1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bảo hiểm y tế Việt Nam

30 260 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 657,75 KB

Nội dung

Hơn nữa, saukhi tham gia BHYT thì mọi nguời dân, bất kể giàu nghèo đều đuợc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế, do đó đảm bảo đuợc công bằng xã hội.... Vì hoạt động t

Trang 1

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM

HUỲNH HỮU TRIẾT MSSV: 125272114

Tp HCM, ngày 01/08/2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy, các

cô trong bộ môn Quản lý bệnh viện và bộ mô Kinh tế y tế Khoa Y - Đại học quốcgia TP.Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn chúng em trong mônhọc đầy lí thú và mới mẻ đối với sinh viên y khoa chúng em ngoài những kiến thức

về chuyên môn Quý thầy cô giáo đã không tiếc thời gian, công sức để đứng lớpgiảng dạy, hướng dẫn chúng em từng chút từng chút một, từ những vấn đề to lớnnhất đến những vấn đề chi tiết nhất của môn học, của cuộc đời hành nghề y Cácthầy, các cô không chỉ cung cấp kiến thức, những vấn đề mới nhất, tiến bộ nhất cả ởtrong nước và quốc tế mà còn giúp chúng em nêu bật lên các vấn đề nổi cộm trongvấn đề Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế nước ta hiện nay Qua những tiết học ngắnngủi chỉ vài giờ chúng em vẫn thấy được sự đam mê tâm huyết của quý thầy côtrong từng lĩnh vực mà quý thầy cho đang theo đuổi, cống hiến cho ngành y tế ViệtNam nói riêng và cho chất lượng phục vụ nhân dân nói chung Chúng em được tiếpthêm động lực và cả lựa chọn để cùng đam mê, cùng cống hiến để hoàn thiện nềnkhoa học sức khoẻ Việt Nam, đem đến sự phục vụ tốt nhất cho nhân dân

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạođiều kiện, hỗ trợ cho chúng em nơi học tập và các thiết bị thiết yếu Sẽ không cóđược các tiết học nếu thiếu sự cho phép này

Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốcgia TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn họcnày Bởi lẽ những kiến thức chúng em thu thập được từ đây không chỉ đơn giản là lýthuyết suông mà chúng còn là hành trang quý báu trong suốt cuộc đời hành nghề ycủa mình, với mục đích cuối cùng là để nâng cao chất lượng y tế nói chung vàhướng đến sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho toàn xã hội phát triển bền vững

Trang 3

Với vốn kiến thức bản thân còn hạn chế và nhận thức chưa đạt đến độ sâu sắcnhất định, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thuhoạch này Kính mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quýbáu từ các thầy, các cô.

Trang 4

TÓM TẮT

Trong 2 module vừa qua – module Quản lý bệnh viện và module Kinh tế y tế có rấtnhiều vấn đề được đặt ra, hầu hết đều là những vấn đề nổi bật, trọng yếu trongngành y tế Tuy nhiên với thời lượng nội dung cho phép của bài thu hoạch em xinđược trình bày về vấn đề Bảo hiểm y tế Việt Nam Một vấn đề em khá tâm đắc vàquan tâm chú ý, bởi lẽ đây là vấn đề thiết thực mà mỗi người bệnh nào cũng quantâm, nó gắn liền với lợi ích của bệnh nhân và cũng là trách nhiệm to lớn của ngườibác sĩ điều trị về y đức trong chữa trị để cuối cùng đem lợi ích to lớn nhất đến chobênh nhân của mình Tuy không mới nhưng cũng chưa bao giờ nguội với giới báochí, với xã hội và với chính những người trong nghề đặc biệt trong hoàn cảnh luậtsửa đổi bổ sung vừa đi vào hoạt động 1 năm nay với nhiều thay đổi tích cục và tấtnhiên vẫn tổn tại một số hạn chế để hoàn thiện cho BHYT phát triển hơn, tốt hơn vàhoàn thiện hơn

Trong bài viết này của em, chúng ta sẽ cùng nhìn lại lịch sử phát triển, những nétchung nhất về quy định, những thay đổi qua nhiều năm của BHYT Việt Nam và cuốicùng em sẽ đưa ra nhận định cá nhân bản thân về các vấn đề chưa hoàn thiện Em sẽ

cố gắng nêu bật lên những vấn đề nổi cộm trong nội dung này, tìm cách lý giải, tìm

ra nguyên nhân vì sao như vậy Có các yếu tố nào ảnh hưởng, tác động đến haykhông? Nếu có thì những yếu tố nào có thể can thiệp được, khắc phục được để từ đótìm ra và nêu lên ý kiến của bản thân em về giải pháp cho các vấn đề nêu trên

Trang 5

2.1/ BHYT trong đời sống kinh tế- xã hội: 2

3.1/ Quá trình phát triển BHYT Việt Nam: 9

3.3/ Điều bất cập về luật thông tuyến BHYT từ 1/1/2016 13

Phụ lục: Thông tư số: 37/2014/TT-BYT 17

Trang 6

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

BHYT: Bảo hiểm y tế.

Trang 7

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, bảo hiểm là một trong những ngành dịch vụphát triển khá toàn diện và có những bước tiến đáng kể cả về quy mô, tốc độ vàphạm vi hoạt động Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh

tế, kích thích đầu tư, mà còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân,gia đình, cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để ổn định đời sống và khôi phục sảnxuất kinh doanh Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân càng cao thìnhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm cũng ngày càng được hoànthiện

Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm có thể được triển khai độc lập với các loại hìnhbảo hiểm khác và cũng có thể chỉ là một chế độ trong hệ thống các chế độ bảo hiểm

xã hội Nhưng về cơ bản, loại hình bảo hiểm này mang đầy đủ tính chất của bảohiểm xã hội

Ở Việt Nam, bảo hiểm y tế ra đời theo Nghị định 299-HĐBT ngày 15/8/1992 và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/10/1992 Sau 25 năm thực hiện chính sách BHYT, Việt Nam đã tiệm cận rất gần mục tiêu BHYT toàn dân với tỷ lệ hiện nay đã đạt trên 82% dân số tham gia Chúng ta đang dần tiến tới đích toàn dân tham gia BHYT như các quốc gia có hệ thống An sinh xã hội phát triển

Qua 25 năm hoạt động bảo hiểm y tế đã có tầm ảnh hưởng lớn đến ngành y tế nóiriêng và xã hội nói chung, ngoài những thành tựu, lợi ích to lớn mà luật bảo hiểm y

tế mang lại thì vẫn còn những bất cập chưa hợp lí vẫn tồn tại Vì những lí do trênhôm nay em chọn bàn về bảo hiểm y tế Việt Nam

Trang 8

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1 BHYT trong đời sống kinh tế- xã hội.

Con người ai cũng muốn sống khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc Nhưng trongcuộc sống những rủi ro bất ngờ về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật luôn có thể xảy ra.Các chi phí khám và chữa bệnh này không được xác định trước, mang tính đột xuất

Vì vậy dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho ngân quỹ mỗi gia đình, mỗi cá nhân,đặc biệt đối với người có thu nhập thấp Không những thế, những rủi ro này nếu táiphát, biến chứng làm suy giảm sức khỏe, suy giảm khả năng lao động, vừa kéo dàithời gian không tham gia lao động sẽ làm cho khó khăn trong cuộc sống tăng lên Đểkhắc phục khó khăn cũng như chủ động về tài chính khi rủi ro bất ngờ về sức khỏexảy ra, người ta đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tự tích lũy, bán tài sản,kêu gọi sự hỗ trợ của người thân, đi vay Mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chếnhất định Tuy nhiên, không thể áp dụng trong trường hợp rủi ro kéo dài về thời gian

và lặp đi lặp lại Vì thế, cuối thế kỷ XIX BHYT ra đời nhằm giúp đỡ mọi người laođộng và gia đình khi gặp rủi ro về sức khỏe để ổn định đời sống, góp phần bảo đảm

an toàn xã hội

Đồng thời, cùng với tăng trưởng kinh tế, đời sống con người được nâng cao vànhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên Bởi vì khi điều kiện kinh tế cho phép thì dùtình trạng sức khỏe thay đổi rất ít đều có nhu cầu khám chữa bệnh Hơn nữa, một sốbệnh mới và nguy hiểm xuất hiện đe dọa đời sống con người Trong lúc đó chi phíkhám chữa bệnh ngày càng tăng lên vì:

- Ngành y tế sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại, đắt tiền trong việc chẩnđoán và điều trị bệnh

- Các loại biệt dược thuốc men tăng giá do biến động giá cả chung của thịtrường Đặc biệt có những bệnh phải sử dụng thuốc quý hiếm chi phí rất lớn

Trang 9

Do đó phải huy động các thành viên trong xã hội đóng góp nhằm giảm gánhnặng cho ngân sách nhà nước, và cũng để phục vụ chính bản thân mình khi gặp rủi

ro về sức khỏe Càng ngày BHYT càng tỏ ra không thể thiếu trong cuộc sống củacon nguời

Trong đời sống kinh tế- xã hội, ngoài những tác dụng to lớn của bảo hiểm nóichung, BHYT còn có tác dụng góp phần khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đápứng nhu cầu khám chữa bệnh, đồng thời nâng cao chất luợng và thực hiện công bằng

xã hội trong khám chữa bệnh cho nhân dân Các quốc gia trên thế giới thuờng có cáckhoản chi từ ngân sách nhà nuớc cho hệ thống y tế Tuy nhiên, ở một số quốc gia,đặc biệt là những nuớc đang phát triển, khoản chi này thuờng chua đáp ứng đuợcnhu cầu phát triển ngành y Ở nhiều nuớc trên thế giới, nhà nuớc chỉ đầu tu khoảng60% ngân sách y tế, hoặc chỉ đầu tu ban đầu cho việc hình thành bệnh viện Ở ViệtNam, ngay truớc khi thực hiện BHYT, ngân sách nhà nuớc cấp cho bảo hiểm y tếtăng nhanh tu 370 tỷ đồng ( năm 1991) lên 650 tỷ đồng ( năm 1992), tuơng ứng với51% và 54% chi phí cho y tế, các khoản thu khác từ viện trợ của nuớc ngoài và thuviện phí là 12% và 15% Nhu vậy ngân sách y tế vẫn còn thiếu hụt 34% mỗi năm

Sự thiếu hụt ngân sách y tế đã không đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh Sốluợng và chất luợng cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành y tế không những khôngtheo kịp nhu cầu khám, chũa bênh của nguời dân mà còn bị giảm sút kìm giữ sự pháttriển của y học Vì vậy, thông qua việc đóng góp vào quỹ BHYT sẽ hố trợ cho ngânsách y tế nhằm cải thiện và nâng cao chất luợng phục vụ của ngành y Hơn nữa, saukhi tham gia BHYT thì mọi nguời dân, bất kể giàu nghèo đều đuợc khám chữa bệnh

và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế, do đó đảm bảo đuợc công bằng xã hội

2.2 Đối tượng và phạm vi của BHYT

2.2.1 Đối tượng bảo hiểm

Hoạt động BHYT thường bao gồm:

- Phòng bệnh và Chữa bệnh

Trang 10

- Phục hồi chức năng

Tuỳ theo tính chất và phạm vi hoạt động, BHYT ở mỗi quốc gia có những têngọi khác nhau nhu bảo hiểm sức khỏe hay BHYT Dù tên gọi khác nhau nhung đốituợng của BHYT đều là sức khỏe của nguời đuợc bảo hiểm Có nghĩa là nếu nguờiđuợc bảo hiểm gặp rủi ro về sức khỏe ( ốm đau, bệnh tật ) thì sẽ đuợc cơ quan bảohiểm y tế xem xét và bồi thuờng

BHYT nói riêng và bảo hiểm sức khỏe nói chung là một dịch vụ bảo hiểm rấtphổ biến trên thế giới và được đông đảo nhân dân tham gia Bất kì ai có sức khỏe, cónhu cầu bảo vệ sức khỏe đều có quyền tham gia bảo hiểm Nhu vậy đối tuợng thamgia bảo hiểm y là mọi nguời dân có nhu cầu BHYT cho sức khỏe của mình hoặccũng có thể là một nguời đại diện cho một tập thể, một đơn vị, một cơ quan đứng ra

kí kết hợp đồng BHYT cho tập thể, đơn vị, cơ quan đó Trong truờng hợp này, mỗi

cá nhân tham gia BHYT tập thể sẽ đuợc cấp một văn bản chứng nhận quyền lợiBHYT của riêng mình Văn bản này có thể có tên gọi khác nhau nhu giấy chứngnhận bảo hiểm hay thẻ bảo hiểm ở các nuớc khác nhau

Trong thời kì đầu mới triển khai BHYT, thông thuờng các nuớc đều có 2 nhómđối tuợng tham gia BHYT: bắt buộc và tự nguyện Hình thức bắt buộc áp dụng đốivới công nhân viên chức nhà nuớc và một số đối tuợng nhu nguời về huu có huởngluơng huu Hình thức tự nguyện áp dụng cho mọi thành viên khác trong xã hội cónhu cầu và thuờng giới hạn trong độ tuổi nhất định thùy theo từng quốc gia

2.2.2 Phạm vi bảo hiếm

BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nuớc tổ chức thực hiện, nhằm huyđộng sự đóng góp của các cá nhân, tập thể để thanh toán chi phí y tế cho nguời thamgia bảo hiểm Thông thuờng, BHYT hoạt động trên cơ sở quỹ tài chính của mình,nhà nuớc chỉ hỗ trợ tài chính khi thật cần thiết Vì hoạt động trên guyên tắc cân bằngthu - chi nhu vậy, nên tuy mọi nguời dân trong xã hội đểu có quyền tham gia BHYTnhung thực tế BHYT không chấp nhận bảo hiểm cho những nguời mắc bệnh nan y

Trang 11

nếu không có thỏa thuận gì thêm.

Những nguời đã tham gia BHYT khi gặp rủi ro về sức khỏe ( nhu ốm đau,bệnh tật ) đều đuợc thanh toán chi phí khám chữa bệnh với nhiều mức độ khác nhautạo các cơ quan y tế Tuy nhiên nếu khám chữa bệnh trong truờng hợp cố tình tự hủyhoại bản thân, trong tình trạng say ruợu, vi phạm pháp luật hoặc một số truờng hợploại trừ theo quy định của BHYT thì không đuợc cơ quan BHYT chịu trách nhiệm.Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có những chuơng trình sức khỏe quốc gia khácnhau, trong đó quy định một số loại bệnh mà nguời đến khám chữa bệnh đó đuợcngân sách của chuơng trình (hoặc ngân sách của nhà nuớc) đài thọ chi phí Cơ quanBHYT cũng không có trách nhiệm đối với nguời đuợc BHYT nếu họ khám chữabệnh thuộc chuơng trình này

Tuy nhiên, do hoạt động BHYT có hai hình thức bắt buộc và tự nguyện nên cóthể có các quy định khác nhau về phạm vi BHYT cho hai nhóm đối tuợng này.Thông thuờng phạm vi BHYT của nhóm BHYT tự nguyện linh hoạt hơn nhómBHYT bắt buộc do họ đuợc quyền lựa chọn phạm vi BHYT theo nhu cầu Nhungcũng vì vây mà công tác quản lí cũng phức tạp hơn

2.3 Phương thức thực hiện BHYT

2.3.1 BHYT trọn gói

BHYT trọn gói là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT sẽ chịu tráchnhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho người được BHYT

2.3.2 BHYT trừ những ca đại phẫu thuật:

Là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT sẽ chịu trách nhiệm về mọichi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho người được BHYT trừ các chi phí y tế cho cáccuộc đại phẫu thuật ( theo quy định của cơ quan y tế)

2.3.3 BHYT thông thường:

Là phương thức BHYT trong đó trách nhiệm của cơ quan BHYT được giới hạn

Trang 12

tương xứng với trách nhiệm và nghĩa vụ của người được BHYT.

Đối với các nước phát triển, mức sống dân cư cao, hoạt động BHYT đã có từlâu và phát triển, có thể thực hiện BHYT theo cả ba phương thức trên Đối với cácnước nghèo, mới triển khai hoạt động BHYT thường áp dụng phương thức BHYTthông thường

Đối với phương thức BHYT thông thường, có hai hình thức tham gia bảo hiểm

đó là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện BHYT bắt buộc được thực hiện với một

số đối tượng nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật về bảo hiểm Dùmuốn hay không những người thuộc đối tượng này đều phải tham gia BHYT số cònlại không thuộc đối tượng tham gia BHYT băt buộc tùy theo nhu cầu và khả năng cóthể tham gia BHYT tự nguyện

Trong thực tế, có một bộ phận của BHYT mang đặc trưng của BHXH và một

bộ phận khác cũng liên quan đến hoạt đống chăm sóc sức khỏe của con người nhưngmang tính chất kinh doanh như bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm trợ cấp nằmviện và phẫu thuật Hai loại hình này mặc dù có mục đích giống nhau nhưng cũng

có những đặc trưng khác nhau cơ bản như: đối tượng tham gia, hình thức thực hiện,

cơ quan quản lí, tính chất bảo hiểm, nguồn quỹ BHYT, phương thức đóng và mứcthanh toán tiền BHYT

2.4 Quỹ BHYT.

- Nguồn hình thành quỹ:

Qũy BHYT là một quỹ tài chính độc lập có quy mô phụ thuộc chủ yếu vào sốlượng thành viên đóng góp và mức độ đóng góp vào quỹ của các thành viên đó.Thông thường với mục đích nhân đạo, không đặt mục đích kinh doanh lênhàng đầu, quỹ BHYT được hình thành chủ yếu từ nguồn đóng góp của người thamgia bảo hiểm gọi là phí bảo hiểm Nếu người tham gia BHYT là người lao động vàngười sử dụng lao động thì quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của cả hai

Trang 13

bên Thông thường người sử dụng lao động đóng 50% - 60% mức phí bảo hiểm,người lao động đóng 40% - 50% mức phí bảo hiểm.

Phí BHYT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như xác suất mắc bệnh, chi phí y tế, độtuổi tham gia BHYT Ngoài ra có thể có nhiều mức phí khác nhau cho những nguời

có khả năng tài chính khác nhau trong việc nộp phí lựa chọn Trong đó chi phí y tếlại phụ thuộc vào các yếu tố sau: tổng số luợt nguời khám chua bệnh, số ngày bìnhquân của một đợt điều trị, chi phí bình quân cho một lần khám chữa bệnh, tần suấtxuất hiện các loại bệnh

Phí bảo hiểm y tế thuờng đuợc tính trên các số liệu thống kê về chi phí y tế và

số nguời tham gia BHYT thực tế trong thời gian liền ngay truớc đó Công thức tính: p= f + d Trong đó : p phí BHYT/nguời/năm f phí thuần d phụ phí

Phụ phí thường đuợc quy định bằng một tỉ lệ phần trăm ( thông thuờng khoảng20% - 30%) so với phí BHYT

Ngoài ra quỹ BHYT còn đuợc bổ sung bằng một số nguờn quỹ khác nhu: sự hỗtrợ của ngân sách nhà nuớc( thông thuờng chie trong truờng hợp quỹ mất khả năngchi trả), sự đóng góp và ủng hộ của các cơ quan tổ chức từ thiện, lãi do đầu tu phầnquỹ nhàn rỗi theo quy định của các văn bản pháp luật về BHYT nhằm bảo toàn vàtăng truởng quỹ

- Các khoản chi:

Sau khi hình thành quỹ BHYT đuợc sử dụng nhu sau + Chi thanh toán chi phí

y tế cho nguời đuợc BHYT: đây là khoản chi thuờng xuyên, lớn nhất của quỹ

Trang 14

chất là làm giảm khoản chi thanh toán chi phí y tế cho người được BHYT.

+ Chi quản lý: các chi phí quản lý hành chính BHYT, đảm bảo cho bộ máyBHYT hoạt động bình thường

Nếu cơ quan BHYT không phải là đơn vị kinh doanh thì không phải nộp thuếcho nhà nước

Tỷ lệ và quy mô các khoản chi này thường được quy định trước bởi cơ quannhà nước có thể thay đổi theo từng điều kiện cụ thể

Ngoài ra, như trên đã trình bày do hoạt động BHYT thường có hai hình thức bắt buộc và tự nguyện, phạm vi bảo hiểm của hai nhóm này khác nhau nên phí BHYT cũng khác nhau Mức phí thường được quy định thống nhất cho nhóm BHYT bắt buộc, còn đối với nhóm BHYT tự nguyện thì mức phí thay đổi tùy theo từng điều kiện hợp đồng BHYT Các khoản chi cũng không giống nhau, cụ thể là đối vơi nhóm bảo hiểm y tế tự nguyện thì chi thanh toán chi phí y tế tùy theo phạm vi hợp đồng BHYT đã giao kết Vì vậy việc quản lý quỹ của hai nhóm này cũng được tách riêng cho hai nhóm này

Trang 15

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG

3.1/ Quá trình phát triển BHYT Việt Nam

BHYT Việt Nam ra đời theo Nghị Định 299- HĐBT ngày 15/8/1992, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng, chính thức đi vào hoạt động

và thực hiện điều lệ BHYT ban hành kèm theo nghị định này

Bộ y tế đã có quyết định thành lập cơ quan BHYT ở Việt Nam và giao choBHYT Việt Nam trách nhiệm tổ chức thực hiện điều lệ BHYT trên phạm vi toànquốc Ngoài chức năng quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đối với BHYT các tỉnh,thành phố, ngành trong cả nước, BHYT Việt Nam còn trực tiếp khai thác và quản lý,

xí nghiệp thuộc Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ ChíMinh và một số ngành nghề, khu vực đặc biệt

Ở mỗi tỉnh, thành phố, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, có nhiệm vụ tổ chứchoạt động BHYT trong phạm vi của tỉnh, thành phố mình và có các chi nhánh hoặcđại lý BHYT các quận huyện tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của mỗi địa phương.Như vậy, ban đầu hệ thống BHYT ở Việt Nam có 56 đơn vị bao gồm 53 cơ quanBHYT các tình, thành phố; 2 đơn vị BHYT đuờng sắt và dầu khí; 1 cơ quan BHYTViệt Nam ( có chi nhành tại thành phố Hồ Chí Minh)

Đối tuợng bắt buộc tham gia BHYT là :

- Chủ sử dụng lao động và nguời lao động ở các đơn vị hành chính sự nghiệp,

tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội, hội quần chúng có hưởng lương từ ngân sách nhànuớc

- Các doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuê

từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài,các doanh nghiệptrong khu chế xuất, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thể thuê lao động là nguờiViệt Nam

Ngày đăng: 24/08/2017, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w