Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam (tt) Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam (tt) Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam (tt) Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam (tt) Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam (tt) Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam (tt) Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam (tt) Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam (tt) Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam (tt) Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam (tt) Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam (tt)
Trang 1CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Ơ nhiễm mơi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu và hoạt động kinh doanh gây ra tác động tiêu cực đến môi trường đã tạo nên sự chú ý ngày càng tăng Điều đó kéo theo sự gia tăng đáng kể của chi phí mơi trường (EC) do các quy định môi trường và nhu cầu xã hội cho sự phát triển bền vững Vì vậy, một tổ chức cần thực hành một cách hệ thống nhằm thu thập, phân tích và báo cáo kế toán EC để quản lý và kiểm soát EC Kế tốn quản trị chi phí mơi trường –
ECMA trở thành công cụ hữu ích đáp ứng nhu cầu này Mặc dù
ECMA là một lĩnh vực của kế tốn nhưng nó được thể hiện như là một thuật ngữ mở rộng liên quan đến việc cung cấp thông tin tiền tệ và hiện vật liên quan đến môi trường để cải thiện hiệu quả mơi trường và nâng cao hoạt động tài chính của tổ chức
Ứng dụng ECMA đang ngày càng trở nên rõ ràng ECMA đã thu hút sự chú ý và quan tâm ngày càng lớn và được đánh giá như là công cụ để quản môi trường hiệu quả ECMA khơng cịn là một hiện tượng phương tây bởi vì nó đang lan rộng trên tồn thế giới bao gồm cả những nước phát triển và nước đang phát triển và gần đây nó đã được áp dụng rộng rãi với tốc độ chóng mặt ở một số nước châu Á (Rikhardsson & cộng sự, 2005; Bennett & James, 2005) Tuy nhiên, ECMA không phổ biến tại các quốc gia Đơng Nam Á và rất ít tài liệu về ứng dụng ECMA tại các quốc gia này là sẵn có (Herzig, 2012) Với Việt Nam đó cũng khơng phải là ngoại lệ, ECMA đang được coi là lĩnh vực mới trong cả nghiên cứu và thực hành quản lý
Các doanh nghiệp sản xuất gạch đang đóng góp vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, với công nghệ sản xuất hiện nay, các doanh nghiệp
sản xuất gạch đã gây ra những tác động tiêu cực đến mơi trường Vì vậy, u cầu đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất gạch là các thông tin EC cần phải được quản lý
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: Nghiên cứu kế tốn quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản
xuất gạch tại Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu không chỉ tập trung
vào việc mô tả việc áp dụng ECMA trong doanh nghiệp sản xuất gạch hiện nay mà cịn phân tích quan điểm, suy nghĩ và mối quan tâm của đối tượng tham gia ảnh hưởng đến việc áp dụng ECMA Từ đó, tác giả sẽ xây dựng hệ thống ECMA phù hợp với điều kiện thực tế nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất gạch đạt được cả lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là đánh giá hiện trạng áp dụng ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam, phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA Từ đó luận án xây dựng hệ thống ECMA phù hợp cho các DNSX gạch Việt Nam và đưa một số khuyến nghị để thúc đẩy các DNSX gạch thực hành ECMA
Từ mục tiêu chung, luận án đặt ra các mục tiêu cụ thể như: - Đánh giá hiện trạng áp dụng ECMA trong các DNSX gạch Việt Nam như: thông tin hiện vật, thông tin tiền tệ, phương pháp đo lường chi phí, tài khoản, sổ sách, báo cáo EC và việc tích hợp EC vào quyết định kinh doanh;
- Khám phá mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến việc áp dụng ECMA trong các DNSX gạch Việt Nam;
Trang 23 dụng ECMA trong sự phát triển bền vững;
- Thiết kế hệ thống ECMA phù hợp cho DNSX gạch
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Thông tin hiện vật, thông tin tiền tệ, phương pháp đo lường chi phí, tài khoản, sổ sách, báo cáo EC và việc tích hợp EC vào quyết định kinh doanh được phản ánh như thế nào trong hệ thống kế toán hiện nay của DNSX tại Việt Nam?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA như thế nào?
- Các nhà quản lý nhận thức như thế nào về lợi ích việc áp dụng ECMA trong sự phát triển bền vững?
- Hệ thống ECMA nên được thiết lập như thế nào trong DNSX gạch Việt Nam?
- Những khuyến nghị cho việc áp dụng ECMA trong DNSX gạch Việt Nam là gì?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ECMA hay đối tượng nghiên cứu chính là q trình thu thập, đo lường và cung cấp thơng tin EC Trong đó, EC xem xét trong nghiên cứu này chỉ bao gồm chi phí bên trong (cá nhân) tức là các EC mà doanh nghiệp chịu trách nhiệm chi trả và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu tiến hành chọn mẫu 150 doanh nghiệp được phân bố rộng rãi trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Phiếu điều tra được gửi đến cho 4 đối tượng (Giám đốc, phó giám đốc, trưởng bộ phận kế toán quản trị và nhà quản lý môi trường) của các DNSX gạch và kết quả thu được 232
4
phiếu hợp lệ trên tổng 72 doanh nghiệp (chiếm 48% so với quy mô mẫu và 33,8% so với tổng thể) Đồng thời tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu 15 nhà quản trị của doanh nghiệp quy mô vừa và lớn
* Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu định lượng (khảo sát) kết hợp với định tính (phỏng vấn sâu) được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 8/2015 đến tháng 02/2016
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Luận án đã thiết lập khung lý thuyết về ECMA cho các DNSX nói chung và DNSX gạch nói riêng bao gồm khái niệm ECMA, thông tin EC, phân loại EC, chỉ ra các phương pháp sử dụng để xác định EC, báo cáo môi trường, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mơi trường và lợi ích của ECMA
Về thực tiễn: Luận án đánh giá hạn chế của hệ thống ECMA tại các DNSX gạch liên quan đến mục tiêu quản lý và kiểm soát EC Đồng thời, luận án chỉ rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc ứng dụng ECMA Luận án cung cấp các giải pháp để giúp nhà quản trị doanh nghiệp tính tốn các yếu tố môi trường thiết lập tài khoản EMA, phân loại EC, xây dựng phương pháp đo lường EC dựa trên hoạt động (ABC) và phương pháp chi phí dịng vật liệu (MFCA), lập báo cáo EC, thiết kế các chỉ số đánh giá hiệu quả môi trường Mặc dù nghiên cứu được thực hiện trong DNSX gạch song có thể mở rộng cho các lĩnh vực sản xuất khác
1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.5.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
a Lịch sử ra đời và phát triển của kế tốn quản trị chi phí môi trường
Trang 31.5.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.5.3 Đánh giá chung và tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu về kế tốn quản trị chi phí mơi trường
Từ việc xem xét và phân tích các nghiên cứu trong và ngồi nước, luận án đã tìm ra khe hở trong các nghiên cứu về ECMA trước đó, cụ thể:
(1) Hầu hết các nghiên cứu về kế toán quản trị tại Việt Nam đã bỏ qua EC hay nói cách khác không xem xét EC gắn với chức năng quản trị của nó Nghiên cứu về ECMA xuất hiện rất ít
(2) Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước chủ yếu hướng vào phạm vi rộng hơn là EMA Khía cạnh ECMA được bao hàm trong EMA hơn là chỉ tập trung vào mình nó Hơn nữa, các nghiên cứu ngồi nước mới chỉ đi sâu vào một hoặc một vài khía cạnh về ECMA mà chưa có một khung lý thuyết tồn diện
(3) Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trước đó chủ yếu là phương pháp định tính Nghiên cứu định lượng về thực hành ECMA xuất hiện ít đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi
(4) Mặc dù có nhiều cơng trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA Song khi chỉ ra các nhân tố, các nghiên cứu chưa đề cập đến cơ sở lý thuyết cho các nhân tố đó, hoặc có chỉ ra cơ sở lý thuyết nhưng chưa đầy đủ chỉ là một hay một vài lý thuyết
(5) Nghiên cứu về ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam là rất hiếm Đây cũng được coi là khoảng trống của các nghiên cứu trước, do đó bối cảnh nghiên cứu là một trong những yếu tố tạo nên tính mới của luận án
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MƠI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Khái niệm về kế toán quản trị chi phí mơi trường
ECMA là q trình thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin EC cho quản trị nội bộ nhằm gia tăng lợi ích kinh tế và cải thiện hiệu quả mơi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
2.2 Nội dung kế tốn quản trị chi phí mơi trường
2.2.1 Thơng tin trong kế tốn quản trị chi phí môi trường
2.2.1.1 Thông tin môi trường hiện vật
ECMA chú trọng đặc biệt vào các thông tin hiện vật liên quan đến dòng năng lượng, nước, vật liệu và chất thải Các thông tin hiện vật được thu thập trong ECMA là cần thiết cho việc xác định EC và cho phép một tổ chức đánh giá và báo cáo các khía cạnh hiện vật của hoạt động môi trường Thông tin hiện vật thu thập được sau đó có thể được sử dụng để tạo ra các chỉ số môi trường hoạt động (EPIs), giúp một tổ chức thiết lập các mục tiêu môi trường và báo cáo hiện trạng môi trường
2.2.1.2 Thông tin mơi trường tiền tệ
Chi phí liên quan đến môi trường trong ECMA khơng chỉ bao gồm chi phí bảo vệ mơi trường, mà cịn là thơng tin tiền tệ cần thiết để quản lý các hoạt động môi trường của tổ chức một cách hiệu quả như các chi phí tài nguyên thiên nhiên (ví dụ như năng lượng, nước và các vật liệu sử dụng trở thành chất thải)
2.2.2 Nhận diện chi phí mơi trường
2.2.2.1 Căn cứ vào nội dung, công dụng của chi phí gồm: Chi phí kiểm sốt và xử lý chất thải; Chi phí ngăn ngừa và quản lý môi trường; Giá trị vật liệu tạo ra chất thải; Chi phí chế biến khơng tạo ra
Trang 47
2.2.2.2 Căn cứ vào mức độ hoạt động: Chi phí hoạt động xử lý ơ nhiễm; Chi phí hoạt động phịng ngừa ơ nhiễm; Chi phí hoạt động các bên liên quan; Chi phí khắc phục hậu quả và tuân thủ quy định về môi trường
2.2.2.3 Căn cứ vào hoạt động kiểm sốt chất lượng mơi trường: Chi phí phịng ngừa; Chi phí giám sát; Chi phí xử lý chất thải bên trong doanh nghiệp; Chi phí xử lý chất thải bên ngoài doanh nghiệp
2.2.2.4 Theo chu kỳ sống của sản phẩm: Chi phí trước giai đoạn sản xuất; Chi phí trong giai đoạn sản xuất; Chi phí trong giai đoạn phân phối như chi phí vận chuyển, bao bì (bao bì đóng gói tạo ra chất thải); Chi phí trong và sau giai đoạn sử dụng
2.2.2.5 Căn cứ vào phạm vi phát sinh: Chi phí bên trong (Chi phí cá
nhân); Chi phí bên ngồi (Chi phí xã hội)
2.2.2.6 Căn cứ vào cơ cấu có tính tổ chức (mức độ đo lường chi
phí): Chi phí truyền thống (chi phí trực tiếp cho sản xuất); Chi phí
tiềm ẩn; Chi phí khơng lường trước được; Chi phí uy tín, quan hệ và hình ảnh của doanh nghiệp
2.2.3 Phương pháp xác định chi phí mơi trường
2.2.3.1 Phương pháp truyền thống
Các EC trực tiếp được tập hợp cho từng đối tượng phát sinh còn các EC gián tiếp liên quan đến nhiều bộ phận, hoạt động gây ra sẽ tập hợp chung, sau đó tùy thuộc nhu cầu thông tin của nhà quản trị, khoản chi phí này có thể phân bổ cho các loại sản phẩm, trung tâm chi phí theo một tiêu thức phân bổ nhất định
2.2.3.2 Phương pháp xác định chi phí dựa trên hoạt động (ABC)
ABC cố gắng tạo ra thơng tin chi phí hữu ích hơn bằng cách theo dõi EC đến từng sản phẩm dựa trên cơ sở các hoạt động Vì vậy, số liệu EC ẩn trong tài khoản chung được nhận diện Và kết quả là giá
8
cả sản phẩm được thiết lập chính xác hơn đồng thời tổ chức sẽ có cơ sở tốt hơn để xác định sản phẩm nào cần cắt giảm và vật liệu nào cần được thay đổi hay quá trình sản xuất nào được điều chỉnh
2.2.3.3 Phương pháp chi phí chu kỳ sống sản phẩm (LCC)
LCC là phương pháp luận nhằm tăng hiểu biết về tác động môi trường tiềm tàng đến một hệ thống (sản phẩm, dịch vụ, hoạt động) và có thể cung cấp thơng tin cho việc ra quyết định Hướng đến sự phát triển bền vững, LCC có thể cho phép các tổ chức xác định cơ hội để giảm chi phí từ việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực và kết quả là giảm các tác động môi trường từ sản phẩm và dịch vụ cung cấp (Norris,2001)
2.2.3.4 Phương pháp kế tốn chi phí tổng (TCA)
TCA liên quan đến việc phân tích khía cạnh tài chính tồn diện được thực hiện trong dài hạn về các khoản chi phí cá nhân (chi phí nội bộ) và khoản tiết kiệm chi phí của một dự án đầu tư TCA là công cụ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định và phân tích mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí của dự án trong doanh nghiệp
2.2.3.5 Phương pháp kế tốn chi phí đầy đủ (FCA)
Từ một góc độ mơi trường, kế tốn chi phí đầy đủ có thể được xem như là một phương pháp được sử dụng để đo lường không chỉ chi phí nội bộ mà cịn các yếu tố mơi trường bên ngồi được tạo ra bởi hoạt động kinh doanh của tổ chức FCA được vận dụng để định giá bán đầy đủ của sản phẩm nhằm phản ánh chi phí thực tế của chúng bởi tất cả chi phí xã hội và cá nhân liên quan đến sản phẩm được bao gồm trong giá của sản phẩm
2.2.3.6 Phương pháp kế toán chi phí dịng vật liệu (MFCA)
Trang 5dòng vật liệu nhằm theo dõi và xác định số lượng và dòng vật liệu trong một tổ chức cả thước đo hiện vật và tiền tệ Những thông tin này cho phép nhà quản lý tìm kiếm cơ hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu và năng lượng, giảm tác động môi trường, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật sản xuất sạch hơn
2.2.4 Báo cáo chi phí mơi trường và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường
2.2.4.1 Báo cáo chi phí mơi trường
Báo cáo EC mang lại nhiều lợi ích như: Giúp kiểm sốt chi phí; Cung cấp thông tin để tổ chức thực hiện trách nhiệm mơi trường; Thiết lập hay xem lại các chính sách, mục tiêu và kế hoạch hành động về môi trường; Tạo động lực để quản lý hoạt động môi trường từ nhà quản trị đến nhân viên:
2.2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường
Các thông tin trên báo cáo EC sẽ giúp tạo ra các chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) nhằm đo lường kết quả và đưa ra những cải tiến liên tục liên quan đến các mục tiêu mơi trường được thiết lập Các tổ chức có thể xem xét EPI trong thước đo tiền tệ (EPI tiền tệ) và thước đo hiện vật (EPI hiện vật)
2.3 Lợi ích của kế tốn quản trị chi phí mơi trường
2.3.1 ECMA khắc phục nhược điểm của kế toán quản trị chi phí truyền thống
2.3.2 ECMA giúp tiết kiệm chi phí, kiểm sốt chi phí 2.3.3 ECMA giúp thẩm định dự án đầu tư
2.3.4 ECMA giúp đánh giá hiệu quả hoạt động môi trường 2.3.5 ECMA giúp nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp 2.4 Kế tốn quản trị chi phí mơi trường tại một số quốc gia
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên cơ sở bốn lý thuyết là Lý thuyết thể chế, Lý thuyết hợp pháp, Lý thuyết bên liên quan và Lý thuyết bất định, các giả thuyết nghiên cứu gồm:
Giả thuyết 1: Áp lực cưỡng chế của chính phủ có mối quan hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam
Giả thuyết 2: Áp lực quy phạm có mối quan hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam
Giả thuyết 3: Áp lực bắt chước có mối quan hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam
Giả thuyết 4: Áp lực cộng đồng dân cư có mối quan hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam
Giả thuyết 5: Áp lực bên liên quan có mối quan hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam
Giả thuyết 6: Chiến lược mơi trường tích cực có mối quan hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam
Giả thuyết 7: Nhận thức của nhà quản trị về tính khơng chắc chắn của mơi trường có mối quan hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam
3.1.2 Mơ hình nghiên cứu
Trang 611
Sơ đồ 3.1 Mơ hình nghiên cứu
Phương trình nghiên cứu:
Y = a0 + a1X1 + a2X2 + a3X3 + a1X4 + a2X5 + a3X6 +a1X7 + εεεε
Trong đó:
Y: Mức độ áp dụng ECMA của doanh nghiệp
X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7: Lần lượt là các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Tùy thuộc vào mục đích khác nhau mà có nhiều dạng nghiên cứu định tính và định lượng được kết hợp với nhau (Nguyễn Văn Thắng, 2013, tr.255) Trong luận án này, thiết kế nghiên cứu kết hợp định tính với định lượng được thể hiện theo hai dạng:
- Dạng thứ nhất là nghiên cứu định tính nhằm giúp giải thích
Áp lực của chính phủ Áp lực quy phạm Áp lực bắt chước
Mức độ áp dụng ECMA Áp lực bên liên quan
Chiến lược môi trường Áp lực cộng đồng dân cư
Nhận thức của nhà quản trị
12
kết quả nghiên cứu định lượng khi mà con số trong nghiên cứu định lượng khó giải thích Dạng này để giải quyết cho mục tiêu nghiên cứu đầu tiên là đánh giá mức độ áp dụng ECMA hiện nay trong các DNSX gạch Việt Nam
- Dạng thứ hai là nghiên cứu định tính và định lượng thực hiện song song Dạng này được đề xuất để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu tiếp theo là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ECMA trong DNSX gạch Việt Nam
3.2.1 Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu định tính
3.2.1.1 Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu thu thập dữ liệu định tính từ việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để giải quyết 2 mục tiêu nghiên cứu là xem xét hiện trạng ECMA trong DNSX gạch và khám phá nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA Kế tốn quản trị, nhà quản lý mơi trường và ban giám đốc doanh nghiệp đều là đối tượng được quan tâm đặc biệt trong nghiên cứu này bởi vì việc phân tích những khía cạnh liên quan đến quan điểm của các nhà quản lý khác nhau sẽ có ích trong việc phát hiện những yếu tố tiềm năng liên quan đến việc áp dụng ECMA Số lượng nhà quản lý được phỏng vấn là 15 người, bao gồm 4 Giám đốc, 3 Phó giám đốc, 4 Trưởng bộ phận kế tốn quản trị và 4 Nhà quản lý môi trường Độ dài trung bình về kinh nghiệm làm việc của đối tượng phỏng vấn là 7,2 năm với thời gian dài nhất là 12 năm và thời gian ngắn nhất là 4 năm
3.2.1.2 Xử lý và phân tích dữ liệu
Các dữ liệu định tính được xử lý và phân tích theo các bước sau (Nguyễn Văn Thắng, 2013):
Bước 1: Tổng hợp các dữ liệu vào file word
Trang 7Bước 3: Tạo file excel để nhập và xử lý dữ liệu phỏng vấn
3.2.2 Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu định lượng
3.2.2.1 Thu thập dữ liệu
Gửi phiếu điều tra là phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu định lượng nhằm nắm bắt được quan điểm của người tham gia giúp đánh giá mức độ áp dụng ECMA, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ECMA và phân tích quan điểm nhà quản trị về lợi ích của việc áp dụng ECMA Quá trình thu thập dữ liệu định
lượng trải qua các bước sau:
- Thiết kế phiếu khảo sát: Các câu hỏi được thiết kế xoay
quanh các chủ đề khác nhau nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu Bảng câu hỏi khảo sát được phân chia thành 3 phần Phần 1 đề cập đến thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát, phần 2 đưa ra câu hỏi về thông tin chung của doanh nghiệp và phần 3 là nghiên cứu về ECMA
- Chọn mẫu khảo sát: Nghiên cứu lựa chọn phương pháp
chọn mẫu theo cụm và hoàn tồn đảm bảo tính đại diện, điển hình cho tổng thể Các DNSX gạch lựa chọn cho nghiên cứu này có sự khác nhau về quy mô hoạt động để phản ánh sự đa dạng và có sự đánh giá đầy đủ hơn
- Cách thức gửi và thu thập phiếu khảo sát:
Cách 1: Tác giả gửi phiếu khảo sát trực tiếp đến các nhà quản lý tại các DNSX gạch và thu lại trực tiếp sau khi hoàn thành
Cách 2: Phiếu khảo sát online sau khi được thiết kế qua công cụ Google Docs được gửi đến email của các nhà quản lý doanh nghiệp Các phiếu khảo sát trả lời online được cập nhật tự động vào bảng tổng hợp
3.2.2.2 Xử lý và phân tích dữ liệu
a Xử lý dữ liệu
Các phiếu khảo sát sau khi thu thập, được kiểm tra lại nhằm loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lệ 232 phiếu hợp lệ được đánh theo số thứ tự và lần lượt nhập vào phần mềm SPSS 22.0
b Phân tích dữ liệu
Các câu hỏi điều tra được xử lý bởi phần mềm SPSS 22.0 thông qua kiểm định độ tin cậy, thống kê mô tả, kiểm định mối liên hệ, kiểm định sự khác biệt, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi
quy tuyến tính bội
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tổng quan về ngành sản xuất gạch Việt Nam
4.2 Thống kê mô tả các doanh nghiệp sản xuất gạch được sử dụng trong nghiên cứu
Thống kê mô tả về: số lượng lao động, tổng nguồn vốn, cơ cấu tổ chức quản lý, mơ hình tổ chức kế toán quản trị, quyết định kinh doanh
4.3 Nghiên cứu về mức độ áp dụng ECMA trong doanh nghiệp sản xuất gạch Việt Nam
4.3.1 Kiểm định về mức độ áp dụng ECMA
4.3.1.1 Kiểm định độ tin cậy của các biến quan sát về mức độ áp dụng ECMA
Trang 815
Bảng 4.13 Thống kê mô tả về các biến quan sát đo lường mức độ áp dụng ECMA
Mean Median Mode Skewness Kurtosis Sử dụng thông tin tiền tệ 2.68 3.00 3 -.160 -.946 Sử dụng thông tin vật
chất 2.21 2.00 2 .344 -.750
Theo dõi EC theo các
TK chi tiết 1.97 2.00 2 .566 -.372
Xác định EC theo
phương pháp hiện đại 2.31 2.00 2 .211 -.760 Lập dự toán EC 2.11 2.00 2 420 -.550 Lập báo cáo thông tin về
EC 2.19 2.00 2 .217 -.529
Xây dựng chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả MT 2.32 2.00 2 .255 -.711 Tích hợp thơng tin EC
vào quyết định kinh
doanh 2.34 2.00 2 .108 -.652
Nguồn: Kết quả được xử lý từ phần mềm SPSS
4.3.2 Đánh giá về mức độ áp dụng ECMA trong doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam
4.3.2.1 Thơng tin kế tốn xu hướng thiên về thước đo tiền tệ
4.3.2.2 Chi phí mơi trường được tập hợp trong các tài khoản chung
4.3.2.3 Phân bổ chi phí mơi trường theo phương pháp truyền thống 4.3.2.4 Hạn chế trong việc lập dự tốn chi phí môi trường 4.3.2.5 Hạn chế trong việc lập báo cáo chi phí mơi trường và đánh giá hiệu quả hoạt động môi trường
4.3.2.6 Ra quyết định kinh doanh dựa trên thông tin chi phí mơi trường khơng đầy đủ
4.3.2.7 Các nhà quản lý có một sự ưu tiên thấp về chi phí môi trường
16
4.4 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong doanh nghiệp sản xuất gạch Việt Nam
4.4.1 Nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA
Thông qua các cuộc phỏng vấn sâu đến các nhà quản lý trong DNSX gạch, nghiên cứu phát hiện rằng cả 7 nhân tố đều có mối quan hệ tích cực với mức độ áp dụng ECMA Cụ thể:
(1) Áp lực của chính phủ có mối liên hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA
Đối tượng được phỏng vấn đều cho ra rằng áp lực chính phủ đóng vai trị lớn trong việc thúc đẩy sáng kiến môi trường hoặc báo cáo môi trường Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thu thập, đo lường và đánh giá dữ liệu EC đặc biệt là về chi phí quản lý phịng ngừa ơ nhiễm và chi phí vật liệu tạo ra chất thải
(2) Áp lực quy phạm có mối liên hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA
* Giáo dục và phát triển chuyên môn cho các cá nhân về ECMA
Để thúc đẩy ECMA, các tổ chức cần cung cấp cho bộ phận kế toán quản trị một quá trình học hỏi bao gồm nâng cao hiểu biết và kỹ năng về quản lý hoạt động môi trường và cách thức đo lường EC liên quan
* Sự kết nối giữa bộ phận kế toán quản trị và bộ phận quản lý môi trường
Một sự kết nối chặt chẽ giữa kế toán và quản lý môi trường là rất cần thiết để phát triển một hệ thống ECMA liên kết thông tin tiền tệ và hiện vật
Trang 9Khi mạng lưới hiệp hội nghề nghiệp ECMA càng lớn tức là các thành viên càng có cơ hội để nâng cao hiểu biết về ECMA và nỗ
lực để để tích hợp các khía cạnh của ECMA càng cao
(3) Áp lực bắt chước có mối liên hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA
Khi có nhiều doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp cùng ngành và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp khác) đều tham gia áp dụng ECMA bởi vì họ đã và đang thu được lợi ích rất lớn mà ECMA mang lại cho doanh nghiệp thì các doanh nghiệp khác cũng sẽ bắt chước hành động theo bởi các doanh nghiệp khác cũng sẽ kỳ vọng rằng ECMA cũng sẽ mang lại lợi ích cho họ
(4) Áp lực cộng đồng dân cư có mối liên hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA
Nếu cộng đồng dân cư càng nhận thức về tác động môi trường, gia tăng mối quan tâm về cải thiện môi trường và kỳ vọng vào việc tổ chức nâng cao hoạt động quản lý mơi trường thì càng tạo ra động lực thúc đẩy các DNSX gạch thực hành ECMA
(5) Áp lực bên liên quan có mối liên hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA
Nếu nhà đầu tư gia tăng áp lực lên cho doanh nghiệp để quan tâm đến hoạt động quản lý EC thì doanh nghiệp cũng phải gia tăng mức độ áp dụng ECMA nhằm đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư
Nếu mối quan tâm của khách hàng cho việc quản lý EC càng tăng thì áp lực sẽ đặt lên cho doanh nghiệp để áp dụng ECMA càng lớn để kiểm sốt và quản lý hoạt động mơi trường
(6) Chiến lược mơi trường tích cực có mối liên hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA
Một chiến lược mơi trường chủ động giúp doanh nghiệp trở
nên tích cực hơn trong thực hành ECMA Một trong những kế hoạch hành động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu chiến lược trên đó là u cầu thơng tin EC có sẵn
(7) Nhận thức của nhà quản trị về tính khơng chắc chắn của mơi trường có mối liên hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA
Điều này có thể hiểu rằng sự thay đổi (tính khơng chắc chắn) của mơi trường tạo ra áp lực đáng kể cho nhà quản lý DNSX gạch và khuyến khích nhân viên kế tốn quản lý EC Khi sự thay đổi được xem như yếu tố tiêu cực thì các doanh nghiệp hướng đến sử dụng thông tin cần thiết để giải quyết mối đe dọa sắp xảy ra, nhằm đối phó với tính khơng chắc chắn của mơi trường
4.4.2 Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến mức dộ áp dụng ECMA
4.4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA
4.4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá
* Phân tích nhân tố cho các biến độc lập
Kết quả cho hệ số KMO = 0,909 > 0,5, kiểm định Bartlett có Sig là 0,000 < 0,05, phương sai trích 75,790% > 50%, các hệ số tải đều > 0,5 và các biến quan sát hình thành 7 nhân tố
* Phân tích nhân tố cho các biến phụ thuộc
Hệ số KMO = 0,926 > 0,5, kiểm định Bartlett có Sig = 0,000 < 0,05, phương sai trích 62,227% > 50%, các hệ số tải đều > 0,5, các biến quan sát hình thành 1 nhân tố
4.4.2.3 Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ECMA
Trang 1019
Tác giả tiến hành chạy hồi quy với tất cả các biến theo phương pháp Stepwise (bảng 4.15) Trong đó mơ hình 4 được coi là mơ hình tốt nhất Các biến có giá trị p-value > 0,05 (ALBC, ABLQ, NTNQT) bị loại ra khỏi mơ hình bởi các biến này khơng có ý nghĩa 4 biến còn lại là ALCP, ALQP, CLMT, ALCĐ được giữ lại do p-value của các biến này bằng 0,000 (< 0,05)
Bảng 4.15 Kết quả hồi quy ban đầu Mơ hình Beta chưa chuẩn hóa Beta đã chuẩn hóa Thống kê t Sig Thống kê đa cộng tuyến 1 (Constant) 280 3.526 001 ALCP 834 865 26.135 000 1.000 R2 hiệu chỉnh 0.747 P-value kiểm định F 0.000 2 (Constant) -.151 -1.390 166 ALCP 741 768 21.429 000 1.321 ALQP 179 197 5.483 000 1.321 R2 hiệu chỉnh 0.775 P-value kiểm định F 0.000 3 (Constant) -.508 -4.151 000 ALCP 628 651 16.151 000 1.873 ALQP 182 200 5.892 000 1.321 CLMT 173 195 5.333 000 1.538 R2 hiệu chỉnh 0.799 P-value kiểm định F 0.000 4 (Constant) -.763 -4.454 000 ALCP 607 629 15.207 000 2.001 ALQP 163 178 5.075 000 1.442 CLMT 158 178 4.800 000 1.611 ALCĐ 109 078 2.109 036 1.612 R2 hiệu chỉnh 0.802 P-value kiểm định F 0.000
Nguồn: Kết quả được xử lý từ phần mềm SPSS
20
Phương trình hồi quy
MĐTH = -0,763 + 0,607*ALCP + 0,163*ALQP + 0,158* CLMT + 0,109* ALCĐ
4.5 Nghiên cứu về quan điểm của nhà quản trị về lợi ích của việc áp dụng ECMA
4.6 Đánh giá quan điểm lựa chọn phương pháp xác định chi phí mơi trường của nhà quản trị
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ TỪ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
5.1 Phương hướng phát triển ngành gạch tại Việt Nam 5.2 Giải pháp để áp dụng ECMA trong doanh nghiệp sản xuất gạch Việt Nam
5.2.1 Thiết kế tài khoản riêng biệt cho thông tin môi trường
Xây dựng các tài khoản EMA giúp cho việc nhận diện, theo dõi EC được dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho q trình phân tích và tổng hợp yếu tố môi trường, đặc biệt là những tài khoản EMA hiện vật Một sự thay đổi nhỏ có thể dẫn đến sự cải thiện đáng kể trong việc cung cấp thông tin EC liên quan
5.2.2 Nhận diện chi phí mơi trường
a Căn cứ vào hoạt động môi trường, EC được chia làm 7 loại: Chi phí hoạt động xử lý ơ nhiễm; Chi phí hoạt động phịng ngừa ơ nhiễm và tái chế nguồn lực; Chi phí cho hoạt động trước và sau q trình sản xuất; Chi phí cho hoạt động quản lý mơi trường; Chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D); Chi phí hoạt động xã hội; Chi phí khắc phục hậu quả về mơi trường
b Căn cứ vào nội dung và công dụng, EC chia làm 4 loại:
Giá trị vật liệu tạo ra chất thải; Chi phí năng lượng; Chi phí xử lý và
Trang 115.2.3 Xây dựng phương pháp xác định chi phí mơi trường a Phương pháp ABC
Việc kết nối giữa hệ thống kế toán EC và phương pháp ABC giúp nhà quản trị hiểu được thông tin tài chính liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường và tỉ lệ % EC trong chi phí sản phẩm Ngồi ra, nhà quản trị có thể sử dụng thơng tin như là cơ sở cho việc tạo ra quyết định khách quan hơn như định giá bán sản phẩm, thiết kế sản phẩm, quyết định đầu tư Để phân bổ EC vào đối tượng chi phí, cần thực hiện 4 bước sau:
Bước 1: Phân loại chi phi môi trường
Bước 2: Xác định các trung tâm hoạt động, các hoạt động môi trường liên quan
Bước 3: Xác định các nguồn lực cho mỗi hoạt động và thước đo hoạt động
Bước 4: Phân bổ EC vào hoạt động
b Phương pháp MFCA
Áp dụng phương pháp MFCA vào hệ thống kế toán để đo lường tổn thất vật liệu nhằm hỗ trợ cho quá trình ra quyết định về giảm thiểu chi phí liên quan đến chất thải Các doanh nghiệp ứng dụng phương pháp MFCA cần tiến hành các công việc sau:
Bước 1: Xác định quá trình sản xuất và tỷ lệ % tổn thất vật liệu sản xuất
Bước 2: Thiết lập bảng cân bằng vật liệu Bước 3: Phân bổ vào trung tâm chi phí
5.2.4 Lập báo cáo chi phí mơi trường
Các thông tin trong báo cáo EC bao gồm cả thông tin hiện vật và thông tin tiền tệ Thơng tin tiền tệ xem xét đến các khía cạnh chi phí khác nhau về vấn đề mơi trường ảnh hưởng như thế nào đến
tổ chức Trong khi đó, thông tin hiện vật đo lường dữ liệu bằng đơn vị hiện vật và cung cấp một công cụ để đảm bảo tuân thủ các quy định cụ thể Các thông tin trong báo cáo giúp nhà quản lý thiết lập mục tiêu môi trường đạt được, đảm bảo hiệu quả, đưa trách nhiệm kế tốn vào hoạt động mơi trường, phối hợp nâng cao hiệu quả tài chính và môi trường
5.2.5 Xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mơi trường
Các doanh nghiệp có thể xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường thể hiện trong thước đo tiền tệ (EPI tiền tệ) Các thông tin tiền tệ được sử dụng để phản ánh mức độ ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động của doanh nghiệp và nỗ lực của doanh nghiệp trong việc quản lý và phòng ngừa ô nhiễm Ngoài ra, các thông tin hiện vật cũng hỗ trợ thông tin tiền tệ cho việc đo lường, đánh giá hiệu quả môi trường Thông tin hiện vật cũng được coi là chìa khóa quan trọng để phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực, những nỗ lực trong việc giảm chất thải, mức độ tuân thủ quy định môi trường cũng như rủi ro môi trường
5.3 Những khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu
5.3.1 Về phía chính phủ và các cơ quan chức năng
Trang 1223
5.3.2 Về phía doanh nghiệp
Một số điều kiện quan trọng được phát hiện để giới thiệu và
triển khai thực hành ECMA đó là: Cam kết của nhà quản lý cấp cao về thực hành ECMA; Giáo dục và phát triển chuyên môn; Nâng cao
sự kết nối giữa kế toán và quản lý môi trường; Nâng cao nhận thức của nhà quản lý về thông tin môi trường không chắc chắn
5.3.3 Các đối tượng quan tâm khác
* Hiệp hội nghề nghiệp: Hiệp hội cũng nên khuyến khích những bài báo, cơng trình nghiên cứu về ECMA và kết hợp ECMA như một chủ đề hoặc khóa học Hiệp hội phát triển cơ chế trao đổi như tổ chức hội thảo, hội nghị, công bố trên kênh truyền thông, phổ biến thông tin để nhận thức được những lợi ích trong việc thúc đẩy
ECMA và gia tăng tầm quan trọng của ECMA trong xã hội * Các cơ sở giáo dục: Các cơ sở giáo dục cung cấp kiến thức và kỹ năng về ECMA và tích hợp các khía cạnh môi trường vào trong giảng dạy bằng cách tổ chức các khóa học về quản lý mơi trường, kế tốn mơi trường, EMA để các sinh viên tốt nghiệp sẽ là
chất xúc tác thúc đẩy thực hành ECMA
* Cộng đồng dân cư: Trước sức ép của cộng đồng dân cư về vấn đề môi trường, các doanh nghiệp phải nỗ lực đổi mới hệ thống kế toán quản trị nhằm kiểm soát và quản lý môi trường hiệu quả
* Các đối tượng quan tâm khác
5.4 Hạn chế của luận án
Hạn chế là vốn có trong các nghiên cứu Luận án này cũng không tránh khỏi một số hạn chế như: nghiên cứu chỉ thực hiện thông qua mẫu 72 DNSX gạch nên mẫu nghiên cứu có thể là khơng lớn Điều đó có thể hạn chế mức độ tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu Song bằng phương pháp nghiên cứu chặt chẽ, lựa chọn doanh nghiệp điển hình, luận án vẫn có thể suy rộng cho tổng thể và đảm
24
bảo tính sâu sắc, đầy đủ của dữ liệu để đưa ra được những phát hiện mới giúp giải thích về hoạt động của các DNSX gạch Việt Nam trong thực hành ECMA
KẾT LUẬN
Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước, luận án kế thừa các biến quan sát phản ánh mức độ áp dụng ECMA đồng thời đánh giá thực trạng áp dụng ECMA trong DNSX gạch thông qua nghiên cứu định lượng và định tính Trên cơ sở bốn lý thuyết là Lý thuyết bất định, Lý thuyết thể chế, Lý thuyết hợp pháp và Lý thuyết bên liên quan, luận án xây dựng 7 giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ECMA Kết quả nghiên cứu định lượng phát hiện rằng 4 nhân tố: Áp lực cưỡng chế của chính phủ, Áp lực quy phạm, Chiến lược mơi trường tích cực, Áp lực cộng đồng dân cư có mối quan hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA Trong đó, Áp lực cưỡng chế của chính phủ là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, mức độ tác động giảm dần lần lượt là các nhân tố Áp lực quy phạm, Chiến lược mơi trường tích cực và Áp lực cộng đồng dân cư Trong khi nghiên cứu định tính thơng qua phỏng vấn sâu các nhà quản lý cho kết quả là cả 7 giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận Ngoài ra, nghiên cứu cũng lập luận rằng đã có một mức độ ủng hộ rất lớn từ các nhà quản lý về lợi ích mà ECMA mang lại cho các DNSX gạch
Trang 13DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Tạp chí
1 Lê Thị Tâm & Nguyễn Thị Mai Anh (2015), ‘Ứng dụng EMA để
xác định chi phí mơi trường trong doanh nghiệp sản xuất’, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, Số 3/2015 (138), Tr.33 -35
2 Lê Thị Tâm (2015), ‘Thực hành kế tốn quản trị mơi trường tại
Hàn Quốc’, Tạp chí Kế tốn & Kiểm tốn, Số 4/2015(139), Tr.42-45
3 Lê Thị Tâm & Nguyễn Thị Diệu Linh (2016), ‘Đo lường chi phí mơi trường trong doanh nghiệp sản xuất theo phương pháp ABC’,
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, Số 1+2/2016 (148+149), Tr.69-72 4 Lê Thị Tâm (2016), ‘Nghiên cứu về lợi ích thực hành ECMA
trong doanh nghiệp sản xuất gạch’, Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán, Số 99+ 100 (2016), Tr.36-40
5 Lê Kim Ngọc & Lê Thị Tâm (2016), ‘Ứng dụng phương pháp MFCA để xác định tổn thất vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
gạch’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 225 (II), tháng 3/2016,
Tr.108-115
6 Lê Thị Tâm (2016), ‘Phương pháp kế tốn chi phí dịng vật liệu
trong doanh nghiệp sản xuất’, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, Số
7/2016 (154)
7 Phạm Thị Bích Chi, Lê Thị Tâm & Trần Anh Ngọc (2016), ECMA tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp trong doanh nghiệp
sản xuất gạch, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 230, tháng 8/2016,
Tr.72-79
Hội thảo
8 Lê Thị Tâm & Nguyễn Thị Mai Anh (2016), ‘Kế toán quản trị chi phí mơi trường trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam’,
Hội thảo khoa học:Đổi mới trong hệ thống Kế toán Việt Nam -
Những tác động đến doanh nghiệp, Học viện Ngân hàng, Tháng
3/2016
9 Lê Thị Tâm & Nguyễn Hoản (2016), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hành kế tốn quản trị chi phí mơi trường trong doanh nghiệp sản
xuất gạch’, Hội thảo khoa học cấp quốc gia: Kế toán, kiểm toán Việt Nam: 20 năm cải cách và hội nhập, Tạp chí Kế tốn & Kiểm tốn, Tháng 4/2016
10 Le Thi Tam & Pham Thi Bich Chi (2016), ‘Environmental Cost Management Accounting in Vietnamese Brick Manufacturing
Enterprises’, International Conference: The Economy of Viet Nam in the Integration Period: Opportunities and Challenges, Nahua University - Taiwan, Vietnam University of Commerce and Hue College of Economics, 27-28th April 2016
11 Lê Thị Tâm (2016), ‘Phương pháp xác định chi phí mơi trường
trong doanh nghiệp’, Hội thảo khoa học quốc gia: Kế toán, kiểm toán trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP và AEC, Đại học Kinh tế Quốc dân, Tháng 11/2016
12 Lê Thị Tâm (2016), ‘Những khía cạnh quan trọng của kế tốn chi