1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Quan niệm con người trong phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống con người hiện nay

65 404 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 298,5 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, dân tộc học, triết học... Song, giải đáp những vấn đề chung nhất về con người như bản chất con người, ý nghĩa cuộc sống của con người, trước hết phải là nhiệm vụ của triết học, bởi vì, đặc trưng của tư duy triết học là sự phản ánh của tư duy con người đối với bản thân mình. Những vấn đề triết học về con người là một nội dung lớn trong lịch sử nhân loại. Đó là những vấn đề: Con người là gì? Bản tính, bản chất con người? Mối quan hệ giữa con người và thế giới? Con người có thể làm gì để giải phóng mình, đạt tới tự do?... Đây cũng là nội dung cơ bản của nhân sinh quan một nội dung cấu thành thế giới quan triết học. Tùy theo điều kiện lịch sử của mỗi thời đại mà nổi trội lên vấn đề này hay vấn đề kia. Đồng thời, tùy theo giác độ tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học, các nhà triết học trong lịch sử có những phát hiện, đóng góp khác nhau trong việc lý giải về con người. Thời kỳ cổ đại, Protagoras cho rằng: “Con người là thước đo của vạn vật” và đặc biệt khi Socrate kêu gọi “Con người hãy tự biết mình” thì khi đó, đối tượng con người, đối tượng gần gũi và thân cận nhất là con người mới được các nhà triết học đương thời chú ý và quan tâm. Ngày nay, con người không chỉ được nghiên cứu như là đối tượng khách quan của nhiều ngành khoa học mà còn trở thành một phần chủ thể góp phần kiến tạo và hình thành nên diện mạo thế giới khách quan. Ở Ấn Độ, con người là “tiểu vũ trụ”, sống chính là nhằm hòa tan cái “tiểu vũ trụ” nhỏ bé vào “đại vũ trụ” rộng lớn như giọt nước hòa vào đại dương mênh mông. Ở Trung Quốc, con người và trời đất là một, xuất phát từ Đạo và cuối cùng cũng quay trở về với cái Đạo của nó. Những điều vừa đề cập ở trên cho ta thấy rằng vấn đề con người được các nhà triết học thời kỳ cổ đại bàn đến là vấn đề trung tâm, xoay quanh việc giải đáp vấn đề xã hội và đề cao chính bản thân con người. Trong thời kỳ phục hưng và cận đại, Bêcơn cho rằng con người là sản phẩm của tạo hóa; Hốpxơ thì quan niệm con người là sự thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã hội. Còn theo Lépnít thì con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác; trong quan niệm của Hium, bản thân “con người không là cái gì khác ngoài sự liên hệ hay một chùm các giá trị khác nhau, cái này kế tiếp cái kia, và tất cả chúng nằm trong quá trình biến đổi một cách nhanh chóng lạ kỳ”... Ở thời kỳ phục hưng con người là vấn đề trung tâm của triết học, vấn đề con người được nghiên cứu với mục đích nhằm giải thoát con người khỏi xiềng xích chật hẹp mà các tôn giáo thời trung cổ áp đặt cho nó. Triết học Mác Lênin đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử, đồng thời, khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội; trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa nhưng quan hệ xã hội và con người là sản phẩm của lịch sử. Còn Phật giáo lại tiếp cận vấn đề con người từ góc độ khác. Góc độ suy tư về con người và đời người ở tầm chiều sâu triết lý đối với những vấn đề nhân sinh quan. Kết luận về bản tính Vô ngã, Vô thường và tính hướng thiện của con người trên con đường truy tìm sự Giác Ngộ là một trong những kết luận độc đáo của triết học Đạo Phật. Tìm hiểu về con người, bản chất và mục tiêu giải phóng con người nói chung và theo quan niệm của triết học Phật giáo nói riêng có một ý nghĩa và giá trị rất thiết thực, không chỉ giúp định hướng một nhân sinh quan sống cho mỗi cá nhân mà hơn thế nữa, nó còn giúp chúng ta thực hiện chiến lược phát triển đất nước: Tất cả cho con người và vì con người, ngày hôm nay cũng như cho các thế hệ mai sau. Với những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Quan niệm con người trong phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống con người hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhaunhư sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, dân tộc học, triết học Song, giảiđáp những vấn đề chung nhất về con người như bản chất con người, ý nghĩacuộc sống của con người, trước hết phải là nhiệm vụ của triết học, bởi vì, đặctrưng của tư duy triết học là sự phản ánh của tư duy con người đối với bảnthân mình Những vấn đề triết học về con người là một nội dung lớn tronglịch sử nhân loại Đó là những vấn đề: Con người là gì? Bản tính, bản chấtcon người? Mối quan hệ giữa con người và thế giới? Con người có thể làm gì

để giải phóng mình, đạt tới tự do? Đây cũng là nội dung cơ bản của nhânsinh quan - một nội dung cấu thành thế giới quan triết học

Tùy theo điều kiện lịch sử của mỗi thời đại mà nổi trội lên vấn đề nàyhay vấn đề kia Đồng thời, tùy theo giác độ tiếp cận khác nhau mà các trườngphái triết học, các nhà triết học trong lịch sử có những phát hiện, đóng gópkhác nhau trong việc lý giải về con người

Thời kỳ cổ đại, Protagoras cho rằng: “Con người là thước đo của vạnvật” và đặc biệt khi Socrate kêu gọi “Con người hãy tự biết mình” thì khi đó,đối tượng con người, đối tượng gần gũi và thân cận nhất là con người mớiđược các nhà triết học đương thời chú ý và quan tâm Ngày nay, con ngườikhông chỉ được nghiên cứu như là đối tượng khách quan của nhiều ngànhkhoa học mà còn trở thành một phần chủ thể góp phần kiến tạo và hình thànhnên diện mạo thế giới khách quan Ở Ấn Độ, con người là “tiểu vũ trụ”, sốngchính là nhằm hòa tan cái “tiểu vũ trụ” nhỏ bé vào “đại vũ trụ” rộng lớn nhưgiọt nước hòa vào đại dương mênh mông Ở Trung Quốc, con người và trờiđất là một, xuất phát từ Đạo và cuối cùng cũng quay trở về với cái Đạo của

nó Những điều vừa đề cập ở trên cho ta thấy rằng vấn đề con người được cácnhà triết học thời kỳ cổ đại bàn đến là vấn đề trung tâm, xoay quanh việc giảiđáp vấn đề xã hội và đề cao chính bản thân con người

Trang 2

Trong thời kỳ phục hưng và cận đại, Bêcơn cho rằng con người là sảnphẩm của tạo hóa; Hốpxơ thì quan niệm con người là sự thống nhất giữa tính

tự nhiên và tính xã hội Còn theo Lépnít thì con người được cấu thành từ linhhồn và thể xác; trong quan niệm của Hium, bản thân “con người không là cái

gì khác ngoài sự liên hệ hay một chùm các giá trị khác nhau, cái này kế tiếpcái kia, và tất cả chúng nằm trong quá trình biến đổi một cách nhanh chóng lạkỳ” Ở thời kỳ phục hưng con người là vấn đề trung tâm của triết học, vấn đềcon người được nghiên cứu với mục đích nhằm giải thoát con người khỏixiềng xích chật hẹp mà các tôn giáo thời trung cổ áp đặt cho nó

Triết học Mác - Lênin đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử,đồng thời, khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinhhọc và yếu tố xã hội; trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổnghòa nhưng quan hệ xã hội và con người là sản phẩm của lịch sử

Còn Phật giáo lại tiếp cận vấn đề con người từ góc độ khác Góc độ suy

tư về con người và đời người ở tầm chiều sâu triết lý đối với những vấn đềnhân sinh quan Kết luận về bản tính Vô ngã, Vô thường và tính hướng thiệncủa con người trên con đường truy tìm sự Giác Ngộ là một trong những kếtluận độc đáo của triết học Đạo Phật Tìm hiểu về con người, bản chất và mụctiêu giải phóng con người nói chung và theo quan niệm của triết học Phật giáonói riêng có một ý nghĩa và giá trị rất thiết thực, không chỉ giúp định hướngmột nhân sinh quan sống cho mỗi cá nhân mà hơn thế nữa, nó còn giúp chúng

ta thực hiện chiến lược phát triển đất nước: Tất cả cho con người và vì conngười, ngày hôm nay cũng như cho các thế hệ mai sau

Với những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Quan niệm con người trong phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống con người hiện nay” làm đề tài

nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Phật giáo là một đề tài rất rộng, nó khá hấp dẫn và thu hút nhiều ngườitham gia Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo ở nhiềugốc độ khác nhau Như:

Trang 3

- Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nhà xuấtbản Hà Nội.

- Ngô Văn Doanh và Nguyễn Hùng Hậu (Biên dịch 1990), Phật giáonhững vấn đề triết học, TTTL Phật học Việt Nam, Hà Nội

- Nguyễn Hùng Hậu (1996), Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phậtgiáo của Trần Thái Tông, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội

- PGS PTS Phùng Hữu Phú (Chủ biên1997), Hồ Chí Minh với Phậtgiáo Việt Nam (1945 - 1969), Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội

- Nguyễn Tài Thư (Chủ biên 1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nhàxuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội

- Thích Phụng Sơn (1995), Những nét văn hóa của đạo Phật, Việnnghiên cứu Phật học Việt Nam

Ở Đại học Huế cũng có nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo củamột số tác giả như:

- Lê Cung với tác phẩm “ Phong trào Phật giáo ở miền Nam thời kỳ

“Phật giáo Huế trong đời sống văn hóa xã hội Huế hiện nay”

Nhìn chung các đề tài xoay quanh Phật giáo đã có nhiều tác giả nghiêncứu với nhiều gốc độ khác nhau; song, chủ yếu đó là những công trình nghiêncứu về Phật giáo ở phương diện triết học và xã hội nói chung Trên phươngdiện con người trong triết học Phật giáo, và ảnh hưởng của nó đến lối sốngcon người Huế cũng có một số tác giả đã nghiên cứu nhưng còn rất ít

Đề tài là sự kế thừa một số thành tựu nghiên cứu của những người đitrước; đồng thời với thời gian và khả năng hiện có khóa luận tốt nghiệp chỉbước đầu tìm hiểu một số nội dung cơ bản về lối sống con người Huế dưới tácđộng của Phật giáo mà thôi

Trang 4

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Mục đích của đề tài là:

Bước đầu tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo ở

Ấn Độ; sự du nhập Phật giáo ở Việt Nam Và những tác động của tư tưởngPhật giáo trong đời sống văn hoá, tinh thần con người Huế

- Nhiệm vụ của đề tài là:

Lược khảo quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ, và

sự du nhập đạo Phật ở Việt Nam Tìm hiểu quan niệm của Phật giáo về conngười

Phân tích và kết luận những giá trị tác động của tư tưởng Phật giáo vềcon người trong lối sống con người Huế hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghên cứu:

- Phân tích, chứng minh và đánh giá triết học về con người được phảnánh trong nhân sinh quang Phật giáo

- Ảnh hưởng của của Phật giáo đối với lối sống con người Huế hiện nay

Phạm vi nghiên cứu: Phật giáo đối với lối sống con người Huế hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử tư tưởng, về tôn giáo; đường lốichính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Kếthừa các kết quả của các công trình nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu

Mác-về Phật giáo, nhất là Phật giáo Việt Nam vào việc giải quyết các vấn đề đặt racủa đề tài

- Phương pháp nghiên cứu

Đề tài là sự vận dụng của phương pháp: phân tích tổng hợp; lôgic lịch sử; thống kê - tổng hợp

Trang 5

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đềtài được kết cấu gồm 2 chương, 8 tiết như sau:

Chương 1: Dưới góc độ Triết học về con người được phản ánh trong nhân sinh quan Phật giáo.

Chương 2: Ảnh hưởng Phật giáo đối với lối sống con người Huế hiện nay.

Trang 6

B NỘI DUNGCHƯƠNG 1 DƯỚI GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI

ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRONG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO

1.1 KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO

1.1.1 Con đường hình thành và phát triển Phật giáo ở Ấn Độ

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách ngày nay khoảng 2500 năm Người sánglập là Tất Đạt Đa họ Cù Đàm Ông sinh ra vào ngày trăng tròn tháng Vaisaka

mà ngày nay cho rằng là ngày rằm tháng Tư, lấy đó làm ngày Phật Đản Ôngthuộc dòng dõi quý tộc, tộc Thích Ca Cha là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu

Ma Da, thuộc vương quốc Ca Tì La Vệ (ngày nay thuộc lãnh thổ nướcNêpan) Ông sinh năm 563 tr.CN mất năm 483 tr.CN (có sách ghi 623 - 543,

và sinh ngày 08/04) Theo truyền thuyết thì Đức Phật có tới 547 tiền kiếptrước khi đầu thai làm con vua Sakya Trong những tiền kiếp trước dù ông làcon người hay là con vật thì điều đầy lòng từ -bi-hỷ-xả, sẵn sàng hy sinh vìđồng loại Kiếp gần nhất của ông là con voi trắng 6 ngà Khi mới sinh ra, Phật

có 32 dị tướng (tam thập nhị), 82 đặc điểm phi thường (bát thập nhị chủnghảo) và đã được tiên đoán là thành Hoàng Đế trị vì thiên hạ, nếu không thìcũng là đức Phật cứu nhân độ thế [23;38]

Năm 19 tuổi, ông kết hôn với Da Du Đà La sinh hạ một người con trai

là La Hầu La Năm 29 tuổi ông xuất gia tu hành theo phương pháp khổ hạnh,hành khất về phương Nam.Ông thiền định trong 6 năm, đến mức thân hìnhgầy yếu chỉ còn da bọc xương, nhưng vẫn không đắc đạo Ông đã suy nghĩ “ta

tu khổ hạnh, ép xác như thế này mà không thấy đạo, thì cách tu của ta chưaphải, chi bằng ta phải theo trung đạo, tức không say mê việc đời, mà cũngkhông quá khắc khổ ” [23; 38] Năm đạo sĩ cùng tu hành với Tất Đạt Đa,

Trang 7

tưởng Ngài thoái chí nên bỏ Ngài đi tu chỗ khác Còn lại một mình, một buổitrưa sau khi tắm rửa xong và uống một cốc sữa của người chăn bò đưa cho,ông cảm thấy khoan khoái, tinh thần tỉnh táo hẳn lên, ông một mình đến ngồigốc cây Bồ Đề (Bobdi - Tâtbatla) thiền tịnh trong 49 ngày thì quả nhiên giácngộ, thấy được căn nguyên sinh - thành - biến - hóa của vạn vật, vũ trụ, nhânsinh; tìm ra nguồn gốc của nổi khổ và phương pháp trừ nổi khổ cho sinh linh.Ông xuất gia ngày 8/2/535(595) tr.CN, giác ngộ thành Phật ngày 8/12/529(589) tr.CN Ông đã truyền đạo của mình trong 45 năm nữa và nhập Niết Bàn

ở Câu Thi Na năm 80 tuổi (ngày 15/2/483(543) tr.CN)

Sau khi Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn thì trong giáo đoàn có nhiều ý

kiến khác nhau Cho nên ngay trong năm đó đã triệu tập cuộc kết tập lần thứ

nhất tại thành Vương Xá 500 tì kheo hiệp tụng những lời Thích Ca Mầu Ni

dạy dưới sự chủ tọa của Ma Ha Ca Diếp, đệ tử thứ ba, mệnh danh là người tuđịnh đệ nhất A Nan, đệ tử thứ năm, mệnh danh là đa văn đệ nhất, em họ củaThích Ca, tụng pháp sau này là cơ sở của Kinh Tạng Ưu Bà Ly, đệ tử thứmười, mệnh danh trì luật đệ nhất, xuất thân thợ cạo, tụng giới sau này là cơ sởcủa Giới Tạng Vốn Thích Ca Mầu Ni không phân biệt Pháp, Giới trong khithuyết pháp Lần kết tập này mới hệ thống lại như thế Lần kết tập này kéo dài

7 tháng và không có văn bản Sau này Tam Tạng (ba bộ A Hàm) được coi làmang nội dung của cuộc kiết tập lần này Thực tế nội dung Tam Tạng đãphong phú phát triển hơn mà ngay sự có mặt của Luận Tạng cũng đã chứngminh điều đó

Điều đáng lưu ý, ngay lần kết tập thứ nhất đã không thống nhất đượcgiáo đoàn Phú Lâu Na, đệ tử thứ chín, mệnh danh biện tài đệ nhất, không dựcuộc kết tập này Và, trong khi Ca Diếp chủ trì cuộc họp trong thành Vương

Xá tại hang Thất Diệp thì ở ngoài thành tại tịnh xá Trúc Lâm lại có một số đệ

tử khác hội họp và tỏ ý không tán thành nội dung cuộc họp ở Thất Diệp

Thành phần giáo đoàn phức tạp Có tín đồ thuộc tín ngưỡng khác (nhưthờ Lửa, Bà la Môn giáo ), có tín đồ thuộc các đẳng cấp khác nhau (Bà La Môn

Trang 8

như Ma Ha Ca Diếp, Sát Đế Lợi như A Nan, Thủ Đà La như Ưu Bà Ly ) Chonên ngay từ khi Thích Ca Mầu Ni còn sống thì đã có nhiều ý kiến khác nhau.Tiêu biểu nhất là Đề Bà Đạt Đa, em họ Thích Ca Mầu Ni đã từng phản đốiquyết liệt Thích Ca, đưa ra lý luận gọi là Ngũ Pháp, chủ trương khổ hạnh cựcđoan [13;11,12].

Cuộc kết tập lần thứ hai tiến hành sau kết tập lần thứ nhất khoảng 100

năm tại Phệ Xá Lị Nguyên nhân triệu tập kết tập lần này là để thảo luận Thập

Sự do các tì kheo tộc Bạt Kỳ đông Ấn Độ nêu ra Kết tập do trưỡng lão Da Xáchủ trì với 700 tì kheo tham dự, tiến hành thảo luận trong 8 tháng Kết quảdẫn đến sự phân biệt thành Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ (tiền thân củaTiểu thừa và Đại thừa sau này) Có tư liệu cho rằng người sáng lập Đại Chúng

Bộ là Đại Thiên, người đề xướng Ngũ Sự

Khoảng sau hơn 100 năm nữa thì cuộc kết tập lần thứ ba được triệu tập

theo sáng kiến của vua A Dục Một nghìn người họp ở thành Hoa Thị dưới sựchủ tọa của Mục Kiền Liên diễn ra ròng rã suốt 9 tháng Chủ đề kết tập lầnnày là phê phán ngoại đạo Kết tập lần này, Tam Tạng đã được ghi lại thànhvăn bản với cả hai thứ tiếng Sanskrit và Pali Sau khi kết tập, được sự bảo trợcủa vua ADục, các tăng đoàn được thành lập và bắt đầu truyền bá đạo Phật ranước ngoài

Cuộc kến tập lần thứ tư do vua Ca Nhị Sắc Ca (125 - 150 s.CN) khởi

xướng Hiếp Tôn Giả đề xuất, Thế Hữu chủ trì có 500 A la hán dự tại CaThấp Nhi La (nay thuộc Cátsơmia) Có tài liệu lại cho rằng cuộc kết tập lầnnày do Ca Chiên Diên Tử thuộc Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ triệu tập 500 A lahán và 500 Bồ Tát họp ở Khê Tân (tây bắc Ấn Độ), mời Mã Minh chấp bút bộ

A Tì Đạt Ma Tì Bà Sa Thời gian đó là sau khi Phật nhập diệt 500 năm, tức làvào khoảng thế kỷ I/II Kết tập lần này đã hoàn chỉnh “kinh điển” của Phậtgiáo và tồn tại cho đến ngày nay Cũng từ lần kết tập này, Phật giáo chínhthức chia thành hai phái lớn là Đại thừa và Tiểu thừa

- Tiểu thừa có nghĩa là cỗ xe nhỏ, phái này chủ trương ai tu thì tự độ lấy

Trang 9

mình Kinh sách ban đầu chủ yếu viết bằng tiếng Paly, và chủ yếu truyền đạo

về phía Nam như Xrilanca, Lào, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện, nên còngọi là Nam tông Phái này “chấp hữu”, tức phủ nhận bản thể (Ngã, Tự Tính)nhưng không phủ nhận sự tồn tại khách quan vật chất của thế giới (Pháp, vạnpháp, chư pháp) Tiểu thừa cơ bản coi Thích Ca Mầu Ni là người thầy dẫnđường, một vĩ nhân lịch sử Và học tập Thích Ca Mầu Ni đến chỗ Vô học,không còn phải học nữa, đạt đến trình dộ thánh nhân rồi, quả vị tối cao củaTiểu thừa Tiểu thừa bám chắt Tam Học (Giới Định Tuệ), Bát Chính Đạo vàchỉ thờ Thích Ca Mầu Ni mà thôi Tiểu thừa lấy độc thiện kỳ thân

Tiểu thừa có hai phái lớn là: Phái “Nhất thiết hữu bộ” (Savatyvada), tậptrung nghiên cứu phạm trù thời gian Phái Kinh bộ (Sautramtica), xây dựng

“lý thuyết về tính chốc lát” Về sau, Tiểu thừa còn nhiều phái khác như Câu

xá tông, Thành thực tông, Luật tông

- Đại thừa có nghĩa là cỗ xe lớn, phái này không chỉ là giác ngộ chomình mà còn giác ngộ cho mọi người Kinh sách thường viết bằng tiếngSanskrit và phát triển mạnh mẽ về phía Bắc như Nêpan, Tây Tạng, Mông Cổ,Trung Quốc, Nhật, Việt Nam nên còn gọi là Bắc tông Phái này “chấp không”(không luận), tức vừa phủ nhận bản thể, vừa không thừa nhận sự tồn tại kháchquan chân thực (chứ không phải phủ nhận sự tồn tại đó) Đại thừa đưa ra kháiniệm Tam Thân (Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Thân) Phật không còn là nhânvật lịch sử mà là Thần với vô vàn thân, tức Thiên Phật Đại thừa đã thần thánhhóa Thích Ca Mầu Ni, coi người chỉ là một Phật xuống trần cứu vớt nhân loại

mà thôi Đại thừa phê phán A la hán là chưa đạt tới quả vị tối cao, đưa ra kháiniệm Bồ Tát mà chữ Phạn là BODHISATTWA, BODHI là Giác, SATWA làChúng sinh (hữu tình chúng sinh), nghĩa là chúng sinh đã giác ngộ Đại thừagiải thích “thượng cầu bồ đề, họa há chúng sinh”, tức là mình Giác rồi giáohóa chúng sinh cho chúng sinh Giác Đó là tư tưởng Lợi Tha, Tự Giác GiácTha - Đó là tinh thần vị tha cứu thế, cứu khổ, cứu nạn, sau này sẽ càng pháttriển Người tu hành đạt đến trình độ Bồ Tát, nên có Bồ Tát Mã Minh, Bồ Tát

Trang 10

Long Thọ là những nhân vật lịch sử.

Đại thừa có hai phái lớn là: Phái Trung luận (Madhymika) do sư LongThọ lập ra ở thế kỷ II s.CN Phái Trung luận truyền tụng chủ yếu là các kinhHoa Nghiêm, Trung luận, Thập nhi môn luận, Thập trụ luận Phái Du Già(Yogacara) do hai anh em Vô Trước (Asangha) và Thế Thân (Vasubhandha)sáng lập ở thế kỷ IV s.CN Kinh sách truyền tụng của phái này thường là Dugià sư địa luận (duy thức luận), Đại thừa luận, Kim cương bát nhã luận Vềsau Đại thừa còn có nhiều tông phái khác như Pháp tường tông, Tam luậntông, Hoa nghiêm tông, Thiên tai tông, Mật tông (Chân ngôn tông), Thiềntông, Tịnh độ tông

Hay có thể tóm gọn lại Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế

kỷ VI tr.cn; người sáng lập là thái tử Sidharta (Tất-đạt-đa), họ là Gotama Đàm) Ông sinh năm 624 tr.cn, vào lúc ở Ấn Độ đạo Balamon đang thống trịvới sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội Nỗi bất bình của thái tử về sựphân chia đẳng cấp, kì thị màu da và đồng cảm với nổi khổ của muôn dân lànhững nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một tôn giáo mới

(Cồ-Thực chất đạo Phật là một Học Thuyết về “nỗi khổ và sự giải thoát”.Đức Phật từng nói: “Ta chỉ dậy một điều: Khổ và Khổ Diệt” Cốt lõi của họcthuyết này là Tứ diệu đế (Bốn chân lý kỳ diệu) hay Tứ thánh đế (Bốn chân lýthánh), đó là: Khổ đế, Nhân đế, Diệt đế, Đạo đế Toàn bộ giáo lý Phật đượcxếp thành ba tạng là: Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng Phật giáo coi trọngPhật-Pháp-Tăng, gọi là tam bảo: Đức Phật sang lập ra Phật giáo; pháp (giáolí) là cốt tủy của Phật; tăng chúng (người xuất gia tu hành) truyền bá Phậtpháp trong thế gian

Năm 1193, những người Hồi giáo đã tàn sát tín đồ Phật giáo Ấn Độ,phá hủy các tu viện Phật giáo bị tiêu diệt trên đất Ấn Độ Nhưng thật ra Phậtgiáo đã suy vong ở đầu thế kỷ IX Nhưng trong thời gian tồn tại của nó, Phậtgiáo đã từ Ấn Độ truyền bá sang các nước sung quanh, trở thành hệ thống tôngiáo - triết học thế giới, có ảnh hưởng lớn đến tinh thần và lịch sử văn hóa của

Trang 11

nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt nam.

1.1.2 Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự du nhập của Phật Giáo vào ViệtNam Nhưng ngày nay, nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằngÐạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ IIđến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Ðồng Cỏ

Phật Giáo du nhập qua con đường Hồ Tiêu:

Con đường Hồ Tiêu (Chemi des epices) tức là đường biển, xuất phát từcác hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Srilanka, Indonesia, Việt Nam lợidụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với hai mùamưa nắng ở khu vực Ðông Nam Á, những thương nhân Ấn đã tới các vùngnày để buôn bán bằng những con thuyền buồm Trong các chuyến đi viễndương này, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầunguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá ÐạoPhật vào các dân tộc ở Ðông Nam Á Giao Châu tiêu biểu bấy giờ là trungtâm Luy Lâu, là nơi tụ điểm nghỉ chân giao lưu của các thương thuyền Lịch

sử chính thức xác nhận năm 240 trước Tây lịch, Mahoda - con vua A dục(Asoka) đã đưa Ðạo Phật vào Việt Nam Tư liệu trong Lĩnh Nam Chính Quáicho biết một dữ kiện chứng tỏ sự có mặt của Ðạo Phật vào đời Hùng Vươngthứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hùng kể từ trước công nguyên 2879-258) Ðó làcâu chuyện công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 3 lấy ChửÐồng Tử Chuyện kể rằng Ðồng Tử và Tiên Dung lập phố xá buôn bán giaothiệp với người nước ngoài Một hôm Ðồng Tử theo một khách buôn ngoạiquốc đến Quỳnh Viên và tại đây Ðồng Tử đã gặp một nhà sư Ấn Ðộ ở trongmột túp lều Nhờ đó mà Ðồng Tử và Tiên Dung đã biết đến Ðạo Phật Qua dữkiện này ta thấy sự hiện diện của Phật Giáo do các tăng sĩ Ấn Ðộ truyền vàoViệt Nam khá lâu trước Tây lịch

Một bài nghiên cứu của Ngô Ðăng Lợi, viện nghiên cứu khoa học HảiPhòng viết: "Vùng Ðồ Sơn mà có nhà nghiên cứu khẳng định chính là thành

Trang 12

Nê Lê nơi có bảo tháp của vua Asoka Nếu quả vậy thì từ thế kỷ thứ ba trướcTây lịch, Ðạo Phật đã được trực tiếp truyền vào nước ta" Và Thiền UyểnTập Anh cũng ghi nhận cuộc đàm luận giữa thiền sư Thông Biện và Thái HậuPhù Thánh Linh Nhân (Ỷ Lan) (khi bà hỏi về nguồn gốc Ðạo Phật Việt Namvào dịp các cao tăng trong nước tập hợp tại chùa Khai Quốc (nay là chùa TrấnQuốc - Hà Nội), vào ngày rằm tháng 2 năm 1096 Thông Biện dẫn chứng lờipháp sư Ðàm Thiên (542-607 TL) đối thoại với Tùy Cao Ðế (?-604 TL): "Mộtphương Giao Châu, đường sang Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì GiangÐông (Trung Hoa) chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tănghơn 40 người, dịch kinh được 15 quyển, vì nó có trước vậy, vào lúc ấy thì đã

có Khâu Ðà La, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, MâuBác tại đó" Ma Ha Kỳ vực, Khâu Ðà La (188 TL) người Ấn Ðộ hay Trung Á;Mâu Bác (165-170 TL) người Trung Hoa; Khương Tăng Hội (200-247 TL)người Ấn Ðộ; Chi Cương Lương (?-264 TL) người xứ Nhục Chi, theo sửchép đó là các vị sư có mặt sớm nhất ở Giao Châu vào khoảng thế kỷ II đếnthế kỷ III Có lẽ đây chỉ là những vị được sử ghi lại tên tuổi, kỳ thực đâykhông phải là phái đoàn truyền bá đầu tiên đến Việt Nam, vì từ thế kỷ IIItrước Tây lịch đến thế kỷ II sau Tây Lịch chắc chắn đã có nhiều tăng sĩ đặtchân đến hoằng Pháp tại Việt Nam, cho nên Pháp sư Ðàm Thiên chỉ dẫn phầngiới hạn và căn cứ vào sự có mặt của tác phẩm Lý hoặc Luận của Mâu Bác

Qua nhiều tài liệu lịch sử và dựa vào địa lý, thiên nhiên, cư dân, lịch sử

có thể cho chúng ta một kết luận rằng Ðạo Phật đã được truyền trực tiếp vàoViệt Nam chứ không thông qua Trung Hoa bằng con đường Hồ Tiêu Tuynhiên, cũng có nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh rằng Ðạo Phật đồng thờiđược truyền vào Việt Nam qua con đường Ðồng Cỏ [15; 11-13]

Phật Giáo du nhập qua con đường Ðồng Cỏ:

Con đường Ðồng Cỏ (Chemin des Steppes) tức là đường bộ còn gọi làcon đường tơ lụa Con đường này nối liền Ðông Tây, phát xuất từ vùng ÐôngBắc Ấn Ðộ, Assam hoặc phía Trung Á, một nhánh của đường tơ lụa đi từ

Trang 13

Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dươngbằng phương tiện lạc đà Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùngTây Tạng và các triền sông Mêkông, sông Hồng, sông Ðà mà vào Việt Nam.Cuốn Lịch sử Phật Giáo Việt Nam (Hà Nội, 1988) có nói rõ: "Các thươngnhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo BaChùa và theo sông Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đườnghiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên mộtnhánh của con sông Mênam ( ) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak

ở trung lưu sông Mêkông, địa bàn của vương quốc Kambijan Vương quốcnày có thể là do những di dân Ấn Ðộ thành lập trước công nguyên Rất có thểcác tăng sĩ Ấn Ðộ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đấtLào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An"

Từ thế kỷ thứ III, Phật giáo tại Giao Châu vẫn tiếp tục tự phát triểnmạnh mẽ, với sự xuất hiện của Tăng Hội (? - 280) và tư tưởng thiền của ông.Ông không những là sáng tổ của Thiền học Việt Nam, mà còn là người đầutiên đem thiền học phát huy ở Trung Hoa (Tăng Hội đã ở trên đất Ngô từ năm

255 đến 280)

Sự thâm nhập của Phật giáo theo con đường đồng cỏ còn được thểhiện ở việc các thiền sư lớn, những người sáng lập ra những thiền phái có vịtrí lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đều ít nhiều có liên hệ và tiếp thuPhật giáo Trung Hoa.Các phái thiền du nhập ở đất Bắc, thì sớm nhất là tổVinitaruci (549) đã lập nên thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi Việt Nam Vị tổ này

là Pháp lữ với đệ Tứ tổ Đạo Tín ở Trung Hoa Hai tổ đều là đệ tử đắc Phápcủa đệ tam tổ Tăng Xán Phái Vinitaruci truyền được 19 thế hệ, có 28 thiền

sư đắc Pháp, khởi đầu từ Ngài Pháp Hiền (626) đến Ngài Y Sơn (1216) pháinày không thấy truyền vào phương Nam khi dân tộc Việt Nam làm cuộcNam tiến lâu dài liên tục

Thiền phái thứ hai là Vô Ngôn Thông (826) Ngài Pháp lữ với NgàiQuy Sơn (853) bên Trung Hoa Hai tổ đều là đệ tử đắc pháp của tổ Bách

Trang 14

Trượng (814) phái thiền này truyền được 15 thế hệ, có đến 40 vị đắc pháp;truyền mãi cho đến niên hiệu Khai Hựu nhà Trần(1337) Phái này cũng khôngthấy truyền vào phương Nam Mặc dầu, vào các thế kỷ XIII, XIV đời Lý,Trần thì người Đại Việt đã làm chủ đất Thuận Hóa.

Thiền phái thứ ba do chính một thiền sư Trung Quốc đã đến đất Châu

Ô, Châu Rí cắm tích trượng để hoằng hóa giáo Pháp, nhưng cơ duyên lại đẩy

vị thiền sư này ra Thăng Long để khai phá, đó là thiền sư Thảo Đường, pháinày truyền thừa được 5 thế hệ, có 19 thiền sư đắc pháp Thời gian kéo dài từ

1069 đến 1205 Mặc dầu, từ Châu Ô, Châu Rí ra; nhưng về sâu thiền nàycũng không truyền vào phương Nam

Thiền phái thứ tư do người Việt sáng lập, đó là dòng Thiền Trúc Lâm ởnúi Yên Tử Phái này long thịnh vào thời dân Đại Việt đã làm chủ cõi đấtThuận Hóa, tuy có đến cửa Tư Dung và vùng Bắc Thuận Hóa mà khôngtruyền bá rộng rãi ở vùng đất mới này

Như vậy, từ buổi đầu, cõi Tiên Bình, Thuận Hóa có Phật giáo, có chùachiền, có Phật giáo dân gian, có chùa làng, nhưng chưa thấy chùa Tổ cótruyền thừa theo một dòng kệ nào

Kịp đến thời kỳ Nam Bắc phân tranh, con đương về Nam bị chặn bởicuộc nội chiến qua phân Song tại Nam Hà thì công cuộc Nam tiến tiếp tụcdiển tiến

Như vậy, nếu không có một Phật giáo Nam Hà, có lẽ nếp sống tư duy,tình cảm tôn giáo sẽ là chỗ trống lớn trong tâm hồn người Việt

Thiền phái thứ năm là thiền phái Nguyên Thiều và thiền phái thứ sáu làThiền Tử Dung -Liểu Hạnh ở Huế cũng đã góp mặt tiếp nối sự hoằng hóagiáo Pháp của đức Phật, làm cho đạo mạch Phật giáo Việt Nam lưu trường vàtiến về phương Nam của dân tộc

Những dữ kiện về con đường Hồ Tiêu và con đường Ðồng Cỏ có liênquan đến sự giao lưu của Việt Nam tuy chưa nhiều chứng minh có nhữngchứng tích mà lịch sử còn để lại, dù lịch sử truyền miệng hay thành văn, theo

Trang 15

lịch sử Phật Giáo Việt Nam thì vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, vua Ấn ÐộAsoka sau cuộc đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba, vua và trưởng lão TissaMoggaliputta đã gởi nhiều phái đoàn Như Lai sứ giả lên đường truyền báchánh pháp cho các nước thuộc vùng viễn đông, trong đó có đoàn của hai vịcao tăng là Uttara và Sona được phái đến Suvana-Bhumi, xứ Kim Ðịa Tuy cónhiều ý kiến khác nhau về vùng Kim Ðịa nhưng ý kiến trong quyển lịch sửPhật Giáo Thế Giới thì cho rằng vùng Kim Ðịa này là bán đảo Ðông Dương

từ Miến Ðiện kéo dài đến Việt Nam Vấn đề này được sách Lịch Sử PhậtGiáo Việt Nam (sđđ) viết: "Sử liệu Phật Giáo Miến Ðiện chép rằng hai vị caotăng đó (Uttara và Sona) đã đến Miến Ðiện truyền giáo nhưng sử liệu PhậtGiáo tại Thái Lan cũng ghi là hai cao tăng Uttara và Sona có đến Thái Lantruyền giáo Có học giả dựa vào một tài liệu Trung Hoa nói rằng ở Giao Châutại thành Nê Lê, có bảo tháp của vua Asoka, và học giả đó xác định thành Nê

Lê chính là Ðồ Sơn hiện nay (cách Hải Phòng khoảng 12km)" [15; 13,14]

Tuy nhiên, ở đây, khi nói về sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, ta

có thể xem việc này đã cơ bản hoàn tất trước thế kỷ thứ X, khi mà một mặt có

sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ cộng với sự ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa

từ phương Bắc sau đó, mặt khác là sự sản sinh, hình thành nền thiền học ViệtNam với những thiền phái đầu tiên nhưng lại rất lớn mạnh Từ đây đã tạo mộttiền đề vững vàng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam về sau, mà đỉnhđiểm là giai đoạn thế kỷ X - XIV

Phật giáo Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của 3 tông phái lớn:

Thứ nhất là Mật tông: Ra đời từ thế kỷ VII, khi Phật giáo Ấn Độ đã suy

yếu và Ấn Độ giáo hình thành Mật tông hình thành từ Phật giáo Đại thừa vàcác yếu tố bùa chú, pháp thuật thần linh của Ấn Độ Những người tu hànhtrong tông phái mật tông đã ảnh hưởng lớn đến phật giáo Việt Nam thời nhà

Lý với các sư Vạn Hạnh, tới đạo hạnh Không Minh không Mật tông đề caovai trò của người xuất gia tu hành, thậm chí còn coi là liệu thân của Phật

Thứ hai là Tịnh độ tông: Ra đời vào thế kỷ IV ở TRung Quốc do sư

Trang 16

Tuệ Viễn (Viễn Công) lập ra, Tịnh độ tông thờ Tam Bảo: Tam bảo tức là bangôi báu Tam bảo là Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo Phật Bảo: Đại giác, đạingộ, hiểu biết tất cả Pháp Bảo: những giáo thuyết của đức Phật Tăng Bảo:những người xuất gia cùng hòa hợp, cùng nhau tu học giáo thuyết của Phật.Quy y Tam bảo: là gửi thân vào đức Phật, vào đạo Phật, vào tăng chúng củaPhật Tức là nương theo đức giác có đủ Phước và Huệ, tức là nương theo sựchính không tà kiến, là nương theo đức Tịnh không nhiễm ô trọc, không chấp

nệ Như vậy, Phật tức là giác, Pháp tứ là chính, Tăng tức là tịnh Có 3 thứTam bảo là tổng thể Tam bảo (3 ngôi còn ở trong thế gian) Họ niệm Phật,chủ trương dựa vào Phật lực để giải thoát là chủ yếu Điều quan trọng là giữcho tâm tính yên tĩnh, không vọng động, phải hướng thiện và hướng thượng,luôn nhớ công đức cũng như lời răng dạy của Phật Phải luôn có niềm tin vào

sự giác ngộ

Thứ ba là Thiền tông: Ra đời vào thế kỷ VI ở Trung Quốc sư tổ là Bồ

Đề Đạt Ma, cho rằng giáo thuyết Phật giáo trừu tượng, lại nhiều kinh sách,người bình dân khó tiếp thu chân lý của phật nên ông chủ trương tu thiền, yênlặng mà suy nghĩ Tu thiền là cách tốt nhất để thấy được tâm, tính và giácngộ, vì phật tại tâm, tại tính chứ không phải ở bên ngoài Có tu tiệm ngộ thôngqua 52 bậc mới đạt quả Phật Có tu đốn ngộ giác ngộ nhanh với điều kiệnngười tu hành phải tạo ra được công án làm trí tuệ bùng sáng Thật ra niệm lànhân của đốn, đốn là nhân của tiệm trong quá trình tu hành Thiền tông ViệtNam là thiền tông nam phái Phật giáo có luật lệ lễ nghi và sự thờ phụng

Người theo đạo Phật có 2 dạng là tu tại gia và xuất gia tu hành Ngườitheo tại gia gọi là Ưu bà tắc (Nam), Ưu bà di(Nữ) gọi chung là cư sĩ hoặc làphật tín đồ Cư sĩ tại gia phải thực hiện ngũ giới gồm không được sát sanh;không được trộm cắp; không được sinh hoạt như vợ chồng với người khôngphải là chồng hoặc vợ của mình; không được vọng ngữ; không được uốngrượu say và thập thiện gồm không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm (3điều kiện về thân); không nói dối, không nói hai chiều, không nói điều ác,không nói thêu dệt (4 điều thiện vế khẩu), không tham lam, không giận dữ,

Trang 17

không tà kiến (3 điều thiện về ý).

Người mới xuất gia tu hành gọi là tiểu hay điệu Sau một thời gian tutập (tập sự) sẽ được xuống tóc dần dần và khi được tăng chúng đồng ý sẽ thụgiới Sadi (ở ngoài bắc quen gọi là sư bác) Sa di phải thực hiện 10 giới cấm,ngoài 5 giới cơ bản trên còn phải thực hiện 5 giới nữa là không trang điểm,bao gồm cả không bôi nước hay xoa dầu thơm; không nằm giường nệm caosang và giường rộng giành cho 2 người; không xem ca hát nhảy múa; khôngcất giữ vàng bạc; không ăn quá giờ quy định Sau một thời gian làm Sadi ( từ

10 năm trở lên) nếu được tăng chúng thừa nhận có đủ tư cách và trình độ thì

sẽ được thụ giới Tỳ Kheo Lễ thụ giới Tỳ Kheo được tổ chức trọng thể theomột thiết chế gọi là giới đàn Tỳ Kheo có các bậc Đại đức (còn gọi là sư ông);Thượng tọa (ngoài việc có đạo đức và trình độ Phật học cao còn phải có 45tuổi đời và 25 tuổi hạ trở lên); Hòa thượng (ít nhất phải có 60 tuổi đời và 45tuổi hạ) Ni không có phẩm thượng tọa và hòa thượng mà được thay bằngphẩm ni sư và sư trưởng

Bậc Tỳ Kheo trở lên: Tăng phải giữ 250 giới, Ni phải giữ 348 giới.Người xuất gia phải được phép của cha mẹ, không tàn tật, không nói ngọng,không phải là tội phạm, không phải là kẻ trốn nợ và phải được tăng chúngtrong chùa hay tu viện đồng ý Người xuất gia tu hành được gọi là tăng(Nam), Ni (Nữ) Giới luật quy định cho những người xuất gia là rất nghiêmngặt, chi tiết cho tất cả các sinh hoạt ăn, mặc, ở, đi lại, ngủ nghỉ, nói năng,quan hệ giao tiếp vói gia đình xã hội, đồng đạo và phương thức hành động.Hàng tháng vào ngày 15, 29 hoặc 30 âm lịch những người xuất gia trong mộtchùa hay trong một tu viện phải tập họp lại để tụng giới Người phạm giớiđược xử theo phép xết ma Giáo lý, giới luật của Phật giáo tạo ra những nộidung đạo đức khá phong phú, điển hình như "từ bi hỷ xã", "vô ngã vị tha",

"bình đẳng hòa hợp, khoan dung yêu thương giúp đỡ lẫn nhau"

Các ngày lễ chính trong Phật giáo

Tính theo âm lịch thì những ngày lễ chính là:

- Ngày 01 tháng 01, lễ vía Phật Di lặc

Trang 18

- Ngày 15 tháng 01, lễ thượng nguyên.

- Ngày 08/02, lễ vía Phật thích ca xuất gia

- Ngày 15/2, lễ vía Phật thích ca nhập diệt

- Ngày 04/04, lễ vía bồ tát văn thù

- Ngày 15/04, lễ vía Phật đản sinh; từ 15/04 -đến 15/07 mùa kiết hạ

- Ngày 19/6, lễ vĩa quán thế âm bồ tát thành đạo

- Ngày 13/07, lễ vía địa tạng bồ tát

- Ngày 19/9, lễ vía quán thế âm xuất gia

- Ngày 30/9 lễ vía Phật Dược sư

- Ngày 17/11, lễ vía Phật A di da

- Ngày 8/12, lễ vía Phật thích ca thành đạo

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG PHẬT GIÁO

Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì con người là một thựcthể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội; trong tính hiện thực của nó,bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội; con người vừa là chủ thể

và là sản phẩm của lịch sử Đó là những quan niệm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về con người, vậy Phật giáo có quan niệm như thế nào về con người?

-1.2.1 Quan niệm của Phật giáo về cấu tạo con người

Một trong những khái niệm trung tâm của Phật giáo chính là Pháp(Phạn: Dharma, Paly: Dhamman) Theo tiếng Phạn, chữ gốc của Dharma lànắm giữ, ra đời từ thời Rig Veda, ám chỉ đến tác dụng của các thần linh vớinghĩa trực tự và thứ lớp Đến khi Đức Phật tiếp nhận khái niệm này, Ngài đãcung cấp cho nó nhiều tầng ý nghĩa hơn Bộ Abhidhaanappadiipikaa, bộ "từđiển" Pali cổ viết bằng văn vần (vào thế kỷ XII), liệt kê đến 14 nghĩa khác nhaucủa từ Dhamma và khi kết thúc bài kệ cũng phải thêm vào chữ aado (vân vân)

14 nghĩa được nêu lên trong bài kệ là: bản chất, giáo pháp, trí tuệ, công lý, sựthật, điều kiện hay trạng thái bình thường, phước đức, đối tượng của nhận thức,đức tính, giới hạnh, thiền định, vô ngã, sư phạm giới, nguyên nhân

Trong các bản kinh, khái niệm này được sử dụng trong nhiều trường

Trang 19

hợp khác nhau chỉ như tính chất thiện, bất thiện hoặc vô ký; có khi dùng đểchỉ tóc trên đầu; cũng có khi dùng để chỉ toàn bộ các đối tượng hiện hữu donhân duyên như trong câu “vạn pháp vô ngã” (sabbe dhammaa anattaa) nhưngtựu chung có hai nghĩa cơ bản:

- Pháp là chỉ tất cả các sự vật, hiện tượng có tự tính, có bản chất riêngkhông thây đổi để phân biệt với các sự vật hiện tượng khác

- Pháp là pháp tắc tự nhiên, pháp tính hay quy tắc

Con người là một Pháp nghĩa là con người có tự tính hay có bản chấtriêng biệt để dựa vào đó mà nhận biết, lý giải và phân biệt với các sự vật, hiệntượng khác Mặt khác, con người là một pháp còn có nghĩa con người là mộtthực thể chụi sự quy định của các pháp tắc tự nhiên và dù Đức Phật có mặthay không có mặt cũng không thây đổi được điều đó

* Các nhân tố hình thành con người.

- Con người là hợp thể của Danh và Sắc

Có nhiều cách giải thích khác nhau về những nhân tố hình thành nêncon người, trong đó có hai nhân tố cơ bản và chung nhất mà Phật giáo đề cậpđến: Danh và Sắc (namarupa)

Danh - Sắc là tên gọi chung của Ngũ uẩn Danh chỉ cho phương diệntinh thần hay tâm; còn Sắc chỉ về cơ thể, thể xác hay vật chất Trong một sốtrường hợp, để nhấn mạnh mặt này hay mặt khác, Đức Phật đã đề cập đến cáckhái niệm khác như Ngũ uẩn, Lục giới, Tứ thực, Thập nhị xứ, Thập bát giới Chẳng hạn, khi nhấn mạnh về vật chất, đức Phật nói Lục giới (đất, nước, lửa,gió, không và thức); Tứ thực (đoạn thực, xác thực, tư thực và thức thực); khinhấn mạnh đến yếu tố nhận thức, Đức Phật nói Lục xứ (nhãn, nhĩ, tị, thiệt,thân và ý), Nhị thập xứ (lục xứ kết hợp với lục cảnh: sắc, thanh, hương, vị,xúc), Thập bát giới (lục xứ kết hợp lục cảnh hình ra lục thức: nhãn thức, nhĩthức, tị thức, thiệt thức, thân thức và ý thức; cộng lại là 18)

Khi nói con người là hợp thể của Danh và Sắc, điều đó có nghĩa conngười chỉ được gọi là con người khi có sự tương hợp của hai yếu tố: tinh thần

Trang 20

và vật chất Nói cách khác, nói con người được sinh thành thuần túy từ vậtchất hoặc từ tinh thần đều là sai lầm; thay vào đó, khi có sự phối hợp haytương hợp của hai yếu tố này cùng lúc thì khi đó mới có con người Quanniệm về con người là hợp thể của Danh - Sắc này là quan niệm cơ bản vàchung nhất trong tất cả các quan niệm khác về con người, không chỉ tiếp tụctái khẳng định con người là Vô ngã vì là hệ quả của Duyên khởi mà còn muốnnhấn mạnh một điều: vật chất và tinh thần hay thể xác và tâm thức chính làhai nhân tố hình thành nên con người.

- Con người là hợp thể của Lục giới (Lục đại)

Lục giới (sad dhatavah) là sáu yếu tố hình thành ra con người gồm đất,nước, gió, lửa, không và thức Gọi là giới vì mỗi thứ đều có giới hạn riêng, cókhi còn gọi là đại vì sáu yếu tố này cấu tạo thành thế giới hữu tình và có mặt ởkhắp mọi nơi Năm yếu tố đầu: đất, nước, gió, lửa và không thuộc về vật chấthay Sắc trong Danh -Sắc, hình thành ra thể tạng hay cơ thể con người; thức làTâm, thuộc về Danh trong Danh - Sắc Đức Phật nói con người là hợp thể củaLục giới hay Lục đại chính là nhấn mạnh khía cạnh vật chất của con người

Theo đó, đất là yếu tố hình thành ra xương, thịt; nước là máu và chấtlỏng; gió là hơi thở, sự hô hấp; lửa là độ ấm hay nhiệt độ của cơ thể và không

là các khoảng trống; thức là tinh thần, là sinh khí mà nhờ nó, các đại thuộc vậtchất mới có sự sống và khả năng hoạt động

Khi quan niệm con người là hợp thể của Lục giới hay Lục đại nghĩa làcon người sinh thành và hoại diệt tùy thuộc vào sự dung hòa của sáu yếu tốtrên Mỗi một đại hay một giới cũng không phải là một yếu tố độc lập, biệtlập hay tách rời mà ngược lại chúng chứa đựng trong nhau, một đại có đủ nămđại kia dung nhập trong nhau

Khi đề cập đến con người với tư cách là hợp thể của Lục đại, nhấnmạnh vào yếu tố thể xác vật chất, Đức Phật vừa muốn hành giả quán chiếuthân thể vốn không có Ngã thể thường hằng mà chỉ là một tập hợp bất tịnhcủa đất, nước, gió, lửa và không; từ đó buông bỏ hay xả ly khỏi sự chấp trước

Trang 21

vào thân thể, tiến tới tu tập và giải thoát; mặt khác, Ngài cũng muốn hành giảnhìn nhận vào sự viên dung vô ngại, thu nhiếp và dung hòa lẫn nhau của vạnpháp, cả Tâm và vật, từ đó không còn chấp trước vào bất cứ một yếu tố haymột Ngã thể nào.

- Con người là hợp thể của Ngũ uẩn

Ngũ uẩn (Panca skandha) còn gọi là Ngũ ấm, Ngũ chúng hay Ngũ tụ.Ngũ uẩn gồm có: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn vàThức uẩn Sắcuẩn thuộc Sắc, tức thuộc về vật chất; Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thứcuẩn thuộc về Danh, tức đề cập đến Tâm thức hay khía cạnh tinh thần Khácvới quan niệm Lục đại nhấn mạnh khía cạnh vật chất của con người, quanniệm về Ngũ uẩn nhấn mạnh khía cạnh tinh thần hay Tâm thức của conngười

- Ngoài ra để con người có thể tồn tại và phát triển thì con người cần phải

ăn uống Ăn (thực) là cái vô cùng quan trọng, trong Phật giáo có 4 loại thực:

(1) Đoạn thực: thức ăn là động vật, thức ăn vật chất

(2) Tư thực: thức ăn là sự suy tư, nghĩ ngợi

(3) Xúc thực: thức ăn là những cảm xúc, cảm giác

(4) Thức thực: thức ăn là những món ăn tinh thần thuần khiết Đây lathức ăn của cõi vô sắc, sống bằng tinh thần thanh cao

1.2.2 Quan niệm của Phật giáo về thân thể con người

Khi phân tích con người, Đức Phật sử dụng khái niệm Ngũ uẩn Khiquán chiếu quá trình hình thành ra con người, nói đúng hơn là quá trình hìnhthành Ngũ uẩn, Đức Phật sử dụng khái niệm Thập nhị nhân duyên Cả haiquan niệm Ngũ uẩn và Thập nhị nhân duyên đều nhằm mục đích nhấn mạnhcon người vốn dĩ Vô ngã, tức là không có ngã để thường hằng, thường trụ vàbất biến Tuy vậy, mỗi một khái niệm có một chức năng riêng biệt nhằm nhấnmạnh các khía cạnh khác nhau Ngũ uẩn nhằm phân tích sự hiện hữu của conngười ở khía cạnh hiện hữu, Thập nhị nhân duyên nhằm chỉ rõ tiến trình sinh

Trang 22

thành và hoại diệt của con người Thập nhị nhân duyên gồm 12 chi là: Vôminh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Sinh và Lão Tử.

Ta cũng có thể tóm tắt quá trình ra đời của một con người theo mộtcách khác như sau:

Do Vô minh khởi lên làm duyên mà có Hành Hành là sự dao động củatâm thức, Vô minh khi kết hợp với Hành làm Ý lực tạo tác của tâm thức sinhkhởi Ý lực tạo tác của tâm thức sinh khởi chuyển sinh thành Thức năng CóThức nên Nghiệp lực tìm được một chỗ để thoát sinh: hoặc noãn sinh, thaisinh, thấp sinh hoặc hóa sinh Thức này còn được gọi là Kiết sinh thức hay ýniệm tối sơ, đi vào bào thai để bào thai trở thành một sinh thể Cái Kiết sinhthức này khi kết hợp với tinh cha huyết mẹ (đối với thai sinh) hay với nhữngchất khác (thấp sinh, hóa sinh ) hình thành nên Danh - Sắc Đó là một sinhthể trọn vẹn, là giao thoa của tâm lý (Danh) và vật lý (Sắc) Tâm lý và vật lýhòa hợp lẫn nhau biểu hiện ra Lục nhập gồm mắt, tai, mũi, thân, ý Khi đã cóLục nhập rồi, đến ngày sinh đứa bé thì lục căn tiếp xúc với lục cảnh là sắc,thanh, hương, vị, xúc và pháp Đức Phật gọi là Xúc, nhưng vì ở đây, trẻ từ 1đến 3 tuổi nên còn hoàn toàn vô tư, không phân biệt tốt - xấu, hay - dở Từ 4đến 6 tuổi, khi đó sự tiếp xúc mới nảy sinh phân biệt, mới nhận thấy cái nàođáng ưa, đáng ghét, đó gọi là “Xúc duyên Thọ” Khi có Thọ thì tình cảmluyến ái phát sinh, thích cái mình ưa và muốn tránh cái mình ghét Ái chính làThọ đi đến một trạng thái chín muồi, khi Ái phát sinh thì từ Ái này sinh raThủ Thủ có nghĩa là níu kéo và duy trì cái mà mình yêu Cũng chính Ái vàThủ là động lực để duy trì sự tồn tại, đồng thời cũng chính nó tạo nên tiếntrình của tồn tại, vì thế “thủ duyên hữu” chính là như vậy Khi hữu hình thànhthì năng lực tạo Nghiệp hình thành Vì năng lực tạo Nghiệp mà năng Sinhphát sinh Vì năng Sinh mà có Lão - Tử

Theo quan niệm Vô thường thì mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vậnđộng biến đổi không ngừng, không có cái gì là thường hằng, thường trụ Sở dĩvạn vật trong vũ trụ chịu sự chi phối của luật nhân quả Vô thường có hai loại:

- Sát na vô thường: chỉ sự biến hóa trong từng sát na (1 sát na = 1/1

Trang 23

triệu giây - đây là đơn vị thời gian bé nhất trong Phật giáo) điều có sinh, trụ,

dị, diệt (sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong)

- Tương trụ vô thường chỉ trong một chu kỳ có 4 tương sinh, trụ, dị,diệt nối tiếp nhau

Như vậy con người là sự kết hợp của những yếu tố động nên không có

gì định hình có thể gọi nó là nó được, và suy cho cùng nó là Vô ngã Với cáchnhìn như vậy, mọi sự vật hiện tượng chỉ là giả danh, không thực, chỉ là giảhợp của Ngũ uẩn mà thành nên nó là hư vong, huyễn hoạt Đủ nhân duyênhợp lại thì sống, nhân duyên tan ra thì chết Sống chết chỉ là sự hợp tan củaNgũ Uẩn Vô thường mà tưởng là thường, Vô ngã mà tưởng là ngã, đó là cái

mê lầm lớn nhất của con người

Phật giáo cho rằng thân thể là gốc của mọi khổ đau (thân vi khổ bản),nhưng nếu không có thân thì lo lắng sợ sệt, nóng giận, dâm dục thì đâu màtới được Mọi sự vật hiện tượng điều là vô thường nên thân thể con ngườicũng nằm trong quy luật đó, nó cũng Vô thường, hôm nay thấy là còn trẻ vậy

mà ngày mai đã thấy già [9; 20,21]

1.2.3 Quan niệm của Phật giáo về bản chất con người

Theo triết học Phật giáo thì bản chất con người là Vô ngã Tuy vậy, đểhiểu Vô ngã thì trước hết phải biết Ngã là gì ?

Ngã theo tiếng Phạn là Atman, âm Hán là A đặc man hay A thán mađược hình thành từ thời Rig Veda Trong Upanishad, nguồn gốc của Ngã làsinh khí hay hơi thở, sau đó chuyển thành Tự tính, Bản chất, Sinh mệnh, Tựngã, Tự kỷ hoặc chỉ chung là một chủ thể độc lập, tồn tại vĩnh viễn có sẵntrong con người Sang tiếng Hán, Ngã được hiểu theo hai nội dung: Chủ và

Tể (Ngã vi chủ tể) Chủ là tự tại và Tể là cắt đặt hay sắp đặt, nghĩa là mọi tưduy, lời nói, việc làm của mình biểu hiện ra bên ngoài đều do sự lãnh đạo, sắpxếp của Ngã Khái niệm Ngã còn được gọi dưới nhiều tên gọi khác nữa nhưLinh hồn, Cái tôi tùy từng hoàn cảnh cụ thể Cách hiểu này về sau được cáchọc phái dựa trên thánh điển Veda và Upanishad chấp nhận, ngay cả Phật

Trang 24

giáo khi phủ nhận học thuyết về Ngã của các triết thuyết khác cũng chính làphủ nhận Ngã vói nội dung như vậy.

Vậy theo Phật giáo, Ngã là một phạm trù dùng để chỉ một thực thể vĩnhhằng, độc lập, tuyệt đối, bất biến, có trước con người và quy định bản chấtcon người Ngã có một số đặc điểm sau:

- Thứ nhất, Ngã là chủ thể độc lập, tuyệt đối, không bị phụ thuộc, ảnhhưởng hay tác động bởi bất cứ cái gì

- Thứ hai, Ngã thường hằng, bất sinh, bất diệt Ngã không ra đời lúcsinh và mất đi lúc chết cùng với cơ thể con người

- Thứ ba, Ngã vốn vô hình, vô ảnh, không thể nắm bắt hay sờ móđược nhưng ở đâu cũng có Ngã và vạn vật sinh thành, trưởng dưỡng được lànhờ có Ngã

* Những biểu hiện về bản chất của con người.

Tuy quan niệm bản chất con người là Vô ngã nhưng xét trong từnghoàn cảnh cụ thể, bản chất con người cũng được biểu hiện nhiều hình tháikhác nhau Có lúc con người làm nhiều việc ác, có lúc con người làm nhiềuviệc thiện Điều ấy chứng tỏ con người tuy không có tự tính cố định nhưngtrong mỗi con người điều ẩn chứa hai tự tính là Vô minh tính và Phật tính.Nói cách khác, khi con người bắt đầu tham gia vào tiến trình sinh - tử thì conngười đã chụi sự quyết định và đồng thời cũng là hệ quả của Vô minh tínhnhưng trong con người còn tìm tàng cả Phật tính hay khả năng giải thoát khỏitiến trình sinh tử đó nên nói bản chất con người song hành tồn tại Vô minhtính và Phật tính

- Vô minh tính và vai trò của vô minh tính

Vô minh tính là thuật ngữ dùng để chỉ một trong những biểu hiện cụ thể

về bản chất của con người trong đời sống hiện thực nhưng khi tìm hiểu vềnguồn gốc của vô minh tính thì chúng ta sử dụng thuật ngữ Vô minh Nóicách khác, Vô minh là tên gọi khác của Vô minh tính nhằm nhấn mạnh nguồngốc hình thành ra Vô minh tính.Quá trình hình thành con người được giải

Trang 25

thích dựa trên sự vận hành của 12 chi trong Thập nhị nhân duyên thì chi vôminh gây ra nhiều thắc mắt lớn nhất Vô minh có phải là nguồn gốc củ sựsống? Là thực tại đầu tiên và duy nhất cho toàn bộ hiện hữu? Nếu thừa nhận

Vô minh là nguồn gốc đầu tiên hay là thực tại duy nhất thì khái niệm Duyênsinh có còn đứng vững? Chính những thắc mắc này khiến khái niệm Vô ngãtrở thành nan giải và Phật giáo có thể vấp phải mâu thuẫn khó tránh khỏi

Tuy nhiên, vấn đề này không phải bây giờ được nêu ra mà ngay từ khiĐức Phật còn tại thế, vấn đề Vô minh từ đâu ra đã được đề cập, và từ vấn đề

Vô minh này, khái niệm Vô ngã lại một lần nữa được nhắc nhưng không phảivới việc phân tích các yếu tố hình thành ra con người mà là xác định bản chấthay bản tính cố hữu của con người.Vô minh tuy là động lực kết hợp Ngũ uẩn,

Tứ thực, nhưng khi ý chí căn bản này là những hoạt động thì rút cuộc nó cũng

là từ trong tự thể cơ quan mà triển khai ra rồi tạm ý theo cái đặc trưng ấy màchia nhánh để quan sát, phân tích chứ nó quyết không phải vật ngoài tự thântác dụng khiến cho hiện tượng sinh mệnh phát khởi Nghĩa là, trong bản thân

Vô minh đã có đầy đủ khả năng tính tương đương để trở thành những yếu tốNgũ uẩn, Tứ thực rồi, nhưng khi vẫn chưa khai triển cái địa vị của trạng tháinguyên thủy đó thì được gọi là Vô minh, còn đương thể khi đã triển khai rồithì được gọi là Ngũ uẩn

Bản chất của Vô minh là bất giác, căn bản Vô minh là một niệm bấtgiác chợt khởi lên hay thình lình khởi lên Vì niệm Vô minh căn bản bất chợthiện lên vô cùng nhỏ nhiệm, là một loại động tâm vi tế có nguồn gốc từ vôthủy nên không thể xác định nguồn gốc, là đầu mối của mọi thứ phiền nãonên được gọi là Căn bản vô minh Chi mạt vô minh là loại vô minh ra đời từCăn bản vô minh, tạo ra Nghiệp thô và tế Từ vô minh và Tham ái mà Ngũuẩn được hình thành, có Ngũ uẩn nên tạo Nghiệp, và tạo nghiệp mà sinh raluân hồi, phiền não và đau khổ Điều đó có thể được hiểu như là một quá trìnhhình thành bản chất của con người trong thế giới hiện tượng

- Phật tính.

Ở trên chúng ta đã nói đến bản chất con người trong đời sống hiện

Trang 26

tượng chịu sự quy định và đồng thời cũng là hệ quả của Vô minh, mà biểuhiện cụ thể của Vô minh chính là Nghiệp và Luân hồi Tuy vậy, bản chất củacon người là Vô ngã nên khả thể của con người có thể chấm dứt chu trìnhLuân hồi cùng với các phiền não và khổ đau mà nó mang theo Chính vì thế,bên cạnh Vô minh, trong con người có chứa đựng Phật tính, hay các hạt giống

có khả năng đưa con người tới Niết bàn Kinh Rohitassa Sutta có ghi lạinhững Phật ngôn sau đây: “Như Lai tuyên bố rằng thế gian, nguồn gốc củathế gian, và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian, đều nằm trong tấm thânmột trượng nầy, cùng với tri giác và tư tưởng"

Khái niệm Phật tính (Buddha - dhatu) còn gọi là Như Lai tính hay Giáctính chỉ cho bản tính của Phật hay khả năng thành Phật, là hạt giống haychủng tử có sẵn trong tâm thức mỗi con người Vậy Phật tính hay Như Lạitính là gì?

Như Lai hay Phật tính có các đặc điểm sau: an ổn, rời tham ái, toàn trí,toàn kiến, tự tại, đến như vậy, đi như vậy Các đặc điểm này cũng là đặcđiểm “đang ngủ ngầm” trong tâm thức mỗi chúng sinh Chúng sinh còn trôilăn trong sinh tử luân hồi, còn nhiều phiền não và khổ đau đơn giản vì chưaphát hiện ra các đặc điểm này của chính mình và sống với nó mà thôi

Tóm lại, về bản chất, con người là Vô ngã tính hay Vô tự tính hay Vôtính, tức là không có bản tính cố định Tuy vậy, dưới khía cạnh Tục đế, khicon người ra đời thì con người đã là kết quả của một chuỗi các nhân duyên,trong đó Vô minh và Ái là hai nhân tố cơ bản nên Vô minh tính chính là mộtphần bản chất của con người Nhưng vì con người có khả năng tu tập và khảnăng giải thoát khỏi tấm lưới của Vô minh nên bên cạnh Vô minh tính, conngười còn có Phật tính Xét dưới khía cạnh chân đế, Phật tính chính là bảntính thường hằng của con người còn Vô minh tính chỉ là lớp màn của ảotưởng tạm thời che đi sự sáng suốt của Phật tính Mỗi con người muốn giảithoát thì cần phải tu tập để đánh thức Phật tính trong mỗi con người thức dậy

1.2.4 Quan niệm của Phật giáo về cuộc đời con người

Quan niệm của Phật giáo về đời người được thể hiện rõ trong Tứ Diệu

Trang 27

Đế “Tứ diệu đế” là nội dung chủ yếu là về nhân sinh quan Phật giáo - luậnđiểm về giải thoát và cứu khổ - Niết bàn.

- Khổ đế: tất cả những cái có, vốn là tồn tại điều khổ Đau khổ là quá

trình tồn tại Đời là bể khổ “nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước của bốnbiển” Những cái khổ tóm lại trong bát khổ: Sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oántăng hội, sở cầu bất đắc, thụ ngũ uẩn khổ

- Tập đế (nhân đế): mọi cái khổ điều có nguyên nhân Nguyên nhân

của đau khổ nằm trong trần tục là vô minh, là dục vọng “Thập nhị nhânduyên” là nguyên nhân của cái tồn tại kéo dài không ngừng và liên tục trongvòng quay vĩnh cữu Mười hai ngyên nhân ấy là: Vô minh, hành, thức, danh -sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão - tử điều gây khổ Duyên “lão -tử” vừa là kết quả của một quá trình, nhưng cũng là ngyên nhân của vòng luânhồi mới từ vô minh của cuộc đời khác Tất cả 12 nguyên nhân này quan hệràng buộc với nhau, dẫn tới cay đắng của cuộc đời

- Diệt đế: Phật giáo khẳng định cái khổ có thể diệt được Có thể chấm

dứt được đau khổ, chấm dứt được luân hồi nhờ đạt trạng thái niết bàn

Niết bàn có thể hiểu theo các nghĩa sau:

1) Là cảnh trí của nhà tu hành đã diệt sạch các phiền não và tự biếtrằng, mình chẳng còn luyến ái

2) Là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não

3) Là đã dứt nhân quả sinh tử, dứt hết nghiệp, luân hôi

4) Là vô vi, trống không, lặng lẽ, yên ổn chấm dứt cái tai hại của sinh tử.5) Là không sinh ra những khổ quả nữa

6) Là không nhân duyên tạo tác nghiệp lầm (vô vi)

7) Là yên ổn, khoái lạc, hêt khổ (an lạc)

8) Là lìa khỏi phiền não (giải thoát)

Niết bàn theo Phật giáo cũng có những nghĩa như thế, nhưng cần phảiđược hiểu là:

1) Cõi tĩnh, tịch, cực lạc siêu không gian, siêu thời gian (hư không, thếgiới bên kia)

Trang 28

2) Đã diệt trừ hết mọi dục vọng thù ghét, mê lầm đạt đến sự giải thoáttuyệt đỉnh, đồng nhất Niết bàn, Pháp, Phật (Niết bàn có ngay trong hiện thực).

3) Là thế giới đại đồng, bình đẳng, bát ái (khát vọng về tương lai).Diệt đế cũng là Niết bàn Muốn đạt Niết bàn phải diệt đế, phải chứngquả “duyên giác” Diệt đế trước hết là diệt vô minh Sự sai lầm của Phật giáo

là coi trọng vô minh bao gồm cả việc thừa nhận sự tồn tại của con người vàcủa vạn pháp

Ở đây trong bản thể luận, Phật giáo cứu cánh con người không phảibằng đấu tranh giai cấp, bằng cách mạng mà bằng diệt dục Để đạt được trạngthái giải thoát, Phật giáo đã “đặt thế giới lầm lỗi và trần tục, tức thế giớithường ngày và tồn tại kinh nghiệm đối lập với sự yên tĩnh vĩnh hằng đạtđược, bằng cách giảm bớt dần nguyên nhân sự tồn tại trần tục” [23;55]

Trong lý thuyết về giải thoát của Tiểu thừa và Đại thừa cũng có đôi nétkhác nhau Chúng sinh - theo Tiểu thừa - chìm đấm trong bể khỗ sẽ đến nơiyên tĩnh và ai cũng muốn hướng đến trạng thái A la hán (vị thánh đã đạt niếtbàn) Nhưng muốn tới trạng thái ấy, mỗi cá nhân tự phấn đấu mà đi Đức Phậtchỉ vạch ra mục đích và hướng dẫn con đường Các vị La Hán không quantâm và không thể quan tâm tới mọi người và không có thể giúp được, mỗingười tự tạo nghiệp của mình, tự đạt tới niết bàn Với Đại thừa, A la hán đượcthay bằng Bồ Tát chứng quả niết bàn nhưng khước từ bước vào trạng thái yênlặng ấy, các Ngài lại thường quan tâm giúp đỡ chúng sinh khác cũng đạt tớitrạng thái ấy Theo Đại thừa, mọi chúng sinh điều liên kết với nhau bởi chúng

có chung tâm Phật Tất cả chúng sinh điều là Bồ Tát, là Phật vị lai Mỗi chúngsinh điều ẩn dấu một phần của cái chung đó Đức Phật tuyệt đối duy nhất BồTát tuy giúp đỡ mọi người khi mình đã được giải thoát, nhưng không làm cho

họ đắt đạo được, chỉ Đức Phật mới làm được điều đó Nơi nào có Bồ Tát thìnơi đó là Phật giáo Đại thừa

- Đạo đế: là những con đường chân chính dẫn đến sự giải thoát, là

những con đường tu đạo Thực chất của những con đường này là diệt “vôminh” Có tám con đường gọi là “Bát chánh đạo”:

Trang 29

+ Chính ý: Tư duy, suy nghĩ đúng.

+ Chính ngữ: Giữ lời nói chân chính

+ Chính kiến: Có sự hiểu biết đúng đắn, nhất là về Tứ diệu đế

+ Chính nghiệp: Có nghiệp tà và nghiệp chính Nghiệp ta thì tu sữa, cảitạo Nghiệp chính thì giữ cho vững, Thân, khẩu, ý nghiệp điều phải giữ chochính, cho thanh tịnh

+ Chính mệnh: Sống trung thực, cư xử đúng đắn, tiết chế dục vọng vàgiữ nghiêm giới luật

+ Chính tịnh tiến: Thường xuyên tích cực tuyên truyền chân lý củaPhật Hoằng dương Phật pháp chân chính

+ Chính niệm: Thường giữ vững và nhớ Phật, niệm Phật

+ Chính định: Tĩnh lặng tập trung và suy nghĩ về “Tứ diệu đế”, “vôngã”, “vô thường”, và “khổ”

- Tám con đường ấy quy về thực hiện ba nguyên tắc: Giới - Định - Huệ.+ Giới: Giữ những điều kiên kỵ để con người trở nên trong sạch, làmcho thân, khẩu, ý được thanh tịnh

+ Định: Làm cho thân, tâm trụ, định, an lạc không bị tán loạn, không bịchi phối bởi hoàn cảnh Định gồm có Chỉ và Quán Nhờ Chỉ mà mọi nghiệpdừng lại và ngưng động Nhờ Quàn mà trí tuệ minh mẫn

+ Huệ (tuệ): Nhờ định mà trí tuệ bát nhã phát sinh, lúc đó con người liềnvượt qua bể khổ đạt đến bờ giải thoát (giác ngộ, niết bàn, quốc độ, tĩnh lặng )

Giải thoát khỏi phiền não và khổ đau mà con người đang phải gánhchịu là mục đích tối hậu của hầu hết các trường phái triết học Ấn Độ cổ đạichứ không riêng gì Phật giáo Giải thoát là cởi bỏ được sự trói buộc của phiềnnão nhằm giải thoát thể giới mê muôi đầy khổ đau và bất cứ sự trói buộc nào

để có được tự do, tự tại Giải thoát theo quan niệm của Phật giáo là chấm dứthoàn toàn các nguyên nhân dẫn đến sinh tử, thoát ra khỏi Luân hồi và vĩnh viễn

an trụ trong niết bàn thường tịch Giải thoát và Niết bàn chính là biểu hiện cảnhgiới cuối cùng của mọi con đường tu tập Về sau, các nhà nghiên cứu coi Giảithoát là đối tượng khảo cứu nên khi sử dụng khái niệm Giải thoát, chúng ta

Trang 30

thường nhấn mạnh đến con đường thực hiện còn khi sử dụng khái niệm Niếtbàn, chúng ta thường chỉ đến kết quả của quá trình đó [23;54-56].

CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY

2.1 KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI HUẾ

Thừa Thiên Huế, Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế là vùng đất có lịch sửlâu đời Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy rõ dấu vết của ngườixưa trên mảnh đất này Những di vật như rìu đá, đồ gốm được tìm thấy ở Phụ

Ổ, Bàu Ðưng (Hương Chữ, Hương Trà) cho phép khẳng định đây là các ditích có niên đại cách đây trên dưới 4.000 năm Những chiếc rìu đá được pháthiện trên nhiều địa bàn khác nhau, đặc biệt tại các xã Hồng Bắc, Hồng Vân,Hồng Hạ, Hồng Thủy, Bắc Sơn (A Lưới); Phong Thu (Phong Ðiền) đã chứngminh sự có mặt của con người ở vùng đất này trên dưới 5.000 năm Di tíchkhảo cổ quan trọng gắn liền với nền văn hóa Sa Huỳnh được tìm thấy lần đầutiên tại Thừa Thiên Huế năm 1987 là di tích Cồn Ràng (La Chữ, Hương Chữ,Hương Trà) nói lên rằng chủ nhân của nền văn hóa này đã đạt đến trình độcao trong đời sống vật chất lẫn tinh thần cách đây trên dưới 2.500 năm Dấu

ấn này còn được tìm thấy ở Cửa Thiềng năm 1988 (Phú Ốc, Tứ Hạ, HươngTrà) Cùng với văn hóa Sa Huỳnh, tại Thừa Thiên Huế còn có sự hiện diệncủa văn hóa Ðông Sơn Năm 1994, trống đồng loại một đã được phát hiện ởPhong Mỹ, Phong Ðiền Ðây là một trong những di vật độc đáo của nền vănhóa Việt cổ

Các cứ liệu xưa cho biết, từ xa xưa Thừa Thiên Huế từng là địa bàngiao tiếp của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khácnhau, cùng cư trú và cùng phát triển Trong thời kỳ phát triển của Văn Lang -

Âu Lạc, tương truyền Thừa Thiên Huế vốn là một vùng đất của bộ ViệtThường Trong thời kỳ nước Nam Việt lại thuộc về Tượng Quận Năm 116

Trang 31

trước Công nguyên, quận Nhật Nam ra đời thay thế cho Tượng Quận Thời kỳBắc thuộc, trong suốt thời gian dài gần 12 thế kỷ, vùng đất này là địa đầu phíaBắc của Vương quốc Chămpa độc lập Sau chiến thắng Bạch Ðằng lịch sử củaNgô Quyền (năm 938), Ðại Việt trở thành quốc gia độc lập và qua nhiều thế

kỷ phát triển, biên giới Ðại Việt đã mở rộng dần về phía Nam Năm 1306,công chúa Huyền Trân em gái vua Trần Anh Tông, "nước non ngàn dặm rađi" làm dâu vương quốc Chămpa, vua Chế Mân dâng hai châu Ô, Rí (Lý) đểlàm sính lễ Năm sau, vua Trần đổi hai châu này thành châu Thuận, châu Hóa

và đặt chức quan cai trị Thừa Thiên Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hainền văn hóa lớn của phương Ðông với nền văn hóa của các cư dân bản địa

Từ khi trở về với Đại Việt, Châu Hóa và vùng đất Thuận Hóa đã từng

là nơi ghi dấu những công cuộc khai phá mở làng, lập ấp, nơi Đặng Tất xâydựng căn cứ kháng chiến chống quân Minh xâm lược, nơi cung cấp "kho tinhbinh" cho Lê Lợi giải phóng đất nước

Trong thời gian này, Chính quyền trung ương buổi đầu khi tiếp nhậnHuế đã không còn mang tinh thần lấy Phật giáo làm quốc giáo, bởi vì từ TrầnAnh Tông (1311) trở đi đến Hồ Quý Ly, Hậu Lê đều đề cao Nho giáo Vớiluật Hồng Đức (1460) vua Lê Thánh Tông đã không còn coi trọng tăng ni vàchùa chiền, coi Phật pháp là hư ảo viễn vông Nhưng không vì thế mà Phậtgiáo bị mất đi ảnh hưởng của mình Biết bao thế hệ lưu dân Việt trong các thế

kỷ từ XIV đến XIX đã rời bỏ các vùng đồng bằng miền Bắc để tìm vào hội tụ

ở đồng bằng sông Hương Và đạo Phật ở Huế đã là người bảo hộ cho ngườidân nơi vùng đất mới

Với lời sấm truyền "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dảiHoành sơn, có thể yên thân muôn đời); năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vàotrấn giữ xứ Thuận Hoá mở đầu cho cơ nghiệp của các chúa Nguyễn Sựnghiệp mở mang của 9 đời chúa Nguyễn ở Ðàng Trong đã gắn liền với quátrình phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân Hơn ba thế kỷ từ khi trở

về với Ðại Việt, Thuận Hóa là vùng đất của trận mạc, ít có thời gian hòa bình

Trang 32

nên chưa có điều kiện hình thành được những trung tâm sinh hoạt sầm uấttheo kiểu đô thị Sự ra đời của thành Hóa Châu (khoảng cuối TK XV, đầu TKXVI) có lẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn với tư cách là một tòa thànhphòng thủ chứ chưa phải là nơi sinh hoạt đô thị của xứ Thuận Hóa thời ấy.Mãi cho đến năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long làbước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triểncủa Thành phố Huế sau này Hơn nữa thế kỷ sau, năm 1687 chúa NguyễnPhúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, ở vị trí TâyNam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuânthành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Ðàng Trong Chỉ trừ một thời gianngắn (1712 - 1738) phủ chúa dời ra Bác Vọng, song khi Võ Vương lên ngôilại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở "bên tả phủ cũ", tức gócÐông Nam Kinh thành Huế hiện nay Sự nguy nga bề thế của Ðô thành PhúXuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát đã được Lê Quý Ðôn mô tả trong "PhủBiên Tạp Lục" năm 1776 và trong Ðại Nam Nhất Thống Chí, với tư cách làmột đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từKim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà.

Trong chín đời chúa Nguyễn (1558-1777), nhờ sự mộ đạo của các chúa,Huế tồn tại phái của thiền sư Hương Hải (ảnh hưởng của Phật giáo miền Bắc),hai phái thiền Lâm Tế, Tào Động từ Trung Quốc trực tiếp truyền sang và pháithiền Liễu Quán của người Việt Nam bằng sự kết hợp Lâm - Tào với truyềnthống tư tưởng của người Đàng trong

Dưới triều Nguyễn (1802-1945), Phật giáo được truyền bá rộng rãi,nhiều chùa ở Huế và cả nước được trùng tu, khởi tạo Dù đề cao Nho giáonhưng Phật giáo cũng được các vua ưu ái coi như là biện pháp để thu phụcnhân tâm Vì thế trong di sản văn hoá dân tộc ở Huế còn lại đến ngày nay,chùa là một bộ phận cấu thành quan trọng, nó không chỉ có giá trị vật chất màcòn có giá trị tinh thần đối với nhân dân

Phú Xuân còn là thủ phủ của xứ Ðàng Trong (1687-1774); rồi trở thành

Ngày đăng: 17/08/2017, 10:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Hoàng Thị Lan, “Phật giáo với lối sống người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí triết học, số 5, 2012 (tr. 48 - 54) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật giáo với lối sống người Việt Nam hiện nay
20. Hoàng Thị Thơ, “Tư duy hướng nội của Phật giáo và ảnh hưởng của người Việt”, Tạp chí triết học, số 5, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy hướng nội của Phật giáo và ảnh hưởng củangười Việt
21. Nguyễn Tài Thư, “Tư liệu về lịch sử tư tưởng của một số thiền sư thời Đinh, Tiền Lê, Lý (Thế kỷ X - XII)”, Tạp chí triết học, số 1, 1995 (tr. 68 - 71) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư liệu về lịch sử tư tưởng của một số thiền sư thời Đinh,Tiền Lê, Lý (Thế kỷ X - XII)
22. Nguyễn Quang Trường, “Một số ảnh hưởng của Phật giáo trong lối sống người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí triết học, số 7, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ảnh hưởng của Phật giáo trong lối sốngngười Việt Nam hiện nay
24. Hoàng Ngọc Vĩnh, “Phật giáo Huế với đời sống văn hóa tinh thần con người Huế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật giáo Huế với đời sống văn hóa tinh thần conngười Huế
1. Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm, Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001 Khác
2. Thích Minh Châu, Hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, Nhà xuất bản Tổng Hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2012 (tr.215 - 227) Khác
3. Đoàn Trung Còn, Lịch sử nhà Phật, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1999 Khác
4. Lê Cung, Đặng Văn Chương, Bài giảng Tôn giáo học, Đại học Huế (Đại học Sư Phạm - Khoa Sử), 2003 Khác
5. Nguyễn Đức Đoàn, Tư tưởng triết học và đời sống văn học Ấn Độ, Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội, 1998 Khác
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5- BCHTW khóa VIII, Hà Nội, 1998 Khác
7. Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Dự thảo về công tác Tôn giáo và Tỉnh ủy ngày 26 tháng 12 năm 1990 Khác
8. Thu Giang, Nguyễn Duy Cần, Phật học tinh hoa, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1999 Khác
9. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế), Kỷ yếu Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 2013 Khác
11. Nguyễn Duy Hinh, Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Phật giáo Việt Nam, Hà Nội, 1999 Khác
12. Đoàn Đức Hiếu, Lịch sử triết học phương Đông, Đại học Huế (Trung tâm đào tạo từ xa), 2002 Khác
13. Bùi Biên Hòa, Đạo Phật và Thế giới, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội, 1994 Khác
14. Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội, 2001 Khác
16. Thiền sư Đinh Lực, Cư sĩ Nhất Tâm, Tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại: Phật giáo Việt Nam và Thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003 Khác
17. Nguyễn Đức Sự, Mấy vấn đề Phật giáo trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w