Những điểm cơ bản trong viết chữ Việc giảng dạy viết chữ hiệu quả cần tập trung vào ba thành phần của hoạt động viết chữ: việc tạo lập chữ viết, kích cỡ và khoảng cách.. Vị trí của vở vi
Trang 1KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN!
Trang 2Học phần: PPDH Tiếng Việt 2
Vấn đề dạy Tập viết trong chương trình
Tiếng Việt ở tiểu học
Nhóm 2:
1 Dương Thị Mỹ Tiên B1200073
2 Lê Thị Thủy Tiên B1200074
3 Nguyễn Thị Kiều Tiên B1200075
4 Phan Lê Thị Thủy Tiên B1200076
5 Thái Hoàng Thủy Tiên B1200077
6 Tô Bích Trâm B1200078 GVHD: Trịnh Thị Hương
Trang 3I
II
Trang 4I Những vấn đề chung về dạy viết chữ
1 Viết chữ là một loại tiền kĩ năng đọc viết
Dạy viết chữ được gọi là dạy tập viết trong chương
trình môn Tiếng Việt ở tiểu học Viết chữ thuộc giai đoạn đầu của quá trình hình thành kĩ năng viết cho học sinh
Kĩ năng viết gồm: viết chữ, viết văn bản ( viết chính tả: nhìn chép, nghe chép, nhớ chép…), làm văn bản/tập
làm văn.
Hoạt động viết chữ hình thành cho học sinh tiền kĩ năng viết, đồng thời là phương thức hỗ trợ phát triển khả năng nhận diện mặt chữ, tạo cở sở cho việt hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh
Trang 52 Tại sao tập viết chữ quan trọng?
Viết chữ là một công cụ quan trọng được sử dụng trong nhiều môn học – ghi chép bài học, làm bài kiểm tra, làm bài tập ở lớp và ở nhà cho hầu hết các lĩnh vực môn học cũng như trong các giờ học ngôn ngữ
Do đó, tập viết là một phân môn có vị trí cực kì quan trọng trong môn Tiếng việt ở tiểu học Vì nó hình thành năng lực cơ bản nhất của một con người Đó là năng lực viết thạo chữ Việt và tạo tiền để phát triển kĩ năng đọc
Trang 63 Những điểm cơ bản trong viết chữ
Việc giảng dạy viết chữ hiệu quả cần tập trung
vào ba thành phần của hoạt động viết chữ: việc tạo lập chữ viết, kích cỡ và khoảng cách
Hình thức và độ cao của các chữ viết tùy thuộc vào kiểu chữ mà học sinh được học
Vị trí của vở viết và tư thế viết bao gồm cách cầm viết và dáng ngồi viết giúp bảo đảm cho trẻ tạo lập các chữ đúng ngay từ đầu
Trang 84 Những lưu ý trong giai đoạn đầu của quá
trình dạy viết chữ.
Có ba thành phần cần xem xét đối với chữ viết: hình dạng chữ viết đúng, kích cỡ chữ viết chuẩn và độ thẳng hoặc nghiêng chuẩn
Mỗi một lần luyện tập cho trẻ chỉ nên tập trung vào một mục tiêu: tạo hình chữ viết, cỡ chữ viết và độ thẳng
Để giúp trẻ có thể kiểm tra khoảng cách giữa các chữ hay các từ, giáo viên có thể cho học sinh sử dụng một que ngắn bằng nhựa để các em có thể đặt trên trang giấy để kiểm soát khoảng cách giữa các từ
Trang 95 Đánh giá các kỹ năng viết chữ.
Đánh giá chữ viết bao gồm những quan sát về quy trình viết chữ, tính chất cân đối, rõ ràng của chữ viết và tốc
độ viết
- Quy trình viết chữ bao gồm cách cầm viết đúng và
nhất quán, tư thế ngồi viết và cách tạo hình dạng chữ viết.
- Tính chất cân đối, rõ ràng của chữ viết bao gồm yêu cầu chữ viết rõ ràng, dễ đọc cũng như khoảng cách giữa các chữ phù hợp chuẩn
- Tốc độ viết là quan trọng khi trẻ vượt qua những năm đầu của bậc tiểu học để các em có thể thực hiện việc viết
một cách hiệu quả trong nhiều nhiệm vụ học tập khác nhau
Trang 106 Một số nguyên tắc dạy viết chữ.
- Dạy viết theo cách tiếp cận đa giác quan
- Dạy trẻ tạo hình các con chữ một cách nhất quán bằng
cách sử dụng một nét bút liên tục
- Tập trung ban đầu vào hình dạng hơn là kích cỡ
- Dạy cho trẻ những chữ có cấu tạo tương đồng
- Tách rời những chữ có hình dạng đối nhau như “b” và “d”
- Sử dụng các gợi ý bằng mũi tên hoặc mô hình để giúp trẻ nhớ cách hình thành chữ, tích hợp dạy viết chữ với dạy âm
- Hướng đến mục tiêu tốc độ và tính chất cân đối rõ ràng của chữ viết
Trang 117 Dạy viết chữ cho người thuận tay trái.
a) Dân số người thuận tay trái và cách thế giới nhìn nhận
Trong vài thập niên vừa qua, đã có sự chuyển biến về cách nhìn nhận người thuận tay trái và trong nhà trường ở nhiều nước phương Tây, trẻ thuận tay trái không còn bị ép viết tay phải nữa
b) Ba yều tố then chốt cần rèn cho người thuận tay trái khi viết chữ
- Tư thế ngồi viết.
- Kiểu bút chì và cách cầm bút.
- Vị trí đặt vở hoặc giấy viết.
Trang 12Có ba điều trẻ thuận tay trái cần phải nhớ khi
viết chữ:
- Cầm chặt cây bút khoảng từ 2.5cm đến 3.8cm tính
từ đỉnh bút đến điểm nắm bút
- Nghiêng giấy sao cho cánh tay nghiêng phải chạm
đến mép cuối trang giấy (và đầu trang giấy bên góc
phải hướng về người viết)
- Viết với bàn tay nằm dưới hàng chữ viết và giữ cổ
tay thẳng
Trang 13Tư thế viết, vị trí đặt giấy và cách cầm bút thích hợp cho
người viết tay trái
Trang 14Kiểu viết hình lưỡi câu của học sinh thuận tay trái
Trang 15II Dạy tập viết trong chương trình môn
Tiếng Việt ở tiểu học
1 Nhiệm vụ:
Môn Tập viết ở trường tiểu học hướng đến việc hình thành năng lực viết chữ cho học sinh Năng lực này bao gồm các kỹ năng và phẩm chất sau:
-Tư thế ngồi viết, cách cằm viết, cách đặt tập để viết
- Kỹ năng viết các nét cơ bản :nét thẳng ,nét khuyết, nét cong kín, nét hở, nét móc…
- Kỹ năng kết các nét thành con chữ, kết nối các con chữ thành chữ ghi tiếng
- Kỹ năng tạo khoảng cách giữa các con chữ và giữa các chữ
Trang 16- Kỹ năng trình bày đoạn, bài.
- Kỹ năng viết số
- Cách trình bày số trong các bài toán cụ thể
- Cách trình bài đoạn,bài theo thể loại
- Tốc độ viết chữ và độ nhanh ổn định
- Tính kiên trì, cẩn thận
Qua việc thực hành rèn các kỹ năng trên, học sinh lĩnh hội kiến thức sơ giản về hệ thống chữ cái tiếng Việt, nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, cấu tạo chữ cái, cấu tạo vần… hình thành cho học sinh những biểu tượng về hình dáng độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết
Trang 172 Chương trình dạy học viết chữ ở tiểu học
a) Phân bố tiết học
Lớp 1:2 tiết/tuần
Lớp 2: 2 tiết /tuần
Lớp 3: 2 tiết /tuần ở học kỳ I, và 1 tiết/tuần ở học kỳ II
Lớp 4 và lớp 5 không có tiết tập viết riêng, việc rèn
luyện chữ viết được tiếp tục thông qua các phân môn khác như Chính tả, Làm văn…
Trang 18b) Nội dung dạy học viết chữ
-Viết đúng mẫu, viết thuần thục.
-Viết rõ ràng, đều nét và đẹp một đoạn văn ngắn.
Lớp Bốn và lớp Năm
- Chương trình Tiếng Việt lớp Bốn và lớp Năm Những yêu cầu viết chữ được đưa ra dưới dạng tích hợp trong viết chính tả.
Trang 193 Một số vấn đề cần lưu ý để hướng dẫn học sinh viết chữ hiệu quả
- Yêu cầu “viết thạo” đối với học sinh cuối cấp I: viết đúng, viết rõ ràng, viết nhanh, viết đẹp
- Rèn đúng tư thế ngay từ lớp Một, giai đoạn học vỡ lòng giáo viên cần phải hướng dẫn và yêu cầu các em: cách cầm viết, cách để vở, xê dịch vở, cách ngồi viết đúng tư thế
- Hình dáng chữ viết đều đặn rõ ràng, kích thước đúng,
vị trí đặt các dấu thanh và dấu phụ phù hợp
- Rèn kỹ thuật viết và nối chữ
Trang 214 Một số vấn đề chuyên biệt trong hướng dẫn học sinh viết chữ ở lớp Một Thực hiện nguyên tắc “học chữ nào thì viết ngay chữ ấy” trong
giờ học vần.
Cách thức hướng dẫn như sau:
- Giáo viên cho các em hiểu về cấu tạo chữ cái, vần và chữ vừa học, sau đó là quy trình viết Yêu cầu học sinh
viết đúng quy trình,còn hình dáng chữ có thể không đều, không đẹp miễn là các em nhận dạng được hình ấy là chữ cái nào, dấu và tiếng gì Còn các yêu cầu khác của chữ viết các em sẽ được hướng dẫn kỹ càng trong các tiết tập viết
- Dùng tên gọi các nét cơ bản để giúp học sinh nắm
cách viết chữ
Trang 225 Các phương pháp dạy viết chữ
a) Các phương pháp tổ chức hoạt động học viết chữ nói
chung
- Phương pháp trực quan: mẫu chữ viết trong bảng chữ
cái, chữ viết mẫu của giáo viên trên bảng phụ hay bảng
chính, hay trên giấy cứng…
- Phương pháp đàm thoại gợi mở: giúp học sinh nắm
được cách thức viết và biểu tượng của những chữ cụ thể: các nét cấu tạo nên chữ cái, độ cao, kích thước của chữ,…
- Phương pháp thực hành luyên tâp: phương pháp này
được sử dụng trong tiến trình tổ chức cho hoc sinh tập viết chữ, hình thành kỹ năng viết chữ thành thạo cho các em
Trang 23b) Phương pháp hướng dẫn học sinh thực hiện các
kỹ năng chuyên biệt.
- Rèn tư thế ngồi viết,cách cầm viết, cách đặt tập để viết
- Hướng dẫn học sinh nắm các ký hiệu trong vở tập viết
- Rèn kỹ năng viết các nét cơ bản
- Rèn kỹ năng kết các nét thành con chữ, kết nối các con chữ thành chữ ghi tiếng, kết các chữ thành từ ngữ
- Rèn kỹ năng viết số, cách trình bày số trong các bài
toán cụ thể
- Rèn kỹ năng trình bày đoạn, bài nói chung và cách trình bày đoạn,bài then thể loại
Trang 246 Tiến trình và những phương pháp dạy
một bài tập viết
Tiến trình chung
- Giai đoạn hình thành thành biểu tượng chữ viết trong trí học sinh
- Giai đoạn luyện tập cũng cố
Quy trình dạy một tiết tập viết theo quy định hiện hành
- Giới thiệu tên âm/ vần/ từ sẽ viết
- Cho hoc sinh xem chữ mẫu
- Giáo viên phân tích cấu tạo chữ viết và hướng dẫn cách viết
- Học sinh luyện viết
Trang 257 Sửa chữa viết cho học sinh như thế nào?
- Giáo viên có thể viết chữ đúng qui cách vào bên
cạnh
- Giáo viên viết các từ HS viết sai vào một vở khác
và yêu cầu hoc sinh viết lại
- Cho HS tự nhân xét bắng cách đưa mẫu cho HS
xem so sánh, đối chiếu
- Cho HS phiếu bài tập trong đó nêu các chữ viết sai
và yêu cầu HS sửa
- Rèn chữ viết cho HS trong việc hoc tất cả các phân môn khác
Trang 268 Một vài kinh ngiệm dạy viết chữ Việt cho
- Nhắc nhở HS mang đồ dùng học tập đầy đủ
- Kèm cặp cụ thể những HS viết chữ xấu, thiếu kiên trì
Trang 27Quan điểm về việc luyện viết chữ đẹp
- Giúp GV thuận lợi hơn
trong việc giảng dạy.
Không đồng tình
- Ép luyện chữ làm chậm
tư duy của HS.
- Luyện chữ đẹp là một việc không cần thiết, trẻ viết
rõ ràng, dễ đọc là được.
- Phụ huynh không cần con viết chữ quá đẹp.
- Nó là gánh nặng cho HS.
- Chính bản thân HS cũng không đồng tình.
Trang 28Cần lưu ý giữa chữ không đẹp và chữ không rõ ràng
- Không đạt được mục tiêu giao tiếp.
Việc rèn chữ cho HS phải dựa trên khả năng của từng em chứ không nên gượng ép.
Trang 29Quan điểm của nhóm:
- GV phải viết chữ đẹp vì GV là tấm gương để HS noi theo
- Đối với những HS viết chưa đẹp cần hướng các em rèn chữ cho rõ ràng, dễ đọc -> chữ đẹp ( bồi dưỡng đối với những em có năng khiếu)
Tuy nhiên, tùy theo thực tế ở từng lớp, năng lực của
HS mà GV áp dụng những biện pháp cho phù hợp
Trang 30Câu hỏi củng cố
Câu 1: Việc dạy tập viết cho trẻ ở lớp 1 có những
thuận lợi và khó khăn gì so với dạy tập viết cho những trẻ ở lớp 2, 3?
Câu 2: Trẻ nhỏ rất hiếu động, khả năng tập trung
không cao, là giáo viên trong tương lai chúng ta cần
phải làm gì để trẻ kiên kì trong quá trình viết chữ?
Câu 3: Các bạn đã tự tin về chữ viết của mình
chưa?