Thực trạng tình hình những rủi ro của công ty sữa Việt NamVinammilk. Rủi ro lãi suất, tỷ giá, tín dụng, kinh doanh, kinh tế, chính trị, văn hoá...thực trạng rủi ro mà công ty đang gặp phải, đưa ra một số kết luận và kiến nghị
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ RỦI RO
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK
GVHD: PGS TS VÕ THỊ QUÝ
SVTH: LÊ VĂN NHẬT MSSV: 33151025753
HỒ CHÍ MINH 04/2017
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1. Công ty cổ phần sữa Việt Nam
1.1.1 Thông tin liên hệ
Tên tiếng anh Vietnam Dairy Products Joint Stock Company Tên viết tắt VINAMILK
Mã cổ phiếu VNM
Vốn điều lệ 14.451.355.384.000 đồng
Trụ sở chính 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP HCM Điện thoại (84-8) 54 155 555
Fax (84-8) 54 161 223
Email vinamilk@vinamilk.com.vn
Website http://www.vinamilk.com.vn
http://www.vuoncaovietnam.com https://giacmosuaviet.com.vn https://www.youtube.com/user/vinamilk
1.1.2 Các sản phẩm chính
Trang 41.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển
Trang 61.1.4 Công ty con, liên doanh, liên kết
1.1.5 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
Trang 71.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp
1.2.1 Định nghĩa rủi ro
Bàn về khái niệm rủi ro, cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn: Trường phái truyền thống – rủi ro được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; Theo trường phái hiện đại – rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội
Ở đây, chúng tôi sử dụng định nghĩa: “rủi ro là sự không chắc chắn liên quan đến sự
xuất hiện của tổn thất” để tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài.
1.2.2 Các loại rủi ro phổ biến đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế sẽ chịu nhiều tác động từ yếu tố bên trong doanh nghiệp đến yếu tố bên ngoài của môi trường kinh doanh Vì vậy, khi doanh nghiệp hoạt
Trang 8động, các yếu tố này luôn luôn tác động đến doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp các cơ hội, thách thức và đồng thời cũng mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp Tuy nhiên, các rủi ro này ảnh hưởng lên doanh nghiệp có mức độ hoàn toàn không giống nhau và cũng luôn có các rủi ro tác động nhiều nhất đến doanh nghiệp, cụ thể:
a Rủi ro lãi suất
Rủi ro này xuất hiện khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay để hoạt động Khi lập kế hoạch kinh doanh, tuy lãi suất tiền vay đã được dự tính, song không phải lúc nào doanh nghiệp cũng chủ động được bởi môi trường kinh doanh biến động liên tục làm cho doanh nghiệp mất kiểm soát với yếu tố này
b Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ mà doanh nghiệp không thể dự báo trước Các doanh nghiệp hoạt động có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hoặc quá trình hoạt động có các giao dịch liên quan đến xuất nhập khẩu sẽ chịu tác động của tỷ giá Tùy theo đặc thù của doanh nghiệp mà yếu tố này sẽ tác động nhiều hay ít đến hoạt động
c Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là tính không chắc chắn và tiềm ẩn về các khoản tín dụng giữa doanh nghiệp và đối tác Rủi ro tín dụng có thể bắt nguồn từ các đối tác không thực hiện trách nhiệm pháp lý, các khoản phải thu không được thanh toán đầy đủ hoặc đúng hạn Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng có thể nằm ở nguồn tài trợ tài chính không đáng tin cậy hoặc không hợp lý
d Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn về việc hoàn thành các kết hoạch doanh, các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đặt ra Nguyên nhân gây ra rủi ro này có thế bắt đầu từ nhiều phía: năng lực của ban lãnh đạo công ty, môi trường kinh doanh, …
e Rủi ro kinh tế - chính trị
Rủi ro thuộc loại này có thể là một chính sách nào đó của Chỉnh phủ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động của doanh nghiệp Chính sách của Chính phủ có thể thúc đẩy một
số ngành phát triển nhưng bên cạnh đó cũng gây bất bình đẳng giữa các ngành tùy thuộc vào
Trang 9mục đích quản lý của Chính phủ Nền kinh tế thiếu minh bạch, còn tồn tại nhiều bất cập như cơ
sở hạ tầng hay tình trạng tham nhũng cũng sẽ tạo nên những rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp
f Rủi ro văn hóa
Rủi ro này bắt nguồn từ sự khác biệt về giá trị văn hóa, thói quen, niềm tin và thái độ của người dân trong một đất nước, một vùng hoặc cộng đồng kinh tế Rủi ro văn hóa thường xảy ra với các công ty đa quốc gia khi đầu tư vào các quốc gia khác hay có sự triển khai đầu tư hoạt động kinh doanh ở nhiều vùng kinh tế khác nhau trong nước
1.2.3 Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro theo nghĩa rộng hàm nghĩa rằng doanh nghiệp cần phát huy nguồn lực của chính mình để ứng phó với tổn thất trước và sau các biến cố Điều này cũng có nghĩa rằng quản trị rủi ro không phải là ngăn cấm mà là biết nhận diện các tổn thất mà tổ chức phải đối mặt và đủ hiểu biết để có thể đo lường cũng như giúp giảm nhẹ tổn thất
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm: “quản trị rủi ro là một quá trình
nhận dạng các dạng tổn thất mà tổ chức phải đối mặt và lựa chọn các kỹ thuật thích hợp nhất
để xử lý chúng”.
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro
a Quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp
Rủi ro hiện diện trong mọi quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh của mọi doanh nghiệp, không phân biệt quy mô và loại hình Nhưng mức độ ảnh hưởng của rủi ro thì hết sức khác nhau giữa các doanh nghiệp Với doanh nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận diện các rủi ro dựa vào thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài, đồng thời doanh nghiệp cũng có đủ nguồn lực để sử dụng các công cụ hiện đại giúp việc quản trị rủi ro hiệu quả, điều mà doanh nghiệp có quy mô nhỏ chưa đủ nguồn lực để thực hiện
Mức độ tác động của rủi ro cũng khác nhau tùy thuộc vào loại hình tổ chức của doanh nghiệp Điều này dễ dàng nhận thấy khi so sánh doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty
cổ phần và các mô hình khác Với sự phân nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, có bộ phận quản trị
Trang 10rủi ro hoặc chương trình quản trị rủi ro giúp cho tài sản và các nguồn lực khác của công ty đảm bảo an toàn hơn so với các mô hình doanh nghiệp khác
b Nhận thức của nhà quản trị
Nhận thức của nhà quản trị là nhân tố quan trọng ảnh hướng đến quản trị rủi ro của doanh nghiệp Nhận thức này thể hiện qua việc đánh giá các nguy cơ có thể xảy ra, mức độ, tính chất, tổn thất nếu có Từ đó, lựa chọn các kỹ thuật thích hợp để phòng ngừa hoặc khắc phục là công việc tối quan trọng của nhà quản trị
c Sự phát triển của thị trường phái sinh
Thị trường các sản phẩm phái sinh ra đời và phát triển đã cung cấp cho các doanh nghiệp những công cụ có khả năng phòng ngừa rủi ro một cách chủ động và hiệu quả Sự phát triển của thị trường phái sinh đã tác động đến việc xây dựng tâm lý phòng ngừa rủi ro trong toàn thể xã hội và cộng đồng các doanh nghiệp
Trang 11
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY
1 Phân tích thực trạng rủi ro của công ty cổ phần sữa Việt Nam
1.1.1 Rủi ro tỷ giá
Là doanh nghiệp kinh doanh sản xuất sữa, với định hướng phát triển không chỉ thị trường trong nước mà còn nhắm đến các thị trường tiềm năng nước ngoài Vinamilk đã và đang xúc tiến làm việc với các doanh nghiệp và thị trường tiềm năng Các giao dịch trên đều thực hiện bằng ngoại tệ Vì vậy, tỷ giá của ngoại tệ, cụ thể là USD, đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của công ty Sự biến động của tỷ giá sẽ làm cho sức mua, sức bán các sản phẩm của Vinamilk bị ảnh hưởng
Bên cạnh đó, nguyên vật liệu của Vinamilk chủ yếu được nhập khẩu từ New Zealand, Châu Âu và Mỹ Do vậy, Vinamilk cũng chịu rủi ro nhất định về chất lượng nguồn cung và tỷ giá của đồng tiền
1.1.2 Rủi ro tính thanh khoản
Với Vinamilk, rủi ro thanh khoản bị tác động nhiều nhất bởi yếu tố hàng tồn kho Các yếu
tố khác như tỷ lệ nợ, tỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh toán nhanh, … đối với công ty ở thời điểm hiện tại được các nhà đầu tư đánh giá là an toàn vì luôn ở mức 25% với nợ và trên 200% với tỷ lệ thanh toán
Hàng tồn kho là đặc trưng của ngành hàng tiêu dùng nên việc luôn duy trì một lượng hàng tồn kho là điều bắt buộc Bên cạnh đó, với đặc trưng là các sản phẩm sữa và chế biến từ sữa nên hạn sử dụng thường ngắn hạn Chính áp lực từ hai phía làm cho rủi ro tính thanh khoản
mà công ty phải chịu được đẩy lên cao
1.1.3 Rủi ro cạnh tranh
Với thị trường ngành sữa Việt Nam hiện nay, theo thống kê có khoảng hơn 23 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động Trong đó, Vinamilk và Dutch Lady Viet Nam là hai doanh nghiệp có thị phần lớn nhất Với số lượng doanh nghiệp nhiều như vậy, cộng thêm các sản phẩm sữa cao cấp được nhập khẩu trực tiếp nên cạnh tranh trong ngành có mức độ rất cao Chỉ cần chiến lược hoặc bất kỳ lỗi nào trong hoạt động kinh doanh sản xuất cũng sẽ làm cho thị phần của sản phẩm bị ảnh hưởng
Trang 121.1.4 Rủi ro thị trường xuất khẩu
Đánh giá thị trường xuất khẩu ra nước ngoài đầy tiềm năng với mục tiêu đến năm 2021 đạt 19.000 tỷ đồng chiếm 25% tổng doanh thu, chứng tỏ Vianmilk đánh giá rất cao vai trò của trị trường nước ngoài Tuy nhiên, doanh thu từ thị trường xuất khẩu của Vinamilk có sự biến động thất thường trong những năm vừa qua do các thị trường xuất khẩu của Vinamilk không có độ ổn định cao bởi tình hình chính trị tại nước sở tại
1.1.5 Rủi ro nhân sự
Vinamilk có tất cả 18 nhà máy, văn phòng, chi nhánh, kho vận với hơn 6300 nhân viên đang làm việc chính thức Việc đảm bảo nguồn nhân lực không phải là điều dễ dàng thực hiện Bên cạnh đó, tiếp tục bồi dưỡng phát triển nhân viên cho các nhiệm vụ riêng biệt cũng cực kỳ khó khăn vì mức độ phức tạp của công việc cũng như quy mô của nhiệm vụ Chính vì vậy, rủi ro
từ nhân sự các cấp đang có chiều hướng tăng khi quy mô của doanh nghiệp đang được mở rộng
1.1.6 Rủi ro chất lượng sản phẩm
Tương tự như các công ty trong lĩnh vực thực phẩm, rủi ro quản trị chất lượng luôn là một rủi ro thường trực của Vinamilk, đặc biệt hiện có nhiều thông tin không tích cực về chất lượng sữa tại Việt Nam Tuy rằng thời gian qua Vinamilk đã quản trị chất lượng đầu ra rất tốt và chưa gặp những vấn đề rủi ro chất lượng sản phẩm như một số công ty trong cũng ngành nhưng rủi ro này là luôn hiện hữu
1.1.7 Rủi ro nguồn cung nguyên liệu
Sữa là một sản phẩm đặc biệt do hàm lượng dinh dưỡng cao và cân đối Vì vậy, để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được ổn định thì nguồn cung nguyên liệu cũng phải đảm bảo và thông suốt
Với việc sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, nguồn cung nguyên liệu cũng Vinamilk cũng khác nhau như: trang trại của công ty, thu mua sữa từ hộ nông dân, nhập khẩu nguyên liệu
từ nước ngoài vì nguồn cung trong nước còn thiếu Để đảm bảo được nguồn cung nguyên liệu, Vinamilk đã chủ động đầu tư xây dựng các trang trại của riêng mình Nhưng chừng đó là chưa
đủ vì một phần lớn nguyên liệu hiện tại là từ phía người nông dân và nhập khẩu Vì vậy, chỉ cần
Trang 13một yếu tố nhỏ như thời tiết thay đổi cũng đã làm sản lượng cung cấp trong nước và nước ngoài đều thay đổi
Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng đi kèm với sản lượng sữa là chất lượng sữa Yếu tố này đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi nếu yếu tố đầu vào không đạt sẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng và sau đó là hình ảnh cũng như thương hiệu của công ty bị ảnh hưởng Chính vì vậy, nguồn cung nguyên liệu là yếu tố luôn được Vinamilk quan tâm hết mực
2 Hoạt động quản trị rủi ro của công ty cổ phần sữa Việt Nam
1.2.1 Xây dựng chính sách quản trị rủi ro
1.2.1.1 Sự cần thiết và ý nghĩa của chính sách quản trị rủi ro
Do đặc thù hoạt động trong môi trường ngành có cạnh tranh cao, hoạt động kinh doanh sản xuất không chỉ trong nước mà còn đầu tư ra nước ngoài Chính vì vậy, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào có thể là một hoặc nhiều rủi ro xuất hiện cùng lúc Nguyên nhân của rủi ro có thể
do khách quan hoặc chủ quan hoặc do cả hai và mức độ tác động của rủi ro không hoàn toàn giống nhau Nhưng cuối cùng đều dẫn đến những thiệt hại nhất định cho doanh nghiệp Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chính sách quản trị rủi ro tổng thể
Chính sách quản trị rủi ro là hoạt động chủ động của doanh nghiệp để chủ động phòng ngừa, xử lý và kiểm soát tất cả các loại rủi ro Thông qua chính sách quản trị rủi ro, doanh nghiệp xác định phương pháp chủ động tiếp cận đối với rủi ro và quản trị rủi ro, đồng thời quy định trách nhiệm tổ chức quản trị rủi ro trong toàn bộ doanh nghiệp
Nhận thức được vai trò của rủi ro trong hoạt động kinh doanh, Vinamilk đã nghiêm túc xây dựng chính sách quản trị rủi ro cho riêng mình với việc xây dựng bộ phận kiểm soát nội bộ
và quản lý rủi ro đứng đầu là Giám đốc và báo cáo trực tiếp với Tổng giám đốc
1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ phận quản trị rủi ro
Vinamilk xây dựng sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý rủi ro với chức danh Giám đốc kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro Giám đốc kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị
Hoạt động của bộ phận quản lý rủi ro ở Vinamilk được điều hành bởi Tổng giám đốc Đi kèm với quản lý rủi ro là việc kiểm soát nội bộ công ty để đảm bảo thông tin là thông suốt và chính xác Bộ phận kiểm soát rủi ro cũng phối hợp chặt chẽ với Ban kiểm soát và bộ phận kiểm
Trang 14toán nội bộ để nắm bắt tình hình thực tế và đóng góp ý kiến cho Tổng giám đốc và Ban điều hành
Bên cạnh đó, thông qua tiểu ban quản lý rủi ro và phòng kiểm soát nội bộ, Hội đồng quản trị sẽ làm việc và nghe báo cáo định kỳ 3 tháng/lần để xây dựng cơ cấu quản trị rủi ro doanh nghiệp phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực tiên tiến trên thế giới
1.2.2 Các biện pháp quản trị rủi ro cụ thể
Nhằm quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh, Vinamilk đã đề ra chính sách và thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm nhận dạng và lựa chọn các phương pháp thích hợp để xử lý
Với rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp luôn chủ động trong việc thực hiện sản xuất các sản phẩm
xuất khẩu Tiến hành ký kết các hợp đồng xuất khẩu có nêu cụ thể tỷ giá đi kèm với hợp đồng Doanh nghiệp cũng tiến hành chốt giá mua đối với các loại nguyên liệu cần phải nhập khẩu với
số lượng lớn từ nước ngoài tùy vào kết hoạch kinh doanh theo thời gian 6 tháng/lần
Với rủi ro tính thanh khoản, Vinamilk đầu tư đồng bộ hệ thống ERP để đảm bảo hàng tồn
kho luôn ở mức tối ưu từ nguyên liệu, vật liệu đến thành phẩm Đảm bảo quá trình sản xuất không bị chậm kế hoạch giao hàng và đảm bảo sản phẩm không tồn kho nhiều
Với rủi ro cạnh tranh, Vinamilk vẫn luôn chú trọng đến xây dựng chiến lược phù hợp,
xây dựng và giữ vững thương hiệu trong lòng khách hàng đồng thời cũng đầu tư cho marketing
để tăng năng lực cạnh tranh ở trị trường ngành sữa
Với rủi ro xuất khẩu, luôn luôn giữ uy tín về mọi mặt ở các thị trường hiện tại Bên cạnh
đó, Vinamilk không dừng lại 43 thị trường hiện tại mà luôn tìm kiếm các thị trường nước ngoài đầy tiềm năng khác nhằm giảm thiểu rủi ro và đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh
Với rủi ro nhân sự, Vinamilk luôn có chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực Có
chính sách đào tạo đội ngũ kế cận, dành khoảng chi cho đào tạo và phát triển Chính sách lương thưởng và phúc lợi được đánh giá cao nhất tại Việt Nam để giữ chân nhân viên Các trưởng bộ phận định kỳ xây dựng mục tiêu và kế hoạch hành động về đào tạo nhân viên bên trong cũng như bên ngoài
Với rủi ro chất lượng sản phẩm, Vinamilk xây dựng chính sách chất lượng rất cụ thể và
rõ ràng Nhân viên của công ty luôn hiểu rằng: “Chất lượng quyết định sự thành công của chúng