy đủ tiện nghi, mặc dù có khả năng chi trả cho các dịch vụ này
1.5 MỐI QUAN HỆ GIỮA CUNG VÀ CẦU CỦA DU LỊCH SINH THÁI
1.5.1 Cung (Hiểu là Các môi trường tự nhiên có tổ chức hoạt động DLST)
-Loại I: Là nơi có các hoạt động DL mà cách ứng xử với môi trường tự nhiên mới chỉ ở mức độ tuân thủ theo các qui định của pháp luật hiện hành
-Loại II: Bao gồm những nơi được thiết kế và xây dựng gắn với thiên nhiên, môi trường hơn, thể hiện qua tính nhạy cảm của các điểm, các cụm có mật độ thấp, ít
sử dụng thiết kế và các vật liệu hạn chế tầm quan sát, gây ảnh hưởng đến môi trường Tuy nhiên vẫn cung cấp đầy đủ các tiện nghi, dịch vụ và hoạt động của 1 khu DL
Trang 16truyền thống Loại này phản ánh việc chấp nhận tầm quan trọng của môi trường hơn là thực tiễn của DLST
-Loại III: Là nơi du khách có cơ hội tham quan môi trường còn hoang sơ, nguyên vẹn, nơi các sản phẩm đúng theo nghĩa đen đưa con người ngược lại với thực
tế của tự nhiên Cơ sở lưu trú tiện nghi với hạn chế tối đa tác động tới môi trường được xem là tiêu chuẩn
-Loại IV: Là những nơi thiên nhiên được xem trọng hàng đầu để nghỉ ngơi và giáo dục với nỗ lực tăng cường trực tiếp ý thức bảo tồn và giữ gìn môi trường Các chuyến thám hiểm trong ngày, các trung tâm tham quan và các tour có phiên dịch là chìa khóa Hạn chế bất cứ việc xây dựng phát triển nào, để tăng khả năng cảm nhận của khách Các khu bảo tồn thiên nhiên, các VQG, các vườn thực vật và các bảo tàng biển đều được xếp vào loại này
-Loại V: dành cho du khách thám hiểm đến các vùng thiên nhiên xa xôi còn hoang sơ Các chương trình DL được thiết kế nhằm hướng tới việc nâng cao nhận thức, tính nhạy cảm và bảo tồn tự nhiên và văn hóa
1.5.2 Cầu (Hiểu là các loại khách tham gia DLST)
-Loại A: Là những khách DL thiên nhiên tình cờ, ngẫu nhiên do một phần của chuyến DL lớn có liên quan đến thiên nhiên
-Loại B: Loại khách DL thiên nhiên chiếm số đông Họ là những người muốn tham gia vào những chuyến du lịch lạ thường đến với thiên nhiên
-Loại C: Là những khách DL có lòng say mê thiên nhiên Họ luôn muốn có được những chuyến đi đến những nơi đặc trưng như VQG, các khu bảo tồn để tham quan và tìm hiểu tự nhiên, lịch sử và văn hóa bản địa
-Loại D: Là những khách DL thiên nhiên thực thụ Họ có thể là các nhà khoa học, thành viên các tour DL giáo dục hoặc thành viên của các dự án bảo tồn
Bảng 1.1 Quan hệ giữa cung và cầu của du lịch sinh thái
Môi trường loại I
Môi trường loại II
Môi trường loại III
Môi trường loại IV
Môi trường loại V Khách DL
Trang 17CHƯƠNG 2 MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TRÊN THẾ GIỚI
2.1 DU LỊCH SINH THÁI TRONG CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI
2.1.1 Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galapagos
2.1.1.1 Đa dạng sinh học là cơ sở quan trọng để Galapagos hấp dẫn khách du lịch sinh thái
Vườn quốc gia Galapagos nằm trong quần đảo cùng tên thuộc chủ quyền của Ecuador Từ lâu đây đã nổi tiếng thế giới về sự độc đáo, khác lạ của thế giới hoang dã Các loài động, thực vật ở vườn quốc gia rất đa dạng và thể hiện tính đặc hữu ở mức độ cao Về động vật có kỳ đà biển, rùa biển, chim cánh cụt, hải cẩu, rùa Galapagos, chim hải âu lớn, sư tử biển, cá mập Chính sự độc đáo và bạo dạn của thế giới động vật trong giao tiếp với con người đã làm cho Galapagos trở thành điểm thu hút khách du lịch thiên nhiên hàng đầu trên thế giới Bên cạnh đó, Galapagos còn có một số loài thực vật đặc hữu như xương rồng khổng lồ, hướng dương Đây là những giá trị rất lớn giúp cho Galapagos có thể phát triển tốt loại hình du lịch sinh thái
2.1.1.2 Những khó khăn và thách thức đối với tài nguyên, môi trường và du lịch ở Vườn quốc gia Galapagos
Quá trình phát triển của Galapagos luôn gặp phải những mối đe dọa đến thiên nhiên, môi trường, du lịch từ hoạt động của con người, cụ thể như sau:
Trên 200 năm trước, con người đã đến quần đảo Galapagos và dẫn đến việc du nhập vào những loài sinh vật ngoại lai Điều này đưa đến sự tuyệt chủng một số loài đặc hữu trên đảo Cùng với đó, sự khai thác nguồn lợi biển quá mức từ người dân trên đảo đe dọa các loài hải sản, tôm hùm và cá mập
Áp lực đối với Galapagos còn thể hiện qua sự gia tăng dân số quá nhanh, tốc độ gia tăng dân số đạt trung bình khoảng 4 đến 5%/năm Dân số đông gây sức ép lên tài nguyên và môi trường trên đảo Ngoài những tác động từ cư dân địa phương, Vườn quốc gia Galapagos còn phải đối mặt với sự gia tăng về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
kỹ thuật do du khách gia tăng Việc tăng số lượng khách sạn làm cho đất rừng bị thu hẹp, nhiều loài thực vật phải bị triệt hạ, một số nơi tham quan trên đảo bị tắc nghẽn do
số lượng tàu thuyền lớn
Tác động của cư dân địa phương đã làm giảm tính đa dạng sinh học ở vườn và
từ đó ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch thiếu quản
lý, hướng dẫn nghiêm ngặt cũng đã ảnh hưởng đến thế giới hoang dã trên đảo
2.1.2 Du lịch sinh thái ở Khu dự trữ sinh quyển Tonle Sap (Campuchia)
Hồ Tonle Sap (Campuchia) là vùng đầm lầy hữu dụng nhất ở châu Á, cung cấp nguồn lợi cơ bản cho nền kinh tế của đất nước và đời sống nông thôn Năm 1997, hồ Tonle Sap được công nhận là KDTSQ thế giới, từ đó việc bảo tồn ĐDSH đã trở thành một phần không thể thiếu trong công tác quản lý của Campuchia Vùng lõi Prek Toal
là điểm nóng ĐDSH quan trọng nhất của Tonle Sap, một số lượng lớn các loài động vật hoang dã có ý nghĩa toàn cầu được tìm thấy tại đây Chính vì giá trị toàn cầu và cảnh quan văn hóa độc đáo, du lịch sinh thái là cơ hội lớn để phát triển kinh tế thân thiện với môi trường Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn và du lịch sinh thái vẫn còn nhiều khó khăn và rủi ro, trong đó chủ yếu liên quan đến sự hạn chế về kiến thức và năng lực con
Trang 18người cũng như thiếu sự tham gia từ các nhóm xã hội quan trọng Trong bối cảnh này, năm 2006 Quỹ Môi trường toàn cầu và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tài trợ một dự án du lịch sinh thái tập trung vào giáo dục và đào tạo cho cộng đồng địa phương tại KDTSQ hồ Tonle Sap, chủ yếu là các kiến thức về hoạt động du lịch sinh thái Dự án đã đạt được thành công và góp phần cải thiện cuộc sống của nhiều người dân trong các cộng đồng đánh cá của Kompong Phluk
2.1.3 Du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên Madagascar
Trong số các quốc gia ở châu Phi, Madagascar là quốc gia nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên tráng lệ và hùng vĩ và có nhiều hoạt động bảo tồn môi trường Madagascar
là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật bản địa quý, hiếm Chính vì thế, nhiều nhà khoa học đã gọi Madagascar là “lục địa thứ 8” và là điểm nóng của thế giới về ĐDSH Hưởng ứng chương trình MAB của UNESSCO và Hiến chương môi trường đầu tiên của châu Phi (1980), Madagascar đã thông qua và đưa kế hoạch hành động vì môi trường vào kế hoạch hoạt động của quốc gia Kế hoạch có hiệu lực vào năm 1990 và
đã được thực hiện trong ba giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 5 năm, kết quả hoạt động của kế hoạch gắn kết với sự công nhận các KDTSQ của Madagascar Năm 1990, KDTSQ thế giới đầu tiên của Masdagasca - Mananara Nord được UNESCO chính thức công nhận, tiếp sau đó là các KDTSQ Sahamalaza-Iles Radama và Littoral de Toliara Công viên quốc gia Madagascar được giao nhiệm vụ bảo tồn các KDTSQ với những quy phạm pháp luật và các phương tiện để hoạt động riêng biệt
2.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Ở CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1 Bài học kinh nghiệm từ phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galapagos
Đứng trước nguy cơ tuyệt chủng của một số loài sinh vật đặc hữu, sự tác động xấu đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên đang bị đe dọa cạn kiệt dịch vụ công viên quốc gia Galapagos đã quản lý du lịch từ những năm 1970 của thế kỷ XX vì thế
có thể cung cấp cái nhìn thấu đáo, hữu dụng về chương trình du lịch sinh thái thành công để có thể vận dụng vào các địa bàn phát triển du lịch sinh thái Cách quản lý du
lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galapagos như sau:
Tất cả các tàu chở khách tham quan bắt buộc phải có hướng dẫn viên được đào tạo bài bản về sinh thái và được cấp giấy phép đi cùng làm công tác hướng dẫn
Để hạn chế sự tác động của du khách lên tài nguyên, các tàu được thiết kế nhằm phục vụ ăn uốn, tham quan của du khách, giảm sự phát triển cơ sở hạ tầng trên đảo
Một số đường mòn thiên nhiên trên đảo được thiết lập để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách nhưng có giới hạn rõ ràng phạm vi được phép tham quan
Một số khẩu hiệu được thiết lập ở Vườn quốc gia như: không lấy gì ngoài bức ảnh và những kỷ niệm đẹp, không để lại gì ngoài những dấu chân, không làm hại đến động vật hoang dã
Hạn chế khả năng tiếp cận để du khách không làm hoảng hốt, xua đuổi động vật trong trạng thái nghỉ ngơi hoặc làm tổ
Du khách không được hút thuốc và sử dụng điện thoại di động trên đảo
Các loại rác rười, chai lọ, chất dẻo phế thải từ thuyền du lịch không được vứt xuống biển mà phải được sắp xếp ở nơi quy định
Trang 19Khuyến khích du khách không nên mua những hàng lưu niệm được làm từ các
loài sinh vật bản địa Galapagos
Các tàu không được đưa du khách đến tham quan ở các đảo chưa bị xâm nhập bởi sinh vật ngoại lai
Vườn quốc gia có thu phí vào cổng, hoặc phí sử dụng theo hệ thống giá có sự phân biệt giữa khách nội địa và khách quốc tế, giữa các lứa tuổi của du khách Khách quốc tế phải chi trả nhiều hơn đối với khách nội địa, khách là người lớn chi trả nhiều hơn đối với khách là trẻ em Đối tượng miễn giảm phí là trẻ em dưới 2 tuổi
Vườn quốc gia cũng tuân thủ chặt chẽ sức chứa trong du lịch sinh thái
Khách du lịch đến vườn quốc gia được quản lý bằng cách khai báo họ tên, tuổi, quốc tịch
Các tàu phải báo cáo số lượng du khách cho mỗi chuyến tham quan
Hướng dẫn viên cũng phải báo cáo số lượng khách và các tuyến điểm tham quan, thời gian tham quan để tiện cho việc quản lý khách cũng như hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia
Cơ chế phân chia lợi nhuận từ du lịch cho các đối tượng khác nhau: 40% cho
vườn quốc gia , 20% cho Khu tự trị Galapagos, 10% cho chính quyền địa phương tỉnh Galapagos, 10% cho Viện quốc gia Galapagos, 5% cho môi trường, 5% cho Hải quân
quốc gia, 5% cho Hệ thống Kiểm dịch và điều khiển, 5% cho Khu bảo tồn biển
Ban quản lý du lịch nhận thức được rằng nếu người dân địa phương không được tham gia vào các quyết định và quá trình quản lý, nếu họ không được hưởng lợi
từ du lịch, có thể họ sẽ tạo nguồn tài chính bằng cách chuyển sang các hoạt động gây hại cho môi trường Cho nên họ đã tạo điều kiện cho người dân địa phương được tham gia vào hoạt động du lịch như cung cấp dịch vụ ăn uống, lưu trú, tham quan, bán hàng lưu niệm, làm hướng dẫn viên Nhờ vậy đã làm giảm đáng kể các tác động xấu của cư dân đến quần đảo
Hiện tại, Vườn quốc gia Galapagos đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng trên thế giới không chỉ về thế giới sinh vật độc đáo, hấp dẫn mà còn về cách làm du lịch ở đây
2.2.2 Bài học kinh nghiệm từ phát triển du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên
Nhằm thống nhất về quản lý các khu bảo tồn trên toàn đất nước, Madagasca đã mạnh dạn áp dụng kế hoạch quản lý mạng lưới các khu bảo tồn của quốc gia (hay còn gọi Kế hoạch Grap) vào công tác bảo tồn sinh quyển Từ kế hoạch này, Madagasca lập chiến lược quản lý cho từng khu vực được bảo vệ Nội dung của kế hoạch được Công viên quốc gia Madagascar đảm trách thông qua những cam kết về bảo tồn ĐDSH, giáo dục môi trường, du lịch sinh thái và chia sẻ lợi ích công bằng với người dân địa phương Một trong những kết quả nổi bật của kế hoạch Grap là thiết lập thành công các Ủy ban định hướng và hỗ trợ khu vực bảo vệ Ngoài ra, các Ủy ban còn chịu trách nhiệm về việc thực hiện các điều kiện “giao kèo” giữa các quản trị viên và cộng đồng được hưởng lợi; giám sát việc thực hiện của các dự án nhỏ và tham gia công tác đánh giá các chỉ số sức khỏe ĐDSH của KDTSQ, tập trung vào các hoạt động bảo tồn và phát triển mục tiêu tác động tích cực đến cộng đồng
Trang 20CHƯƠNG 3 SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
3.1 KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI
3.1.1 Các khái niệm về tài nguyên, tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình
Tài nguyên được phân loại thành TN tự nhiên và TN nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội
TN du lịch là một dạng đặc sắc của TN nói chung Khái niệm TN du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch
TN du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch;
là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1999)
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trỡnh lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hỡnh thành cỏc
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch (Luật Du lịch Việt Nam, 2005)
Là loại hình DL phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, TNDL sinh
thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó
Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là TNDL sinh thái mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển DL nói chung, DL sinh thái nói riêng, mới được xem là TNDL sinh thái
TNDL sinh thái gồm TN đang khai thác và TN chưa khai thác TNDL sinh thái rất đa dạng và phong phú, chủ yếu gồm những TN chính sau:
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các sân chim…)
- Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa, cây cảnh…)
- Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của
hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết… của cộng đồng
Trong khái niệm về DL sinh thái thì chỉ có các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù và văn hóa bản địa độc đáo phát triển trên hệ sinh thái đó mới được coi là tài nguyên của
DL sinh thái Nhưng trong cách phân loại trên đã bổ sung thêm các hệ sinh thái nông nghiệp (do bàn tay con người tạo ra, đáng lí là các hệ sinh thái nhân tạo tuy rằng trên
Trang 21đó vẫn tồn tại các thành phần tự nhiên như đất, nước, khí hậu trong một mối quan hệ chặt chẽ-Giống thể tổng hợp tự nhiên, chỉ khác ở chỗ giới sinh vật không phải là sinh vật tự nhiên mà thay vào đó là các cây trồng, vật nuôi có đặc điểm sinh thái phù hợp được phát triển trong môi trường tự nhiên ở đó) Và đương nhiên thì trong tài nguyên nhân văn cũng được bổ sung thêm các phương thức SX, sinh hoạt gắn với hệ sinh thái nông nghiệp đó Điều này cũng có nghĩa là về mặt thời gian đã được mở rộng thêm gần với cuộc sống hiên đại hơn vì các hệ sinh thái nông nghiệp và các nét văn hóa đó mới được hình thành cùng với sự phát triển nông nghiệp của con người
3.1.2 Các khái niệm liên quan
a Hệ sinh thái
Được hiểu là hệ cân bằng tự nhiên với tất cả các đặc thù của nó Vũ trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất và khí quyển được coi là sinh thái quyển bao gồm nhiều hệ thống cân bằng tự nhiên tồn tại trước khi sự sống xuất hiện, trong đó sinh quyển chỉ là một hệ thống cân bằng của sinh thái quyển được hình thành khi đã xuất hiện những cơ thể sống Những sinh vật sống này tập hợp thành những quần thể sinh vật tồn tại và phát triển trong sự cân bằng động, có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố phi sinh như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng
b Đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là thuật ngữ tổng quát biểu hiện sự phong phú đa dạng của thiên nhiên, bao gồm toàn bộ các dạng sống được tạo nên trên Trái Đất
Đa dạng sinh học bao gồm 3 cấp khác nhau:
- Đa dạng di truyền: hay còn gọi là đa dạng gen, thể hiện sự đa dạng về gen và gennotip (gen đặc trưng riêng của loài) nằm trong mỗi loài
- Đa dạng loài: thể hiện sự đa dạng về các loài sinh vật cùng tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định
- Đa dạng sinh thái: thể hiện sự đa dạng của các kiểu cộng đồng (Các hệ sinh thái-Các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật khác nhau tạo nên cơ thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau, cũng như mối liên hệ với các yếu tố vô sinh như đất, nước, khí hậu, địa hình… có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sự sống
Cũng có ý kiến cho rằng đa dạng sinh học còn bao gồm cả đa dạng văn hóa là
sự thể hiện của con người, một thành viên của thế giới sinh vật, đồng thời là nhân tố quan trọng thuộc các hệ sinh thái (tức không tách con người khỏi thế giới tự nhiên mà chỉ là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên với tư cách là một sinh vật đặc biệt vì có khả năng tác động, thay đổi rất lớn đến môi trường tự nhiên thậm chí tạo riêng cho mình cả một môi trươngf nhân văn)
Đa dạng sinh học bao gồm toàn bộ ngân hàng gen có trong 5 đến 30 triệu loài sinh vật mà các nhà khoa học ước lượng tồn tại trên Trái Đất, trong đó đến nay mới có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả
Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau
giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thỏi trờn cạn, sinh thỏi trong đại dương và cỏc hệ sinh thỏi thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau[1]
Trang 22
Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học Norse và McManus vào năm 1980 Định nghĩa này bao gồm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và
đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xó sinh vật) Cho đến nay đó cú hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học" này Trong đó, định nghĩa của
tổ chức FAO (Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc) cho rằng: "đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hỡnh thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái"
c Văn hóa bản địa:
Là các giá trị về vật chất và tinh thần được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới tự nhiên và con người trong không gian của một hệ sinh thái tự nhiên cụ thể Văn hóa bản địa là một
bộ phận đặc biệt của đa dạng văn hóa-Một cấu thành quan trọng của đa dạng sinh học, góp phần tạo nên nền văn hóa nói chung của một dân tộc, một quốc gia
Hình 3.1 Sơ đồ phân loại tài nguyên và tài nguyên du lịch sinh thái
3 2 ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI
3.2.1 Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn
TÀI NGUYÊN
TÀI NGUYÊN TÀI NGUYÊN
TỰ NHIÊN NHÂN VĂN
TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TÀI NGUYÊN
DU LỊCH SINH THÁI
Trang 23- Là một bộ phận quan trọng của TNDL chủ yếu được hình thành từ tự nhiên
mà bản thân tự nhiên lại rất phong phú và đa dạng vì thế TNDL sinh thái cũng có đặc điểm này
- Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển nhiều loại sinh vật đặc hữu quí hiếm, thậm chí có những loài tưởng chừng dã bị tuyệt chủng, được xem là những TNDL sinh thái đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với khách DL
3.2.2 Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động
- Do đặc điểm của các hệ sinh thái là các thành phần tự nhiên có trong 1 hệ sinh thái quan hệ rất chặt chẽ với nhau để tạo ra nét độc đáo riêng của hệ sinh thái, vì thế bất cứ 1 thành phần thay đổi, dù chỉ là thay đổi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ
hệ Trong trường hợp có những thay đổi lớn có thể dẫn đến hậu quả phá vỡ sự cân bằng tự nhiên vốn có và dẫn đến sự phá hủy toàn bộ hệ sinh thái
- Có thể nói rằng sự thay đổi tính chất của một số hợp phần tự nhiên hay sự suy giảm hay mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác động của con người sẽ là nguyên nhân làm thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đó và kết quả là tài nguyên DL sinh thái sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau
3.2.3 Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau
Do lệ thuộc vào qui luật diễn biến của khí hậu, của mùa di cư, sinh sản của các loài sinh vật, đặc biệt là các loài đặc hữu, quí hiếm Để có thể khai thác có hiệu quả TNDL sinh thái thì các nhà quản lí, tổ chức điều hành cần có những nghiên cứu cụ thể
về tính mùa vụ của các loại TN để làm căn cứ đưa ra các giải pháp thích hợp
3.2.4 Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch
- Do chúng nằm xa khu dân cư nên mới có thể tồn tại đến ngày nay, nếu không chúng sẽ bị nhanh chóng suy giảm, bị biến đổi, thậm chí không còn nữa do tác động trực tiếp của con người
- Khác với nhiều loại TN khác, sau khi được khai thác có thể vận chuyển đi nơi khác để chế biến nhằm tạo ra sản phẩm rồi lại được đưa đến tận nơi tiêu thụ (VD các loại khoáng sản); nhưng TNDL nó chung và TNDL sinh thái nói riêng thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các SP nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách
- Trong một số trường hợp thực tế có thể tạo ra những vườn thực vật, các công viên với nhiều loài sinh vật đặc hữu trong môi trường nhân tạo để du khách tham quan Tuy nhiên các SP này chưa phải là sản phẩm DL sinh thái đích thực, chúng được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của DL đại chúng, đặc biệt ở các đô thị lớn nơi dân cư đông đúc mà tuy có nhu cầu nhưng không phải ai cũng có điều kiện đến các khu tự nhiên
3.2.5 Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài
- Điều này dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên Tuy nhiên thực
tế cho thấy rằng có nhiều TNDL sinh thái đặc hữu, quí hiếm hoàn toàn có thể mất đi
do những tai biến hoặc tác động của con người (Liên hệ với cơ chế tự cân bằng của hệ sinh thái)
-Vấn đề đặt ra là cần nắm bắt được qui luật của tự nhiên, lường trước được những tác động của con người đối với tự nhiên nói, của TNDL sinh thái nói riêng để
có những định hướng, giải pháp cụ thể để khai thác hợp lí, có hiệu quả, không ngừng bảo vệ, tôn tạo và phát triển các nguồn TN vô giá này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
DL
Trang 243.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN
3.3.1 Quan hệ giữa đa dạng sinh học và DLST
DLST lấy tự nhiên làm nền tảng cho sự phát triển Chính vì vậy, sự phong phú của thế giới tự nhiên quyết định lên giá trị của các sản phẩm DLST Như vậy, việc bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ là mục tiêu của riêng ngành DLST mà là mục tiêu chung của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia nhằm tìm kiếm sự hòa thuận chung của con người và động vật với môi trường sinh thái
Qua đó ta thấy, đa dạmh sinh học (ĐDSH) là một tài nguyên của DLST, không thể tách rời đa dạng sinh học ra khỏi DLST, là một hợp phần trong nhiều thành phần tạo nên DLST Vậy ĐDSH là gì? “ĐDSH là tổng hợp toàn bộ các gen, các loài và các
hệ sinh thái Đó là sự biến đổi liên tục theo tiến hoá để tạo ra các loài mới trong điều kiện sinh thái mới khi những loài khác biến đi”
Xét về tổng thể ĐDSH không chỉ tạo nên cuộc sống ngày nay mà nó còn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc duy trì và phát triển cuộc sống này Nhìn từ khía cạnh DLST thì ĐDSH là nhân tố không thể thiếu để từ đó xây dựng các chương trình DLST Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái
tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao
ĐDSH bao gồm: đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái Chính sự
đa dạng về gen (đa dạng di truyền), đa dạng loài góp phần tạo nên đa dạng về hệ sinh thái, bởi ngoài yếu tố vô sinh như đất, nước, địa hình, khí hậu hệ sinh thái còn bao gồm các quần xã sinh vật Nhiều quần thể tập hợp thành quần xã, như vậy theo cơ chế
tổ hợp của một lượng hàng triệu cá thể của các quần thể ta sẽ có rất nhiều các quần xã sinh vật Mỗi quần xã thích nghi với điều kiện sống ở một số nơi nào đó trên hành tinh Trong sự tồn tại và phát triển, thế giới sống có quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên Mối quan hệ này là hai chiều, sự đa dạng về sinh vật được nhân lên khi gắn kết với sự đa dạng về sinh cảnh Đó chính là nguyên nhân giải thích tại sao trên hành tinh chúng ta có vô vàn các hệ sinh thái khác nhau cùng tồn tại
Nếu không có ĐDSH thì không có DLST vì du khách thưởng thức những sự phong phú các loại hình sinh thái (đất, nước, cây, con ), không ai đi DLST nơi sa mạc, nơi không có cây mọc và thú vật nào sinh sống Điều đó chứng tỏ mối liên kết không thể tách rời giữa ĐDSH và DLST, muốn phát triển DLST ở một nơi nào đó thì bắt buộc nơi đó phải có sự phong phú về ĐDSH
Đứng ở góc độ DLST, thì ĐDSH bao gồm cả sự đa dạng về văn hóa – là sự thể hiện của con người, một thành viêncủa thế giới sinh vật, đồng thời là nhân tố quan trọng thuộc các hệ sinh thái Trong đó văn hóa bản địa là một bộ phận đặc biệt của đa dạng văn hóa, góp phần tạo nên nền văn hóa nói chung của một dân tộc, một quốc gia Văn hóa bản địa chính là các giá trị về vật chất tinh thần được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới
tự nhiên và con người trong không gian của một hệ sinh thái tự nhiên cụ thể
Cả bốn thành phần trên của ĐDSH đều tham gia vào việc xây dựng hình thành hoạt động DLST Mặt khác DLST cũng tác động ngược lại đối với ĐDSH, nó góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị ĐDSH nhằm phát triển bền vững trong tương lai
• ĐDSH với các đối tượng tham gia hoạt động DLST
Các đối tượng tham gia xây dựng hoạt động du lịch sinh thái bao gồm: các nhà hoạch định chính sách, các nhà điều hành du lịch, các nhà quản lí lãnh thổ, hướng dẫn
Trang 25viên du lịch Họ là những người phải quan tâm đến tất cả các thành phần của ĐDSH –
cơ sở để xây dựng một mô hình DLST bền vững
Các nhà hoạch định chính sách: Đây là những người làm công tác quy hoạch, xây dựng các chính sách phát triển DLST trong các viện nghiên cứu, cơ quan nhà nước Họ có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu tính ĐDSH cho một khu vực, họ là những người phát hiện, điều tra ra những tính chất đặc trưng về ĐDSH của khu vực (đặc trưng về gen, loài, sinh thái) để từ đó xây dựng một mô hình du lịch bền vững cho khu vực đó
Các nhà quản lí lãnh thổ: Đây là những người có vai trò quyết định đối với sự bảo tồn và phát triển của một khu DLST Trong đó, các yếu tố đa dạng về gen, loài, sinh thái sẽ được họ trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát thông qua việc kiểm soát sự biến đổi của hệ sinh thái và môi trường tự nhiên trong phạm vi được quản lý
Các nhà điều hành du lịch: Đây là những người tổ chức, điều hành cụ thể hoạt động du lịch sinh thái, họ trực tiếp xác định các phương thức tiến hành hoạt động, lựa chọn địa điểm tổ chức DLST, xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với các dịch
vụ có thể cung ứng trong điều kiện địa phương Vì vậy họ phải là người am hiểu về môi trường sinh thái khu vực Một hệ sinh thái đặc trưng về địa hình, chế độ thuỷ văn, quần thể sinh vật đặc thù sẽ là nhân tố quyết định để các nhà điều hành du lịch thực hiện trách nhiệm của mình Hướng dẫn viên du lịch: Đây là những người có kiến thức, nắm được đầy đủ thông tin về môi trường tự nhiên, các đặc điểm các loại hình sinh thái, tính đa dạng và độ phong phú của loài, tính thích nghi và tính đặc trưng của hệ sinh thái, văn hoá cộng đồng địa phương để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với du khách về những vấn đề đã thúc giục họ tham gia tuyến DLST của khu vực
Khách du lịch: Khách du lịch là đối tượng chính của DLST, chính những nét đặc trưng về ĐDSH của khu vực đã thu hút họ tham gia hoạt động du lịch Tuy nhiên cần phân biệt giữa khách du lịch và khách DLST, hiện nay hai khái niệm này vẫn chưa được phân biệt rạch ròi Ở các nước đang phát triển thì khái niệm DLST vẫn còn manh nha, nhiều khi bị cho là một
Người ta chia ra khách du lịch thành các đối tượng chính sau:
o Khách du lịch tình cờ, ngẫu nhiên hoặc những người muốn tham gia vào
chuyến du lịch lạ thường đến với thiên nhiên Đối với những đối tượng này thì những nét đặc trưng, độc đáo về quần xã sinh vật, văn hoá bản địa của khu du lịch sẽ, gây ấn tượng cho họ Tuy nhiên, đây cũng là đối tượng nguy hiểm nhất (trong ba đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái) đối với sự ĐDSH Do tình cờ ngẫu nhiên đến với khu du lịch nên những điều khác thường, đặc biệt nơi đây thường kích thích sự tò mò của họ, vì vậy họ có thể có những hành động gây hại hoặc phá huỷ hệ sinh thái của khu vực như hái hoa, bẻ cành
o Khách du lịch có lòng say mê thiên nhiên, họ luôn muốn có được những
chuyến đi đến những nơi có hệ sinh thái đặc trưng như như các vườn quốc gia, khu bảo tồn (nơi lưu giữ, duy trì và phát triển sự đa dạng về gen, loài của một vùng đặc trưng) Họ thường là những người có tầm hiểu biết, có trình độ, họ ý thức được tầm quan trọng và giá trị của tự nhiên và giá trị nhân văn Họ thực sự là đối tượng của DLST
o Đối tượng thứ ba là các nhà khoa học, các thành viên của các dự án bảo
tồn Đây là những người thực hiện sứ mệnh bảo tồn ĐDSH của nhân loại Họ tham
gia nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá những nét độc đáo, đặc trưng về đa dạng gen,
Trang 26loài và đa dạng hệ sinh thái Đó là các vấn đề chính mà họ quan tâm, việc tham gia vào hoạt động DLST của họ mang ý nghĩa công việc nhiều hơn là nghỉ ngơi, giải trí
• Sự tuyệt chủng và DLST
Hiện nay con người đã biết và mô tả được 1,7 triệu loài trong số 30 triệu loài dự đoán có được trên hành tinh Tuy nhiên, có khoảng 5-10% số loài trên thế giới sẽ bị tiêu diệt vào những năm 1990-2020 và đến năm 2050 con số này có thể lên đến 25%
Sự tuyệt chủng của một loài ảnh hưởng khá lớn đến ĐDSH, nó làm mất đi nguồn gen đặc trưng, giảm sự đa dạng về chủng loại trong hệ sinh thái điển hình Chỉ khi sự tuyệt chủng của loài ưu thế trong hệ sinh thái mới thực sự gây ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái dẫn đến sự hình thành một diễn thế sinh thái mới, từ đó hình thành và phát triển một hệ sinh thái khác
Nguyên nhân chính gây ra sự tuyệt chủng hay sự đe dọa của giống loài là:
o Sự khai thác quà đà
o Những ảnh hưởng của thú ăn thịt, những kẻ cạnh tranh hay bệnh tật
o Sự phá huỷ biến đổi nơi sinh sống của giống loài
Vì những ảnh hưởng nhân tạo này, tỉ lệ tuyệt chủng và con số chủng loại bị đe doạ tuyệt chủng đã gia tăng nhanh trong vài thế kỷ qua Hiện tượng này được chứng minh rõ nhất bởi tài liệu đối với động vật có xương sống Qua bốn thế kỷ gần đây, trên toàn cầu có toàn bộ hơn 700 loài tuyệt chủng được biết đến, bao gồm 100 loài động vật có vú và 160 loài chim, tất cả đều bởi ảnh hưởng nhân tạo
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con người đã có nhiều những bước tiến trong hoạt động duy trì và bảo vệ các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng Một trong những cách tiếp cận bền vững, bảo vệ các giống loài ngăn chặn sự tuyệt chủng là xây dựng các khu BTTN, vườn quốc gia để hình thành và phát triển loại hình DLST trên thế giới theo đúng nghĩa của nó Đó chính là hình thức bảo vệ sự ĐDSH một cách hiệu quả
Hiện nay, phát triển du lịch đang diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt
là các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú như các nước thuộc châu Phi, châu Á Ở các nước này việc phát triển du lịch chưa theo đúng hướng của DLST nên hoạt động này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như sự ĐDSH của địa phương Điển hình là việc quy hoạch, xây dựng mặt bằng cho hoạt động du lịch làm mất đi nơi ở của các loài, hành vi thiếu ý thức của du khách làm huỷ hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên,
DLST là một hình thức hoạt động bền vững, nó là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường Vì vậy, một khi DLST được thực hiện và phát triển đúng hướng sẽ làm giảm nhẹ hoặc loại bỏ các tác động tiêu cực đối với ĐDSH DLST sẽ tạo cơ hội có công ăn việc làm và thu nhập cho các cộng đồng địa phương, gia tăng ý thức bảo vệ môi trường cho họ và từ đó làm giảm nhẹ sức
ép của con người lên môi trường sinh thái
Ngoài ra, với tính chất giáo dục của mình, DLST sẽ không những đem lại cho
du khách những hiểu biết về môi trường tự nhiên mà còn tạo cho họ ý thức về việc bảo
vệ thiên nhiên nói chung và đa dạng sinh học nói riêng Một trong những cách duy trì, bảo vệ các giống loài và ngăn trặn sự tuyệt chủng là phát triển mở rộng hình thức DLST
Trang 273.3.2 DLST với phát triển cộng đồng
Cộng đồng bao gồm bốn yếu tố:
- Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác
- Có sự liên hệ với tình cảm
- Có sự tự nguyện hy sinh đối với những giá trị được tập thể coi là cao cả
- Có ý thức đoàn kết với mọi thành viên trong tập thể
Cộng đồng thường được xem như một cơ cấu xã hội, là một đoàn thể con người
có những giá trị chuẩn mực, đất mẹ (ranh giới lãnh thổ được xác định trong quá trình phát triển lịch sử), là cơ sở để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác Ranh giới hành chính cũng có thể được xem là một cơ sở để phân biệt ranh giới cộng đồng, nhưng trong thực tế thì cơ sở để phân biệt này không cao do những biến động về tổ chức hành chính
Đoàn kết xã hội là một đặc tính hàng đầu của mỗi cộng đồng Ý thức cộng đồng hay còn được gọi là tâm thức cộng đồng được quan niệm như là một ý chí và tình cảm chung do quá trình cùng sinh sống trong một đơn vị lãnh thổ, có những mối liên hệ về mặt huyết thống hay quan hệ láng giềng một cộng đồng tồn tại được là do các thành viên của nó luôn tìm được tiếng nói chung và thống nhất trong mọi hành động
Tuy nhiên, xu thế công nghiệp hóa ở các nước phát triển và đang phát triển đã đưa đến sự biến đổi các quan hệ xã hội trong cộng đồng, chủ yếu là do cơ cấu ngành nghề bị thay đổi
Cộng đồng khi được coi như một tiến trình xã hội, là một hình thức tương quan giữa người với người có tính kết hợp, theo đó họ được gần nhau và phối hợp chặt chẽ với nhau hơn Các cộng đồng nông thôn ít xảy ra các tiến trình theo chiều hướng ly tâm Tính cố kết chặt, sự di động xã hội ít, sự đa dạng về nghề nghiệp không lớn, cộng thêm các yếu tố tôn giáo tín ngưỡng trong cộng đồng, làm cho các hoạt động của cộng đồng nông thôn thường có tính thống nhất cao hơn so với các cộng đồng đô thị
Các hoạt động kinh tế không chỉ tạo ra cho cộng đồng sự bảo đảm về vật chất
mà còn tạo ra sự liên kết cộng đồng
Các cộng đồng nông thôn với một vài nghề chính, thậm chí có những nơi chỉ có thuần một nghề là do sự tương đồng về yếu tố địa lí kinh tế, phương thức sản xuất, cùng chung nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm Yếu tố thờ chung một
tổ nghề đã đem đến cho cộng đồng lớp vỏ cố kết về tinh thần Làng nghề trong xã hội nông thôn, các phường nghề trong các đô thị cổ là những kiểu cố kết cộng đồng dựa trên cơ sở của các liên kết kinh tế
Văn hóa là yếu tố biểu thị tổng hợp để nhận biết cộng đồng, hay nói cách khác
nó là thuộc tính riêng được hình thành trong quá trình phát triển của mỗi cộng đồng Yếu tố văn hóa ở đây được xem xét trên ba khía cạnh cơ bản là tộc người, tôn giáo - tính ngưỡng và hệ thống giá trị và chuẩn mực (các định chế xã hội quy định lên sự nhận thức và hành vi của các cá nhân trong cộng đồng) Phát triển cộng đồng là một quá trình trong đó có sự tăng trưởng về kinh tế cộng đồng cùng với những tiến bộ của cộng đồng theo hướng hoàn thiện về các giá trị chân – thiện – mỹ
Vài năm gần đây, du lịch ở các nước đang phát triển là ngành đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời nó cũng đưa đến những hệ quả tiêu cực cho môi trường sinh thái và các cộng đồng dân cư bản địa Sự thoái hóa môi trường, sự gia tăng khoảng cách về kinh tế và văn hóa giữa các cộng đồng dân cư đang làm nảy sinh nhiều
Trang 28mâu thuẫn cần phải giải quyết DLST trong trường hợp này đã phải gánh thêm chức năng bảo tồn và phát triển cộng đồng ở các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển
DLST phải dựa vào một hệ thống các quan điểm về tính chất bền vững và sự tham gia của các cộng đồng địa phương, của dân cư nông thôn và ở những nơi có tiềm năng lớn về DLST DLST gắn kết giữa nhân dân địa phương với du khách để duy trì những khu hoang dã và những thế mạnh về sinh thái và văn hóa vốn có
Như vậy, du lịch là một ngành kinh tế có nhiều tác động đến môi trường hơn bất cứ một ngành kinh tế nào khác, bởi vì tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch chủ yếu được khai thác từ môi trường nên hậu quả của nó (suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, suy thoái và giảm sút về đa dạng sinh học ) không thể lường hết được
Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lí và kinh doanh du lịch là làm thế nào để khai thác tốt các hoạt động du lịch mà vẫn không quên chức năng bảo tồn được các tài nguyên thiên nhiên nhằm mục đích phát triển du lịch bền vững
3.3.3 Quan hệ giữa du lịch sinh thái và phát triển bền vững
Phát triển là một trong những quy luật tất yếu của nhân loại, của mọi thời đại, của mọi quốc gia Cùng với sự gia tăng dân số thì các nhu cầu về đời sống và văn hóa lấy từ môi trường, từ các hệ sinh thái ngày càng gia tăng Để đáp ứng cho các nhu cầu
đó, đòi hỏi phải có sự phát triển kinh tế mà hệ quả của nó không thể tránh được là tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế này, các hệ sinh thái bị phá hủy và chất lượng môi trường xuống cấp
Du lịch là một ngành kinh tế mà hoạt động của nó cũng có những tác động làm suy giảm tài nguyên và môi trường một cách đáng kể Khái niệm “du lịch bền vững” hiện vẫn đang được nghiên cứu, phát triển để tìm ra những nguyên nhân làm suy giảm tính hấp dẫn của du lịch bởi sự xuống cấp của tài nguyên môi trường nhằm mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho ngành du lịch mà còn cho cả cộng đồng địa phương
Trên thực tế, một số trường hợp đã tồn tại sẵn sự cân bằng giữa bảo tồn và việc
sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho nên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong cộng đồng không hề dựa vào yếu tố phát triển bền vững nhưng do việc sử dụng này vẫn nằm trong giới hạn cho phép của phát triển bền vững về tài nguyên thiên nhiên nên sự cân bằng vẫn được đảm bảo
Các chỉ tiêu phát triển bền vững trong DLST:
Để so sánh, nhận xét, đánh giá mức độ phát triển bền vững có thể sử dụng một
số chỉ tiêu mang tính định lượng
Có thể phân thành hai nhóm chỉ tiêu:
(1) Chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống: Đó là chỉ tiêu phát triển con người (Human Development Indexs – HDI), bao gồm:
- Thu nhập quốc dân tính theo đầu người, biểu thị bằng chỉ số GDP
- Tuổi thọ bình quân đối với nam giới và nữ giới
- Học vấn biểu thị bằng tỉ lệ mù chữ, tỉ lệ người có trình độ trung học, đại học
và trên đại học
- Tự do trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
- Chất lượng môi trường, mức độ ô nhiễm nặng, vừa và không ô nhiễm
Trang 29(2) Chỉ tiêu về tính bền vững sinh thái: Một xã hội được coi là bền vững sinh thái khi:
- Bảo tồn được hệ sinh thái phụ trợ cuộc sống và đa dạng sinh học (năng suất sinh học)
- Bảo đảm rằng việc sử dụng tài nguyên tái tạo được là bền vững và giảm thiểu việc làm suy thoái tài nguyên không tái tạo được (tính phục hồi)
- Nằm trong khả năng chịu tải của các hệ sinh thái phụ trợ
- Bảo tồn và quản lí thận trọng tài nguyên thiên nhiên(tiêu chuẩn hàng đầu là duy trì đa dạng sinh học và tính nhất quán của sinh thái)
Tóm lại, có thể nói DLST là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau:
- Phát triển dựa vào giá trị (hấp dẫn) của thiên nhiên và văn hóa bản địa
- Được quản lí bền vững về môi trường sinh thái
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng
3.4 CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI CƠ BẢN Ở VIỆT NAM 3.4.1 Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học
- HST rừng nhiệt đới
+ HST rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh (HST rừng ẩm nhiệt đới)
+ HST rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi (HST karst)
+ HST xavan nội chí tuyến gió mùa khô (HST rừng xavan)
Dựa trên sự phân bố địa lý, cấu trúc quần thể động, thực vật, sự khác nhau về tổ hợp loài và giới hạn phân bố các loài mang tính chỉ thị, lãnh thổ Việt Nam được chia thành các đơn vị địa lý sinh học (đơn vị sinh học) chính, bao gồm:
+ Đơn vị sinh học Đông Bắc
+ Đơn vị sinh học Tây Bắc – Hoàng Liên Sơn
Trang 30+ Đơn vị sinh học đồng bằng sông Hồng
+ Đơn vị sinh học Bắc Trung Bộ ( Bắc Trường Sơn)
+ Đơn vị sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
+ Đơn vị sinh học Đông Nam Bộ (Nam Trung tâm Đông Dương)
+ Đơn vị sinh học đồng bằng sông Cửu Long
Đây là cơ sở quan trọng để xác định tổ chức không gian DLST Việt Nam
3.4.2 Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù
+ Miệt vườn
Đây là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp Miệt vườn là các khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh… rất hấp dẫn đối với khách du lịch Tính cách sinh hoạt của cộng đồng người dân nơi đây pha trộn giữa tính cách người nông dân và người tiểu thương Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị văn hóa bản địa riêng được gọi là “văn minh miệt vườn” và cùng với cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên DLST đặc sắc
+ Sân chim:
Là một hệ sinh thái đặc biệt ở những vùng đất rộng từ vài hécta đến hàng trăm hécta, hệ thực vật tương đối phát triển, khí hậu thích hợp với điều kiện sống hoặc di cư theo mùa của một số loài chim Thường đây cũng là nơi cư trú hoặc di cư của nhiều loài chim đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, vì vậy các sân chim cũng thường được xem là một dạng tài nguyên DLST đặc thù có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch
+ Cảnh quan tự nhiên
Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó có địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo nên yếu tố thẩm mỹ hấp dẫn khách du lịch
3.4.3 Văn hóa bản địa
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của một đất nước có 54 dân tộc, từ lâu đã hình thành những địa vực cư trú truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác gắn với các vùng sinh thái khác nhau, trải qua các quá trình: thích nghi – tồn tại – phát triển với những kiến thức, văn hóa bản địa đặc trưng có giá trị truyền thống Các giá trị văn hóa bản địa này thể hiện rõ đặc trung sinh thái nhân văn trên góc độ kiến thức bản địa về thiên nhiên, sinh thái nơi cộng đồng đó cư trú Việc khai thác các giá trị văn hóa bản địa để đưa vào nội dung các chương trình DLST ở từng vùng sinh học khác nhau được xem là một phần hữu cơ không tách rời của DLST, hoàn toàn không lẫn với du lịch văn hóa
Ví dụ, tính hấp dẫn của tour DLST ở vùng hồ Ba Bể, nơi phát triển HST rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình, chắc chắn sẽ tăng lên nhiều khi du khách được biết thêm về phương thức khai thác, bảo tồn và sử dụng cây đinh, cây nghiến – những loài cây quý hiếm đặc trung của HST này dùng làm thuyền độc mộc của người Dao Cũng tương tự như vậy là kiến thức bản địa của người Ê - đê thuần dưỡng loài voi, một loài động vật quý hiếm sinh sống trong HST rừng khô hạn đặc trưng ở khu vực Yor Don, Đắc Lắc
Các giá trị văn hóa bản địa thường được khai thác với tư cách là tài nguyên DLST bao gồm:
Trang 31- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng
- Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống
- Kiến thức dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng
- Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngƣỡng của cộng đồng
Trang 324.1.1 Tác động đến tài nguyên thiên nhiên
Phát triển DLST và các hoạt động có liên quan đã góp phần không nhỏ làm cho tài nguyên thiên nhiên và môi trường bị xuống cấp một cách trầm trọng Đó cũng chính là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở du lịch không đúng nơi hoặc không đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng đến tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học
Ảnh hưởng đến tài nguyên nước: DLST phát triển kéo theo sự phát triển về khách sạn, nhà cho thuê, cửa hàng ăn uống và các dịch vụ khác làm tăng lượng nước thải sinh hoạt nhưng thường không được xử lí triệt để lâu ngày thấm vào nước ngầm làm ảnh hưởng đến nguồn nước giếng ở các điạ phương Bên cạnh đó, du khách đông lại vứt rác bừa bãi, dầu mỡ do phương tiện giao thông trên nước làm ảnh hưởng đến nước sạch ở các sông, hồ
Ảnh hưởng lên tài nguyên không khí: Do lượng du khách ngày càng đông, hoạt động giao thông phục vụ cũng tăng theo nhưng hầu hết đều sử dụng các phương tiện
cơ giới thô sơ như: thuyền, ghe máy, xe máy nhất là vào những ngày nghỉ, các điểm
du lịch gần như quá tải Hàm lượng bụi, khói và các chất gây ô nhiễm không khí từ các hoạt động giao thông thường nằm dưới mức cho phép và bị hòa loãng nhanh nhưng các khu dân cư ven đường bị ảnh hưởng hàng ngày của bụi, khói, đặc biệt là tiếng ồn quá mức cho phép
Ngoài ra, một số hoạt động của du lịch như ăn uống thường diễn ra cùng một thời điểm, dẫn đến việc gia tăng bụi khói, làm nóng dần bầu không khí Lượng nhiễm này hiện nay chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng đã đến mức báo động và rất khó kiểm soát
Ảnh hưởng lên tài nguyên đất: Phát triển du lịch sẽ kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng như khách sạn, các công trình phục vụ du lịch khác sẽ làm cho diện tích đất bị xâm lấn, thu hẹp Ngoài ra, quy hoạch DLST không đúng nơi, xây dựng các công trình hạ tầng không đúng quy cách cũng làm cho tài nguyên đất bị phá vỡ
Ảnh hưởng lên tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học: Hoạt động du lịch làm gia tăng lượng rác thải, một khi không có hoặc thiếu những phương tiện thu gom và dụng cụ chứa và xử lí rác sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho môi trường sống xung quanh
Ở một số khu BTTN lượng khách du lịch hằng năm tăng cao nên cần có nhiều phương tiện, chỗ lưu trú, các dịch vụ khác để đáp ứng cho các nhu cầu của du khách cũng tăng theo, do đó thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên càng tăng thêm Do phá rừng xây nhà lưu trú, chặt gỗ bán ngày càng tăng đã làm cho gỗ quí ngày càng cạn kiệt Đây là một thiệt thòi lớn cho con người và khó có thể phục hồi lại
4.1.2 Tác động đến tài nguyên sinh vật và môi trường
- Du khách tham quan trong một số khu rừng chưa được quản lí nghiêm ngặt thường đi thành từng đoàn khoảng 70 - 80 người Họ ồn ào và xả rác trong rừng làm ảnh hưởng đến không gian và môi trường sống của một số loài động vật Khi một loài động vật nào đó sống trong môi trường căng thẳng vì có đông du khách thì không bao lâu nó sẽ bị loại trừ ra khỏi môi trường đó Đây là kết quả tất yếu của quá trình chọn lọc tự nhiên
- Rác thải của những du khách sau một đợt nghỉ chân trong rừng sẽ làm ô nhiễm khu cho vực đó vì thường rác thải của họ để lại là những túi nilon, những hộp
Trang 33thiếc Các loại rác thải này rất khó phân huỷ, nếu chúng ta không có biện pháp quản
lý, thu gom và xử lí thích hợp thì chỉ một thời gian ngắn thực vật và ngay cả các cây địa y cũng không mọc nổi vì mặt đất tràn đầy rác!
- Một số hành động thái quá của du khách như: chặt cây, bẻ cành, săn bắn chim thú và sự săn bắt tự do các thú rừng quí hiếm, hoang dã như nai, gấu, heo rừng, gà lôi lam trường ở các khu DLST của người dân để phục vụ khách du lịch cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và chất lượng của sinh vật trong phạm vi khu du lịch
- Các yếu tố ô nhiễm như rác và nước thải không được xử lí đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái dưới nước, việc tăng độ phú dưỡng ở các hồ chứa nước đã tạo điều kiện tích tụ nhiều bùn lầy, làm suy thoái chất lượng nước và ảnh hưởng đến động vật hoang dã
- Ô nhiễm không khí do vận chuyển khách du lịch sẽ tác động đến sự tăng trưởng của nhiều loài sinh vật, thậm chí còn là nguyên nhân di chuyển nơi cư trú của nhiều loài động vật nhạy cảm với môi trường không khí
- Việc phát triển thiếu quy hoạch các khu vực thuộc phạm vi các khu BTTN hoặc vùng đệm có thể phá huỷ môi trường cư trú, gây ô nhiễm và ồn ào ảnh hưởng đến các loài sinh vật
- Ô nhiễm môi trường sống làm mất đi cảnh quan tự nhiên, làm cho một số loài động vật và thực vật dần dần bị mất nơi cư trú
- Các hoạt động thể thao, cắm trại của du khách cũng có một phần tác động xấu đến việc bảo tồn và phát triển các loài sinh vật quý cần sự yên tĩnh như chúng phải thay đổi tập tính trở nên sợ sệt hoặc có thể chết
4.1.3 Tác động đến các mặt của đời sống xã hội
a Tác động du lịch đến kinh tế
- Hoạt động du lịch có ba tác động quan trọng đối với kinh tế:
o Tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh, tỉ lệ thuận với sự tăng hoặc giảm lượng du khách quốc tế
o Tạo ra nhiều việc làm để vận hành bảo dưỡng các khu du lịch như đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, những người canh gác rừng, những người làm công tác dịch
vụ phục vụ du khách
o Phát triển khu vực thông qua việc khai thác các khu riêng biệt
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi thì du lịch cũng mang lại những mặt tiêu cực cho nền kinh tế:
o Lượng ngoại tệ nhập vào không tính được cụ thể bởi bản thân ngành du lịch cũng cần có những khoản chi ngoại lệ
o Sự phát triển của một số hoạt động kinh tế phụ thuộc vào ngành du lịch không
ổn định
b Tác động du lịch đến văn hóa - xã hội
o DLST tạo ra lượng du khách trong và ngoài nước càng đông gồm nhiều thành phần, nhiều giai cấp và thường rất khác với nếp sống, lối suy nghĩ của người dân địa phương
Trang 34Hoạt động du lịch phát triển, người dân địa phương quan hệ nhiều với du khách lâu ngày sẽ làm thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách, cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng đồng
o Sự phát triển DLST đem lại công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nhưng nó cũng tác động đến việc di cư một lực lượng lao động Nhập cư lao động là một hiện tượng khá phổ biến ở các khu du lịch Lực lượng này nếu không quản lí tốt sẽ
là mầm móng của tệ nạn và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội ở địa phương
o Những việc làm trong ngành du lịch đòi hỏi lực lượng lao động đa số là phụ
nữ và trẻ em (buôn bán hàng rong, làm các hình ảnh, đồ thủ công mỹ nghệ của khu du lịch cho du khách) Do đó, vai trò người phụ nữ cũng thay đổi Họ đã đi làm thay vì ở nhà trông con như trước đây
Việc phát triển DLST còn nhằm giới thiệu với khách nước ngoài về văn hóa, lịch sử của dân tộc và sự giàu đẹp, đa dạng, phong phú của “rừng vàng, biển bạc” như trường hợp ở nước ta Điều mà ai trong chúng ta cũng không khỏi tự hào
4.2 SỰ CỐ VÀ HIỂM HỌA DU LỊCH SINH THÁI
Sự cố DLST là một trong những sự cố môi trường, vậy đề biết được sự cố DLST ta cần hiểu khái niệm sự cố môi trường là gì? Sự cố môi trường là các biến cố rủi ro xảy ra trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của xã hội loài người hoặc sự biến đổi bất thường xảy ra của thiên nhiên mà các quá trình đó có thể làm suy thoái môi trường trầm trọng
Trong khi người ta quan niệm sự cố môi trường như là sự nảy sinh vấn đề thì hiểm họa môi trường là hệ quả của vấn đề nảy sinh đó
sự cố sập hầm mỏ, hoặc những sự cố kỹ thuật khác gây tai hại cho môi trường như đắm thuyền, tràn dầu, vỡ ống dẫn dầu, nỗ ống dẫn khí, nổ nồi hơi, sự cố về rò rỉ nguyên tử )
Hàng ngày, hàng giờ trên trái đất xuất hiện rất nhiều sự cố và hiểm họa môi trường Có khi sự cố và hiểm họa môi trường là do thiên nhiên, có khi sự cố và hiểm họa môi trường là do con người gây ra, có khi sự cố và hiểm họa môi trường do từ cả hai phía
Sự cố DLST cũng như sự cố môi trường, có thể diễn ra bất cứ khi nào Tuy nhiên, tuỳ từng loại sự cố mà có thể dự đoán được hay không, sự cố xảy ra do sự quá tải, sự vượt ngưỡng hay vượt quá sức chứa về một yếu tố nào đó của khu DLST thì có thể dự đoán được phần nào mức độ thiệt hại Ví dụ như sự tham gia quá nhiều của khách du lịch, lượng khách quá đông và thời gian sử dụng quá dài cho một chiếc cầu trong khu du lịch, thì người ta có thể biết, cảm nhận được sự “bào mòn” trên cây cầu
do hoạt động du lịch và có thể dự đoán được sự cố có thể xảy ra bất cứ khi nào tại thời điểm vượt ngưỡng, tuy nhiên thời điểm vượt ngưỡng thì - Ngày 9/10/1995 một trận
Trang 35động đất mạnh 7,6 độ rite xảy ra tại Colima làm 61 người chết, hơn 100 người bị thương và các thiệt hại tài sản khác là hiểm họa
Nguyên nhân gây ra sự cố và hiểm họa môi trường có thể là do thiên nhiên (lốc, gió xoáy, lũ lụt, bão, hạn hán, trượt đất, nứt đất, núi lửa phun, mưa đá, biến đổi khí hậu toàn cầu, cháy rừng, mưa acid ); cũng có thể là do con người (hỏa hoạn, cháy rừng,
sự cố sập hầm mỏ, hoặc những sự cố kỹ thuật khác gây tai hại cho môi trường như đắm thuyền, tràn dầu, vỡ ống dẫn dầu, nỗ ống dẫn khí, nổ nồi hơi, sự cố về rò rỉ nguyên tử )
Hàng ngày, hàng giờ trên trái đất xuất hiện rất nhiều sự cố và hiểm họa môi trường Có khi sự cố và hiểm họa môi trường là do thiên nhiên, có khi sự cố và hiểm họa môi trường là do con người gây ra, có khi sự cố và hiểm họa môi trường do từ cả hai phía
Sự cố DLST cũng như sự cố môi trường, có thể diễn ra bất cứ khi nào Tuy nhiên, tuỳ từng loại sự cố mà có thể dự đoán được hay không, sự cố xảy ra do sự quá tải, sự vượt ngưỡng hay vượt quá sức chứa về một yếu tố nào đó của khu DLST thì có thể dự đoán được phần nào mức độ thiệt hại
Ví dụ như sự tham gia quá nhiều của khách du lịch, lượng khách quá đông và thời gian sử dụng quá dài cho một chiếc cầu trong khu du lịch, thì người ta có thể biết, cảm nhận được sự “bào mòn” trên cây cầu do hoạt động du lịch và có thể dự đoán được sự cố có thể xảy ra bất cứ khi nào tại thời điểm vượt ngưỡng, tuy nhiên thời điểm vượt ngưỡng thì- Ngày 9/10/1995 một trận động đất mạnh 7,6 độ rite xảy ra tại Colima làm 61 người chết, hơn 100 người bị thương và các thiệt hại tài sản khác là hiểm họa
Nguyên nhân gây ra sự cố và hiểm họa môi trường có thể là do thiên nhiên (lốc, gió xoáy, lũ lụt, bão, hạn hán, trượt đất, nứt đất, núi lửa phun, mưa đá, biến đổi khí hậu toàn cầu, cháy rừng, mưa acid ); cũng có thể là do con người (hỏa hoạn, cháy rừng,
sự cố sập hầm mỏ, hoặc những sự cố kỹ thuật khác gây tai hại cho môi trường như đắm thuyền, tràn dầu, vỡ ống dẫn dầu, nỗ ống dẫn khí, nổ nồi hơi, sự cố về rò rỉ nguyên tử )
Hàng ngày, hàng giờ trên trái đất xuất hiện rất nhiều sự cố và hiểm họa môi trường Có khi sự cố và hiểm họa môi trường là do thiên nhiên, có khi sự cố và hiểm họa môi trường là do con người gây ra, có khi sự cố và hiểm họa môi trường do từ cả hai phía Sự cố DLST cũng như sự cố môi trường, có thể diễn ra bất cứ khi nào Tuy nhiên, tuỳ từng loại sự cố mà có thể dự đoán được hay không, sự cố xảy ra do sự quá tải, sự vượt ngưỡng hay vượt quá sức chứa về một yếu tố nào đó của khu
DLST thì có thể dự đoán được phần nào mức độ thiệt hại
Ví dụ như sự tham gia quá nhiều của khách du lịch, lượng khách quá đông và thời gian sử dụng quá dài cho một chiếc cầu trong khu du lịch, thì người ta có thể biết, cảm nhận được sự “bào mòn” trên cây cầu do hoạt động du lịch và có thể dự đoán được sự cố có thể xảy ra bất cứ khi nào tại thời điểm vượt ngưỡng, tuy nhiên thời điểm vượt ngưỡng thì không thể dự đoán được nên nó được coi là sự cố Trong trường hợp này ta có thể dự phòng tức là “cẩn tắc vô áy náy”, sửa chữa cây cầu ngay khi thấy có
sự “bào mòn” Tuy nhiên, có những sự cố xảy ra đột ngột không thể báo trước, thường
là do thiên nhiên gây ra như một trận lũ quét đột ngột, sập đầm lầy, sét đánh, sự tấn công của sinh vật trong khu du lịch sinh thái Trong hoạt động DLST, sự cốlà một trong những vấn đề đáng quan tâm, bởi DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên
là chính, vì vậy, một tai nạn đột ngột do một loại sinh vật sống trong khu DLST tấn
Trang 36cụng khỏch du lịch là cú thể xảy ra, nếu như khụng biết quy hoạch và quản lớ dự phũng Như bọ cạp cắn, rắn, vắt cắn hay thỳ tấn cụng, Cú những sự cố xảy ra do khỏch du lịch sơ ý như uống phải nước độc hoặc ăn phải nấm độc Đối với trường hợp này cỏch quản lớ hợp lớ nhất lại là cỏc biển bỏo cảnh bỏo
Khi tiến hành quy hoạch và thiết kế DLST cần quan tõm đến sự cố DLST nhằm đảm bảo an toàn cho du khỏch cũng như hạn chế những thiệt hại khụng đỏng cú, làm huỷ hoại mụi trường tự nhiờn và gõy kinh động trong mụi trường sinh sống của cỏc loài ở khu DLST
Cũng như sự cố mụi trường, cỏc bước để quản lớ sự cố và hiểm họa mụi trường trong DLST bao gồm:
- Nhận dạng nguy cơ: xỏc định những vấn đề nguy cơ bởi việc nhận dạng cỏc yếu tố cú thể xảy ra
- Tớnh toỏn nguy cơ: dự tớnh cỏc yếu tố nguy cơ cú thể phỏt sinh và phỏt triển
- Phõn tớch hậu quả: xỏc định đầu ra và hệ quả của cỏc nguy cơ (hiểm họa)
- Đỏnh giỏ sự cố: tổng hợp cỏc yếu tố về nhận dạng nguy cơ và phõn tớch hậu quả
- Đo lường sự cố và dự phỏng cỏc thảm họa
- Phõn tỏn sự cố: cần xem xột làm thế nào để sự cố được trỏnh nộ cú hiệu quả nhất, giảm thiểu và kiểm soỏt cỏc sự cố và hiểm họa
- Quan trắc cỏc sự cố và tỡm biện phỏp phũng trỏnh cỏc hiểm họa
CHƯƠNG 5 PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
5.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
Với 107 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích 2.381.791 ha, trong đó có 31 V-ờn quốc gia (8/2015), 61 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hoá, lịch sử nên Việt Nam có lợi thế hơn nhiều n-ớc trong khu vực trong việc phát triển du lịch sinh thái
5.1.1 Cỏc hệ sinh thỏi điển hỡnh
5.1.1.1 Đặc điểm hỡnh thành cỏc hệ sinh thỏi ở Việt Nam
Trang 37Lịch sử hình thành và vị trí ĐL có vai trò quan trọng trong việc hình thành đặc điểm môi trường cho sự tồn tại và phát triển (điều kiện sinh thái) của các loài sinh vật
Về mặt VT ĐL thì VN nằm ở vị trí chuyển tiếp về mặt tự nhiên: lục địa-đại dương, địa chất-địa hình, khí hậu và đặc biệt là nơi giao tiếp của các luồng sinh vật
Về lịch sử hình thành lãnh thổ thì với lịch sử lâu dài nhưng có tính kế thừa, tức là cấu trúc lãnh thổ vẫn còn lưu giữ từ giai đoạn này sang giai đoạn khác
Điều này đã tạo nên sự đa dạng về các điều kiện địa lí là cơ sở tạo ra sự phong phú đa dạng và có tính pha trộn của các hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao ở
VN Đây chính là đặc điểm tạo nên tài nguyên DLST đặc sắc, đảm bảo cho phát triển DLST ở nước ta
5.1.1.2 Các hệ sinh thái điển hình
Theo số liệu điều tra thì hiện ở VN đã phát hiện được 14.624 loài thực vật
(9.949 loài sống ở đai rừng nội chí tuyến chân núi và 4.675 loài sống tại các đai rừng á nhiệt đới và ôn đới trên núi) thuộc gần 300 họ trong đó có khoảng 1.200 loài đặc hữu
Có 15.575 loài động vật, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú,
349 loài bò sát lưỡng cư, 2.000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và nghìn loài nhuyễn thể, thủy sinh vật khác Trong số các loài động vật đã được phát hiện có tới
172 loài đặc hữu với 14 loài thú
Khoảng 58% số loài thực vật và 73% số loài động vật quí hiếm, đặc hữu của
VN nằm trong các khu bảo tồn thiên nhiên
VN là nước giàu về thành phần loài, có mức độ cao về đặc hữu so với các nước trong khu vực Đặc biệt trong thập kỉ 90 VN phát hiện được 5 loài thú lớn mới trên thế giới: sao la 1992, mang lớn 1994, bò sừng xoắn 1994, mang nhỏ 1996, mang Pù Hoạt
1997, gà lừng
VN còn được biết đến như một trong những cái nôi của cây nông nghiệp Trong
số 8 trung âm của thế giới thì có 3 trung tâm ở khu vực ĐNA, VN nằm ở nơi giao nhau