Mục đích và nhiệm vụ của hoạt động dạy học chính tả ở tiểu học.1.Mục đích chung: Truyền đạt ý tưởng của mình rõ ràng bằng ngôn ngữ viết và giúp người đọc hiểu dễ dàng những điều được
Trang 1CHỦ ĐỀ BÁO CÁO:
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
CHÍNH TẢ Ở TIỂU HỌC
HIỆN NAY
Trang 2V Quy trình dạy.
VI Giáo
án mẫu
VII Câu hỏi thảo
luận
Trang 3I Mục đích và nhiệm vụ của hoạt động dạy học chính tả ở tiểu học.
1.Mục đích chung:
Truyền đạt ý tưởng của mình rõ ràng bằng ngôn ngữ viết và giúp người đọc hiểu dễ dàng những điều được viết.
Trang 4- Hình thành và phát triển cho học sinh tốc độ viết hợp lý ổn định và thói quen viết hợp với chuẩn chính tả tiếng Việt.
I Mục đích và nhiệm vụ của hoạt động dạy học chính tả ở tiểu học.
Trang 52 Nhiệm vụ cụ thể:
- Hệ thống chữ viết của tiếng Việt đã được thống nhất trong toàn quốc Viết đúng chính tả giúp việc giao tiếp bằng tiếng Việt không gặp trở ngại
- Hình thành và phát triển cho học sinh các thủ pháp viết
những từ ngữ không quen thuộc: kỹ năng nắm kiến thức ngữ âm
và vận dụng kiến thức này khi viết
I Mục đích và nhiệm vụ của hoạt động dạy học chính tả ở tiểu học.
Trang 6II Nội dung dạy học chính tả:
1 Văn bản viết chính tả là:
Ngữ liệu được lựa chọn theo những yêu cầu cụ thể của kế
hoạch dạy học nhằm cung cấp hiểu biết và rèn kỹ năng về chính
tả cho học sinh trong từng cấp lớp
Những bài trích từ bài tập đọc, học thuộc lòng đã học
Trang 7II Nội dung dạy học chính tả:
1 Văn bản viết chính tả:
Bài văn xuôi hay thơ chưa được học có chứa những hiện
tượng có vấn đề chính tả trọng âm mà học sinh cần lưu ý để viết đúng
Một đoạn tóm tắc nội dung bài tập đọc đã học, nội dung bao gồm những ý chính của bài đọc nhưng cách diễn đạt khác với
nguyên văn của văn bản
Trang 82 Cấu tạo của một bài chính tả:
Một bài học chính tả trong sách giáo khoa gồm 2 phần: + Bài viết
+ Luyện tập
II Nội dung dạy học chính tả:
Trang 93 Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng:
Giáo trình trang 190-191
II Nội dung dạy học chính tả:
Trang 10III Các hình thức dạy học chính tả:
1 Các hình thức dạy học chính tả vận dụng tri giác nhìn:
Tập chép:
Tập chép là cách rèn viết chính tả đi từ chữ đến nghĩa, từ việc
“ghi nhớ” mặt chữ và hiểu nghĩa của chúng Học chính tả theo lối tập chép là cách học theo phương pháp mô phỏng Trong tập
chép, yêu cầu quan trọng đối với người học là viết liền mạch
từng âm tiết bằng chữ, hết âm tiết này đến âm tiết kế tiếp
Trang 11III Các hình thức dạy học chính tả:
1 Các hình thức dạy học chính tả vận dụng tri giác nhìn:
Chính tả trí nhớ:
Chính tả trí nhớ là cũng cách rèn viết chính tả từ nghĩa đến chữ Trong quá trình viết chính tả trí nhớ, học sinh chuyển từ
những ghi nhớ hình ảnh (biểu tượng chữ viết) và ghi nhớ từ ngữ logic (nghĩa từ, nghĩa văn bản) thành dạng chữ viết
Hai hình thức dạy học chính tả trí nhớ và tập chép thiên về
vận dụng nguyên tắc chính tả ngữ nghĩa.
Trang 12
Chính tả nghe viết:
Chính tả nghe viết là viết chính tả bằng cách giải mã âm thanh lời nói thành chữ viết, nghĩa là chuyển đổi văn bản từ dạng âm
thanh sang dạng chữ viết
Có hai mức độ: nghe viết những văn bản mà học sinh đã được học và nghe viết những văn bản chưa được học
III Các hình thức dạy học chính tả:
2 Các hình thức dạy học chính tả vận dụng tri giác nghe:
Trang 13
Chính tả so sánh:
Yêu cầu riêng biệt của dạng chính tả này là nhấn mạnh vào các trường hợp chính tả dễ lẫn, nhấn mạnh vào biện pháp so sánh đối chiếu và tạo cho học sinh một ý thức thường trực về sự phân biệt những trường hợp dễ nhầm lẫn trong chính tả
Do vậy, chính tả so sánh là dạng kết hợp hướng dạy học chính
tả ngữ âm với chính tả ngữ nghĩa
III Các hình thức dạy học chính tả:
2 Các hình thức dạy học chính tả vận dụng tri giác nghe:
Trang 14III Các hình thức dạy học chính tả:
- Bài tập điền phụ âm đầu, vần, thanh vào từng từ riêng lẻ hoặc vào từ trong câu
- Bài tập có các tiếng có cùng vần, thanh hoặc phụ âm đầu
- Bài tập dùng chung cho tất cả các vùng phương ngữ: nội dung
là luyện viết phân biệt những âm vần dễ lẫn lộn do không nắm
vững qui tắc chữ quốc ngữ
- Bài tập chọn lựa cho từng vùng phương ngữ: nội dung là luyện viết phân biệt các âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương Nhìn tranh hay vật để viết thành từ ngữ hay câu
3 Các dạng bài tập chính tả
Trang 15- Bài tập so sánh chính tả căn cứ theo nghĩa để phân biệt các âm/
vần dễ lẫn lộn
- Bài tập tự tìm các từ có cách viết khác nhau nhưng có cách đọc
(theo phương ngữ) giống nhau.
- Bài tập tìm từ sai chính tả và sửa.
- Bài tập nhận diện mẹo luật chính tả qua ngữ liệu cụ thể.
- Bài tập sáng tạo một ngôn bản trong đó thể hiện việc sử dụng một vài mẹo luật chính tả cụ thể.
- Bài tập đoán, nhận diện cách viết của từ ngữ thông qua hiểu ngữ cảnh khi nghe đọc chính tả.
III Các hình thức dạy học chính tả:
3 Các dạng bài tập chính tả
Trang 16IV Cách đọc bài chính tả
1 Số lần đọc:
- Đọc lần một toàn bài để học sinh nắm được nội dung văn bản
sẽ được viết Thông qua việc nắm nội dung chung, học sinh bước đầu định hướng việc viết một số từ nào đó trong bài
- Đọc lần hai từng câu để học sinh viết
- Đọc lần ba toàn bài để học sinh kiểm tra và tự sửa chữa
Trang 17IV Cách đọc bài chính tả
2 Giọng đọc:
Giọng đọc cần phải thong thả, rõ ràng và chính xác (đọc đúng
âm, ngắt nghỉ thích hợp) Trước khi đọc trước lớp, giáo viên nên xem qua, đánh các dấu ngắt thích hợp để việc đọc ở lớp trôi
chảy
Trang 18IV Cách đọc bài chính tả
3 Cách đọc:
Khi đọc từng câu, giáo viên chỉ đọc mỗi câu hai lần Đối với những câu dài, giáo viên cần ngắt từng phần rõ nghĩa Tránh đọc từng từ riêng lẻ, như vậy học sinh sẽ thiếu chỗ dựa ngữ cảnh để xác định cách viết Chú ý tốc độ đọc, thời gian đọc phải phù hợp với yêu cầu qui định của cấp lớp
Trang 19V Quy trình dạy chính tả và hiệu quả hình thành năng lực viết chính tả cho
học sinh.
1 Quy trình dạy chính tả.
- HD HS đọc và tìm hiểu bài viết chính tả.
- HD HS phát hiện từ khó, luyện đọc và viết từ khó vào bảng con
- Đọc cho HS chép (đối với chính tả nghe đọc), HS nhìn chép (đối với tập chép), HS tự nhớ lại và ghi (đối với chính tả trí nhớ).
- Đọc lại toàn bài cho HS dò.
- HD HS sửa lỗi chính tả.
- Chấm điểm và nhận xét.
- HD HS làm một vài bài tập chính tả trong SGK.
- Nhận xét tiết học và dặn dò bài mới.
Trang 20V Quy trình dạy chính tả và hiệu quả hình thành năng lực viết chính tả cho
- Không tạo điều kiện cho học sinh nỗ lực trong học chính tả
- Tạo ra những kết quả học tập không chắc chắn
- Không tính đến sự phát triển về trình độ viết chính tả của
người học theo thời gian
Trang 22Câu hỏi thảo luận
1 Là một giáo viên tương lai, chúng ta cần làm gì để học sinh viết đúng chính tả?
2 Qua đợt kiến tập vừa rồi, trong
các nhiệm vụ, các bạn thấy ở trường
Tiểu học đã thực hiện được nhiệm
vụ nào?